Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

XÂY DỰNG mô HÌNH PC TO PHONE TRÊN TỔNG đài ASTERISK (có code bên dưới)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 45 trang )

ĐỒ ÁN 3

XÂY DỰNG MÔ HÌNH PC TO PHONE
TRÊN TỔNG ĐÀI ASTERISK


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................IX
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................III
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VOIP.............................V
CHƯƠNG 2. TỔNG ĐÀI MÃ NGUỒN MỞ ASTERISK.....................XV
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG MÔ HÌNH PC TO PHONE TRÊN TỔNG
ĐÀI ASTERISK.............................................................................................1
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN.................................................7
PHỤ LỤC......................................................................................................9
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


DSP

Digital System Process

CODEC

Coder-Decoder



IP

Internet Protocol

ACK

Acknowledgment

IVR

Interactive Voice Response

IETF

Internet Engineering Task Force

LAN

Local Area Network

PSTN

Public Switched Telephone Network

PBX

Private Branch Exchange

ITU


International Telecommunication Union

RTCP

Real-Time Transport Control Protocol

SDP

Session Descripsion Protocol

SIP

Session Initiation Protocol

TCP/IP

TCP/IP protocol suite

RTP

Real-Time Transport Protocol

UDP

User Datagram Protocol

VoIP

Voice over Internet Protocol


QoS

Quality of Service


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ VoIP
Công nghệ VoIP ra đời vào năm 1995 khi công ty VocalTel đưa ra một phần mềm
Internet đầu tiên chạy trên máy tính cá nhân giống như điện thoại, PC ngày nay sử
dụng card âm thanh, microphone, và loa. Phần mềm này gọi là Internet Phone, vào
lúc đó sử dụng giao thức H323 chứ không phải giao thức SIP đang được sử dụng
phổ biến như hiện nay. Do lúc đó còn hạn chế về mặt công nghệ nên phần mềm này
có chất lượng thoại kém hơn so với điện thoại thông thường. Nhưng sự ra đời của
phần mềm này đã đánh dấu cột mốc quan trong đối với điện thoại IP. Vì điện thoại
IP truyền qua tài nguyên internet nên giá thành rất rẻ so với điện thoại PSTN.
Ngày nay lưu lượng VoIP đã được phân tách so với dữ liệu khác để đảm bảo chất
lượng cuộc gọi. Do đó chất lượng dịch vụ VoIP được cải thiện đáng kể, và thị
trường phát triển ngày càng cao.
1.1 Công nghệ VoIP
VoIP (Voice Over IP) là công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu thoại từ nơi này sang
nơi khác dựa trên giao thức IP (Internet Protocol). Nó sử dụng các gói dữ liệu IP
(trên mạng LAN, WAN, Internet) với thông tin được truyền tải là mã hoá của âm
thanh.
Công nghệ VoIP ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay, việc áp dụng các giải pháp
VoIP trong doanh nghiệp thường nhắm đến để tối ưu chi phí thoại và nâng cao hiệu
suất công việc
1.2 Hoạt động của VoIP
Khi tín hiệu giọng nói được truyền vào micro, tín hiệu điện từ sẽ được tạo ra từ
giọng nói, đó là những tín hiệu analog. Lúc này tín hiệu analog sẽ được chuyển đổi
sang tín hiệu digital và sử dụng những thuật toán để chuyển đổi.

Ví dụ đối với điện thoại truyền thống thông thường, tín hiệu thoại được lấy mẫu với
tần số 8 KHz sau đó lượng tử hóa 8 bit/mẫu và được truyền đi với tốc độ 64 KHz
đến mạng chuyển mạch rồi truyền cho phía thu (destination). Phía thu nhận được tín


hiệu sẽ giải mã thành tín hiệu ban đầu. Với công nghệ VoIP điều này cũng không
khác so với điện thoại truyền thống thông thường. Đầu tiên, tín hiệu thoại cũng
được số hóa (digital), những thiết bị khác nhau sẽ có cách chuyển đổi khác nhau ví
dụ như IPphone hay Softphone (nếu dùng điện thoại analog thông thường thì cần
một Telephony Adapter để chuyển mạch). Nhưng thay vì truyền trên mạng PSTN
truyền thống rồi qua các trường chuyển mạch, tín hiệu thoại lúc này được nén
xuống tốc độ thấp đóng gói rồi truyền qua mạng IP.
1.3 Thành phần cơ bản của mạng VoIP

Hình 1-: Thành phần mạng IP [1]

Các thành phần cơ bản của mạng điện thoại IP bao gồm các phần tử như sau:
• Thiết bị đầu cuối (Terminal) kết nối với mạng IP.
• Gateway.
• Gatekeeper.
• Môi trường mạng IP.


• Mạng điện thoại truyền thống PSTN
Mô hình mạng có thể thay đổi khi thêm bớt các phần tử kết nối vào hạ tầng mạng.
1.3.1 Các thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối là một terminal khi kết nối với mạng điện thoại IP. Nó có thể được
thiết lập với mạng IP và sử dụng các giao diện truy nhập ở lớp Application trong mô
hình tham chiếu OSI. Các thiết bị đầu cuối trong mạng IP có thể thực hiện cuộc gọi
với nhau hoặc thực hiện cuộc gọi tới một thuê bao khác trong mạng PSTN. Các

cuộc gọi sẽ được quản lý bởi Gatekeeper khi mà thiết bị đầu cuối hoặc thuê bao đã
đăng ký giám sát.
1.3.2 Gateway
Gateway có vai trò là phần tử kết nối các loại mạng lại với nhau và nó chỉ tham gia
vào một cuộc gọi khi có sự chuyển tiếp từ mạng IP sang mạng chuyển mạch kênh
hay PSTN. Nó không tạo ra sự thay đổi phức tạp đến các cơ sở hạ tầng điện thoại và
mạng hiện có. Một Gateway có thể kết nối vật lý với một hoặc nhiều mạng IP hay
một hoặc nhiều mạng chuyển mạch kênh. Gateway dịch các tín hiệu analog ISDN,
GSM thành các gói dữ liệu cho các giao thức SIP và RTP và ngược lại.
1.3.3 Gatekeeper
Gatekeeper là phần tử chịu trách nhiệm quản lý việc đăng ký
(Register), lưu trữ và ghi nhận trạng thái của các thiết bị đầu cuối
và Gateway. Gatekeeper có thể tham gia vào việc quản lý vùng
mạng kết nối, xử lý và báo hiệu các cuộc gọi. Nó xác định đường đi
để truyền báo hiệu cuộc gọi và truyền tải nội dung đối với mỗi
cuộc gọi. Gatekeeper bao gồm các thành phần chức năng sau:
• Chức năng chuyển đổi địa chỉ E.164.
• Chức năng dịch địa chỉ kênh thông tin.


• Chức năng giao tiếp giữa các Gatekeeper.
• Chức năng Register.
• Chức năng Confirm.
• Chức năng Security Information.
• Chức năng Billing.
• Chức năng điều chỉnh tốc độ và giá cước.
• Chức năng Management.
• Chức năng ghi, báo cáo các bản tin sử dụng.
1.3.4 Mạng truy nhập IP
Mạng IP loại mạng dữ liệu sử dụng giao thức TCP/IP trong đó sử

dụng giao thức IP ở layer 3 còn ở layer 2 các giao thức có thể sử
dụng như LAN, Frame Relay, PPP,X.25... Các thiết bị đầu cuối,
Gatekeeper, Gateway có thể truy nhập vào mạng IP dựa trên cơ sở
hạ tầng sẵn có.
1.4 Các mô hình kết nối trong mạng VoIP
Các mô hình kết nối cơ bản thường sử dụng trong VoIP:
• Kết nối PC to PC hay PC to Phone
• Kết nối Phone to Phone
1.4.1 Kết nối PC to PC hay PC to Phone
Đối với mô hình này, mỗi máy tính hoặc điện thoại cần được trang bị một card âm
thanh, speaker, microphone, và kết nối trực tiếp với mạng Internet thông qua card
mạng hoặc modem wifi.


Hình 1-: Loại kết nối PC to PC [1]

Các tiến trình như lấy mẫu tín hiệu, mã hóa, giải mã, nén và giải nén tín hiệu đều
được máy tính hoặc điện thoại xử lý. Kết nối PC to PC, PC to Phone về hình thức
có thể chia làm hai loại:
• Kết nối thông qua mạng IP hoặc mạng LAN.
• Kết nối giữa một PC/Phone với một PC/Phone trong mạng IP này với mạng
IP khác thông qua PSTN.
1.4.2 Kết nối Phone to Phone

Hình 1-: Loại kết nối Phone to Phone [1]

Mô hình Phone to Phone là mô hình mở rộng của mô hình PC to PC, PC to Phone
sử dụng môi trường Internet làm cầu nối liên lạc giữa các mạng PSTN. Trong mô
hình này Gateway đóng vài trò kết nối các mạng PSTN vào mạng Internet. Tiến
trình của một cuộc gọi từ mạng PSTN sẽ được kết nối đến



Gateway gần nhất. Sau đó tại Gateway địa chỉ sẽ được phân giải từ địa chỉ PSTN
sang địa chỉ IP để phù hợp với môi trường Internet. Lúc này việc xử lý trên môi
trường mạng IP như định tuyến các gói tin để đến được mạng đích có thể rất phức
tạp và qua nhiều chặn. Đồng thời lúc này Gateway có chức năng chuyển đổi tín hiệu
thoại analog sang tín hiệu digital sau đó mã hoá, nén, đóng gói và gửi qua mạng IP.
Tại phía mạng đích cũng được kết nối với Gateway, Gateway này sẽ làm nhiệm vụ
ngược lại đó là chuyển đổi trở lại thành địa chỉ PSTN, giải nén, giải mã và chuyển
đổi ngược lại thành tín hiệu analog đi đến mạng PSTN về đích.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng VoIP
Các vấn đề về chất lượng dịch vụ (QoS) luôn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, đóng vai
trò quan trọng trong sự tồn tại của bất kỳ một mạng viễn thông nào. Ba yếu tố sau
đây là những yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ mạng VoIP:
• Delay (Trễ)
• Jitter (Hiện tượng sai lệch thời gian)
• Packet Loss (Mất gói tin)
1.5.1 Delay
Delay (Trễ) được hiểu như là khoảng thời gian bị tiêu hao giữa một cuộc đàm thoại.
Delay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân từ khi truyền tin gói tin qua mạng IP như
là do bộ xử lý tín hiệu số DSP, Jitter, thuật toán nén và giải nén...Delay là yếu tố
không thể tránh khỏi trong bất cứ loại mạng nào.
Thông thường thì trong mạng điện thoại truyền thống có thời gian trễ vào khoảng
50 đến 70ms. Trong mạng VoIP để có được khoảng thời gian trễ như thế là điều khó
có thể thực hiện được. Tổ chức ITU khuyến nghị chất lượng dịch vụ VoIP tốt khi độ
trễ một chiều vào khoảng 140ms và không được vượt quá 150ms:


Hình 1-: Độ trễ tham chiếu [1]


• Trễ do mạng: Trong quá trình các gói tin truyền qua mạng IP phải qua nhiều
thiết bị mạng như Gateway, Router…Các tiến trình xử lý trên các thiết bị này
đều gây ra một lượng trễ đáng kể. Đây là lượng mà đối với một mạng chuyển
mạch gói nào cũng phải có. Thông thường, trễ qua mạng vào khoảng 50 ms
là chấp nhận được. Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng mạng
(Traffic), tốc độ chuyển mạch của các thiết bị,...
• Trễ do bộ mã hóa và giải mã (CODEC): Quá trình mã hóa và giải mã thông
qua bộ CODEC cũng gây ra một lượng trễ nhất định. Dưới đây là bảng tham
chiếu về thời gian trễ đối với từng bộ CODEC:
• Trễ do hiện tượng Jitter: Lượng trễ này thường vào khoảng 50ms.
• Trễ do đóng gói dữ liệu: Quá trình chèn header RTP đóng gói vào gói tin khi
truyền đi cũng gây ra trễ. Lượng trễ này xấp xỉ 15ms.
• Trễ do sắp chỗ (Sequence Number): Các gói tin được sắp xếp đúng thứ tự
trước khi gửi. Trong quá trình truyền các gói tin này có thể bị xáo trộn thứ tự
khi tới đích. Phía nhận phải tiếu tốn thời gian để sắp xếp lại đúng thứ tự các
gói tin trước khi giải mã. Quá trình này cũng gây ra trễ.


Hình 1-: Trễ do sắp chỗ gói tin [1]

1.5.2 Hiện tượng Jitter
Jitter còn được gọi là hiện tượng sai lệch thời gian, gói tin đến đích không đúng thời
điểm:

Hình 1-: Hiện tượng Jitter [1]

Tín hiệu giọng nói qua bộ CODEC được số hóa và chia nhỏ thành các gói tin theo
một tốc độ phụ thuộc vào đường truyền. Lúc này tại phía thu phải có tốc độ đủ lớn
để khôi phục lại tiếng nói tại phía phát. Một vấn đề khác là phía thu yêu cầu phải có
bộ đệm đủ lớn để chứa được gói tin tới muộn nhất rồi sắp xếp lại trước khi khôi

phục tiếng nói. Việc xử lý tiến trình này gây ra một lượng trễ vào khoảng 50ms.
Hiện tượng Jitter được giải quyết thông thường qua hai cách:
• Đối với các loại mạng ổn định như LAN, ATM, cần điều chỉnh kích thước bộ
đệm phù hợp.


• Có một cách khác thông dụng hơn đó là đếm số lượng gói tin đến trễ và tính
tỷ lệ phần trăm của chúng trên tổng số gói tin nhận được trong suốt tiến
trình. Từ đó điều chỉnh lại kích thước bộ đệm.
1.5.3 Packet Loss (Mất gói tin)
Môi trường mạng Internet là môi trường mạng phức tạp và không có một cơ chế
nào đảm bảo chất lượng tuyệt đối của gói tin truyền qua mạng IP. Nguyên nhân của
hiện tượng mất gói tin là do:
• Lượng user truy cập để sử dụng mạng quá lớn trong khi tài nguyên mạng thì
có hạn.
• Hiện tượng xung đột kênh truyền trong mạng.
• Lỗi do các giao thức liên kết mạng và các thiết bị vật lý.
Một vấn đề khác đó là quá trình truyền tín hiệu giọng nói phải đáp ứng yêu cầu thời
gian thực (Real Time) nên các gói tin mang tín hiệu giọng nói chỉ thực sự có ý nghĩa
khi đáp ứng được khoảng thời gian trễ cho phép. Các hiện tượng trên có thể gây ra
mất gói tin và thậm chí tín hiệu cuộc gọi chập chờn nếu như số gói tin bị mất quá
lớn.
1.6 Ưu nhược điểm của VoIP
1.6.1 Ưu điểm
• Chi phí cuộc gọi thấp: Đối với công nghệ VoIP việc gọi điện
thoại nội bộ, đường dài hoặc điện thoại ra nước ngoài tốn rất
ít chi phí, và đây là ưu điểm lớn nhất của VoIP.
• Chi phí đầu tư thấp: Do tính thống nhất trong hệ thống VoIP là có thể tích
hợp cả mạng thoại, mạng số liệu và mạng báo hiệu. Các tín hiệu thoại, dữ



liệu, báo hiệu có thể cùng đi trên một mạng IP. Việc này sẽ giảm đáng kể chi
phí đầu tư ban đầu.
• Khả năng mở rộng: Hiện nay hệ thống VoIP có thể được mở rộng thêm nhiều
rất nhiều loại hình dịch vụ và nhiều tính năng mới.
1.6.2 Nhược điểm
• Chất lượng dịch vụ: Ban đầu do các mạng truyền số liệu vốn dĩ không được
thiết kế để truyền tín hiệu thoại theo thời gian thực cho nên việc xảy ra hiện
tượng trễ hay mất mát các gói tin hoàn toàn có thể xảy ra. Để khắc phục điều
này thì thông thường doanh nghiệp sử dụng sẽ tách hẳn một đường truyền
giành cho VoIP và điều này gây ra chất lượng dịch vụ thấp.
• Vấn đề bảo mật: Vấn đề bảo mật cũng là vấn đề cần chú ý hiện nay trong
VoIP, do mạng Internet là mạng phức tạp và rộng khắp bao gồm rất nhiều
phần tử kết nối vào cùng sử dụng cho nên việc bảo mật các thông tin cũng
cần hết sức quan tâm khi sử dụng VoIP.


CHƯƠNG 2. TỔNG ĐÀI MÃ NGUỒN MỞ ASTERISK
Thị trường viễn thông nói chung và hệ thống tổng đài PBX (Private Branch
Exchange) nói riêng từ lâu nay là lĩnh vực đầu tư đầy lợi nhuận của các nhà mạng
lớn như Alcatel, Nortel, Lucent…Tuy nhiên từ khi Asterisk, sản phẩm của Mark
Spencer ra đời thì lãnh địa này đang bị đe dọa. Asterisk ra đời đã mang lại một làng
gió mới cho thị trường viễn thông và hứa hẹn sẽ làm thay đổi nghành công nghiệp
viễn thông trong tương lai.
2.1 Asterisk
Asterisk là phần mềm mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí.
Asterisk ban đầu được viết bằng ngôn ngữ C chạy trên nền tảng
Linux, nhưng hiện nay nó được viết bằng ngôn ngữ Python và có
thể chạy trên rất nhiều nền tảng hệ điều hành. Asterisk có thể
thực thi được tất cả các tính năng của tổng đài PBX và nhiều tính

năng khác mà tổng đài PBX không thể thực hiện được.
Ban đầu Asterisk ra đời nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cá nhân. Ý tưởng ra đời
Asterisk khi Mark Spencer muốn tiết kiệm chi phí cho người dùng thay vì phải đầu
tư tổng đài PBX rất tốn kém chi phí. Mark đã tự xây dựng phần mềm thực thi tất cả
chức năng của tổng đài chạy trên PC dựa trên nền tảng Linux.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để kết nối PC với PSTN vậy là Mark Spencer đã hợp
tác với Jim Dixon trong dự án (Zapatal Telephony Project) để thiết kế card giao tiếp
rẻ tiền dùng cho PC trên nền Intel. Ý tưởng của dự án này là làm sao cho phép
người sử dụng có thể mua PC ở bất kỳ đâu, gắn thêm card giao tiếp, cài đặt Asterisk
vậy là có một tổng đài PBX với đầy đủ các tính năng và có thể mở rộng thêm các


tính năng khác. Phần cứng giao tiếp mang tên Zaptel thực hiện tốt việc kết nối máy
chủ Asterisk với PSTN nhưng lại phát sinh nhu cầu liên lạc qua giao thức Internet.
Vậy là Mark Spencer quyết định thiết kế một giao thức khác gọn nhẹ hơn và kết quả
là giao thức IAX (Inter Asterisk eXchange) ra đời thay thế cho giao thức H.323
cồng kềnh. IAX cái tên hàm ý là phương thức trao đổi tín hiệu giữa các máy chủ
Asterisk nhưng trên thực tế IAX còn có thể kết nối tất cả các thiết bị nào bất kỳ có
hỗ trợ giao thức này. Để có khả năng đa nhiệm liên lạc với các hệ thống VoIP khác,
Asterisk còn hỗ trợ các giao thức VoIP phổ biến như H.323 theo chuẩn ITU, SIP
theo chuẩn IETF, VoFR, MGCP,…
Theo tình hình hiện tại Asterisk đang trên đà phát triển mạnh và được rất nhiều
doanh nghiệp triển khai cho công ty của mình.
2.2 Lợi thế của Asterisk
Asterisk là một bước tiến trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông. Việc sử dụng
Asterisk để xây dựng hệ thống VoIP đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như
là:
• Nhiều tính năng phong phú: Asterisk có rất nhiều tính năng mà một tổng đài
PBX truyền thống không thực hiện được. Ngoài chức năng hoạt động như
một tổng đài PBX, Asterisk còn có thêm rất nhiều chức năng phong phú khác

như:
o Tính năng Soft Switch.
o Tính năng Heterogeneous Voice over IP gateway (H.323, SIP, MGCP,
IAX).
o Tính năng Conferencing Server.
o Tính năng Voicemail Service Directory.
o Tính năng Packet Voice Server.
o Tính năng Call Queueing Remote Agents.
o Tính năng IVR (Custom Interactive Voice Response)


• Giảm chi phí: Không giống như tổng đài PBX truyền thống phải sử dụng
nhiều module giao tiếp, trong khi việc sử dụng Asterisk chỉ cần một PC và
card giao tiếp. Điều này giúp tiết kiệm chi phí lắp đặt hệ thống đáng kể.

Hình 2-: Tổng đài PBX truyền thống [1]

Đối với hệ thống PBX truyền thống việc chia tách tất cả các module ra thành từng
phần tử riêng lẻ rồi sau đó mới kết nối chúng lại với nhau. Điều này bắt buộc doanh
nghiệp triển khai phải trang bị từng module.


Hình 2-: Tổng đài Asterisk [1]

Đối với hệ thống tổng đài Asterisk các phần tử chức năng đều được tích hợp vào hệ
thống Asterisk mà không cần phải trang bị các module như tổng đài PBX truyền
thống.
• Khả năng mở rộng: Người dùng có thể dễ dàng tùy biến theo ý muốn do
Asterisk là phần mềm mã nguồn mở và được thiết kế theo dạng module có
nghĩa là các chức năng thực thi riêng biệt với hệ thông Asterisk. Nên khả

năng mở rộng rất linh động.
• Dial Plan: Có thể nói đây là trái tim của hệ thống Asterisk. Dial Plan còn gọi
là kế hoạch quay số có nghĩa là người dùng có thể tạo kịch bản cuộc gọi theo
ý muốn. Một điều không dễ dàng thực hiện trên tổng đài PBX với Asterisk.
2.3 Một số tính năng cơ bản của Asterisk
Như đã liệt kê phía trên tổng đài Asterisk có rất nhiều tính năng như. Dưới đây sẽ
trình bày chi tiết hơn một số tính năng cơ bản.


2.3.1 Call Forwarding (Chuyển cuộc gọi).
Tính năng này cho phép người dùng định trước số điện thoại để được chuyển tiếp
tới khi không thể nghe máy trong mốt số trường hợp. Ví dụ như cho phép người
dùng không bị lỡ các cuộc gọi khi không có điều kiện nghe máy điện thoại chẳng
hạn như khi đang họp, vắng nhà, hoặc đang đi công tác…
• Chuyển cuộc gọi khi không nhấc máy.
• Chuyển cuộc gọi khi đang bận.
• Chuyển cuộc gọi ngay tức thời.
• Chuyển cuộc gọi khi điện thoại tắt máy.
• Chuyển cuộc gọi với thời gian được định trước.
2.3.2 Caller ID (Hiển thị số gọi đến).
Tính năng hiển thị số gọi đến cho phép người nhận được điện thoại có thể biết được
thông tin về người gọi ví dụ như số điện thoại, vị trí người gọi…Dựa vào đó người
nhận có thể lựa chọn nhấc máy hay từ chối hoặc chuyển tiếp cuộc gọi.
2.3.3 Automated Attendant (Tính năng tương tác thoại).
Tính năng tương tác thoại (IVR) được ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Ví dụ khi
gọi đến một công ty hoặc một tổ chức nào đó thì chức năng tương tác thoại sẽ như
sau, “Chào mừng bạn đến trường Đại Học Tôn Đức Thắng, xin vui lòng nhấn phím
1 để gặp phòng đại học, nhấn phím 2 để gặp tổ tư vấn học đường, nhấn phím 3 để
gặp khoa Điện – Điện Tử …”.
2.3.4 Music On Hold (Nhạc chờ).

Đối với Music On Hold hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng tính năng này. Trong
lúc chờ giữ máy để được chuyển tiếp đến một người, phòng ban nào đó thì tính


năng này cho phép người gọi nghe một bản nhạc chờ trong lúc chờ đợi. Thay vì
phải nghe nhạc chuông truyền thống rất nhàm chán thì Music On Hold sẽ giúp
người gọi có giây phút giải trí.
2.3.5 Conference Meeting (Tính năng hội thoại).
Tính năng này rất quan trọng trong hệ thống tổng đài Asterisk. Tính năng hội thoại
cho phép nhiều người trong công ty, tổ chức có thể cùng nhau trao đổi nói chuyển
với nhau. Conference Room phòng hội thoại từ xa nơi mà mọi người cùng
gọi đến để trao đổi nói chuyện. Hệ thống Asterisk cho phép người dùng tùy biến tạo
ra quy mô của phòng hội thoại tùy theo nhu cầu sử dụng. Đối với hệ thống PSTN
việc sử dụng được tính năng này thì phải trả phí nhưng đối với Asterisk thì hoàn
toàn không mất phí.
2.3.6 Automatic Call Distribution – ACD (Phân phối cuộc gọi
tự động).

Hình 2-: Phân phối cuộc gọi tự động [1]

Tính năng này cho phép phân phối cuộc gọi tự động có nghĩa là trả lời cuộc gọi một
cách linh hoạt, hiệu quả hơn nhằm tăng chất lượng phục vụ ví dụ như tổng đài chăm
sóc khách hàng của Công Ty Cổ Phần Thế Giới Di Động…


Tính năng ACD hoạt động như sau:
• Đầu tiên nếu các Agent đều bận thì lúc này các cuộc gọi sẽ được đưa vào
hàng đợi.
• Tính năng này cho phép Agent trả lời cuộc gọi theo các cấu trúc queuing
strategy như Ringall (Rung chuông đối với tất cả Agents), Roundrobin (Rung

chuông lần lượt), Rrmemory (Ghi nhớ Agent nào nhấc máy nhiều nhất và
rung chuông),…
• Trong lúc chờ đợi người gọi có thể nghe một bản nhạc nào đó
như đã nói về tình năng Music On Hold ở trên.
• Khi sử dụng tính năng ACD này có thể:
o Việc nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp là rất cần thiết vì
vậy tính năng này nhằm tránh được tình trạng bỏ lỡ (Miss) các cuộc
gọi khi các Agents đang bận. Vậy nếu số lượng cuộc gọi trong hàng
đợi tăng lên thì đồng nghĩa phải có thêm Agent để trả lời cuộc gọi.
o Tính năng này cho phép thống kê được các thông số
như: Thời gian một cuộc gọi trung bình dài bao lâu, tỷ lệ
bỏ lỡ cuộc gọi là bao nhiêu,…Việc thống kê như vậy sẽ
giúp kiểm soát được các Agents nhằm tăng chất lượng
phục vụ khách hàng.
2.4 Kiến trúc và hoạt động của hệ thống Asterisk.
Kiến trúc của cớ bản Asterisk là sự kết hợp giữa nền tảng các giao thức như SIP,
H.323, IAX, MGCP và công nghệ điện thoại VoIP, đối với công nghệ điện thoại cho
hệ thống chuyển mạch mềm như T1, E1, ISDN và ứng dụng điện thoại như ứng
dụng Voicemail, Meetme, IVR, ACD…


Hình 2-: Kiến trúc của Asterisk [1]

Khi hệ thống Asterisk được khởi động thì module Dynamic Module Loader thực
hiện nạp các thành phần như driver, kênh giao tiếp, codec, format và các ứng dụng
liên quan. Các hàm API cũng được liên kết nạp vào hệ thống. Lúc này hệ thống
PBX Switching Core của Asterisk đã trong trạng thái sẵn sàng hoạt động và thực thi
các công việc như chuyển mạch cuộc gọi tùy vào Dialplan (Kế hoạch quay số).
Module Application Launcher dùng để quay số, rung chuông thuê bao, định hướng
cuộc gọi,…Module Scheduler and I/O Manager đảm nhiệm các ứng dụng mang tính

nâng cao và các chức năng được phát triển bởi cộng Asterisk. Module Codec
Translator cho phép các chuẩn dữ dữ liệu khác nhau có thể kết nối với nhau.


Hình 2-: Mô hình OSI và các giao thức VoIP [2]

Hệ thống Asterisk bao gồm bốn chức năng chính:
• Chức năng Channel API: Chức năng này cho phép phần lõi PBX giao tiếp
với các tín hiệu khác nhau hỗ trợ các giao thức VoIP gồm H.323, SIP, MGCP,
IAX.
• Chức năng Codec Translator API: Chức năng này cung cấp khả năng làm
việc với các định dạng âm thanh khác nhau như mã hóa WAV, MP3, GSM,
ADPCM...
• Chức năng File Format API: Chức năng này cho phép đọc các định dạng file
WAV, GSM, MP3…Điều này giúp linh hoạt cho các ứng dụng trên nền
Asterisk trong việc xử lý các âm thanh.
• Chức năng Application API: Chức năng này dùng cho ứng dụng bên thứ ba
như thoại thì có (X-Lite, Zoiper,…), hội thoại (Meetme,…),…
2.5 Các loại giao thức trong hệ thống Asterisk
Hệ thống Asterisk hỗ trợ các loại giao thức sau:
• Giao thức H.323.
• Giao thức SIP (Session Initiation Protocol).


• Giao thức MGCP (Media Gateway Protocol).
• Giao thức IAX/IAX2 (Inter-Asterisk eXchange).
2.5.1 Giao thức H.323
Giao thức H.323 được xây dựng bởi ITU – International Telecommunication Union.
Chuẩn H.323 dựa trên nền tảng kỹ thuật dùng cho truyền dữ liệu thoại, số liệu, và
hình ảnh đồng thời qua mạng IP. Tính đến nay giao thức H.323 đã phát triển lên hai

phiên bản. H.323v1 được ra đời vào năm 1996 và H.323v2 được ra đời vào năm
1998. Chuẩn H.323 có thể dùng cho đàm thoại điểm - điểm (Point – to – point)
cũng như trong hội nghị truyền thông.
Bộ giao thức H.323 bao gồm các thành phần sau:
• Chuẩn H.245: Dùng để báo hiệu điều khiển truyền thông đa phương tiện
(Multimedia).
• Chuẩn H.225: Đóng gói và đồng bộ các thông tin đa phương tiện như thoại,
số liệu, truyền hình. Chuẩn H.323 này còn bao gồm bộ giao thức RTP/RTCP
và Q.931 thủ tục điều khiển cuộc gọi.
• Chuẩn hay thuật toán dùng nén tín hiệu thoại: G.711, G.722, G.723, G.728…
• Chuẩn hay thuật toán dùng nén tín hiệu video: H.261, H.263…
• Chuẩn dùng chia sẻ số liệu: T.120.


Hình 2-: Các layer của bộ giao thức H.323 [1]

a. Các thành phần của H.323

Hình 2-: Các phần tử của H.323 [1]


×