Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LƢU TUẤN ANH

PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN BẢO VỆ QUYỀN
CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC
Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số

: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ XUÂN SƠN

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƢỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên TS. Nguyễn Thị Xuân
Sơn đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi
hoàn thành Luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Luật
Quốc tế cùng thầy cô của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình
dạy dỗ, chỉ bảo kiến thức, kỹ năng trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện
Luận văn tại Khoa Luật.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện Luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô.
Học viên

Lƣu Tuấn Anh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Công ước quốc tế về bảo vệ người lao

ICRMW

động di trú và thành viên gia đình của họ
Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân

CEDAW


biệt đối xử chống lại phụ nữ
Tổ chức Lao động Quốc tế

ILO


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở
NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG .......................................................................9
1.1. Khái quát chung về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng .......................................................................................9
1.1.1. Khái niệm và một số thuật ngữ ..................................................................9
1.1.2. Đặc điểm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài ...................................................................................................................12
1.1.3. Vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài ...................................................................................................................13
1.2. Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ..................14
1.2.1. Khái niệm lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
............................................................................................................................14
1.2.2. Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng ....................................................................................................................14
1.2.3. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của lao động nữ 17
1.2.4. Đặc điểm một số quốc gia tập trung lao động nữ Việt Nam đi làm việc .18
1.2.5. Sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài ...............................................................................................22
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO

VỆ LAO ĐỘNG NỮ ĐI LÀM VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI .....................................26
2.1. Pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài ...............26
2.1.1. Khái quát pháp luật quốc tế về bảo vệ lao động nữ di trú ........................26
2.1.2. Nội dung một số Công ước của ILO về bảo vệ lao động nữ di trú ..........29


2.1.3. Nội dung một số Công ước của Liên Hợp Quốc về bảo vệ lao động nữ di
trú ........................................................................................................................32
2.1.4. Pháp luật của một số quốc gia tiếp nhận lao động nữ Việt Nam .............45
2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài ...........48
2.2.1. Lịch sử bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài trong pháp luật Việt
Nam ....................................................................................................................48
2.2.2. Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước
ngoài ...................................................................................................................51
2.2.3. Đánh giá pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng .......................................................................61
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NHẰM BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM
VIỆC Ở NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG ......................................................70
3.1. Thực trạng thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài ............................................................................................70
3.1.1. Giai đoạn trước khi lao động nữ Việt Nam ra nước ngoài làm việc ........70
3.1.2. Giai đoạn lao động nữ Việt Nam làm việc ở nước ngoài .........................74
3.1.3. Giai đoạn lao động nữ Việt Nam trở về nước sau khi kết thúc hợp đồng 78
3.2. Một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng .....................................................................................79
3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền của lao
động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .............................79
3.2.2. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của lao
động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .............................84

KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng hay còn gọi là xuất khẩu lao động, là một hoạt động kinh tế dưới
hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời
hạn, nhằm phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp ở các
quố c gia, vùng lãnh thổ đang rơi vào tình tr ạng thiế u lao đô ̣ng hoă ̣c giá nhân
công tại chỗ quá cao. Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, trong
tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, hoạt động này được bắt
đầu dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu, kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Theo thống kê của Bộ
Lao động- Thương binh và Xã hội, từ năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà
nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD [15], một
khoản tiền lớn tại thời điểm đó. Hoạt động này không chỉ góp phần giảm bớt
số người thất nghiệp trong nước mà còn giúp người lao động được tiếp cận
với công nghệ mới, gửi về nước một khối lượng hàng hóa tiêu dùng lớn,
giúp cải thiện cuộc sống của nhiều gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ đất
nước gặp khó khăn. Từ năm 1991, sau khi đổi mới cơ chế, hoạt động xuất
khẩu lao động đã phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ. Hiện nay, 3 quốc gia tại khu vực Đông Bắc Á bao gồm
Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 nước đứng đầu về tỷ lệ tiếp nhận
người lao động Việt Nam và dự kiến trong tương lai gần, đây vẫn là những
thị trường trọng điểm đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, có khoảng
80.000-100.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, trong

đó có khoảng 30 -35% là nữ và tỷ lệ này ngày càng gia tăng theo thời

1


gian[17]. Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài thường làm các ngành nghề
gắn chặt với nữ giới như giúp việc trong các gia đình, chăm sóc người già
trong các viện dưỡng lão, công nhân điện tử, công nhân dệt may... Việc bảo
vệ quyền lợi của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là quản lý, bảo vệ lao động nữ vì
đây là đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương, dễ bị xâm phạm đến quyền và
lợi ích, nhất là khi đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng
thể hệ thống pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này thì có thể thấy các nhà
làm luật mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng một khung pháp lý để điều
chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
chứ chưa có sự quan tâm một cách sâu sắc đến việc bảo vệ quyền lợi của
người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là đối với lao động nữ. Đây là
một phần nguyên nhân không nhỏ dẫn đến trên thực tế, lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài thường phải đối mặt với những vấn đề như quấy rối
và xâm phạm tình dục, lừa đảo và buôn người, bóc lột lao động, các quyền lợi
tối thiểu không được bảo đảm… Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, Bộ luật lao động 2012 cũng như nhiều
nghị định thông tư liên quan vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế và dường như
chưa đủ khả năng để giải quyết, khắc phục triệt để khiến cho những vấn đề
khó khăn đã tồn tại trong nhiều năm qua, ảnh hưởng không nhỏ đến chính
sách của Nhà nước trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực này cũng
như việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đặc biệt là lao
động nữ. Trong năm 2017, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành
kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc

ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, có thể thấy các nhà lập pháp của Việt Nam
đã nhận rõ những vướng mắc, khó khăn sau 10 năm ban hành, thực hiện Luật

2


này và những đòi hỏi cấp thiết trong việc nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy
định không còn phù hợp với thực tiễn.
Tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, tìm ra những
hạn chế còn tồn tại và từ đó, có những đề xuất sửa đổi, hoàn thiện pháp luật
Việt Nam về người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng là
việc làm rất cấp thiết hiện nay. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều đề
tài nghiên cứu khoa học về pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài
“Pháp luật và thực tiễn bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng” để làm Luận văn thạc sĩ cho mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tổng quan và đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện
hành trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt

Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

3


3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
* Tính mới:
Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng,
với sự phát triển trong nhiều năm gần đây cũng đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, luật gia cũng như toàn thể cộng đồng. Do vậy, ở
Việt Nam thời gian qua cũng đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học đề cập
đến lĩnh vực này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập một
cách tổng quát đến hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này chứ chưa có nhiều
đề tài nghiên cứu riêng và sâu sắc về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của lao động nữ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam và nghiên cứu nội
dung một số Công ước tiêu biểu về lao động di trú, Luận văn đưa ra những
nhận xét, đánh giá của tác giả về hiệu quả thực thi của pháp luật Việt Nam
vàmức độ hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế
trong việc bảo đảm quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, từ đó
đưa ra các giải pháp, kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam, nâng cao
hiệu quả bảo vệ lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Đóng góp của đề tài:
- Đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật quốc tế liên quan đến
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và

nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động
nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật quốc tế về lao động di trú và pháp
luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm
việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực trạng hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định cơ
bản của pháp luật quốc tế mà chủ yếu là một số Công ước của Liên Hợp Quốc
và ILO liên quan đến bảo vệ quyền của lao động nữ di trú;pháp luật Việt Nam
và thực trạng, trong đótập trung chủ yếu ở những quy định cơ bản liên quan
đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
5. Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật liên quan,
tiêu biểu như:
- Luận văn thạc sỹ luật học (2010), “Thực trạng và giải pháp hoàn
thiện pháp luật Việt Nam về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng”, của Lô Thị Phương Châm - học viên chuyên ngành
Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã đưa ra những nghiên
cứu cơ sở lý luận của việc bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng nói chung, phân tích và đánh giá thực trạng pháp
luật quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo vệ người lao động Việt Nam
đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong từng giai đoạn của tiến trình
di cư và đưa ra các biện pháp hoàn thiện.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2011), “Bảo vệ quyền và lợi ích của người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và pháp

luật một số nước hữu quan”, của Hoàng Kim Khuyên - học viên chuyên
ngành Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã thành
công trong việc phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản trong tư pháp quốc tế

5


về bảo vệ quyền và lợi ích của của người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài, thực trạng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật của
Đài Loan, Hàn Quốc và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện
- Luận văn thạc sỹ luật học (2013), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài”, của Hà Thị Nguyệt Quế học viên chuyên ngành Luật Quốc tế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn chủ yếu nghiên hệ thống quy phạm pháp luật của Việt Nam về bảo
vệ lao động nữ; một số điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về bảo vệ
phụ nữ, lao động nữ; hoạt động quản lý nhà nước về lao động; đề tài tập trung
vào một số quyền của lao động nữ cần có cơ chế bảo vệ kịp thời như bảo
hiểm xã hội, hợp đồng lao động, chế độ chăm sóc sức khỏe, an toàn vệ sinh
lao động.
- Luận văn thạc sỹ luật học (2014), “Hoàn thiện pháp luật về quyền của
người lao động di trú ở Việt Nam”, của Bùi Thị Hòa – học viên chuyên ngành
Pháp luật về quyền con người, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận
văn đề cập đồng thời pháp luật về quyền của người lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ góc
độ pháp luật về lao động di trú, đưa ra những nhận xét, đánh giá của tác giả về
mức độ hội nhập của pháp luật Việt Nam với pháp luật nhân quyền quốc tế
trong việc bảo đảm quyền của người lao động di trú.
- Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, “Lao động di trú trong pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2011.
Cuốn sách này bao gồm một số bài viết, công trình nghiên cứu của các giảng
viên của Khoa Luật và một số chuyên gia bên ngoài về những vấn đề liên

quan đến lao động di trú như xu hướng lao động di trú toàn cầu, khuôn khổ
pháp lý quốc tế về lao động di trú, bảo vệ lao động di trú ở khu vực Đông
Nam Á, tác động kinh tế - xã hội của di cư quốc tế tại Việt Nam.

6


- Trung tâm Quyền con người – Quyền công dân thuộc Khoa Luật –
Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS.TS Lê Thị Hoài Thu (Chủ biên), “Bảo đảm
quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2013. Cuốn sách đã đánh giá những thành tựu cũng như những bất
cập, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành trong việc bảo đảm quyền con
người trong lĩnh vực lao động để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hơn nữa việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực
lao động, đặc biệt chương VII đã đề cập đến vấn đề bảo đảm quyền của người
lao động di trú trong pháp luật lao động Việt Nam.
6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
- Pháp luật Việt Nam và thực trạng về bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và thực trạng
hiện nay.
- Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền của
lao động nữ di trú.
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật để phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.

Các phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết vấn đề được sử dụng
trong luận văn bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh.
7. Kết cấu của luận văn

7


Ngoài phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn bao gồ m 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng.
Chương 2: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ lao động
nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và một số giải pháp nhằm bảo
vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

8


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG NỮ VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở
NƢỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

1.1. Khái quát chung về hoạt động đƣa ngƣời lao động Việt Nam đi làm
việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng
1.1.1. Khái niệm và một số thuật ngữ
Thuật ngữ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở
nước ngoài” được sử dụng chính thức lần đầu tiên trong Nghị định số
370/HĐBT ngày 09/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành quy
chế về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Sau đó, Bộ luật lao động năm 1994 được ban hành đã sử dụng thuật ngữ “đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” và được sử dụng phổ
biến trong các văn bản pháp luật của Việt Nam.
Hiện nay trong Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng 2006, hai thuật ngữ chính thức được sử dụng song song là
“đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” và
“xuất khẩu lao động”. Theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng 2006 và các văn bản hướng dẫn, hoạt động đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hiểu
là hoạt động cá nhân tự đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân hoặc
là hoạt động được tiến hành bởi các doanh nghiệp, tổ chức nhằm đưa người
lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trên cơ sở sự thỏa thuận bằng văn
bản giữa người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức có thẩm quyền của
Việt Nam. Kết quả của hoạt động này là các quan hệ lao động được hình
thành giữa người lao động Việt Nam và doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài là
người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động giữa các bên.

9


Về việc sử dụng thuật ngữ “xuất khẩu lao động”, trong một số văn bản
pháp luật điều chỉnh hoạt động đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài đã sử dụng thuật ngữ này để thay thế cho thuật ngữ “đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Mặc dù về mặt bản
chất, sức lao động cũng được xem như một loại hàng hóa, tuy nhiên đây
không phải là một loại hàng hóa thông thường mà đó là tài sản vô hình tồn tại
bên trong người lao động và gắn liền với nhân thân, vì thế nên việc dùng cụm
từ “xuất khẩu” có hàm ý coi sức lao động như một loại hàng hóa thông
thường có thể vận chuyển được dường như chưa phù hợp. Hơn nữa, cả cụm từ
“xuất khẩu lao động” rất dễ gây hiểu lầm rằng người lao động chính là hàng

hóa có thể xuất khẩu được. Vì vậy, có lẽ trong các văn bản pháp luật chỉ nên
sử dụng thuật ngữ “đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng” để có thể phù hợp và làm rõ bản chất của hoạt động này.
Ở cấp độ quốc tế, thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn kiện
pháp lý quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia khác là “lao động di cư”
hoặc “lao động di trú” (migrant workers). Hai khái niệm “di trú” và “di cư”
không có sự phân biệt rõ ràng, đều được dịch từ thuật ngữ “Migrant worker”
nhưng khi dịch sang tiếng Việt có hai cách dịch khác nhau. Điều 2 của Công
ước quốc tế về bảo vệ người lao động di trú và thành viên gia đình của họ
(ICRMW) định nghĩa: Người lao động di trú là một người đã, đang và sẽ làm
một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là
công dân. Có thể hiểu thuật ngữ này dùng để chỉ tình trạng người lao động từ
nước này sang nước khác làm việc trong một thời gian nhất định, những
người lao động di trú thường không có ý định ở lại lâu dài tại quốc gia hoặc
vùng nơi họ làm việc và thuật ngữ này không bao hàm người lao động đến
làm việc ở một nơi khác vẫn thuộc nước mà người đó là công dân bởi người
lao động di chuyển để làm việc trong phạm vi một quốc gia là vấn đề mang

10


tính nội bộ của quốc gia đó nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Công
ước. “Lao động di trú” mang tính đa dạng, bao gồm cả hình thức đi làm việc
ở nước ngoài một cách hợp pháp thông qua hợp đồng với các doanh nghiệp,
tổ chức và hình thức bất hợp pháp như vượt biên bằng đường bộ, đường thủy
ra nước ngoài làm việc hoặc đi du lịch để tìm cách trốn ở lại. Trong phạm vi
của luận văn này, thuật ngữ “lao động di trú” và “lao động nữ di trú” (women
migrant workers) cũng được sử dụng thay thế cho thuật ngữ “lao động đi làm
việc ở nước ngoài” và “lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài” trong một số
tình huống nhất định.

Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là
một quy trình gồm nhiều giai đoạn, nhiều chủ thể khác nhau tham gia bao
gồm: a) Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; b) Doanh
nghiệp, tổ chức Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ; c)
Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động.
Trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài thì hoạt động dịch vụ do các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện
là chủ yếu. Hoạt động này bắt đầu từ khi chủ thể làm dịch vụ đưa người lao
động đi nước ngoài tiến hành các hoạt động tuyển dụng lao động Việt Nam để
giới thiệu cho các đối tác nước ngoài đang có nhu cầu sử dụng lao động. Sau,
đó chủ thể làm dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài sẽ tổ chức các hoạt
động đào tạo hoặc dạy nghề cho người lao động để họ có được những kiến
thức và kỹ năng cần thiết. Đồng thời, chủ thể làm dịch vụ đưa lao động đi
nước ngoài cũng phải tiến hành các thủ tục cần thiết để người lao động có thể
xuất cảnh khỏi Việt Nam và nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động. Cuối
cùng, sau khi người lao động đã chấm dứt việc thực hiện hợp đồng lao động
tại nước ngoài thì họ sẽ quay trở về Việt Nam.

11


1.1.2. Đặc điểm hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài
Thứ nhất, quan hệ phát sinh trong hoạt động đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài là một loại quan hệ phát sinh trong lĩnh vực lao
động, vì vậy nó được điều chỉnh bởi pháp luật lao động. Bên cạnh đó, hoạt
động này còn chịu sự điều chỉnh của luật dân sự (về hợp đồng, bảo lãnh, tiền
ký quỹ,...), luật hành chính (về vấn đề xuất, nhập cảnh, xử lý vi phạm hành
chính), luật hình sự (đối với các vi phạm hình sự), luật tố tụng dân sự (đối với
vấn đề giải quyết tranh chấp),...

Thứ hai, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài là một hoạt động mang tính chất kinh tế - xã hội. Trước hết, đây là một
hoạt động mang tính chất kinh tế vì đây là một trong những giải pháp quan
trọng nhằm giải quyết vấn đề lao động của nước phái cử cũng như nước tiếp
nhận lao động, làm tăng nguồn ngoại tệ và mang đến nhiều lợi ích kinh tế
khác, hoạt động này chịu sự điều tiết và ảnh hưởng của các quy luật kinh tế
thị trường. Đồng thời hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài cũng là hoạt động liên quan trực tiếp đến người lao động nên cũng
gắn liền với cuộc sống của họ. Do vậy, các chính sách của pháp luật trong
hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải kết
hợp với chính sách xã hội để có thể bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động.
Thứ ba, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài không thể tách rời lợi ích của Nhà nước. Trong hoạt động đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì lợi ích của người lao động chính
là các khoản thu nhập, còn đối với các doanh nghiệp là khoản thu được từ các
hoạt động dịch vụ. Ngoài lợi ích trực tiếp đối với người lao động và doanh
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì lợi ích của Nhà nước

12


cũng cần được tính đến, thể hiện ở khoản ngoại tệ mà người lao động gửi về
nước cũng như thuế thu nhập. Vì vậy nên các quy định của pháp luật trong
lĩnh vực này cần phải đảm bảo sự hợp lý và hài hòa về lợi ích giữa các bên.
1.1.3. Vai trò của hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài
Đối với người lao động, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài là hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cho chính bản
thân người lao động, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân

và gia đình của họ, thu nhập của lao động làm việc ở nước ngoài thường cao
hơn nhiều lần so với lao động bình thường trong nước, số tiền tiết kiệm được
sau vài năm làm việc là một con số không nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài,
đây là một hoạt động kinh doanh thuần tuý nên lợi ích mà họ đạt được là các
khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động này.
Đối với Nhà nước và xã hội, hoạt động đưa người lao động Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn ngoại tệ
quốc gia và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Việt Nam
có nguồn lao động dồi dào và trẻ. Việc thực hiện chính sách đưa người lao
động ra nước ngoài làm việc sẽ tạo cơ hội để sử dụng số lao động thất
nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ tại nước khác, mang lại thu
nhập cho người lao động; đồng thời góp phần làm tăng thu nhập quốc gia.
Lượng kiều hối của Việt Nam năm 2016 là hơn 13 tỷ đô la Mỹ, chiếm 6,7%
GDP. Năm 2016, Việt Nam đứng thứ 11 trong tổng số các quốc gia có lượng
kiều hối chuyển về nhiều nhất, là một trong những quốc gia có thu nhập lớn
từ xuất khẩu lao động [39].
Ngoài ra, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài cũng góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng lao động. Khi đi làm việc

13


ở nước ngoài, người lao động được trang bị một khối lượng kiến thức học vấn
và ngoại ngữ cơ bản. Khi được làm việc trong môi trường công nghiệp hiện
đại, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp
của họ ngày càng được nâng cao. Sau một thời gian làm việc ở nước ngoài,
trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, phong cách làm việc, trình độ ngoại ngữ và
vốn hiểu biết của người lao động được nâng cao vượt bậc.
1.2. Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng

1.2.1. Khái niệm lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể
về lao động nữ Việt Nam nói chung và lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng nói riêng. Xét dưới góc độ sinh học, lao động nữ có
thể hiểu là người lao động có “giới tính nữ”, sự khác biệt về giới là đặc điểm
riêng biệt nhất để phân biệt lao động nữ và lao động nam. Xét về mặt pháp lý,
Bộ luật lao động 2012 quy định “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở
lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương
và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”, như vậy pháp
luật Việt Nam quy định người lao động chỉ cần đủ 15 tuổi trở lên, tuy nhiên
quy định về độ tuổi tại các nước tiếp nhận người lao động là khác nhau, đa số
đều quy định phải đủ 18 tuổi trở lên. Khoản 1, Điều 3, Luật người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 quy định người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “là công dân Việt
Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước
ngoài theo quy định của Luật này”, từ đó có thể định nghĩa lao động nữ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: Lao động nữ Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam, mang giới tính
nữ, từ đủ 15 tuổi trở lên (hoặc nhiều hơn theo quy định của nước tiếp nhận lao

14


động), cư trú tại Việt Nam, có khả năng lao động, có đủ các điều kiện khác
theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người
lao động, đi làm việc ở nước ngoài và được trả lương, chịu sự quản lý của
người sử dụng lao động và các bên liên quan.
1.2.2. Đặc điểm của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng

Lao động nữ chiếm khoảng một phần ba tổng số lao động Việt Nam ở
nước ngoài.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,
trong 3 năm 2014-2016, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài xấp xỉ
350 nghìn người. Riêng năm 2016 đã có 126.296 lao động Việt Nam đi làm
việc ở nước ngoài trong đó, có 46.029 là lao động nữ, chiếm 36,45% tổng
số lao động[24].
Tuổi, học vấn và cơ cấu ngành nghề
Tài liệu tóm tắt của Quỹ Phát triển Phụ nữ của Liên Hiệp Quốc năm
2010 về quyền con người của phụ nữ trong khu vực ASEAN cho biết đa số
lao động nữ di cư thường còn trẻ và nghèo, tuổi từ 20-39 khi di cư [18]. Về
trình độ văn hóa, lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu là trình độ tốt
nghiệp trung học phổ thông và thường làm các ngành nghề gắn chặt với nữ
giới như giúp việc gia đình, chăm sóc người già, công nhân điện tử, công
nhân may,…Đa phần lao động nữ đều có học vấn không cao, không được
tham gia các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về nghề nghiệp và thiếu kiến
thức về pháp luật, lao động nữ có trình độ chuyên môn cao chỉ chiếm số
lượng rất nhỏ.
Thị trường lao động chủ yếu là các nước châu Á có thu nhập trung bình.
Lao động nữ Việt Nam đi làm việc chủ yếu ở 3 thị trường trọng điểm là
Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra còn một nước khác như Ma-lai-xi-

15


a, A-rập Xê-út, Lào,… Thu nhập của người lao động ở các thị trường này mặc

dù ổn định nhưng chỉ ở mức trung bình, không cao như thu nhập ở một số
nước như Ô-xtơ-rây-li-a hay CHLB Đức.
Bảng 1: Tình hình lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài/vùng

lãnh thổ bên ngoài và mức thu nhập trung bình hàng tháng năm 2014 [8]
Số

Tên nƣớc/vùng lãnh Số lao động
Lƣơng
Thu nhập khác
thổ có lao động
Việt Nam
trung bình
trung bình
TT
Việt Nam
đang làm việc (USD/tháng) (USD/tháng)
1
Đài Loan
138926
650
200
2

Hàn Quốc

54392

1000

250

3


Nhật Bản

26164

1400

200

4

Ma-lai-xi-a

20108

300

111

5

A-rập Xê-út

16251

320

100

6


Lào

15532

300

113

7

Macao

13205

550

160

8

Cam-pu-chia

12335

250

94

9


UAE

9137

320

100

10

Cộng hòa Síp

2809

491

200

11

Liên bang Nga

1452

800

200

12


Ca-ta

1153

320

100

13

Li-bê-ri-a

883

350

130

14

Bê-la-rút

680

491

200

15


Xinh-ga-po

399

700

16

I-ta-li-a

355

875

20

17

Bồ Đào Nha

145

620

100

18

Hoa Kỳ (thuyền viên)


129

400

300

19

Đan Mạch

129

20

CHLB Đức

102

1137

21

Ô-xtơ-rây-li-a

101

4000

16


800


22

Xlô-va-ki-a

26

450

100

23

Man-ta

10

650

100

24

Ba Lan

7

446


100

Sự di trú của lao động chỉ là tạm thời, buộc phải về nước sau khi hết
hạn hợp đồng.
Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thường trong một
khoảng thời gian từ 2-3 năm theo thời hạn của hợp đồng. Khi hết hạn hợp
đồng, lao động buộc phải trở về Việt Nam, các nước tiếp nhận lao động
thường không chấp nhận việc cư trú bất hợp pháp của lao động.
1.2.3. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của lao
động nữ
Lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các
hình thức được quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng như sau [4; Điều 6]:
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ
chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài;
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh
nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm
việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
- Hợp đồng cá nhân.
Ngoài ra, thực tế hiện nay còn một hình thức với tên gọi mới là tu
nghiệp sinh hay thực tập sinh. Đây thực chất cũng là một hình thức người lao

17



động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ
nhưng khác biệt ở chỗ đây là chương trình đào đạo do chính phủ Nhật Bản,
Hàn Quốc viện trợ giúp đỡ để tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực
trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, tuy nhiên chương trình này rất khắt
khe trong việc tuyển chọn người lao động, yêu cầu cao về ngoại ngữ và những
quy định nghiêm ngặt khi làm việc.
Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được chủ yếu thoả thuận trong ba loại hợp
đồng cơ bản sau đây [4; Điều 3]:
- Hợp đồng cung ứng lao động giữa doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người sử dụng lao động.
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giữa doanh
nghiệp, tổ chức Việt Nam đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và
người lao động Việt Nam.
- Hợp đồng lao động giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng
lao động.
1.2.4. Đặc điểm một số quốc gia tập trung lao động nữ Việt Nam đi làm việc
3 quốc gia Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc hiện nay là 3 thị trường
trọng điểm, nơi có nhiều lao động nữ Việt Nam làm việc nhất. Theo thống kê
của Cục quản lý lao động ngoài nước trong năm 2016, trên tổng số 126.296
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, có 68.244 người lao động
đi làm việc ở Đài Loan, 39.938 người lao động đi làm việc ở Nhật Bản và
8.482 người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc [24].
Lý do 3 quốc gia trên trở thành thị trường trọng điểm đối với lao động
Việt Nam là vì những sự tương đồng về văn hóa, khoảng cách địa lý gần và
thu nhập trung bình, ổn định.
1.2.4.1. Đài Loan

18



Đài Loan là một hòn đảo cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Quốc
khoảng 160 km. Đài Loan được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của Trung
Quốc qua eo biển Đài Loan, cách Phi-líp-pin 350 km về phía Nam và cách
Nhật Bản 1070 km về phía Bắc. Đài Loan có diện tích 35.883 km2, dân số
tính đến năm 2011 ước tính khoảng 23,2 triệu người, ngôn ngữ sử dụng chính
thức là tiếng Hoa phổ thông và tiếng địa phương là tiếng Đài Loan. Phong tục
tập quán của người Đài Loan rất gần gũi với phong tục tâp quán của người
Việt Nam, thời gian tính theo cả dương lịch và âm lịch, phong tục cúng lễ, đốt
hương và vàng mã vào ngày rằm, mùng 1, ngày giỗ thờ cúng tổ tiên. Trong
một gia đình thường sống chung các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cháu.
Lao động nữ Việt Nam làm việc tại Đài Loan chủ yếu làm giúp việc
trong các gia đình hay làm hộ lý, điều dưỡng viên tại các trung tâm chăm sóc
sức khỏe cho người cao tuổi, người bệnh. So với các thị trường lao động khác,
tỷ lệ lao động nữ Việt Nam làm việc ở thị trường Đài Loan đông nhất và tình
trạng làm việc ổn định hơn vì mức thu nhập khá, chi phí sinh hoạt rẻ, thị
trường lao động Đài Loan có yêu cầu tuyển chọn không khắt khe như một số
thị trường khác, ngay cả lao động phổ thông chưa có tay nghề vẫn có rất
nhiều cơ hội được đi lao động. Đặc biệt với những lao động có tay nghề, cơ
hội đi làm việc gần như là 100%. Trung bình lao động từ khi nhập học đến
thời điểm xuất cảnh chỉ vào khoảng 2 đến 4 tháng, thậm chí nhanh hơn.
Từ ngày 01/07/2015, mức lương cơ bản của người lao đô ̣ng đi làm viê ̣c
tại Đài Loan sẽ được tăng lên

20.008 đài tệ/tháng (khoảng 14 triệu đồng),

chưa tính làm thêm. Song song với việc tăng lương cơ bản thì mức phí BHYT
và BHLĐ cho người lao đô ̣ng làm viê ̣c ta ̣i Đài Loan cũng được tăng theo. Với
những chính sách tăng lương cơ bản và tăng mức phí đóng BHYT


, BHLĐ

giúp cải thiện đời sống cho người lao động, Đài Loan vẫn là thị trường hấp
dẫn và thu hút đươ ̣c nhiề u sự quan tâm của nhiều lao động Việt Nam [19].

19


×