Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

giáo án liên môn tích hợp sinh học 9 bài 30 di truyền học với con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.11 KB, 31 trang )

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC
Tích hợp kiến thức liên môn: Sinh học, Giáo dục dông dân, Địa lí, Lịch sử,
Hóa học và môn Công nghệ.
Trong bài giảng: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
Chương trình: Sinh học lớp 9 – Tiết 31.
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:
2.1. Về kiến thức
2.1.1. Môn Sinh học:
- Trả lời được di truyền học tư vấn là gì và trình bày được nội dung của lĩnh vực
này.
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc hôn nhân 1 vợ, 1 chồng; cấm
những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời kết hôn với nhau.
- Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35; tuổi sinh
con phù hợp là từ 25 đến 34.
- Nêu được thực trạng về môi trường, những tác hại của ô nhiễm môi trường đối
với cơ sở vật chất di truyền của con người. Đề ra được các biện pháp hạn chế
các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
2.1.2. Môn Giáo dục công dân:
- Biết được các quy định về kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống;
những quy định của pháp luật về hôn nhân một vợ một chồng, độ tuổi kết hôn
của nam và nữ; biết các quy định về bình đẳng giới, không trọng nam khinh nữ.
2.1.3. Môn Địa lí:
- Biết được ở Việt Nam tỉ lệ giới tính thay đổi như thế nào từ năm 1979 đến nay.
- Biết được địa danh nói tới trong bài học, từ đó khắc sâu thêm phần hiểu biết
của mình.
2.1.4. Môn Lịch sử:
1



- Biết được trong chiến tranh đế quốc Mỹ đã rải xuống Việt Nam chất độc màu
da cam gây ra nhiều loại bệnh và tật di truyền không những một thế hệ mà nó
còn di truyền cho các thế hệ mai sau.
2.1.5. Môn Hóa học
- Biết được hiểm họa của những hóa chất độc hại do con người tạo ra.
- Biết cẩn trọng khi tiến hành các thí nghiệm và sử dụng các hóa chất trong
phòng thí nghiệm.
2.1.6. Môn Công nghệ:
- Biết được khi sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh có nhược điểm gì và
khi sử dụng cần lưu ý tuân theo nguyên tắc nào;
- Biết được các biện pháp giúp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong
trồng trọt.
- Biết được tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiện nay
2.1.7. Liên hệ trong thực tiễn:
- Biết được các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng chất bảo quản trong chế biến
và bảo quản nông sản. Hạn chế sử dụng chất kháng sinh và không sử dụng các
chất cấm trong chăn nuôi.
- Không sử dụng các chất có hại cho sứ khỏe con người trong chế biến thực
phẩm. Đảm bảo thời gian cách li khi sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc
kháng sinh, vắc xin…
- Không sử dụng các chất ma túy; không sử dụng chất gây nghiện, chất kích
thích như rượu , bia, thuốc lá…
- Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt trong thai kì.
2.2. Kỹ năng
- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách , báo, đài truyền thông, mạng internet;
- Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học khác nhau và kiến thức thực tế trong
xã hội vào giải thích các câu hỏi trong bài để từ đó có được kiến thức mới;
- Vận dụng kiến thức môn Ngữ văn để có kĩ năng tạo mối liên kết giữa các phần

kiến thức thành một chuỗi logic, trình bày khoa học, xúc tích;
2


- Vận dụng được kiến thức môn Toán để có kỹ năng thực hiện tính toán chính
xác các số liệu trong bài học;
- Vận dụng được kiến thức của môn Tin học để có kỹ năng truy cập, sử dụng
thông tin phục vụ cho bài học;
2.3. Thái độ:
- Thực hiện tốt các quy định của luật hôn nhân và gia đình, đặc biệt là không kết
hôn cận huyết thống, không vi phạm tảo hôn... Có ý thức sống và làm việc theo
hiến pháp và pháp luật.
- Có suy nghĩ tích cực và hình thành thói quen, việc làm, hành động cụ thể trong
việc chấp hành tốt bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Lên án phê phán, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện hành vi phá hoại làm ô
nhiễm môi trường. Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;
- Quan tâm đến việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết, tương
quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê trong học
tập và nghiên cứu kiến thức;
- Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn;
- Thấy được mục tiêu đúng đắn là học tập, từ đó đề ra những biện pháp thiết
thực nhằm thực hiện mục tiêu mà mình đã đề ra.
Tích hợp môi trường:
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, ủng hộ các biện
pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên, thiên nhiên;
- Học sinh có thái độ lên án, phê phán, đấu tranh với những hành vi, biểu hiện vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
- Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. Các chất phóng xạ vá các hóa chất
có trong tự nhiện hoặc do con người tạo ra đó làm tăng độ ô nhiễm môi trường,

tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền. Giáo dục học sinh cần đấu tranh chống
vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và phòng chống ô nhiễm môi trường.
Tích hợp nội dung giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống:
3


- Giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống có trách nhiệm
đối với đất nước;
- Giáo dục kĩ năng thuyết trình, tư vấn viên…
- Biết giữ gìn vệ sinh gia đình, khu xóm, trường, lớp. Đoàn kết, biết giúp đỡ
nhau trong công việc;
2.4. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh qua bài học.
2.4.1. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh
2.4.1.1. Các năng lực chung:
* Năng lực tự học : HS xác định được mục tiêu bài học.
* Năng lực giải quyết vấn đề
- HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời
các vấn đề liên quan trong thực tế.
- Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như SGK, tạp chí, internet…
- HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không.
* Năng lực tư duy sáng tạo
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về di truyền học với con người.
- Đề xuất được ý tưởng về giải pháp chống hôn nhân cận huyết, tảo hôn, giáo dục
bình đẳng giới, chống ô nhiễm môi trường...
- Các kĩ năng tư duy khi nghiên cứu về di truyền y học tư vấn, xác định tuổi sinh
con phù hợp ở nữ...
* Năng lực tự quản lý
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân qua thực tế.
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập.
* Năng lực giao tiếp

- Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
- Xác định rõ mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức giao tiếp
* Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
* Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: chính xác, mạch lạc, rõ ràng, xúc tích.
- Thuyết minh trước lớp học và trước mọi người.
2.4.1.2. Các năng lực chuyên biệt
4


- Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực thực
nghiệm, năng lực thực hành với tình huống thực tiễn cụ thể.
2.4.2. Định hướng phát triển phẩm chất cho học sinh qua bài học.
- Thông qua bài dạy nhằm phát triển phẩm chất tự giác, tích cực, chủ động trong
mỗi học sinh, qua việc tich hợp, giúp học sinh phát triển tình yêu cuộc sống, yêu
quê hương đất nước, con người Việt Nam.
- Từ việc tích hợp, giúp học sinh hình thành phẩm chất tự chủ, tự giác, có trách
nhiệm với bản thân khi xác định được mục đích học tập.
3. DỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
3.1. Số lượng
Học sinh THCS, 29 em
3.2. Lớp/ Khối lớp
- Dự án mà tôi thực hiện được áp dụng với học sinh lớp 9B, trường THCS Kỳ Tân.
Phần lớn các em đều ham học, có ý thức trong học tập và công việc được giao. Các
em đã có những kĩ năng sống nhất định, biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng
trong thực tiễn vào bài học và ngược lại. Đa số các em đều năng động, tích cực
trong các hoạt động học tập và có ý thức tham gia các hoạt động xã hội tại địa
phương...
- Đối với kiến thức bài “Di truyền học với con người” Thì học sinh lớp 9 đã được
tiếp xúc một số nội dung ở nhiều môn học theo các khía cạnh khác nhau và góc

nhìn đa chiều. Chính vì vậy khi tham gia dự án này học sinh sẽ không còn bỡ ngỡ
mà trái lại các em sẽ có phần tự tin trong việc sử dụng những kiến thức đã tích lũy
đó để khai thác bài học này một cách hiệu quả và sáng tạo.
- Tuy nhiên nhìn chung những kiến thức và hiểu biết của các em còn hạn hẹp. Chủ
yếu là các em sử dụng kiến thức trong sách giáo khoa, ít có cơ hội tiếp cận sách,
báo, tài liệu tham khảo cũng như ít có cơ hội giao lưu, học hỏi như ở những vùng
trung tâm.
4. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
- Củng cố kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học qua đó bồi dưỡng niềm đam mê
tìm tòi, nghiên cứu của học sinh. Phát triển khả năng lập luận, tư duy logic; nhìn
5


nhận và giải quyết từng vấn đề trong bài học như: Tư vấn kết hôn, sinh con; thể
hiện quan điểm, thái độ đối với những việc làm gây ô nhiễm môi trường... ở nhiều
góc độ, khía cạnh và nhiều cách khác nhau.
- Qua việc dạy học của dự án giúp cho học sinh có tư duy, vận dụng được kiến thức
của nhiều môn học khác nhau và các kinh nghiệm thực tiễn để giải quyết thực
trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, gây ô nhiễm môi trường...
- Giúp học sinh hình thành hành vi, thói quen sống tốt như: Tham gia tuyên truyền
sức khỏe sinh sản vị thành niên, luật hôn nhân và gia đình; Làm vệ sinh, nhặt rác
nơi công cộng; Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản chất kích
thích sinh trưởng... trong nuôi trồng và chế biến thực phẩm; Đấu tranh chống các
hành vi gây ô nhiễm môi trường, phê phán các hủ tục, tập tục lạc hậu về hôn nhân
cận huyết, tảo hôn, trọng nam khinh nữ...
- Tạo hứng thú và động lực cho học sinh huy động được nhiều lĩnh vực kiến thức
và kĩ năng khác nhau thành một hệ thống tạo sự logic; thúc đẩy sự tìm tòi, khám
phá, tự học của học sinh.
- Tạo điều kiện cho các em khai thác tối đa kiến thức trong sách giáo khoa ở các

môn học khác nhau thành một chuỗi kiến thức logic mà không còn là nhiều kiến
thức rời rạc; Tạo điều kiện để các em được khai thác các tài liệu, tư liệu, sách báo,
truyền hình và những kiến thức thực tiễn liên quan trong việc tiếp cận, khai thác và
chiếm lĩnh các kiến thức, kĩ năng của bài học này.
4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
- Tạo sự gắn kết giữa kiến thức với kĩ năng và thái độ, giữa lý thuyết và thực hành
của nhiều môn học với nhau. Kết nối những kiến thức, kĩ năng trong nhà trường
với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn ngoài xã hội góp phần vào mục tiêu đào tạo
con người mới có phẩm chất và năng lực tốt, năng động, sáng tạo. Trên cơ sở đó
hình thành cho học sinh niềm tin, kĩ năng và sự ham muốn trong việc vận dụng các
kiến thức ở nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống hàng ngày.
- Học sinh nhận thức được ý nghĩa của môn học, từ đó hình thành ý thức học tập,
tự học; thêm yêu thích nhiều môn học và yêu cuộc sống.
6


- Học sinh có được thêm nhiều kiến thức để từ đó có cơ hội giúp bạn cũng như
giúp chính bản thân mình thoát khỏi các tập tục, hủ tục lạc hậu; hạn chế những hậu
quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết.
- Bồi dưỡng các giá trị sống tốt đẹp, rèn luyện các kỹ năng sống, hình thành thói
quen sống khoa học và giúp phát triển nhân cách cho học sinh.
5. TIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
5.1. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Tháp dân số.
- Bảng số liệu về tỉ lệ nam nữ theo độ tuổi.
- Bảng số liệu về tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh Đao theo độ tuổi sinh sản của người
mẹ.
- Tranh bom nguyên tử, vũ khí hóa học.

- Tranh phun thuốc bảo vệ thực vật.
- Tranh đế quốc Mỹ sử dụng chất độc dioxin trong chiến tranh Việt Nam.
- Vỏ chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật.
- giấy A0, bút dạ, thước dài...
Học sinh:
- Đóng vai để xử lí tình huống liên quan đến bệnh câm điếc bẩm sinh (nhóm 1 và
2)
- Sưu tầm tranh ảnh về: Truyền thông kế hoạch hóa gia đình; bệnh tật di truyền ở đị
phương; ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí... (Nhóm 3)
- bảng số liệu tỉ lệ nam nữ của Việt Nam và các tháp tuổi...
5.2. Học liệu sử dụng trong dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 8, 9 Nhà xuất bản Giáo dục.
- Vở bài tập sinh học 9, nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo khoa Lịc sử 8, 9 nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo khoa địa lí 9 nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học 8,9 nhà xuất bản giáo dục.
- Sách giáo khoa giáo dục công dân 9 nhà xuất bản giáo dục.
7


- Sách giáo khoa công nghệ nông nghiệp 7 nhà xuất bản giáo dục.
- Băng đĩa về nạn kết hôn cận huyết thống.
- Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
- Tư liệu liên quan: Bão từ; Chính sách dân số giai đoạn “dân số vàng”; Các vụ nổ
hạt nhân; chất độc da cam; sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi...
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của dự án:
- Sử dụng máy quay phim.
- Máy tính và máy chiếu.
- Các phần mềm để biên tập và dựng phim.
- Mạng internet.

6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết: 31, bài: 30

DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI

1. Ổn định tổ chức (1'):
Kiểm tra sĩ số và kiểm tra sự chuổn bị của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ (2'):
Câu hỏi: Nêu đặc điểm di truyền và đặc điểm hình thái của bệnh Đao. Biện pháp
hạn chế phát sinh các tật, bệnh di truyền ?
Đáp án:
- Đặc điểm di truyền: Cặp NST 21 có 3 NST
- Biểu hiện:
+ Bề ngoài: Cổ rụt, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai
mắt xa nhau, ngón tay ngắn...
+ Sinh lí: Si đần, vô sinh…
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’)
* Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh thông qua việc giới thiệu bài học.
- Giúp học phát hiện ra vấn đề cần giải quyết trong bài học từ đó kích thích tính tò
mò, tính tích cực, tạo sự chủ động cho học sinh trong khai thác và tìm hiểu bài học
mới.
8


* Nội dung:
- Giới thiệu nhân vật truyện cổ tích, đồng thời dẫn dắt vào nội dung bài học.
* Phương pháp:
- Trực quan

- Động não
- Đặt – giải quyết vấn đề.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam quy định về tuổi kết hôn như thế nào?
Luật có quy đinh về số vợ hoặc chồng mà mỗi người được phép kết hôn hay
không ?
Giáo viên cho học sinh quan sát trên máy chiếu :
Lấy chồng từ thuở mười ba
Đến khi mười tám em đà năm con !

Slides: 02
+ Cảm nghĩ của em khi quan sát 3 nội dung vừa rồi ?
- Học sinh nêu cảm nghĩ  nhận diện và phát hiện vấn đề bài học đang đặt ra.
- Giáo viên : Tật và bệnh di truyền để lại hậu quả xấu cho các thế hệ sau, làm thế
nào để hạn chế tật và bệnh di truyền? Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trả
lời những vấn đề trên qua nghiên cứu tiết 31, bài 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI
CON NGƯỜI .
HOẠT ĐỘNG 2: Di truyền y học tư vấn (10')
* Mục tiêu:
9


1. Kiến thức.
- Trả lời được di truyền y học tư vấn là gì và trình bày được nội dung của lĩnh vực
này.
- Giải thích được bằng cơ sở khoa học của các tật, bệnh di truyền.
2. Kĩ năng.
- Có kĩ năng hóa thân thành nhân vật cụ thể
- Trình bày rõ ràng, diễn đạt biểu cảm, giải thích hợp lí và thuyết phục trước mọi
người.

- Kĩ năng khái quát hóa.
3. Thái độ
- Học sinh tích cực, chủ động, có ý thức cao trong việc thực hiện nhiệm vụ mình
đảm nhiệm.
* Nội dung:
- Giải quyết tình huống liên quan đến bệnh tật di truyền bằng một tiểu phẩm.
- Khái niệm di truyền y học tư vấn; các lĩnh vực của nó.
* Cách tổ chức dạy học.
Giáo viên cho học sinh biểu diễn tiểu phẩm theo sự phân công đã chuổn bị từ
trước.
Nêu câu hỏi xoay quanh tình huống mà tiểu phẩm đề cập đến  rút ra kết luận.
* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Phương pháp đóng vai
+ Phương pháp giải quyết vấn đề
* Kĩ thuật dạy học:
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kỹ thuật tia chớp
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh:
- Nhận xét đánh giá sự tham gia và sự chuổn bị của học sinh, nhận xét khả năng
trình bày và diễn đạt của học sinh trong tiểu phẩm.
10


- Nhận xét, đánh giá giữa các học sinh và các nhóm thông qua việc trả lời các câu
hỏi.
- Đối chứng với kết quả của giáo viên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS lên trình bày - HS theo dõi tình huống, I. Di truyền y
tình huống một gia đình có thảo luận nhóm, thống nhất học tư vấn
con bị bệnh Đao theo phương câu trả lời:
pháp đóng vai.
Trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về tình + Học sinh nêu suy nghĩ và - Di truyền y học
huống vừa theo dõi?

đánh giá tính hấp dẫn

tư vấn là một

+ Bản thân em có đồng ý với + Nêu được: Sự đồng tình, lĩnh vực của di
quan điểm trong việc giải giải thích sự thuyết phục của truyền học kết
quyết tình huống trên không? tình huống

hợp với phương

Vì sao?

pháp xét nghiệm,

+ Qua tình huống em rút ra + Đây là loại bệnh di truyền: chẩn đoán hiện
được điều gì?

Câm điếc bẩm sinh, do gen đại với nghiên
lặn quy định. Trong trường cứu phả hệ.
hợp này không nên sinh con - Chức năng:
tiếp.


+ Chẩn đoán

GV hướng dẫn, giúp học sinh

+

hoàn thiện kiến thức.

thông tin

- Tình huống vừa rồi là một - Đại diện 2 nhóm phát biểu, +

Cung
Cho

cấp
lời

nhiệm vụ của di truyền y học nhóm khác nhận xét, bổ sung khuyên liên quan
tư vấn.

để hoàn thiện kiến thức.

+ Vậy thì thế nào là di truyền

tật di truyền.

y học tư vấn ?
+ Di truyền y học tư vấn có

chức năng gì?

đến các bệnh và

- 2 học sinh trả lời, các học

- GV nhận xét và chốt lại kiến sinh khác nhận xét, bổ sung
11


thức.

để hoàn thiện kiến thức

HOẠT ĐỘNG 3: Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình (12')
* Mục tiêu:
1. kiến thức
- Giải thích được cơ sở di truyền học của việc hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. Cấm những
người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời kết hôn với nhau.
- Nêu được các quy định của luật hôn nhân và gia đình và chính sách phát triển dân
số hiện nay của Việt Nam.
- Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35.
2. Kĩ năng
- Phân tích phim, video
- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách , báo, đài truyền thông, mạng internet;
- Vận dụng kiến thức đã học ở các môn GDCD, Lịch sử và kiến thức thực tế.
3. Thái độ
- Có ý thức phê phán nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết và quan điểm trọng nam
khinh nữ; ủng hộ các tiêu chí của chương trình kế hoạch hóa gia đình.

-Ý thức được đối với phụ nữ nên sinh con trong độ tuổi từ 25 đến 34 tuổi
* Nội dung:
- Tác hại của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết và quan điểm trọng nam khinh nữ.
- Nội dung của chương trình kế hoạch hó gia đình hiện nay.
- Độ tuổi sinh con phù hợp của phụ nữ.
* Cách tổ chức dạy học.
- Chiếu và phân tích phim – video, tranh ảnh.
- Vấn đáp và thảo luận nhóm
* Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp giải quyết vấn đề
* Kĩ thuật dạy học
12


- Phân tích phim Video
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật “ Trình bày một phút”
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh:
- Nhận xét khả năng, mức độ chiếm lĩnh kiến thức và sự nhanh nhạy của học sinh
qua phân tích phim – video và tranh ảnh.
-Nhận xét giữa các học sinh, các nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

13

NỘI DUNG



Tích hợp môn GDCD:

+ Kết hôn cận huyết thống là II. Di truyền

+ Trong tình huống trên có hôn nhân giữa nam và nữ trong học
nhắc đến kết hôn cận huyết cùng họ hàng thân thuộc chưa nhân

với

hôn



kế

thống, em hiểu như thế nào quá 3 thế hệ. (đời thứ nhất- cha hoạch hoá gia
về vấn đề này?

mẹ; đời thứ hai- anh chị em đình
cùng cha mẹ, cùng cha khác 1. Di truyền học
mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ với hôn nhân
ba- anh chị em con chú con
bác, con cô con cậu con dì)
Các nhóm thảo luận nhóm

Liên hệ thực tế:

thống nhất câu trả lời. Nêu


Giáo viên cho học sinh xem được:
đoạn video nói về hôn nhân + Việc làm trên của 2 gia đình
cận huyết tại đồng bằng và đôi nam nữ là trái với quy
Sông cửu long:

định của luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam vì những người
có quan hệ huyết thống trong
vòng 3 đời không được kết hôn
với nhau.
+ Chính quyền không cấp giấy

Slides: 03
Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Em có suy nghĩ như thế
nào về trường hợp này?
- Yêu cầu HS đọc thông tin
SGK, thảo luận nhóm
+ Tại sao kết hôn gần làm
suy thoái nòi giống?
+ Tại sao những người có
quan hệ huyết thống từ đời

đăng kí kết hôn là đúng quy
định pháp luật.
+ Thiệt thòi cho con cái của cặp
vợ chồng này vì mang bệnh di + Kết hôn gần
truyền


làm cho các đột
biến lặn có hại

- Các nhóm phân tích thông tin được biểu hiện ở
và nêu được:

cơ thể đồng hợp.

+ Kết hôn gần làm cho các gen + Những người
lặn, có hại biểu hiện ở thể đồng có
hợp  suy thoái nòi giống.
14

huyết

quan

hệ
thống

trong vòng 3 đời


- GV chốt lại đáp án.

- HS phân tích số liệu về sự

- Yêu cầu HS tiếp tục phân thay đổi tỉ lệ nam nữ
tích bảng 30.1
Độ tuổi

Sơ sinh

Nam giới
105

Nữ giới
100

Từ 1 – 5 tuổi

102

100

Từ 5 – 14 tuổi

101

100

Từ 18 – 35 tuổi

100

100

Từ 35 – 45 tuổi

95


100

Từ 45 – 55 tuổi

94

100

Từ 55 – 80 tuổi

55

100

Từ 80 tuổi trở lên

< 40
Slides:04

100

Thảo luận hai vấn đề:
+Tỉ lệ nam – nữ lúc mới + Tỉ lệ nam nữ là 1:1 ở độ tuổi
sinh, ở độ tuổi trưởng thành 18 – 35.
và khi về già thay đổi như
thế nào?
+ Giải thích quy định Hôn + Nếu để 1 nam kết hôn với
nhân 1 vợ 1 chồng của luật nhiều nữ hoặc ngược lại thì dẫn + Hôn nhân 1 vợ
hôn nhân và gia đình?


đến mất cân bằng giới tính 1 chồng.
trong xã hội; Ảnh hưởng đến
hạnh phúc gia đình.

Tích hợp môn lịch Sử ,

2.

Địa lí:

học

Di

truyền


kế

Giáo viên cho học sinh - học sinh quan sát, thu thập hoạch hoá gia
quan sát tháp tuổi Việt thông tin, kết hợp với nghiên đình:
Nam.

cứu tài liệu.

15


Slides: 05
+ Em hãy cho biết ở Việt + Do chiến tranh lâu dài làm cho

Nam tỉ lệ giới tính thay tỉ lệ giới tính mất cân đối: Năm
đổi như thế nào từ năm 1979 là 94,2 nam/ 100 nữ. Cuộc
1979 đến nay?

sống hòa bình đang kéo tỉ lệ giới
tính cân bằng, năm 1999 là 96,9
nam/ 100 nữ. Năm 2012 là 113,3
nam/ 100 nữ, như vậy mất cân
bằng giới tính do tư tưởng trọng
nam khinh nữ.

Liên hệ thực tế:
+ Vì sao nên cấm chuẩn + Hạn chế việc sinh nhiều con trai
đoán giới tính thai nhi?

theo tư tưởng “trọng nam khinh
nữ” làm mất cân đối tỉ lệ nam/nữ
ở tuổi trưởng thành.

Cho học sinh quan sát
hình ảnh về nạn tảo hôn :

Slides: 06

16


+ Em có nhận xét gì về - Học sinh nêu nhận xét về tình
tình hình tảo hôn hiện hình chung và tình hình ở xã Kỳ
nay?


Tân.

Tích hợp môn sinh học
8

+ Sinh con quá sớm (tuổi vị thành

+ Em hãy giải thích vì niên) cơ thể phát triển chưa hoàn
sao không nên sinh con thiện dễ sảy thai, đẻ non, con sinh
quá sớm, đặc biệt ở tuổi ra thường nhẹ cân, khó nuôi; ảnh
vị thành niên?

hưởng đến học tập.
+ Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2
con -> Đảm bảo tỉ lệ sinh, kéo dài

+Hiện nay việc thực hiện thời kì “dân số vàng”
kế hoạch hóa gia đình
như thế nào là hợp lí?
Điều đó có ý nghĩa gì?

- HS dựa vào số liệu trong bảng

- GV hướng dẫn HS và nêu được:
nghiên cứu bảng 30.2 và
trả lời câu hỏi:
Tuổi của các bà mẹ

Tỷ lệ (‰) trẻ sơ sinh mắc

bệnh Đao

20 – 24

2–4

25 – 29

4–8

30 – 34

11 – 13

35 – 39

33 – 42

40 và cao hơn

80 – 188

Slides:07
+ Phụ nữ sinh con ở lứa tuổi + Từ 35 tuổi trở lên

- Phụ nữ sinh

nào thì con sinh ra có nguy cơ

con


mắc bệnh Đao cao?

tuổi 25 – 34 là

trong

+ Để đảm bảo học tập và việc

+ Nên sinh con ở độ tuổi 25 - hợp lí.

làm, đảm bảo mỗi gia đình có

34 là hợp lí.
17

độ

- Từ độ tuổi 35


đủ 2 con, khoảng cách giữa

không nên sinh

hai lần sinh con không quá

con vì tỉ lệ trẻ sơ

gần nhau và giảm thiểu khả


sinh bị bệnh

năng trẻ sơ sinh mắc bênh Đao

Đao và các bệnh

thì phụ nữ nên sinh con trong

di truyền tăng

độ tuổi nào?

rõ.

- Giáo viên giải thích thêm: Ở
phụ nữ từ tuổi 35 tế bào bắt
đầu lão hoá, quá trình sinh lí,
sinh hoá nội bào có thể bị rối
loạn  NST phân li không bình
thường  dễ gây chết, teo não,
điếc, mất trí, mắc bệnh Đao...
HOẠT ĐỘNG 4: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường (12')
* Mục tiêu:
1. kiến thức
- Nêu được thực trạng về môi trường, những tác hại của ô nhiễm môi trường đối
với cơ sở vật chất di truyền của con người.
- Đề ra được các biện pháp hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quản lí thời gian

- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách , báo, đài truyền thông, mạng internet;
- Vận dụng kiến thức đã học ở các môn học Lịch sử, công nghệ, hóa học.
- Kĩ năng thảo luận nhóm tích cực và tự tin trình bày trước lớp.
3. Thái độ:
- Có ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
- Lên án, phê phán các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường, sử
dụng hóa chất độc hại, vũ khí nguyên tử...
- Có suy nghĩ tích cực, mong muốn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường;
18


* Nội dung:
- Nguồn gốc, tác hại của các tác nhân tia phóng xạ chất độc hóa học và thuốc bảo
vệ thực vật…
- Cách hạn chế tác hại của những tác nhân trên đối với di truyền con người.
* Cách tổ chức dạy học.
- Chia công việc cho 3 nhóm, mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau để thảo luận và
viết kết quả vào giấy khổ lớn.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả trước lớp kết quả nhóm mình  thảo luận
toàn lớp.
- Tích hợp các môn lịch sử công nghệ, hóa học và liên hệ thực tế để đi đến các kết
luận cần thiết về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
* Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Dạy học theo dự án
* Kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Kĩ thuật ”đọc hợp tác”

- Kỹ thuật tia chớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Giáo viên yêu cầu học sinh - HS thu thập, xử lí thông tin III. Hậu quả di
sử dụng kĩ thuật đọc tích thống nhất đáp án, hoàn thành truyền
cực tìm hiểu thông tin sgk, phiếu học tập

nhiễm

kết hợp quan sát hình ảnh

trường

Nêu được:

19

do

ô
môi


Slides:08
thảo luận câu hỏi:
+ hãy cho biết nguồn gốc, + Từ vụ nổ trong vũ trụ, vụ
con đường xâm nhập vào cơ thử vũ khí hạt nhân, một số
thể hậu quả của các chất chất đồng vị phóng xạ có
phóng xạ? (Nhóm 1)


trong lòng đất… xâm nhập
vào cơ thể động vật, thực vật
rồi qua rau, thịt, sữa đi vào cơ
thể người gây ung thư, đột
biến…

+ Hãy cho biết nguồn gốc + Con người tạo ra từ ngành
và tác hại của các chất độc công nghiệp hóa chất, sản xuất
hóa học, thuốc bảo vệ thực thuốc trừ sâu, trừ cỏ; sản xất
vật đối với di truyền người? và sử dụng chất dioxin…có
(nhóm 2)

khả năng gây đột biến gấp
hàng trăm lần chất phóng xạ,
tăng tần số đột biến NST và
hậu quả lâu dài.

+ Em hãy cho biết về tình + Học sinh nêu thực trạng,
hình ô nhiễm môi trường ở nguyên nhân, hậu quả, giải
xã kỳ tân hiện nay? (nhóm pháp…
3)
Tích hợp môn lịch Sử:
Cho học sinh quan sát tranh

20


- Các tác nhân:
chất phóng xạ và

các hoá chất có

Slides: 09

21

trong

tự

hoặc

do

nhiên
con


+ Đế quốc Mỹ đã rải chất

người tạo ra đã

độc dioxin xuống miền Nam

làm tăng ô nhiễm

Việt Nam vào thời gian
nào?
- Tích hợp môn hóa học và


+ Diễn ra trong giai đoạn 1961
– 1971

môi trường, tăng
tỉ lệ người mắc
bệnh,

tật

di

công nghệ lớp 7:

truyền, ung thư…

+ Em hãy cho biết Khi sư

- Biện pháp:

dụng thuốc bảo vệ thực vật,

+

phòng trừ sâu bệnh hại, các
hóa chất cần lưu ý điều gì ?

+ Khi sử dụng cần lưu ý: Sử
dụng đúng qui cách, liều
lượng, khi thao tác phải đeo
khẩu trang, đi găng tay, giầy

ủng, đeo kính, mặc áo dài tay,

- Tích hợp bài 29 sinh học
9:
+ Em hãy cho biết người

quần dài, không phun thuốc
ngược chiều gió… không sử
dụng các loại thuốc đã cấm….

nhiễm độc dioxin và các
hóa chất khác phải gánh
chịu hậu quả gì về mặt di
truyền?
+ Làm thế nào để bảo vệ di
truyền cho bản thân và con
người?

- Gây đột biến gen, đột biến
nhiễm sắc thể ở người, tăng tỉ
lệ người mắc bệnh tật di
truyền, ung thư… và truyền
cho nhiều thế hệ
+ Tích cực đấu tranh chống
sản xuất, thử nghiệm và sử
dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí
hoá học. Không khai thác và
sử dụng các sản phẩm ở nơi bị
nhiễm chất phóng xạ… Sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử

dụng các22loại hóa chất đúng

Đấu

tranh

chống vũ khí hạt
nhân, vũ khí hoá
học và chống ô
nhiễm

môi

trường…
+ Tích cực tham
gia các hoạt động
bảo vệ và cải tạo
môi trường.


Hoạt động 5. Củng cố (2’)
* Mục tiêu.
- Giúp HS khái quát lại kiến thức đã học.
- Rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề.
* Nội dung:
- GV hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức thông qua việc cho học sinh vẽ sơ
đồ cành cây và đưa ra một số câu hỏi ngắn.
- HS biết vận dụng kiến thức môn học để giải quyết bài tập, ứng dụng vào thực
tiễn.
- Rèn kĩ năng sử dụng kiến thức từ bài học vào thực tiễn

* Phương pháp dạy học.
- Phương pháp củng cố, luyện tập.
- HS Động não, hỏi – đáp, hoàn tất một nhiệm vụ
* kĩ thuật dạy học
- Kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật vẽ sơ đồ tư duy.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh:
- Nhận xét chéo giữa giữa các học sinh.
- Đối chứng với kết quả của giáo viên.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên yêu cầu hệ thống hóa kiến Học sinh nhớ lại kiến thức, trao đổi
thức:

nhanh trong nhóm để lên vẽ sơ đồ. Y/c:

+ Qua bài di truyền học với con người + Về kiến thức: Đủ các phần và kiến
em biết thêm được những kiến thức và thức trọng tâm
kĩ năng nào? Hãy vẽ sơ đồ hình cành + Về kĩ năng: Các kĩ năng chính như: Kĩ
cây để khái quát những nội dung đó.

năng hóa thân thành nhân vật; phân tích
video; quản lí thời gian; kĩ năng thảo

Giáo viên cho học sinh khác trả lời luận nhóm tích cực và trình bày tự tin…
nhanh một số câu hỏi:

+ Tỉ lệ nam/nữ trong độ tuổi kết hôn là 1

+ Tại sao nói luật quy định hôn nhân 1 : 1
23



vợ - 1 chồng là có cơ sở sinh học?

+ Nguy cơ mắc bện đao ở trẻ sơ sinh rất

+ Tại sao không nên sinh con ở độ tuổi cao và tăng đột biến.
ngoài 35?

+ Từ tự nhiên và do con người.

+ Các tác nhân phóng xạ có nguồn gốc + Bảo vệ di truyền và sức khỏe con
từ đâu?

người.

+ Tại sao cần phải đấu tranh chống ô Học sinh nhận xét đánh giá lẫn nhau.
nhiễm môi trường ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho
điểm.
Hoạt động 5. Vận dụng (5’)
* Mục Tiêu.
- HS biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
- Đề xuất được các biện pháp xử lí và giải quyết khi gặp một tinhg huống cụ thể.
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức trong bài để giải quyết tình huống trong thực
tiễn, kĩ năng ứng xử trong đời sống.
- Hình thành thói quen sống sạch sẽ, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống
xung quanh; sản xuất, chế biến và sử dụng các sản phẩm sạch.
* Nội dung:
- Đưa ra những tình huống gần gũi trong thực tiễn hàng ngày ở nhà, ở trường…

phù hợp với nội dung bài học.
- Yêu cầu học sinh xử lí, giải quyết tình huống đó trên cơ sở kiến thức và kĩ năng
đã có và kết hợp với nội dung của bài học.
* Cách tổ chức dạy học.
- HS Động não, hỏi – đáp, hoàn tất một nhiệm vụ
* Phương pháp dạy học.
- Phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp học theo dự án...tích hợp liên môn.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh:
- Nhận xét chéo giữa các học sinh.
- Đánh giá nội dung, biện pháp và cách thức xử lí tình huống đồng thời đánh giá
khả năng trình bày, diễn đạt của học sinh
24


- Đối chứng với kết quả của giáo viên.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên đưa 3 tình huống, yêu cầu - Các nhóm trao đổi nhanh, hình thành
học sinh nêu suy nghĩ, quan điểm và và vạch ý tưởng để cử đại diện trả lời.
cách xử lí tình huống đó (cho 3 nhóm Mỗi nhóm có thể cử 2 hoặc 3 bạn trả lời
bắt thăm tình huống):

theo kiểu dẫn trình viên hoặc sắm vai…

+ Bạn của em đang học lớp 9 thì nghỉ
học để chuổn bị lấy chồng.
+ Nhà bạn A có 3 chị em, tất cả đều là
nữ. Bố bạn A nhất quyết phải đẻ thêm
đứa nữa để kiếm cậu quý tử.
+ Một bạn nam trong lớp không bao giờ

tham gia dọn vệ sinh cùng các bạn, đã
vậy bạn này còn hay vứt rác bừa bãi kể

Các nhóm nhận xét đánh giá lẫn nhau.

cả ở trường và ở đường làng…
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho
điểm những học sinh tham gia trả lời.

Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại nội dung kiến thức, kĩ năng đã học và làm bài tập.
- Sau khi học, luyện tập chuyên đề: Tham gia tuyên truyền và thực hiện bảo vệ môi
trường ở gia đình, khu dân cư, trường học nơi em đang sống… bằng các hành động
cụ thể, thiết thực. Hình thành cho bản thân lập trường, quan điểm sống và thực
hiện theo đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó có
chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Tìm hiểu các thông tin và thành tựu của công nghệ tế bào ở Việt Nam và trên thế
giới.
- Tìm hiểu ứng dụng của công nghệ tế bào trong cuộc sống thực tiễn (tìm những ví
dụ và dẫn chứng cụ thể) tại địa phương và từ những thông tin trên các phương tiện
truyền thông.
25


×