SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TIỂU HỌC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Bảo vệ môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm mang tính toàn cầu. Giáo
dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong các nhiệm vụ giáo
dục quan trọng được Đảng và nhà nước ta dành cho mối quan tâm đặc biệt. Ngày 15
tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41/NQ- TƯ về Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; Ngày 17 tháng 10 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số1363/QĐ- TTg phê duyệt đề án "Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống
giáo dục quốc dân" và ngày 02 tháng 12 năm 2003 ban hành Quyết định số 256/2003/
QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 tạo cơ sở vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi
trường.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31 tháng 11 năm 2005 Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CT- BGD&ĐT "về tăng cường
công tác giáo dục bảo vệ môi trường" Xác định nhiệm vụ trọng tâm cho Giáo dục phổ
thông từ nay cho đến năm 2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi
trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp qua các môn học và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng cho nhà trường xanh, sạch, đẹp.
Cùng với kế hoạch dạy- học trên lớp, một bộ phận cũng hết sức cần thiết trong kế
hoạch giáo dục ở nhà trường phổ thông , đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hai
bộ phận này gắn bó hữu cơ với nhau trong một quá trình giáo dục. Cái nọ góp phần bổ
sung cho cái kia, tạo điều kiện cho cái kia vận động và phát triển. Có thể nói hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp có một vị trí và vai trò cần thiết ở nhà trường Tiểu học. Hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học giúp học sinh:
- Cũng cố, bổ sung những kiến thức đã học qua các môn học ở trên lớp; từng bước
phát triển một cách phù hợp sự hiểu biết trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Từng bước hình thành và phát triển những kĩ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi
(Kĩ năng tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức,...)
- Hứng thú mong muốn tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực, phù hợp.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm cho Giáo dục phổ thông từ nay đến năm
2010 là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường,
với vai trò là một giáo viên- Tổng phụ trách Đội thường xuyên tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, tôi nhận thấy việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường vào trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết, bởi vì: Giáo
dục BVMT trong hoạt động GDNGLL nhằm:
-Củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của môi trường và
mối quan hệ giữa chúng; mối quan hệ giữa con người và các yếu tố môi trường và các
biện pháp bảo vệ môi trường.
-Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần bảo vệ môi trường ở nhà trường
và địa phương.
1
-Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với thiên nhiên và
môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.
-Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh trên cơ sở phát huy vai trò tự quản.
-Có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi.
B.GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN TỐT MỤC TIÊU GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG THÔNG QUA HĐGDNGLL:
1.Cung cấp cho các anh chị phụ trách và học sinh một số vấn đề về môi trường và
giáo dục bảo vệ môi trường.
Muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, giáo dục bảo
vệ môi trường thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nói riêng, người dạy cũng như
người học cần phải nắm được một số thông tin về môi trường và tầm quan trọng của môi
trường. Chính vì thế, bên cạnh dùng hình thức phát thanh măng non để tuyên truyền,
Liên đội còn kết hợp với chuyên môn nhà trường tổ chức các chuyên đề " Đưa nội dung
giáo dục BVMT vào trong dạy dọc các môn học", chẳng hạn cung cấp một số kiến thức
cơ bản như sau:
a.Một số vấn đề về môi trường:
*Môi trường là gì: Môi trường là một tập hợp bao gồm tất cả các yếu tố xung quanh sinh
vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp, tác động qua lại tới sự tồn tại và phát triển của sinh
vật.
*Thế nào là môi trường sống: Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố
tự nhiên và xã hội.các yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối sự sống , sản xuất của con
người như tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và không khí; ánh sáng; công nghệ, kinh tế,
chính trị , đạo đức, văn hoá, lịch sử và mỹ học.
*Chức năng chủ yếu của môi trường:
-Cung cấp không gian sống cho con người
-Cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ cho đời sống và sản xuất của
con người.
-Là nơi chứa đựng và phân huỷ các phế thải do con người tạo ra.
-Là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin.
*Thế nào là ô nhiểm môi trường?
-Ô nhiểm môi trường là làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống.
-Nguyên nhân của ô nhiểm môi trường là các sinh hoạt hàng ngày và hoạt động
kinh tế của con người, từ trồng trọt, chăn nuôi đến các hoạt động công nghiệp, chiến
tranh và công nghệ quốc phòng.
Ô nhiểm môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu. Ô nhiểm môi trường có
ảnh hưởng to lớn đến chất lượng môi trường sống của chúng ta. Giảm thiểu ô nhiểm môi
trường là một nhiệm vụ mang tính chiến lược của toàn xã hội và toàn thế giới.
b.Giáo dục bảo vệ môi trường ( Giáo viên phụ trách cần nắm):
*Thế nào là giáo dục bảo vệ môi trường?
Giáo dục BVMT là một quá trình hình thành và phát triển ở người học sự hiểu
biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo điều kiện cho họ
tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
2
*Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường:
Mục đích của giáo dục BVMT là "Làm cho các cá nhân và cộng đồng hiểu được
bản chất phức tạp của môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo, là kết quả của nhiều
nhân tố sinh học, lí học, xã hội, kinh tế và văn hoá; đem lại cho họ kiến thức, nhận thức
về giá trị, thái độ và kĩ năng thực hành để họ tham gia một cách có trách nhiệm và hiệu
quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường và quản lí chất lượng môi
trường.".
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và giáo dục BVMT của con người là một trong
các nguyên nhân chính gây nên ô nhiểm và suy thoái môi trường.Do vậy, cần phải giáo
dục cho mọi người biết và hiểu về môi trường, tầm quan trọng của môi trường trong sự
phát triển bền vững và làm thế nào để bảo vệ môi trường. Do đó giáo dục BVMT phải là
một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người có kiến thức về môi trường,
có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường trong
thực tiễn.
*Mục tiêu và tầm quan trọng của giáo dục BVMT trong trường tiểu học:
Làm cho học sinh bước đầu biết và hiểu:
-Các thành phần môi trường: đất, nước, không khí, ánh sáng, động vật, thực vật và
quan hệ giữa chúng.
-Mối quan hệ giữa con người và các thành phần môi trường. Ô nhiểm môi trường.
-Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh (nhà ở, trường, lớp học, thôn xóm...)
HS bước đầu có khả năng:
-Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc
cây; làm cho môi trường xanh- sạch- đẹp).
-Sống hoà hợp, gần gũi, thân thiện với tự nhiên.
-Sống tiết kiệm, ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
-Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
-Thân thiện với môi trường, quan tâm đến môi trường xung quanh.
Giáo dục BVMT nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải BVMT, hình
thành và phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện
với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái thiện và
hình thành thói quen, kĩ năng sống BVMT cho các em.
2.Xây dựng kế hoạch hoạt động NGLL có tích hợp nội dung giáo dục BVMT.
Với vị trí, vai trò và mục tiêu của hoạt động GDNGLL như đã nói ở trên, ngay từ
đầu năm học, tôi đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của năm học, lên kế hoạch hoạt
động gắn liền với từng chủ điểm. Mỗi nội dung hoạt động học tập đều có lồng ghép tích
hợp nội dung GDBVMT theo nhiều mức độ khác nhau ( Tích hợp bộ phận, liên hệ, toàn
phần) và các nội dung hoạt động đó không chỉ thiết kế và tổ chức ở quy mô lớn (cấp
Liên đội) mà còn tổ chức ở quy mô nhỏ (cấp chi đội, lớp nhi đồng), sau đó lên kế hoạch
một cách cụ thể báo cáo với BGH nhà trường góp ý, phê duyệt và gửi đến tất cả các anh
chị phụ trách và các lớp theo dõi để thực hiện như sau:
3
NỘI DUNG, KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GDNGLL
CHỦ ĐIỂM
QUY MÔ, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
GHI CHÚ
Giờ sinh hoạt lớp
(GV chủ nhiệm chủ trì)
Sinh hoạt toàn trường
(GV-TPT chủ trì)
Người học
sinh ngoan
(tháng 9+ 10)
-Học tập nội quy nhà
trường.
-Lao động tu sửa trường
lớp.
-Tìm hiểu môi trường
quanh ta.
-Tổ chức đại hội Liên đội,
Chi đội,lễ thành lập Sao nhi
đồng.
-Trồng, chăm sóc cây và
hoa trong vườn trường.
Phát thanh
tuyên
truyền
măng non
Kính yêu thầy
cô giáo
(tháng 11)
-Học tập 5 điều Bác Hồ
dạy, thông qua SH 15
phút đầu giờ, Sh Sao nhi
đồng.
-Giáo dục quyền và bổn
phận trẻ em.
-Tập và chơi trò chơi dân
gian: Ô quan, Chuyền
thẻ.
-Hội thi báo tường về ngày
nhà giáo Việt Nam 20/11.
-Công trình lao động
"Mừng ngày nhà giáo Việt
Nam".
Phát thanh
tuyên
truyền
măng non
Yêu đất nước
ViệtNam
(tháng 12)
" Uống nước
nhớ nguồn"
-Tìm hiểu về đất nước,
con người Việt Nam.
-Vệ sinh, trang trí lớp
học xây dựng trờng học
thân thiện.
-Chơi trò chơi
" Chuyền thẻ"
-Thi vẽ tranh về môi trường
và bảo vệ môi trường.
-Tổ chức tìm hiểu, chăm sóc
di sản văn hoá địa phương.
-Tổ chức lao động vệ sinh,
tặng quà gia đình chính
sách.
Phát thanh
tuyên
truyền
măng non
Giữ gìn nền
văn hoá dân
tộc
-Tìm hiểu nhữg cái đẹp,
cái hay trong phong tục,
tập quán của quê hương.
-Thi vẽ tranh theo chủ đề
"Con người và môi
trường".
-Tổ chức trò chơi dân
gian: Kéo co, Nhảy bao
bố.
-Tổ chức lao động mùa
xuân, làm đẹp quê hương.
-Tổ chức các trò chơi dân
gian: Kéo co, Nhảy bao
bố,...
-Thi nét đẹp tuổi thơ
-Tổ chức lao động "Tết
trồng cây", vệ sinh đường
làng, ngõ xóm.
Phát thanh
tuyên
truyền
măng non
4
Yêu quý mẹ và
cô giáo
(tháng3)
-Phát động thu gom giấy
vụn xây dựng quỹ KHN
-Thi "Giải thưởng mĩ
thuật Việt Nam"
-Thi "Tiếng hát học đường".
-Tổ chức cuộc thi báo ảnh
với chủ đề "Thiếu nhi
Quảng Trị làm theo lờiBác".
-Tổ chức ngày hội "Thiếu
nhi vui khoẻ".
Phát thanh
tuyên
truyền
măng non
Kính yêu và
biết ơn Bác Hồ
(tháng 4+5)
-Tìm hểu về truyền
thống Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
- Thi Nghi thức Đội.
-Tập và chơi trò chơi dân
gian: Đi cà Kheo, Trồng nụ
trồng hoa, Nu na nu nống,
Mèo đuổi chuột.
Phát thanh
tuyên
truyền
măng non
C.QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GD NGLL CÓ TÍCH HỢP GDBVMT
1.Quy trình:
Để đạt được những yêu cầu giáo dục, các hoạt động giáo dục NGLL phải được
thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Quy trình tổ chức hoạt động GDNGLL gồm các
khâu liên hoàn từ chỗ xác định mục tiêu của hoạt động, tiến hành hoạt động và sau cùng
là đánh giá kết quả của hoạt động đó. Thực hiện theo quy trình này sẽ đem lại kết quả và
hiệu quả giáo dục một cách tích cực.
Quy trình thực hiện:
MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ RÚT
KINH NGHIỆM
*Mục tiêu hoạt động là xác định các yêu cầu giáo dục cần đạt. Mục tiêu hoạt động cần
được thể hiện 3 yêu cầu: Kiến thức, kĩ năng và thái độ. Mỗi hoạt động có mục tiêu riêng,
phù hợp với mục tiêu chung.
*Công tác chuẩn bị bao gồm: Xây dựng kế hoạch, thiết kế các hoạt động, chuẩn bị
phương tiện hoạt động, công tác tổ chức. Cần xác định rõ nhiệm vụ của mỗi học sinh,
tập thể học sinh, vai trò của giáo viên.
*Tiến hành hoạt động theo chương trình đã được xây dựng.
5
*Đánh giá kết quả hoạt động: tổ chức, động viên học sinh tham gia vào quá trình đánh
giá và tự đánh giá trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của học sinh.
2.Một số thiết kế hoạt động GDNGLL:
Hoạt động : MÔI TRƯỜNG QUANH TA
Quy mô tổ chức: Giờ sinh hoạt lớp.
I.MỤC TIÊU:
Sau hoạt động , học sinh có khả năng:
-Hiểu được sự cần thiết phải có môi trường trong lành cho con người sống và hoạt
động.
-Biết yêu quý môi trường xung quanh.
-Biết thực hiện các hoạt động giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Thời gian: 30- 40 phút.
Nội dung và hình thức tổ chức:
*.Nội dung:
Môi trường trong lành là điều kiện rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Môi
trường cung cấp cho con người những điều kiện sống như ăn, mặc, ở, hít thở... Nếu
không có những điều kiện đó con người không thể sống, tồn tại và phát triển. Để đảm
bảo sự phát triển bền vững của môi trường con người cần phải sống thân thiện với môi
trường, đồng thời phải có những việc làm giữ gìn và bảo vệ môi trường.
*Hình thức :
Tổ chức thi vẽ tranh về những việc làm bảo vệ môi trường. có thể tiến hành ở
trong lớp hoặc ở ngoài lớp nếu nơi nào có điều kiện.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: -Xây dựng nội dung thi vẽ tranh với chủ đề "Con người và môi
trường". Nội dung cuộc thi đề cập những việc làm phù hợp với học sinh trong việc giữ
gìn và BVMT. ( Tổng vệ sinh trường lớp, chăm bón cây xanh, nhặt rác bừa bãi,...).
-Chuẩn bị một số bức tranh có nội dung trên để giúp HS có thể căn cứ vào đó mà
sáng tạo ra những bức tranh mới phù hợp hơn.
-Phối hợp với giáo viên mĩ thuật hoặc với cha mẹ học sinh thành lập Ban giám khảo
để cùng tham gia chấm tranh của học sinh.
2.Học sinh: -Mỗi em chuẩn bị vài tờ giấy vẽ khổ A4, bút màu, hồ dán,...
-Mỗi học sinh dự kiến nội dung định vẽ mà bản thân ưa thích.
III.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động khởi động: Toàn lớp hát bài Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn
(Nhạc và lời: Vũ Kim Dung).
a.Mục tiêu: Định hướng hoạt hhộng cho học sinh.
b.Cách tiến hành:
-Quản ca bắt nhịp cho lớp hát.
-Giáo viên hỏi học sinh: Bài hát mà các em vừa hát nói lên điều gì?
c.Kết luận:Bài hát nói về trách nhiệm của mỗi con người trong việc giữ gìn và
BVMT. Vậy môi trường cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của con người? Vì sao
6