Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

CÁC TỘI PHẠM
LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

CÁC TỘI PHẠM
LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng

Hà Nội - 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ
Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM LIÊN
QUAN ĐẾN LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG .................................................... 6
1.1. Khái luận và yêu cầu tội phạm hóa một số hành vi can thiệp bất hợp pháp
vào hoạt động hàng không ........................................................................................ 6
1.1.1. Khái luận về hoạt động hàng không ...............................................................................6
1.1.2. Yêu cầu tội phạm hóa một số hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động

hàng không ................................................................................................................ 11
1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tội phạm trong lĩnh vực hàng không ............ 16
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không ............16
1.2.2. Phân loại các tội phạm trong lĩnh vực hàng không .....................................................19
1.3. Lƣợc sử pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không trƣớc khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 ................................... 22
1.3.1. Quy định về tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không trước khi

ban hành

Bộ luật hình sự năm 1985 .....................................................................................................23
1.3.2. Các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không trong Bộ luật hình sự
năm 1985 ....................................................................................................... 26
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC
TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG ........................................................................................... 28
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về các
tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không ....................................................... 28
2.1.1. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không trong

Bộ

luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) ..............................................................28
2.1.1.1. Khách thể của tội phạm...............................................................................................28


2.1.1.2. Mặt khách quan của tội phạm ....................................................................................30
2.1.1.3. Mặt chủ quan của tội phạm ........................................................................................49
2.1.1.4. Chủ thể của tội phạm..................................................................................................51
2.1.2. Hình phạt áp dụng đối với các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không trong Bộ

luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) ..............................................................54
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không ............................................................................................................... 60
2.3. Một số bất cập chủ yếu liên quan đến pháp luật và thi hành pháp luật
hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không và nguyên nhân
chủ yếu của những bất cập ..................................................................................... 63
2.3.1. Một số bất cập chủ yếu liên quan đến pháp luật và thi hành pháp luật hình sự về
các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không ..................................................................63
2.3.2. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập liên quan đến pháp luật và thi hành
pháp luật hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không ........................77
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ BẢO ĐẢM ÁP DỤNG QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM LIÊN QUAN
ĐẾN LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG ............................................................... 80
3.1. Một số điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) và các yêu cầu của công tác hoàn thiện và bảo đảm áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không ............. 80
3.1.1. Một số điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về
các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không ...............................................................80
3.1.2. Các yêu cầu của công tác hoàn thiện và bảo đảm áp dụng quy định của pháp luật
hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không .............................................82
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh
vực hàng không........................................................................................................ 87
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự theo hướng bảo đảm sự phân biệt giữa hành vi vi phạm
hành chính và hành vi phạm tội trong lĩnh vực hàng không ..................................................87
3.2.2. Bổ sung trong Bộ luật hình sự một số hành vi nguy hiểm cho xã hội trong lĩnh vực
hàng không ................................................................................................................................89


3.2.3. Quy định vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với các tội phạm liên quan
đến lĩnh vực hàng không ..........................................................................................................90

3.2.4. Sửa đổi hình phạt áp dụng đối với một số tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không ................................................................................................................ 90
3.3. Một số giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định của pháp luật hình sự về
các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không ................................................. 91
3.3.1. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp đối với các tội phạm liên
quan đến lĩnh vực hàng không ................................................................................................91
3.3.2. Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực công tác trong ngành hàng không,
đặc biệt là nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước ................................................94
3.3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt
động hàng không ...................................................................................................................96
3.3.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật hình sự về đấu tranh với các tội phạm liên quan
đến lĩnh vực hàng không..........................................................................................................96
KẾT LUẬN................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS:

Bộ luật hình sự

HKDD:

Hàng không dân dụng

TNHS:

Trách nhiệm hình sự



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hàng không là lĩnh vực không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giao
thông vận tải mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa,
xã hội của đất nước. Đây là cơ hội vô cùng thuận lợi trong tiến trình hội nhập nhưng
cũng là thách thức không nhỏ trong việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa, truyền
thống, đặc biệt là giữ vững nền độc lập, quốc phòng, an ninh của dân tộc trước
những tác động xuất phát từ tính chất hoạt động của loại hình giao thông vận tải này.
Thực tế, ngành hàng không Việt Nam đang đạt tốc độ tăng trưởng nhanh
chóng trong những năm gần đây. Minh chứng rõ nét nhất cho điều này đó là sự ra
đời của nhiều dự án xây dựng cảng hàng không mới trên cả nước như cảng hàng
không Lào Cai, Quảng Ninh, Long Thành và sự phát triển từ cảng hàng không nội
địa thành cảng hàng không quốc tế của các cảng hàng không Vinh, Cát Bi, Cần
Thơ,... Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong năm 2016 tổng
sản lượng vận chuyển hành khách toàn ngành đạt khoảng 52,2 triệu lượt hành khách
và 902 nghìn tấn hàng hóa (tăng 28,8% sản lượng hành khách và 13,8% sản lượng
hàng hóa so với năm 2015) [19]; [23]. Sự tăng trưởng nhanh chóng này đặt ra yêu
cầu cấp thiết phải tiếp tục bảo đảm tuyệt đối an toàn hàng không đồng thời với việc
ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay.
Trong đó, công tác đấu tranh phòng, chống các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không là một trong những giải pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ then chốt
này bởi vi phạm pháp luật hình sự là hành vi có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội cao hơn cả so với các hành vi vi phạm pháp luật khác, do vậy cũng là nhân tố
gây ảnh hưởng lớn nhất đến việc bảo đảm an toàn hàng không.
Vấn đề bảo đảm an toàn hàng không càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
khi ngành hàng không thế giới đang phải đối mặt với những vụ việc mất an toàn
hàng không nghiêm trọng liên tiếp xảy ra thời gian gần đây (vụ mất tích máy bay
MH370, vụ bắn rơi máy bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines, vụ rơi
máy bay tại Brazil vào cuối năm 2016,...). Và để có thể thực hiện tốt công tác bảo


1


đảm an toàn hàng không thì bên cạnh việc đề ra các giải pháp thực tiễn bảo đảm sự
chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật có liên quan, việc hoàn thiện kỹ thuật
lập pháp về các hành vi phạm tội nói chung và các hành vi vi phạm pháp luật khác
trong lĩnh vực hàng không nói riêng là vấn đề không thể không nhắc đến.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Các tội phạm liên
quan đến lĩnh vực hàng không trong Luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn
thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không được quy định tại Chương
XIX về “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” của BLHS năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Bởi vậy nên vấn đề này đều đã được đề cập và
phân tích trong các giáo trình luật học chuyên ngành ở nước ta, có thể kể đến như
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2003) và Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Tập 2 (Nxb Công an nhân
dân năm 2009) của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Luật Hà Nội. Nhiều nhà
khoa học cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến nhóm tội này qua các công trình
nghiên cứu bình luận khoa học chuyên sâu: Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật
hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng của tác giả Đinh Văn Quế (Nxb thành phố Hồ Chí Minh năm 2005);
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 của tác giả Nguyễn Đức
Mai (Nxb Công an nhân dân năm 2001),... Đặc biệt, tác giả Ngô Huy Cương có
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực hàng không thể hiện qua cuốn
“Một số vấn đề về luật hàng không” (Nxb Công an Nhân dân năm 1998), Công
trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ Giao thông - vận tải và Bưu điện năm 1991-1992
với đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm góp phần xây dựng Bộ luật Hàng không
Dân dụng Việt Nam” đã đưa ra luận giải một số tội phạm về hàng không.

Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng thể hiện sự quan tâm của mình qua các bài
viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các sách tham khảo đề cập đến những
quy định về ngành hàng không ở những khía cạnh khác nhau: Nguyễn Thị Yên,

2


Khủng bố hàng không quốc tế là một loại hình của khủng bố quốc tế, Tạp chí khoa
học pháp lý số 8/2002; ThS. Lê Cao Thế, Hài hòa pháp luật về hàng không dân
dụng Việt Nam với pháp luật hàng không dân dụng quốc tế, Tạp chí Quản lý nhà
nước số 151 (8/2008)... Ngoài ra cũng có những công trình nghiên cứu là các luận
văn, luận án đề cập đến vấn đề bảo đảm an toàn giao thông đường không: Nguyễn
Minh Tuấn (2011), Việc bảo đảm an toàn bay trong lĩnh vực hàng không dân dụng
theo pháp luật quốc tế và Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học; Nguyễn Thị Hà
(2012), Vấn đề bảo đảm an ninh trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo pháp
luật quốc tế - Thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật quốc tế;...
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không là vấn đề đã được đề cập ở mức độ nhất định trong khoa học pháp lý
nước ta. Tuy nhiên, các công trình thường có phạm vi nghiên cứu rộng, các tác giả
chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của hoạt động hàng không chứ
chưa đi sâu phân tích những đặc trưng riêng, cụ thể của từng cấu thành tội phạm.
Bên cạnh đó, cũng có những công trình đi sâu nghiên cứu pháp luật về hàng không
Việt Nam theo hướng tiếp cận với pháp luật hàng không quốc tế mà chưa đưa ra
một cách có hệ thống những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về nhóm tội
phạm này. Thực tế, so với các loại hình giao thông vận tải khác như đường sắt,
đường thủy, đường bộ đã ghi nhận nhiều công trình nghiên cứu về các tội xâm
phạm an toàn giao thông trong từng lĩnh vực nói trên. Đối với các tội xâm phạm an
toàn giao thông đường không thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập riêng rẽ
và chi tiết về vấn đề này.
Vì vậy, trong phạm vi luận văn thạc sĩ luật học dưới đây, tác giả sẽ tập trung

nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng
không trong Luật hình sự Việt Nam. Những nghiên cứu toàn diện về nhóm tội phạm
này của luận văn sẽ không là sự lặp lại của bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ các vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn
về các tội phạm có liên quan đến lĩnh vực hàng không trong Luật hình sự Việt Nam
hiện hành, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng quy
định của pháp luật hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không.

3


Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết những nhiệm vụ sau:
nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không, từ đó đi sâu phân tích thực trạng pháp luật hình sự Việt Nam, chú trọng
đến những dấu hiệu pháp lý, hình phạt cũng như những quy định của pháp luật quốc
tế về nhóm tội phạm này. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp
luật hình sự và bảo đảm áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm
liên quan đến lĩnh vực hàng không đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Hàng không là hoạt động có phạm vi rộng lớn khi không chỉ phục vụ nhu cầu
dân dụng mà còn đáp ứng yêu cầu của công tác quân sự. Hoạt động hàng không dân
dụng và hàng không quân sự do vậy cũng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong đó
hoạt động hàng không dân dụng luôn gắn chặt và là một bộ phận của công tác an
ninh, quốc phòng của đất nước [17]. Với mục đích làm sáng tỏ các vấn đề có tính
chất lý luận và thực tiễn về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không trên cơ
sở bảo đảm tuyệt đối yêu cầu về an ninh quốc gia đó, luận văn tập trung nghiên cứu
pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Bên cạnh đó, để có thể đưa ra những phân tích chuyên sâu và hệ thống về nhóm tội
phạm này, những nghiên cứu trong luận văn sẽ tập trung làm rõ những hành vi

phạm tội tác động trực tiếp đến an toàn giao thông đường không trong giai đoạn
hiện nay. Từ đó, có sở đề ra những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật và
bảo đảm thực hiện việc phòng, chống loại tội phạm này trước những diễn biến phức
tạp của hoạt động hàng không trong nước và thế giới.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng
và chính sách của nhà nước ta về cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng các phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê
cũng như đưa ra các số liệu để tăng tính chân thực cho luận văn.

4


6. Những đóng góp khoa học của luận văn
- Hình thành cơ sở lý luận về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không
trong Luật hình sự Việt Nam, qua đó nhằm nâng cao nhận thức lý luận cho việc xác
định những vấn đề cơ bản về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không.
- Phân tích chuyên sâu và có hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành
về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không và thực tiễn thi hành các quy
định nói trên.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện và bảo đảm áp dụng
quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn
cho những người trực tiếp làm việc trong các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá
trình điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng
không. Đồng thời, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy,
nghiên cứu và học tập của các trường Đại học chuyên ngành luật hoặc các cơ sở đào

tạo không chuyên.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không
Chương 2: Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội phạm liên quan
đến lĩnh vực hàng không và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và bảo đảm áp dụng quy định của pháp luật
hình sự về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN
LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG
1.1. Khái luận và yêu cầu tội phạm hóa một số hành vi can thiệp bất hợp
pháp vào hoạt động hàng không
1.1.1. Khái luận về hoạt động hàng không
Từ xa xưa, con người đã luôn ước mơ được bay lượn tự do trong không trung
và khát vọng to lớn này luôn theo đuổi họ. Lịch sử hàng không thế giới được bắt
đầu vào năm 1783 khi anh em nhà Montgolfier thiết kế ra một khí cầu nóng có thể
đưa được con người lên không trung. Hơn hai thập kỷ sau, Bris thực hiện chuyến
bay đầu tiên bằng tàu lượn. Năm 1903, hai anh em Wilbur Wright và Orville Wright
(quốc tịch Mỹ) đã chế tạo và thử nghiệm thành công một loại tàu bay sử dụng động
cơ đầu tiên trên thế giới tại Kitty Hawk Nam Corolina (Mỹ), đây cũng là chuyến
bay có người lái đầu tiên [18, tr2-3]. Sự kiện này đã đánh dấu bước khởi đầu và mở
ra một kỷ nguyên hàng không với những thành tựu vượt bậc mà xã hội loài người
đạt được để chinh phục ước mơ bay của mình. Những loại tàu bay sau đó được chế

tạo với kỹ thuật và công nghệ hiện đại hơn, khả năng chuyên chở lớn hơn. Cùng với
đó, hai cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã
thúc đẩy ngành hàng không thế giới phát triển cả về kỹ thuật và pháp lý. Một mặt,
các quốc gia phát triển không ngừng nghiên cứu, chế tạo ra những loại tàu bay tối
tân, hiện đại để tham gia vào chiến tranh. Mặt khác, sự ra đời của một ngành giao
thông - công nghiệp mới cũng kéo theo đó là sự ra đời của một ngành luật mới điều
chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này, đó là luật hàng không.
Ngày nay, hàng không đã trở thành một loại hình giao thông vận tải phổ biến
ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khi nhắc đến hoạt động này, người ta thường
nhắc đến những điều kiện cần thiết đảm bảo cho các chuyến bay được thực hiện, đó
là: (1) tàu bay, (2) cơ sở hạ tầng bao gồm cảng hàng không, sân bay và dịch vụ
không lưu, (3) các quy tắc về giao cảnh và cuối cùng là (4) nhân viên hàng không
[26, tr77].

6


Tàu bay là phương tiện chuyên chở của hoạt động giao thông đường không.
Phụ ước thứ hai của Công ước Chicago về HKDD quốc tế năm 1944 (Công ước
Chicago) đưa ra định nghĩa khoa học về khái niệm tàu bay như sau: “Tàu bay có
nghĩa là bất kỳ thiết bị nào mà có thể được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động
tương hỗ với không khí, khác hơn sự tác động tương hỗ với không khí phản lại bề
mặt trái đất”. Tàu bay cũng được Công ước Chicago chia thành tàu bay dân sự và
tàu bay nhà nước. Sự phân biệt này đã tạo ra quy chế pháp lý riêng biệt giữa tàu bay
dân sự và tàu bay nhà nước được quy định cụ thể trong công ước.
Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện không thể thiếu của hoạt động
hàng không bởi để tàu bay có thể hoạt động thì cần được đáp ứng bởi một “dây
chuyền hàng không” để phục vụ nhu cầu của hành khách, hàng hóa,... từ dưới mặt
đất cho đến khi tàu bay hoạt động trên không trung. Để thực hiện yêu cầu này, các
quốc gia trên thế giới đều xác định cần thiết phải có hệ thống cảng hàng không, sân

bay hiện đại với đầy đủ trang thiết bị để phục vụ hoạt động cất/hạ cánh của tàu bay
và cung cấp các dịch vụ hàng không. Cảng hàng không thường được pháp luật quốc
tế chia thành “cảng hàng không quốc tế” là cảng hàng không phục vụ cho vận
chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa còn “cảng hàng không nội địa” là cảng hàng
không phục vụ cho vận chuyển nội địa. Bên cạnh đó cảng hàng không, sân bay còn
được phân thành cảng hàng không dân sự và cảng hàng không dùng chung giữa dân
sự với quân sự với những quy tắc quản lý, khai thác riêng được thể hiện trong các
văn bản hiệp đồng [22, tr21]. Ngoài ra, trên thế giới cũng tồn tại những dạng sân
bay khác như sân bay chung giữa các quốc gia (sân bay Bâle - Mulhouse được quản
lý và khai thác bởi một tổ chức chung Pháp - Thụy Sỹ) hay sân bay phi hải quan
được xây dựng tại Shannon theo luật của Ireland mà hành khách và hàng hóa quá
cảnh đều không chịu sự kiểm tra hải quan và không chịu thuế [26, tr76].
Cùng với cảng hàng không, sân bay, cơ sở dịch vụ không lưu là tổ chức được
thành lập để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm hoạt động bay không thể thiếu khi nhắc
đến cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động hàng không. Các cơ sở này thường do các
quốc gia thành lập và được coi là dịch vụ công ích.

7


Chủ quyền quốc gia đối với vùng trời cùng với các nguyên tắc của dịch quyền
quốc tế là cơ sở tạo nên những quy tắc về giao cảnh trong hoạt động hàng không.
Điều 1 của Công ước Chicago quy định “Các Quốc gia ký kết công nhận rằng mỗi
Quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt trên khoảng không gian bao
trùm lãnh thổ của mình”. Đồng thời, dịch quyền trong hoạt động hàng không
(quyền phát sinh trong quan hệ quốc tế khi lãnh thổ của một Quốc gia, trong trường
hợp và cách thức cụ thể được mở ra nhằm phục vụ cho lợi ích về lãnh thổ của một
Quốc gia khác) cũng được xác định [26, tr59]. Nguyên tắc của dịch quyền quốc tế
được quy định tại Điều 25 của Công ước Chicago: “Mỗi Quốc gia ký kết cam kết
thực hiện các biện pháp mà họ thấy có thể thực hiện được để cứu giúp tầu bay bị

lâm nguy trong lãnh thổ của mình và cho phép chủ sở hữu của tầu bay và nhà chức
trách của Quốc gia mà tầu bay đăng ký tiến hành các biện pháp cứu giúp cần thiết
mà hoàn cảnh đòi hỏi, phụ thuộc vào sự kiểm soát của nhà chức trách tại Quốc gia
này...”. Có thể thấy, các quy tắc về giao cảnh đã tạo cơ sở cho hoạt động hàng
không được thực hiện một cách thuận lợi và thống nhất trên phạm vi toàn cầu.
Yếu tố cuối cùng và cũng đánh dấu tầm quan trọng đặc biệt bởi nếu không có
chủ thể vận hành cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật và tuân thủ các nguyên tắc của
pháp luật nói chung thì hoạt động hàng không khó có thể thực hiện được, đó chính
là nhân viên hàng không. Tác giả Ngô Huy Cương trong cuốn “Một số vấn đề về
luật hàng không” đã chia nhân viên hàng không thành hai nhóm: nhân viên bay
gồm người chỉ huy tàu bay, các thành viên khác của tổ bay và nhóm thứ hai là
nhóm nhân viên mặt đất với những địa vị pháp lý và tiêu chuẩn khác biệt. Hiện nay,
pháp luật Việt Nam về HKDD cũng chia nhân viên hàng không thành 14 chức danh
với những nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể, là cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và
bảo đảm thực hiện nhiệm vụ của nhân viên hàng không.
Trên cơ sở những điều kiện cơ bản bảo đảm cho hoạt động hàng không, ngày
nay việc sử dụng loại hình giao thông vận tải này đã trở nên phổ biến ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Tình trạng “ách tắc trên trời” hay dồn ứ tại các cảng hàng
không, sân bay xảy ra khá thường xuyên do mạng lưới đường bay và số lượng các

8


chuyến bay dày đặc. Có thể lý giải cơ sở cho những bước phát triển “thần tốc” đến
vậy là bởi những ưu điểm vượt trội của hình thức vận tải này. Chính tính chất có thể
di chuyển linh hoạt trong không trung, di chuyển trên mặt đất, mặt nước đã tạo nên
sự khác biệt của tàu bay với các phương tiện giao thông vận tải khác. Có thể kể đến
những ưu điểm mà tàu bay và hoạt động hàng không mang lại như:
Thứ nhất, với khả năng di chuyển trong không trung, tàu bay bảo đảm cho
việc chuyên chở hành khách, hàng hóa thuận tiện và nhanh chóng. Việc di chuyển

của tàu bay có thể được thực hiện qua nhiều dạng địa hình khác nhau, nhiều lãnh
thổ của các quốc gia khác nhau đã làm cho hoạt động hàng không mang tính quốc tế
cao. Bên cạnh đó, tuy khối lượng chuyên chở của mỗi chuyến bay có thể không lớn
bằng khối lượng chuyên chở của tàu thủy nhưng do tốc độ nhanh, khả năng di
chuyển của tàu bay cơ động, linh hoạt hơn nhiều so với tàu thủy nên hoạt động hàng
không vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển khối lượng lớn hành khách và
hàng hóa với thời gian vô cùng ngắn [18, tr10].
Thứ hai, hoạt động hàng không không chỉ tham gia vận chuyển hành khách,
hàng hóa mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế. Nhờ có tàu bay mà quá trình giao lưu công - thương nghiệp
diễn ra thuận tiện và hiệu quả hơn do quá trình trao đổi sản phẩm giữa các quốc gia
được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn, vừa đáp ứng yêu cầu về số lượng,
vừa bảo đảm yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Hoạt động hàng không cũng tác động
tích cực và mang lại những nét chuyển biến mới trong nghiên cứu khoa học, thể
thao, y tế, văn hóa, giáo dục,... bởi với loại hình vận tải này, con người với tính chất
là chủ thể của những hoạt động trên có thể đi bất cứ đâu trên thế giới một cách dễ
dàng và nhanh chóng để thực hiện mục đích của mình.
Thứ ba, hoạt động hàng không góp phần mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.
Với xu thế toàn cầu hóa diễn ra vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, quá trình
giao lưu và hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra tích cực và mạnh
mẽ. Trong đó, hoạt động hàng không với những bước phát triển đột phá về khoa
học kỹ thuật là một trong những nền tảng quan trọng của xu thế toàn cầu hóa.
Những chiếc máy bay dân dụng lần lượt ra đời ngày càng hiện đại hơn, an toàn hơn,

9


tốc độ di chuyển nhanh hơn, khối lượng chuyên chở lớn hơn đã tạo nên thời cơ vô
cùng thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế, thúc đẩy sự gắn kết giữa
các quốc gia ở mọi nơi trên thế giới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, điều mà các

phương tiện vận tải mặt đất khác khó có thể thực hiện được.
Có thể thấy, hoạt động hàng không có rất nhiều lợi thế và cũng mang lại vô số
những lợi ích cho con người. Tuy nhiên, những lợi thế này cũng có thể trở thành
những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa đến các quốc gia, dân tộc nếu con người sử dụng nó
vào mục đích phi nhân đạo. Thực tiễn cho thấy, với tính chất của tàu bay nên ngay từ
khi mới ra đời và phát triển, tàu bay đã được sử dụng vào hai mục đích chủ yếu đó là
mục đích dân sự (vận chuyển hành khách, hàng hóa) và mục đích quân sự (chiến
tranh) [24, tr31]. Nếu như với mục đích dân sự, tàu bay là loại phương tiện vận tải có
thể chuyên chở rất thuận tiện với tốc độ tối ưu thì đối với mục đích quân sự, tàu bay
được sử dụng như một loại vũ khí vô cùng nguy hại. Với khả năng di chuyển cơ động
và linh hoạt của mình, tàu bay có khả năng xâm nhập sâu vào lãnh thổ, do thám, trinh
sát hoạt động và gây áp đảo đối phương từ trên không. Đồng thời, tàu bay cũng được
sử dụng là loại phương tiện vận tải chuyên chở vũ khí, quân đội, lương thực và trang
thiết bị cần thiết khác phục vụ cho các cuộc chiến tranh một cách nhanh chóng [26,
tr11]. Bởi thế, khi tàu bay được sử dụng vào mục đích quân sự, không quá khi nói
rằng đây là một nguồn nguy hiểm cao độ đối với hòa bình và an ninh thế giới.
Ngày nay, khi trật tự thế giới mới được thiết lập theo hướng đa cực, các quốc
gia tăng cường giao lưu và hợp tác quốc tế về mọi mặt, tàu bay và hoạt động hàng
không vẫn được quan tâm với hai mục đích dân sự và quân sự. Tuy nhiên với mục
đích quân sự, tàu bay được các quốc gia quan tâm chế tạo trên cơ sở thành tựu của
khoa học kỹ thuật hiện đại và được sử dụng nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Bên cạnh đó, nguồn nguy hiểm cao độ của tàu bay và hoạt động hàng không
còn đe dọa đến các quốc gia ở các lĩnh vực khác. Việc xả nhiên liệu, thả hành lý
hoặc các đồ vật khác từ tàu bay có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường và an toàn ở mặt đất cho người và tài sản. Việc vận chuyển hàng nguy hiểm,
vũ khí, dụng cụ chiến tranh hay vật liệu phóng xạ bằng đường hàng không cũng
tiềm ẩn những nguy cơ mà hậu quả của nó có thể ảnh hưởng trên diện rộng [18,
tr117]. Không dừng lại ở đó, thông qua hoạt động hàng không, quá trình giao lưu và

10



hợp tác quốc tế được đẩy mạnh cũng đặt ra những thách thức lớn đối với các quốc
gia trong việc cạnh tranh về kinh tế giữa sản phẩm, nhà đầu tư trong nước hay ngoài
nước, việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội cũng như bản sắc văn hóa dân tộc trước xu
thế hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay.
Như vậy, kể từ khi chính thức ra đời và phát triển đến ngày nay, hoạt động
hàng không đã chứng tỏ được vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc thúc
đẩy sự phát triển của thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng. Tuy nhiên, bên
cạnh những thuận lợi thì nhân loại cũng gặp những khó khăn, thách thức không nhỏ
trong việc giữ gìn, bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới cũng như tính mạng, tài sản và
các lợi ích hợp pháp trước những mối nguy cơ tiềm ẩn mà hoạt động này đem lại.
1.1.2. Yêu cầu tội phạm hóa một số hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không
Cùng với việc chế tạo ra tàu bay, con người với sự thông minh và óc sáng tạo
của mình cũng tích cực tạo ra những quy định, chuẩn mực riêng để vận hành tàu
bay và hoạt động của nó một cách thống nhất và đạt được hiệu quả tối ưu. Nhưng
cũng chính con người là nhân tố có thể phá vỡ những quy tắc, tiêu chuẩn đó thông
qua những hành vi can thiệp vào hoạt động hàng không. Những hành vi can thiệp
trái pháp luật vào hoạt động HKDD được pháp luật quốc tế gọi là “hành vi can thiệp
bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng”. Vấn đề này đã từng bước được
thể hiện trong một số các Điều ước quốc tế về HKDD dưới những hình thức và
phạm vi điều chỉnh khác nhau.
Tại Công ước Tokyo về các hành vi phạm tội và một số hành vi khác thực
hiện trên tàu bay năm 1944, “hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng
không dân dụng” được xem là “hành vi chiếm giữ bất hợp pháp tàu bay”, cụ thể:
“Khi một người trên tầu bay đã có hành vi sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực bất hợp pháp để can thiệp, chiếm giữ hoặc để thực hiện các hành vi sai trái
khác đối với việc kiểm soát một tầu bay đang bay hoặc khi một hành vi như vậy sắp
được thực hiện, thì các Quốc gia ký kết phải áp dụng tất cả các biện pháp thích hợp

để lấy lại quyền kiểm soát tầu bay đó cho người chỉ huy hợp pháp của tầu bay...”.

11


Đến Công ước Montreal nhằm ngăn chặn những hành vi bất hợp pháp chống
lại an toàn hoạt động HKDD năm 1971, những hành vi can thiệp bất hợp pháp vào
hoạt động HKDD đã được quy định khá rõ ràng và cụ thể, đó là hành vi: “(a) thực
hiện hành vi bạo lực đối với một người đang ở trên tầu bay trong khi bay mà hành
động đó sẽ gây nguy hiểm đến an toàn của tầu bay đó; hoặc (b) phá huỷ tầu bay
đang sử dụng hoặc làm hỏng tầu bay như vậy dẫn đến mất khả năng bay hoặc sẽ
gây mất an toàn của tầu bay trong khi bay; hoặc (c) đặt hoặc chỉ đạo đặt vào tầu
bay đang sử dụng, dù bằng bất cứ phương thức nào, một thiết bị hoặc chất sẽ phá
huỷ tầu bay hoặc gây thiệt hại cho tầu bay dẫn đến làm mất khả năng bay,...”
Luật HKDD Việt Nam năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2014 cũng đưa ra định
nghĩa khá cụ thể về hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD tại Khoản
2, Điều 190 như sau:
Hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động HKDD là hành vi có
khả năng uy hiếp an toàn hoạt động HKDD, bao gồm một trong các hành
vi sau đây: a) Chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay đang bay; b) Chiếm đoạt
bất hợp pháp tàu bay trên mặt đất; c) Sử dụng tàu bay như một vũ khí; d)
Bắt giữ con tin trong tàu bay hoặc tại cảng hàng không, sân bay; đ) Xâm
nhập trái pháp luật vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay...; e) Đưa vật
phẩm nguy hiểm vào tàu bay, cảng hàng không, sân bay và khu vực hạn
chế khác trái pháp luật... g) Cung cấp thông tin sai đến mức uy hiếp an
toàn của tàu bay đang bay hoặc trên mặt đất...; h) Cố ý thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật uy hiếp đến an toàn khai thác tàu bay; khai thác cảng
hàng không, sân bay [36]; [39].
Thực tế, từ khi được ra đời và phát triển cho đến ngày nay, ngành hàng không
thế giới đã phải đấu tranh chống lại sự tác động của nhiều hành vi can thiệp bất hợp

pháp để lại những hậu quả nặng nề đối với lịch sử nhân loại. Những nghiên cứu cho
thấy, trong số các nguyên nhân dẫn đến tai nạn hàng không, bên cạnh nguyên nhân
do lỗ hổng của hệ thống quản lý an toàn thì yếu tố con người chính là nguyên nhân
chủ yếu gây ra các vụ tai nạn (trong số 04 tai nạn thì có 03 tai nạn liên quan đến các

12


lỗi sai về tính năng do những người khỏe mạnh và được huấn luyện phù hợp gây
ra). Yếu tố con người được đánh giá là phần linh hoạt nhất và dễ thích ứng nhất
trong hệ thống hàng không, nhưng nó cũng là yếu tố dễ bị tổn thương nhất có thể
gây ảnh hưởng bất lợi đến năng lực con người [21, tr73]. Lịch sử ngành hàng không
thế giới và trong nước chứng minh nhiều hành vi can thiệp bất hợp pháp đến hoạt
động hàng không xuất phát từ yếu tố con người như:
Vụ khủng bố Lockerby của Hãng hàng không PanAm - một trong những vụ
tấn công khủng bố tệ hại nhất chống lại nước Mỹ. Ngày 21/12/1988, chiếc máy bay
Boeing 747-121 mang số hiệu N739PA của Hãng hàng không PanAm (Mỹ) đang
thực hiện chuyến bay lịch trình từ London tới sân bay quốc tế John F. Kennedy đã
bất ngờ bị nổ tung khi đang bay trên bầu trời thành phố Lockerby, Anh. Vụ nổ xảy
ra do một loại chất nổ plastic nặng khoảng 340-450g phát nổ ở khoang chứa hàng
khiến chiếc máy bay nhanh chóng bị phá hủy hoàn toàn. 270 nạn nhân gồm toàn bộ
hành khách và phi hành đoàn đến từ 21 quốc gia đã thiệt mạng. Theo kết luận điều
tra, Abdul-Basit al Megrahi là sĩ quan tình báo Libya và đã lợi dụng vỏ bọc Trưởng
đơn vị an ninh của Hãng hàng không LAA (Libya) để đưa vali gài bom lên máy
bay. Ông này sau đó bị kết án tù chung thân vì tội đặt bom khủng bố [44].
Hơn một thập kỷ sau, nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung lại phải chứng
kiến một vụ khủng bố vô cùng đẫm máu bằng việc sử dụng vũ khí là máy bay. Sáng
ngày 11/9/2001, 19 tên không tặc chiếm quyền kiểm soát bốn chiếc máy bay thương
mại của Mỹ và điều khiển chúng lao vào các mục tiêu đã được định sẵn. Vụ tấn
công đầu tiên là chuyến bay số 11 của Hãng hàng không American Airlines đâm

vào tòa tháp phía Bắc của Trung tâm thương mại thế giới lúc 08 giờ 46 phút (giờ
địa phương). Hơn 15 phút sau đó, chuyến bay thứ hai mang số hiệu 175 của United
Airlines cũng đâm vào tòa tháp phía Nam của Trung tâm thương mại thế giới. Chưa
dừng lại ở đó, lúc 09 giờ 37 phút (giờ địa phương), một nhóm không tặc khác điều
khiển chiếc máy bay mang số hiệu 77 của Hãng American Airlines lao thẳng vào
Lầu Năm Góc. Vụ va chạm đã làm 125 người thiệt mạng và Tòa tháp phía Nam của
Trung tâm thương mại gần như gãy làm đôi. Không lâu sau thời điểm ba vụ tấn
công trên xảy ra, chiếc máy bay thứ 4 mang số hiệu 93 của Hãng United Airlines

13


đâm thẳng xuống cánh đồng ở Shanskville, Pennsylvania lúc 10 giờ 03 phút (giờ địa
phương) sau khi các hành khách và phi hành đoàn trên máy bay vật lộn với những
kẻ không tặc để giành quyền kiểm soát máy bay. Theo dự kiến, chiếc máy bay thứ 4
này sẽ nhằm vào tòa nhà Quốc hội Mỹ - đồi Capitol hoặc Nhà Trắng [48].
Vụ tấn công khủng bố đã làm 3.000 người thiệt mạng, 19 tên không tặc không
kẻ nào sống sót. Ba tòa tháp trong khu Trung tâm thương mại thế giới đổ sập vào
ngày bị tấn công, người dân vô cùng hoảng loạn. Nước Mỹ rơi vào tình trạng hỗn
loạn, mọi giao thông đường không dân sự quốc tế bị cấm dừng ở Mỹ trong suốt ba
ngày. Đặc biệt, thành phố New York ở trong tình trạng báo động, giới chức Mỹ ra
lệnh phong tỏa tất cả các đường hầm và cầu trong phạm vi toàn thành phố [49]. Vụ
khủng bố sau đó đã được điều tra làm rõ do mạng lưới khủng bố Al-Qaeda dưới sự
lãnh đạo của Osama bin Laden gây ra.
Không chỉ trên thế giới, ngành hàng không Việt Nam cũng từng là đối tượng
của các hành vi can thiệp bất hợp pháp. Trong ba năm 1977, 1978, 1979, ngành
HKDD còn non trẻ của nước ta đã phải liên tiếp đối phó với những vụ cướp tàu bay
đặc biệt nguy hiểm. Ngày 29/9/1977, bốn tên sĩ quan của chế độ cũ đã khống chế tổ
lái của tàu bay DC 3 mang số hiệu 509 đang từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Rạch Giá
và yêu cầu bay sang Singapore. Rất may, vụ việc đã được xử lý và ứng phó kịp thời.

Ngày 28/6/1978, chiếc máy bay chở khách mang số hiệu VNC 501 với hành trình từ
sân bay Đà Nẵng đi Buôn Ma Thuột rồi đến thành phố Hồ Chí Minh cũng bất ngờ
bị bốn tên không tặc cầm lựu đạn cùng súng ngắn và dao nhọn tấn công với mục
đích cướp máy bay để đi nước ngoài [43]. Tổ lái năm người của chuyến bay đã
quyết không để máy bay rơi vào tay kẻ tấn công và báo với đài chỉ huy xin phép
được quay trở lại sân bay Đà Nẵng. Trong lúc máy bay chuẩn bị hạ cánh tại sân bay
Đà Nẵng, bốn tên cướp biết việc cướp máy bay không thành nên đã cho nổ lựu đạn
ở sàn máy bay nhằm phá hủy máy bay. Bốn tên thực hiện cướp máy bay kẻ thì chết
do lựu đạn, kẻ thì nhảy khỏi máy bay hòng tẩu thoát khi mục tiêu không thành. Qua
quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã phát hiện ra kẻ chủ mưu và bốn tên đồng
phạm khác. Những đối tượng này đều đã bị đưa ra xét xử với mức án tử hình và tù
có thời hạn từ 2 năm đến 8 năm [44].

14


Một vụ khủng bố gây chấn động khác trong ngành hàng không Việt Nam đó là
vụ việc xảy ra ngày 07/2/1979 trên chuyến bay AN 24, số hiệu 226 của Hãng hàng
không quốc gia Việt Nam đang bay từ Đà Nẵng về Tân Sơn Nhất. Sáu tên không tặc
đã dùng lựu đạn khống chế tiếp viên và yêu cầu tổ lái bay ra nước ngoài. Nhân viên
an ninh Nguyễn Đắc Thoại thực hiện nhiệm vụ trên chuyến bay đã khống chế và
bắn chết bốn tên không tặc, vô hiệu hóa hai tên còn lại, hành khách và máy bay
được hạ cánh an toàn tại sân bay Pleiku [49].
Trên đây chỉ là một vài trong số nhiều hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không diễn ra trong lịch sử hàng không Việt Nam nói riêng và thế giới
nói chung. Tai nạn và sự cố xảy ra phải trả giá bằng tiền, mặc dù việc mua “bảo
hiểm” có thể phân tán cái giá của tai nạn trong một khoảng thời gian, nhưng các vụ
tai nạn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến kinh doanh, ngoài ra còn có những giá trị khác
không thể bù đắp [18, tr160]. Những đau thương, mất mát, những nỗi ám ảnh và lo
sợ về một thế giới đầy rẫy máu và nước mắt bởi những vụ khủng bố bằng đường

hàng không mới là thiệt hại vô cùng to lớn không gì bù đắp được mà xã hội loài
người từng phải gánh chịu. Bởi vậy, vấn đề quản lý an toàn được đánh giá điều kiện
tiên quyết và là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động hàng không. Thực tế đó
cũng đòi hỏi phải đề ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa, ngăn chặn và trừng trị
nghiêm minh những hành vi can thiệp bất hợp pháp gây mất an toàn của hoạt động
này. Tội phạm hóa hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không là một
trong những yêu cầu bức thiết cần đặt ra để giải quyết vấn đề trên.
Trong khoa học pháp lý nước ta, tội phạm hóa được hiểu “là việc ghi nhận về
mặt lập pháp trong luật hình sự một hành vi nào đó là tội phạm và quy định biện
pháp cưỡng chế về hình sự tương ứng đối với việc thực hiện hành vi đó” [10, tr51].
Đặt trong bình diện mối quan hệ với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không, tội phạm hóa các hành vi này là nhiệm vụ quan trọng của pháp
luật quốc gia, bởi lẽ các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không
có thể gây ảnh hưởng đến quyền con người - giá trị cao quý nhất của nền văn minh
nhân loại, đồng thời nó cũng có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, của nhà
nước - cơ sở để thực hiện và bảo đảm tôn trọng quyền con người. Mặt khác, do Luật
HKDD chỉ quy định về hoạt động HKDD (bao gồm các quy định về tàu bay, cảng

15


hàng không, sân bay, nhân viên hàng không, hoạt động bay, vận chuyển hàng
không, an ninh hàng không, trách nhiệm dân sự, hoạt động hàng không chung và
các hoạt động khác có liên quan đến HKDD) nên văn bản này không thể là cơ sở
pháp lý trực tiếp cho việc chống lại tội phạm. Như đã nhắc đến ở khái niệm “tội
phạm hóa” nói trên, quy định về tội phạm và hình phạt phải thông qua nguồn duy
nhất là BLHS. Tất cả các luật chuyên ngành muốn truy cứu TNHS hành vi vi phạm
pháp luật thuộc lĩnh vực riêng biệt của mình đều phải thông qua BLHS. Ngược lại,
khi xây dựng BLHS, cơ quan soạn thảo phải đánh giá một cách đầy đủ, cụ thể yêu
cầu tội phạm hóa của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác đã được

ban hành để có cơ sở cho việc đáp ứng yêu cầu này [31].
Bởi vậy, yêu cầu tội phạm hóa các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt
động hàng không là thực sự cần thiết và cấp bách để ngăn chặn và đẩy lùi sự gia
tăng nhanh chóng về số lượng và tính nguy hiểm cũng như mức độ thiệt hại của các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại tội phạm trong lĩnh vực hàng không
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không
Trong khoa học pháp lý nói chung, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định về sự
xuất hiện và tồn tại của tội phạm: tội phạm là hiện tượng xã hội gắn liền với sự ra
đời của nhà nước và xã hội có giai cấp. Đồng thời, bản Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền của Pháp cũng khẳng định: “Không có tội phạm, không có hình phạt nếu
không có luật quy định” [9]. Cùng với dòng chảy của khoa học pháp lý thế giới,
những vấn đề liên quan đến tội phạm luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà
lập pháp hình sự của mỗi quốc gia bởi những tác động tiêu cực mà nó mang lại. Với
pháp luật hình sự Việt Nam, trải qua hai lần pháp điển hóa chính thức, các nhà làm
luật đã cố gắng đưa ra những quy định chính xác, cụ thể và đầy đủ nhất để điều
chỉnh về tội phạm và những vấn đề có liên quan. BLHS quy định từ những vấn đề
chung về tội phạm đến những tội phạm cụ thể và TNHS đối với những hành vi
phạm tội ấy. Đây là kết cấu phổ biến được BLHS của nhiều quốc gia trên thế giới
áp dụng. Và để đưa ra định nghĩa phù hợp về các tội phạm liên quan đến lĩnh vực
hàng không, tác giả luận văn sẽ bắt đầu từ khái niệm tội phạm được quy định trong
BLHS Việt Nam hiện hành.

16


Điều 8, BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) định nghĩa về tội phạm:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ
luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn

lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [35]; [37].
Định nghĩa này được đưa ra trong Phần chung của BLHS và là định nghĩa
mang tính chất bao trùm đến những nội dung được điều chỉnh trong toàn BLHS.
Đối với Phần các tội phạm, định nghĩa chung về tội phạm là cơ sở thống nhất cho
việc xác định những loại tội phạm cụ thể được điều chỉnh bởi BLHS hiện hành,
đồng thời đây còn là cơ sở cho việc nhận thức và áp dụng đúng đắn những quy định
về từng tội phạm cụ thể [53, tr33].
Bên cạnh đó, những nghiên cứu về tội phạm cũng nhận được sự quan tâm lớn
của nhiều luật gia Việt Nam. Trong cuốn “Các nghiên cứu chuyên khảo về phần
chung luật hình sự (Phần IV)”, Tiến sĩ khoa học Lê Cảm đã đưa ra quan điểm một
cách chung nhất và nhận được nhiều sự đồng tình về khái niệm tội phạm: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực
TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý)” [10, tr22].
Với các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không được quy định tại
“Chương XIX. Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng” của BLHS
hiện hành nên cũng được xác định và điều chỉnh trên cơ sở định nghĩa chung về tội
phạm nói trên. Đồng thời, các tội phạm liên quan đến lĩnh vực hàng không cũng
mang đầy đủ năm đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản được đề cập trong định nghĩa chung về
tội phạm đó là: (1) tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, (2) tội phạm là hành vi
trái pháp luật hình sự, (3) tội phạm do người có năng lực TNHS, (4) đủ tuổi chịu
TNHS và (5) thực hiện một cách có lỗi [10, tr23-34]. Một hành vi gây ra thiệt hại cho
xã hội bị coi là tội phạm khi thỏa mãn các đặc điểm cơ bản này của tội phạm.

17



×