Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học vùng biển ven bờ Thái Thụy Thái Bình và những áp lực từ kinh tế xã hội để có các hoạt động bảo tồn (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.79 MB, 128 trang )

i

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
----------

Ngô Thị Thu Hiền

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG BIỂN VEN BỜ
THÁI THỤY – THÁI BÌNH VÀ NHỮ


KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỂ CÓ CÁC HOẠ ĐỘNG BẢO TỒN
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03
LUẬN ÁN THẠC SỸ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Hùng Anh

HÀ NỘI, NĂM 2017


i
LỜI AM ĐOA
Tên tôi là: Ngô Thị Thu Hiền

Chuyên ngành: Động vật học

Lớp: K19

Mã số: 60 42 01 03



Tôi xin cam đoan quyển luận văn đƣợc chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của
TS. Lê Hùng Anh với đề tài nghiên cứu trong luận văn: “Nghiên cứu đa dạng sinh
học vùng biển ven bờ Thái Thụy – Thái Bình và nhữ
từ kinh tế - xã hội
để có các hoạt động bảo tồn”.
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trƣớc
đây, do đó, không phải là bản sao chép của bất kỳ một luận văn nào. Nội dung của
luận văn đƣợc thể hiện theo đúng quy định. Các số liệu, nguồn thông tin trong luận
văn là do tôi điều tra, trích dẫn và đánh giá. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

ƢỜI VIẾ

năm 2017
AM ĐOA

Ngô Thị Thu Hiền


ii
LỜI CẢM Ơ
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Hùng Anh, giảng viên hƣớng
dẫn đề tài luận văn, đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
cũng nhƣ thực hiện và hoàn thành nội dung của đề tài luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo Viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật, những ngƣời đã cho tác giả kiến thức và kinh nghiệm trong suốt
quá trình học tập tại trƣờng để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Luận văn không thể hoàn thành nếu nhƣ không nhận đƣợc sự cho phép, tạo điều
kiện và giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo và đồng nghiệp Cục Bảo tồn đa dạng sinh
học, Tổng cục Môi trƣờng, nơi tôi đang công tác.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Sở Tài nguyên môi trƣờng Thái Bình, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình và Ủy ban nhân dân huyện Thái Thụy đã
tạo điều kiện cho tôi khảo sát và thu thập tài liệu để có cơ sở dữ liệu phục vụ cho
luận văn.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của
mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận
đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn để hoàn thiện luận văn.


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................3
1.1. Thế giới ...............................................................................................................3
1.2. Trong nƣớc ..........................................................................................................7
1.3. Khu vực nghiên cứu ............................................................................................9
1.3.1. Vị trí địa lý .................................................................................................9
1.3.2. Địa hình, địa mạo.....................................................................................10
1.3.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng ..............................................................................11
1.3.4. Khí hậu.....................................................................................................14

1.3.5. Chế độ thủy, hải văn ................................................................................16
1.3.6. Diễn thế sinh thái đất ngập nƣớc ven bờ Thái Thụy ...............................19
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................27
2.1. Thời gian thực hiện ........................................................................................27
2.2. Địa điểm thực hiện .........................................................................................27
2.3. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................29
2.4. Nội dung thực hiện ........................................................................................29
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................29
2.5.1. Cách tiếp cận ...............................................................................................29
2.5.2. Phƣơng pháp điều tra và kỹ thuật sử dụng .................................................30
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................31
3.1. Hiện trạng môi trƣờng nƣớc ..........................................................................31


iv
3.2. Đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu...........................................................36
3.2.1. Đa dạng các kiểu đất ngập nƣớc và nơi cƣ trú ........................................36
3.2.2. Đa dạng thành phần loài sinh vật.............................................................44
3.3. Nguồn lợi sinh vật..........................................................................................67
3.4. Những lợi ích thu đƣợc từ các dịch vụ HST đất ngập nƣớc ven biển Thái
Thụy ......................................................................................................................69
3.4.1. Giá trị lƣu giữ ĐDSH ..............................................................................71
3.4.2. Dịch vụ cung cấp .....................................................................................72
3.4.3. Dịch vụ điều tiết và bảo vệ môi trƣờng ...................................................73
3.5. Những áp lực kinh tế-xã hội của huyện Thái Thụy và các xã ven biển Thái
Thụy ......................................................................................................................75
3.5.1. Diện tích, dân số ......................................................................................75
3.5.2. Hiện trạng khai thác sử dụng đất, mặt nƣớc ............................................81
3.6. Các áp lực tác động tới đa dạng sinh học ......................................................84

3.6.1. Phát triển kinh tế biển và khu vực ven biển liên quan tới môi trƣờng và
ĐDSH.................................................................................................................84
3.6.2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật ...................................................87
3.6.3. Thay đổi phƣơng thức sử dụng bãi triều, mặt nƣớc ................................89
3.6.4. Ô nhiễm môi trƣờng từ các hoạt động kinh tế .........................................92
3.6.5. Biến đổi khí hậu .......................................................................................96
3.6.6. Sự du nhập các loài ngoại lai xâm hại .....................................................98
3.6.7. Dân số vùng đệm tăng gây áp lực khai thác tài nguyên sinh vật ............99
3.6.8. Vấn đề quản l c n những bất cập ........................................................100
3.7. Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học .....................................................101
ẾT LUẬN ............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................108


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

Bộ TN & MT, MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

Công ƣớc CITES


Công ƣớc về thƣơng mại quốc tế các loài,
động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

CCN

Cụm công nghiệp

CTYH

Côn trùng y học

DBH

Đƣờng kính thân ngang ngực

DTSQ

Dự trữ sinh quyển

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNN

Đất ngập nƣớc

ĐTM

Đánh giá tác động môi trƣờng


ĐVĐ

Động vật đáy

FIPI

Viện Điều tra quy hoạch rừng

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

GEF

Quỹ Môi trƣờng toàn cầu

HĐND

Hội đồng nhân dân

HST

Hệ sinh thái

KBT

Khu bảo tồn

KCN


Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xã hội

KXS
IEBR

hông xƣơng sống
Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật


vi
Giải nghĩa

Chữ viết tắt
IUCN

Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên

NGO

Cơ quan phi chính phủ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NLXH

Ngoại lai xâm hại

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNM

Rừng ngập mặn

Sở TN MT

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

SH

Sâu hại



Thiên địch

TESSA


Công cụ đánh giá dịch vụ hệ sinh thái trên
thực địa

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủỷ ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức giáo dục khoa học và văn học của liên
hiệp quốc

UNDP

Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc

VQG

Vƣờn quốc gia

Vietnature

Trung tâm ảo tồn Thiên nhiên Việt

WWF


Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả đo các yếu tố môi trƣờng thủy l cơ bản tại hiện trƣờng (tháng
1/2016) .....................................................................................................................31
ảng 3.2. ết quả phân tích các yếu tố thủy hóa vệ sinh và muối dinh dƣỡng tại
ven bờ Thái Thụy tháng 1 2016 ...............................................................................32
Bảng 3.3. Kết quả đo đạc và phân tích thủy hóa tại vùng nƣớc biển ven bờ Thái
Thụy vào các mùa khô tháng 3 2013 và mùa mƣa tháng 7 2013 ............................33
ảng 3.4. Nồng độ trung bình hàm lƣợng sắt trong nƣớc biển ven bờ cửa sông ở
Thái Thụy .................................................................................................................34
Bảng 3.5. Nồng độ các chất hữu cơ trên sông Hóa tại xã Thụy Trƣờng trong năm
2014 ..........................................................................................................................34
ảng 3.6. Số liệu kiểm kê diện tích rừng 5 xã ven biển Thái Thụy năm 2015 theo
các nguồn khác nhau ................................................................................................37
Bảng 3. 7. Diện tích các kiểu ĐNN cơ bản ở vùng ven bờ huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái ình..................................................................................................................42
Bảng 3.8. Cấu trúc các taxon thực vật bậc cao có mạch ở vùng đất ven biển Thái
Thụy .........................................................................................................................45
Bảng 3.9. Số lƣợng loài, mật độ, sinh khối và chỉ số đa dạng động vật đáy ở ven bờ
Thái Thụy .................................................................................................................53
Bảng 3.10.So sánh cấu trúc thành phần loài côn trùng tại vùng ĐNN Thái Thụy
(Thái Bình) và khu vực VQG Xuân Thủy (Nam Định)...........................................55
Tuy cấu trúc thành phần loài côn trùng có sự tƣơng đồng giữa khu vực nghiên cứu
và VQG Xuân Thủy nhƣng độ tƣơng đồng về thành phần loài giữa hai khu vực
không cao, chỉ số tƣơng đồng dijk = 0,4 với 84 loài côn trùng đƣợc tìm thấy ở cả hai

điểm. Rõ ràng mặc dù đều là các vùng ĐNN ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng,
khu vực Thái Thụy và Xuân Thủy vẫn có những nét đặc trƣng riêng về sinh cảnh
dẫn đến thành phần côn trùng ở hai nơi có những nét khác biệt. ............................56
Bảng 3.11. Chỉ số đa dạng của côn trùng giữa hai sinh cảnh nghiên cứu tại Thái
Thụy .........................................................................................................................57


viii
Bảng 3.12. Danh sách các loài bò sát bị đe dọa ghi nhận ở vùng đất ngập nƣớcven
biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình................................................................................58
Bảng 3.13. So sánh mức độ tƣơng đồng (Sorensen-Dice) về thành phần loài ếch
nhái và bò sát của vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với các
khu vực lân cận ........................................................................................................58
Bảng 3.14.Các loài chim quý, hiếm có giá trị bảo tồn ở vùng ĐNN ven biển ........60
Thái Thụy .................................................................................................................60
Bảng 3.15. So sánh đa dạng thành phần các loài chim tại một số khu vực tại vùng
Đồng bằng Sông Hồng. ............................................................................................61
Bảng 3.16. Số lƣợng loài sinh vật đã biết ở vùng ĐNN ven bờ biển Thái Thụy ....66
ảng 3.17. Cơ cấu dân số huyện Thái Thụy, Thái ình (ngƣời ............................75
Bảng 3.18. Diện tích, dân số và mật độ dân số các xã khu vực dự án năm 2015....75
ảng 3.19. Diện tích nuôi tôm, cá mặn, lợ vụ Xuân H năm 2016 (ha .................79
ảng 3.20. Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ và sản lƣợng thủy sản nuôi trồng
huyện Thái Thụy thời kỳ 2010 - 2015 .....................................................................80
ảng 3.22. ế hoạch phát triển thuỷ sản mặn lợ ven biển của huyện Thái Thụy giai
đoạn 2016-2020........................................................................................................85
ảng 3.23. Dự báo lƣợng nƣớc sử dụng và nƣớc thải tại Thái Thụy năm 2020
(m3 ngày ..................................................................................................................95


ix

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Biến động hệ sinh thái rừng ngập mặn ven bờ Thái Thụy qua các năm từ
1987 tới 2015 thông qua phân tích, giải đoán ảnh vệ tinh .......................................21
Hình 1.2. Diễn thế sinh thái vùng đất ngập nƣớc ven bờ Thái Thụy ......................24
Hình 2.1. Các tuyến, điểm khảo sát môi trƣờng và ĐDSH tại vùng ĐNN ven biển
Thái Thụy năm 2016 (Tháng 1, Tháng 2 và tháng 3 ..............................................28
Hình 3.1. Một số kiểu ĐNN ven biển Thái Thụy ....................................................41
Hình 3.2. ản đồ các kiểu ĐNN ven biển Thái Thụy (lập từ ảnh viễn thám Landsat
chụp ngày 26/6/2016)...............................................................................................43
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh số loài loài côn trùng tại vùng ĐNN Thái Thụy (Thái
Bình) và khu vực VQG Xuân Thủy (Nam Định) ....................................................56
Hình 3.4. Phân tích tập hợp nhóm về thành phần loài ếch nhái và bò sát của vùng
đất ngập nƣớc ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái Bình với các khu vực lân cận (giá trị
gốc nhánh lặp lại 1000 lần) ......................................................................................59
Hình 3.5: So sánh đa dạng thành phần các loài chim tại một số khu vực tại vùng
Đồng bằng Sông Hồng .............................................................................................62
Hình 3.6. Sơ đồ tổng giá trị của dịch vị các HST ĐNN ven biển Thái Thụy ..........71
Hình 3.7. Hoạt động khai thác thủy sản vùng cửa sông Thái ình .........................89
Hình 3.8. Thay đổi vùng ĐNN sang nuôi, trồng thủy sản .......................................92
Hình 3.9. Rác thải dân cƣ xả hàng ngày ra bên ngoài đê, trong RNM ....................96
Hình 3.10. Cá vƣợc nuôi tại các xã ven biển Thái Thụy bị chết rét vào tháng
1/2016 .......................................................................................................................97
Hình 3.11. Tác động kéo dài của biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu ............98
Hình 3.12. Sơ đồ các tuyến và điểm quan trắc đa dạng sinh học ..........................104


1

MỞ Đ U
Vùng đất ngập nƣớc ven biển huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nằm ở đồng

bằng, cửa sông châu thổ sông Hồng; có 3 cửa sông Thái ình, Diêm Điền và Trà
L đổ ra vịnh Bắc Bộ nên có đặc điểm đặc trƣng rất quan trọng là rừng ngập mặn
đƣợc hình thành và phát triển nhƣ bức tƣờng xanh trải dài, che chắn cho suốt dải bờ
biển của huyện. Rừng ngập mặn thƣờng đƣợc hình thành ở các vùng cửa sông dọc
ven biển ở vùng nhiệt đới và đƣợc xem là kiểu hệ sinh thái rất quan trọng và đặc
sắc của vùng đất ngập nƣớc cửa sông ven biển. Vùng ĐNN ven biển Thái Thụy
hiện có 1.757 ha rừng ngập mặn (RNM , trong đó c n một diện tích rừng ngập mặn
tự nhiên có độ tuổi ƣớc tính trên 50 năm với loài bần chua (Sonneratia caseolaris)
chiếm ƣu thế (Pedersen và Nguyễn Huy Thắng 1996b, đã đƣợc cập nhật , chủ yếu
ở xã Thụy Trƣờng.
Rừng ngập mặn bên cạnh thành phần loài cây ngập mặn c n là nơi cƣ trú của
quần xã động vật hoang dã rất đa dạng về thành phần loài và phong phú về số
lƣợng cá thể, đồng thời cũng là nơi nuôi dƣỡng rất nhiều các loài thủy, hải sản có
giá trị kinh tế ở giai đoạn con non. Các kết quả điều tra, nghiên cứu ở vùng ĐNN
ven biển Thái Thụy từ trƣớc đây đã cho thấy khu vực này có hơn 1 nghìn loài động
vật sống trong các hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi triều và vùng nƣớc cửa sông ven
bờ. Trong số đó, có một số loài chim nƣớc di cƣ, trú đông bị đe dọa trên toàn cầu
đƣợc ghi trong Danh lục đỏ IUCN, đến đây trú ngụ và kiếm ăn nhƣ c thìa
(Platalea minor), mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi), rẽ mỏ thìa (Eurynorhynchus
pygmeus) và quắm đầu đen (Threskiornis melanocephalus)... (Pedersen và Nguyễn
Huy Thắng, 1996b; Nguyen Duc Tu, Le Manh Hung, Le Trong Trai, Ha Quy
Quynh, Nguyen Quoc Binh and Thomas, R., 2006). Do có tầm quan trọng quốc tế
trong công tác bảo tồn các loài chim di trú nên Thái Thụy đã đƣợc công nhận là
một trong số những vùng chim quan trọng của Việt Nam (Tordoff, 2002).
Năm 2002, vùng ĐNN cửa sông Thái Thụy đƣợc ghi nhận là một trong số 68
khu ĐNN có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế của Việt Nam (Bộ TN & MT, 2002).
Đến ngày 2 tháng 12 năm 2004, UNESCO đã công nhận “ hu dự trữ sinh quyển
châu thổ sông Hồng” gồm các vùng đất ngập nƣớc phía Nam vùng duyên hải Bắc
Bộ nằm ở các cửa sông Thái Bình, sông Hồng và sông Đáy thuộc 3 tỉnh châu thổ
sông Hồng là Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình là một khu dự trữ sinh quyển thế

giới tại Việt Nam.


2

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng của tỉnh Thái Bình
nói chung, vùng ven biển Thái Thụy nói riêng, đã có những tác động tới các hệ sinh
thái đất ngập nƣớc ven biển, làm suy giảm mức độ ĐDSH thể hiện ở số lƣợng cá
thể các loài chim di cƣ trú đông có giá trị bảo tồn giảm, đồng thời nguồn lợi thủy,
hải sản ở đây, đặc biệt các loài có giá trị kinh tế cũng bị suy giảm.
Trong bối cảnh nhƣ trên, việc thành lập khu bảo tồn đất ngập nƣớc ven biển
Thái Thụy là hết sức cần thiết, để qua hình thức bảo tồn tại chỗ này, các giá trị
ĐDSH của vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Thụy, tỉnh Thái ình đƣợc bảo tồn
hiệu quả. Các hoạt động phục hồi, phát triển và sử dụng khôn khéo tài nguyên
ĐNN đƣợc tăng cƣờng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, đồng
thời ứng phó với biến đổi khí hậu.
Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đa dạng sinh học vùng biển
ven bờ Thái Thụy – Thái Bình và nhữ
từ kinh tế - xã hội để có các hoạt
động bảo tồn” nhằm đáp ứng phần nào các vấn đề đặt ra.
Mục tiêu của luận văn: Có đƣợc các dẫn liệu điều tra cơ bản đƣợc cập nhật về
điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống và đa dạng sinh học vùng ĐNN Thái Thụy, về
tình trạng hệ sinh thái RNM, hệ sinh thái bãi triều không có RNM và quần xã sinh
vật, các loài chim di cƣ trú đông và các loài động vật quý hiếm khác, có giá trị bảo
tồn và giá trị kinh tế.
Nội dung triển khai:
1/ Tổng hợp các nguồn tài liệu sơ cấp, thứ cấp về nguồn lợi sinh vật, đa dạng sinh
học, dịch vụ hệ sinh thái và những áp lực tới ĐDSH;
2 Điều tra thực địa thu thập mẫu, quan sát, phỏng vấn và ghi chép dẫn liệu, số liệu
vào các bảng điều tra;

3 Đánh giá nguồn lợi sinh vật, mức độ đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu so
sánh với các khu vực lân cận (Tiền Hải – Thái Bình, VQG Xuân Thủy – Nam
Định);
4 Xác định đƣợc những nguyên nhân cơ bản tác động tới đa dạng sinh học và
nguồn lợi các loài sinh vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn cũng nhƣ khả năng phục
hồi, phát triển HST RNM, bãi triều và các quần thể sinh vật có giá trị khác.


3

I. Ổ

QUA

ÀI IỆU

1.1. hế giới
Một số mô hình, cách làm thực tế về sử dụng khôn khéo ĐNN nhằm giảm
thiểu áp lực từ phát triển kinh tế - xã hội mà đảm bảo đƣợc hoạt động bảo tồn tƣơng
đối thành công trên thế giới và trong khu vực sẽ đƣợc phân tích và nghiên cứu và
làm rõ trong luận văn dƣới đây. Ngoài ra, các mô hình này có điều kiện khá giống
với Việt Nam nói chung và vùng biển ven bờ Thái Thụy – Thái Bình nói riêng, vì
thế việc nghiên cứu áp dụng trong điều kiện thực tế là rất cần thiết. Nội dung cụ thể
các mô hình nhƣ sau:
1.1.1. Các mô hình trên thế giới
Mô hình tại Mehyco: Các vùng ĐNN ven biển ở phía nam Sonora nằm trong
ba vùng đồng bằng châu thổ quan trọng của các sông Yaqui, Mayo và Fuerte với
diện tich 62.000 ha ĐNN, trong đó có 62% diện tích là cửa sông phần còn lại là các
vịnh biển. Đây là các vùng ĐNN có tính ĐDSH cao và nằm dọc theo một tuyến
đƣờng di cƣ quan trọng của các loài chim ven biển và chim nƣớc. Các ảnh hƣởng

từ thâm canh nông nghiệp và thủy lợi tạo ra mối đe dọa chủ yếu nhất đến việc bảo
tồn các vùng ĐNN, tiếp theo là các hoạt động nhƣ chăn nuôi đại gia súc, NTTS và
đô thị hóa. Các bên liên quan quan trọng nhất đối với các vùng ĐNN là ngƣ dân
đánh cá thƣờng xuyên và theo mùa, các nhóm dân tộc (Yaquis và Mayos), ngƣời
NTTS, nông dân, ngƣời chăn nuôi gia súc, thợ săn, du khách, các nhà công nghiệp
và cƣ dân địa phƣơng. Một kế hoạch chiến lƣợc đƣợc các cơ chính phủ, các viện
nghiên cứu, các NGO và đại diện cộng đồng xây dựng. Qua nhiều hội thảo, các bên
liên quan đã có cơ hội xác định các vấn đề bảo tồn chính đối với các vùng ĐNN và
tham gia đóng góp vào việc xây dựng chiến lƣợc bảo tồn ĐNN (Correa, 2006 [66].
Mô hình tại Nhật Bản: Yatsu Higata là một bãi bùn gian triều nằm ở tận
cùng phía bắc của vịnh Tokyo. Nó hầu nhƣ bị bao quanh bởi đất đô thị nhƣng vẫn
duy trì liên hệ với vịnh Tokyo qua hai kênh hẹp cho phép các dòng thủy triều vào
ra. 90% diện tích các bãi bùn ở vịnh Tokyo đã bị cải tạo, Yatsu Higata đóng vai tr
quan trọng là nơi dừng chân và trú đông cho nhiều loài chim nƣớc di cƣ trên đƣờng
bay Đông Á - Úc Châu. Những mối đe dọa trƣớc hết đến công tác bảo tồn liên quan
đến chất lƣợng nƣớc từ vịnh Tokyo. Các nhà chức trách địa phƣơng, các tổ chức
bảo tồn và thị dân đều tham gia vào hỗ trợ quản lý vùng thông qua xây dựng kế


4

hoạch quản lý, thu lƣợm rác, giám sát chất lƣợng nƣớc và giám sát các loài chim
(Tobai, 2008) [67].
Mô hình tại Canada: Vùng cửa sông Grand Codroy nằm ở bờ phía tây của
Đảo Newfoundland, khoảng 30 km về phía bắc của cảng Aux Basques, là một phần
trong đƣờng bay Đại Tây Dƣơng ở Bắc Mỹ. Khả năng sẽ có sự phát triển quá mức
ở đây do nó đang thu hút nhiều ngƣời đến mua các khu nghỉ dƣỡng. Ngƣời dân địa
phƣơng tham gia cung cấp các kiến thức sinh thái địa phƣơng, tham dự vào việc
xây dựng các thỏa thuận về quyền quản lý và cung cấp lao động và nguồn lực cho
các hoạt động bảo tồn (Cahill, 2007) [68].

Mô hình quản lý ĐNN tại vùng La Segua, Ecuađo [69]: Những vấn đề môi
trƣờng đe dọa HSTĐNN vùng La Segua bao gồm việc sử dụng phân bón hoá chất
độc hại, xây dựng đập, săn bắn chim và thải chất thải rắn. Hoạt động đầu tiên đƣợc
thực hiện là xác định các mâu thuẫn ở khu vực cũng nhƣ những giải pháp có thể có.
Tiếp theo đó là xây dựng một khung nội dung cho kế hoạch quản lý, tiếp thu và
thực hiện nó. Cùng phối hợp với Bộ Môi trƣờng, IUCN và Quỹ thiên nhiên (một tổ
chức phi chính phủ), kế hoạch quản l La Segua đã xây dựng các chƣơng trình
khác nhau để cải thiện thực tiễn sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái
và thành lập một chƣơng trình giáo dục môi trƣờng. Quá trình bao gồm 3 giai đoạn:
dự báo nội dung, xây dựng kế hoạch quản lý và áp dụng của địa phƣơng. Các bƣớc
này đã đƣợc thực hiện thành công và một ban cố vấn pháp l đại diện cho ngƣời sử
dụng của địa phƣơng đã đƣợc thành lập. Trong mô hình này, quản lý có sự tham
gia là nền tảng của dự án đầu tƣ về kinh tế ở mức độ thấp nhƣng liên tục đƣợc yêu
cầu trong suốt quá trình lập kế hoạch; Ngƣời sử dụng tài nguyên ở địa phƣơng
mong muốn hợp tác trong việc bảo vệ môi trƣờng của họ nếu lợi ích kinh tế, quyền
sở hữu và tiếp cận đất đai không bị xâm phạm; Kế hoạch quản lý La Segua là một
chiến lƣợc tốt cho sự tham gia và điều phối của địa phƣơng.
Mô hình sử dụng và quản lý tổng hợp RNM Tumbes ở Peru [70]: KBT RNM
quốc gia Tumbes ở miền bắc Peru có một số vấn đề về môi trƣờng nhƣ những thay
đổi về quyền sở hữu đất đai, sự phá hủy phần lớn RNM để làm ao tôm thƣơng mại
và ô nhiễm sông và cửa sông. Một tiếp cận quản lý tổng hợp đƣợc áp dụng cho
T để: (1) bảo đảm bảo tồn các HSTRNM phía bắc, (2) nâng cao phúc lợi cho
ngƣời dân địa phƣơng; (3 duy trì ĐDSH vì lợi ích của thế hệ hiện tại và tƣơng lai.
Chiến lƣợc bảo tồn với sự hợp tác của Pro-Naturaleza (là một tổ chức phi chính
phủ địa phƣơng và WWF đã đƣợc xây dựng. Từ năm 1995, Pro-Naturaleza đã áp


5

dụng một tiếp cận quản lý tổng hợp trong

T Tumbes để đảm bảo cho hoạt động
bảo tồn RNM. Việc quản lý của
T đƣợc tăng cƣờng bằng những hoạt động sau:
(1) tuần tra khu vực; (2) xây dựng qui hoạch tổng thể chi tiết; (3) thành lập hội
đồng quản lý; (4) mô tả, giám sát và xác định những ngƣời sử dụng
T; (5 đánh
giá các khả năng du lịch; (6 xác định và thúc đẩy các doanh nghiệp thủ công nhỏ;
(7) giáo dục môi trƣờng và nâng cao khả năng của ngƣời sử dụng RNM, nhà báo,
chính quyền địa phƣơng, thầy cô giáo và trẻ em; (8) trồng RNM; (9 điều tra
KTXH kể cả các vấn đề về giới; (10) xác định các hoạt động khai thác; (11 đánh
giá tác động môi trƣờng của hoạt động nuôi tôm; (12) công bố các kết quả của các
dự án; (13) chi tiết hoá các thoả thuận giữa các tổ chức phi chính phủ, chính quyền
địa phƣơng, các trƣờng đại học và các công ty NTTS; và (14) tổ chức các hội thảo
về các quá trình lập kế hoạch có sự tham gia.
1.1.2. Các mô hình trong khu vực
Mô hình phục hồi RNM Kalibo, Philippin [71]: dự án trồng lại RNM
uswang đƣợc khởi động năm 1990 tại huyện Kalibo Aklan thông qua hội bảo tồn
RNM Kalibo. Dự án đƣợc thực hiện tại một vùng 50 ha ven biển gần với cửa sông
Barangay thuộc Kalibo với 28 hộ gia đình là những ngời đƣợc hƣởng lợi. Tổ chức
phi chính phủ địa phƣơng có tên là “Tổ chức phát triển Uswag” đã tham gia vào
hoạt động phát triển cộng đồng làm việc trực tiếp với cộng đồng tại đây đóng vai
trò cầu nối giữa những ngƣời dân địa phƣơng với những cơ quan của chính phủ.
Kết quả là dự án đã trồng thành công 45 ha đƣớc và 5 ha dừa nƣớc. Mỗi gia đình
tham gia dự án đƣợc nhận trồng 1-2 ha bảo dƣỡng và bảo vệ cây trong 3 năm. Dự
án cũng đã tạo cho nhân dân một vùng đệm. Việc trồng rừng đã đem lại nhiều lợi
ích cho ngƣời dân bao gồm cả ổn định bờ biển, cải thiện những bãi bồi và hồi phục
sinh cảnh cho chim, cá, giáp xác và nhuyễn thể. Những cải thiện về sinh thái này đã
giúp phát triển kinh tế địa phƣơng và tiếp tục có những khuyến khích cho những nỗ
lực trong quản lý bền vững nguồn tài nguyên của họ. Khai thác nhuyển thể khi triều
thấp không những bảo đảm an toàn thực phẩm cho những gia đình đƣợc hƣởng lợi

từ dự án mà còn cho cả những ngƣời khác nữa thuộc cộng đồng. Rừng dừa nƣớc 4
tuổi cũng đã cho thu nhập thêm khi lá đã lợp đƣợc mái nhà. Từ một cộng đồng
không quan tâm đã trở thành hoàn toàn tham gia vào hoạt động trồng RNM khi họ
thành lập cửa hàng tập thể.
Những yếu tố thành công của mô hình phục hồi RNM Kalibo là: (1) có sự hợp tác
trong nội bộ cộng đồng để hỗ trợ dự án, (2 có đƣợc sự chuẩn bị trƣớc về mặt xã


6

hội thông qua sự phát triển có tổ chức và học tập và kỹ năng tổ chức trong cộng
đồng, (3) có cảm giác an toàn trong cộng đồng hay là “sở hữu” về tài nguyên do có
sự công bố chính thức về sở hữu giữa những ngƣời lãnh đạo cộng đồng, chính
quyền phƣơng, đại diện của chính phủ và (4) toàn bộ quá trình có sự trung gian
giữa nhân dân và chính phủ nhờ một tổ chức phi chính phủ rất có kinh nghiệm. Tổ
chức phi chính phủ cũng thúc đẩy quá trình học tập có kết quả trong cộng đồng
thông qua những lớp tập huấn cho những thành viên tham gia dự án về quản lý và
nhận thức môi trƣờng. Sự bền vững lâu dài cần có sự tham gia tích cực của cộng
đồng ngƣ dân địa phƣơng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền địa phƣơng và
của NGO (Cục Bảo vệ môi trƣờng, 2007) [72].
Mô hình tham gia cộng đồng phục hồi RNM của Thái Lan [73]: Thái Lan đã
mất khoảng trên một nửa RNM cho việc phát triển nuôi tôm. Tổ chức phi chính
phủ Yad Fon đã hiểu đƣợc vai trò RNM và những cộng đồng ven biển phụ thuộc và
chúng. Hơn một thập kỷ Pisit Chansnoh, một ngƣời cùng thành lập và chủ tịch hiện
nay của Yad Fon, đã đƣa tổ chức này thành đơn vị dẫn đầu về thúc đẩy cộng đồng
địa phƣơng tham gia vào quản lý tài nguyên ven biển bằng phƣơng pháp cơ sở đi
tiên phong. Trong những năm lăn lộn trên thực địa này Khun Pisit và cộng sự đã
xây dựng đƣợc phƣơng pháp “tổ chức tại cấp xã” và phát huy tác dụng. Trƣớc tiên,
chỉ một xã đƣợc Yad Fon chọn để thực hiện dự án. Một cán bộ dự án đƣợc chỉ định
ở tại vùng dự án trong một năm hoặc nhiều hơn. Cán bộ dự án của Yad Fon cố

gắng để trở thành một bộ phận của cộng đồng và theo dõi sự hoạt động của cộng
đồng mà thành viên đó đang sinh sống. Sau một thời gian khi đã có sự tin tƣởng lẫn
nhau giữa cán bộ dự án và nhân dân địa phƣơng thì cán bộ của Yad Fon sẽ hƣớng
dẫn địa phƣơng giải quyết một vài vấn đề bức xúc nhất của họ. Qua các hội thảo và
thảo luận một cách cởi mở với những ngƣời dân địa phƣơng, những vấn đề của
cộng đồng đã đƣợc thảo luận và chính cộng đồng sẽ đƣa ra giải pháp.
Những dự án nhỏ dựa vào cộng đồng nhƣ đào một giếng nƣớc ăn đã đƣợc
thực hiện và trong quá trình thực hiện những dự án kiểu này thì khả năng tổ chức
của lãnh đạo địa phƣơng lớn mạnh hơn ở những cộng đồng đã đƣợc tổ chức tốt.
Khi một cộng đồng địa phƣơng đƣợc tổ chức tốt thì khả năng lãnh đạo cũng đƣợc
tăng cƣờng. Với những kết quả rõ ràng của những dự án nhỏ kiểu này, sự tự tin của
của ngƣời dân sẽ tăng lên và có thể đối phó đƣợc với những thách thức lớn hơn.
Ngƣời dân cũng đã bắt đầu hồi phục và quản lý nguồn tài nguyên ven biển của họ
kể cả RNM gần kề. Cùng với những lời khuyên và giáo dục ban đầu của Yad Fon


7

về sử dụng bền vững TNTN của mình, dân làng đã nỗ lực thực hiện chƣơng trình tự
quản lý và giám sát tài nguyên ven biển của họ. Những cộng đồng lân cận cũng đã
quan tâm và đặt ra một số câu hỏi với cộng đồng. Từ bốn xã ban đầu đến nay Yad
Fon đang làm việc với trên 30 xã với những kết quả đáng ghi nhận.
Mô hình tại Malaysia: Kampung Kuantan nằm cách 18 km về thƣợng nguồn
của cửa sông Selangor. Các RNM trong vùng đã thu hút một loài đom đóm
(Pteroptyx tener) tạo nên những mảng sáng lập l e thành đợt nhƣ đ n trang trí cây
thông Noel. Một nhà buôn địa phƣơng đã thành lập một doanh nghiệp cho thuê
thuyền để du khách có thể đi quan sát đom đóm và từ đó dẫn đến các phát triển du
lịch tiếp theo trong vùng. Mối đe dọa đầu tiên đối với sinh cảnh của đom đóm là
một dự án nắn dòng sông ở thƣợng nguồn dẫn đến làm giảm d ng nƣớc ngọt và
việc phát triển du lịch thiếu kiểm soát trong vùng. Một số bên liên quan ở địa

phƣơng - bao gồm hội đồng phát triển và an ninh thôn và các nhà buôn địa phƣơng
- đã tham gia vào việc quản lý vùng thông qua cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tƣ vấn về
các hoạt động bảo tồn và quản lý, phổ biến các tài liệu giáo dục và nhận thức
(Mohkeri, 2007) [74].
1.2. rong nƣớc
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều mô hình quản lý và sử dụng khôn khéo ĐNN
nhằm giảm thiểu tác động của kinh tế xã hội đã đƣợc áp dụng và cho kết quả khả
quan. Mỗi mô hình, mỗi địa phƣơng có cách làm và tiếp cận khác nhau để giải
quyết các vấn đề, tuy nhiên điểm then chốt trong hầu hết các mô hình này là huy
động đƣợc sự tham gia, hỗ trợ của các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa
phƣơng và có cơ chế phù hợp. Một số mô hình có các loại hình ĐNN và điều kiện
tự nhiên, xã hội tƣơng tự với vùng biển ven bờ Thái Thụy – Thái Bình đã đƣợc áp
dụng trong thời gian qua nhƣ sau:
Mô hình quản lý hiệu quả ĐNN tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định
(Vƣờn quốc gia Xuân Thủy, 2012) [51]. Vấn đề đƣợc xác định tại khu vực này là
ngƣời dân tự do khai thác ngao giống không có sự quản lý phù hợp. Mô hình sử
dụng khôn khéo ngao giống đã đƣợc nghiên cứu và ứng dụng tại khu vực này.
Trong mô hình này đã xác định các bên liên quan tại địa phƣơng: chính quyền tỉnh,
chính quyền huyện và xã; vƣờn quốc gia; ngƣời dân địa phƣơng; doanh nghiệp nhỏ
thuê mặt nƣớc. Các bên liên quan tại khu vực vƣờn đã thống nhất và tuân thủ quy
chế bảo tồn và sử dụng khôn khéo. Quy chế này đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh thông
qua. Theo đó, các bên liên quan đều có trách nhiệm quản lý, bảo tồn cũng nhƣ chia


8

sẻ lợi ích có đƣợc từ sử dụng tài nguyên ngao giống tại đây. Đối với ngƣời dân, họ
đƣợc phép khai thác ngao giống trong giới hạn nhất định, đồng thời họ có trách
nhiệm đóng một phần kinh phí lợi nhuận họ thu đƣợc cho các bên liên quan khác
trong vùng. Đối với chính quyền địa phƣơng họ có thêm nguồn kinh phí tăng

cƣờng công tác quản lý xã hội tại khu vực nuôi ngao. Đối với vƣờn quốc gia, họ có
thêm một nguồn thu, đồng thời họ tăng cƣờng và phối hợp chặt chẽ với chính
quyền địa phƣơng trong việc quản lý, bảo tồn ĐDSH trong khu vực. Chính quyền
cấp tỉnh điều phối chung công tác quản lý, bảo tồn tại khu vực này. Nhƣ vậy có thể
thấy trong mô hình này, trách nhiệm và quyền lợi đều đƣợc gắn chặt với nhau đối
với các bên liên quan, và cuối cùng hình thành nên cơ chế quản lý khá bền vững.
Mô hình này đã đƣợc áp dụng thành công và hiện nay đang tiếp tục mở rộng mô
hình quản l , khai thác cũng nhƣ chia sẻ lợi ích đối với ngao quảng canh và một số
tài nguyên ĐNN khác tại đây.
Mô hình quản lý, sử dụng bền vững ĐNN cửa sông, ven biển huyện Nghĩa
Hưng, Nam Định do Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng nghiên cứu
và đề xuất năm 2003 là phân vùng quản lý tổng hợp. Giải pháp này đƣợc xem nhƣ
quy hoạch sử dụng đất dƣới góc độ quản lý tổng hợp với mục đích chuyên môn hóa
cao cho mỗi vùng của huyện Nghĩa Hƣng, có thể chia Nghĩa Hƣng ra làm 5 vùng
quản lý tổng hợp cụ thể nhƣ sau: vùng cung cấp rau màu cho các đô thị lân cận;
vùng cung cấp những sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng cao; vùng kết hợp sản
xuất nông nghiệp và NTTS; vùng khai thác hạn chế; vùng quản lý bền vững ĐNN.
Mỗi vùng đều có tiêu chí xác định cùng với diện tích và dân số của vùng đó. Ngoài
ra, các giải pháp khác bao gồm: giải pháp chuyên môn hóa các thành phần kinh tế
trong địa phƣơng; giải pháp quy hoạch, xây dựng các trung tâm kinh tế huyện; giải
pháp bảo vệ ĐDSH và HST ĐNN ( an nghiên cứu HST RNM, 2004) [52].
Mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững ĐDSH, quản lý các HST nhạy cảm
dựa vào cộng đồng tại đầm Thị Nại, Bình Định đã đề xuất giải pháp phát triển
NTTS bền vững thông qua việc tập huấn phát triển thủy sản bền vững tại khu vực
đầm Thị Nại và mô hình ao tôm sinh thái. Nội dung của mô hình ao tôm sinh thái
gồm: đào mƣơng khu trú cho tôm, cá, cua; kỹ thuật trồng lại RNM trong các ao
tôm quảng canh đã suy thoái; chăm sóc quản lý RNM sau trồng; vận hành ao và
thực hiện mô hình ao tôm sinh thái (Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trƣờng, 2004) [76].



9

Mô hình KBT biển Rạn Trào tại xã Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Trung tâm
bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng, 2010) [74]. Bài học kinh nghiệm cho
thấy hạt nhân địa phƣơng làmột trong những yếu tố then chốt để triển khai mô hình
KBT biển Rạn Trào. Đa dạng huy động nguồn lực. Bên cạnh những nguồn lực
chính thống từ Ngân sách Nhà nƣớc thì các nguồn lực bên ngoài khác cũng cần
đƣợc coi trọng. Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan khác: Với đặc
trƣng của vùng ven biển là sử dụng đa mục tiêu thì sự tham gia và đảm bảo quyền
lợi của các bên liên quan trong đó có cộng đồng là thực sự cần thiết cho sự điều
phối hiệu quả. Trên cơ sở đó, mọi hoạt động diễn ra đều đƣợc các bên liên quan
hiểu rõ, tham gia và ủng hộ. Tính tự chủ: Trong công tác quản lý tài nguyên vùng
ven biển ở cấp cơ sở nói chung thì sự tự chủ, tích cực của chính quyền địa phƣơng
là nhân tố then chốt đảm bảo cho quá trình triển khai hiệu quả các dự án cũng nhƣ
duy trì và phát huy những thành quả do các dự án đó mang lại.
1.3. Khu vực nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý
Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông ắc tỉnh Thái ình, phía Đông giáp biển
Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện
Kiến Xƣơng, phía Tây giáp huyện Đông Hƣng,phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh
Phụ (Thái Bình). Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải
Phòng là: huyện Vĩnh ảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên
Lãng ở phía Đông ắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phia
Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa
Trà Lý. Chính giữa huyện, có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hƣớng Tây - Đông,
đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tƣơng đƣơng về diện tích.
Vùng đất ngập nƣớc ven biển huyện Thái Thụy theo số liệu đo đạc từ ảnh vệ
tinh chụp năm 2015, có diện tích hơn 13.000ha, bao gồm toàn bộ vùng đất ngập
nƣớc tính từ chân đê Quốc gia tại cửa sông Thái Bình ở phía Bắc đến cửa sông Trà

Lý ở phía Nam, nằm trên địa bàn 5 xã: Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái
Thƣợng, Thái Đô và thị trấn Diêm Điền, với chiều dài bờ biển khoảng 27 km, và 3
cửa sông là: Thái Bình, Diêm Hộ và Trà Lý.
Thái Thụy là một trong 5 huyện nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ
sông Hồng đã đƣợc UNESCO công nhận (Thái Bình có 2 huyện: Thái Thụy, Tiền


10

Hải; Nam Định có 2 huyện: Giao Thuỷ, Nghĩa Hƣng; Ninh Bình có huyện Kim
Sơn .
1.3.2. Địa hình, địa mạo
Theo các dẫn liệu của các nhà địa l (trong Vũ Trung Tạng và cs., 2005 ,
Châu thổ sông Hồng nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng, đƣợc hình thành
nhờ vào hoạt động bồi tụ của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình từ hàng ngàn
năm. Châu thổ trƣớc kia là một miền võng rộng lớn giữa núi, theo hệ thống núi
đông bắc. Đáy của miền võng là đá kết tinh. Những dãy núi này bị sụt lở từ thời kỳ
đại cổ sinh và trở thành vịnh biển. Đáy biển lõm đƣợc bồi lấp đầy và vịnh trở thành
đầm hồ ven biển. Đất bãi bồi ven biển cửa sông là những vùng đất mới, luôn luôn
biến động dƣới tác động của các yếu tố tự nhiên và con ngƣời.
Thái Thụy là một vùng đất tƣơng đối bằng phẳng, độ phân cắt sâu không
đáng kể, tuy nhiên dựa vào sự phân hóa theo không gian lãnh thổ, có thể phân chia
các dạng địa hình ở Thái Thụy nhƣ sau sau:
a) Địa hình lòng sông và bãi bồi hiện đại
Lòng sông và bãi bồi hiện đại là những thành tạo thƣờng bị ngập nƣớc dọc thung
lũng của 3 sông chính ở Thái Thụy. Tại các đoạn bờ lồi của sông Trà Lý phát triển
các bãi bồi thấp mà nguyên là l ng sông vào mùa mƣa lũ. Chúng đƣợc cấu tạo bởi
sét bột, bột sét pha cát mịn màu xám nâu tuổi Holocen muộn. Dạng địa hình này
tƣơng đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía l ng sông, độ cao từ 0-3m, thƣờng
xuyên đƣợc bồi đắp vào mùa lũ. Hiện nay, do bị khống chế bởi các con đê, bãi bồi

ven sông và giữa lòng liên tục bị thay đổi hình dạng qua các mùa mƣa lũ.
b) Địa hình đồng bằng châu thổ (Delta)
Đây là dạng địa hình chiếm phần lớn diện tích huyện Thái Thụy, đƣợc hình thành
trong quá trình tƣơng tác các yếu tố biển và sông. Thành phần vật liệu chủ yếu gồm
bột-cát, bột-sét và sét-bột đặc trƣng cho tƣớng bãi triều hình thành trong quá khứ.
Bề mặt địa hình bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển và có nhiều đấu tích
các lạch triều, lòng dẫn chết sót lại.
c) Hệ thống địa hình cồn cát cổ được nâng lên
Đây là địa hình có nguồn gốc biển, có hƣớng kéo dài theo phƣơng Đông ắc-Tây
Nam hoặc phát triển không đồng đều, có dạng rẻ quạt rất điển hình ở phía bắc cửa


11

Trà L . Điều đó đã xác nhận chế độ hình thành các val bờ của một vụng biển mà
nguồn cung cấp vật liệu chủ yếu đƣợc đƣa từ phía bắc xuống.
Bề mặt địa hình có độ cao 1-2m với loại vật liệu thành tạo chủ yếu là cát nhỏ, cát
bột có độ chọn lọc tốt và nghèo chất hữu cơ.
d) Bãi triều cao bị biến đổi bởi các hoạt động nhân tác
Thực chất đây là các vùng đất khai hoang trong khoảng thời gian từ năm 1955,
chiếm diện tích không nhiều
e) Bãi triều cao: Đây là khu vực có rừng ngập mặn phát triển, bề mặt địa hình
tƣơng đối bằng phẳng, nghiêng thấp dần về phía biển, độ cao thay đổi trung bình 01,5m. Hoạt động bồi tụ ở đây diễn ra khá mạnh bởi sự phong phú vật liệu lơ lửng
đƣợc sông mang ra và chịu ảnh hƣởng của thủy triều trong điều kiện thực vật ngập
mặn phát triển. Vật liệu thành tạo trên mặt của địa hình chủ yếu là các hạt mịn bao
gồm bột sét và sét bột màu nâu, xám lẫn nhiều tàn tích thực vật ƣa mặn. Theo chiều
sâu trầm tích lắng đọng thành từng lớp không đều, đánh dấu những giai đoạn phát
triển khác nhau của lòng dẫn cửa sông trong quá khứ.
f) Bãi triều thấp: Dạng địa hình này có diện tích tƣơng đối lớn, mở rộng dần về hai
phía cửa sông. Đây là khu vực có điều kiện tƣơng đối giống bãi triều cao nhƣng

còn chịu nhiều ảnh hƣởng của biển, vật liệu cung cấp từ sông ra không lớn, lại bị
ngập nƣớc sâu nên thực vật ngập mặn ít phát triển.
g) Cồn chắn ngoài (bar) cửa sông: Các cồn chắn ngoài cửa sông là các thành tạo
rất đặc trƣng cho kiểu cửa sông châu thổ (delta tiến ra biển theo cơ chế lấp đầy. Về
mặt hình thái và cấu tạo trầm tích trên mặt, hệ thống các cồn chắn ngoài cửa sông
của huyện Thái Thụy có cấu tạo 3 đới: đới cát ở phía biển; đới chuyển tiếp sang
phía lục địa là vật liệu mịn hơn có các loại cỏ biển phát triển; đới bùn sét chuyển
tiếp sang bãi tích tụ sông - triều rất phát triển các loại thực vật ngập mặn. Hiện nay,
các cồn chắn ngoài cửa sông bị xói lở bờ phía biển. Vật liệu xói lở đƣợc các dòng
sóng dọc bờ di chuyển về phía bắc (ở bắc cửa Trà L và tƣơng tự về phía nam (ở
nam cửa Trà Lý) kéo dài thành doi cát về hai phía cửa sông.
1.3.3. Đặc điểm thổ nhƣỡng
Tập hợp dẫn liệu của các nhà chuyên môn về thổ nhƣỡng (trong Vũ Trung
Tạng và cs., 2005; Nguyễn Xuân Qu nh và cs., 2011 , cho thấy cấu tạo đất, khu
vực ven biển huyện Thái Thụy bao gồm những dạng đất sau:


12

- Đất cát biển: Dạng đất chua yếu (pH = 5,5 - 6,0 ngh o dinh dƣỡng. Đây là
loại đất cát thô tạo địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn rời
rạc, thƣờng xuyên chịu tác động của thuỷ triều. Chúng đã tạo ra các bãi khô, bãi
triều, các giồng cát trẻ đƣợc phân bố ở ven biển huyện Thái Thụy. Đây là loại đất
xấu khó cải tạo, chỉ thích hợp cho trồng phi lao chắn sóng gió, xây dựng các khu du
lịch bãi tắm hoặc tạo ao đầm giữ nƣớc để nuôi hải sản chứ không phù hợp cho canh
tác nông nghiệp. Ngoài ra, dạng đất này còn nằm sâu trong đất liền ở những cồn cát
cũ, từ lâu đã thoát khỏi ảnh hƣởng của nƣớc biển. Thành phần cơ giới giống với đất
cát ở phía ngoài biển nhƣng ngh o hơn, khả năng giữ phân, giữ nƣớc kém, tuy
nhiên lại rất dễ cải tạo, điều chỉnh độ phì thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn. Ở
Thái Thụy, nhóm đất này phân bố tập trung ở các xã Thụy Trƣờng, Thụy Xuân,

Thụy Hải, Thái Thƣợng, Thái Đô.
- Đất nhiễm mặn: Đất bãi bồi cửa sông ven biển sau khi đƣợc quai đê vẫn
c n có độ mặn rất cao. Quá trình cải tạo bằng các hệ thống thuỷ lợi nhƣ thau chua
rửa mặn, đã làm hạn chế sự ảnh hƣởng của nƣớc biển, song vẫn còn bị nhiễm mặn
do nƣớc mạch ngầm mặn ngấm vào. Độ nhiễm mặn nhiều hay ít phụ thuộc vào
khoảng cách với biển, càng gần biển độ mặn càng cao. Ngoài ra độ nhiễm mặn còn
tuỳ thuộc vào lƣợng nƣớc ngọt của các con sông theo mùa (mùa mƣa và mùa khô .
Mùa mƣa nƣớc lũ ở thƣợng nguồn tràn về đẩy nƣớc mặn ra biển, nhiều nơi có thể
cấy lúa ngay gần cửa sông. Mùa khô đất bị nhiễm mặn khá lớn. Độ nhiễm mặn còn
tuỳ thuộc vào thành phần cơ giới của đất, với khoảng cách gần biển nhƣ nhau, đất
có thành phần cơ giới nặng và tầng sét ở sâu thì độ nhiễm mặn ít, đất có thành phần
cơ giới nhẹ và tầng cát nông thì độ nhiễm mặn cao. Có thể chia thành các dạng đất
nhiễm mặn nhƣ sau:
+ Đất mặn sú vẹt: Phân bố chủ yếu ở ngoài đê hoặc trong các đê bối, chỉ có
các loại cây chịu mặn nhƣ sú, vẹt, cói, lau sậy sinh trƣởng. Xét về mặt thổ nhƣỡng,
đây là loại đất rất trẻ, bị ảnh hƣởng của thuỷ triều. Loại đất này phân bố hầu hết ở
dọc bờ biển Thái Thụy, ở địa hình thấp dọc theo cửa sông Trà L đến cửa sông
Thái Bình (chiếm khoảng 16,68% tổng diện tích đất mặn của huyện), tại các xã
Thụy Hải, Thái Thƣợng, Thái Đô. Trên loại đất này chỉ thích hợp trồng các loại cây
ngập mặn, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc xây dựng đầm, ao nuôi trồng thuỷ sản
vì nhiều chất hữu cơ từ các cây ngập mặn và nhiều sinh vật phù du từ ngoài biển
đƣa vào.


13

+ Đất mặn nhiều: Là vùng đất đã đƣợc quai đê ngăn mặn, nhƣng do gần cửa
sông ven biển nên bị ảnh hƣởng mặn của biển còn nhiều. Đất này đã qua nhiều năm
cải tạo, độ mặn giảm, có thể cấy lúa chịu mặn và cấy đƣợc 1 vụ lúa vào mùa mƣa
nhiều, vào mùa khô độ mặn tăng lên nên thƣờng bị bỏ hoang. Loại đất này phân bố

ở khu vực ngoài đê, ven biển và nơi các cửa sông, chiếm khoảng 18% diện tích đất
mặn, phân bố ở các xã Thụy Trƣờng, Thụy Xuân, Thụy Hải, Thái Thƣợng, Thái
Đô.
+ Đất mặn ít và trung bình: Là vùng đất bồi tụ phù sa lâu đời và đã qua canh
tác nhiều năm, nằm ở xa bờ biển có khi đến 10 - 15 km hoặc gần biển nhƣng ở
trong đê. Đất mặn chủ yếu do nguồn nƣớc mạch ngầm thấm lên, rất không phù hợp
với cấy lúa và làm rau màu. Về mùa khô, nƣớc sông cạn, nƣớc triều theo các dòng
sông vào sâu trong đất liền ngấm vào các tầng sâu của đất và thấm lên các tầng đất
làm cho đất mặn. Tại khu vực ven biển huyện Thái Thụy, loại đất này tập trung
nhiều ở xã Thái Đô và dọc theo sông Diêm Hộ ở phía trong cửa sông.
- Đất phèn: Nhóm đất này có thành phần cơ giới là thịt nặng, nhão dẻo khi
ƣớt, cứng rắn, nứt nẻ khi khô và thƣờng xuất hiện một lớp bột màu vàng đậm bám
trên mặt hoặc trong các khe nứt. Theo hình thái địa hình ngƣời ta phân ra đất phèn
tiềm tàng và đất ph n trong đê. Đất phèn tiềm tàng xuất hiện ở ngoài đê ven biển,
ven sông, bị ngập mặn, lắng đọng bùn lầy. Cây trồng chủ yếu là các loại cây chịu
mặn nhƣ năn, lác, sú, vẹt,... Việc phát triển rừng ngập mặn có nghĩa quan trọng
trong việc giữ đất, cải tạo môi sinh, bên cạnh đó, nó c n tạo nguồn mùn bã sinh vật
biển sinh sống và đặc biệt cung cấp thức ăn cho nuôi trồng hải sản. Đất phèn trong
đê có tầng đất ổn định, thành phần cơ giới là thịt nặng, có độ chua cao (pH = 3 – 4),
giàu đạm và kali nhƣng ngh o lân. Trong khu vực ven biển của huyện Thái Thụy,
đất phèn là một nhóm đất quan trọng, chiếm diện tích khá lớn trong khu vực. Đất
phèn tập trung ở vùng trong đê thuộc lãnh thổ các xã phía Bắc sông Diêm Hộ. Hầu
hết đất phèn trung bình trong khu vực nghiên cứu đều có thành phần cơ giới trung
bình với lớp phủ chủ yếu là thực vật ƣa mặn, chua nhƣ sú, vẹt.
- Đất phù sa: Đây là loại đất bồi có diện tích lớn nhất tỉnh Thái Bình, phần
lớn đƣợc phân bố ở trong đê, ít đƣợc bồi hàng năm do ảnh hƣởng của việc quai đê
lấn biển. Đất phù sa của hệ thống sông Thái ình là nhóm đất có màu nâu xám
hoặc nâu nhạt, có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng kém hơn đất phù sa của hệ thống
sông Hồng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, pH 4,5 - 5,
các cation kiềm thổ ít hơn đất phù sa của hệ thống sông Hồng. Đất phù sa phù hợp



14

với nhiều loại hình canh tác khác nhau, kể cả nông nghiệp và thuỷ sản. Tại khu vực
ven biển huyện Thái Thụy, nhóm đất này đƣợc hình thành do sự bồi đắp của các
con sông Trà Lý, sông Diêm Hộ, sông Thái Bình chiếm khoảng 23% tổng diện tích.
Nhóm đất này phân bố phần lớn ở trong đê, ít đƣợc bồi hàng năm, một diện tích
nhỏ đƣợc bồi hàng năm dọc các sông chính ở khu đê nhƣng xa biển.
Trầm tích tầng mặt của dải ven biển Thái Thụy gồm có các loại: Cát bột, bột,
bột sét. Chất đáy trong các ao đầm vùng Thái Thụy chủ yếu là bùn, bùn-cát và
chúng có sự phân bố tƣơng đối khác nhau giữa hai vùng thuộc hai hệ thống sông
khác nhau (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình) bởi chúng luôn chịu sự tác
động khác nhau của hai hệ thống sông này. Đối với khu vực huyện Thái Thụy, lƣu
lƣợng nƣớc từ thƣợng nguồn đổ về hạ lƣu thuộc qua cửa sông Thái Bình, cửa sông
Diêm Hộ và cửa Trà L là tƣơng đối lớn, nhƣng thấp hơn so với lƣu lƣợng nƣớc
qua hệ thống sông Hồng (thuộc khu vực huyện Tiền Hải . Do hàm lƣợng trầm tích
hữu cơ từ thƣợng nguồn sông Hồng đổ ra biển qua hệ thống sông Thái Bình phải
trải qua chặng đƣờng dài, độ cong dòng sông lớn và nhiều phân lƣu,...nên khu vực
này chủ yếu bị tác động bởi thuỷ triều mạnh hơn, nên chất đáy vùng triều ở đây chủ
yếu là bùn-cát, tốc độ dòng chảy thấp, hàm lƣợng muối dinh dƣỡng tƣơng đối, thời
gian phơi đáy dài,..thích hợp đối với nuôi các đối tƣợng hải sản nhƣ tôm sú, tôm
rảo, cua, cá nƣớc lợ khác.
1.3.4. Khí hậu
Khí hậu Thái Thụy mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam,
với đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới ven biền Bắc Bộ, chịu ảnh hƣởng của gió mùa.
Khí hậu vùng Thái Thụy. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.
Theo số liệu của các trạm khí tƣợng thủy văn trong khu vực, thì nhiệt độ
trung bình năm trong vùng là từ 22 - 24oC, với biên độ dao động từ tối thấp là 8oC
đến tối cao 39oC. Tổng nhiệt năm 8.500oC. Tháng nóng nhất là tháng 7 (nhiệt độ

trung bình tháng là 29,1oC). Tháng lạnh nhất là tháng1(nhiệt độ trung bình là
16,7oC . Độ ẩm tƣơng đối trung bình năm là 85%, trong đó mùa đông (các tháng
11-4 độ ẩm 77-81%, mùa hè (các tháng 5-10 độ ẩm 84-86%. Mùa đông lạnh thích
hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng á nhiệt đới nhƣ bắp cải, xu hào, xúp
lơ.... Vào mùa h , hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông Nam từ biển thổi vào làm
giảm bớt không khí nóng.


15

Chế độ mƣa thay đổi theo mùa, lƣợng mƣa trung bình đạt 1.600-2.000
mm năm, lƣợng mƣa trung bình 1.788 mm năm, xấp xỉ giá trị trung bình so với các
vùng khác trên lãnh thổ nƣớc ta. Song lƣợng mƣa phân bố không đều, mùa mƣa
chiếm tới 85-90% tổng lƣợng mƣa cả năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (hình
3.1). Thời gian này, do thƣợng nguồn mƣa nhiều nên lƣợng nƣớc sông dâng cao và
cũng mang nhiều phù sa, do đó nó làm giảm độ mặn ở vùng cửa sông ven biển.
Tháng mƣa ít nhất là các tháng 12 và 1. hi đó, do nƣớc nguồn về ít nên độ mặn
của nƣớc biển ven bờ tăng cao và xâm nhập mặn dịch chuyển theo sông về phía
thƣợng lƣu, gây tác động xấu đến canh tác nông nghiệp.
Chế độ gió vùng nghiên cứu cũng mang tính chất mùa rõ rệt. Mùa đông chịu
sự chi phối rõ rệt của gió Đông-Bắc và Bắc. Ngƣợc lại, mùa hè chịu ảnh hƣởng của
gió mùa Tây-Nam biến tính khi thổi vào vịnh Bắc Bộ. Trong các tháng chuyển tiếp
(tháng 4 và tháng 9 , hƣớng gió thịnh hành là hƣớng đông, nhƣng không mạnh
bằng các hƣớng gió chính.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt
- Bão: Nhìn chung, huyện Thái Thụy nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hƣởng
trong mùa mƣa bão. Theo số liệu thống kê của Tổng cục hí tƣợng Thuỷ văn trong
v ng 110 năm từ 1884-1993 ở dải ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có
khoảng 231 cơn bão đổ bộ hoặc tiếp cận vào bờ biển của khu vực này. Tính trung
bình mỗi năm ở đây có khoảng 2,1 cơn bão đổ bộ vào. Bão có thể xuất hiện vào

thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 11 nhƣng nhiều nhất vào tháng 8. Trong thời gian có
bão, lƣợng mƣa lớn và đạt trung bình 200-300 mm, chiếm khoảng 30% tổng lƣợng
mƣa toàn mùa mƣa, dẫn đến hiện tƣợng nƣớc bị ngọt hoá, giảm pH và tăng độ đục
trên diện rộng. ão đổ bộ vào vùng ven biển và cửa sông thƣờng gây ra sóng to,
gió lớn, nƣớc dâng phá hủy đê, k , nhà cửa và các công trình khác.
- Giông: Ở khu vực này không có nhiều giông. Trung bình mỗi năm ở đây quan
trắc đƣợc khoảng 33 - 55 ngày giông. Giông xuất hiện chủ yếu vào thời kỳ từ tháng
4 đến tháng 9, với khoảng 4 - 10 ngày/tháng. Sau những trận giông, chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc biển đổi mạnh đặc biệt là độ đục và pH.
- Mưa phùn: Mƣa phùn là hiện tƣợng thời tiết đặc trƣng của miền duyên hải miền
Bắc Việt Nam. Thời kỳ mƣa phùn kéo dài từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 4. Hàng
năm có khoảng 20-25 ngày mƣa phùn, tần suất mƣa phùn lên cao nhất vào các


×