Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận hiện trạng sinh viên đồng tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.42 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

TÂM LÝ HỌC CĂN BẢN

ĐỀ TÀI

KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN ĐỒNG TÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN
HIẾN

GV hướng dẫn: Trịnh Viết Then
Mã học: PSY30371
Lớp: PSY30701
Nhóm sinh viên thực hiện: 10

TP.Hồ Chí Minh, tháng 1, năm 2018


DANH SÁCH NHÓM:
1. Trần Nguyễn Ngọc Trâm

MSSV: 171A100079

2. Phan Phước Tâm

MSSV: 171A100037



3. Huỳnh Thanh Vũ

MSSV: 161A090043

4. Lê Tấn Tài

MSSV: 171A100014

5. Vũ Đan Trường

MSSV: 171A100013

6. Nguyễn Hoàng Thanh Vũ

MSSV: 171A100087

7. Ngô Thanh Thiên An

MSSV: 161A100046

2


Lời nói đầu
Hiện nay, sinh viên đồng tính trường đại học Văn Hiến đang gặp khá nhiều khó
khăn về vấn đề tâm lý. Việc tìm ra một giải pháp hợp lý để cho các bạn hòa nhập
với xã hội là một điều hết sức cần thiết, đề tài nghiên cứu dùng để chỉ ra các khó
khăn tâm lý mà sinh viên đồng tính thường gặp phải như về vấn đề sinh hoạt hằng
ngày, các vấn đề giao tiếp ngoài xã hội, các mức độ ảnh hưởng của xã hội đối với

người đồng tính - nhất là mức độ ảnh hưởng của gia đình và sự chấp nhận của xã
hội đối với sinh viên đồng tính. Ngoài ra đề tài nghiên cứu này giúp các bạn hiểu
rõ hơn về các sinh viên đồng tính, giúp họ giả tỏa được những khó khăn tâm lý mà
họ phải gặp hằng ngày như sự phân biệt đối sử với người đồng tính, bạo hành gây
áp lực đối với sinh viên đồng tính của các bậc cha mẹ, hay sự xa lánh của mọi
người đối với người đồng tính ngoài ra đề tài còn giúp mọi người có cái nhìn rõ
hơn về thế giới nội tâm của sinh viên đồng tính, đưa ra những cái nhìn khách quan
hơn về cộng đồng sinh viên đồng tính trường đại học Văn Hiến. Đề tài nghiên cứu
này giúp giải đáp những khúc mắt về vấn đề tâm lý của sinh viên đồng tính, giúp
họ giải tỏa được căng thẳng về tâm lý mà họ phải gặp hằng ngày như các vấn đề
về tâm sinh lý. Đề tài bao gồm nhiêu nội dung và chương mục khác nhau về các
vấn đề, các quan niệm về đồng tính từ xưa đến nay nhằm giúp giải đáp những
khuất mắc của mọi người về người đồng tính, cung cấp những kiến thức về người
đồng tính bổ ích và không gây sự nhàm chán cho người đọc giúp mọi người nhìn
nhận được mọi khía cạnh khác nhau của người đồng tính đề tài nghiên cứu này
còn đưa ra các thống kê số liệu cụ thể về người đồng tính trong các trường đại
học cao đẳng hiện nay cũng như trường đại học Văn Hiến nói chung

3


A: PHẦN MỞ DẦU
1.1/lý do chọn đề tài:
Sinh viên đồng tính TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN hiện nay đang gặp rất
nhiều khó khăn về vấn đề tâm lý. Đề tài nghiên cứu dùng để giải đáp nhưng khó
khăn tâm lý mà các bạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, giúp các bạn sinh
viên đồng tính có thể hòa nhập với xã hội tốt hơn, ngoài ra còn giúp mọi người
hiểu rõ hơn về đời sống nội tâm của sinh viên đồng tính TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN
HIẾN
1.2/mục đính nghiên cứu:

Giúp sinh viên đồng tính vược qua những khó khăn tâm lý và hòa nhập với
xã hội
1.3. nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu sâu hơn về tâm lý của sinh viên đồng tính từ đó tìm ra các giả
pháp và phương pháp trị liệu tâm lý hợp lý nhất dùng để trị liệu hoặc tư vấn tâm
lý phù hợp cho sinh viên đồng tính TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
1.4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu
Tâm lí sinh viên đồng tính
-Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường đại học Văn Hiến
1.5 Giả thuyết nghiên cứu
-Những người đồng tính thường gặp khó khăn trong tâm lí vì những cái nhìn tiêu
cực của xã hội. Đứng dưới góc nhìn của người đồng tính, quan điểm xã hội luôn là
gánh nặng của họ.
-Nỗi ám ảnh tâm lí lớn nhất của những người đồng tính không phải tới từ những
người họ không quen biết mà là tới từ những người thân trong gia đình, bạn bè,…

4


-Các biện pháp để giúp người đồng tính có thể tự tin và có chỗ đứng, không bị kì
thị trong xã hội. Cách những người đồng tính có thể vượt qua rào cản xã hội, ánh
mắt đầy kì thị khi họ biểu hiện sự “bất thường” trong con người của chính họ.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn về vấn đề
khó khăn trong tâm lí của người đồng tính.
-Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu khảo sát ý kiến.

-Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn cá nhân: chọn một số cá nhân nổi trội trong nhóm đối tượng khảo sát để
phỏng vấn sâu về vấn đề những khó khăn tâm lí của đồng tính.
1.7 Giới hạn nghiên cứu
-Giới hạn nghiên cứu của đề tài chỉ nằm trong khu vực sinh viên thuộc trường đại
học Văn Hiến.
-Chỉ nghiên cứu vấn đề khó khăn của người đồng tính trong tâm lí và biểu hiện của
họ: nhận thức, thái độ và hành vi của người đồng tính đối với xã hội, từ đó có thể
suy ra những khó khăn mà họ có thể gặp phải trong tâm lí; đồng thời nghiên cứu
khái quát về cách nhìn của những sinh viên khác đối với những người đồng tính
trong trường đại học Văn Hiến.

B. NỘI DUNG
1.Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan:
1.1/Quan hệ đồng tính đã có từ xa xưa:
Từ thời cổ đại, văn hóa tình dục của người Athens luôn d ặt trong bu ối cảnh
xã hội và trính chị của nó. Xã hội Hy Lạp được dựa trên phép t ắc chính tr ị và
xã hội của một tầng lớp ưu tú nhỏ gồm những công dân trưởng thành là đàn
ông, những công dân là phụ nữ và trẻ em có vị thế ph ụ thuộc v ề mặt xã h ội,
5


không có quyền trong đời sống chính trị. Do quyền lực xã hội thu ộc v ề đàn
ông, dẫn đến văn hóa tình dục đã hình thành xoay quanh l ạc thú c ủa đàn ông.

Trên hết , ở thời kỳ này người ta có quan niệm “trọng dương vật” về tình
dục, xem tình dục chỉ như sự xâm nhập. Hôn, mơn trớn và nh ững hình th ức
đụng chạm không phải là xâm nhập chỉ được xem là bày tỏ tình yêu, không
phải một phần của địa hạt tình dục. Trong văn hóa tình d ục c ổ đi ển, nh ững
hành động cụ thể như kê gian (hành vi tính dục giữa hai người nam) hay th ủ

dâm không gây nên những lo lắng về đạo đức. Đối tượng “phù h ợp” cho s ự
xâm nhập bao gồm phụ nữ, thiếu niên, người nước ngoài và nô lệ, nghĩa là t ất
cả những người không có quyền chính trị hoặc xã hội của công dân gi ống nh ư
đàn ông của Athens. Từ đó cho thấy địa vị xã hội, ở thời kỳ này đ ược xác đ ịnh
không phải trên cơ sở phân loại tình dục khác giới hay đồng gi ới, đi ều ch ỉ
xuất hiện khá lâu sau này trong lịch sử.

Như trong Erotes, một tác phẩm đối thoại Hy Lạp cổ không rõ tác gi ả là ai,
nói về những lợi thế của tình yêu dành cho người nam và tình yêu dành cho
người nữ:” Hôn nhân là phương thuốc điều trị do nhu cầu sinh sản đ ặt ra,
nhưng chỉ có tình yêu cuả người nam mới chi phối trái tim triết gia ”. Đo ạn
văn còn lập luận rằng tình dục với phụ nữ phục vụ nhu cầu tự nhiên là sinh
6


sản, nhưng một khi những nhu cầu căn bản ấy được đáp ứng và xã h ội đã
phát triển đến một giai đoạn cao hơn, người nam tự nhiên sẽ muốn theo đu ổi
những hình thức thỏa mãn được xem là cao cấp hơn về ph ương diện văn hóa
do sự thiếu tự nhiên của họ.” Quan hệ với phụ nữ đã có truy ền thống lâu đ ời
hơn với nam thanh niên, nhưng đừng vì thế mà xem thường cái th ứ hai. Hãy
nhớ rằng những khám phá của loại thứ nhất được thúc đẩy bởi nhu c ầu, còn
những khám phá nổi lên sau này có thể tốt hơn, đáng được xem tr ọng h ơn ”.

Từ đó cho thấy , thi ca Hy Lạp cổ vũ ý tưởng rằng tốt nhất nên có quân đ ội
gồm những người tình nam, vì các chiến binh sẽ chiến đấu hăng say nh ất và
quả cảm nhất để cứu sống cũng như gây ấn tượng với người tình c ủa h ọ. Đây
củng là một lập luận được đưa ra trong tiểu luận của triết gia Plato.
1.2/Hiện trạng ở sinh viên tạia các trường Đại H ọc và Cao đẳng:
Giữa năm 2013, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có một kh ảo sát về s ố
lượng sinh viên là người đồng tính trong trường và kết quả đáng kinh ngạc:

Có hơn 200 sinh viên thuộc cộng đồng LGBT.
Nếu xét theo tỷ lệ 3-5% dân số là người LGBT thì dường nh ư tất c ả các
trường Đại học và Cao đẳng đều có người đồng tính. Ngoài việc cố gắng học
tập như những sinh viên khác, họ còn luôn nỗ lực để hòa nhập vào cộng đồng
và có thể sống thoải mái, tự tin với chính con người của mình.

7


Thực tế nhiều người đồng tính cho rằng kết quả khảo sát của Học Viện Báo
chí và Tuyên truyền chỉ phản ánh một phần số lượng người đồng tính trong
các trường đại học, cao đẳng. Nhiều sinh viên là đồng tính chia s ẻ r ằng con
số thực còn “kinh khủng” hơn, đặc biệt trong các tr ường về nghệ thu ật và xã
hội.
"Thực ra ở trường nào cũng có sinh viên là người đồng tính, nh ưng có lẽ môi
trường ở các trường nghệ thuật, xã hội thoải mái và cởi mở hơn nên các bạn
dễ bộc lộ mình", bạn Long - một sinh viên năm 3 tr ường đ ại h ọc Hà N ội chia
sẻ.
Đây cũng là lý giải của nhiều bạn sinh viên đồng tính. Một lý do khi ến các
bạn chọn các trường học nghệ thuật hoặc xã hội là bởi môi tr ường các
trường học này khá "thoáng", họ dễ nhận được sự cảm thông, ch ấp nh ận t ừ
bạn bè, thầy cô. Chung - một sinh viên đồng tính nam tại trường H ọc viện
Thanh Thiếu Niên đã bộc lộ rõ xu hướng tính dục đồng tính c ủa mình ở
trường, rất may mắn là bạn đã được mọi người ủng hộ. "Cả trường mình
biết mình đồng tính, nhưng bạn bè thì chẳng sao cả, chỉ có nh ững đ ứa khác
lớp thì hiếu kì, đôi lúc xì xào bàn tán. Chắc ngành xã hội thì nó d ễ h ơn các
ngành khác, bởi vì công tác xã hội là công tác bảo vệ nh ững cộng đ ồng y ếu
thế", Chung nói.
Trong vài năm trở lại đây, thái độ của xã hội đối với người đồng tính đã có
một bước thay đổi dài, từ kì thị và phân biệt đối xử cho đến dần ch ấp nh ận.

Những bạn sinh viên đồng tính mà chúng tôi phỏng vấn chỉ ở đ ộ tuổi 19-20.
Hầu hết đều chia sẻ rằng họ ít khi bị kì thị công khai tại tr ường học. Đ ặc
biệt, với các giảng viên thì sự thay đổi thái độ với nh ững người đ ồng tính
cũng có chiều hướng tích cực.
1.3/Nỗi lo sợ bị kì thị của học sinh, sinh viên đồng tính
Tại nhiều trường ở Mỹ, học sinh đồng tính, chuyển giới phải đối mặt nh ững
lệnh cấm vô lý như cấm dùng nhà vệ sinh, không được tham gia dạ h ội hay
nhận học bổng.
Vừa qua, việc trường THCS và THPT Việt Anh (quận Phú Nhuận, TP HCM)
không cho học sinh đồng tính ở nội trú nhận được nhiều quan tâm của dư
luận.
8


Trên thực tế, học sinh thuộc giới tính thứ ba tại nhiều n ước trên th ế gi ới,
thậm chí những nước tiên tiến như Anh, Mỹ, vẫn thường xuyên bị đối x ử bất
công. Chiến dịch đòi công bằng cho cộng đồng LGBT (đồng tính, chuy ển gi ới
và song tính) chưa bao giờ dừng lại.

Không cho sử dụng nhà vệ sinh là một trong những loại cấm đoán phổ biến
nhất đối với học sinh thuộc cộng đồng LGBT. Một số trường trung h ọc ở Mỹ
như Gloucester (bang Virginia) hay Elko (bang Nevada) cấm học sinh đồng
tính sử dụng phòng vệ sinh.
Sự việc bắt đầu nổi lên từ trường hợp Gavin Grimm, h ọc sinh tr ường
Gloucester, bị cấm sử dụng nhà vệ sinh (trường nhận được th ư khiếu nại n ặc
danh).
Những học sinh đồng tính, chuyển giới khác cũng vấp phải sự cấm đoán này.
Sau đó, nhà trường cải tạo kho đựng chổi thành nhà vệ sinh cho nh ững học
sinh đặc biệt.
Lãnh đạo nhà trường cho rằng, đây là quy định nhằm đảm bảo an toàn, cũng

như quyền riêng tư cho học sinh khác.
Một số trường học khác ở bang South Dakota, Texas, Illinois, Mississippi và
Virginia cũng áp dụng quy định tương tự.
Bình đẳng giới là cuộc chiến kéo dài ở Mỹ. Nó cũng ph ức tạp nh ư cuộc đ ấu
tranh chống phân biệt chủng tộc.
9


Điều IX của Luật Sửa đổi Giáo dục 1972 của nước này quy đ ịnh c ấm m ọi
hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính trong tr ường h ọc.
Căn cứ điều này, hồi tháng 4, nam sinh Gavin Grimm, học sinh tr ường
Gloucester, đã chiến thắng trong vụ kiện với ban lãnh đạo nhà tr ường. Đây
cũng là thắng lợi có ý nghĩa trong chiến dịch đòi quyền bình đ ẳng cho cộng
đồng LGBT, theo Washington Post.
Bạo lực học đường nói chung, trong đó có đối tượng học sinh đồng tính, song
tính và chuyển giới (LGBT), đã và đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của
toàn xã hội. Kết quả cuộc khảo sát toàn cầu về sức khỏe học sinh th ực hiện
tại Việt Nam năm 2013 cho thấy: 26,1% học sinh lứa tuổi 13–15 và 23,4%
học sinh lứa tuổi 13–17 từng bị bắt nạt một hoặc nhiều lần trong vòng 30
ngày gần nhất tính đến thời gian khảo sát. Theo th ống kê của đ ường dây
nóng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bạo lực học đường năm 2012 đã tăng
13 lần so với 10 năm trước. Cả học sinh nam và nữ đều phải h ứng ch ịu
những hậu quả, ảnh hưởng tiêu cực của việc bắt nạt và bạo lực với các bi ểu
hiện, mức độ khác nhau.
Đối với học sinh LGBT, theo một cuộc điều tra do Trung tâm Sáng kiến Sức
khỏe và Dân số (CCIHP) tiến hành với 520 người đồng tính, song tính và
chuyển giới cho thấy, khoảng 41% trong số này phải chịu đựng sự phân biệt
đối xử và bạo lực ở nhà trường phổ thông hoặc đại học.
Kết quả từ một nghiên cứu gần đây của Bộ GD-ĐT và UNESCO v ề bạo l ực
trên cơ sở giới liên quan đến nhà trường tại 6 tỉnh, thành ph ố c ủa Vi ệt Nam

cũng cho thấy một bộ phận học sinh vẫn coi việc trêu ch ọc, bắt n ạt các b ạn
LGBT là “trò đùa vô hại” (19% đồng ý).
Hầu hết các em LGBT tham gia phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đều tr ả l ời
mình đã từng ít nhất một lần bị bạo lực về mặt tinh th ần trong nhà tr ường
như bị nói xấu, kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc cô lập.
2.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA SINH VIÊN
ĐỒNG TÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN.
-Trước khi tìm hiểu về khó khăn tâm lý của sinh viên đồng tính trường Đại học
Văn Hiến, các bạn cần phải biết đến một số khái niệm về “ đồng tính”. “Đồng tính”
là một thuật ngữ dùng để chỉ những người có cùng giới tính với nhau. Trong xã hội
hiện tại, người ta không chỉ chia giới tính của con người thành nam giới và nữ giới
10


mà xuất hiện thêm một giới tính khác gọi là giới tính thứ 3. Nếu như những người
mang giới tính nữ thích nam giới, người mang giới tính nam thích nữ giới thì người
mang giới tính thứ 3 thích cả nam và nữ mà không thể phân biệt cụ thể rõ ràng.
*Phân biệt một số thuật ngữ
-Heterosexual – Dị tính ái ( gốc từ Hy Lạp – heteros): dùng để chỉ những người có
quan hệ tình dục với người khác giới.
-Bisexual – dùng để chỉ những người có quan hệ tình dục với cả hai giới ( gốc từ
bi- hai)
-Transgenderist –dùng để chỉ những người có hành vi khác giới với giới của mình.
Như nam giới nhưng lại có cách phục trang , ứng xử, phong cách như nữ giới và
ngược lại.
-Transsexual – xuyên giới tính: dùng để chỉ những người sống hoàn toàn khác với
giới tính sinh học của mình.
-Lưỡng giới- dùng để chỉ những người bẩm sinh có cả hai cơ quan sinh dục nam và
nữ và mang trong mình yếu tố gen, hoocmon của cả hai giới. Đến một thời điểm
nào đó do sự phát triển của cơ thể và đôi khi là do sức ép từ môi trường bên ngoài (

gia đình, xã hội) bắt buộc họ phải có sự lựa chọn một giới tính và giới.
Đồng tính luyến ái gọi tắt là đồng tính hoặc đồng giới. Từ điển Bách Khoa Việt
Nam tập 1 đã đưa ra định nghĩa về đồng tính luyến ái như sau: “ Là quan hệ luyến
ái, tình dục giữa những người cùng giới tính, đều có bộ phận sinh dục phát triển
bình thường. Trên thực tế thường gặp đồng tính luyến ái giữa nam với nam, ít gặp
ở nữ hơn. Đồng tính luyến ái tồn tại từ lâu ở các nước phương Tây, có nơi chấp
nhận như hợp pháp. Gần đây, được dư luận xã hội chú ý vì là một trong những
nguyên nhân chủ yếu gây tràn lan AIDS ( hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải)”.
Homosexual là thuật ngữ Benker, một nhà văn người Hungari đặt ra từ năm 1869,
kết hợp gốc từ Hy Lạp homos- cùng và sexus ( tình dục), chữ Latin, để phân biệt
với hetero ( khác) sexuality dùng để chỉ người đồng tính luyến ái- những người chỉ
quan hệ tình dục với những người cùng giới của mình. Hiện tượng đồng tính luyến

11


ái hay còn gọi là tình dục đồng giới là sự hấp dẫn tình cảm và tình dục giữa những
người cùng giới – nam với nam, nữ với nữ.
Những người đồng tính luyến ái nam trong tiếng Anh được gọi là gay. Còn những
người đồng tính luyến ái nữ là lesbian. Chữ “ lesbian” có gốc từ chữ Lesbos, tên
một hòn đảo ở Hy Lạp, nơi có nữ thi sĩ đồng tính Sappho sống thời cổ đại. Các phụ
nữ đồng tính còn được gọi là “ Sapphist”.
a)Những khía cạnh của người đồng tính.
*Khía cạnh y học sinh học.
Về khía cạnh y học, người đồng tính vẫn mang giới tính nam hoặc nữ giới và vẫn
xem mình là nam hoặc nữ nhưng chỉ bị hấp dẫn bởi những người cùng giới tính.
Trong một thời gian khá dài nhiều ý kiến cho rằng đồng tính là bệnh hoạn, có thể
chữa trị bằng y học là một quan điểm sai lầm.
Là một loại bệnh tâm thần, đồng tính luyến ái cần hội tụ 3 điều kiện:

-

Có tính chất cưỡng chế, dù có ý thức hay không, họ cũng không thể cưỡng
lại được.
Chủ yếu ở nam giới( nhưng hiện nay cũng đã có xuất hiện nhiều ở giới nữ).
Xuất hiện sau tuổi trưởng thành.
Các nhà bệnh lý học tâm thần xếp người đồng tính luyến ái vào nhóm lệch
lạc đối tượng trong các bệnh lệch lạc tình dục. Họ được coi là “ thiểu số tình
dục”.

*Khía cạnh tâm lý.
Ngoại trừ nhóm người đồng tính luyến ái do yếu tố bẩm sinh thì một số lượng
không nhỏ trong nhóm đối tượng này có biểu hiện đồng tính luyến ái do những
nguyên nhân về tâm lý.
-Thứ nhất, là do cách giáo dục của gia đình không phù hợp, lệch lạc. Một gia đình
quá hà khắc và gia trưởng hay cách sống không lành mạnh có thể dẫn đến những
tổn thương về tâm lý trong đứa trẻ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình
thành nhân cách và giới của đứa trẻ khi trưởng thành. Và đặc biệt là nội dung, cách
thức giáo dục giới tính trong gia đình còn chưa được được quan tâm đến một cách
đúng đắn.
12


-Thứ hai, đó là sự lạm dụng tình dục với trẻ em, đặc biệt là của người cùng giới với
chúng. Điều này tạo nên một trạng thái ám ảnh suốt thời thơ ấu. Và khi trưởng
thành, nó có thể trở thành một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính.
*Khía cạnh cá nhân và xã hội.
Theo các nhà nghiên cứu hầu hết các hiện tượng đồng tính luyến ái mà người ta
ngộ nhận thường do yếu tố môi trường, bản thân chứ ít khi là do bẩm sinh.
-


-

-

Thứ nhất: do sự tò mò của bản thân. Hiện tượng này phổ biến ở lứu tuổi
thanh niên, khi hiểu biết còn chưa đầy đủ nhưng lại dễ bị cuốn hút bởi những
điều mới lạ.
Thứ hai: do sự lôi kéo đua đòi. Dư luận xã hội về vấn đề này càng được mở
rộng càng làm nảy sinh một số lượng người đồng tính “ dởm” , a dua theo
bạn bè. Họ coi đây như một thứ “ mode” chứ không phải do bản chất. Và
cũng không ít những trường hợp những người bình thường tự biến mình
thành người đồng tính vì lợi ích kinh tế hay những lợi ích khác.
Thứ ba: do ảnh hưởng của luồng văn hóa nước ngoài. Nước ta từ khi mở
cửa, giao lưu kinh tế đồng thời cũng bắt buộc phải “ giao lưu” với những
luồng văn hóa nước ngoài mà không ít trong số đó kém lành mạnh, đi ngược
lại với những quan điểm, thuần phong mỹ tục vốn có. Sự ảnh hưởng của văn
hóa có thể nhìn nhận rõ ràng qua cách sống, cách tiêu dùng văn hóa của
người dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Văn hóa nước ngoài với cái nhìn
khá “ thoáng” về các vấn đề giới tính hay tình dục dễ dàng ảnh hưởng đến
nhóm đối tượng còn chưa có nhiều hiểu biết và năng lực đánh giá này.

*Khía cạnh xã hội học.
Với cách tiếp cận xã hội học thì đồng tính có thể được coi là một hiện tượng lệch
chuẩn. Bởi lối sống của người đồng tính đi ngược lại với những quan niệm đạo đức
xã hội cũng như luật pháp của một số nước, nghĩa là trái với những chuẩn mực tồn
tại trong xã hội. Durkhiem trong cuốn “ Các quy tắc của phương pháp nghiên cứu
xã hội học” đã đưa ra quan niệm sai lệch là tiền đề biến đổi xã hội. Hiện tượng
đồng tính đã tạo ra những thay đổi trong quan niệm của một số nước như chấp
nhận họ như những người bình thường, một giới tính thứ ba. Hà Lan và một bang

của Hợp chung quốc Hoa Kỳ đã cho phép người đồng tính được kết hôn là đã có sự
chấp nhận của luật pháp.
13


b) Một số quan niệm người đồng tính ở Việt Nam.
* Quan niệm đồng tính là bệnh hoạn, tệ nạn xã hội, xấu xa, ghê tởm
Xuất phát từ quan niệm trong thế giới này “cặp đôi” có nghĩa là giữa một người
nam và một người nữ nên khi xuất hiện sự cặp đôi giữa hai người cùng giới tính họ
cho rằng nó đi ngược lại với cách nghĩ thông thường của xã hội, nên gán ghép cho
những người đồng tính là “thác loạn”, “biến thái”, “xấu xa” hoặc “bẩn thỉu”, nhiều
người từ chối đọc các tài liệu về đồng tính vì cho rằng đó là những tài liệu có nội
dung lệch lạc và đồi trụy. Cũng chính vì có thời gian quan niệm như thế mà đã dẫn
đến Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong
các “tệ nạn xã hội” cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy (năm 2002). Nhưng
quan niệm phổ biến hơn, mọi người nhất là các bậc phụ huynh có con là người
đồng tính nghĩ rằng đó là căn bệnh có thể chữa trị. Mặc dù khoa học hiện đại đã
chứng minh đồng tính không phải là bệnh. Thậm chí nhiều bậc phụ huynh khi biết
con mình là người đồng tính đã tìm hiểu và đọc các tài liệu khoa học nhưng vẫn
khó buông quan niệm này
* Quan niệm đồng tính là hiện tượng đua đòi, ăn chơi của giới trẻ hoặc ngộ nhận
Khi thời đại thông tin bùng nổ, những tin tức về tất cả các vấn đề trong đời sống xã
hội đều có thể trở thành đề tài trên các mặt báo, trang thông tin điện tử. Nên những
đám cưới đồng tính, những cách học theo, bắt chước ở giới trẻ để khác 48 người...
là những chủ đề nóng hổi của các báo. Vấn đề ở chỗ không phải báo đưa thông tin
sai sự việc mà ở chỗ bài báo mang tính định kiến và chưa phản ánh đúng bản chất
sự việc ngay từ tiêu đề bài báo như: Mốt “đồng tính giả” trong giới trẻ, nóng trào
lưu kết hôn đồng giới...Khi quan hệ cùng giới thể hiện rõ ràng ở lớp trẻ, thì xã hội
nhìn vào dễ nhận định rằng đồng tính là thói ăn chơi, đua đòi và là trào lưu mới của
giới trẻ. Nhiều người tự xưng mình là đồng tính khiến những người khác, khi thấy

mình có những biểu hiện của người khác giới với mình, hoặc có xúc cảm với người
bạn cùng giới lại ngộ nhận rằng mình là người đồng tính. Nhưng ngộ nhận thông
thường nhất đối với đồng tính là cho rằng quan hệ tình cảm của những con người
này bị thôi thúc thuần vì những ham muốn tình dục với người cùng giới tính. Quan
niệm như thế cũng có nghĩa rằng mục đích những người dị tính ái tìm đến nhau
không ngoài vấn đề tình dục. Như vậy, Và chính xuất phát từ quan niệm đồng tính
là xấu xa, thói đua đòi nên đã xuất hiện khái niệm “đồng tính giả”. Ngày nay, khái
niệm đã trở nên phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu Colby,
Cao và Doussantousse, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về đồng tính luyến ái.
14


Trước sự xuất hiện của HIV/AIDS tại Việt Nam đầu thập niên 1990, có rất ít thông
tin về đồng tính luyến ái. Theo bác sĩ Trần Bồng Sơn, nhà giới tính học nổi tiếng
nhất tại Việt Nam, có hai loại người đồng tính: thật và giả. Những người đồng tính
thật là những người đồng tính bẩm sinh, và số người này rất hiếm. Theo ông, hầu
hết những người đồng tính là giả, bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm các lối sống mới
nhưng cuối cùng cũng trở về lối sống trước đó. Sau trao đổi ý kiến với ông Sơn,
các nhà nghiên cứu Colby, Cao và Doussantousse cho rằng quan điểm đó là ý kiến
cá nhân của ông Sơn, chứ không phải từ các nghiên cứu hay tài liệu. Tuy thế, vì
bác sĩ Sơn có nhiều ảnh hưởng, quan điểm này đã được lặp lại nhiều lần tại Việt
Nam và được xem là đúng.
* Quan niệm đồng tính như là một điều tự nhiên
Vượt qua những rào cản của quan niệm truyền thống về gia đình, vai trò của phụ
nữ, giới tính, bao gồm nhiều người ở các độ tuổi khác nhau đã có cái nhìn dần cởi
mở, chấp nhận quan hệ đồng tính là bình thường như những mối quan hệ dị tính
khác, và như những người có mối quan hệ dị tính khác họ cũng có nhu cầu mong
muốn sống thật với cảm xúc của mình, tôn trọng sự thật đang diễn ra đối với con
người mình, tôn trọng sự tạo hóa của tự nhiên. Sự thật là, trong giới tự nhiên này
hiện tượng đồng tính không chỉ diễn ra ở con người mà ngay các loài động vật trên

Trái đất này cũng có hiện tượng này như cá heo, chim cánh cụt, hươu cao cổ, sư tử
Châu Phi...Chúng ta hay thường nói “không có gì là hoàn hảo”, thiên nhiên cũng
chưa bao giờ là hoàn hảo. Sự thiếu sót của thiên nhiên dường như là một phần
không thể tách rời của bản hòa tấu vĩ đại của nó. Mà sự hiểu biết của con người về
thiên nhiên, và ngay chính bản thân chúng ta còn rất hạn chế. Vì vậy, sẽ là hết sức
chủ quan khi quan niệm đồng tính là trái với quy luật tự nhiên.
Tồn tại những quan niệm trái chiều như trên nên trong xã hội cũng hình thành
những thái độ khác nhau đối với người đồng tính mỗi khi có vấn đề mới xảy ra
xung quanh người đồng tính. Ngày 7/4/1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về
đám cưới đồng tính đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh giữa 2 người nam. Sự việc
này xảy ra đã vấp phải sự phản đối của người dân. Ngày 7/3/1998, hai người đồng
tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được
chấp nhận. Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hôn nhân đồng
tính vào năm 2000. Luật được thông qua và có hiệu lực thi hành lại càng củng cố
vững chắc thêm cho những người có quan niệm tiêu cực đối với những người đồng
15


tính. Tình trạng các gia đình có con là người đồng tính bị cấm đoán gay gắt, có
những gia đình còn dùng biện pháp mạnh, như nhốt con trong nhà không cho gặp
bạn đồng tính. Trong số đó, có người bạn đồng tính bị nhốt hơn 1 tháng, khi bức
bối quá cầm kéo cắt tóc cha mẹ mới sợ mà thả ra. Mức độ phản đối của các bậc cha
mẹ còn tới mức dọa con nếu không từ bỏ thì sẽ tự tử và có người tự tử thật. Ngăn
cấm, cấm đoán không được có nhiều gia đình quay sang thuyết phục con cái, cố
gắng hướng con cái theo con đường dị tính, thúc ép lấy vợ lấy chồng. Có thể nói
rằng, tâm lý chung của những gia đình có con là người đồng tính, cảm thấy bị tổn
thương, kinh ngạc, giận dữ, hoặc hoang mang, lo lắng khi biết con mình đồng tính.
Một số người tìm cách thay đổi con mình, trong khi một số người khác thì không
quan tâm đến con nữa. Không chấp nhận, rồi chấp nhận, rồi lại không chấp nhận.
Đó là bắt nguồn từ suy nghĩ cho rằng biết là không thay đổi được con nhưng vẫn

nuôi hi vọng một ngày nào đó con sẽ thay đổi và lấy người khác giới.
2.1 Những khó khăn tâm lý của sinh viên đồng tính trường Đại học Văn Hiến.
*Đối với xã hội
Thì bây giờ xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn. Tuy nhiên thái độ của xã hội vẫn còn
có sự kỳ thị nhưng mà ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện rõ ràng như
phớt lờ, không quan tâm, và đồng tính nó còn có ảnh hưởng đến công việc tùy
nhưng nơi mình làm có thể bị đuổi vì là người đồng tính. Một tỷ lệ rất nhỏ người
sinh viên có thái độ cởi mở với người đồng tính còn phần lớn thì như các bạn cũng
hiểu rõ là phân biệt đối xử họ như ở thời phong kiến và đa số sự kì thị còn khá là
cao khiến cho nhiều sinh viên đồng tính lâm vào hoàn cảnh có những ý nghĩa xấu
với bản thân họ và rất nguy hiểm . Theo nghiên mới đây cho thấy thì có khoảng
95% người đồng tính nam được hỏi đã từng nghe người khác nói người đồng tính
là không bình thường, bên cạnh đó khi bị phát hiện là người đồng tính thì 20% là
mất bạn ,15% bị gia đình chửi mắng hoặc đánh đập, nghiêm trọng hơn là 4,5% là
từng bị tấn công vì là người đồng tính. Đa số người đồng tính đều sợ bị kỳ thị
những lời nói ra nói vô mĩa mai,… v.vv làm cho cuộc sống của chính người đồng
tính rất khó khăn mà còn có thể làm ảnh hưởng đến những người không phải là
đồng tính và xã hội nói chung và đa số người đồng tính thường có tâm trạng hoang
mang, mặc cảm tự ti, cô độc, có chút sa sút tinh thần, có những thái độ bướng bỉnh,
thường xuyên có ý định tự sát. Nhiều sinh viên bắt đầu kêu gọi nên có thái độ cởi
mở hơn đối với người đồng tính giúp cho họ sống thoải mái hơn không thu mình
với xã hội. Trong điều kiện xã hội còn có nhiều định kiến, các em có thể làm giảm
16


bớt sự chú ý của những người xung quanh bằng cách đừng thể hiện thái quá những
hành vi yêu thương (quấn quít nhau quá mức trước nhiều người) hoặc những
phong cách, ăn mặc mà nhiều người vẫn còn không chấp nhận như trường hợp
đồng tính nam đeo khuyên tai, mặc quần áo sặc sỡ, bôi son phấn, ăn nói ẻo lả, hoặc
như trường hợp đồng tính nữ ăn mặc quần áo như nam giới, cắt tóc quá ngắn,v.v…

*Đối với gia đình
Thì họ luôn lo sợ , nhục nhã không muốn gia đình biết mình là người đồng tính.Và
khó khăn nhất của các em đồng tính là bộc lộ giới tính của mình trong gia đình.
Theo thông tin gần đây thì có khoảng 50% là các gia đình không tỏa thái độ hoặc
phản ứng tiêu cực khi biết con em mình là người đồng tính , nhưng vẫn có khoảng
50% các gia đình khác có những phản ứng với mức độ tiêu cực khác nhau như
18% mắng chửi, 8% có đánh đập, 5% đuổi ra khỏi nhà, 17% ép lấy vợ và 18%
ngăn cản tiếp xúc với bạn trai và bắt thay đổi hành vi… “gia đình không thật sự
quý em, vì nếu em là một người bình thường thì khi bán nhà ba em đã chia cho em
nhưng ông không cho em bất cứ cái gì…”
Ở một mức độ nào đó, kỳ thị được thể hiện ở mức độ cao hơn với 77% người đồng
tính cho rằng ý kiến của họ không được gia đình coi trọng, 68% không được tham
gia quyết định quan trọng của gia đình, 40% không được sử 77 dụng tài sản (trước
đây khi chưa lộ diện vẫn được sử dụng), 23% tài sản được chia ít hơn người
khác… Nhìn chung, ở gia đình một trong những hình thức kỳ thị phổ biến là bạo
hành gia đình thì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng đau khổ và tuyệt vọng. Cha mẹ
cần thông cảm và hỗ trợ giúp các em hòa nhập cộng đồng. Trong trường hợp con
em mình có xu hướng tình dục dị tính nhưng có người đồng tính yêu thương thì
khuyến khích con em nói chuyện thẳng thắn và dứt khoát để tránh những hậu quả
đáng tiếc.
*Đối với bản thân của sinh viên đồng tính Văn Hiến.
Là họ sống như 2 mặt như một người bình thường như bao bạn nam khác để được
xã hội chấp nhận và thường sẽ có những mối quan hệ lén lút chỉ có bạn thân họ
mới biết được giới tính thật sự của họ thôi và đa phần họ là những người thích sự
yên lặng, sống lặng lẽ và đôi khi một trong số họ rất ngại giao tiếp với thế giới
xung quanh. Đối với bản thân họ thì họ ghét bị soi mói, sân si, mĩa mai,… Có một
số quá lố lăng là lộ hẵn giới tính của mình luôn là người đồng tính nam thay đổi
17



cách ăn mặc thành nữ còn người đồng tính nữ sẽ thay đổi cách ăn mặc sao cho
giống nam ví dụ như tóc tai, son phấn, đi đứng, quần áo,…nhưng ở Đại học Văn
Hiến thì không có như vậy. Sinh viên Văn Hiến rất là đoàn kết dù là less hay gay
chung quy cũng chỉ là những người bình thường nhưng bị xã hội kì thị. Vì chúng
ta và bản thân những người đồng tính là những người có học thức và hiểu biết rõ
ràng và xin mọi người hãy cùng dũng cảm lên đứng lên và bảo vệ họ. Bởi vì người
đi nói người khác quái dị, tự sâu thẳm họ cũng chỉ mong muôn có được sự dũng
cảm, dám nói lên sự thật như họ. Les, gay đúng là con người sống thật với giới tính
thật của mình, không trốn tránh hay lừa dối bản thân. Họ chính là những thiên thân
bị ngã, cần chúng ta che chở. Đúng như câu hát của Lady Gaga:” Tôi xinh đẹp trên
phong cách của mình, bởi vì Chúa đã tạo ra tôi như thế”. Chúng ta hãy tự tin sống
với giới tính thật của mình và tin tưởng vào ngày mai tươi sáng.

3.Công cụ nghiên cứu:
1


2


3
4

Trưng cầu ý kiến bằng phiếu thăm dò câu hỏi:
Bằng biện pháp, phát phiếu thăm dò ý kiến cho sinh viên của trường đại học
Văn Hiến ( 50 đến 100 phiếu) với các câu hỏi liên quan đến đề tài nghiên
cứu, của khoa KHXH&NV ngành tâm lý học để cập nhật thu thập ý kiến và
tìm hiểu mặt khó khăn, tâm tư nguyện vọng của sinh viên đồng tính.
Tìm hiểu và phỏng vấn sâu:
Trưng cầu ý kiến bằng việc phỏng vấn sâu khoảng từ 5 đến 10 sinh viên

ngẫu nhiên về thực trạng đồng tính trong trường đại học để đem lại thông tin
định hướng có tính khái quát (chi tiết và sâu sắc) để hiểu rõ hơn về sinh viên
đồng tính nhằm nắm bắt được các vấn đề (mức độ và thái độ) của sinh viên
đối với đồng tính.
Nghiên cứu tài liệu:
Bảng hỏi:

Phiếu Hỏi Thông Tin Cá Nhân:
1

Phần đầu của bảng câu hỏi thuộc về bản thân, bạn không cần trả lời câu hỏi
nào mà bạn không muốn trả lời, xin hãy trả lời bằng cách đánh dấu câu bạn
chọn.
- Bạn bao nhiêu tuổi ?
o 18-21 tuổi
o 27-29 tuổi
o 40-49 tuổi
o 22-26 tuổi
o 30-39 tuổi
o 50-59 tuổi
- Giới tính hoặc phái tính của bạn hiện tại ?
18


o Nam
o Nữ
o Thuộc thành phần khác (xin ghi rõ): ____________________________
Khuynh hướng tình dục của bạn ?

-


o Dị tính
mẫu dị tính luyến ái

o Song tính

o “Queer” - không hợp trong khuôn
hay 2 giới tính nam hoặc

nữ
o Đồng tính nam hoặc nữ

o Vô tính

o Thuộc thành phần khác (xin ghi rõ): ___________________
-

Nơi sống trước khi vào đại học ?
O Thành phố (Nội Thành)

-

Thành phần gia đình ?
O Công nhân – Viên chức

-

O Buôn bán
Nơi cư trú hiện tại ?
O Ký túc xá


2

o Ngoại thành (Các tỉnh xa )

O Nghề nông
O Nghề Khác
O Sống với gia đình

O Nhà trọ

Phần hai là câu hỏi về cách suy nghĩ của bạn về người đồng tính (LGBT),
trong xã hội & giảng đường học tập. Bạn không cần trả lời câu hỏi nào mà
bạn không muốn trả lời, xin hãy trả lời bằng cách đánh dấu câu bạn chọn.
- Bạn có kỳ thị & tạo khoảng cách với họ không ?

-

-

O Có
O Không
Những người bạn đang chơi chung với bạn có người đồng tính hay
không ?
O Có
O Không
Theo cách nghĩ về khoa học (tâm linh), bạn có coi đồng tính là một căn
bệnh hay không ?
19



-

-

-

O Có
O Không
O Câu trả lời khác (xin ghi rõ):
_______________
Theo quan điểm của bạn về người đồng tính họ có được hưởng quyền
lợi về pháp luật (bình đẳng, quyền tự do,quyền con người,…) hay không?
O Có
O Không
O Câu trả lời khác (xin ghi rõ):
_______________
Bạn có thấy thoải mái hay khó chịu khi tiếp xúc nói chuyện với người
đồng tính không ?
O Có
O Không
Theo cách nhìn của bạn khi thấy 1 cặp đồng tính thể hiện tình cảm với
nhau ở nơi công cộng, hay giảng đường học tập bạn cảm thấy thế nào ?
O Ghê tởm
O Thiếu văn hóa
O Chuyện bình thường
O Câu trả lời khác (xin ghi rõ): ______________

3




Phần ba là câu trả lời nhận thức về cách suy nghĩ của bạn đối với người
đồng tính trong xã hội hiện nay hoặc người đồng tính trong chính ngôi
trường đại học mà bạn đang theo (viết từ 3 đến 4 câu):
+
+
+
+
+
Tìm hiểu ngoài xã hội hoặc trang báo, internet, và tham khảo trên các luận
văn có sử dụng tài liệu liên quan đến các vấn đề nhóm đang nghiên cứu
nhầm thu được những thông tin có tính khách quan và khoa học.

C: PHẦN KẾT LUẬN
1:kết luận
Đề tài này giúp chúng ta tìm ra các phương pháp trị liệu tâm lý phù hợp cho các
bạn sinh viên đồng tính hiện nay, giúp các bạn ổn định về mặc tâm lý để hòa nhập
với xã hội bên ngoài ngoài ra nghiên cứu là tiền đề cho các nghiên cứu về người
20


đồng tính mà nhóm chúng em sẽ thực hiện sau này, đây là một nghiên cứu giúp
mọi người trong chúng ta hiểu rõ hơn về người đồng tính từ đó chúng ta có một
cái nhìn tổng quan hơn về thế giới nội tâm của người đồng tính, đưa ra một cái
nhìn khách quan hơn về người đồng tính giúp chúng ta biết lắng nghe những tâm
tư nguyện vọng của vọng của họ từ đó mỗi người trong chúng ta phải biết đối sử
bình đẳng với người đồng tính và ngày càng hiểu họ hơn, đề tài nghiên cứu này
như một bài giảng về trị liệu mà nhóm chúng em đã dày công nghiên cứu và tìm
hiểu thêm các tài liệu trên mạng, em xin cảm ơn thầy và tất cả mọi người đã dành

thời gian để đọc tài liệu nghiên cứu của chúng em và xin cảm ơn tất cả mọi thành
viên nhóm 10 đã dành mọi tâm huyết vào bài nghiên cứu này
2.kiến nghị
-Nhà nước công nhận và cho phép hôn nhân đồng giới
-Không phân biệt đối sử với người đồng giới
-Cho phép người đồng giới được sống thật với bản thân của họ mà không bị xã hội
phản đối, bất cứ ai có hành động phản đối đều bị sử phạt
-Ngày càng có nhiều nghiên cứu về đề tài này

21


*Mục lục

st
t

Họ và tên

MSSV

Công việc

1

Trần Nguyễn Ngọc
Trâm

2


Phan Phước Tâm

3

Huỳnh Thanh Vũ

4

Lê Tấn Tài

5

Vũ Đan Trường

171A100013 PowerPoint

100%

6

Nguyễn Hoàng
Thanh Vũ

171A100087 công cụ nghiên cứu

100%

7

Ngô Thanh Thiên An


161A100046 Thuyết trình

100%

171A100079 Đối tượng và khách
thể, giả thuyết,
phương pháp, giới
hạn NC
171A100037 Lời mỡ đầu, lý do,
mục đích, nhiệm vụ,
word, kết luận
161A090043 Một số vấn đề về lý
luận
171A100014 Tổng quan tình hình
nghiên cứu

%
công
việc
100%

Ghi chú

100%

Nhóm
Trưởng

100%

100%

Thư ký

22

Ký tên


*Tài liệu tham khảo
/>file:///C:/Users/acer/Downloads/262-1-512-1-10-20160405.pdf

/> />véroniquemottier. Dẫn luận về tính dục, nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội

23


Nhận xét của giảng viên
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

24



×