Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

BÀI SOẠN THEO CHỦ ĐỀ PHI KIM HOA HOC 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.55 KB, 43 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

CHỦ ĐỀ: PHI KIM
I. Nội dung chủ đề:
1. Nội dung 1: Tính chất của phi kim. (1 tiết)
2. Nội dung 2: Clo (2 tiết)
3. Nội dung 3: Cacbon. (1 tiết)
4. Nội dung 4: Các oxit của cacbon (1 tiết)
5. Nội dung 5: Axit cacbonic và muối Cacbonat (1 tiết)
6. Nội dung 6: Silic – Công nghiệp Silicat (1 tiết)
II. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ.
a, Kiến thức
HS nêu được:
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của phi kim.
- Các tính chất và ứng dụng của clo, cacbon, silic:
- Nêu được Silic là phi kim hoạt động yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực
tiếp với hiđro), SiO2 là một oxit axit (tác dụng với kiềm, muối cacbonat kim loại kiềm ở
nhiệt độ cao).
- Nêu được một số ứng dụng quan trọng của silic, silic đioxit và muối silicat.
- Trình bày được sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất đồ gốm, xi
măng.
b, Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc sách, tìm hiểu thu thập thông tin, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Vận dụng kiến thức để liên hệ thực tế.
- Đọc và tóm tắt được thông tin về Si, SiO2, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi
măng.
- Viết được các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2, muối silicat.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, lòng say mê nghiên cứu khoa học.
- Tin tưởng vào khoa học bộ môn


- Bảo vệ môi trường bằng các việc làm cụ thể dựa vào kiến thức đã được học

1


d. Phát triển năng lực.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Đọc tên nguyên tố,tên các hợp chất,CTHH,PTHH…
- Năng lực tính toán: Tính theo PTHH, CTHH
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân tích, tìm hiểu thông tin…
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết, hiểu về KHHH, NTK của Silic, trạng thái tự
nhiên, TCVL,TCHH của Silic. Biết hiểu về TCHH của silic đioxit
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng tính chất hóa học, tính chất vật lí giải thích một số
ứng dụng, hiện tượng tự nhiên liên quan đến silic và các hợp chất của silic.
- Năng lực tính toán hóa học: Tính theo CTHH.
- Năng lực tự học của bản thân: Tự học, khai thác các kênh thông tin: internet, tạp chí khoa
học…, hợp tác, chia sẻ trong hoạt động học theo nhóm.

2


III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tiết 1: Tính chất của phi kim
Tiết 2, 3: Clo
Tiết 4: Cacbon
Tiết 5: Các oxit của cacbon
Tiết 6: Axit cacbonic và muối Cacbonat
Tiết 7: Silic – Công nghiệp Silicat

A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (KHỞI ĐỘNG)

Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu 1:

Clo là chất khí màu vàng
lục, mùi hắc. Chất này công
thức hóa học là: ……..
….…………….

Quan sát hình ảnh các chất sau đây và hoàn
thành các thông tin còn thiếu.

Chất này màu đen, có nhiều
trong than. Chất này có công
thức hóa học là…………….

Chất này là nguyên tố phổ
biến sau oxi trong vỏ Trái
Đất (25,7 %), cứng, có màu
xám sẫm - ánh xanh kim
loại, là á kim có hóa trị IV.
Chất này có tên
là……………….

3


Câu 2. Em hãy kể tên những lĩnh vực có ứng dụng của các nguyên tố trên mà em biết?
TL:
Clo: Dùng diệt khuẩn trong nước sinh hoạt, nước tẩy rửa.

Cacbon: Trong than (than đá) dùng đốt lò, rèn, luyện kim, ….
Silic: Dùng trong ngành công nghiệp điện tử, chế tạo điot, chip, IC, …
Câu 3. Nhớ lại kiến thức hóa học bài oxi (Học lớp 8) hãy cho biết chất nào tác dụng
được với oxi? PTHH?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
(Học sinh hoạt động nhóm).
CHUẨN BỊ
GV: - Dụng cụ: Bình làm TN, ống dẫn khí có đầu vuốt nhọn để đốt, bật lửa, giá thí nghiệm
- Hóa chất: Khí H 2 500ml, khí clo 500ml, quỳ tím, nước cất 200ml.
- Nghiên cứu nội dung trong sgk, sách GV.
- Tranh vẽ H3.1/ SGK
HS: Xem trước bài mới.
PHIẾU HỌC TẬP
Tên thí nghiệm

Tiến hành thí

Hiện tượng quan

Giải thích –

nghiệm

sát được

Kết luận.

TN1: Clo tác dụng với hiđro


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

GV: ĐVĐ: Phi kim có những tính chất HS: Nhận TT của GV
chung nào? So với kim loại, phi kim
có tính chất nào khác? Để trả lời câu

NL
hiện.

tái

hỏi này Chúng ta cùng nghiên cứu bài
mới.
1. Nội dung 1: Nghiên cứu tính chất vật lý của phi kim
Hướng dẫn hs nghiên cứu SGK, tìm HS: Nghiên cứu SGK-T74.

NL

hiểu tính chất vật lý của phi kim

quyết vấn

GV: Phi kim có những tính chất vật lý


đề.

4

giải


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

HS: Rút ra nhận xét về tính chất vật lý

nào?

GV: Dẫn ra một số phi kim và yêu cầu của phi kim.
HS cho biết trạng thái và tính chất của

NL sáng
tạo.

phi kim.
GV: Nhận xét và kết luận.
I. Tính chất vật lý của phi kim
- Ở điều kiện thường phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn (C, S, P,….); lỏng (Br2); khí (O2,
Cl2…..) phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số độc: F2; Cl2; Br2

2. Nội dung 2: Nghiên cứu tính chất hoá học của phi kim
Hướng dẫn hs tìm hiểu khả năng phản

HS: Trao đổi, tìm các ví dụ, viết các

NL

ứng của phi kim với kim loại

PTHH

quyết vấn

GV: Ta biết kim loại tác dụng được

HS: Rút ra nhận xét.

đề.

với phi kim (Tính chất HH của KL).

Phi kim tác dụng được với kim loại 

Các em cho một số ví dụ, viết PTHH?
Oxi tác dụng với kim loại?

muối hoặc oxit.
t

o


2Na(r) + Cl2(k)  2NaCl(r)

Các phi kim khác tác dụng với kim

giải

NL sáng
tạo.

to

2Al(r) + 3S(r)  Al2S3(r)

loại?

- GV: Nhận xét, hướng dẫn hs kết luận HS: Thực hiện yêu cầu
vấn đề.
II. Tính chất hoá học của phi kim
1. Phi kim tác dụng với kim loại
a) Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit
to

VD: 2Zn + O2  2ZnO
b) Các phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối
to

2Na(r) + Cl2(k)  2NaCl(r)
to


2Al(r) + 3S(r) Al2S3(r)
to

Fe + S  FeS
Phi kim tác dụng được với kim loại  muối hoặc oxit.
GV: Yêu cầu h/s lại tính chất hóa học

HS: Quan sát tranh vẽ H3.1/sgk. Tái

NL quan

của Hiđro rút ra khả năng phản ứng

hiện kiến thức về tính chất hóa học của

sát,

của Hiđro với phi kim và yêu cầu HS

hiđro.

quyết vấn

giải

5


HOẠT ĐỘNG CỦA GV


HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

viết PTHH.

Năng lực
cần đạt

đề.

GV: Cho HS quan sát tranh vẽ
H3.1/Sgk và mô tả thí nghiệm clo tác
dụng với Hiđro.

HS: Quan sát. Nêu hiện tượng, nhận xét

GV: Biếu diễn TN Clo tác dụng với

và rút ra kết luận.

Hiđro.

2H2(k) + O2(k)  2H2O (h)

GV: Gọi HS nhận xét hiện tượng.
GV: Nhận xét, kết luận

H 2 (k) + Cl2(k)  2HCl(k)

to


to

- Phi kim tác dụng với hiđro  hợp
chất khí
2. Phi kim tác dụng với hiđro
- Oxi tác dụng với hiđro tạo thành nước
to

2H2(k) + O2(k)  2H2O(h)
- Phi kim tác dụng với hiđro  hợp chất khí
to

H2(k) + Cl2(k)  2HCl(k)
GV: Các em đã nghiên cứu TN: S, C

HS: Nêu ví dụ, viết PTHH và nhận xét.

NL

cháy trong oxi ở lớp 8. Hãy nhớ lại và

- Phi kim tác dụng với oxi  oxit axit

hiện, giải

o

t
viết PTHH?
S (r) + O2 (k)  SO 2 (k)

GV: Nhận xét và kết luận về phản ứng
HS: Nhận kiến thức từ Gv
của phi kim với oxi.

tái

quyết vấn
đề.

3. Tác dụng với oxi
- Phi kim tác dụng với oxi  oxit axit
to

S (r) + O2(k)  SO 2(k)
to

C(r) + O2(k)  CO2(k)
3. Nội dung 3: Mức độ hoạt động của phi kim
GV: Thuyết trình về mức độ hoạt HS: Đọc TT trong Sgk

NL

động hóa học của phi kim và dẫn
chứng bằng các PTHH minh hoạ.
HS: Nhận TT của Gv

nhớ, tiếp
thu.

Mức độ phản ứng của các phi kim với

kim loại và hiđro là khác nhau. Căn cứ
vào đó người ta đánh giá:
HS: Ghi bài vào vở
- Phi kim mạnh: F2, Cl2, O2, (F2 là phi
6

ghi


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

kim mạnh nhất)
- Phi kim yếu: S, C, Si, ….
GV: Dẫn chứng bằng các PTHH
III. Mức độ hoạt động của phi kim
- Mức độ hoạt động hóa học của các phi kim khác nhau là khác nhau.
- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng
và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
- Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).
- Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn
PHIẾU HỌC TẬP:
Bài 1. Viết PTHH thực hiện:
to

H 2 + Cl2 

to

H2 + S 
to

H 2 + Br2 
Bài 2: Viết PTHH thực hiện
1
2
3
4
5





SO2 
SO3 
H2SO4 
Na2SO4 
BaSO 4
S 

HD:
to

1) S + O2  SO 2
to


2) SO2 + O2  SO3
to

3) SO3 + H2O  H 2SO4
4) H2SO4 + 2NaOH  Na2SO4 + H2O
5) Na2SO 4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl

7


Tiết 2, 3
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA CLO
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- TN1 clo tác dụng với nước và thử tính tẩy màu của clo ẩm, lọ đựng khí clo, một cốc
nước, giấy quỳ tím.
- TN2: Cl2+ dd NaOH : Lọ đựng khí clo, 1 ống nghiệm đựng 1- 2ml dd NaOH
- 1 bộ dụng cụ như hình vẽ 3.5 trang 79 sgk, dd HCl đặc, MnO2, đèn cồn, diêm, bông
tẩm xút, bình đựng khí.
- Sơ đồ thùng điện phân dd muối ăn để điều chế khí clo trong công nghiệp
2. Học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học
PHIẾU HỌC TẬP
Tên thí nghiệm

Tiến hành thí

Hiện tượng quan

Giải thích –


nghiệm

sát được

Kết luận.

TN1: Clo tác dụng với nước
TN2: Clo tác dụng với kiềm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

Gv: Giới thiệu bài mới: Clo là nguyên HS: Nhận TT của Gv
tố phi kim hoạt động hóa học mạnh,

NL

vậy clo có những tính chất như thế
nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài

hiện.

tái

học hôm nay.
1. Nội dung 1: Nghiên cứu, tìm hiểu tính chất vật lý của clo

- GV: Cho học sinh quan sát lọ khí clo
Hãy nêu trạng thái, màu sắc của clo?

- HS: quan sát mẫu và nêu nhận xét.

- GV nêu thêm những thông tin khác

NL giải
quyết vấn
đề.

về tính chất vật lí của clo
I. Tính chất vật lý
- Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc. Nặng gấp 2,5 không khí, và tan được trong nước.
Clo là khí độc.
2. Nội dung 2: Nghiên cứu tính chất hoá học của clo
GV: Clo là một phi kim mạnh. Vậy

HS: Nhận TT của GV

NL tái

Clo có những tính chất hóa học nào?

HS: Trả lời cá nhân nêu tính chất hóa

hiện.

GV: Nhận xét và thông báo thêm Clo


học chung của Clo dựa trên tính chất

NL

8

giải


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

không tác dụng trực tiếp với oxi.

chung của phi kim.

quyết vấn

GV: Yêu cầu HS viết PTHH cho các
tính chất trên của Clo.

HS: Thảo luận viết các PTHH

đề.

a) Tác dụng với kim loại:


a) Tác dụng với kim loại:
to

2Fe + 3Cl2  2FeCl3

b) Tác dụng với hiđro:
GV: Thông báo: Khí Hiđro clorua tan

NL sáng
tạo.

to

Cu + Cl2  CuCl2

nhiều trong nước  dd Axit clohiđric. b) Tác dụng với hiđro:
H2 (k) + Cl2 (k) t 2HCl (k)
- GV: Hướng dẫn hs kết luận.
0

GV: Lưu ý: Clo không phản ứng trực
tiếp với Oxi.

HS: Nêu kết luận.
 Kết luận: Clo có tính chất HH của

phi kim  Clo là phi kim mạnh.
II.


Tính chất hoá học

1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim
a) Tác dụng với kim loại:
to

2Fe + 3Cl2  2FeCl3
to

Cu + Cl2  CuCl2
b) Tác dụng với hiđro:
to

H2(k) + Cl2(k)  2HCl(k)
- Khí Hiđro clorua tan nhiều trong nước  dd Axit HCl.
*Kết luận: CKết luận: Clo có những tính chất hoá học của phi kim: tác dụng hầu hết kim loại
tạo thành muối clorua (kim loại thể hiện mức hóa trị cao nhất), tác dụng với hiđro tạo thành
hiđroclorua. Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
3. Nội dung 3: Nghiên cứu tính chất hoá học khác của clo
GV: Ngoài các tính chất HH của phi HS: Nhận TT của GV

NL quan

kim. Clo còn có tính chất HH nào - HS: nêu hiện tượng, rút ra nhận xét, sát,
khác.

viết phương trình phản ứng.

giải


quyết vấn

- GV tiến hành TN: Sục khí clo vào Hiện tượng: dd nước clo có màu vàng, đề.
nước, dùng giấy quỳ nhúng vào dung mùi hắc.
dịch thu được.
Nêu hiện tượng quan sát được và rút
ra nhận xét?
- Nhúng một mẩu giấy quì tím vào dd - Nhúng mẫu quì tím  sang màu đỏ,
9


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

thu được.  gọi HS nhận xét hiện sau đó mất màu.
tượng.
GV: Phản ứng của clo + nước theo hai HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
HS: Nêu kết luận.
chiều:
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
- Nước clo có tính tẩy màu (do axit
hipoclorơ) có tính oxi hoá mạnh 
làm mất màu quì tím.
GV: Nêu câu hỏi: Vậy khi dẫn khí Clo - HS: nêu được vừa là hiện tượng vật lí
vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay (Clo tan trong nước), vừa là hiện tượng
hóa học (clo tác dụng với nước)

hiện tượng hoá học.
GV: Nhận xét và kết luận.

 Kết luận: Clo phản ứng với nước 

chất mới là HCl và HClO.
2. Clo còn có tính chất hoá học nào khác?
a) Tác dụng với nước:
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO
 Kết luận: Clo phản ứng với nước  chất mới là HCl và HClO.

Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất Cl2, HCl, HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc.
HClO có tính oxi hóa mạnh nên nước clo có tính tẩy màu.
HClO  HCl + [O]
GV: Giới thiệu phản ứng Clo tác dụng

HS: Nghiên cứu nội dung Sgk

NL

giải

với dd NaOH.

quyết vấn

- GV tiến hành TN: Sục khí clo vào

đề.


dung dịch NaOH, nhỏ dung dịch thu
được vào giấy quỳ

NL sáng
tạo.

Nêu hiện tượng quan sát được và rút HS: Quan sát, nhận xét.
ra nhận xét?

HS: Viết PTPƯ

GV: Hướng dẫn HS viết PTPƯ.
Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO +
- Thông báo: dd hỗn hợp NaCl, NaClO H 2O
gọi là dd nước gia ven có tính tẩy màu HS: Thực hiện yêu cầu
do NaClO là chất oxi hoá mạnh
GV: Kết luận.
b)
10

Tác dụng với dd NaOH:


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt


Cl2 + 2NaOH  NaCl + NaClO + H2O
+ dd nước gia ven có tính tẩy màu do NaClO là chất oxi hoá mạnh.
NaClO  NaCl + [O]
NaClO + CO2 + H2O  NaHCO3 + HClO
4. Nội dung 4: Tìm hiểu về ứng dụng của clo (Học sinh hoạt động cá nhân)
GV: Khí clo có nhiều ứng dụng trong HS:

Quan sát sơ đồ H3.4 và nêu các

Năng lực

đời sống, sản xuất.

ứng dụng của clo:

vận dụng

GV: Treo tranh vẽ (hình 3.4) và yêu

HS: Nhận xét.

kiến thức

cầu HS nêu những ứng dụng của clo.

hóa

học

GV: Giải thích cơ sở khoa học của các

ứng dụng của Clo.

vào cuộc
sống

III. Ứng dụng của clo
- Khử trùng nước sinh hoạt.
- Tẩy trắng vải sợi, bột giấy.
- Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, cao su.
- Điều chế nước giaven, clorua vôi.
5. Nội dung 5: Điều chế khí clo
GV: Giới thiệu hóa chất dùng để điều HS:
chế clo trong phòng thí nghiệm:

Quan sát tranh vẽ H3.5, nhận

kiến thức GV nêu ra và ghi bài.

Năng lực
quan sát

GV: Hướng dẫn HS viết PTHH xảy ra. HS: Phương trình:
MnO2(đen)+ HClđ
GV: Nhận xét về cách thu khí clo? vai

lục)

to 



MnCl2 + Cl2(vàng

+ 2H2O.

trò của bình đựng H2SO4 đặc. Bông

HS: Hoạt động nhóm và trả lời:

tẩm xút (NaOH). Có thể thu khí clo

H2SO 4 đặc có tác dụng hút ẩm làm khô

bằng cách đẩy nước không? Vì sao?

khí Cl2. NaOH có tác dụng làm sạch khí
clo có lẫn HCl, khí clo độc tràn ra được

NL giải
quyết vấn
đề.

NaOH khử. Khí clo tan trong nước, tác
GV: Nhận xét kết quả của các nhóm

dụng với nước nên không thu bằng cách

và kết luận

đẩy nước.


- Thu bằng cách đẩy không khí.

HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

IV. Điều chế khí clo
1. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.
*Hóa chất: MnO2 (hoặc KMnO4, KClO3...), dd HCl đậm đặc.
11


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

*Cách điều chế: Cho dd axit HCl đặc + chất Oxi hóa mạnh như MnO2 (hoặc KMnO4)
MnO2(đen) + HClđ

to 


MnCl2 + Cl2(vàng lục) + 2H 2O

Làm khô khí clo bằng dd H2SO4 đặc.
Thu bằng cách đẩy không khí.
GV: Cho HS quan sát H 3.6 và

HS: Nhận TT của GV và ghi bài.


Năng lực

thuyết trình về phương pháp điều chế
clo trong CN.

HS: Quan sát H3.6, nghe giảng và ghi
bài:

quan sát
NL giải

Trong công nghiệp Clo được điều chế

HS: Viết PTPƯ:

quyết vấn

bằng pp điện phân dd NaCl bão hoà

2NaCl + 2H2O 
có màng ngăn xốp

điện phân

đề.

(có màng ngăn xốp).
2NaOH + Cl2 + H2
GV: Hướng dẫn HS viết PTHH xảy ra. HS: Nhận TT của GV đưa ra. Màng

GV: Nói về vai trò của màng ngăn ngăn xốp có tác dụng không cho Clo và
xốp, sau đó liên hệ thực tế sản xuất ở Hiđro sinh ra tiếp xúc với nhau để
Việt Nam (nhà máy hoá chất Việt Trì, không xảy ra phản ứng: Cl + H 
2
2
nhà máy giấy Bãi Bằng, ...)
2HCl.
2. Điều chế khí Clo trong công nghiệp.
Trong công nghiệp Clo được điều chế bằng pp điện phân dd NaCl bão hoà (có màng ngăn
xốp).
điện phân

2NaCl + 2H2O 
có màng ngăn xốp 2NaOH + Cl2 + H2

PTHH:

PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng:
A. Hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.

B. Hiện tượng vật lí

C. Hiện tượng hóa học.
D. Không có hiện tượng gì.
Bài 2: Giấy quỳ hóa đỏ khi tiếp xúc với nước clo là do trong nước clo có:
A. Cl2.

B. HClO.


C. HCl.

D. Cl2 và HClO.

Bài 3: Giấy quỳ hóa đỏ khi tiếp xúc với nước Giaven là do trong nước Giaven có:
A. NaClO

B. NaOH

C. NaCl

D. Cl2

Bài 4: Chọn chất thích hợp điền vào dấu hỏi và hoàn thành các sơ đồ phản ứng (kèm theo
điều kiện nếu có).
a. Fe

+

Cl2



b. ? + NaOH
c. ? + H 2 
12


HCl


?
NaClO

+ ?

+ ?


d. Cl2 + ?
e.

?



+ H2O 

NaCl
HCl + ?

Bài 5. Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH.
C . Dung dịch NaCl. D. Nước
Câu 6: Cần bao nhiêu gam KMnO 4 và bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để điều chế đủ khí
Cl2 tác dụng với sắt tạo ra 16,25g FeCl3.
Bài 7. Tương tự như clo, brom lỏng hay hơi đều rất độc, hãy lấy một hóa chất thông thường,
dễ kiếm để hủy hết lượng brom lỏng chẳng may bị làm đổ, bảo vệ môi trường.
( Đáp án: 2Br2 + 2Ca(OH)2

 CaBr2 + Ca(BrO)2 + 2H2O)


13


Tiết 4
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CỦA CACBON
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
+ GV:Nghiên cứu nội dung bài dạy
Dụng cụ, hoá chất: Ống nghiệm, giá sắt, đèn cồn, muỗng lấy hoá chất, cốc thực hành, ống
dẫn khí, CuO, than gỗ nghiền nhỏ, bông.
+ HS: Ôn lại tính chất hoá học của phi kim và xem trước bài mới.
PHIẾU HỌC TẬP
Tên thí nghiệm

Tiến hành thí

Hiện tượng quan

Giải thích –

nghiệm

sát được

Kết luận.

TN1: Tính hấp phụ của than
hoạt tính
TN2: C tác dụng với CuO


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

GV: ĐVĐ vào bài mới: Cacbon là 1
trong những nguyên tố hóa học được

NL

loài người biết đến sớm nhất, rất gần

hiện.

gũi với đời sống con người, vậy

tái

HS: Nhận TT của Gv

cacbon tồn tại ở dạng nào trong tự
nhiên? Cacbon có những tính chất vật
lí và hóa học nào? Cacbon có những
ứng dụng gì? Để trả lời, chúng ta sẽ
nghiên cứu bài học hôm nay.
1. Nội dung 1: Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon
GV: Lấy ví dụ về khí Oxi: Oxi có 2


HS: Nhận TT của Gv và trả lời cá nhân

NL

dạng thù hình là O2, O3, đây là những

về dạng thù hình

quyết vấn
đề.

đơn chất, vậy dạng thù hình là gì?
GV: Giới thiệu 3 dạng thù hình của
cacbon

HS: Nhận TT của GV.
HS: Quan sát sơ đồ/sgk và nêu tính chất
của từng dạng thù hình:
+ Kim cương:

14

giải


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực

cần đạt

+ Than chì:
GV: Nhận xét và kết luận

+ Cacbon vô định hình

I. Các dạng thù hình của cacbon
1. Dạng thù hình
- Dạng thù hình là những đơn chất khác nhau của cùng 1 nguyên tố.
2. Các dạng thù hình của cacbon
- Cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
- Cacbon vô định hình hoạt động hóa học mạnh.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu tính chất của cacbon
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu thí HS: Trình bày mục đích, dụng cụ, hóa NL thực
nghiệm tính hấp phụ của than gỗ (than chất, cách tiến hành thí nghiệm.
HS: Tiến hành TN.

hoạt tính).

hành
NL

giải

GV: Cho hs thực hiện thí nghiệm về HS: Quan sát nhận xét hiện tượng: dd quyết vấn
sự hấp phụ màu của than gỗ. Hướng mực sau khi qua lớp than gỗ trở thành đề.
dẫn HS quan sát dd thu được sau khi dd trong suốt, không màu.
chảy qua lớp than gỗ.


NL sáng

GV: Than gỗ có khả năng giữ trên bề

tạo.

mặt của nó chất khí, chất hơi, chất
trong trong dd.
GV: Vậy từ đó ta rút ra được kết luận HS: Rút ra kết luận
gì?
GV: Giới thiệu: Than gỗ, than xương,
.... mới điều chế có tính hấp phụ cao
gọi là than hoạt tính. Ứng dụng của
than hoạt tính.
II. Tính chất của cacbon
1. Tính chất hấp phụ của cacbon
- Than hoạt tính có tính hấp phụ: có khả năng giữ trên bề mặt của nó chất khí, chất hơi, chất
trong trong dd.
- Than gỗ, than xương, .... mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.
- Ứng dụng: Than hoạt tính dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc, ...
GV: Cacbon là 1 phi kim. C

có HS: Nhận TT

NL quan
15


HOẠT ĐỘNG CỦA GV


những tính chất HH gì?

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HS: Trả lời về tính chất hoá học sát,

GV: Cacbon là 1 phi kim hoạt động chung của phi kim.
HH yếu. Điều kiện xảy ra phản ứng HS: Quan sát, viết PTHH.
của cacbon với hiđro và kim loại rất
khó khăn. Ta xét 1 số tính chất HH có
nhiều ứng dụng trong thực tế của
cacbon.
GV: Yc HS quan sát H3.8/sgk. Yêu HS: Quan sát H3.8/sgk, đọc TT /sgk.
cầu hs quan sát hiện tượng xảy ra và - Quan sát nêu hiện tượng và viết PTHH
viết PTHH?

xảy ra.
o

t
GV: Phản ứng này toả nhiệt rất C + O 
CO2 + Q
2
nhiều.
HS: Trả lời cá nhân
GV: Vậy từ tính chất này C dùng để
HS:Hoạt động nhóm, quan sát, nêu hiện
làm gì?
tượng và rút ra nhận xét: Nước vôi trong
GV: Nhận xét và kết luận

vẩn đục, màu của hỗn hợp CuO + C (từ
GV: Biễu diễn thí nghiệm CuO với C.
màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch
GV: Yêu cầu HS nhận xét và rút ra kết
của đồng).
luận.
HS: Viết PTHH xảy ra.
GV: Tương tự như phản ứng của C +
t

Cu + H2O
C
+
CuO
CuO, hãy viết các PTHH của C với
một số oxit kim loại như Sắt, chì, HS: Thực hiện yêu cầu
o

HS: Rút ra kết luận.

thiếc, kẽm.
GV: Y/c HS rút ra kết luận.

2. Tính chất hoá học của cacbon
a. Cacbon tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao
to

C + O2  CO2 + Q
b. Cacbon tác dụng với một số oxit kim loại ở nhiệt độ cao
to


C + 2CuO  Cu + CO2
to

C + 2PbO  Pb + CO2
to

C + 2ZnO  Zn + CO2
to

C + 2FeO  Fe + CO2
16

Năng lực
cần đạt

giải

quyết vấn
đề.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

3. Nội dung 3: Tìm hiểu ứng dụng của cacbon

GV: Hướng dẫn Hs dựa vào kiến

HS: Thảo luận, trả lời ứng dụng của

Năng lực

thức thực tế, SGK-T84. Hãy nêu ứng

cacbon.

vận dụng

HS: Nhận xét và bổ sung
dụng của cacbon?
GV: Giải thích cơ sở của các ứng

kiến thức
hóa học

dụng của C.

vào cuộc
sống.

III. Ứng dụng của cacbon
Graphit kết hợp với đất sét để tạo ra 'chì' sử dụng trong các loại bút chì.
Kim cương được sử dụng vào mục đích trang sức hay trong các mũi khoan và các ứng dụng
khác đòi hỏi độ cứng cao của nó.
Cacbon được thêm vào quặng sắt để sản xuất gang và thép.
Cacbon dưới dạng than chì được sử dụng như là các thanh điều tiết nơtron trong các lò phản

ứng hạt nhân.
Graphit cacbon trong dạng bột, bánh được sử dụng như là than để đun nấu, bột màu trong mỹ
thuật và các sử dụng khác.
Than hoạt tính được sử dụng trong y tế trong dạng bột hay viên thuốc để hấp phụ các chất
độc từ hệ thống tiêu hóa hay trong các thiết bị thở.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Ở nhiệt độ cao cacbon có thể phản ứng với nhiều đơn chất và hợp chất. Lập các
phương trình hóa học sau và nêu vai trò của cacbon trong từng phản ứng
a. C + S → ?

b. C + Al → ?

c. C + Ca → ?

d. C + H2O → ?

e. C + CuO →?

Câu 2. Viết các phương trình của các phản ứng chuyển hóa các chất trong sơ đồ sau:
CO2 → C → CO → CO2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2 → CO2

17


Tiết 5
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU CÁC OXIT CỦA CACBON
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
+
GV: Tranh vẽ phóng to H3.11/ sgk.
Dụng cụ, hoá chất: Ống dẫn khí, cốc thuỷ tinh 250ml, ống nghiệm, giá thí

nghiệm, đèn cồn, nến, dd NaOH, nước vôi trong, giấy quì tím.
+
HS: Ôn tập lại phần tính chất hoá học của oxit.
PHIẾU HỌC TẬP
Tên thí nghiệm

Tiến hành thí

Hiện tượng quan

Giải thích –

nghiệm

sát được

Kết luận.

TN1: dd CO2 làm đổi màu quỳ tím

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

GV viết CTHH CO và CO2. Hai oxit
này thuộc loại nào? Chúng có những


HS: Nhận TT của Gv

tính chất và ứng dụng gì? để trả lời

NL

tái

hiện.

chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất và
ứng dụng của các oxit này.
1. Nội dung 1: Tìm hiểu Cacbon oxit
NL

giải

GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu Sgk

HS: Đọc TT/ Sgk và nêu tính chất vật

quyết vấn

về tính chất vật lý của CO.
GV: Giải thích tính độc của CO.

lí của CO

đề.


GV: Kết luận
I. Cacbon oxit
1. Tính chất vật lí:
- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước và rất bền với nhiệt.
- CO là khí rất độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho
hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí O2.
GV: Giới thiệu: CO là 1 oxit trung tính: HS: Nhận TT của GV và ghi bài
không tác dụng với nước, kiềm, axit.
HS: Quan sát tranh vẽ H3.11/Sgk

- CO là chất khử

18

NL giải
quyết vấn

HS: Nhớ lại phản ứng khử oxit sắt trong đề.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

GV: Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ

lò cao.

phản ứng CO khử CuO.
GV: Đặt vấn đề CO là 1 chất khử, có


HS: Viết PTHH.

Năng lực
cần đạt

thể khử được 1 số oxit kim loại ở nhiệt
độ cao, phản ứng cháy.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu Sgk, viết
PTHH.
to

CO + CuO  Cu + CO2

GV: Đọc TT/sgk và nêu ứng dụng của
CO

to

C + O2  CO2
GV: Hướng dẫn hs nhận xét và kết
luận.
GV: Y/c HS nêu ứng dụng của CO.
2. Tính chất hoá học:
- Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong
điều kiện nhiệt độ cao.
- CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và
dung dịch axit ở nhiệt độ thường.
- CO là chất khử mạnh.
+ Tác dụng với các phi kim:

t
2CO + O2  2CO2 (7000C)
o

CO + Cl2 → COCl2 (photgen- Cực độc)
+ CO khử oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại
(phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao).
t
3CO + Fe2O 3  3CO2 + 2Fe
o

to

CO + CuO  CO2 + Cu
3. Ứng dụng
- CO được ứng dụng trong ngành luyện kim để sản xuất kim loại trong lò cao: nhiên liệu,
chất khử.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu Cacbon đioxit
GV: ĐVĐ: CO2 là 1 chất khí rất gần HS: Quan sát lọ đựng khí CO2 và liên NL quan
gũi có ngay trong hơi thở, chúng ta hệ thực tiễn rút ra nhận xét về tính chất sát, giải
19


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt


hãy nghiên cứu về CO2. Em hãy cho vật lý của CO2.

quyết vấn

biết những nhận xét về khí CO 2?

đề.

HS: Quan sát và rút ra nhận xét.

II. Cacbon đioxit
1. Tính chất vật lý
- CO2 là chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí, tan ít trong nước.
- Khí CO2 không tham gia các phản ứng cháy và hóa lỏng tại nhiệt độ -78 độ C. Khí CO2 có
thể bị phân hủy tại nhiệt độ cao 2000 độ C thành CO và O2.
GV: Làm TN như H3.12/ Sgk

HS: Quan sát, thảo luận nêu hiện tượng NL quan

GV: Nhận xét và kết luận

và nhận xét: Cho CO2 vào nước, dd làm sát,

giải

cho giấy quì tím thành đỏ, sau khi đung quyết vấn
GV: Thực hiện TN: Cho CO2 tác nóng dd giấy quì tím chuyển thành tím. đề.
dụng với H2O.

HS: Viết PTHH xảy ra


Năng lực
GV: Hướng dẫn HS quan sát, nhận CO2(k)+ H2O(l) ⇌ H 2CO3 (dd)
xét:
HS: Quan sát nêu hiện tượng, rút nhận vận dụng
kiến thức
GV: Nhận xét và kết luận
xét và viết PTHH.
GV: Thực hiện cho CO2 tác dụng với HS: Nhận TT của GV nêu ra
dd Ca(OH)2. Y/c HS quan sát hiện

hóa

tượng phản ứng, viết PTHH?
GV: Nhận xét

sống
HS: Viết PTHH xảy ra.

GV: Thông tin: Tuỳ thuộc vào tỉ lệ CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
mol giữa CO2 và dd bazơ mà cho sản CO2 + NaOH  NaHCO 3
phẩm là muối trung hoà, muối axit,
hoặc hỗn hợp hai muối.
HS: Trả lời câu hỏi. Viết PTHH: CO2
GV: CO2 là oxit axit nên có tác dụng + CaO  CaCO
3
với oxit bazơ không?
GV: Y/c HS rút ra kết luận về tính HS: Nghiên cứu Sgk, liên hệ thực tiễn
chất HH của CO2
nêu ứng dụng của CO

2

GV: Các em hãy cho biết CO2 có
những ứng dụng gì?
2. Tính chất hoá học của CO2
a. Tác dụng với nước:
CO2(k) + H2O(l) ⇌ H2CO3(dd)
20

học

vào cuộc


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

b. Tác dụng với dung dich bazơ: Tùy theo tỉ lệ CO2 : bazơ có thể tạo muối trung hòa hay
muối axit.
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
CO2 + NaOH  NaHCO 3
c. Tác dụng với oxit bazơ:
CO2 + CaO  CaCO3
3. Ứng dụng
- Băng khô CO2 được sử dụng trong làm lạnh thực phẩm, làm sạch bề mặt thay cho cát, gây
mưa nhân tạo. Khí CO2 được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất nước giải khát và bia

rượu, đạm ure.
- Trong công nghệ hàn CO 2 được sử dụng làm khí bảo vệ trong một số phương pháp hàn
- Chú ý: Khí CO2 không độc, không gây cháy nổ, tuy nhiên khi nồng độ quá cao sẽ gây
nguy hại đến sức khỏe con người vì nó nặng hơn không khí nên có thể tích tụ tại các nơi kín
khí, gây ngạt khí.

PHIẾU HỌC TẬP

1. Trình bày phương pháp hóa học nhận biết CO, CO2?
HD:
Dẫn khí qua dd Ca(OH)2 nước vôi trong vẫn đục thì có khí CO2
CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O
Dẫn khí qua CuO nung nóng thấy có kim loại Cu màu đỏ thì chứng tỏ có khí CO.

2. Làm gì khi có người bị ngộ độc CO?
HD:
Những triệu chứng thông thường khi bị ngộ độc khí CO thường khá giống với một số bệnh
khác, chẳng hạn như bệnh cúm. Chúng bao gồm:
- Nhức đầu;
- Buồn nôn;
- Yếu người;
- Chóng mặt;
- Khó tập trung;
- Đau ngực;
- Khó thở;
- Các vấn đề về thị lực;
21


- Môi ửng đỏ;

- Tay chân hơi xanh;
- Chảy máu đằng sau mắt (võng mạc);
- Các thay đổi về tinh thần bao gồm lơ mơ, hôn mê.
Bạn có thể bị ngất hoặc thậm chí mất mạng nếu hít phải quá nhiều khí CO. Những nạn nhân
bị ngộ độc khí CO khi đang ngủ hoặc say có thể tử vong mà không biểu hiện hay triệu chứng
gì. Gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế, bệnh viên ngay nếu bạn có những dấu hiện trên.
Để điều trị ngộ độc khí CO, đầu tiên nạn nhân cần được đưa ra khỏi khu vực bị ô nhiễm khí
CO. Sau đó nạn nhân cần được hít thở oxi (với mức 100% oxy trong không khí) để cải thiện
mức oxy trong cơ thể. Ở các trường hợp nặng, có thể cần phải sử dụng đến máy thông khí để
đưa oxy vào cơ thể.
Một phương pháp điều trị khác là liệu pháp oxy cao áp. Liệu pháp này sẽ giúp làm tăng
lượng oxy hòa tan trong máu. Bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp oxy cao áp cho những người có
mức carboxy-hemoglobin cao hơn 40%, những người đang hôn mê hoặc bất tỉnh, phụ nữ
mang thai có mức CO cao hơn 15%.

22


Tiết 6
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU AXIT CACBONIC VÀ MUỐI
CACBONAT
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Dụng cụ: Bảng nhóm, nam châm
+ Ống nghiệm, ống hút , giá ống nghiệm, kẹp gỗ, khay để dụng cụ thí nghiệm.
Hóa chất
+ Dung dịch: CaCl2; K2CO3; HCl; Na2CO3; Ca(OH)2;NaHCO3
Tranh: Chu trình cacbon trong tự nhiên.
PHIẾU HỌC TẬP
Tên thí nghiệm


Tiến hành thí

Hiện tượng quan

Giải thích –

nghiệm

sát được

Kết luận.

TN1: Tác dụng với dd axit
TN2: Tác dụng với dd bazơ
TN3: Tác dụng với dd muối

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

Nội dung 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý
- Cho hs nghiên cứu thông tin sgk

- Nghiên cứu nội dung SGK.

Yêu cầu hs trình bày ngắn gọn trạng thái Ghi chép nội dung theo yêu cầu NL tái hiện;
tự nhiên và tính chất vật lý.

GV
Giới thiệu trong nước mưa cũng có

NL thí
nghiệm; NL

axitcacbonic do nước hòa tan khí CO 2 có

thuyết trình

trong khí quyển
I. AXIT CACBONIC H 2CO3
1) Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí
- Nước tự nhiên và nước mưa có hòa tan khí cacbonic: 1000cm3 nước hòa tan được 90
cm3 khí CO2.
- Một phần khí CO2 tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic. Vậy axit
H2CO3 có trong nước tự nhiên và nước mưa. Khi đun nóng, khí CO2 bay ra khỏi dung dịch.

23


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về các - HS nhớ lại kiến tức đã học rút ra NL nhận
hợp chất vô cơ, cacbonđioxit ..rút ra nhận xét

nhận xét về tính chất của axit cacbonnic-

biết, tái
hiện, giải

Yêu cầu HS trả lời

- Các hs khác bổ sung

quyết vấn

- Rút ra kết luận

đề

2) Tính chất hóa học
- H 2CO3 là một axit yếu, dung dịch H 2CO3 chỉ làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ nhạt, bị
axit mạnh đẩy ra khỏi muối.
- H 2CO3 là một axit không bền: H2CO3 tạo thành trong các phản ứng hóa học bị phân hủy
ngay thành CO2 và H2O.
Nội dung 2. Tìm hiểu về Muối cacbonat
GV: Hãy nêu 1 số ví dụ: công thức, tên HS: Hoạt động nhóm trả lời câu
muối cacbonat. (dựa vào kiến thức lớp hỏi của Gv đưa ra một số ví dụ.
8). Cho HS phân biệt về thành phần gốc HS: Các nhóm báo cáo kết quả
axit trong các muối đó

HS: Ghi bài

GV: Axit cacbonic tạo ra 2 muối:
cacbonat trung hoà và hiđrocabonat,

GV: Nhận xét và kết luận

II. Muối cacbonat - Phân loại
1. Phân loại
- Muối cacbonat trung hoà: CaCO 3, Na2CO3….
- Muối cacbonat axit (hiđro cacbonat): NaHCO3, Ca(HCO3)2
GV: Sử dụng bảng tính tan tr/170, HS: Dựa vào bảng tính tan/170
hướng dẫn HS nghiên cứu về tính tan nêu tính tan của muối cacbonat
của muối cacbonat.

HS: Nhận xét và bổ sung

GV: Nhận xét và kết luận.

2. Tính chất
a. Tính tan
- Đa số muối cacbonat không tan (trừ muối của kim loại kiềm)

24


HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Năng lực
cần đạt

- Hầu hết muối hiđrocacbonat tan trong nước.
GV: Từ tính chất chung của muối, em HS: Trả lời cá nhân


NL tái hiện,

hãy cho biết muối cacbonat có những

NL

tính chất hoá học gì?
GV: Nhận xét và hoàn chỉnh

hành,
sử
dụng ngôn

thực

GV: Hướng dẫn HS làm TN kiểm chứng HS: Quan sát thí nghiệm, thảo ngữ

hóa

tính chất HH của muối cacbonat:

viết

luận, viết PTHH.

học,

GV giao dụng cụ, hóa chất cho các HS: Làm TN theo hướng dẫn của PTHH.
nhóm, y/c HS nghiên cứu TN sgk tiến GV

hành làm TN

- Nhóm trưởng các nhóm giao

GV kiểm tra , theo dõi, giúp đỡ các nhiệm vụ cho từng thành viên
nhóm làm TN:
trong nhóm nhận dụng cụ, hóa
+ NaHCO3, Na2CO3 tác dụng với dd chất, tiến hành thí nghiệm, quan
HCl.

sát, nhận xét, kết luận

+ K2CO3 tác dụng với dd Ca(OH)2.

- Các nhóm báo cáo kết quả thí

+ Na2CO3 tác dụng với dd CaCl2.

nghiệm

GV: Kết luận: Muối cacbonat tác dụng HS: Quan sát nêu hiện tượng và
với axit, bazơ, muối.

rút ra nhận xét.

GV: Hướng dẫn hs viết PTHH

HS: Viết PTPƯ xảy ra.

GV: Ngoài tính chất chung muối


NaHCO3 + HCl ?

cacbonat còn bị nhiệt phân huỷ.

Na2CO 3 + 2HCl ?

t

o

Ca(HCO2)2  CaCO3 + H2O + CO2
to

CaCO3  CaO + CO2

K2CO3 + Ca(OH)2 ?
NaHCO3 + NaOH ?
HS: Nhận TT của GV và ghi bài

- Y/C HS hoàn thành phiếu học tập và - HS hoàn thành phiếu học tập => NL
trình bày trước lớp
Trình bày trước lớp => Các nhóm hợp

tổng

- Bằng vốn kiến thức đã học, ND phiếu bạn nhận xét, bổ sung.
học tập trên cho thấy muối cacbonat có - HS rút ra kết luận về TCHH của
tính chất hóa học nào?


muối cacbonat, viết PTHH minh

- GV: Kết luận.

họa cho mỗi tính chất.

2. Tính chất hóa học của muối cacbonat
a. Muối cacbonat tác dụng với axit tạo ra muối mới và axit mới
25


×