Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã Đức Long huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH LUẬN

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Kinh tế Nông nghiệp
: K43 - KTNN
: KT - PTNT
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG MINH LUẬN

Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN HÒA AN, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khoá học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Kinh tế Nông nghiệp
: K43 - KTNN
: KT - PTNT
: 2011 - 2015
: TS. Bùi Đình Hòa

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên (khóa học 2011 - 2015) em đã học hỏi đƣợc nhiều kiến thức bổ ích,
những kinh nghiệm, khả năng tƣ duy,..., đó cũng là tiền đề và là động lực cho
em sau này ra trƣờng.
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận em đã nhận đƣợc sự quan

tâm hƣớng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trƣờng.
Em xin chân thành cám ơn các Thầy cô trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên đã dạy cho em những kiến thức, cách nghiên cứu, giúp em hiểu và hoàn
thành đề tài khóa luận với khả năng của mình. Đặc biệt em xin chân thành gửi
lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Bùi Đình Hòa, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ
bảo giúp đỡ em trong quá trình viết khóa luận. Đồng thời em xin chân thành
cảm ơn các cán bộ, các phòng ban của UBND xã Đức Long huyện Hòa An, tỉnh
Cao Bằng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên mặc dù bản thân em
đã cố gắng hết sức nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất
mong nhận đƣợc sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn sinh viên để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Minh Luận


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá của một số nƣớc trên thế
giới qua 3 năm 2011 - 2013 ............................................................. 14
Bảng 2.2. Giá cả thuốc lá của một số nƣớc trên thế giới qua các năm ........... 15
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá ở Việt Nam qua các năm ...... 17
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá tại một số xã ................... 19
Bảng 4.1. Diện tích đất đai của xã Đức Long 2014 ........................................ 29
Bảng 4.2. Thành phần dân tộc xã Đức Long năm 2014 ................................. 31
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng các cây trồng của xã Đức Long ... 32
Bảng 4.4. Tình hình dân số, lao động xã Đức Long ....................................... 34

Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá của xã Đức Long qua 3
năm 2012 - 2014 .............................................................................. 39
Bảng 4.6. Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra .................................... 42
Bảng 4.7. Máy móc, thiết bị của các nhóm hộ nghiên cứu ............................. 44
Bảng 4.8. Giá trị sản xuất trung bình/1 hộ dân thu từ trồng trọt trong các
nhóm hộ điều tra năm 2014 ............................................................. 44
Bảng 4.9. Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá của các hộ điều tra
năm 2014.......................................................................................... 45
Bảng 4.10. Chi phí sản xuất bình quân cho 1 ha trong nhóm các nhóm
hộ điều tra ........................................................................................ 47
Bảng 4.11. Kết quả sản xuất một ha thuốc lá trong các nhóm hộ điều tra ..... 50
Bảng 4.12. Hiệu quả sử dụng vốn ................................................................... 52
Bảng 4.13. Hiệu quả sử dụng lao động ........................................................... 53
Bảng 4.14. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây thuốc lá, lúa và ngô của các
hộ điều tra ........................................................................................ 54
Bảng 4.15. So sánh chi phí sản xuất thuốc lá với lúa và ngô (ha) ................. 55
Bảng 4.16. So sánh hiệu quả sản xuất cây thuốc lá, cây lúa và cây ngô ........ 56
Bảng 4.17. Khó Khăn của hộ nông dân trong sản xuất thuốc lá..................... 61


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu diện tích đất đai của xa Đức Long năm 2014 ........ 30
Hình 4.2. Biểu đồ kết quả sản xuất ha thuốc lá của nhóm hộ điều tra ............ 51
Hình 4.3. Biểu đồ hiệu quả sử dụng vốn ......................................................... 52
Hình 4.4. Biểu đồ sử dụng lao động ............................................................... 53
Hình 4.5. Sơ đồ kênh phân phối của các hộ sản xuất thuốc lá tại
xã Đức Long .................................................................................... 59



iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu vết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

GO

Giá trị sản xuất

2

IC

Chi phí trung gian

3

VA

Giá trị gia tăng

4


MI

Thu nhập hỗn hợp

5

Pr

Lợi nhuận

6

Hộ TB

Hộ trung bình

7

DV

Dịch Vụ

8

CLĐ

Công lao động

9


Đ

Đồng

10

DT

Diện tích

11

NS

Năng suất

12

SL

Sản lƣợng

13

BQ

Bình quân

14


THCS

Trung học cơ sở


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lá .......................................... 4
2.1.1.1. Giới thiệu chung về cây thuốc lá.......................................................... 4
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất cây thuốc lá......................... 5
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ............................................................ 9
2.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế............................................................. 9
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế ............................................................ 10

2.1.2.3. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá ............................................ 12
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 13
2.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới .............................................. 13
2.2.2. Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam ............................................. 15


vi

2.2.3. Tình hình sản xuất thuốc lá trên địa bàn huyện Hoà An....................... 19
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.3. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 21
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ............................................................ 22
3.4.2. Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 23
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích thông tin .......................................................... 23
3.5. Hệ thống chỉ tiêu áp dụng ........................................................................ 24
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ................................... 24
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá ...................... 26
3.5.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 27
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 27
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 27
4.1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 27
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình .............................................................................. 27
4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu và thủy văn ............................................................ 28

4.1.1.4. Tài nguyên đất .................................................................................... 28
4.1.1.5. Tài nguyên nƣớc................................................................................. 30
4.1.1.6. Tài nguyên nhân văn .......................................................................... 30
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 31
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế của xã Đức Long ................................... 31


vii

4.1.2.2. Dân số, lao động ................................................................................. 33
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất thuốc lá ở xã Đức Long, huyện Hòa An,
tỉnh Cao Bằng .................................................................................................. 38
4.2.1. Tình hình phát triển sản xuất thuốc lá ................................................... 38
4.2.1.1. Tình hình phát triển sản xuất thuốc lá ở xã Đức Long ...................... 38
4.2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn về sản xuất, chế biến, tiêu thụ thuốc lá ở
xã Đức Long .................................................................................................... 39
4.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu ............................................ 40
4.2.2.1. Đặc điểm cơ bản của các nhóm hộ điều tra ....................................... 40
4.2.2.2. Máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất thuốc lá của hộ ........................ 43
4.2.2.3. Giá trị sản xuất thu từ trồng trọt của các nhóm hộ điều tra ............... 44
4.2.3. Tình hình sản xuất thuốc lá của các nhóm hộ điều tra .......................... 45
4.2.3.1. Tình hình sản xuất thuốc lá của các nhóm hộ điều tra ....................... 45
4.2.3.2. Chi phí sản xuất cho 1 ha thuốc lá của các nhóm hộ điều tra ............ 46
4.2.3.3. Kết quả sản xuất một ha thuốc lá của các nhóm hộ điều tra .............. 50
4.2.4. Phân tích hiệu quả sản xuất một ha thuốc lá của các nhóm hộ điều tra 52
4.2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn ........................................................................ 52
4.2.4.2. Hiệu quả sử dụng lao động ................................................................ 53
4.2.5. So sánh hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá với cây lúa và cây ngô ....... 54
4.2.5.1. So sánh chi phí sản xuất trên một ha của cây thuốc lá, cây lúa và cây
ngô của các hộ điều tra .................................................................................... 55

4.2.5.2. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của cây thuốc lá với cây lúa và
cây ngô ............................................................................................................ 56
4.2.6. Tình hình chế biến và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu của hộ ................. 58
4.2.6.1. Tình hình chế biến thuốc lá của hộ .................................................... 58
4.2.6.2. Tình hình tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu của hộ.................................. 58
4.2.7. Một số khó khăn trong sản xuất thuốc lá của hộ nông dân ................... 61


viii

4.2.8. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất thuốc lá của
hộ nông dân ..................................................................................................... 62
Phần 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT THUỐC LÁ TẠI XÃ ĐỨC LONG . 64
5.1. Phƣơng hƣớng phát triển cây thuốc lá tại xã Đức Long .......................... 64
5.1.1. Phƣơng hƣớng ....................................................................................... 64
5.1.2. Kế hoạch phát triển sản xuất thuốc lá ở xã Đức Long .......................... 64
5.2. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
thuốc lá tại xã Đức Long ................................................................................. 65
5.2.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phƣơng ........................................... 65
5.2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất thuốc lá ..................................................... 65
5.2.1.2. Giải pháp về giống ............................................................................. 65
5.2.1.3. Giải pháp về vốn ................................................................................ 65
5.2.1.4. Giải pháp về kỹ thuật ......................................................................... 66
5.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách .......................................................... 66
5.2.2. Giải pháp đối với nông hộ ..................................................................... 67
5.2.2.1. Giải pháp về vốn ................................................................................ 67
5.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật ......................................................................... 67
5.2.2.3. Giải pháp về chế biến ......................................................................... 68
5.3. Kết luận .................................................................................................... 68

5.4. Kiến nghị .................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
II. Trang website
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp và ngành nông nghiệp là ngành
kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Đặc
biệt dƣới ánh sáng Nghị quyết Đại Hội VII của Đảng về chuyển hẳn nền kinh
tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, mở rộng quan hệ
hàng hoá đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng
sẵn có của từng vùng, từng địa phƣơng, biến sản phẩm nông nghiệp thành
hàng hoá, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thông qua chế biến và xuất khẩu.
Vì vậy, liên tiếp trong những năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ tăng trƣởng
kinh tế cao, chất lƣợng cuộc sống dân cƣ đƣợc nâng lên rất nhiều.
Sự thành công to lớn của nông nghiệp nƣớc ta trong những năm qua do
nhiều yếu tố, trong đó 2 nhân tố có tính quan trọng và quyết định là: Đƣờng
lối đổi mới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Trong
thực tiễn ngƣời nông dân trƣớc kia chỉ sản xuất đƣợc 1 đến 2 vụ thì nay đã
tăng lên 3 vụ/năm. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã đƣợc đƣa vào
sản xuất trên diện rộng.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những thắng lợi bƣớc đầu, bởi vì khi chuyển
sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá thì sản xuất nông nghiệp và ngƣời nông
dân phải thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triệt để

khai thác những điều kiện thuận lợi của từng vùng từng địa phƣơng và các lợi
thế về những cây trồng vật nuôi để có giá trị kinh tế cao, nâng cao năng suất
chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm.
Xã Đức Long xã vùng đồng bằng và có núi đá nằm ở phía Bắc của
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, ngƣời dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp,


2

là vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với một số loại cây trồng nhƣ lúa, ngô,
thuốc lá, khoai, sắn. So với các loại cây trồng khác thì cây thuốc lá là loại cây
trồng có thế mạnh nhất. Trong những năm gần đây diện tích trồng thuốc lá và
số hộ trồng thuốc lá ngày một tăng, theo đó đời sống của ngƣời dân trong xã
từng bƣớc đƣợc cải thiện rõ rệt, là một hƣớng chuyển dịch cơ cấu cây trồng
đúng đắn.
Thuốc lá là loại cây công nghiệp ngắn ngày có khả năng chịu hạn rất
tốt, thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây thuốc lá góp phần tạo
công ăn việc làm, tận dụng lao động phụ, sử dụng lao động hợp lý, tăng thu
nhập cho ngƣời lao động, làm phong phú thêm cơ cấu luân canh, góp phần cải
tạo đất trồng trọt, phân bố lại dân cƣ.
Mấy chục năm nay, cây thuốc lá đã dần trở thành cây trồng phổ biến ở
xã Đức Long và thực tế cho thấy nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống khá hơn.
Đây là thực tế đáng mừng bởi nhƣ thế có nghĩa là ngƣời dân đã tìm ra đƣợc
lối thoát xoá đói giảm nghèo cho chính họ. Chính vì hiệu quả của việc trồng
thuốc lá cao mà ngƣời nông dân ngày một chăm lo đầu tƣ, áp dụng kỹ thuật
mới vào sản xuất.
Bên cạnh những thành quả đó vẫn còn nhiều ngƣời nông dân chƣa dám
mạnh dạn đầu tƣ nhiều cho cây thuốc lá, vì vậy đã làm cho hiệu quả sản xuất
chƣa cao so với mong muốn, sự phát triển còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng
hiện có của địa phƣơng.

Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây thuốc lá trên địa bàn xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất
cây thuốc lá trên cơ sở đó đƣa ra những định hƣớng và giải pháp chủ yếu


3

nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã,
góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã. Vai trò của
cây thuốc lá trong công cuộc phát triển kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu thực trạng việc sản xuất thuốc lá tại địa bàn xã Đức Long,
huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng trong những năm 2012 đến năm 2014.
- Đánh giá và so sánh hiệu quả của việc sản xuất thuốc lá với sản xuất
cây lúa, ngô, trên địa bàn xã.
- Đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả việc sản xuất thuốc lá
trong những năm tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phƣơng
pháp nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Bƣớc đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu
khoa học.
- Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu có liên quan.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đè tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát
thực hiệu quả kinh tế của việc trồng cây thuốc lá, qua đó giúp cho ngƣời dân
có cơ sở để có thể tiếp tục phát triển mở rộng sản xuất cây thuốc lá và đƣa ra
giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã. Đồng
thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa phƣơng có căn cứ để xây dựng chính sách
phát triển cây thuốc lá tại xã Đức Long nói riêng và sản phẩm hàng hóa trên
địa bàn huyện Hòa An nói chung.


4

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất thuốc lá
2.1.1.1. Giới thiệu chung về cây thuốc lá
* Phân loại
Cây thuốc lá có tên khoa học là: Nicotinana.sp thuộc ngành hạt kín
Angiospe, lớp 2 lá mầm Dicotylndones, phân lớp Asteridae, bộ hoa mõm sói
Scophulariales, họ cà Solanaceae, chi Nicotiana. Trong chi Nicotiana có 50 70 loài, đa số là dạng cỏ, một số thân đứng, hầu hết là các dạng dại phụ. Căn
cứ vào hình thái, màu sắc của hoa ngƣời ta phân chia thành 4 loại chính:
- Loài Nicotiana tabacum L.: có hoa màu hồng hay đỏ tƣơi. Đây là loài
phổ biến nhất chiếm 90% diện tích thuốc lá trên thế giới.
- Loài Nicotiana rustica L.: có hoa màu vàng, chiếm 10% diện tích
thuốc lá trên thế giới.
- Loài Nicotiana petunioide L.: có hoa màu trắng, phớt hồng hay tím.
Thƣờng chỉ có trong vƣờn thực vật phục vụ nguồn dự trữ gen cho lai tạo, ít
đƣợc dùng trong sản xuất.
- Loài Nicotiana polidiede L.: có hoa màu trắng. Loài này cũng đƣợc

ít dùng trong sản xuất, chủ yếu chỉ có trong vƣờn thực vật học của một số
quốc gia [2].
* Giá trị của cây thuốc lá
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L.) là cây công nghiệp ngắn ngày có tầm
quan trọng bấc nhất về kinh tế trên thị trƣờng Thế giới, không chỉ đối với trên
33 triệu dân của trên 120 quốc gia trồng thuốc lá, mà còn cho cả toàn bộ nền
công nghiệp, từ các nhà máy chế biến thuốc điếu, sản xuất phụ gia, phụ liệu,


5

đến cả hệ thống phân phối tiêu thụ, thậm chí đến cả một phần ngành sản xuất
của vật tƣ nông nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật. Trồng thuốc lá có hiệu quả cao hơn nhiều so với các loại cây trồng
khác (giá bán 1.000- 1.200 USD/ tấn lá khô) [2]. Các hãng sản xuất thuốc lá
của các nƣớc tƣ bản đều nhận đƣợc nguồn lợi nhuận khổng lồ từ cây thuốc lá.
Ở nƣớc ta cây thuốc lá cũng mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng hiệu
quả đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng đƣợc nguồn lao động
của địa phƣơng, tăng thu nhập cho ngƣời lao động. Lợi nhuận cao từ sản xuất
thuốc lá đã có sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền trong cả nƣớc, tại một
số tỉnh miền núi phía Bắc nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn,... Cây thuốc lá đã nằm
trong cơ cấu cây trồng truyền thống thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2010, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 175
triệu USD, tăng 17% so với 2009, xuất siêu gần 54 triệu USD, nộp ngân sách
vƣợt mốc 5.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2009. Đời sống, việc làm và thu
nhập của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, ổn định.
Trong thuốc lá có thể chiết xuất một số chất hóa học có thể đƣợc sử
dụng làm thuốc bảo vệ thực vật.
Trong y học ngƣời ta chiết xuất từ thuốc lá chất Hemoglobin đƣợc sử
dụng làm thuốc chữa bệnh.

Đối với ngành công nghệ sinh học, cây thuốc lá đƣợc sử dụng nhƣ thực
vật mô hình cho những nghiên cứu cơ bản cũng nhƣ ứng dụng nhờ khả năng
dễ dàng tiến hành, nuôi cấy in vitro và chuyển gen.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất cây thuốc lá
Cây thuốc lá có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ
thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến thành phẩm
nhằm tạo ra đƣợc những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút
khách hàng và các nhà đầu tƣ sản xuất trong và ngoài nƣớc. Nếu coi cây


6

thuốc lá là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hƣớng chuyên môn
hóa để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm góp phần tăng thu nhập cải
thiện đời sống ngƣời dân.
Các nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất cây thuốc lá:
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện đất đai
Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây thuốc lá, nó là
yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng, chất lƣợng thuốc lá nguyên liệu.
Cây thuốc lá phát triển thuận lợi trên các loại đất tơi xốp, thoát nƣớc
tốt, loại đất cát pha, đất thịt nhẹ đến thịt nhẹ trung bình có độ màu mỡ không
cao, có thể nghèo các chất dinh dƣỡng, tỷ lệ mùn trong đất < 2%. Độ chua của
đất là chỉ tiêu quyết định đời sống cây thuốc lá, độ chua thích hợp nhất đối
với cây thuốc lá là pH = 5,5 - 6 [3].
Để trồng thuốc lá có hiệu quả cao ở những chân ruộng trồng thuốc lá,
không đƣợc trồng luân canh với những cây họ cà vì dễ lây bệnh từ cây trồng
trƣớc. Hiện nay, ở nƣớc ta nên trồng luân canh cây thuốc lá sau lúa nƣớc là
thích hợp nhất [3].
+ Điều kiện khí hậu

Cây thuốc lá là cây có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều kiểu
khí hậu, đặc biệt thích hợp với khí hậu của các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng
Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ. Cây thuốc lá nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm
không khí và của đất, loại đất trồng. Điều kiện thích hợp cho cây sinh trƣởng
là 20°C đến 30°C, độ ẩm không khí từ 80 đến 85%, đất không chứa quá nhiều
nitơ. Chính vì vậy, phải dựa vào điều kiện khí hậu từng vùng mà có thời vụ
gieo trồng thích hợp.
b. Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Giống thuốc lá: Là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến năng


7

suất, chất lƣợng thuốc lá nên cần đƣợc hết sức coi trọng. Ở Việt Nam, đơn vị
đi đầu trong nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá là Công ty TNHH một thành
viên Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá đã phát triển sản xuất đại trà các giống
thuốc lá K326, C9-1, K176 đồng thời sản xuất thử nghiệm thành công một số
giống lai nhƣ VTL1H, VTL5H tại vùng núi phía Bắc hay khảo nghiệm một số
giống nhƣ RGH04, PVH09, PVH51 trên khu vực đất cát ở Gia Lai [2].
- Mật độ trồng: Đất tốt trồng thƣa (22.000 - 25.000 cây/ha) khoảng
cách trồng 0,5m cây, đất xấu trồng dầy (27.000 - 30.000 cây/ha) khoảng cách
trồng 0,4m cây, hàng cách hàng 0,8m.
- Cách trồng: Cây giống nhổ lên phải ngắt bỏ các lá vàng, lá nhiễm bệnh để
nơi mát và trồng xong trong ngày. Trồng bằng cách cuốc lỗ, dùng cây chọc lỗ
hoặc cấy bằng tay. Trồng sâu 4 - 5cm, dùng tay ấn nhẹ đất trên bề mặt sau trồng.
- Sau 5 - 7 ngày trồng dặm những cây chết.
Làm cỏ, bón phân, vun gốc:
- Bón phân: Bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng
sự sinh trƣởng và phát triển của cây thuốc lá, tăng năng suất, chất lƣợng thuốc
lá. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây thuốc lá sinh trƣởng tốt và cho năng suất

cao, chất lƣợng tốt thì bón phân là một biện pháp không thể thiếu đƣợc.
Lƣợng phân cần bón trung bình cho 1ha: Nitrat amôn 200kg + Kaly
sulfat 400kg + lân 400kg, chia làm 2-3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất
lƣợng làm đất (có hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật).
- Làm cỏ, vun gốc: Từ 2-3 lần kết hợp với bón phân, lần 1 xới nhẹ, vun
thấp, lần 2, 3 xới mạnh vun càng cao càng tốt nhƣng không lấp lá. Để đất khô
2-3 ngày cho cỏ chết trƣớc khi tƣới nƣớc.
- Tƣới và tiêu nƣớc:
Không thể có năng suất cao, chất lƣợng tốt nếu cây thuốc lá bị thiếu
nƣớc hoặc dƣ nƣớc (ngập úng 1 - 2 ngày cây héo rũ, chết). Số lần tƣới và


8

lƣợng nƣớc tƣới tuỳ thuộc độ ẩm đất và thời tiết. Kể từ sau trồng đến 10 ngày
ẩm độ đất thích hợp 80 - 90%, từ 10 - 40 ngày ẩm độ đất 60 - 65% (giữ cho
hơi thiếu ẩm để tạo hệ thống rễ phát triển và ăn xuống sâu), từ 40 - 60 ngày là
thời gian thân lá phát triển mạnh cần nhiều nƣớc độ ẩm đất thích hợp 80 85%, từ sau 60 ngày giữ ẩm độ đất từ 65 - 70%. Sau mỗi lần bón phân, bẻ
thuốc, nếu đất khô phải tƣới nƣớc ngay.
Khi tƣới nƣớc theo rãnh chỉ để nƣớc ngập từ 1/2 đến 3/4 luống, không
để nƣớc tràn lên mặt luống.
Phòng trừ sâu bệnh:
- Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng,
việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn. Vì vậy việc phun thuốc
đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh.
c. Nhóm nhân tố về kinh tế
+ Thị trƣờng
- Thị trƣờng là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại
của cơ sở sản xuất thuốc lá, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị
trƣờng. Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều

phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế
nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì đƣợc đặt lên hàng đầu, mang
tính định hƣớng. Để trả lời đƣợc câu hỏi này ngƣời sản xuất phải tìm kiếm thị
trƣờng, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trƣờng đối với
hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trƣờng đóng vai trò là khâu trung gian nối
giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu, ngƣời dân
tìm kiếm thị trƣờng là các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, hoặc các công ty
thu mua thuốc lá nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.
- Khi tìm kiếm đƣợc thị trƣờng, ngƣời sản xuất phải lựa chọn phƣơng
thức tổ chức sản xuất nhƣ thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu đƣợc là


9

tối đa. còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ
đƣợc thị trƣờng, xác định rõ đƣợc khách hàng, giá cả và phƣơng thức tiêu thụ.
Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trƣờng.
+ Giá cả
- Đối với ngƣời sản xuất nông nghiệp nói chung, của ngƣời trồng thuốc
lá nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá cả trên thị trƣờng, giá cả không ổn
định ảnh hƣởng tới tâm lý ngƣời trồng thuốc lá.
- Có thể nói sự biến động của thị trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp tới đời
sống của ngƣời sản xuất. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trƣờng tiêu
thụ là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành thuốc lá.
2.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cƣờng lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con ngƣời, có nghĩa là nâng cao chất lƣợng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất

xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con ngƣời ngày càng tăng.
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế [1].
Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
* Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bằng nhịp độ
tăng trƣởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả
cao khi nhịp độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là
không lãng phí.
* Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức
sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.


10

* Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
* Quan điểm thứ tƣ: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa
chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử
dụng (nguồn lực) để đạt đƣợc kết quả đó.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
đƣợc và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt đƣợc chỉ bằng với chi phí bỏ
ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt đƣợc một kết
quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhƣng vẫn phải dựa trên
nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí nguồn lực bỏ ra [1].
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ yêu
cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế

là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trƣng phức tạp nên việc xác định
và so sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính
tƣơng đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông
hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung tự cấp thì
việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhƣng khi đi vào hạch toán kinh tế
trong điều kiện lấy công làm lãi thì ngƣời nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối
với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê, mƣớn lao động
thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mục tiêu của nhà sản xuất là thu đƣợc lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có
liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào (Inputs) và các yếu tố đầu ra


11

(outputs) của quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào
và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Do các tƣ liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng
nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ
tiêu hiệu quả có tính chất tƣơng đối.
Do sự biến động không ngừng của cả thị trƣờng nên việc xác định chi
phí cố định là không chính xác mà chỉ có tính tƣơng đối.
Một số yếu tố đầu vào rất khó lƣợng hóa nhƣ: thông tin, tuyên truyền,
cơ sở hạ tầng nên không thể tính toán đƣợc một cách chính xác.
+ Đối với yếu tố đầu ra:
Phần lớn những kết quả sản xuất đầu ra có thể lƣợng hóa đƣợc một
cách cụ thể nhƣng cũng có những yếu tố không thể lƣợng hóa đƣợc nhƣ: bảo
vệ môi trƣờng, năng lực cạnh tranh của nhà sản xuất khả năng tạo việc làm.

Hiệu quả kinh tế với tƣ cách là một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại
không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất. Mục đích cuối cùng của sản
xuất xã hội là đáp ứng yêu cầu vật chất, văn hóa tinh thần cho xã hội. Vì vậy,
nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế không dừng lại ở mức độ đánh giá mà
còn thông qua đó tìm ra các giải pháp để phát triển một cách tốt hơn [3].
Vậy bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao hơn của mọi thành
viên trong xã hội. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao
động và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn
đề hiệu quả kinh tế gắn liền với hai quy luật tƣơng ứng của nền sản xuất xã hội là
quy luật tăng năng suất lao động và tiết kiệm thời gian làm việc.


12

Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải
đạt hiệu quả tối đa và chi phí tối thiểu. Nó đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là chi
phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực. Chi phí sử dụng nguồn lực
bao gồm cả chi phí cơ hội.
2.1.2.3. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất có liên quan trực
tiếp đến nền sản xuất hàng hoá và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.
Hiệu quả kinh tế đƣợc biểu hiện ở mức đặc trƣng quan hệ so sánh giữa
lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá
hiệu quả kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi
thời kỳ, còn tiêu chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định
lƣợng theo tiêu chuẩn đã lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá cũng khác nhau. Tùy theo

nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân và
hiệu quả của các doanh nghiệp, xí nghiệp. Có thể coi thu nhập tối đa trên một
đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả
năng thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật
chất sản xuất ra, trong nền kinh tế thị trƣờng còn đòi hỏi yếu tố chất lƣợng và
giá thành thấp để tăng khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc
các tổ chức kinh tế thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập
tối đa tính trên chi phí hoặc công lao động bỏ ra.
Đối với cây thuốc lá tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải đứng
trên góc độ hạch toán kinh tế, tính toán các chi phí, các yếu tố đầu vào từ đó


13

tính toán đƣợc đầu ra. Xác định mối tƣơng quan kết quả giữa đầu vào bỏ ra và
kết quả đạt đƣợc đó chính là lợi nhuận.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới
Diện tích trồng thuốc lá tập trung chủ yếu ở Châu Á 2.500.000 ha,
Châu Mỹ 1.600.000 ha, Châu Phi 326.000 ha với nhiều loại thuốc khác nhau
trong đó chủ yếu là giống thuốc lá sợi vàng.
Chất lƣợng thuốc lá tốt tập trung chủ yếu ở một số bang của nƣớc Mỹ,
Cu Ba và Ấn Độ.


14

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá của một số nƣớc trên thế giới qua 3 năm 2011 - 2013
Năm 2011

Tên nƣớc

Diện tích
(ha)

Nam Phi

Năng
suất
(tấn/ha)

Năm 2012
Sản lƣợng

Diện tích

(tấn)

(ha)

Năng
suất
(tấn/ha)

Năm 2013
Sản lƣợng

Diện tích

(tấn)


(ha)

3.562

2,68

9.546,16

3.950

3,11

12.284

5.400

Ấn Độ

390.690

1,59

621.197,10

444.28

1,68

746.39,00


533.384

Cu ba

24.261

1,04

25.231,44

20.256

1,01

20.458,56

13.631

2,20 3.061.746,00

1.345.703

2,23

3.000.917,00

1.462.162

Trung Quốc

Việt Nam
Mỹ
Angola

1.391.703

Năng
suất
(tấn/ha)
2,78

Sản lƣợng
(tấn)
15.012,00

1,89 1.008.095,76
1,46

19.901,26

2,16 3.158.269,92

20.729

1,90

39.385,00

31.484


1,80

56.671,00

32.744

1,78

58.284,32

143.275

2,60

372.468,00

136.582

2,39

326.430,98

131.454

2,07

272.109,78

4.517


0,77

3.200,00

4.200

1,33

5.586,00

4.165

1,38

5.747,70

(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2014)


15

Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá của các nƣớc qua các năm có
sự tăng lên rõ rệt. Trung Quốc là nƣớc có diện tích trồng thuốc lá lớn nhất,
với 1.391.703 ha năm 2011 tăng lên đến 1.462.162 ha năm 2013. Nhƣng Nam
Phi lại là quốc gia đạt năng suất cao nhất, năng suất thuốc lá năm 2012 là 3,11
tấn/ha, năm 2013 lại giảm xuống chỉ còn 2,78 tấn/ha. Việt Nam là nƣớc có
diện tích trồng thuốc lá tƣơng đối thấp so với các nƣớc trên thế giới (đạt
32.744 ha năm 2013) tuy nhiên lại là nƣớc đạt năng suất tƣơng đối cao.
Bảng 2.2. Giá cả thuốc lá của một số nƣớc trên thế giới qua các năm
ĐVT: USD/tấn

Tên nƣớc

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Kenya

1.222,6

1.396,8

1.365,2

Nam Phi

2.813,0

2.938,0

3.957,2

Trung Quốc

1.567,2

1.711,6


2.067,9

311,3

378,2

385,9

Mỹ

4.098,0

4.050,0

3.851,0

Argentina

1.811,4

2.265,1

2.208,2

Indonexia

1.649,7

1.253,9


1.511,3

Thái Lan

(Nguồn: Theo FAO Start Citation, 2014)
Giá thuốc lá nguyên liệu của một số nƣớc trên thế giới qua các năm có
sự biến động và có sự chênh lệch giữa các nƣớc. Giá cả ở Mỹ cao nhất trong
số các nƣớc trên, lên đến 4.098 USD/tấn năm 2010, nhƣng lại giảm xuống
3.851 USD/tấn vào năm 2012. Nam Phi và Argentina cũng có giá ở mức khá
cao, trên 2.000 USD/tấn. Thấp nhất là các nƣớc ở Châu Á, biểu hiện là ở Thái
Lan chỉ với 385,9 USD/tấn.
2.2.2. Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam
Thuốc lá hiện đƣợc trồng ở nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Theo
đánh giá của các chuyên gia, nguyên liệu thuốc lá vàng sấy của nƣớc ta có


×