Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TIỂU LUẬN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.76 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC
***********

BÀI TẬP NHÓM:
PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN? HÃY GIẢI THÍCH TẠI SAO PHẢI CÓ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN?
NHÓM 10:
1. Tống Thị Thuận. (D17QC02)
2. Nguyễn Như Ngọc. (D17QC02)
3. Đoàn Trường Thu. (D17QC02)
Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Trường Sơn

Bình Dương,ngày 2, tháng 3, năm 2018


PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN? HÃY
GIẢI THÍCH TẠI SAO PHẢI CÓ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN?

I.

PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN?
1. Phân tích khái niệm NNPQ:
NNPQ được hiểu theo ba cấp độ:
Cấp độ thấp nhất, tối thiểu: NNPQ (Nhà nước luật pháp) là Nhà nước cầm
quyền phải đặt mình dưới pháp luật.
Cấp độ thứ hai, cao hơn: NNPQ là Nhà nước phải đặt mình dưới luật pháp và
không được làm ra những luật, những nguyên tắc pháp lý trái với những
nguyên tắc tổng quát cao hơn mà Hiến pháp có thể công nhận tinh túy.


Ở cấp độ thứ ba: NNPQ là Nhà nước mà trong đó người dân được đảm bảo
những quyền và tự do một cách hữu hiệu.
NNPQ là Nhà nước đề cao của pháp luật, đòi hỏi chính Nhà nước cũng phải
đặt dưới pháp luật và Nhà nước đó đòi phải đảm bảo tính dân chủ.
NNPQ không là kiểu Nhà nước, NNPQ không phải là một Nhà nước của một
hình thái kinh tế xã hội mới. Tuy nhiên, NNPQ có thể được xem là yếu tố của
hình thức Nhà nước.
NNPQđể đảm bảo tính dân chủ, thì đòi hỏi Nhà nước được gọi là NNPQ phải
có cách thức, phương thức tổ chức, hoạt động thích hợp .
Như vậy, NNPQ không phải là một yếu tố mới của hình thức Nhà nước cũng
không phải là một trong những yếu tố nói trên của hình thức Nhà nước mà
NNPQ hòa vào trong ba yếu tố đó. Ngày nay, dù là chính thể nào, cộng hòa
hay quân chủ, hình thức cấu trúc nào thì vẫn có thể xây dựng NNPQ. Tuy
nhiên, NNPQ chỉ là hình thức của Nhà nước có tính dân chủ. Điều đó có nghĩa
là NNPQ là hình thức Nhà nước nhưng là hình thức Nhà nước đặc biệt chỉ tồn

2


tại trong xã hội có tính dân chủ (dân chủ tư sản hay dân chủ XHCN).
NNPQ chỉ là hình thức nhà nước của kiểu Nhà nước tư sản và Nhà nước
XHCN.
NNPQ là nhà nước quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật và nhà nước
hoạt động tuân theo pháp luật và phải phục tùng PL mà chủ thể phục tùng
PL trước hết là nhà nước và công chức nhà nước.
NNPQ là sự tối thượng của pháp luật, nhà nước pháp quyền là nhà nước
mà trong đó mọi chủ thể ( kể cả nhà nước) đều tuân thủ nghiêm chỉnh,
chịu phục tùng pháp luật – một hệ thống pháp luật có tính pháp lý cao, là
đại lượng công bằng, hợp lý, mang tính lý trí, thể hiện đầy đủ những giá
trị cao nhất của xã hội, của con người.

2. Phân tích đặc điểm NNPQ:
Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện,
đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất để thực hiện quản lí xã hội bằng
pháp luật dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và đạo đức tiến bộ của
nhân loại.
Xác lập và có cơ chế hữu hiệu để đảm bảo tính tối cao của luật trong
hệ thống các văn bản pháp luật.
Pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải mang tính nhân đạo phù
hợp đạo đức xã hội , tất cả vì lợi ích chính đáng của con người.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước, trong đó mối quan hệ giữa nhà
nước và công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, quan hệ đồng trách
nhiệm. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ đối với mọi cá nhân , tổ chức kể
cả nhà nước, nhà nước phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật
chất tinh thần cho cá nhân về các quyết định và hành vi sai trái của
mình.

3


Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do dân chủ
và lợi ích chính đáng của con người được nhà nước bảo đảm thực hiện
bằng hệ thống pháp luật. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải
được xử lí nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.
Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước được tổ chức khoa
học, các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đươc phân định rõ ràng,
hợp lí cho 3 hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong mối quan hệ
cân bằng, kiểm soát lẫn nhau tạo thành cơ một cơ chế đồng bộ đảm
bảo sực thống nhất của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhân
dân.
Nhà nước pháp quyền tồn tại trên cơ sở một xã hội công dân phát triển

lành mạnh, đảm bảo tự do của các cá nhân và các tổ chức của họ trên
cơ sở pháp luật và đạo đức xã hội.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước sống hoà đồng với cộng đồng thế
giới, thực hiện các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà các thành
viên kí kết hay công nhận.
Nhận diện từ góc độ tổng thể, nhà nước pháp quyền là kiểu tổ chức xã
hội ở trình độ cao và tính pháp quyền trong mọi lĩnh vực quan hệ xã
hội. Mục đích cao cả, nhiệm vụ thường trực của nhà nước pháp quyền
không gì khác hơn là vì con người.
II.

TẠI SAO CẦN PHẢI CÓ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN?
Cần phải có nhà nước pháp quyền là vì:
Trước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình
nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn
200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức
theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn
chưa tổ chức theo mô hình này.
4


Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó quyền lực của pháp luật là
quyền lực duy nhất và cơ bản; nghĩa là, không phải quyền lực chính
trị mà quyền lực pháp luật là quyền lực tối cao. Là sản phẩm của nền
dân chủ về chính trị, tại đó con người tự do trong việc lựa chọn các
khuynh hướng chính trị; đương nhiên, nếu con người tự do trong việc
lựa chọn các khuynh hướng chính trị thì cộng đồng sẽ tự do trong việc
lựa chọn các hình thái chính trị. Nhà nước pháp quyền chưa bao giờ là
cái đích mà chỉ là công cụ hay phương tiện quản lý xã hội.
Nói đến nhà nước pháp quyền không thể không nói đến vai trò của

đảng cầm quyền. Đảng cầm quyền trong nhà nước phi dân chủ là chủ
thể quyết định tuyệt đối các khuynh hướng chính trị; còn trong một xã
hội dân chủ thì đảng cầm quyền là đảng thắng cử chứ không phải là
đảng duy nhất.
Tóm lại nhà nước pháp quyền là sản phẩm riêng có của nền dân chủ.
Không có nền dân chủ như là không gian hình thành và phát triển của
nhà nước pháp quyền thì ngay cả khi người ta cố tình dựng lên nhà
nước pháp quyền, nó cũng chỉ mang tính triển lãm. Dân chủ được thể
hiện sâu sắc nhất trong loại hình hoạt động nào nếu không phải hoạt
động lập pháp; nói cách khác, nếu không dân chủ trong việc xây dựng
pháp luật thì mọi điều còn lại trở nên vô nghĩa.

5



×