Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

TÌM HIỂU NHỮNG SAI sót tàu THƯỜNG mắc PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚCMLC 2006 và các BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.54 KB, 60 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NGUYỄN ĐĂNG DƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU NHỮNG SAI SÓT TÀU THƯỜNG
MẮC PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
MLC 2006 VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

HẢI PHÒNG – 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

NGUYỄN ĐĂNG DƯƠNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU NHỮNG SAI SÓT TÀU THƯỜNG
MẮC PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC
MLC 2006 VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
NGÀNH: KHOA HỌC HÀNG HẢI;

MÃ SỐ: D840106



CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN
Người hướng dẫn: Th.s Phạm Vũ Tuấn
PGS.TS Nguyễn Kim Phương

HẢI PHÒNG – 2015


LỜI CẢM ƠN
Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo của thầy giáo hướng dẫn Th.s
Phạm Vũ Tuấn, PGS.TS Nguyễn Kim Phương cùng các thầy cô trong trường,
đặc biệt các thầy giáo trong Khoa Hàng Hải em đã được giao đề tài này và hoàn
thành nộp đúng thời hạn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã cho em có
hội hoàn thiện kiến thức cũng như hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập
tại trường và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu để xứng đáng với
danh hiệu sinh viên của trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam.

Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Ngày …. tháng …. năm …

Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)

4


BM.TN3 QTĐTTN.HH.03

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG
HẢI
KHOA HÀNG HẢI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày

tháng

năm 2015

BẢN NHẬN XÉT ĐỀ TÀI CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN ĐĂNG DƯƠNG
Lớp: ĐKT52-ĐH4

Mã số SV 41659

Chuyên ngành: Hàng hải, Khóa học: 2011-2016

Họ, tên người hướng dẫn khoa học: Th.s PHẠM VŨ TUẤN
Đơn vị công tác: Bộ môn Luật Hàng Hải – Khoa Hàng Hải – trường Đại học

Hàng Hải Việt Nam
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Chất lượng của đề tài:
1.1. Sự phù hợp giữa nội dung của đề tài với tên đề tài:
...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
1.2. Những kết quả nghiên cứu cơ bản của đề tài:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
1.3. Ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức của đề tài:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
5


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Khả năng, thái độ và tinh thần của học viên trong quá trình thực hiện đề
tài:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
3. Kết luận chung:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Điểm đánh giá: …………/10 (bằng chữ:…………………….
…………../mười).
.
Họ tên và chữ ký của người hướng dẫn khoa học

6


ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
1. Đánh giá chất lượng Đồ án/khóa luận tốt nghiệp về các mặt: thu thập và
phân tích số liệu ban đầu, cơ sở lý thuyết, vận dụng vào điều kiện cụ thể, chất
lượng thuyết minh và các bản vẽ, mô hình (nếu có) …:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2. Chấm điểm của người phản biện
(Điểm ghi bằng số và chữ)
Hải Phòng, ngày

tháng năm 20

Người phản biện

7


MỤC LỤC

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN
MLC

Maritime Labour Convention_Công ước lao động hàng
8


DMLC
STCW

SOLAS
MARPOL
ILO

PSC
WHO

hải.
Declaration of Maritime Labour Compliance_Bản công
bố phù hợp của công ước lao động hàng hải.
Standards of Training Certification and
Watchkeeping for Seafarers_ Tiêu chuẩn huấn luyện, đào
tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền
viên.
Safety Of Life At Sea_An toàn sinh mạng trên biển.
Maritime Pollution Marine pollution_ công ước quốc tế
về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển
International Labour Organization_tổ chức lao động quốc
tế.
Port State Control_Thanh tra nhà nước cảng biển.
World Health Organization_Tổ chức y tế thế giới.

9


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngành hàng hải là một ngành đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc

phát triển kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đứng trước nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, việc nâng cao chất
lượng và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên biển là một

vấn đề đang được thế giới hết sức quan tâm.
Mục tiêu của công ước lao động hàng hải MLC là quy định tiêu chuẩn về
quyền và lợi ích của thuyền viên, nhằm thống nhất với quy định của Công ước
quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 và sửa đổi bổ sung
(SOLAS-74), Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng
chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên, 1978 và sửa đổi bổ sung (STCW
78/95/2010), Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển, 73/78
(MARPOL 73/78) để nâng cao an toàn và chất lượng vận tải biển quốc tế. Mặc
dù Công ước mới được thông qua nhưng đã nhận được sự đồng thuận rất cao
của cộng đồng hàng hải quốc tế.
Hiện nay, quốc gia mà tàu treo cờ không thể thực thi việc kiểm tra, giám
sát liên quan đến điều kiện làm việc của thuyền viên, thiệt hại đến sức khỏe của
thuyền viên và sự an toàn của tàu biển hoạt động trên các vùng biển quốc tế.
Thông thường, thuyền viên làm việc ở nước ngoài và dưới sự quản lý của chủ
tàu hoặc tổ chức quản lý thuyền viên nước ngoài, do đó, phải tuân thủ một tiêu
chuẩn quốc tế. Tất nhiên, tiêu chuẩn này cần phải được quy định theo luật pháp
của quốc gia thành viên, đặc biệt là chính quyền của quốc gia mà tàu treo cờ
trong việc bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường.
Mặc dù đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo hướng dẫn công ước Lao động
hàng hải nhưng trên thực tế việc thực hiện với các đội tàu đang gặp rất nhiều
khó khăn. Trong khi đó việc thực hiện, duy trì các quy định của công ước MLC
đang và sẽ là một vấn đề quan trọng trong nội dung kiểm tra của các chính
10


quyền cảng trên thế giới. Những sai sót thường mắc phải được liệt kê và đề ra
biện pháp khắc phục là vô cùng cần thiết đối với các đội tàu để tránh lặp lại
những lỗi tương tự.
2.

Mục đích của đề tài
Đề tài cũng nghiên cứu về việc, các yêu cầu của Công ước MLC 2006 và
thực tiễn việc triển khai Công ước tại Việt Nam từ đó đưa ra các khiếm khuyết
thường mắc phải khi thực hiện công ước và biện pháp khắc phục nhằm mục đích
nâng cao hiểu biết về công ước lao động hàng hải MLC-2006.
Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài em tập trung vào nghiên cứu những đối tượng sau:

Công ước MLC-2006.

Các văn bản, công văn thông báo, hướng dẫn về việc triển khai thực hiện
3.


4.

công ước MLC-2006 tại Việt Nam.
Thực tế áp dụng MLC-2006 ở công ty vận tải biển và hoạt động, quản lý
trên các tàu.
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Trong đề tài em đã áp dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

và đánh giá các vấn đề thực tế thực hiện trên tàu và các công ty vận tải biển, đại
lý thuyền viên cũng như khả năng đáp ứng được các yêu cầu công ước Lao động
hàng hải. Từ đó đưa ra các khiếm khuyết thường mắc phải khi thực hiện công
ước và biện pháp khắc phục.
5.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học:

Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy một bức tranh tổng thể của việc duy
trì các yêu cầu theo MLC-2006, các khiếm khuyết thường mắc phải để tránh lặp
lại những khiếm khuyết đó. Đề tài cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho
các bạn sinh viên khoa hàng hải và những ai quan tâm đến quản lý an toàn tàu.

Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài “Tìm hiểu những sai sót tàu thường mắc phải trong quá trình thực
hiện công ước MLC 2006 và các biện pháp khắc phục” là cơ sở để các công ty
vận tải biển, công ty quản lý tàu đối chiếu hoạt động của công ty mình nhằm tìm
ra những điểm cần khắc phục để có thể duy trì tình trạng phù hợp với các yêu
11


cầu của MLC-2006.
Không những thế, kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cho các bạn sinh
viên những kiến thức liên quan đến quyền lợi thuyền viên khi làm việc trên tàu.

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI 2006 VÀ
NHỮNG YÊU CẦU BẮT BUỘC CỦA CÔNG ƯỚC
1.1.

GIỚI THIỆU CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI 2006
1.1.1 Lịch sử ra đời của công ước lao động hàng hải 2006
Ngành vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.
Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết sử dụng biển làm các
tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia trên thế
giới. Cho đến nay ngành vận tải biển đã đóng vai trò rất quan trọng trong hệ
thống vận tải quốc tế. Cũng chính vì thế ngành hàng hải ngày càng được các
chính phủ các quốc gia trên toàn thế giới hết sức quan tâm, đội tàu thế giới cũng

12


gia tăng về số lượng và chất lượng. Việc đảm bảo an toàn, điều kiện sống và làm
việc cho những con người vận hành khai thác con tàu phục vụ cho việc vận
chuyển hàng hóa, hành khách, du lịch, nghiên cứu thăm dò… là vô cùng quan
trọng.
“Thế giới hiện có khoảng 1,2 triệu thuyền viên làm việc trên các tàu biển
vận chuyển khoảng 90% hàng hóa thương mại toàn cầu. Đứng trước nhu cầu
vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng, việc nâng cao chất lượng và đảm bảo
quyền lợi, nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên biển là một vấn đề đang được
thế giới hết sức quan tâm”. Vì vậy ngày 07/02/2006, Tổ chức Lao động quốc tế
đã tiến hành Hội nghị toàn thể tại Geneva trong phiên họp lần thứ 94 với mong
muốn xây dựng được một văn bản duy nhất, chặt chẽ, bao quát đến mức tối đa
và cập nhật, tiêu chuẩn hóa các quy định của Công ước lao động hàng hải quốc
tế hiện thời, cũng như các nguyên tắc cơ bản của các Công ước lao động quốc
tế, bao gồm:
- Công ước lao động khổ sai, 1930 (số 29);
- Công ước về quyền tự do thành lập hiệp hội bảo vệ, 1948 (số 87)
- Công ước về quyền tổ chức và thỏa ước tập thể, 1949 (số 98);
- Công ước về trả lương công bằng, 1951 (số 100);
- Công ước bãi bỏ lao động khổ sai, 1957 (số 105);
- Công ước về phân biệt (việc làm và nghề nghiệp), 1958 (số 111);
- Công ước về tuổi lao động tối thiểu, 1973 (số 138);
- Công ước về các hình thức đối xử tồi tệ nhất với lao động trẻ em, 1999 (số
182);
Căn cứ vào tôn chỉ của Tổ chức Lao động quốc tế nhằm cải thiện điều kiện
làm việc cho người lao động; tuyên bố của Tổ chức Lao động quốc tế về các
nguyên tắc và quyền lao động cơ bản năm 1998.
Trên cơ sở thuyền viên là đối tượng được điều chỉnh trong các văn bản

khác của Tổ chức Lao động quốc tế, thuyền viên cũng có các quyền tự do như
tất cả các đối tượng khác;
13


Xem xét trong bối cảnh toàn cầu hoá của ngành công nghiệp hàng hải thì
các thuyền viên cũng cần có sự bảo hộ đặc biệt;
Cũng căn cứ vào các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn tàu biển, an toàn lao
động và quản lý chất lượng tàu biển trong Công ước quốc tế về an toàn sinh
mạng con người trên biển, 1974 và sửa đổi bổ sung (SOLAS), Công ước sửa đổi
về các quy định quốc tế về phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, cũng như
các tiêu chuẩn đào tạo thuyền viên của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn
luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên, 1978 và
sửa đổi bổ sung (STCW);
Nhằm thực thi Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 nhằm xây
dựng một khung pháp luật chung cho mọi hoạt động trên biển và đại dương phải
được thực thi thống nhất trên cớ sở mục tiêu chung cho các quốc gia, khu vực và
quốc tế cũng như sự hợp tác trong lĩnh vực hàng hải;
Căn cứ Điều 94 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 trong đó
thiết lập ra các nghĩa vụ của Quốc gia đối với tàu biển mang cờ quốc tịch liên
quan đến điều kiện lao động, thuyền viên và các vấn đề xã hội trên con tàu đó;
Căn cứ đoạn 8 trong Điều 19 Hiến pháp của Tổ chức Lao động quốc tế quy
định trong mọi trường hợp việc gia nhập bất kỳ Công ước hay thoả thuận của
một hội nghị hoặc việc phê chuẩn Công ước của bất kỳ một thành viên nào đó
cũng không thể ảnh hưởng tới một Bộ luật, một tập quán hay một thoả thuận có
lợi cho người lao động hơn Công ước này;
Hội nghị này quyết định rằng Công ước mới được xây dựng cần bảo đảm
tính khả thi cao nhất được các nước, các chủ tàu và thuyền viên chấp thuận rộng
rãi cũng như khả năng tạo cam kết về các nguyên tắc bảo đảm điều kiện làm
việc. Công ước này cũng phải có tính cập nhập và khả năng thực thi cao nhất.

Hội nghị cũng đã quyết định chấp nhận một số đề nghị nhất định nhằm hiện
thực hoá việc xây dựng một thỏa thuận chung và được xây dựng theo một Công
ước quốc tế.
Ngày 23 tháng 02 năm 2006, Hội nghị đã thông qua Công ước Lao động
14


hàng hải, 2006.
Công ước sẽ có hiệu lực khi có sự gia nhập của các nước tham gia công
ước có đội tàu chiếm tối thiểu một phần ba tổng số tấn đăng ký của đội tàu chạy
tuyến quốc tế trên thế giới và nếu đáp ứng được yêu cầu này thì sau 12 tháng kể
từ ngày quốc gia cuối cùng phê chuẩn thì công ước chính thức có hiệu lực, ngày
20 tháng 8 năm 2012 Phillipine là quốc gia phê chuẩn đủ theo quy định của công
ước để công ước có hiệu lực. Như vậy, công ước này bắt đầu có hiệu lực quốc tế
vào ngày 20 tháng 8 năm 2013.
Việt Nam chính thức gia nhập công ước MLC theo quyết định số
547/2013/QĐ-CTN ngày 22 tháng 03 năm 2013.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của công ước và phạm vi áp dụng
1.1.2.1. Mục đích



Công ước ra đời có các mục đích chính:
Đảm bảo sự bảo vệ đầy đủ các quyền lợi của thuyền viên trên toàn cầu.
Tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các chủ tàu đã cam kết cung cấp điều kiện
sống và làm việc tốt cho thuyền viên. Bảo vệ họ khỏi sự cạnh tranh không công
bằng của các chủ tàu không đạt tiêu chuẩn.
1.1.2.2. Ý nghĩa
“Hiện nay, quốc gia mà tàu treo cờ không thể thực thi việc kiểm tra, giám
sát liên quan đến điều kiện làm việc của thuyền viên, thiệt hại đến sức khỏe của

thuyền viên và sự an toàn của tàu biển hoạt động trên các vùng biển quốc tế.
Thông thường, thuyền viên làm việc ở nước ngoài và dưới sự quản lý của chủ
tàu hoặc một tổ chức quản lý thuyền viên nước ngoài, do đó, phải tuân thủ một
tiêu chuẩn quốc tế. Tất nhiên, tiêu chuẩn này cần phải được quy định theo luật
pháp của quốc gia thành viên, đặc biệt là chính quyền của quốc gia mà tàu treo
cờ trong việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường”.
Công ước quy định các tiêu chuẩn phù hợp với thực tiễn hoạt động vận tải
biển, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành vận tải biển trong xu hướng toàn
15


cầu hóa, đồng thời tạo thuận lợi cho các quốc gia thành viên xây dựng và áp
dụng các tiêu chuẩn theo điều kiện của mình thông qua luật pháp của quốc gia,
nhằm bảo vệ điều kiện tối thiểu của thuyền viên khi làm việc trên biển. Nội
dung điều chỉnh của MLC-2006 đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của sự
phối hợp giữa chính quyền của các quốc gia và các cơ quan chức năng tại cảng
để xem xét chấp thuận thực hiện một hệ thống kiểm tra, giám sát và cấp Giấy
chứng nhận sức khỏe do ILO soạn thảo và khuyến nghị sử dụng rộng rãi trên các
cảng thế giới.
“Công ước quy định tiêu chuẩn về quyền lợi và lợi ích của thuyền viên”,
nhằm thống nhất với quy định của “công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con
người trên biển 1974” và sửa đổi bổ sung (SOLAS), “công ước quốc tế về tiêu
chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền
viên, 1978” và sửa đổi bổ sung (STCW), “công ước quốc tế về phòng ngừa ô
nhiễm dầu từ tàu biển 73/78” (MARPOL) để nâng cao an toàn và chất lượng vận
tải biển quốc tế. Công ước nhận được sự đồng thuận rất cao của cộng đồng hàng
hải quốc tế. MLC-2006 đã trở thành “cột trụ thứ tư” trong khuôn khổ pháp lý
của ngành công nghiệp hàng hải quốc tế, đảm bảo cho tất cả các thuyền viên
điều kiện sống và làm việc thỏa đáng không phụ thuộc quốc tịch hoặc cờ tàu

nước nào.
1.1.3.
1.1.3.1. Đối

Phạm vi áp dụng
với thuyền viên

“Công ước này áp dụng cho tất cả các thuyền viên là những người thuộc
thuyền bộ hoặc được thuê làm việc trên tàu biển thuộc phạm vi điều chỉnh của
MLC, không phân biệt quốc tịch mà tàu mang cờ. Trong trường hợp không xác
định được người nào là thuyền viên thuộc phạm vi quy định của công ước này
hay không thì cơ quan chức năng của những nước thành viên công ước sẽ là
người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi tham khảo ý kiến của các hiệp hội
chủ tàu và thuyền viên”.
1.1.3.2.

Đối với tàu biển
16


MLC-2006 áp dụng đối với tất cả các tàu không kể thuộc sở hữu nhà nước
hay tư nhân, thường xuyên tham gia các hoạt động thương mại. Trừ trường hợp
quốc gia có quy định ngược lại, MLC-2006 không áp dụng với:


Các tàu chỉ hoạt động trong vùng đường thủy nội địa hoặc vùng nước nằm

trong hoặc liền kề với vùng tránh bão hoặc các khu vực áp dụng các quy định



của cảng.
Các tàu tham gia đánh bắt cá hoặc mục đích tương tự và các tàu được đóng theo



kiểu truyền thống như thuyền buồm, thuyền mành.
Các tàu chiến hoặc phương tiện hải quân.
“Trường hợp không xác định được một con tàu nào đó có thuộc phạm vi
điều chỉnh của công ước này hay không thì các cơ quan chức năng của những
nước thành viên công ước sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng sau khi đã
tham khảo ý kiến của hiệp hội chủ tàu và thuyền viên”.
Theo hướng dẫn ILO thì MLC-2006 áp dụng cho:




Tàu có GT ≥ 500 chạy tuyến quốc tế.
Tàu có GT ≥ 500 không chạy tuyến quốc tế nhưng thuộc nước thành viên công
ước hoạt động từ một cảng hoặc giữa các cảng của một quốc gia khác.
1.1.4.
Nội dung của công ước
Công ước gồm 3 phần chính, gồm 16 điều khoản, phần quy định và phần
bộ luật với 5 mục, có phụ bản liên quan đến hệ thống cấp giấy chứng nhận sức
khỏe thuyền viên và tàu biển. Trong đó bao gồm những quy định cụ thể về các
nguyên tắt điều chỉnh chung, các tiêu chuẩn và khuyến nghị thực hiện từng nội
dung của bộ luật. Cụ thể:
Phần 1: “Nội dung công ước” gồm 16 điều, “quy định chung về các từ ngữ,
khái niệm cơ bản để hiểu thống nhất trong công ước, nguyên tắc và quyền cơ
bản của quốc gia thành viên tuân thủ, thuyền viên và quyền lợi của thuyền viên,
trách nhiệm thực thi công ước; quy định về Phần A và Phần B của bộ luật, trong

đó quy định và điều khoản của Phần A trong bộ luật là bắt buộc; quy định và
điều khoản trong Phần B không có tính bắt buộc; tham vấn các chủ tàu, thuyền
viên và hiệu lực của công ước”.
17


Phần 2: “Các quy định và bộ luật” “Các quy định và tiêu chuẩn (Phần A) và
khuyến nghị (Phần B) trong Bộ luật được quy định theo 5 nội dung chính được
đề cập tại 68 điều ước về lao động hàng hải trước đây. Ngoài ra, có bổ sung một
số nội dung về an toàn nghề nghiệp và sức khỏe phù hợp với tiêu chuẩn sức
khỏe thuyền viên, ví dụ như tác động của tiếng ồn và độ rung tới điều kiện làm
việc của thuyền viên và các khu vực nguy hiểm”. Gồm:
1. Điều kiện tối thiểu với thuyền viên làm việc trên tàu biển.
Quy định và hướng dẫn về độ tuổi tối thiểu, chứng nhận sức khỏe thuyền
viên,đào tạo và cấp chứng chỉ cũng như việc tuyển dụng và thay thế thuyền viên.
2. Điều kiện thuê thuyền viên.
Các điều khoản của hợp đồng lao động: quy định hướng dẫn về hợp đồng
lao động, tiền công, số giờ làm việc và nghỉ ngơi của thuyền viên, quyền được
nghỉ phép, hồi hương của thuyền viên, định biên an toàn tối thiểu trên tàu, khả
năng phát triển kỹ năng và cơ hội tuyển dụng cho thuyền viên.
3. Điều kiện sinh hoạt, giải trí và thực phẩm của thuyền viên.
Chỗ ăn ở, trang thiết bị sinh hoạt, lương thực thực phẩm: quy định và
hướng dẫn về điều kiện ăn ở, vui chơi giải trí của thuyền viên trên tàu.
4. Điều kiện chăm sóc sức khỏe, y tế và phúc lợi xã hội, an ninh cho thuyền
viên.
Bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế và chế độ xã hội: quy định và hướng dẫn về
bảo vệ sức khỏe và chăm sóc y tế cho thuyền viên trên tàu và trên bờ, việc
phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên; quyền được tiếp cận các dịch vụ phúc lợi
trên bờ và quyền được hưởng phúc lợi xã hội của thuyền viên cũng như trách
nhiệm của chủ tàu trong việc chi trả chi phí điều trị bệnh tật, thương tích hoặc tử

vong của thuyền viên khi đang làm việc.
5. Điều khoản thi hành.
Quy định và hướng dẫn trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện của quốc gia
có tàu treo cờ, quốc gia có cảng và trách nhiệm cung cấp lao động. Việc thiết lập
hệ thống kiểm tra và cấp giấy chứng nhận lao động hàng hải và tuyên bố tuân
18


thủ luật lao động hàng hải cho tàu thuyền treo cờ quốc gia thành viên cũng như
kiểm tra sự tuân thủ công ước của tàu nước ngoài đến cảng đối với quốc gia có
cảng.
Cả 5 nội dung đề cập trên đều đã được đề cập tại các công ước liên quan đến
lao động hàng hải trước đây và được bổ sung sửa đổi phù hợp với thực tiễn hiện
nay. Công ước đã bổ sung một số nội dung mới liên quan đến sức khỏe và an
toàn nghề nghiệp của thuyền viên để phù hợp với tiêu chuẩn sức khỏe hiện nay
như là tác động của tiếng ồn và chấn động khi làm việc và những rủi ro trong
môi trường làm việc trên tàu. Phần này của công ước đề cập đến việc kiểm tra
của chính quyền quốc gia mà tàu treo cờ thông qua các tổ chức được chính phủ
ủy quyền (ROs) hoặc kiểm tra lại cảng biển nước ngoài thông qua hệ thông kiểm
tra nhà nước cảng biển (PSC) trên cơ sở các quy định của công ước lao động
trước đây, tuy nhiên có chỉnh sửa để đưa ra những tiêu chuẩn kiểm tra hài hòa
với các công ước hàng hải quốc tế (SOLAS, MARPOL, STCW) liên quan đến
an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Phần 3: “Phụ lục liên quan” mẫu biểu hướng dẫn liên quan đến việc thực hiện
công ước như: mẫu Giấy chứng nhận lao động hàng hải (Maritime Labour
Certificate – MLC) và Tuyên bố tuân thủ công ước (Declaration of Maritime
Labour Compliance – DMLC), Giấy chứng nhận lao động hàng hải tạm thời.
1.1.5.

Hiệu lực áp dụng công ước


Theo khoản 3 điều VIII về hiệu lực của Công ước thì Công ước sẽ có hiệu
lực sau 12 tháng kể từ ngày có ít nhất 30 thành viên chiếm 33 phần trăm tổng
dung tích đội tàu thế giới đăng ký phê chuẩn và ngày 20/08/2013 công ước Lao
động hàng hải 2006 (MLC) của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã chính thức
có hiệu lực.
Nhưng nhận thấy các chính quyền hành chính quốc gia tàu mang cờ có thể
không có đủ thời gian cấp Giấy chứng nhận Lao động hàng hải cho các tàu trước
ngày 20/08/2013, ILO đã ra nghị quyết XVII yêu cầu các chính quyền hành
chính của quốc gia tàu mang cờ và cảng vụ xem xét để cho phép tàu tiếp tục
19


hoạt động mà không có giấy chứng nhận MLC-2006, công ước này thực sự có
hiệu lực từ ngày 20/08/2014.Và đến thời điểm này thì chính quyền cảng trên thế
giới đã tiến hành kiểm tra PSC liên quan đến việc thực hiện công ước MLC2006 trên tàu.
1.1.6.

Giấy chứng nhận cấp theo MLC-2006

Theo công ước Lao động hàng hải thì các tài liệu sau phải có trên tàu:
Bản Tuyên bố phù hợp lao động Hàng Hải (DMLC)
Bao gồm 2 phần sau:
“Phần I được cấp bởi Chính quyền hành chính quốc gia tàu treo cờ và,


Xác định danh mục các hạng mục kiểm tra để phù hợp với mục 1 của Tiêu




chuẩn này;
Xác định các yêu cầu quốc gia bao gồm các điều khoản liên quan của Công ước
này bằng cách đưa ra một danh mục tham khảo các điều khoản của luật quốc gia
cũng như, tới phạm vi cần thiết, thông tin ngắn gọn về nội dung chính của các




yêu cầu quốc gia;
Chỉ ra các yêu cầu cụ thể đối với loại tàu theo phạm vi pháp luật quốc gia;
Ghi mọi điều khoản tương đương và cho biết rõ bất kỳ miễn giảm nào được cơ
quan có thẩm quyền cho phép”.
“Phần II được chủ tàu lập và xác định các biện pháp đã thông qua bảo đảm
luôn phù hợp với các yêu cầu quốc gia giữa các đợt kiểm tra và các biện pháp đề
xuất đảm bảo luôn cải thiện”.
Giấy chứng nhận lao động hàng hải (MLC)
Nếu kết quả đánh giá DMLC I và DMLC II trên tàu biển đáp ứng các quy
định của Công ước MLC 2006 thì cơ quan tiến hành việc đánh giá sẽ phê duyệt
Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II và cấp Giấy chứng nhận Lao
động hàng hải cho tàu biển.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Lao động hàng hải là 05 năm với
điều kiện tàu phải được kiểm tra trung gian trong khoảng thời gian đến hạn hàng
năm lần thứ hai hoặc thứ ba của giấy chứng nhận. Tuy nhiên nếu cơ quan có
20


thẩm quyền xác nhận tàu không còn phù hợp với quy định của công ước MLC2006, tàu thay đổi cờ quốc tịch, thay đổi chủ tàu thay đổi kết cấu, trang thiết bị
hoặc phương thức tuân thủ công ước MLC-2006 theo quy định thì Giấy chứng
nhận Lao động hàng hải sẽ bị mất hiệu lực. Một giấy chứng nhận lao động hàng
hải tạm thời sẽ được cấp trong trường hợp:





Tàu mới được bàn giao,
Khi tàu đổi cờ, hoặc
Khi tàu đổi chủ.
Giấy chứng nhận chứng nhận lao động hàng hải tạm thời có thời hạn hiệu

lực không quá sáu tháng.
1.2.

NHỮNG YÊU CẦU BẮT BUỘC CỦA CÔNG ƯỚC MLC-2006
1.2.1 Yêu cầu về độ tuổi tối thiểu làm việc trên tàu
Theo quy định của MLC 2006 thì độ tuổi nhỏ nhất của thuyền viên để được

thuê làm việc trên tàu là 18 tuổi. Bất kì người nào dưới 18 tuổi ở trên tàu để học
tập, đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ không phải trực ca đêm.
Trưởng bộ phận thuyền viên chịu trách nhiệm lựa chọn và sử dụng thuyền viên
phù hợp dưới sự quản lý của công ty. Cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy
trình của hệ thống quản lý an toàn của công ty khi lựa chọn thuyền viên thích
hợp và đủ điều kiện làm việc trên tàu, đặc biệt là trong việc xem xét độ tuổi tối
thiểu của công ty yêu cầu. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm giữ các tài liệu của
thuyền viên một cách an toàn như là bằng chứng về ngày sinh và tuổi của thuyền
viên khi làm việc trên tàu cũng như cấp danh sách thuyền viên với mục đích xác
định danh tính và tuổi của thuyền viên trên tàu.
1.2.2. Giấy chứng nhận y tế
Các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu công ty phải đảm bảo rằng tất cả các
sỹ quan và thủy thủ đoàn phải có giấy chứng nhận y tế bao gồm các thông tin:
a. Các điều kiện về thính giác và thị giác của thuyền viên cũng như việc khả

năng nhận diện màu sắc.

21


b. Không bị bất kì bệnh gì có thể trầm trọng hơn khi làm việc trên biển cũng như
biểu hiện không phù hợp cho làm việc trên biển có thể gây nguy hiểm cho sức
khỏe.
Giấy chứng nhận y tế được cấp cho thuyền viên thời hạn tối đa là 02 năm
và viết bằng tiếng Anh, đối với chứng chỉ về khả năng nhận diện màu sắc là 06
năm. Trước khi làm việc trên tàu, thuyền viên phải có chứng chỉ về y tế chứng
nhận họ phù hợp về mặt sức khỏe để hoàn thành các công việc trên biển, nó phải
được cấp bởi cơ quan y tế đủ tiêu chuẩn phù hợp theo yêu cầu của công ước
quốc tế về tiêu chuẩn của chứng chỉ đào tạo và trực ca cho người đi biển (STCW
1978 và các sửa đổi). Thuyền trưởng phải lưu giữ một bản sao chứng chỉ y tế
trên tàu trong thời gian thuyền viên ở trên tàu hoặc khi kết thúc hợp đồng và lưu
trong hồ sơ ít nhất 05 năm. Tuy nhiên, đối với bất kỳ giấy chứng nhận y tế nào
hết hạn trong hành trình sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới cảng tiếp theo nơi thuyền
viên có thể có giấy chứng nhận mới nhưng chứng chỉ hết hạn đó không được
quá 03 tháng.
Công ty sẽ xem xét lại các giấy chứng nhận y tế của thuyền viên thông qua
bộ phận kiểm toán nội bộ và bổ nhiệm kiểm toán viên để đảm bảo tuân thủ quy
định này.
1.2.3.

Khả năng chuyên môn của thuyền viên

Công ước lao động hàng hải MLC 2006 quy định thuyền viên làm việc trên
tàu phải có chất lượng và đào tạo phù hợp theo yêu cầu bắt buộc của tổ chức
hàng hải thế giới IMO hoặc yêu cầu của quốc gia tàu mang cờ. Thuyền viên phải

đủ năng lực, sức khỏe và trình độ để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tàu.
Huấn luyện và các chứng chỉ phù hợp với yêu cầu bắt buộc theo tổ chức hàng
hải quốc tế sẽ được xem như đáp ứng yêu cầu của pháp chế Quốc gia. Giấy
chứng nhận khả năng chuyên môn và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được cấp
bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của IMO.
Đại lý cung ứng thuyền viên sẽ gửi danh sách thuyền viên làm việc trên
tàu cho bộ phận hàng hải cũng như bộ phận công nghệ của công ty để xem xét

22


tài liệu của thuyền viên cũng như kinh nghiệm trên biển trước khi đưa thuyền
viên xuống tàu. Hồ sơ của thuyền viên phải được giữ bởi công ty ít nhất 05 năm.
1.2.4.
Hợp đồng lao động của thuyền viên
Tất cả thuyền viên làm việc trên tàu sẽ có một hợp đồng lao động được ký
bởi thuyền viên và chủ tàu hoặc người đại diện để đảm bảo công việc và điều
kiện sống tốt trên tàu. Các thông tin liên quan trong hợp đồng này phải được viết
bằng tiếng Anh.
Hợp đồng lao động của thuyền viên sẽ được soạn thảo bởi chủ tàu và gửi
cho thuyền viên để xem xét lại các điều khoản cụ thể, nếu cần thuyền viên có thể
yêu cầu tư vấn trước khi chấp nhận và ký chúng. Khi hợp đồng đã được ký kết,
cả chủ tàu và thuyền viên đều phải giữ hợp đồng có chữ ký của cả hai bên. Chủ
tàu sẽ chuyển hợp đồng lao động của thuyền viên cho thuyền trưởng lưu giữ trên
tàu hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác như cảng nơi tàu đỗ một bản sao khi
cần. Công ty phải đảm bảo rằng hợp đồng này và thỏa ước lao động tập thể (nếu

a.
b.
c.

d.
e.
f.
g.

áp dụng) luôn có trên tàu để thuyền viên có thể dễ dàng tham khảo.
Hợp đồng lao động của thuyền viên ít nhất gồm những thông tin sau:
Tên đầy đủ của thuyền viên, ngày sinh, tuổi, nơi sinh,
Tên chủ tàu và địa chỉ,
Nơi và thời gian khi hợp đồng lao động của thuyền viên được ký kết,
Khả năng chuyên môn của thuyền viên,
Mức lương của thuyền viên hoặc nếu có công thức để tính chúng,
Mức trả cho các ngày phép hàng năm hoặc nếu có công thức để tính chúng,
Việc chấm dứt hợp đồng và các điều kiện theo đó bao gồm:
i. Nếu hợp đồng là không có thời hạn rõ ràng thì điều kiện mỗi bên chấm
dứt nó là yêu cầu thông báo trước,
ii. Thời gian thông báo yêu cầu không chậm hơn thời gian được đưa ra
trong hợp đồng, nếu hợp đồng có thời gian cụ thể,
iii.
Nếu hợp đồng được thực hiện cho 1 hành trình, cảng đích và thời

h.
i.
j.
k.
l.

gian hết, hợp đồng sau khi đến và trước khi dỡ hàng,
Sức khỏe và lợi ích an sinh xã hội được cung cấp bởi chủ tàu,
Quyền lợi của thuyền viên khi hồi hương,

Thời gian tối đa phục vụ liên tục trên tàu trước khi hồi hương,
Liên quan đến thỏa ước lao động tập thể và,
Bất cứ các chi tiết cụ thể khác mà luật quốc gia yêu cầu.

23


Công ty cung ứng thuyền viên chịu trách nhiệm xác định rõ ràng những nội
dung quy định tối thiểu trong hợp đồng lao động, sắp xếp và giữ hợp đồng lao
1.2.5.

động của thuyền viên ít nhất 05 năm.
Việc sử dụng các dịch vụ tuyển dụng và thay thế thuyền viên tư nhân theo
quy định hoặc được cấp phép
Tổ chức hoặc pháp nhân hoạt động riêng trong lĩnh vực tuyển dụng và thay
thế thuyền viên phải có giấy phép hoạt động. Chủ tàu sử dụng các dịch vụ tuyển
dụng và cung ứng thuyền viên ở các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nơi công ước
lao động hàng hải 2006 không được áp dụng, nhưng phải đảm bảo rằng tuân
theo quy định 1.4 mục 1 của công ước lao động hàng hải 2006. Họ vẫn sẽ phải
chịu trách nhiệm hoàn toàn khi bị giữ tàu do kiểm tra của PSC của nước mà tàu
mang cờ cũng như những bất lợi ảnh hưởng bởi việc giữ tàu. Ít nhất 1 năm 1 lần,
công ty sẽ thực hiện kiểm toán các đại lý cung ứng thuyền viên để xác nhận sự
tuân thủ yêu cầu của công ty liên quan đến DMLC phần I và II. Bất kì sự không
phù hợp nào được xác nhận phải được khắc phục.
1.2.6.
Thời gian làm việc hoặc nghỉ ngơi
Mỗi tàu sẽ ghi chép thời gian làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày phù hợp
với biểu mẫu của cơ quan có thẩm quyền với mục đích theo hướng dẫn của ILO
để đảm bảo phù hợp và được kiểm soát một cách chặt chẽ. Những tài liệu này là
bằng chứng rằng giờ nghỉ ngơi của thuyền viên được đáp ứng. Ghi chép giờ

nghỉ ngơi hàng ngày sẽ được viết bằng ngôn ngữ khi làm việc hoặc ngôn ngữ
của tàu và tiếng Anh. Thuyền viên sẽ nhận được 01 bản sao các ghi chép liên
quan tới chúng và các ghi chép này được thông qua bởi thuyền trưởng hoặc
người được ủy quyền bởi thuyền trưởng và thuyền viên. Các tàu sẽ tính toán và
đặt ở nơi dễ thấy biểu đồ miêu tả công việc và thời gian biểu trên tàu.
Quy định thời gian tối thiểu cho nghỉ ngơi trên tàu không ít hơn:
• 10 giờ trong bất kỳ khoảng thời gian 24 giờ,
• 77 giờ trong bất kỳ khoảng thời gian 7 ngày.
Giờ nghỉ ngơi có thể phân nhóm với mỗi nhóm có tối đa 2 giai đoạn, trong
đó một giai đoạn sẽ không ít hơn 6 giờ liên tục và khoảng thời gian giữa 2 giai
đoạn nghỉ ngơi liên tiếp là không vượt quá 14 giờ. Thực tập, cứu hỏa, huấn
24


luyện trên thuyền cứu sinh và các huấn luyện khác theo quy định của luật pháp
quốc gia và quy tắc quốc tế sẽ được tiến hành giảm thiểu ảnh hưởng đến giờ
nghỉ ngơi và gây mệt mỏi cho thuyền viên. Công ty phải tạo các điều kiện thuận
lợi nhất cho thuyền viên nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và tinh thần làm việc.
1.2.7.
Định biên của tàu
Tất cả các tàu phải có đủ số thuyền viên trên tàu để chắc chắn rằng tàu
hoạt động một cách an toàn, hiệu quả. Mỗi tàu được cung cấp 01 đội thuyền viên
phù hợp để đảm bảo an toàn và an ninh trong mọi điều kiện hoạt động, thuyền
viên phù hợp với giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu hoặc tương đương
được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, tuân thủ luật pháp quốc tế. Khi xác định,
chấp nhận hoặc thay đổi định biên của tàu, cần tránh hoặc giảm thiểu tác động
giờ làm quá quy định, để đảm bảo giờ nghỉ ngơi và giới hạn mệt mỏi cũng như
các nguyên tắc quốc tế được áp dụng nhất là của tổ chức hàng hải thế giới trong
định biên của tàu.Trong trường hợp khẩn cấp khi một sỹ quan hoặc thuyền viên
lên bờ vì lý do ốm nặng hoặc tai nạn, công ty sẽ thông báo với quốc gia nơi tàu

đến và yêu cầu sự cho phép chấp nhận thấp hơn mức định biên an toàn tối thiểu.
1.2.8.
Nơi ở của thuyền viên
Công ước MLC 2006 quy định cho mọi tàu thuyền phải tạo điều kiện tốt
nhất về nơi ở cho thuyền viên , duy trì nơi ở an toàn và ngăn nắp cũng như khu
giải trí cho thuyền viên làm việc và sống trên tàu, thích hợp cho sự phát triển về
sức khỏe của thuyền viên. Thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền bởi thuyền
trưởng sẽ kiểm tra trên tàu để chắc chắn rằng phòng ở của thuyền viên sạch sẽ,
thích hợp cho thuyền viên và giữ trong tình trạng tốt. Kết quả của kiểm tra sẽ
được ghi vào hồ sơ và sẵn sàng đưa cho cơ quan có thẩm quyền và PSC xem
xét. Cơ quan kiểm tra có thẩm quyền sẽ chú ý đến việc đảm bảo được thực hiện
theo yêu cầu của công ước liên quan đến:
a. Kích cỡ của phòng và không gian sống khác,
b. Sự nóng lên của nơi ở và lỗ thông gió,
c. Tiếng ồn, rung và các yếu tố xung quanh,
d. Khu vực vệ sinh,
e. Đèn và,
f. Bệnh viện tàu.
25


×