Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh huyện Phục Hòa Tỉnh Cao Bằng (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.22 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LÂM VĂN HÀNH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN

TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÁCH LINH,
HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: Kinh tế& PTNT

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

LÂM VĂN HÀNH
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN

TRỒNG MÍA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÁCH LINH,
HUYỆN PHỤC HÒA, TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa

: Chính Quy
: Kinh tế nông nghiệp
: K43 - KTNN
: Kinh tế& PTNT

Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: 2011 - 2015
: Th.S Đặng Thị Thái

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT. Cảm ơn các
thầy giáo, cô giáo đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi
xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tân tình của ThS. Đặng Thị Thái đã giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xuất
phát từ nguyện vọng bản thân và được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT tôi về thực tập tại UBND xã
Cách Linh để hoàn thành đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ nông
dân trồng mía trên địa bàn xã Cách Linh, huyện Phục Hòa, Tỉnh Cao
Bằng” .
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn các cán bộ, công chức của UBND xã
Cách Linh cùng toàn thể các hộ nông dân trên địa bàn xã đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành công việc trong thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Trong suốt quá trình nghiên cứu vì lý do chủ quan hoặc khách quan nên
khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.
Xin chân thành các ơn!
Thái Nguyên, tháng 06, năm 2015.
Sinh viên

Lâm Văn Hành



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất mía trên thế giới từ năm 1990 – 2009. .................16
Bảng 2.2 Top 20 quốc gia sản xuất mía đườnghàng đầu thế giới năm 2008 .......17
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 1986 – 1995. ..........20
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 1994 – 2000. ...........22
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 2000 – 2013 ............23
Bảng 4.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Cách Linh qua 3 năm
2012 – 2014. .........................................................................................................32
Bảng 4.2 tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2012 – 2014. ..............35
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của xã Cách Linh năm 2012 – 2104. .38
Bảng 4.4: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã qua 3 năm .........................39
2012 – 2014. .........................................................................................................40
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất mía của xã cách linh qua3 năm 2012 – 2014. ......41
Bảng 4.6: Một số thông tin về các chủ hộ ............................................................43
Bảng 4.7: Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất míatrong các nhóm hộ điều
tra. ................................................................................................................ 45
Bảng 4.8: Diện tích, năng suất và sản lượng của các nhóm hộ điều tra(Tính bình
quân/hộ) ................................................................................................................46
Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế sản xuất mía .............................................................47
Bảng 4.10: Phân tích ảnh hưởng của trình độ văn hóa của chủ hộ đến hiệu quả
sản xuất mía ..........................................................................................................49
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của kinh tế hộ gia đình đến hiệu quả kinh tếsản xuất mía
..............................................................................................................................50
Bảng 4.12: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân đạm đến hiệu quảsản xuất
mía ........................................................................................................................51
Bảng 4.13: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân vi sinh đến hiệu quảsản xuất
mía ........................................................................................................................52

Bảng 4.14: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân hữu cơ đến hiệu quảsản xuất
mía ........................................................................................................................53


iii

BQ

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Bình quân

BSES

Cục điều hành các trại nghiên cứu mía đường

CC

Cơ cấu

CN – DV

Công nghiệp – dịch vụ

CP

Cổ phần

DT

Diện tích


ĐVT

Đơn vị tính

GT

Giá trị

GTSX

Giá trị sản xuất

KT – XH

Kinh tế xã hội



Lao động

NK

Nhân khẩu

NQ

Nghị quyết

PTNT


Phát triển nông thôn

SL

Sản lượng

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TB

Trung bình

TCN

Trước công nguyên

TĐVH

Trình độ văn hóa

THCS

Trung học cơ sở


THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


iv

MỤC LỤC
PHẦN 1.MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ......................................................... 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học .......................................................................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 2
1.4. Bố cục của khóa luận ...................................................................................... 3
PHẦN 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ nông dân ........................................................................ 4
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân ......................................................................... 4
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ nông dân .................................................................. 5
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế .................................................................. 8
2.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế.................................................................. 8
2.1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh tế ......................................................................... 9
2.1.2.3. Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ..............................12

2.1.3 Cơ sở lý luận về cây mía .............................................................................12
2.2 Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................15
2.2.1 Tình hình sản xuất mía trên thế giới ...........................................................15
2.2.2 Tình hình sản xuất mía ở Việt Nam ............................................................19
2.2.3 Tình hình sản xuất mía tại xã Cách Linh ....................................................24
PHẦN 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU25
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................25
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................25
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................25
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................25
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................25


v

3.3.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..........................................................26
3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin ................................................................27
3.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ...................................................................27
3.4.1 Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất mía của các hộ điều tra.................27
3.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mía. ...............................................27
3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất mía. ............................................28
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................29
4.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. ........................................................................29
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên. ......................................................................29
4.1.2. Điều kiện đất đai ........................................................................................32
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội. ............................................................................34
4.1.4 Tình hình sản xuất mía của xã Cách Linh...................................................41
4.1.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và phát triển cây mía
..............................................................................................................................42
4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía của các nông hộ. ............43

4.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hộ điều tra .....................................43
4.2.2 Tình hình sản xuất mía của các nhóm hộ điều tra.......................................46
4.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ .......49
PHẦN 5.CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA ....55
5.1. Quan điểm – Phương hướng – Mục tiêu .......................................................55
5.1.1. Quan diếm phát triển. .................................................................................55
5.1.2. Phương hướng phát triển ............................................................................55
5.1.3. Mục tiêu phát triển .....................................................................................55
5.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mía tại xã Cách Linh ........56
5.3 Kiến nghị ........................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cách Linh là một xã miền núi thuộc huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.
người dân nới đây sống phụ thuộc vào nông nghiệp đặc biệt là cây mía. Xã có
những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp nói chung và cây mía nói
riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần giải quyết
để cuộc sống của người dân được ấm no hơn.
Cây mía được trồng từ rất lâu đời ở xã, tuy nhiên đến năm 1992 cây
mía mới thực sự được quan tâm và đầu tư để trở thành cây xóa đói giảm
nghèo,tiến tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Hiện nay cây mía
được trồng với diện tích lớn và là nguồn thu nhập chính của người dân
trên địa bàn xã.

Những năm gần đây cùng với việc mở rộng diện tích, thu nhập từ cây
mía tăng lên đáng kể, nhiều hộ gia đình đã đạt thu nhập trên 100 triệu đồng
mỗi vụ. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên
giá mía có xu hướng giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân.
Ngoài ra chất lượng của mía nguyên liệu vẫn còn thấp do kỹ thuật canh tác
còn lạc hậu, kiến thức của người dân trồng mía còn khá thấp nên cây mía
chưa thực sự phát huy hết tiềm năng kinh tế của nó.
Xuất phát từ thực tế đó, đòi hỏi sự xem xét tình hình sản xuất mía của
địa phương, đánh giá chính xác hiệu quả của cây mía là một trong những cơ
sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất để
giúp nông hộ sản xuất có hiệu quả hơn. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “ Đánh
giá hiệu quả kinh tế của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn xã Cách
Linh, huyện Phục Hòa, Tỉnh Cao Bằng” sẽ góp phần giải quyết những vấn
đề trên.


2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế cây mía của hộ nông dân tại xã qua đó
đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất mía, nâng cao thu nhập và đời
sống cho hộ nông dân
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế hoạt động sản
xuất mía.
- Đánh giá tình hình sản xuất cây mía tại xã.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cây mía tại xã.
- Phân tích các yếu tố tác động đến năng suất cây mía.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất mía, nâng cao hiệu

quả kinh tế.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên.
- Giúp rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với
công việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tế sản
xuất cây mía tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu
khoa học.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nắm bắt được tình hình sản xuất và vị trí của cây mía trong sự phát
triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây mía.


3

- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhắm phát triển việc trồng mía trên
địa bàn xã Cách Linh trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế nông nghiệp, nông hộ.
1.4 Bố cục của khóa luận
Bố cục của khóa luận gồm:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phần 5: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía.
Kết luận và kiến nghị



4

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về hộ nông dân
2.1.1.1 Khái niệm về hộ nông dân
- Khái niệm về hộ nông dân
Theo Ellis (1998) đã đưa ra khái niệm như sau: Hộ nông dân là các
nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình trong sản xuất nông trại nằm trong một hệ thống kinh tế rộng
hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị
trường hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh cao.[2]
- Khái niệm về kinh tế nông hộ
“Kinh tế nông hộ là hình thức kinh tế nền tảng để phát triển sản xuất
hàng hóa. Kiểu sản xuất kinh tế nông hộđòi hỏi một kiểu tổ chức kinh tế gắn
bó người lao động với đối tượng sản xuất trong suốt quá trình sản xuất. kinh
tế nông hộ là hình thức kinh tế lấy gia đình nông dân làm đơn vị sản xuất.
Năm 1988” Bộ Chính trị ra nghị quyết NQ10 - 1988 công nhận kinh tế nông
hộ là đơn vị sản xuất.[2]
Kinh tế nông hộ thường bất lực trước những biến động của thị trường,
khả năng hạn chế trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào
sản xuất, là sự thiếu thốn về vốn liếng, tư liệu sản xuất. Điều đó tất yếu đòi
hỏi nông dân phải hợp tác lại tạo ra kinh tế hợp tác xã, thông qua đó kinh tế
nông hộ hoạt động hòa nhập vào kinh tế xã hội (kinh tế thị trường).


5


2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ nông dân
 Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản
xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng
Với lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời và là hình thức tổ
chức sản xuất có trình độ thấp nhất trong các loại hình tổ chức kinh doanh chủ
yếu trong nông nghiệp, hộ nông dân đóng vai trò rất quan trọng. Hộ nông dân
là đơn vị kinh tế cơ sở. Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với nhiều khó
khăn và thử thách. Với cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế hộ vẫn
đóng vai trò quan trọng, vẫn là mục tiêu phát triển chính và chủ yếu trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Mặt khác, hộ sản xuất kinh doanh nước ta chủ yếu còn nhỏ lẻ, manh
mún, sử dụng lao động gia đình là chính, trình độ sản xuất hạn chế. Do đó,
sản xuất chủ yếu mang tính tự cấp, tự túc. Phần lớn sản phẩm làm ra là để tiêu
dùng trong gia đình. Khi sản xuất không đủ tiêu dùng, họ thường điều chỉnh
nhu cầu, khi sản xuất dư thừa họ có thể đem sản phẩm dư thừa để trao đổi trên
thị trường, nhưng đó không phải là mục đích sản xuất của họ. Vì vậy, hộ vừa
là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.
 Sản xuất của hộ nông dân dựa trên công cụ sản xuất thủ công, trình
độ canh tác lạc hậu, trình độ khai thác tự nhiên thấp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở nông thôn. Vì hộ xuất kinh
doanh nước ta chủ yếu còn nhỏ lẻ, manh mún nên công cụ sản xuất cũng ở
mức độ thô sơ, thủ công. Nước ta đi lên từ sau chiến tranh, đời sống người
dân còn khổ cực, trình độ năng lực còn rất hạn chế. Trước đây, vì trình độ
canh tác còn lạc hậu, các hộ chủ yếu sản xuất nhỏ để thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng gia đình, ít mở rộng sản xuất, hầu như không áp dụng khoa học kỹ thuật.
Bên cạnh đó, nông nghiệp là ngành mang tính thời vụ cao, phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên, trong khi đó, khả năng khai thác tự nhiên của hộ rất


6


thấp, chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào nó, dẫn đến tình trạng có năm được
mùa, có năm lại mất trắng, cuộc sống không ổn định.
Hiện nay, trong thời kỳ nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam mở
cửa hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Hộ nông dân, với tư cách là
những đơn vị kinh tế tự chủ, hộ đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường,
áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện
liên doanh, liên kết, khai thác có hiệu quả các nguồn lực để sản xuất nông sản
đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
 Các hộ nông dân, ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào
các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau
Đối tượng sản xuất của hộ chủ yếu thuộc lĩnh vực nông nghiệp, hộ xuất
kinh doanh trồng trọt các loại cây ăn quả, cây trồng lâu năm…, hộ xuất kinh
doanh chăn nuôi, hay là hộ sản xuất kết hợp trồng trọt và chăn nuôi các loại cây
trồng, vật nuôi khác nhau có tính hỗ trợ cho nhau. Thực tế hiện nay, có rất nhiều
mô hình kết hợp trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao, thu về cho hộ nông dân
hàng trăm triệu mỗi năm.
Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi kinh tế hộ phải
phát triển hơn cả về chất và lượng, không chỉ đơn thuần hoạt động sản xuất
nông nghiệp mà hộ còn tham gia hoạt động xuất kinh doanh ở các ngành nghề
phi nông nghiệp khác vào lúc nông nhàn với quy mô lớn, nhỏ khác nhau để
tận dụng triệt để nguồn nhân lực, tránh lãng phí tư liệu sản xuất, đồng thời đa
dạng các khoản thu nhập, nâng cao đời sống người dân.
 Hộ nông dân có sự gắn bó các thành viên về huyết thống, về quan hệ
hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời
Với đặc điểm, hộ nông dân có sự gắn bó các thành viên về huyết thống,
về quan hệ hôn nhân, có lịch sử và truyền thống lâu đời như vậy nên các
thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan



7

hệ quản lý, quan hệ phân phối. Do thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính
tự nguyện, tự giác cao trong lao động. Trong mỗi nông hộ, bố mẹ vừa là chủ
hộ, vừa là người tổ chức hoạt động sản xuất. Vì vậy, tổ chức sản xuất trong hộ
nông dân có nhiều ưu việt và có tính đặc thù.
 Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, tuy
nhiên khả năng khắc phục lại hạn chế
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, là lĩnh vực mà chịu sự
tác động trực tiếp của điều kiện thời tiết như mưa, gió, nắng hạn…là những
nguyên nhân khách quan không thể thay đổi. Hiện nay, sự đầu tư cho nông
nghiệp, nông thôn đã chú trọng đến vấn đề này nhưng thực tế vẫn chưa triệt
để, nông nghiệp, nông thôn vẫn phải gánh chịu những đợt mất mùa, mưa bão,
hạn hán, những đợt dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi làm ảnh hưởng xấu
đến quá trình SXKD của hộ dân.
 Về tính pháp lý và khả năng tài chính của hộ
Đây là một đặc điểm đứng trên phương diện nghiên cứu hộ là một chủ
thể kinh tế chịu sự tác động của các hoạt động tín dụng.
Mọi thành viên trong hộ gia đình đều liên đới trách nhiệm trong quan
hệ giao dịch tín dụng. Về mặt thủ tục pháp lý trong giao dịch với ngân hàng,
chỉ cần người đại diện hộ đứng tên giao dịch với ngân hàng trên cơ sở ủy
quyền của các thành viên trong hộ.
Tài sản của hộ bao gồm cả tài sản chung của các thành viên trong hộ và
cả tài sản riêng của các thành viên góp vào sử dụng chung. Xét từ góc độ này
thì năng lực tài chính của hộ bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của các
thành viên. Vốn tự có của hộ gia đình chủ yếu là khả năng lao động của hộ,
tức là kinh nghiệm cùng khả năng tổ chức và trực tiếp tham gia lao động của
các thành viên trong hộ gia đình.



8

Từ những đặc điểm trên ta thấy rằng kinh tế hộ là thành phần kinh tế
khá linh động, là cơ sở ban đầu cho việc thực hiện các quy hoạch phát triển
kinh tế nước ta.
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra nhiều
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối
một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành”
và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng
hiệu quả”. "Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu
cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội"
Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng
“hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã
hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”.
Khi bàn về khái niệm hiệu quả, cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ
bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và
hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí
đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem
xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn



9

lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ
tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi
phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được
xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một
hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối
quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó.
Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ
biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương
đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều
sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả
kinh tế của phần đầu tư thêm.
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong
quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh.
2.1.2.2. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật



10

tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả
của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng
thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con
người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn
việc làm, góp phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã
hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho
nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh
tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không
thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu
đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại
chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm
trù này tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại
lẫn nhau.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh
quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh
tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ
giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng
thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết

quả kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối


11

tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng
chi phí bỏ ra.
Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả
đạt được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để
đạt được các kết quả đó.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò quyết định
nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã
hội. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu
thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả
kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
phạm trù hiệu quả kinh tế thành:
+ Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ...
trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành
hẹp hơn.
+ Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng
tỉnh, từng huyện.
+ Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì
doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục
tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu
quả của quốc gia. Cũng vì thế mà Nhà nước sẽ có các chính sách liên kết vĩ
mô với doanh nghiệp.

+ Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào


12

sản xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
+ Hiệu quả sử dụng vốn
+ Hiệu quả sử dụng lao động
+ Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị
+ Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng...
+ Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quản lý.
2.1.2.3 Các tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu
quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định. Việc
nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời
kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng
theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả
năng thoả mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật
chất sản xuất ra.
Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh
giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc công lao
động bỏ ra.
2.1.3 Cơ sở lý luận về cây mía
2.1.3.1 Ý nghĩa của việc phát triển cây mía
Mía là một trong những cây trồng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam
mía cũng là cây trồng quan trọng. trong những năm qua cây mía cũng đã góp
phần giúp nhiều địa phương xóa đói, giảm nghèo. Đối với người nông dân nói
chung và người nông dân Việt Nam nói riêng thu nhập của họ từ những cây

trồng, vật nuôi phù hợp và dễ phát triển nhất trên vùng đất của họ. Từ rất xa
xưa cây mía đã tạo ra thu nhập cho người dân với các sản phẩm như mật mía,


13

đường mía và mía ăn tươi. Ngày nay cây mía càng tạo nên nguồn thu nhập
lớn nhờ ngành công nghiệp mía đường ngày càng phát triển. Cây mía không
chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn mà còn là một ngành kinh tế xã hội quan
trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàng nghìn người nông dân trồng mía.
Ngoài ra mía còn là một loại thức uống của người dân. Theo đông y dược
thảo cây mía còn là một loại thảo dược có tác dụng diệt khuẩn trực tràng,
đường ruột, lọc sạch mô mỡ trong máu và có tác dụng giải nhiệt.
Theo viện sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ trong nước mía thì có chứ 10%
saccarose, 22% protein, 0,05% cacbon, 0,5% lipit, 0,5% muối kali, natri,
manga, silic, sắt và magie.
2.1.3.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây mía.
a, Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên.
 Khí hậu:
- Nhiệt độ thích hợp trong phạm vi từ 20 – 300C. Nhiệt độ quá cao
hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phát triển bình
thường của cây do ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Thời kỳ cây
cây vừ mọc mầm đến khi cây ra là nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 – 250C.
Thời kỳ cây mía bắt đầu có từ 3 là trở lên nhiệt độ thích hợp là trong khoảng
20 – 300C. Ở thời kỳ cây mía vươn cao làm going cây mía cần nhiệt độ cao
hơn từ 32 – 350C.
- Ánh sáng: Ánh sáng rất cần cho cây mía vì quá trình quang hợp để
tạo ra các hợp chất hữu cơ cần rất nhiều ánh sáng. Khi cường độ ánh sáng
tăng thì hoạt động quang hợp của cây mía cũng tăng. Khi ánh sáng yếu cây
mía phát triển yếu, hàm lượng đường trong thân cây thấp và khả năng chống

chịu sâu bệnh kém. Trong suốt chu trình sinh trưởng của mình cây mía cần từ
2000 – 3000 giờ chiếu sáng, tối thiểu cũng phải từ 1200 giờ trở lên.


14

- Lượng nước và độ ẩm đất: Lượng nước và độ ẩm đất là nhân tố ảnh
hưởng lớn nhất tới quá trình sinh trưởng của cây mía bởi trong thân cây mía
chứa tới 70% là nước. Lượng mưa thích hợp cho trồng mía là từ 1500 –
2000mm/năm. Lượng mưa phân bố trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của
cây mía. Cây mía là cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần đến nước
nhưng lại không chịu được ngập úng. Ở các vùng khô cằn cần tưới nước cho
cây mía trong mùa khô. Ở những nơi thấp cần có rãnh thoát nước vào mùa
khô. Thời kỳ cây mía vươn cao làm going là giai đoạn cần rất nhiều nước, độ
ẩm thích hợp khoảng 70 – 80%. Ở các thời kỳ khác có thể thấp hơn.
 Đất: Mía là cây trồng không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau từ đất pha cát, đất xám, đất sét nặng … Tuy nhiên đất nghèo ít chất
hoặc đất bị chai do đốt lá mía cần cải tạo bằng cách bón phân hữu cơ và phân
vi sinh để tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất. Có thể trồng luân canh hoặc
trồng xen các cây họ đậu để cải tạo đất và tăng thêm thu nhập.
b, Nhóm yếu tố về kỹ thuật
- Thời vụ: Thời vụ trồng mía từ tháng 12 – 4 năm sau.
- Làm đất: Đất trồng mía cần làm cho tơi, xốp. Trước khi trồng cần vệ
sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh. Sau khi vệ sinh
đồng ruộng tiến hành đánh luống để trồng. Luống trồng mía sau khi đánh cần
dùng xẻng để lên luống sao cho luống thẳng và có độ sâu ≥ 30cm, độ rộng của
đáy luống từ 10 – 15cm. Khoảng cách giữa 2 luống từ 1,0 – 1,2m.
- Chuẩn bị hom trồng mía: Để hom mía làm giống nên để phần ngọn
vì phần ngọn có tỉ lệ nảy mầm cao hơn. Hom mía để làm giống cần phải để từ
10 – 15 ngày trước khi bóc bẹ lá để tránh xây sát. Chọn hom mía to, không bị

sâu bệnh và các mầm mía không bị đứt, rời. Hom mía sau khi bóc bẹ lá nên
gieo trồng ngay.


15

- Đặt hom: Hom mía được đặt thành 2 hàng song song cách nhau
khoảng 10cm trong luống mía. Các hom mía đặt nối tiếp nhau. Nên ấn nhẹ
hom mía xuất đất để cố định trước khi bón phân và lấp đất.
- Chăm sóc: Sau khi trồng từ 20 – 30 ngày nên kiểm tra. Nếu phát hiện
hom chết cần trồng dặm ngay. Mía sau khi trồng được 40 – 45 ngày cần bón
thúc đợt I. Sau khi bón thúc đợt I khoảng 1 tháng tiến hành bón thúc đợt II kết
hợp với làm cỏ. Khi mía được 4 tháng tiến hành làm cỏ đợt 2 kết hợp đánh là
mía. Có thể thực hiện đánh lá thêm 2 lần nữa trước khi thu hoạch. Khi đánh lá
cần chú ý đánh lá sau khi trời mưa để tránh làm tổn thương cây mía[1].
c, Nhóm nhân tố về kinh tế
Cây mía góp phần tạo việc làm cho người dân, giải quyết một lượng lao
động lớn ở nông thôn giúp cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Hiệu
quả từ cây mía là đòn bẩy vững chắc góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo tiến tới làm giàu cho nhiều hộ nông dân.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất mía trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình sản xuất mía
Theo thống kê của tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hợp
Quốc (FAO, 2011), hiện nay trên toàn thế giới có 111 quốc gia trồng và chế
biến đường từ mía, hàng năm sản xuất được 1.826 triệu tấn mía. Sản lượng
mía toàn thế giới năm 2014 tăng 3,88 lần so với năm 1961. Trong đó vùng
Nam Mỹ lớn nhất chiếm 48,19% sản lượng mía của thế giới, đứng thứ 2 là
Châu Á chiếm 35,11% sản lượng thế giới.
Sản lượng mía trên thế giới từ năm 1995 – 2014 tăng rõ rệt. Sản lượng

mía tăng là do diện tích tăng. Trong suốt thế kỷ XX, nhất là nửa sau thế
kỷ XX nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ phát triển diện
tích trồng mía và ngành công nghiệp mía đường mạnh mẽ nhằm cung cấp


16

cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là sau khi khủng
hoảng thiều đường 1974.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất mía trên thế giới từ năm 1995 – 2009
Diện tích mía

Sản lƣợng mía

Năng suất mía

(triệu ha)

(triệu tấn)

(tấn/ha)

1995

18,578

1172

63,1


1996

19,418

1223

63,0

1997

19,295

1252

64,9

1998

19,318

1276

66,0

1999

19,206

1282


66,7

2000

19,416

1257

64,8

2001

19,635

1267

64,5

2002

20,389

1335

65,5

2003

20,673


1379

66,7

2004

20,266

1341

66,2

2005

19,892

1322

66,4

2006

20,768

1422

68,4

2007


22,882

1617

70,7

2008

24,257

1736

71,6

2009

23,694

1694

71,5

2010

23,784

1708

71,8


2011

25,581

1819

71,1

2012

26,088

1833

70,2

Năm

(Nguồn: Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc).
Năng suất mía đường bình quân trên toàn thế giới năm 1961 đạt 50,3
tấn/ha đến năm 2012 năng suất bình quân đạt 70,2 tấn/ha tăng cao hơn 40%.


17

Năng suất bình quân của trên thế giới có xu hướng tăng qua các năm
cùng với sự tăng lên về diện tích kéo theo sản lượng mía tăng lên.
Bảng 2.2 Top 20 quốc gia sản xuất mía đƣờng
hàng đầu thế giới năm 2012
STT


Quốc gia

Sản lƣợng mía (tấn)

1

Brazil

721.077.287

2

Ấn Độ

347.870.000

3

Trung Quốc

123.460.500

4

Thái Lan

96.500.000

5


Pakistan

58.397.000

6

Mexico

50.946.483

7

Colombia

38.000.000

8

Philippines

30.000.000

9

Indonesia

26.341.600

10


Hoa Kỳ

27.900.000

11

Australia

25.957.093

12

Argentina

25.000.000

13

Guatemala

21.800.000

14

Việt Nam

19.040.798

15


Nam Phi

17.278.000

16

Egypt

16.500.000

17

Cuba

14.400.000

18

Peru

10.368.866

19

Myanmar

10.000.000

20


Venezuela

9.350.000

(Nguồn: Tổ chức Lương Thực và Nông Nghiệp Liên Hợp Quốc, 2012).


18

Ngành mía đường thế giới rất trú trọng công tác nghiên cứu khoa học
và chuyển giao kỹ thuật. Việc tiến hành các thí nghiệm cây mía trên đồng
ruộng đã được con người tiến hành từ rất sớm bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX đến
tận ngày nay.
Ở Ấn Độ, viện lai tạo giống mía Coimbotore (thành lập năm 1912) đã
lai tạo và tuyển chọn ra nhiều giống mía tốt với ký hiệu Co. Chỉ tính riêng
giai đoạn từ năm 1918 – 2000 viện đã chọn tạo và phóng thích ra sản xuất
được 2.077 giống mía mới, góp phần tăng năng suất bình quân của Ấn Độ từ
45,58 tấn/ha năm 1961 lên đạt 64,77 tấn/ha năm 2009, tăng 42,1%. Hiện nay
các giống mía Co không chỉ được trồng và chiếm gần 100% diện tích mía của
Ấn Độ mà còn được trồng ở nhiều nước khác trên toàn thế giới trong đó có
Việt Nam.
Ở Đài Loan công tác nghiên cứu thí nghiệm mía được bắt đầu từ năm
1900 với việc thành lập vườn thí nghiệm đầu tiên. Đến năm 1973 thành lập
viện nghiên cứu mía đường Đài Loan. Giai đoạn từ năm 1995 – 2005 viện đã
lai tạo và sản xuất được 64 giống mía mới có ký hiệu từ F135 – F178 và từ
ROC 1 – ROC 27. Những giống mía này hiện vẫn đang được sử dụng phổ
biến tại nhiều vùng trồng mía của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á trong
đó có cả Việt Nam.
Ở Cuba, với Viện Nghiên Cứu Mía đường quốc gia Cuba được thành

lập từ năm 1909 cùng với 13 trại vùng đã lai tạo được nhiều giống mía mới có
ký hiệu là C, My, Ja.
Ở Úc Trung tâm nghiên cứu mía ở Queensland được thành lập năm
1900 với 5 trại vùng (sau tăng lên 17 trại vùng). Năm 1951 trung tâm đổi tên
thành Cục điều hành các trại nghiên cứu mía đường (BSES). Từ khi thành lập
đến nay BSES đã lai tạo và tuyển chọn hàng chục giống mía mới có ký hiệu là


×