Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây bệnh bạc lá trên cây lúa (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGÔ BÍCH NGỌC

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH VẬT ĐỐI
KHÁNG VỚI VI KHUẨN Xanthomonas oryzae pv.oryzae GÂY
BỆNH BẠC LÁ TRÊN CÂY LÚA

LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC

Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03
Hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hòa

NĂM 2017


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp, tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Nguyễn Thị Hòa - Trưởng phòng Nghiên cứu Triển khai, Trung tâm Khoa học
Công nghệ và Môi trường đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp để có thể
thu được kết quả tốt nhất như mong muốn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm khoa học công nghệ và môi
trường, các anh, chị phòng Nghiên cứu triển khai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi


học tập và nghiên cứu tại Trung tâm.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo đã truyền đạt kiến thức và những
kinh nghiệm bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Viện Sinh Thái và Tài
Nguyên sinh vật.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè
đã luôn ở bên cạnh, luôn ủng hộ, động viên để tôi có thể hoàn thành một cách tốt
nhất khóa luận tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017
Học viên

Ngô Bích Ngọc

1


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ 9
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 11
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 12
1.

Đặt vấn đề ................................................................................................... 12

2.


Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ............................................................. 13

2.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 13
2.2. Nội dung ...................................................................................................... 13
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 14
1. Bệnh bạc lá lúa ................................................................................................. 14
1.1. Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa ................................................................... 16
1.2. Các biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa ............................................... 17
1.2.1. Sử dụng thuốc hóa học .............................................................................. 18
1.2.2. Chọn giống lúa kháng bệnh ...................................................................... 18
1.2.3. Biện pháp sinh học..................................................................................... 22
2. Sử dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh bạc lá trên cây lúa .. 23
2.1. Xạ khuẩn..................................................................................................... 24
2.1.1. Giới thiệu chung về xạ khuẩn ................................................................... 24
2.1.2. Khả năng sinh chất kháng sinh của xạ khuẩn ........................................ 26
2.2. Vi khuẩn Bacillus ....................................................................................... 28
2.2.1. Giới thiệu chung về vi khuẩn Bacillus ..................................................... 28
2.2.2. Khả năng sinh hoạt chất của vi khuẩn .................................................... 31
Phần 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 34
1. Vật liệu và hóa chất.......................................................................................... 34
1.1. Vật liệu ........................................................................................................ 34
1.2. Hóa chất và dụng cụ .................................................................................. 34
1.3. Môi trường nghiên cứu ............................................................................. 35
2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 36
2


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc


2.1. Phương pháp phân lập Bacillus ............................................................... 36
2.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật ........................................ 37
2.3. Phương pháp đánh giá khả năng đồng sinh trưởng của các chủng vi
sinh vật được tuyển chọn ........................................................................................
..................................................................................................................... 37
2.4. Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy các chủng vi sinh vật tuyển chọn .. 38
2.4.1. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sinh trưởng của các chủng vi
sinh vật tuyển chọn ............................................................................................. 38
2.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật
tuyển chọn ............................................................................................................ 38
2.4.3. Ảnh hưởng của pH đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển
chọn ..................................................................................................................... 39
2.5. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 39
2.5.1. Đánh giá khả năng đối kháng của chế phẩm với các chủng vi khuẩn
Xoo ..................................................................................................................... 39
2.5.2. Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh bạc lá trên lúa ............................... 40
2.6. Đánh giá độc tính của chế phẩm................................................................. 41
2.6.1. Phương pháp thử độc cấp ........................................................................ 41
2.6.2 Phương pháp thử độc tính bán trường diễn............................................ 42
2.7. Sản xuất chế phẩm..................................................................................... 43
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 44
1. Tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas
oryzae pv. oryzae pv.oryzae .................................................................................... 44
1.1. Đánh giá tính kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae của các chủng vi
khuẩn, xạ khuẩn .................................................................................................. 45
1.2. Đặc điểm sinh học của các chủng vi sinh vật tuyển chọn ...................... 47
1.2.1. Đặc điểm hình thái các chủng xạ khuẩn tuyển chọn.............................. 47
1.2.2. Đặc điểm hình thái các chủng Bacillus tuyển chọn ................................ 50
1.3. Đánh giá khả năng đồng sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển

chọn ..................................................................................................................... 51
2. Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy các chủng vi sinh vật tuyển chọn......... 54

3


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển
chọn ..................................................................................................................... 54
2.1.1. Ảnh hưởng của pH .................................................................................... 54
2.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ ............................................................................ 57
2.1.3. Khả năng chịu mặn.................................................................................... 60
2.2. Ảnh hưởng của nguồn dinh dưỡng đến sinh trưởng và sinh chất đối
kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae của các chủng vi sinh vật
tuyển chọn ............................................................................................................ 63
2.2.1. Nguồn Cacbon ............................................................................................ 63
2.2.1.1.Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến sự sinh trưởng của các chủng vi
sinh vật tuyển chọn ............................................................................................. 64
2.2.1.2.Xác định nồng độ cacbon cần thiết cho các chủng vi sinh vật tuyển
chọn ..................................................................................................................... 67
2.2.2. Nguồn Nitơ ................................................................................................. 70
2.2.2.1.Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sự sinh trưởng của các chủng vi sinh
vật tuyển chọn...................................................................................................... 70
2.2.2.2.Xác định nồng độ nitơ cần thiết cho các chủng vi sinh vật tuyển chọn
..................................................................................................................... 73
2.2.3. Nguồn khoáng ............................................................................................ 74
2.2.3.1.Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sự sinh trưởng của các chủng vi

sinh vật tuyển chọn ............................................................................................. 75
2.2.3.2.Xác định nồng độ khoáng cần thiết cho các chủng vi sinh vật tuyển
chọn ..................................................................................................................... 78
3. Sản xuất và ứng dụng chế phẩm phòng trừ bệnh bạc lá qui mô phòng thí
nghiệm ..................................................................................................................... 81
3.1. Sản xuất chế phẩm vi sinh vật kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae 81
3.2. Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của sản phẩm ...... 85
3.3. Đánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh bạc lá của chế phẩm ở qui mô
phòng thí nghiệm ................................................................................................. 87
3.3.1. Đánh giá khả năng đối kháng của chế phẩm với vi khuẩn Xoo trong
môi trường lỏng ................................................................................................... 87
3.3.2. Đánh giá khả năng phòng trừ bệnh bạc lá trên lúa ở quy mô phòng thí
nghiệm .................................................................................................................. 88
4


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 91
1. Kết luận ............................................................................................................. 91
2. Đề nghị .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 93
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ........................................................................................ 93
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ....................................................................................... 97
WEBSITE................................................................................................................ 98

5



Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Đặc điểm và nguồn gốc của các gen Xa kháng bệnh bạc lá lúa ....................... 19
Bảng 2. 2. Trình tự các đoạn mồi đặc hiệu để phát hiện gen Xa trên lúa .......................... 20
Bảng 4. 1. Số lượng vi sinh vật qua các mẫu đất phân lập (CFU/g)…………………… 44
Bảng 4. 2. Khả năng kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae của các chủng xạ
khuẩn .................................................................................................................................. 46
Bảng 4. 3 Khả năng kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae của các chủng vi
khuẩn .................................................................................................................................. 46
Bảng 4. 4. Sinh khối các chủng vi sinh vật tuyển chọn trong nuôi cấy đồng sinh trưởng. 53
Bảng 4. 5. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của chủng xạ khuẩn XKBL2 và chủng XKBL3
trên môi trường Gauze và ISP ............................................................................................ 49
Bảng 4. 6. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc các chủng vi khuẩn tuyển chọn ........................ 51
Bảng 4. 7. Ảnh hưởng của pH đến các chủng vi khuẩn tuyển chọn .................................. 56
Bảng 4. 8. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh trưởng và kháng Xanthomonas

oryzae pv. oryzae của 2 chủng xạ khuẩn tuyển chọn ....................................................... 57
Bảng 4. 9. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh trưởng và sinh chất kháng của các
vi khuẩn tuyển chọn............................................................................................................ 59
Bảng 4. 10.Ảnh hưởng của nồng độ muối tới khả năng sinh trưởng và sinh hoạt tính
kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae của 2 chủng xạ khuẩn tuyển chọn .................. 61
Bảng 4. 11. Ảnh hưởng của nồng độ muối tới khả năng sinh trưởng và sinh hoạt tính
kháng Xanthomonas oryzae pv. oryzae của các chủng vi khuẩn tuyển chọn................ 63
Bảng 4. 12. Ảnh hưởng nguồn cacbon đến sinh trưởng và hoạt tính kháng khuẩn

Xanthomonas oryzae pv. oryzae của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn ........................... 65


6


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

Bảng 4. 13. Ảnh hưởng nguồn cacbon đến hoạt tính kháng Xanthomonas oryzae pv.

oryzae của các chủng vi khuẩn tuyển chọn ....................................................................... 67
Bảng 4. 14. Ảnh hưởng của nồng độ cacbon tới các chủng xạ khuẩn tuyển chọn ............ 68
Bảng 4. 15. Ảnh hưởng của nồng độ cacbon tới các chủng vi khuẩn tuyển chọn ............. 69
Bảng 4. 16. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sinh trưởng và hoạt tính kháng Xanthomonas

oryzae pv. oryzae của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn .................................................... 71
Bảng 4. 17. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến hoạt tính kháng Xanthomonas oryzae pv.

oryzae của các chủng vi khuẩn tuyển chọn ....................................................................... 72
Bảng 4. 18. Ảnh hưởng của nồng độ nitơ tới hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn .................. 73
Bảng 4. 19. Ảnh hưởng của nồng độ nitơ tới các chủng vi khuẩn tuyển chọn .................. 74
Bảng 4. 20. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sinh trưởng và hoạt tính kháng

Xanthomonas oryzae pv. oryzae của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn ........................... 76
Bảng 4. 21. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn
tuyển chọn........................................................................................................................... 77
Bảng 4. 22.Ảnh hưởng nồng độ khoáng tới các chủng xạ khuẩn tuyển chọn ................... 79
Bảng 4. 23. Ảnh hưởng nồng độ khoáng tới các chủng vi khuẩn tuyển chọn ................... 80
Bảng 4. 24. Các thông số trong quá trình sản xuất ............................................................ 83
Bảng 4. 25. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vi sinh vật của chế phẩm (Phân tích tại

Phòng thử nghiệm sinh học của Viện Công nghệ Sinh học – Viện Hàn Lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam) ......................................................................................................... 84
Bảng 4. 26. Số lượng chuột chết, biểu hiện bên ngoài của chuột khi uống chế phẩm ...... 85
Bảng 4. 27. Sự thay đổi khối lượng của chuột thí nghiệm khi cho uống chế phẩm .......... 86
Bảng 4. 28. Khả năng đối kháng của chế phẩm dạng lỏng với vi khuẩn Xanthomonas

oryzae pv. oryzae.............................................................................................................. 87
7


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

Bảng 4. 29. Khả năng sinh trưởng và tỷ lệ mắc bệnh bạc lá ở quy mô phòng thí nghiệm
sau 4120h gieo cấy ............................................................................................................. 89

8


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Lúa bị nhiễm bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae ........................... 15
Hình 2. 2. Khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn Xanthomonas oryzae .................................. 16
Hình 2. 3. Khuẩn lạc của một số chủng xạ khuẩn ............................................................. 26
Hình 4. 1. Hình thái khuẩn lạc các chủng vi khuẩn, xạ khuẩn có trong các mẫu..............45
Hình 4. 2. Hoạt tính đối kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae của các chủng vi sinh vật

tuyển chọn........................................................................................................................... 47
Hình 4. 3. Sợi khuẩn ty khí sinh của chủng XKBL2 (A,C,E) và chủng XKBL3 (B,D,F) tại
thời điểm 7 – 14 – 21 ngày ................................................................................................ 48
Hình 4. 4. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc các chủng vi khuẩn tuyển chọn......................... 50
Hình 4. 5. Khả năng đồng sinh trưởng của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn ..................... 52
Hình 4. 6. Khả năng đồng sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tuyển chọn ..................... 52
Hình 4. 7. Khả năng đồng sinh trưởng của các chủng vi sinh vật tuyển chọn .................. 53
Hình 4. 8. Ảnh hưởng của pH tới khả năng sinh trưởng của 2 chủng xạ khuẩn tuyển chọn
............................................................................................................................................ 55
Hình 4. 9. Ảnh hưởng của pH đến các chủng vi khuẩn tuyển chọn .................................. 55
Hình 4. 10. Sự sinh trưởng của các chủng xạ khuẩn ở 200C, 300C, và 450C .................... 58
Hình 4. 11. Sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tuyển chọn ở 200C và 300C khi đánh
giá bằng phương pháp cấy đường zizac trên môi trường MPA sau 1 ngày ....................... 60
Hình 4. 12. Đồ thị biểu thị khả năng chịu muối của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn ....... 62
Hình 4. 13. Ảnh hưởng nguồn cacbon đến sinh trưởng của hai chủng xạ khuẩn tuyển
chọn .................................................................................................................................... 64
Hình 4. 14. Sự phát triển của xạ khuẩn sau 120h nuôi cấy khi bổ sung các nguồn cacbon
............................................................................................................................................ 65
Hình 4. 15. Ảnh hưởng nguồn cacbon đến sinh trưởng các chủng vi khuẩn tuyển chọn . 66
Hình 4. 16. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sinh trưởng của hai chủng xạ khuẩn tuyển
chọn .................................................................................................................................... 70

9


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

Hình 4. 17. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn tuyển

chọn .................................................................................................................................... 72
Hình 4. 18. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sinh trưởng của hai chủng xạ khuẩn tuyển
chọn .................................................................................................................................... 75
Hình 4. 19. Hoạt tính kháng vi khuẩn Xanthomonas oryzae của chủng xạ khuẩn XKBL2
khi bổ sung các nguồn khoáng ........................................................................................... 76
Hình 4. 20. Ảnh hưởng của nguồn khoáng đến sự sinh trưởng của các chủng vi khuẩn
tuyển chọn........................................................................................................................... 78
Hình 4. 21. Ảnh hưởng của nồng độ KH2PO4 đến hoạt tính kháng Xanthomonas oryzae
của hai chủng xạ khuẩn tuyển chọn .................................................................................... 79
Hình 4. 22. Thí nghiệm sau 48h nuôi ở tủ ổn nhiệt 300C .................................................. 88
Hình 4. 23. Hình ảnh lúa trồng ở phòng thí nghiệm .......................................................... 90

10


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chú thích

1

VSV


Vi sinh vật

2

VK

Vi khuẩn

3

XK

Xạ khuẩn

4

Xoo

Xanthomonas oryzae pv. oryzae

5

KL

Khối lượng

6

EPS


Polysaccharides

7

KT

Kích thước

8

PTN

Phòng thí nghiệm

9

KTCC

Khuẩn ty cơ chất

10

KTKS

Khuẩn ty khí sinh

11

CKS


Chất kháng sinh

11


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa là một trong ba cây lương thực quan trọng ở Việt Nam, đồng thời
cũng là nguồn thức ăn chính cho một nửa dân số thế giới. Lúa gạo là nguồn thu
ngoại tệ lớn của nền nông nghiệp xuất khẩu và cũng là nguồn thức ăn chính của
hơn 90 triệu dân số trong nước. Miền Bắc nước ta với lợi thế về điều kiện thời tiết
khí hậu và đất đai là vựa lúa lớn thứ 2, sau đồng bằng sông Cửu Long về cung cấp
lúa gạo cho cả nước. Cùng với trình độ thâm canh của nông dân ngày một cao nên
năng suất lúa ở miền Bắc khá cao và ổn định.Tuy nhiên, một trở ngại lớn nhất của
ngành sản xuất lúa là thiệt hại do sâu bệnh gây ra, đặc biệt là bệnh bạc lá làm giảm
năng suất lúa 25 - 50 %, thậm chí mất trắng. Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae (Xoo) gây ra là một trong những bệnh gây hại
nghiêm trọng nhất hiện nay.
Dân số ngày càng tăng cao kéo theo đòi hỏi về nhu cầu lương thực ngày càng
cấp thiết. Vì thế, năng suất lúa luôn là mối quan tâm hàng đầu tại Việt Nam. Năm
2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương nước ta tăng từ 35 - 70% so với
những năm trước. Một trong những giải pháp quan trọng nhất phòng trừ bệnh bạc
lá lúa hiện nay là sử dụng các dòng lúa mang gen kháng bệnh. Tuy nhiên, để ra
được một giống lúa có khả năng chống chịu như vậy thì nguồn kinh phí khá lớn và
hết sức khó khăn, các dòng lúa chỉ mang một vài gen kháng đơn lẻ, được nuôi

trồng liên tục trên diện rộng dẫn đến tình trạng các chủng Xoo có khả năng gây
bệnh ngay cả khi có các gen kháng đó [9]. Mặt khác, hướng phát triển nông nghiệp
thân thiện với môi trường ngày càng được ưu tiên. Chính vì vậy, việc kiểm soát
bệnh bạc lá lúa bằng biện pháp sinh học đang thu hút được sự chú ý của nhiều nhà
nghiên cứu [20].
12


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

Xuất phát từ cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu sản xuất chế
phẩm vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây
bệnh bạc lá trên cây lúa”.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Sản xuất chế phẩm vi sinh vật đối kháng thân thiện với môi trường phòng
bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae, phục vụ sản xuất an toàn.
2.2. Nội dung
- Tuyển chọn các chủng vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn Xanthomonas
oryzae pv. oryzae.
- Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy các chủng vi sinh vật tuyển chọn.
- Sản xuất và ứng dụng chế phẩm ở qui mô phòng thí nghiệm.

13


Khóa luận tốt nghiệp


Ngô Bích Ngọc

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá lúa - hay còn gọi là bệnh cháy bìa lá là một trong những bệnh phổ
biến trong các nước trồng lúa. Bệnh bạc lá lúa được phát hiện lần đầu ở vùng
Fukuoko, Kyushu, Nhật Bản ngay từ những năm 1884 [25], và trở nên phổ biến ở
tất cả các nước trồng lúa trên thế giới trong khoảng từ cuối thập kỷ 60 đến đầu thập
kỷ 80, đặc biệt là các nước trồng lúa châu Á như Ấn Độ (1940), Indonexia (1950),
Philippin (1957), Trung Quốc (1957), Pakistan (1976).... Ngoài ra, người ta còn
quan sát được bệnh này ở châu Phi (1975) và châu Mỹ la tinh (1979) [40].
Hiện nay, bệnh bạc lá đã xảy ra trên rất nhiều quốc gia, đặc biệt ở châu Á. Ở
nhiều nước châu Á, căn bệnh này đã trở thành đại dịch trên lúa. Bệnh có thể làm
giảm sản lượng ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh của cây,
mức độ nhạy cảm của giống lúa và ảnh hưởng của môi trường. Ở một số nước châu
Á và Đông Nam Á, bệnh bạc lá lúa thường làm giảm năng suất 10 - 20 % nhưng có
thể lên đến 50% [17]. Ở Nhật Bản, thiệt hại năng suất ước tính là 20 - 30% thậm
chí đến 50%. Việc giảm sản lượng chủ yếu là do giảm số lượng bông và trọng
lượng hạt [29].
Ở Việt Nam, bệnh bạc lá lúa được phát hiện từ sau hoà bình lập lại (1954),
trên các giống lúa địa phương cao cây, nhưng mức độ gây hại không nghiêm trọng.
Khi phong trào thâm canh lúa phát triển, mở đầu bằng việc gieo trồng các giống lúa
cải tiến, chịu phân, cho năng suất cao, kết hợp với việc sử dụng nhiều phân bón,
đặc biệt là phân đạm thì bệnh bạc lá thực sự trở nên nghiêm trọng và thường xuyên
gây hại trong vụ mùa. Bệnh đã phát triển thành dịch lớn ở một số tỉnh Đồng bằng
sông hồng trong vòng từ năm 1968 - 1975 [43]. Những năm gần đây, bệnh bạc lá
có xu hướng tăng lên và gây hại ở cả vụ xuân. Điều này do nhiều nguyên nhân gây
14



Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

nên, trong đó phải kể đến việc gieo trồng và sử dụng rộng rãi các giống lúa nhập
nội từ Trung Quốc, chưa qua khâu đánh giá tính chống bệnh. Phần lớn các giống
này có phản ứng nhiễm vừa đến nhiễm nặng đối với các chủng vi khuẩn gây bệnh
bạc lá ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của cục Bảo vệ Thực vật, từ năm 1999 2003 diện tích lúa bị hại do bệnh bạc lá gây ra trong cả nước là 108.691,4 ha (miền
Bắc là 86.429,2 ha; miền Nam là 22.262,2 ha), trong đó diện tích bị hại nặng nhất
là 156,76 ha và diện tích mất trắng là 80 ha. Từ năm 2010 đến năm 2011 diện tích
cây mắc bệnh tăng nhẹ và đột ngột tăng cao trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2012. Diện tích lúa bị mắc bệnh năm 2012 là 90,543 nghìn ha, cao gấp gần 4 lần so
với năm 2011 (26 nghìn ha) đến năm 2013 diện tích lúa bị mắc bệnh đã tăng đến
135,4 nghìn ha. Trong đó diện tích lúa bị nhiễm nặng là hơn 9,5 nghìn ha.
Bệnh bạc lá phát sinh trong suốt thời kỳ lúa chín nhưng các triệu chứng bệnh
điển hình thường xuất hiện từ thời kỳ đẻ nhánh đến thời kỳ trổ và chín, đạt đỉnh ở
giai đoạn ra hoa [17]. Nếu xảy ra trong thời kỳ đẻ nhánh sớm sẽ dẫn đến mất mùa
một phần hoặc hoàn toàn, bệnh lây lan dễ dàng hơn ở vùng khí hậu ấm áp và ẩm.

Hình 2. 1. Lúa bị nhiễm bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae

15


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

1.1. Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa
Tác nhân gây bệnh bạc lá lúa là vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae

(Xoo). Trước đây, vi khuẩn này còn được gọi bằng rất nhiều tên khác như: Bacillus
Oryzae Hori et Boruka, Pseudomonas Oryzae Uyeda et Ishiyama, Xathomonas
Oryzae, Dowson [42].
Vi khuẩn này có tế bào hình que với đầu tròn, với chiều dài từ 0,8 - 1 µm
chiều rộng 0,4 đến 0,7 μm, bao quanh tế bào là một màng nhầy. Đây là loại vi
khuẩn Gram âm và không sinh bào tử, khuẩn lạc hình tròn, lồi, bề mặt nhẵn, màu
vàng [3]. Vi khuẩn này chủ yếu xâm nhập vào hệ thống mạch dẫn rồi dẫn đến
nhiễm trùng toàn thân cây lúa . Những chất dinh dưỡng ở dạng phức tạp sẽ được
chuyển thành dạng đơn giản, nhờ hệ thống men của vi khuẩn trước khi được hấp
thụ [35]. Ngoài ra vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua lỗ thùy khổng ở mép lá, đầu
mút lá dễ dàng gây tổn thương dọc theo gân lá [23,48].

Hình 2. 2. Khuẩn lạc và tế bào của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae
Xoo là một loại vi khuẩn Gram âm sản sinh lượng lớn polysaccharide ngoại
bào (EPS). Các chủng đột biến thiếu EPS không có khả năng gây bệnh bạc lá lúa
[30]. Xoo chỉ có thể tồn tại trong đất từ một đến hai tháng, ngoài ra Xoo có thể tồn
16


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

tại trong hạt giống của các cây lúa bị nhiễm, hay trong rơm rạ. Các vi khuẩn gây
bệnh bạc lá xâm nhập vào cây qua các vết thương xây xát ở trên lá do mưa bão gây
ra và qua các lỗ khí khổng, sau đó sẽ gây bệnh trên các mô và từ đó sẽ nhân và lây
lan toàn bộ cây dẫn đến nhiễm trùng toàn thân [14]. Vi khuẩn lây lan thông qua
nước tưới, mưa và gió.
Ở một số nước nhiệt đới, do thói quen xén đầu lá mạ trước khi cấy vô tình đã
tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây hại [38]. Ngoài

con đường xâm nhập qua lá, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào hệ thống mạch
nhựa ở rễ qua phần rễ bị đứt trong quá trình nhổ mạ cấy. Khi vi khuẩn xâm nhập
qua rễ, cây lúa thường biểu hiện triệu chứng Kresek, làm lá và toàn bộ cây bị héo
rũ.
Sự sinh sản độc tố của vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae:
Theo Ogawa và cộng tác viên (1996) lần đầu tiên đã tách, chiết được
Phenylacetic axit thô trên môi trường Wakimoto nuôi cấy vi khuẩn sau đó sử dụng
dịch chiết để xử lí mạ. Kết quả cho thấy Phenylacetic axit có khả năng gây héo mạ
non, ức chế sự phát triển của cây mạ sau 3 ngày xử lí.
Puruthosaman và Prasad (1972) đã tách chiết được phenolic trong môi trường
nuôi cấy vi khuẩn Xoo sau đó xử lý lá lúa non và cho kết quả lá bị héo rất nhanh chỉ
sau 12h, trong khi đó, đối chứng xử lí bằng nước cât vô trùng sau 4 ngày lá lúa mới
bắt đầu vàng úa nhưng không có hiện tượng héo như khi xử lý dịch chiết vi khuẩn
Xoo[39].
1.2. Các biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá lúa gây tổn thất nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất
lúa gạo, do vậy đòi hỏi phải có chiến lược quản lý nhằm chống lại sự bùng
phát của dịch bệnh. Bước đầu cần thực hiện để kiểm soát bệnh bạc lá lúa là làm
17


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

giảm tác nhân gây bệnh và ngăn chặn phát triển của tác nhân gây bệnh trên cây
chủ. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các hóa chất, giống
kháng bệnh, và tác nhân sinh học.
1.2.1. Sử dụng thuốc hóa học
Thuốc hóa học được sử dụng để giết chết hoặc ức chế sự nhân lên của các tác

nhân gây bệnh bằng cách ngăn chặn con đường trao đổi chất của vi khuẩn. Một số
hóa chất được sử dụng để kiểm soát bệnh bạc lá lúa như Bordeaux có hoặc không
có đường, hỗn hợp đồng xà phòng, thuốc diệt nấm và đồng thủy ngân, dịch phun
oxychloride. Ở Ấn Độ, sử dụng bột Clo trong xử lý nước cũng làm giảm bệnh [5].
Một số chất hữu cơ tổng hợp diệt khuẩn cũng đã được sử dụng như niken dimethyl
dithiocarbamate, dithianone, phenazine và phenazine N- oxit. Ngoài ra, thuốc diệt
nấm dithiocarbamate cũng ức chế sự phát triển của Xoo bằng cách ngăn chặn quá
trình sinh tổng hợp acid béo và lipid [33]. Một vài loại thuốc kháng sinh như
streptocycline và các thuốc diệt nấm như zineb, carbendazim cũng được chứng
minh là có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh in vitro. Một số chất diệt khuẩn như
kagucamycin, phenazin và streptomycin có thể ngăn chặn được các vi khuẩn gây
bạc lá lúa, nhưng lại có nhược điểm là giá thành đắt và không thân thiện với môi
trường. Việc sử dụng các thuốc hóa học luôn mang lại hậu quả rất nặng nề đối với
môi trường. Đồng thời, cũng chưa có phương thức kiểm soát bằng hóa chất nào
mang lại hiệu quả cao bởi vì khả năng tồn tại và phát triển của các chủng kháng
thuốc.
1.2.2. Chọn giống lúa kháng bệnh
Chọn giống lúa kháng bệnh hiện nay cũng là phương pháp đang được quan
tâm, không gây ô nhiễm môi trường và được coi là biện pháp chiến lược trong bất
kỳ chương trình phòng chống bệnh nào. Hiện nay, 23 gen kháng bệnh bạc lá lúa

18


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

(Xa) đã được công bố (bảng 2.1), [21]. Các đoạn mồi cũng đã được thiết kế để phát
hiện các gen Xa trên các giống lúa khác nhau (bảng 2.2), [7].

Bảng 2. 1. Đặc điểm và nguồn gốc của các gen Xa kháng bệnh bạc lá lúa
Tên gen
Xa mớiXa1

Tên gen
Xa

Xa1

Nhiễm
sắc
thể4
NST

Giống, dòng
lúa đại diện
Kogyoku

Xa1-h

Xa-1h

NST 4

IR28, IR29, IR30

Xa2

Xa2


NST 4

Rentai Emas2, tẻ tép

Xa3

Xa-w

NST11

Wase Aikoku3

Xa-4b

NST11

Semora Mangga

Xa-6

NST-5

Zenith

Xa-9

NST-6

Sateng


Xa4

Xa-4

NST11

TKM6, IR20, UR22

Xa5

Xa-5

NST 4

DZ192,IR1545-339

Xa7

Xa-7

NST 4

DV85, DZ78

Xa8

Xa-8

NST 4


PI231129

Xa10

Xa-10

NST11

Cas 209

Xa11

Xa-11

Xa12

Xa-kg

NST4

Kogyoku, Java14

Xa12-h

Xa-kgh

NST 4

IR28, IR29, IR30


Xa13

Xa-13

NST 5

BJ1, Chinsura Boro II

Xa14

Xa-14

Tai chung Native 1

Xa15 (t)

Xa-nm (t)

M41

Xa16

Xa-16

Tẻ tép

RP 9-3, IR8

19



Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

Xa17

Xa-as(t)

NST 4

Asominori

Xa18

Xa-18

Xa19

Xa19

Đột biến

XM5

Xa20

Xa-20

Đột biến


M6

Xa21

Xa-21

NST 11

IRBB21

Xa22 (t)b

Xa-22 (t)

NST 11

Zachanglong

Xa23 (t)b

Xa-23 (t)

NST 11

WBB1

IR24, Milyang 23

Bảng 2. 2. Trình tự các đoạn mồi đặc hiệu để phát hiện gen Xa trên lúa

Mồi

Trình tự nucleotide

Xa-gen

MP1

5'-ATC-GAT-CGA-TCT-TCA-CGA-GG-3'

Xa-4

MP2

5'-dTG-CTA-TAA-AAG-GCA-TTC-GGG-3'

RG 56 F

5'-TAG-CTG-CTG-CCG-TGC-TGT-GC-3'

RG556 R

5'-AAT-ATT-TCA-GTG-TGC-ATC-3'

P3 F

5'-CAG-CAA-TTC-ACT-GGA-GTA-GTG-GTT-3'

P3 R


5'-CAT-CAC-GGT-CAC-CGC-CAT-ATC-GGA-3'

Xa21F
Xa 21 R

5'-ATA-GCA-ACT-GAT-TGC-TTT-GC-3'

Xa-5

Xa-7

Xa-21

5'- CGA - TCG - GTA - TAA- CAG-CAA-AAC-3'

RG136 F

5' - TCC-CAG-AAA-GCT - ACA-GC-3'

RG136 R

5' - GCA-GAC-TCC-AGT=TTG-ACT-TC-3'

Xa-13

Gen Xa21 lần đầu tiên được phát hiện trong một giống lúa hoang dại Oryza
longistaminata và đã được chuyển vào giống lúa IR24 để tạo ra giống lúa kháng

20



Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

bệnh IRBB21 [11]. Ở Ấn Độ và Philippin, giống lúa này đã được chứng minh là có
khả năng kháng với hầu hết các chủng Xoo.
Trong công tác chọn tạo giống, chiến lược chọn tạo giống lúa chống bệnh bạc
lá ở Miền Bắc của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội dùng phương pháp thu
thập mẫu bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học để phân lập, nuôi cấy và phân biệt
gen kháng bệnh bằng PCR đã xác định 16 chủng vi khuẩn Xoo gây bệnh khác nhau.
Các dòng chỉ thị IRBB5 (Xa5), IRBB7 (Xa7), IRBB21 (Xa2) có tính kháng đa số
các chủng vi khuẩn gây bệnh.
Viện nghiên cứu lúa Đồng bằng sông Cửu Long dùng phương pháp chỉ thị
marker kết hợp với chọn giống truyền thống, thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu
gen các giống lúa mùa địa phương xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên nhiểm
sắc thể số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng rộng của giống
lúa [21].
Phan Thanh Tùng và nhóm tác giả Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sử
dụng 11 mẫu vi khuẩn ở miền Bắc Việt Nam, được phân lập bằng phương pháp lây
nhiễm nhân tạo và 9 isolate mới được thu thập vào vụ mùa 2007 ở một số vùng tại
miền Bắc Việt Nam (ký hiệu 2, 4, 5...); 11 dòng lúa đẳng đơn gen (gen kháng bệnh
bạc lá), 1 giống đối chứng mẫn cảm là IR24. Ngoài phương pháp nghiên cứu và
phân lập, tác giả còn sử dụng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn; chiết tách ADN tổng
số và xác định Xoo bằng PCR; xác định đa dạng di truyền Xoo, lây nhiễm nhân tạo.
Gần đây nhất, các nhà chọn tạo giống của Trường Đại học Nông nghiệp I đã thành
công trong việc chuyển gen Xa21 vào giống lúa Bác ưu 903 nhập từ Trung Quốc,
có năng suất cao và đặc biệt có khả năng kháng bệnh bạc lá rất tốt.
Tại Viện Di truyền Nông Nghiệp, tác giả Vũ Đức Quang và nhóm tác giả đã
thu thập được một số giống nhận gen trong các tổ hợp lai, dòng NILs mang đơn


21


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

gen kháng Xa21; Xa4; Xa5; Xa7, chọn được 15 nòi vi khuẩn có độc tính cao và
đánh giá được một số đặc tính nông học của các mẫu giống [49].
Việc sử dụng liên tục và trên diện rộng các gen kháng bệnh đơn lẻ đã dẫn đến
sự chọn lọc các dòng vi khuẩn gây bệnh có khả năng phá vỡ sức kháng bệnh của
cây. Cho đến nay một số chủng Xoo ở một số vùng của châu Á đã được phát hiện là
có thể vượt qua được gen kháng Xa21 trong giống lúa IRBB21 [9]. Vì thế, việc
chuyển tổ hợp các gen kháng được cho là giải pháp lâu dài cho việc làm chậm lại
sự xuất hiện các dòng vi khuẩn gây bệnh với các dòng lúa có gen kháng bệnh. Các
gen khác nhau kháng các dòng, các chủng, các dạng sinh học của vi khuẩn gây
bệnh khác nhau. Tổ hợp các gen đó làm rộng phổ tác động kháng lại sự đa dạng của
các chủng Xoo gây bệnh. Hơn nữa, bằng cách tổ hợp các gen chính và các gen phụ
kháng bệnh bạc lá lúa sẽ làm kéo dài sức kháng bệnh ở cây lúa [2]. Do vậy, các
nghiên cứu hiện nay đang tìm cách chuyển nhiều gen kháng vào một giống lúa tạo
tính kháng ổn định cao. Ở nước ta, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp đã tiến
hành lây nhiễm nhân tạo đối với 1164 giống trong tập đoàn các giống lúa địa
phương. Kết quả đã phát hiện có: 597 giống chống bệnh cao, 299 giống chống
trung bình, còn lại là nhiễm [46].
1.2.3. Biện pháp sinh học
Các thuốc hóa học đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát
bệnh bạc lá lúa nhưng không được ứng dụng rộng vì những biến đổi khó lường của
các tác nhân gây bệnh. Sự xuất hiện các quần thể kháng thuốc đặt ra mối đe dọa
nghiêm trọng cho chiến lược kiểm soát hóa học lâu dài. Đồng thời, các chất hóa

học thường rất độc hại đối với người sử dụng, gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật
khác, và tích lũy qua thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng lên hệ sinh thái.
Việc chọn tạo giống kháng bệnh cũng đã được áp dụng nhưng các nhóm quần thể
kháng lại gen kháng bệnh cũng phát triển nhanh chóng. Do đó, kiểm soát sinh học
22


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

được cho là một giải pháp sinh thái có hiệu quả cho việc ngăn ngừa bệnh bạc lá lúa.
Vì thế khống chế sinh học kết hợp với các biện pháp kể trên có thể là giải pháp tốt
hơn để điều trị bệnh bạc lá lúa. Islam và Bora (1998) đã đưa ra biện pháp phòng trừ
bệnh trên lúa bằng việc sử dụng 2 chủng vi khuẩn Rhizobacterial vào việc khử
trùng hạt giống. Kết quả cho thấy việc xử lý hạt giống không chỉ có tác dụng làm
giảm ảnh hưởng của bệnh bạc lá mà còn có tác dụng làm tăng năng suất lúa [15].
Ngoài ra, các nghiên cứu của Gnanamanickam và các cộng sự của ông ở Ấn
Độ và Philipin đã tìm thấy chủng Pseudomonas fluorescens và một số chủng
Bacillus được phân lập từ các mẫu vùng rễ lúa, có khả năng ức chế sự phát triển
của Xoo trong phòng thí nghiệm [8]. Năm 2008, Ji và cộng sự công bố chủng
Lysobacter antibioticus được phân lập từ rễ cây lúa ở tỉnh Yunnan, Trung Quốc, có
khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm và vi khuẩn gây bệnh thực vật,
trong đó có Xoo [16].
2. Sử dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh bạc lá trên cây lúa
Một trong những phương pháp kiểm soát sinh học được tập trung nghiên cứu
đó là sử dụng các chủng vi khuẩn, xạ khuẩn. Các chủng vi sinh vật có khả năng
thúc đẩy tăng trưởng thực vật bằng cách tác động trực tiếp ví dụ như thải ra sắt,
photpho hòa tan và sản sinh các hormone thực vật hoặc gián tiếp như ức chế tác
nhân gây bệnh hoặc cảm ứng các cơ chế kháng của thực vật chống lại mầm bệnh.

Trước đây, các nghiên cứu về khống chế sinh học để kiểm soát các bệnh trên lúa
chưa được chú ý nhiều, nhưng gần đây, đã có một vài thành tựu có ý nghĩa.
Chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật đối kháng có tác dụng tích cực
đối với nông nghiệp, ưu việt hơn so với việc dùng thuốc hóa học. Sử dụng chế
phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật đối kháng để diệt nấm gây hại trên cây trồng sẽ
mang lại những lợi ích lâu dài cho người sản xuất như: làm tăng năng suất của cây
trồng, giảm chi phí đầu tư, làm đất không bị bạc màu, thân thiện với môi trường
23


Khóa luận tốt nghiệp

Ngô Bích Ngọc

sinh thái, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người và vật nuôi, góp phần quan
trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững và hiệu quả.
2.1. Xạ khuẩn
2.1.1. Giới thiệu chung về xạ khuẩn
Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn Gram dương, thường có tỷ lệ GC trong ADN cao
hơn 55%. Trong số khoảng 1000 chi và 5000 loài sinh vật nhân sơ đã công bố có
khoảng 100 chi và 1000 loài xạ khuẩn [6]. Xạ khuẩn thuộc về lớp Actinobacteria,
bộ Actinomycetales, 10 dưới bộ, 35 họ, 110 chi và 1000 loài. Xạ khuẩn phân bố chủ
yếu trong đất và đóng vai trò rất quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất trong
tự nhiên. Chúng sử dụng axit humic và các chất hữu cơ khó phân giải khác trong
đất. Trong đất xạ khuẩn chiếm từ 9% - 45% tổng số vi sinh vật, số lượng trung bình
khoảng 106 - 108 tế bào/g đất. Số lượng xạ khuẩn trong đất không chỉ phụ thuộc
vào loại đất mà còn phụ thuộc vào mức độ canh tác của đất và khả năng bao phủ
của thực vật. Đất giàu chất dinh dưỡng hữu cơ, khoáng và lớp đất trên bề mặt (đến
40 cm) thường có số lượng xạ khuẩn lớn. Trong 1g đất canh tác có thể có tới 5.106
tế bào xạ khuẩn, trong khi đó đất vùng sa mạc, nóng, khô, độ ẩm thấp, nghèo chất

dinh dưỡng, có số lượng xạ khuẩn thấp hơn 10 - 100 lần, dao động trong khoảng
104 - 105 tế bào/g đất. Sự phân bố của xạ khuẩn trong đất còn phụ thuộc nhiều vào
độ pH của môi trường, thường có nhiều trong lớp đất trung tính và kiềm yếu hoặc
axit yếu, trong khoảng pH 6,0 - 8,0. Xạ khuẩn không có nhiều trong lớp đất kiềm
hay axit và càng hiếm trong các lớp đất rất kiềm. Số lượng xạ khuẩn trong đất cũng
thay đổi theo thời gian trong năm [45].
Khuẩn lạc của xạ khuẩn không trơn ướt như ở vi khuẩn và ở nấm men mà
thường rắn chắc, thô ráp, dạng vôi, dạng nhung tơ, hay dạng mang dẻo, không
trong suốt. Kích thước khuẩn lạc thay đổi tuỳ loại xạ khuẩn và tuỳ điều kiện nuôi
cấy, đường kính khuẩn lạc trung bình 0,5 - 2 mm. Khuẩn lạc của xạ khuẩn có nhiều
24


×