Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu thành phần loài giáp xác ký sinh (Copepods) ở một số loài cá biển tại tỉnh Quảng Ninh và Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 69 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

NGUYỄN VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI GIÁP XÁC KÝ SINH
(COPEPODS) Ở MỘT SỐ LOÀI CÁ BIỂN
TẠI TỈNH QUẢNG NINH VÀ QUẢNG BÌNH

: Động vật học
: 60.42.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2017


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việt Nam là quốc gia biển phù hợp với nghề nuôi thủy sản xuất khẩu
nhưng thiệt hại kinh tế do dịch bệnh thủy sản hàng năm cũng không hề nhỏ.
Giáp xác chân chèo (Copepoda) ký sinh ở cá là một nhóm ký sinh trùng có
kích thước trung bình, có đời sống bám trong mang hay trên bề mặt cơ thể cá.
Nhóm động vật này được xác định là một trong những nguyên nhân
gây ra tỷ lệ tử vong cao đối với các loài cá nuôi. Copepoda lây nhiễm trực
tiếp từ vật chủ này sang vật chủ khác. Hầu hết các loài giáp xác chân chèo có
thể ký sinh ở nhiều loài vật chủ, sống ở nhiều môi trường khác nhau và trong
khoảng nhiệt độ từ 150C đến 400C.Việc xác định đối tượng giáp xác chân


chèo ký sinh gây bệnh trên cá là công việc rất quan trọng khi nghiên cứu bệnh
ký sinh trùng trên cá biển.
Vịnh Tiên Yên nằm ở phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ, là một vịnh kín được
che chắn bởi hệ thống đảo phía ngoài rất phù hợp với sự phát triển nghề nuôi
trồng hải sản. Khu hệ thủy sinh vật của vịnh rất đa dạng, là nguồn thức ăn dồi
dào để phát triển nhiều loài cá và hải sản biển. Theo điều tra của Viện Tài
nguyên Môi trường biển (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam), đã ghi nhận được 98 loài cá biển thuộc khu vực vịnh Tiên Yên, trong
đó khoảng 20 loài có giá trị kinh tế cao.
Vùng biển Quảng Bình nằm phía Nam, giáp với cửa Vịnh Bắc Bộ, là
nơi giao thoa của nhiều cửa sông và biển Đông nên nguồn thủy sản tự nhiên ở
đây rất phong phú, đa dạng đặc biệt là nghề cá. Tuy nhiên, trong khoảng thời
gian đề tài thực hiện vùng biển này chịu tác động rất lớn từ vụ ô nhiễm môi
trường của Formosa nên các hoạt động nghề cá cũng chịu nhiều ảnh hưởng.

1


Đề tài nghiên cứu xác định thành phần loài và mức độ nhiễm giáp xác
chân chèo ký sinh trên cá tại hai hệ sinh thái khác nhau ở hai đầu của Vịnh
Bắc Bộ nhằm tìm hiểu khu hệ giáp xác chân chèo ký sinh ở các hệ sinh thái
biển đặc trưng của Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
1- Nghiên cứu mức độ nhiễm giáp xác chân chèo ký sinh ở các loài cá nghiên
cứu.
2- Xác định được danh mục loài giáp xác chân chèo (Copepoda) ký sinh trên
một số loài cá phổ biến ở vùng rừng ngập mặn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và
vùng ven biển Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Mô tả đặc điểm hình thái và sắp xếp các loài giáp xác chân chèo ký sinh theo
hệ thống phân loại hiện hành.


2


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 .Hệ thống phân loại và đặc điểm hình thái học của Copepoda
1.1.1. Hệ thống phân loại học
Giáp xác ký sinh trên cá nước mặn và nước lợ được biết đến với các
loài thuộc 3 phân lớp chính là: Isopoda, Branchiura và Copepoda, Sars (1903,
1913) [32] chia phân lớp Copepoda thành 7 phân bộ gồm: Calanoida,
Cyclopoida, Harpacticoida, Notodelphyoida, Monctrilloida, Caligoida và
Lernaeoida [18]. Gurney (1933) chuyển 7 phân bộ này thành 7 bộ cùng tên
gọi như Sars [24]. Đối với các taxon bậc thấp, Schmeil (1892-1897) và Kiefer
(1929, 1932, 1939) đã phát triển các đặc điểm chẩn loại của các họ và các
giống cơ bản vẫn đang sử dụng cho đến ngày nay [22]. Những nghiên cứu về
hình thái của copepods ký sinh trên cá ở Anh (Kabata, 1979a) là một dấu mốc
quan trọng cho nghiên cứu phân loại copepods ký sinh. Kabata đã thống kê
được hơn 1800 loài copepods trên thế giới, tóm tắt lại các dữ liệu có sẵn và
dựa vào các đặc điểm hình thái học, ông đã hệ thống lại các loài copepods ký
sinh

vào

3

bộ

chính:

Poecilostomatoida,


Siphonostomatoida



Cyciopoida[17]. Đến năm 1991, Huys & Boxshall giới thiệu một hệ thống
phân loại Copepoda gồm 10 bộ và hệ thống này vẫn được sử dụng và phát
triển thêm [16]. Boxshall & Halsey (2004) rút gọn lại còn 9 bộ mà trong đó
chỉ có 4 bộ có các loài sống ký sinh, đó là các bộ Monstrilloida (toàn bộ ký
sinh), Siphonostomatoida, Cyclopoida (hầu hết ký sinh) và Harpacticoida
(một số loài ký sinh) [4]. Dưới đây là hệ thống phân loại các bộ giáp xác chân
chèo (Copepoda) theo Boxshall & Halsey (2004):
Ngành chân khớp Arthropoda von Siebold, 1848
Lớp giáp xác Crustacea Brünnich, 1772
Phân lớp giáp xác chân chèo Copepoda (Milne Edwards, 1840)
3


Bộ Calanoida Sars, 1903 (gồm 54 họ)
Bộ Cyclopoida Burmeister, 1834 (gồm 111 họ)
Bộ Gelyelloida Huys, 1988 (gồm 1 họ)
Bộ Harpacticoida Sars, 1903 (gồm 78 họ)
Bộ Misophrioida Gurney, 1933 (gồm 3 họ)
Bộ Monstrilloida Sars, 1901 (gồm 1 họ)
Bộ Mormonilloida Boxshall, 1979 (gồm 1 họ)
Bộ Platycopioida Fosshagen, 1985 (gồm 1 họ)
Bộ Siphonostomatoida Thorell, 1859 (gồm 57 họ)
1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của giáp xác chân chèo (Copepoda)
Kích thước của giáp xác chân chèo giao động từ 0,3 mm đến 20,0 mm.
Phần lớn giáp xác chân chèo nước mặn có cơ thể trong suốt hoặc phần lớn cơ

thể trong suốt khi còn sống. Giáp xác chân chèo sau khi được bảo quản thì trở
nên trắng đục hoặc tối màu. Hình thái của giáp xác chân chèo thông thường
gồm các đặc điểm sau:
1. Đầu, bụng và đuôi
2. Prosome, metasome và urosome
Ở nhiều loài, đầu không khác biệt so với ngực nhưng kết hợp với một
hoặc nhiều somites ngực để tạo thành cephephothorax hoặc cephalosome.

4


Hình 1.1. Cấu tạo cơ thể con cái trưởng thành, mặt bụng (theo Giesbrecht &
Schmeil, 1898)
Antennule: Râu, Rostrum: Gai trán, Mandible (Md): Hàm lớn, Maxillule
(Mx1): Hàm nhỏ I, Maxilla (Mx2): Hàm nhỏ 2, Maxilliped (Mxp): Chân hàm,
Leg 1-5: chân ngực (bơi) thứ 1-5, Genital segment: đốt sinh dục, Genital
complex: phần sinh dục, Genital aperture: Lỗ sinh dục, Adbomen: Bụng, Anal
somite: đốt bụng cuối, Furca (or caudal ramus): Chạc đuôi, Cephalosome
+metasome: Phần phía trước thân, Urosome (Ur): Phần phía sau thân, Thorax:
Ngực, Cephalosome + đốt ngực thứ 1= Đầu ngực (Cephalothorax)

5


1.1.3. Một số hình dạng của các loài giáp xác ký sinh chủ yếu trên cá biển
1. Giáp xác cơ thể dạng Cyclopoid (Hình 1.2). Cơ thể thu hẹp về phía sau.
Phía đầu ngực to và bé dần về phía bụng, đuôi.

2


1

3

Hình 1.2. Cơ thể copepods có dạng Cyclopoid
1– Sinergasilus major; 2– Nothobomolochus gibber; 3– Holobomolochus
occultus (theo Kabata, 1971)
Các đốt ngực và đầu ngực rất rõ. Phần đầu ngực-bụng được thể hiện rõ
ràng. Đầu ngực thường biến đổi, có móc giúp giáp xác bám chặt hơn vào vật
chủ. Các tua gốc ken chặt dạng đốt tạo thành móc thay thế ở râu I, chân bơi
đầu tiên phẳng và phần nhô ra của cạnh bên của đốt đầu. Hình dạng cơ thể
kiểu Cyclopoid bắt gặp ở tất cả các thành viên của các họ Bomolochidae,
Taeniacanthidae,

Anthessiidae,

Tegobomolochidae,

Macrochironidae,

Telsidae, Tisbidae, Grandiunguidae và một phần họ Ergasilidae.

6


2. Giáp xác cơ thể dạng Caligoid (Hình 1.3). copepods với dạng caligoit khu
trú trên bề mặt của cơ thể, trong miệng và trong xoang của mang. Vì các loài
ký sinh trùng thường sống trên một mặt phẳng dẹt nên hình dáng của cơ thể
của chúng cũng dẹt và điều này giúp chúng có khả năng chống chịu tới lực
cản của dòng chảy trong nước. Hình dạng Caligoit có thể được bắt gặp dưới

dạng một một đốt hình cầu, với gốc của đốt đã được định hướng bám tới vật
chủ; chia thành ba phần: đầu ngực (Carapax), bộ phận sinh dục và bụng. Mai
và bộ phận sinh dục có thể có các mấu phẳng, hương về phía sau.

3

2
1

5

4

6

Hình 1.3. Cơ thể copepods có dạng caligoid
1. Caligus multispinosus; 2. Caligus confusus; 3. Parapetalus orientalis; 4.
Lepeophfhirus longipalpus; 5-6. Caligus curtus (theo Parker et а1., 1968)
Ngày nay, giáp xác ký sinh với cơ thể có hình dáng Caligoit bắt gặp ở
đại diện trong các họ Caligidae, Pandaridae, Euryphoridae, Cecropidae,
7


Trebiidae và Dissonidae.
3. Giáp xác cơ thể dạng Eudactylinoid (Hình 1.4). Cơ thể giáp xác thường
có kích thước không lớn, phân chia thành đầu, mình dài và bụng rất ngắn. Với
cơ thể thon dài hình trụ, giáp xác sống trong mang cá, nằm giữa các tấm lọc
của mang và song song với chúng. Quá trình đốt hóa phần thân giáp xác thể
hiện không rõ ràng. Giáp xác ký sinh cá với cơ thể có dạng Eudactilinoid
thường gặp ở tất cả các đại diện của các họ Archidactylinidae,

Carnifossoriidae,

Eudactylinidae,

Hatschekiidae,

Kroyeriidae,

Pseudocycnidae, Tuccidae, Dichelesthiidae và một số loài trong họ
Shiinoidae.

1

2

3

4

5

6

Hình 1.4. Cơ thể copepods có dạng Eudactylinoid:
1. Nemesis lamna (theo Hewitt, 1969); 2. Hatschekia quadrabdominalis; 3.
Pseudocongericola sp.: 4. Kroyeria spatulata; 5. Pseudocycnus
appendiculatus; 6. Taeniacanthus lagocephali (theo Kazachenko, 1994)

8



4. Giáp xác cơ thể dạng Lerneopodoid (Hình 1.5). Cơ thể giáp xác dạng
Lerneopodoid thường có hình túi, quá trình phân đốt cơ thể không thấy
thể hiện. Nhờ có hàm nhỏ II mà giáp xác được bám chặt vào lá mang và các
sợi mang của vật chủ. Đầu ngực và hàm nhỏ thứ II của copepods kéo dài, cấu
tạo này đảm bảo cho copepods được cung cấp dinh dưỡng trên một diện tích
rộng lớn vì giác miệng của giáp xác thường nằm về phần cuối của đầu ngực.
Cũng có thể bắt gặp một số loài giáp xác ký sinh với xoang miệng nằm ngay
trên bề mắt cơ thể nhưng số này rất hiếm vì phần lớn các loài giáp xác đều có
xu thế ký sinh trong xoang mang của cá. Giáp xác với cơ thể ở dạng
Lerneopodoid thường gặp ở đại diện các họ Lernaeopodidae và
Naobranchiidae.

2

1

3

Hình 1.5. Cơ thể copepods có dạng Lerneopodoid
1. Clavella perfida; 2. Clavellopsis trichiuri; 3– Charopinopsis quternia
(theo Kazachenko, 1994)
5. Giáp xác cơ thể dạng Lernantropoid (Hình 1.6): Nhờ có các râu thứ II và
chân hàm (vỏ giáp), ký sinh trùng bám chặt vào các tấm mang cá. Cơ thể
được chia thành ba phần, gồm đầu ngực, thân (ranh giới giữa đầu ngực và
thân thể hiện rất rõ) và phần bụng nhỏ-có hình dạng gai hình lá, thường được

9



che khuất bởi các chân bơi làm giảm tốc độ dòng chảy của nước. Phần sau
đuôi của thân cũng thực hiện chức năng tương tự như các chân bơi. Dạng cơ
thể Lernantropoid có thể gặp ở đại diện của các họ Lernanthropidae,
Anthosomidae và Kabatarinidae.

1

2

3

4

7
5

8

6

Hình 1.6. Cơ thể copepods có dạng Lernatropoid
1-2. Lernanthropus francai (Mặt lưng và mặt bụng); 3-4. L. carangis (Mặt
lưng và mặt bụng); 5-6. L. villersi (Mặt lưng và mặt bên);
7-8. Lernanthropinus gibbosus (Mặt lưng và mặt bụng) (theo Kazachenko,
1994)
Giáp xác chân chèo ký sinh ở cá được ghi nhận xuất hiện ít nhất từ đầu
kỷ Phấn trắng. Đến nay đã xác định được khoảng 30 họ giáp xác chân chèo ký
sinh ở cá (bảng 1.1). Hình dạng cơ thể của chúng thay đổi từ dạng cyclop đến

10



các cấu trúc có tính đổi cao (các cấu tạo vô định hình mà thiếu biểu hiện phân
chia và có các chân đã bị tiêu giảm hoặc thiếu).

Hình 1.7. Hình thái biến đổi của các họ copepoda ký sinh ở cá
A. Bomolochidae, B. Pandaridae. C. Caligidae. D. Chondracanthidae. E.
Sphyriidae. F. Philichthyidae. G. Lernanthropidae. H. Kroyeriidae. I.
Lernaeopodidae (con cái); J. Lernaeopodidae (con đực). K. Pennellidae.
Cùng với xu hướng này là xu hướng kích thước cơ thể lớn hơn. Các ký
sinh trùng có dạng cyclopoid, chẳng hạn như Bomolochidae và
Taeniacanthidae, thường nhỏ (có chiều dài cơ thể khoảng 1,0-2,0 mm) trong

11


khi đó thành viên của các họ biến đổi mạnh thường có kích thước cơ thể lớn
hơn, trong khoảng từ 5 mm đến 20 mm hoặc cao hơn. Có một số ít họ như
Tegobomolochidae, Telsidae và Tuccidae, có cơ thể bị biến đổi, phình và kích
thước cơ thể lớn hơn. Các xu hướng tương tự có thể được ghi nhận trong các
họ cụ thể. Chẳng hạn, Ergasilidae gồm nhiều loài ở cửa sông, ven biển có
dạng từ dạng Cyclopoit đến dạng Lernantropoit, các cấu trúc biến đổi. Các
loài Ergasilidae dạng cyclopoit hiếm khi có chiều dài cơ thể vượt quá 1,0 mm
trong khi các dạng khác thường đạt được kích thước cơ thể lớn hơn.
Bảng 1.1. Các họ giáp xác chân chèo ký sinh trên cá biển
Ký sinh phổ biến

Ký sinh tƣơng đối phổ biến

Hiếm khi ký sinh


Caligidae

Cecropidae

Lernaeosoleidae

Bomolochidae

Dichelesthiidae

Hyponeoidae

Chondracanthidae

Dissonidae

Tanypleuridae

Ergasilidae

Eudactylinidae

Anthessiidae

Hatschekiidae

Pseudocycnidae

Macrochironidae


Pandaridae

Shiinoidae

Tisbidae

Pennellidae

Sphyriidae

Lernaeopodidae

Tegobomolochidae

Lernanthropidae

Telsidae

Philichthyidae

Tuccidae

Taeniacanthidae

12


1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc
Giáp xác chân chèo (Copepod) là nhóm ký sinh trùng được quan tâm

nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới vì tác hại của chúng đối với các loài cá
nuôi. Arthur & Lumanlan-Mayo. (1997) thống kê được 19 loài copepods ký
sinh trên cá biển Philippin [2]. Ở Đài Loan, Ju-shey Ho et al. đã phát hiện ra
110 loài giáp xác ký sinh thuộc bộ Siphonostomatoida [5-14]. Ở Malaysia,
Venmathi Maran et al. (2009) đã phát hiện được 7 loài thuộc bộ
Siphonostomatoida, các kết quả nghiên cứu trước đây đã phát hiện được 14
loài thuộc bộ Siphonostomatoida [28]. Năm 2015, Venmathi Maran et al.
cũng đã phát hiện được 9 loài thuộc bộ Siphonostomatoida ở Hàn Quốc [29].
Pillai (1985) đã thống kê các loài copepods ký sinh trên các loài cá nước mặn,
nước lợ và nước ngọt của Ấn Độ [23]. Ở Trung Quốc, 1976 Daxiang,
Guoxiao đã phát hiện được 36 loài copepods [27]. Năm 2007, Asiri Yuniar et
al. đã xác định được 23 loài ở Indonexia [31]. Watchariya Purivirojkul et al.
Đã xác định được 39 loài ở Thái Lan năm 2007 [33]. Nagasawa thống kê
được được 78 loài copepods ký sinh trên cá ở Nhật Bản từ năm 1935 đến
2011 [21]. Thống kê nghiên cứu giáp xác chân chèo ký sinh ở khu vực châu
Á- Thái Bình Dương chủ yếu ở các loài cá biển nuôi, không có nhiều nghiên
cứu ở các loài cá (bảng 1.2).
Trong số các loài giáp xác ký sinh ở cá biển, các loài Caligus spp.
(Copepod) đã được xác định là một trong những đối tượng ký sinh gây bệnh
nguy hiểm ở các loài cá nuôi tại Ôxtrâylia, New Zealand, Thái Lan, Philippin
và Đài Loan. Những năm gần đây, loài ký sinh trùng này tiếp tục được phát
hiện ở Hàn Quốc (Venmathi Maran et al.2012) [30].

13


Bảng 1.2. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu phân loại copepods ký sinh
trên cá biển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tác giả, năm công bố


Số loài copepods

Địa điểm

Kabata (1964)

118

Úc

Daxiang, Guoxiao (1976)

36

Trung Quốc

Krishna Pillai (1985)

314

Ấn Độ

Watchariya Purivirojkul (2007)

39

Thái Lan

Asri Yuniar (2007)


23

Indonesia

Kazuya Nagasawa (1935 - 2011)

78

Nhật Bản

Venmathi Maran (2009)

7

Malaysia

Venmathi Maran (2015)

9

Hàn Quốc

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu copepods ký sinh trên cá Việt Nam chỉ mới được điều tra,
nghiên cứu trong khoảng 20 năm gần đây. Arthur & Bùi Quang Tề (2001)
thống kê được 12 loài copepods ký sinh ở cá nước ngọt Việt Nam [3]. Trên cá
nước mặn, Võ Thế Dũng (2010) phát hiện được 7 loài copepods ở cá Mú và
cá Chẽm nuôi ở vịnh Nha Trang [1]. Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu
khoa học giữa Nga và Việt Nam, các tác giả Kazachenko, Samotylova, Hà
Duy Ngọ, Nguyễn Văn Hà đã công bố khoảng 60 loài copepods ký sinh trên

cá biển Vịnh Bắc Bộ (bảng 1.3), trong đó, các tác giả đã phát hiện 1 giống
mới và 2 loài mới cho khoa học [19-20]. Samotylova et al. (2012) phát hiện ra
26 loài thuộc Vịnh Bắc Bộ [25-26].

14


Bảng 1.3. Tổng hợp một số kết quả nghiên cứu phân loại Copepods ký sinh
trên cá biển Việt Nam
Tác giả, năm công bố

Số loài copepods

Địa điểm

Arthur & Bùi Quang Tề (2001)

12

Đồng bằng sông Cửu
Long

Võ Thế Dũng (2010)

7

Vịnh Nha Trang

Samotylova et al. (2010-2012)


26

Vịnh Bắc Bộ

Kazachenko et al. (2013)

24

Vịnh Bắc Bộ

Kazachenko et al. (2014)

3

Vịnh Bắc Bộ

Kết luận:
Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài
copepods ký sinh ở cá biển trên thế giới nhưng chủ yếu là các nghiên cứu ở
các loài cá biển có giá trị kinh tế cao được nuôi rộng rãi ở khu vực châu ÁThái Bình Dương. Nghiên cứu copepods ký sinh trên các loài cá Việt Nam
chưa nhiều với tổng cộng 12 loài ký sinh ở cá nước ngọt và 60 loài ký sinh ở
cá nước mặn. Các loài copepods ký sinh thường có khả năng gây hại lớn, nhất
là đối với các loài cá nuôi, đặc biệt chúng có khả năng ký sinh rộng ở nhiều
vật chủ nhưng chưa có nhiều nghiên cứu.

15


CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu là các loài giáp xác thuộc phân lớp Copepod ký
sinh trên cá khu vực biển Tiên Yên (Quảng Ninh) và Đồng Hới (Quảng
Bình). Trong quá trình thực hiện, luận văn cũng sử dụng các mẫu vật
copepods đang được lưu giữ tại Phòng Ký sinh trùng học, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật từ các đề tài trước đây.
Các loài cá bao gồm cả cá nuôi, cá tự nhiên phổ biến đang được nuôi
và đánh bắt ở khu vực vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và ven biển Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình. Tổng cộng 632 cá thể cá của 77 loài thuộc 41 họ, 7 bộ
đã được kiểm tra giáp xác ký sinh (bảng 2.1).
Bảng 2. Thành phần, số lượng các loài cá nghiên cứu
Tên vật chủ nghiên cứu

Số lƣợng mổ
khám
QB

QN

Tổng

Bộ Anguilliformes
1
2

Họ Muraenesocidae
Echidna nebulosa
Muraenesox cinereus

Cá Chình Bông
Cá Nhệch răng hạt


5
5

4
0

9
5

3
4

Họ Synodontidae
Saurida elongate
Saurida wanieso

Cá Mối dài
Cá Mối

0
0

3
23

3
23

5

6

Họ Belonidae
Strongylura anastomella
Tylosurus acus acus

Cá Kìm hai môi
Cá Kìm môi bằng

5
0

0
10

5
10

7

Họ Hemiramphidae
Hyporhamphus quoyi

Cá Kìm thân tròn

6

0

6


Bộ Beloniformes

Họ Holocentridae

16


Tên vật chủ nghiên cứu

Số lƣợng mổ
khám

Cá Sơn đá

QB
5

QN
0

Tổng
5

Cá Chuồn

9

0


9

Họ Chirocentridae
10 Chirocentrus dorab

Cá Dựa

4

0

4

Họ Clupeidae
11 Clupanodon thrissa

Cá Mòi cờ hoa

0

25

25

12
13

Cá Trích xương
Cá Cháy bẹ


0
0

11
7

11
7

Bộ Perciformes
Họ Carangidae
14 Alepes kleinii
15 Atule mate

Cá Ngân, Tráo, Say
Cá Ngân

5
5

2

7
5

16 Carangoides malabaricus

Cá Khế mõm ngắn

5


10

15

17 Carangoides oblongus

0

2

2

18 Decapterus macarellus

Cá Khế
Cá Nục thuôn

0

11

11

19 Decapterus maruadsi
20 Megalaspis cordyla
21 Parastromateus niger

Cá Nục sò
Cá Sòng gió

Cá Chim đen

10
15
0

5
5
3

15
20
3

22 Scomberoides commersonianus
23 Selar crumenophthalmus

Cá Bè xước
Cá Bè tráo mắt to

5
6

8
10

13
16

24 Selaroides leptolepis

25 Seriola dumerili
26 Seriolina nigrofasciata
27 Trachinotus baillonii

Cá Chỉ vàng
Cá Cam
Cá Mú
Cá Sòng chấm

0
0
8
0

14
5
0
21

14
5
8
21

Họ Coryphaenidae
28 Coryphaena hippurus

Cá Nục heo cờ

5


0

5

Họ Chaetodontidae
29 Chaetodon modestus
30 Chaetodon wiebeli

Cá Nàng Đào
Cá nàng đào vạch xiên

3
0

0
1

3
1

8

Sargocentron rubrum
Họ Exocoetidae

9

Cypselurus naresii


Bộ Clupeiformes

Sardinella gibbosa
Tenualosa toli

Họ Drepaneidae

17


Tên vật chủ nghiên cứu

Số lƣợng mổ
khám
QB
0

QN
10

Tổng
10

31 Drepane punctata

Cá Khiên

Họ Gerreidae
32 Gerres limbatus


Cá Móm gai ngắn

5

0

5

Họ Haemulidae
33 Pomadasys maculatus

Cá Sạo chấm

0

7

7

Họ Lateolabracidae
34 Lateolabrax japonicus

Cá Vược nhật

0

15

15


Họ Leiognathidae
35 Equulites rivulatus

Cá Nhưng

0

2

2

36

Cá Liệt

5

17

22

Họ Lutjanidae
37 Lutjanus johnii
38 Lutjanus russelli
39 Pinjalo pinjalo

Cá Hường
Cá Hồng chấm đen
Cá Hồng vây xiên


0
3
4

8
0
0

8
3
4

Họ Malacanthidae
40 Branchiostegus japonicus

Cá đầu vuông Nhật bản

0

7

7

Họ Monodactylidae
41 Monodactylus argenteus

Cá Chim khoang

5


5

10

42 Upeneus sulphureus

Cá Phèn hai sọc

5

0

5

Họ Nemipteridae
43 Nemipterus hexodon

Cá Phèn cờ

5

12

17

44 Scolopsis vosmeri

Cá Trao, Dơi tròn

4


0

4

Họ Polynemidae
45 Eleutheronema tetradactylum

Cá Nhụ bốn râu lớn

0

2

2

Họ Pomacanthidae
46 Chaetodontoplus sp.

Cá Bướm

2

0

2

Họ Priacanthidae
47 Priacanthus hamrur


Cá Trác đỏ

5

17

22

Họ Scatophagidae
48 Scatophagus argus

Cá Nâu

1

2

3

Eubleekeria splendens

Họ Mullidae

Họ Sciaenidae

18


Tên vật chủ nghiên cứu


Số lƣợng mổ
khám
QN
3
6
0

Tổng
3
6
5

49 Johnius carouna
50 Nibea albiflora
51 Otolithes ruber

Cá Uốp
Cá Đù nanh
Cá Nạng Bạc

QB
0
0
5

Họ Scombridae
52 Auxis thazard

Cá Ngừ chù


5

10

15

53 Rastrelliger brachysoma
54 Rastrelliger kanagurta

Cá Bao ma
Cá Bạc má

4
0

15
5

19
5

55 Scomberomorus guttatus

Cá Thu chấm

0

15

15


Cá Mú vàng
Cá Mú đá
Cá Mú chấm vạch
Cá Mú
Cá Mú đá

1
2
3
0
2

0
0
0
7
0

1
2
3
7
2

Họ Siganidae
61 Siganus fuscescens

Cá Dìa


5

10

15

Họ Sillaginidae
62 Sillago sihama

Cá Đục

0

10

10

Họ Sparidae
63 Acanthopagrus berda
64 Evynnis cardinalis

Cá Tráp
Cá Bánh đường

0
3

16
0


16
3

Họ Sphyraenidae
65 Sphyraena jello

Cá Nhồng vằn

0

13

13

66 Sphyraena obtusata

Cá Nhồng đuôi vàng

1

2

3

Họ Terapontidae
67 Terapon jarbua
68 Terapon theraps

Cá Ong, Căng cát
Cá Căng vảy lớn


11
0

0
5

11
5

Họ Trichiuridae
69 Trichiurus lepturus

Cá Hố

0

5

5

Họ Uranoscopidae
70 Uranoscopus oligolepis

Cá Sao

5

0


5

56
57
58
59
60

Họ Serranidae
Diploprion bifasciatum
Cephalopholis boenack
Epinephelus amblycephalus
Epinephelus coioides
Epinephelus quoyanus

Họ Xiphiidae

19


Tên vật chủ nghiên cứu

Số lƣợng mổ
khám
QB
0

QN
2


Tổng
2

71 Xiphias gladius

Cá Mũi Kiếm

Bộ Scorpaeniformes
Họ Dactylopteridae
72 Dactyloptena orientalis

Cá Kè

3

0

3

Họ Platycephalidae
73 Platycephalus indicus

Cá Chai

0

5

5


Bộ Siluriformes
Họ Plotosidae
74 Plotosus canius

Cá Ngát sọc

0

7

7

Bộ Tetraodontiformes
Họ Monacanthidae
75 Aluterus monoceros
76 Paramonacanthus japonicus

Cá Bò Một Gai Lưng
Cá Bò

10
0

0
10

10
10

Họ Tetraodontidae

77 Lagocephalus lunaris

Cá Nóc tro

11

0

11

216

416

632

Tổng

20


2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.
Đề tài đã tiến hành khảo sát thu mẫu ven biển ở rừng ngập mặn Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh (tháng 9/2015 và tháng 3/2017) và ven biển Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình (tháng 5/2017).

Hình 2. 1. Sơ đồ khu vực thu mẫu

21



2.3. Nội dung nghiên cứu.
Nội dung 1: Điều tra, thu thập mẫu vật giáp xác ký sinh ở một số loài cá kinh
tế tại các hệ sinh thái rừng ngập mặn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và Đồng
Hới, Quảng Bình
 Chọn điểm nghiên cứu.
 Thu mẫu ngẫu nhiên.
 Phân lập giáp xác ký sinh.
 Định hình, xử lý mẫu
Nội dung 2: Phân tích, định loại và lập danh mục thành phần loài giáp xác ký
sinh theo hệ thống phân loại hiện hành:
 Xử lý, làm tiêu bản
 Đo, vẽ và mô tả hình thái các loài giáp xác ký sinh
 Phân tích, định loại và sắp xếp các loài theo hệ thống phân loại
Nội dung 3: Điều tra, nghiên cứu hiện trạng, mức độ nhiễm giáp xác ký sinh ở
một số loài cá kinh tế tại các điểm nghiên cứu:
 Thu mẫu định hướng.
 Phân tích, xác định giáp xác ký sinh.
 Xử lý số liệu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Thu thập mẫu cá biển: Cá biển được thu thập bằng cách thu mua ở cảng
cá, ở bè nuôi hoặc thuê bắt. Các mẫu cá được đo đạc, chụp hình và bảo quản
trong đá lạnh, ghi tên thường gọi để phục vụ công tác định loại vật chủ sau
này. Sau đó tiến hành mổ khám thu mẫu giáp xác ký sinh ngay.

22


Hình 2.2. Chụp ảnh mẫu cá trước khi thu mẫu ký sinh trùng
2.4.2. Thu thập mẫu giáp ký sinh: Mẫu copepods sinh sau khi được tách ra từ

mang, da, vòm miệng, mắt cá sẽ được làm sạch bằng nước muối sinh lý 0,9%
và được bảo quản trong cồn 70% để phục vụ nghiên cứu phân loại.

Hình 2.3. Mẫu copepods ký sinh trên mang cá biển
2.4.3. Phân tích mẫu copepods ký sinh


Làm trong mẫu: Các dung dịch làm trong mẫu có thể dùng như

glycerol, propylene glycol nhưng tốt hơn cả là axit lactic hoặc lactophenol
trong vòng 1 – 2 giờ.

23


×