Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Cách trích dẫn tài liệu tham khảo Chế Minh Tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.68 KB, 30 trang )

Tài Liệu Tham Khảo
Trích dẫn

Danh sách tài liệu tham khảo


Trích dẫn:
Từ phần mở đầu cho đến phần kết luận
Trích dẫn họ (ngoài nước) hoặc tên đầy đủ (trong nước)
và năm xuất bản (đăng bài)
Ví dụ: Smith (2010) hoặc Chế Minh Tùng (2012)

(Smith, 2010) hoặc (Chế Minh Tùng, 2012)

Khi đưa ra các cứ liệu khoa học của người khác
Ví dụ: Theo Eidelsburger và ctv (1992b), việc bổ sung axít
đã không ảnh hưởng đến pH của đường ruột.


Trích dẫn:
Khi trích dẫn 1 bài báo của 2 tác giả thì cần phải liệt
kê đầy đủ tên của cả hai
Ví dụ: Smith and Jones (1998)
Chế Minh Tùng và Quách Tuyết Anh (2011)

Khi trích dẫn 1 bài báo từ 3 tác giả trở lên thì chỉ liệt
kê tác giả thứ nhất và thêm “ctv”
Ví dụ: Smith et al. (1998)
Chế Minh Tùng và ctv (2011)



Trích dẫn:
Khi trích dẫn bài báo thì cần phải liệt kê tên tác giả
theo thứ tự thời gian trước và sau đó là theo tên tác
giả được sắp xếp theo thứ tự chữ cái.
Ví dụ: Jones (1998), Pettigrew (1998), and Smith (2002)
Chế Minh Tùng (2001), Quách Tuyết Anh (2005) và
Võ Tấn Đại (2005)


Trích dẫn:
Kết quả nghiên cứu không được đăng có thể trích
dẫn như sau:
J. E. Jones (Department of Animal Science, University of
Minnesota, Minnesota, personal information)
Chế Minh Tùng (Khoa Chăn nuôi-Thú y, Đại học Nông Lâm
TP.HCM, TP.HCM, Việt Nam, thông tin cá nhân)

Trích dẫn kết quả không đăng của chính tác giả
Ví dụ: Chế Minh Tùng (Kết quả chưa đăng)


Trích dẫn:
Nên trích dẫn bài báo đã được đăng (nếu có thể) chứ
không nên trích dẫn tóm tắt
Cần xác nhận xem dạng đầy đủ đã đăng chưa

Không phải liệt kê các thông tin cá nhân và dữ liệu
không đăng trong phần tài liệu tham khảo
Những tác giả được trích dẫn phải được liệt kê trong
phần tài liệu tham khảo



Danh sách tài liệu tham khảo:
Phải mô tả rõ và đầy đủ nguồn tài liệu tham khảo
Các bài báo được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo
phải là các tài liệu đã được đăng hoặc trong giai đoạn in
ấn (“in press”)
Ví dụ: Che, T. M., J. E. Pettigrew, O. Adeola, M. J. Azain, S. D.
Carter, G. L. Cromwell, G. M. Hill, D. C. Mahan, and P. S.
Miller. 2011. Effect of dietary acids on growth performance of
nursery pigs-a cooperative study. J. Anim. Sci. (in press).


 Danh sách tài liệu tham khảo:
Tài liệu phải được liệt kê theo thứ tự chữ cái trước
và sau đó là theo thời gian.
Che, T. M., R. W. Johnson, K. W. Kelley, W. G. Van Alstine, K. A. Dawson, C. A.
Moran, and J. E. Pettigrew. 2011. Mannan oligosaccharide improves immune
responses and growth efficiency of nursery pigs experimentally infected with
porcine reproductive and respiratory syndrome virus. J. Anim. Sci. 89:25922602.
Che, T. M., R. W. Johnson, K. W. Kelley, W. G. Van Alstine, K. A. Dawson, C. A.
Moran, and J. E. Pettigrew. 2012. Effects of mannan oligosaccharide on cytokine
secretions by porcine alveolar macrophages and serum cytokine concentrations
in nursery pigs. J. Anim. Sci. 90:657-668.
Song, M., Y. Liu, J. A. Soares, T. M. Che, O. Osuna, C. W. Maddox, and J. E.
Pettigrew. 2012. Dietary clays alleviate diarrhea of weaned pigs. J. Anim. Sci.
90:345-360.


 Danh sách tài liệu tham khảo :

Nếu tài liệu tham khảo có cùng tác giả và cùng năm
thì các chữ cái thường (a, b, c) được thêm phía sau
năm xuất bản.
Che, T. M., and A. T. Quach. 2011a. A critical review of acidifiers in
pig diets-part 1: proposed mechanisms of action of acids.
Vietnamese J. Anim. Sci. Technol. 8:8-17.
Che, T. M., and A. T. Quach. 2011b. A critical review of acidifiers in
pig diets-part 2: factors affecting nutrient digestibility and growth
performance. Vietnamese J. Anim. Sci. Technol. 9:2-10.


 Danh sách tài liệu tham khảo :
Tất cả các tài liệu trong phần tài liệu tham khảo phải
được trích dẫn.
Tên của tất cả tác giả của 1 bài báo phải được ghi ra
trong phần tài liệu tham khảo.
Khi liệt kê tài liệu tham khảo (sách, tạp chí, bản tin,
kỷ yếu, luận văn, tóm tắt, v.v.) phải thống nhất theo
hướng dẫn và qui định của một tạp chí hoặc của
một trường đại học.


Kỹ năng trình bày báo cáo nói
Tại sao chúng ta phải thực hiện bài nói chuyện?
Cơ hội để truyền đạt ý tưởng và kết quả nghiên cứu
Cơ hội để xây dựng các mối quan hệ có giá trị
Cơ hội để nâng cao danh tiếng


Kỹ năng trình bày báo cáo nói

Bài nói chuyện phụ thuộc vào:
Thông tin muốn truyền tải
Người nghe là ai: trình độ, mối quan tâm

Bạn cần phải có một vài thông tin quan trọng
Có chứng cứ về điều mình nói

Nhiệt tình về chủ đề trình bày


Loại báo cáo nói
Báo cáo chuyên đề

Hội thảo
Hội nghị khoa học:
Quốc gia
Quốc tế


Các đặc điểm của một hội nghị
khoa học
Mối quan tâm của người nghe: đa dạng
Nói và nghe bằng ngôn ngữ nước ngoài
Không phải lúc nào cũng đọc tóm tắt trước
Thời gian có hạn:
Trình bày: 10-12 phút
Thảo luận: 3-5 phút


Các đặc điểm của một bài báo

cáo nói
Thu hút
Thú vị
Có cấu trúc tốt
Dễ hiểu
Truyền tải thông tin rõ ràng
Tập trung vào thông tin quan trọng


Chuẩn bị bài báo cáo nói
Người nghe: quan điểm khác nhau
Tăng và duy trì: chú ý và quan tâm của người nghe

Bài nói chuyện: có cấu trúc tốt để người nghe hiểu
và nhớ thông tin mà người trình bày muốn truyền tải


Sự chú ý của người nghe
Bắt đầu:
Sự chú ý của người nghe cao vì tò mò về những điều
mà người trình bày sẽ nói

Giữa:
Sự chú ý của người nghe thấp vì đang có những
suy nghĩ riêng

Cuối:
Sự chú ý của người nghe cao vì tò mò về kết luận



Sự chú ý của người nghe
Bắt đầu
Sự chú
ý

Kết luận
Thay đổi
Tạo chú ý

Thời gian

Thông tin
cần nhớ


Bắt đầu phần trình bày
Tiêu đề cung cấp thông tin và lôi cuốn:
Thể hiện 1 vấn đề, đặt 1 câu hỏi, là một kết luận

Thông báo tiêu đề trước khi báo cáo:
Nói cho người nghe biết nội dung mà bạn sẽ nói
Mục đích của báo cáo này là để giúp bạn …….
Cuối phần trình bày, bạn sẽ hiểu ……..


Bắt đầu phần trình bày
Đưa ra nội dung của bài báo cáo:
Đặt vấn đề
Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Kết quả

Kết luận

Biết rõ người nghe là ai:
Biết trình độ và chuyên môn

Nâng họ lên 1 cấp độ cao hơn
Tập trung báo cáo ở cấp độ đó


Giữa phần trình bày
Thay đổi và thay đổi

Điều chỉnh giọng:
To/nhỏ, nhanh/chậm

Thay đổi kiểu nói:
Đọc, trích dẫn, không gò bó, đối thoại, đặt câu hỏi, di
chuyển xung quanh

Thay đổi hiệu ứng hình ảnh:
Chữ, bảng biểu, phương trình, biểu đồ, hình ảnh, ảnh động


Hiệu ứng hình ảnh
Kí hiệu, biểu tượng, hình ảnh, liên kết

Biểu đồ, bảng biểu đơn giản, dễ nhìn
Dấu “thông tin” cho đến khi cần

Tương phản giữa nền và màu chữ

Kích cỡ chữ to, chữ đậm, chữ nghiên

Chọn màu khi cần nhấn mạnh thông tin


Giữa phần trình bày
Đoán trước câu hỏi của người nghe:
Tự đặt câu hỏi tại sao ……?

Dùng ví dụ giải thích những khái niệm khó:
Để tôi đặt vấn đề trong ngữ cảnh khác

Giải thích kết quả:
Kết quả này nói lên điều gì?

Hỏi người nghe có câu hỏi nào không?


Cuối phần trình bày
Tóm tắt lại những kết quả chính
Giải thích tầm quan trọng thực tế
Đưa ra đề nghị
Cung cấp các điểm chính để thảo luận
Đưa thông tin người nghe cần nhớ trước khi ra về
Cám ơn đồng nghiệp và nhà tài trợ


Tóm tắt về báo cáo nói
Nói cho người nghe nội dung mà bạn định nói
Trình bày điều bạn muốn nói

Nói những điều mà bạn đã nói


×