Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

LUẬN VĂN: Hoạch định chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn Quảng Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.19 KB, 110 trang )














LUẬN VĂN:
Hoạch định chính sách công trong quá
trình xây dựng mô hình nông thôn mới
trên địa bàn Quảng Nam













MỞ ĐẦU



1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta hiện vẫn là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số
và chiếm đến 60,7% lao động xã hội. “Thu nhập hộ nông dân hịên chỉ bằng 1/3 so với
dân cư khu vực thành thị, ở vùng núi có tỉ lệ mù chữ trên 22,6%, hiện còn 2,25 triệu hộ
nghèo (90% ở nông thôn), 300.000 hộ thường xuyên thiếu đói, 400.000 hộ đồng bào
dân tộc thiểu số sống du canh” [44, tr.248]. Trong khi đó nông nghiệp nông thôn
đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân với 20% GDP, trên 25% giá trị kim ngạch
xuất khẩu. Mặc dù vậy, các chính sách phát triển nông nghiệp trước đây thường
thiên về thúc đẩy phát triển ngành, có phần xem nhẹ vai trò, lợi ích của chủ thể
chính, động lực chính của phát triển nông nghiệp là nông dân. Phần lớn các chính
sách hầu như chưa quan tâm xử lý tổng thể và hợp lý mối quan hệ giữa các vùng,
các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và thành thị, chưa đặt ra và giải quyết triệt
để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn
… Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến cho sau nhiều thập kỷ chuyển đổi nền nông
nghiệp sang thị trường, đến nay về cơ bản nông nghiệp, nông thôn Việt Nam vẫn
mang tính khép kín, tự cấp tự túc.
Khi nước ta gia nhập WTO, tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế lớn của
khu vực và thế giới, sức ép của hội nhập và phát triển ngày một lớn, đặt ra yêu cầu
rất cao đối với nền kinh tế nước ta, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực phải
đối mặt với nhiều thách thức nhất. Trước yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay,
thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đến lúc
đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các
vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông
nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổn định và phát triển đất
nước.
ở nước ta thời gian qua, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ
chức xã hội trong nước đã có nhiều nỗ lực nhằm xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi



trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Như, Chương trình định canh
định cư và xây dựng vùng kinh tế mới (năm 1968); Chương tình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005; Chương trình phủ xanh đất trống đồi
núi trọc (327/CT) và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; Chương trình mục tiêu quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các
xã đặc biệt khó khăn ở vùng sâu vùng xa. Chủ trương chính sách xem nông nghiệp là
mặt trận hàng đầu, ba chương trình: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu; CNH và HDH nông nghiệp, nông thôn; xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư,
Một trong số chương trình lớn có sự phối hợp, tài trợ của các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài, Chương trình 135 về giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn; các chương
trình quốc gia lớn nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân đã thu hút trên 13,07 triệu
hộ với trên 58,41triệu lượt người ở nông thôn tham gia; các chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước ta về đất đai, sản xuất nông sản hàng hoá, kinh tế hợp tác, kinh
tế trang trại,… đã và đang đưa nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá- tập trung - quan
liêu - bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy vậy, nhìn chung, các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông
thôn chưa thực sự hiệu quả, thiếu bền vững, ở nhiều mặt có thể nói chưa đáp ứng
yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông
thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là chưa định hướng rõ mô hình phát
triển, thể hiện ở việc nhận thức chưa thấu đáo các vấn đề như: Tầm nhìn (mục tiêu),
mô hình phát triển và các nguồn lực và thiếu sự xác định lợi ích thực tế của các bên
liên quan trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu cụ
thể, thiếu tính khoa học trong quy trình hoạch định và triển khai chính sách; có
nhiều chính sách, nhưng hiệu quả kinh tế, hiệu ứng xã hội của các chính sách không
tương xứng với nguồn lực đầu tư, hoặc thiếu bền vững.
Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của
Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH-HĐH
nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được
các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân,

nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới.


Để thực hiện các mục tiêu trên, cần có nhiều chính sách phát triển nông nghiệp
nông thôn mang tính đồng bộ, nhưng trong đó chính sách có ý nghĩa quyết định là
chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới.
Đây là chính sách về một mô hình phát triển của nông nghiệp và nông thôn,
nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều
vấn đề cụ thể, đồng thời phải giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác,
các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục được
tình trạng tuỳ tiện, rời rạc, ngẫu hứng hoặc duy ý chí trong các chính sách nói chung
và chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng từ trước đến
nay.
Quảng Nam là một tỉnh nghèo, không nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên
nhiên và điều kiện khí hậu, lại vừa mới chia tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng
(được 10 năm), cơ sở vật chất kỹ thuật nhìn chung còn thiếu hụt, trình độ phát triển
hiện còn thấp so với bình quân cả nước; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm và
các dịch vụ công cộng thiếu và yếu; số lượng gia đình chính sách xã hội tương đối
đông…Để có bước phát triển nhanh, bền vững, hiện nay tỉnh đang cố gắng hoạch
định và thực thi nhiều chính sách kinh tế xã hội mang tính bứt phá. Trong nông
nghiệp và nông thôn, là một tỉnh nông nghiệp, các cơ quan hoạch định chính sách
đang tìm tòi mô hình phát triển nông thôn thật sự phù hợp, có khả năng đảm bảo ổn
định chính trị, kinh tế xã hội, phát huy được các truyền thống lịch sử văn hoá, thích
ứng nhanh với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đáp
ứng được yêu cầu CNH, HĐH đất nước và nông nghiệp nông thôn…Mô hình nông
thôn như vậy, thể hiện trong ý tưởng của TƯ Đảng, Chính phủ và Bộ NN & PTNT,
cũng như của Hội Nông dân Việt Nam là Mô hình nông thôn mới.
Xây dựng mô hình nông thôn mới đòi hỏi phải có chính sách cụ thể. Hiện nay,
tuy ý tưởng đã có, Bộ NN & PTNT đã có những chỉ thị, hướng dẫn, các nhà khoa
học đã bắt đầu nghiên cứu và đã có một số đề án thí nghiệm nhằm đưa ra những tiêu

chí của mô hình này…Nhưng vẫn chưa có một chính sách cụ thể. Đối với một địa
phương như Quảng Nam, chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới có ý nghĩa
đặc biệt quan trong trong thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lược của tỉnh nhà.


Với tất cả những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề "Hoạch định
chính sách công trong quá trình xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn
Quảng Nam" làm luận văn thạc sĩ chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết
vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan
lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới cũng
như ở nước ta.
Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông nghiệp
trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất bản nông
nghiệp ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ
bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua việc nghiên
cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu á, Châu Phi và Châu Mỹ La
Tinh. Cuốn sách đã đề cập những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách
hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản,
những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hoá.
Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp của
các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá gắn liền với
thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những mô hình thành
công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề
nông dân.
Công trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các nước
và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc và
Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000. Trong công
trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế

nông thôn ở một số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu
làng truyền thống ở Việt Nam. Những điểm đáng chú ý của công trình này có giá trị
tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn
nước ta hiện nay như, tương lai của các trang trại nhỏ; nông dân với khoa học; hệ tư
tưởng của nông dân ở thế giới thứ ba; các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình
tiến hoá nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa Đặc biệt lưu ý là những kết
quả nghiên cứu của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm -
Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế.


ở trong nước, có hàng loạt công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm
phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài. Theo hướng này, một số nhà
nghiên cứu và chỉ đạo thực tiễn ở nước ta như PGS,TS. Chu Hữu Quý; GS,TS.
Nguyễn Thế Nhã; GS,TS. Phạm Thị Mỹ Dung, GS. Đoàn Trọng Truyến, PGS,TS.
Nguyễn Sinh Cúc đã có những công trình nghiên cứu công phu và có giá trị.
Điểm chung nhất của các nghiên cứu này và sau khi phân tích thực tiễn giải
quyết vấn đề quản lý Nhà nước nói chung và việc xây dựng chỉ đạo chính sách phát
triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ngoài, các tác giả đều cố gắng gợi mở, nêu lên
những kinh nghiệm để có thể vận dụng cho giải quyết những vấn đề thực tiễn của
Việt Nam.
Tác phẩm: “Gia nhập WTO, Trung Quốc làm gì? được gì?” do TS. Nguyễn
Kim Bảo chủ biên, xuất bản năm 2004. Những phân tích, đánh giá của công trình
này về những việc đã làm của Trung Quốc, những kết quả bước đầu cũng như
những vấn đề đặt ra cần được giải quyết về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đã cung cấp những thông tin có giá trị
tham khảo cho Việt Nam. Đặc biệt trong công trình này, tác giả cảnh báo những
thách thức, những khó khăn trong phát triển kinh tế - đặc biệt là phát triển nông
nghiệp nông thôn trước và sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.
Tác phẩm: “Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp của Thái
Lan” của các tác giả GS, TS. Nguyễn Thế Nhã và TS. Hoàng Văn Hoan do Nxb

Nông nghiệp ấn hành năm 1995. Trong công trình này các tác giả đã đi sâu phân
tích quá trình hoạch định và chỉ đạo thực hiện chính sách nông nghiệp của Thái Lan
từng thời kỳ. Trong đó một số nội dung được các tác giả đề cập có giá trị tham khảo
rất tốt cho Việt Nam như chính sách phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, chính
sách xuất khẩu nông sản, chính sách tín dụng và đặc biệt là những chính sách liên
quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp.
Những công trình liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân
ở nước ta có khối lượng rất đồ sộ, cách thức tiếp cận cũng rất đa dạng.
Công trình: “Phát triển nông thôn" do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) Nxb
Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
phát triển nông thôn. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số
Comment [U1]:



nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc
làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo… Trong lúc phân tích
những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn nước ta, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách
thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
Về mô hình nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử dân tộc là vấn đề rất được
nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu vắng khi xác
định mô hình nông thôn mới hiện nay.
Công trình: “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử”
do GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia ấn hành năm 1994, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong
phát triển nông thôn nước ta. Sau khi nêu lên sự quan tâm của Nhà nước trong các
thời kỳ về quản lý làng xã và xây dựng thiết chế chính trị - xã hội nông thôn nước
ta, các tác giả đã trình bày khá toàn diện về quản lý nông thôn nước ta trong lịch sử

như vấn đề Nhà nước quản lý nông thôn trong các thế kỷ XVI - XVIII; nhà Nguyễn
đối với vấn đề nông thôn trong thế kỷ XIX; phát triển nông thôn trong thời kỳ Pháp
thuộc (1945 - 1954); cơ cấu quản lý hành chính làng xã Việt Nam từ 1954 - 1975.
Công trình còn đề cập mô hình phát triển làng xã nông thôn Việt Nam ở các vùng
cụ thể ở nước ta nhất là ở Bắc bộ và Nam bộ. Công trình đã cung cấp những sử liệu
rất có gía trị về vai trò của Nhà nước, tính cộng đồng và tính bền vững của mô hình
làng xã Việt Nam; những nhân tố tác động những việc hình thành thiết chế làng xã
và mô hình hoạt động của chúng.
Những nghiên cứu chuyên sâu về chính sách phát triển kinh tế xã hội nói
chung và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng cũng được các tác
giả Việt Nam rất quan tâm. GS. Hồ Văn Thông; PGS, TS. Phạm Chi Mai; PGS,TS.
Ngô Đức Cát v.v đã trình bày những công trình có tính lý thuyết về hoạch định
chính sách phát triển kinh tế xã hội.
Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
của PGS,TS. Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003. Đây là công trình nghiên
cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục
về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung
Comment [U2]:
chính trị - xã hội


cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên
giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới,
hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới,
những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển
nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hoá giàu nghèo,
vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản đã được tác giả lý giải
với nhiều luận cứ có tính thuyết phục.
Công trình nghiên cứu của PGS, TS. Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến Quang

do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1996 với tiêu đề: “Chính sách kinh tế và vai
trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” đã luận giải nhiều nội
dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu như khái niệm về chính sách, các nội dung của
chính sách kinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10
năm đổi mới và những tác động của chúng.
Công trình nghiên cứu: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết
X của Bộ Chính trị” do PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên do Nxb Chính trị Quốc
gia ấn hành năm 1998 đã đề cập nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chủ đề
nghiên cứu như phân tích quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam dưới sự tác
động của hệ thống chính sách, đi sâu phân tích một số chính sách cụ thể như chính
sách đất đai, chính sách phân phối trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta.
Về những mô hình hợp tác xã nông nghiệp nước ta, được coi là một mô hình
phát triển nông nghiệp nông thôn trong quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu
Xô viết, cũng được một tập thể các nhà khoa học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh nghiên cứu khá sâu sắc trong Đề tài tổng kết thực tiễn "Mô hình hợp tác
xã nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" (2003) do
GS,TS Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm
Đặc biệt công trình nghiên cứu do PGS. TS. Vũ Trọng Khải chủ trì được
Nxb nông nghiệp ấn hành năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu về mô
hình phát triển của nông thôn Việt Nam. Công trình nghiên cứu này được xuất bản
trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước do tác giả làm chủ nhiệm với tiêu đề: “Tổng kết và
xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống
làng xã với văn minh thời đại”.


Việc hội nhập kinh tế quốc tế của nông nghiệp Việt Nam cũng đã bước đầu
được nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm. Một số tác giả như GS,TS Bùi Xuân
Lưu; GS,TS Nguyễn Điền, TS. Nguyễn Từ; Th.s Nguyễn Thu Hằng
Công trình nghiên cứu: “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế” do GS,TS Bùi Xuân Lưu, Nxb Thống kê ấn hành

năm 2004. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích những đặc trưng của hội
nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp; phân tích khái quát những thành tựu cũng
như hạn chế của nông nghiệp nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời
khuyến nghị về sửa đổi các chính sách và hoàn thiện vai trò của Nhà nước để nông
nghiệp, nông thôn nước ta hội nhập thành công.
Công trình nghiên cứu: “Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho
ngành nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tổ chức
Ausaid nghiên cứu đã đi sâu phân tích những quy định của WTO về thương mại
nông sản. Qua đó dự báo khả năng tương thích của hệ thống chính sách nông
nghiệp Việt Nam so với những quy định của WTO, khuyến nghị những sửa đổi về
chính sách để phát triển nông nghiệp Việt Nam khi trở thành thành viên WTO.
Công trình nghiên cứu: “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến
phát triển nông nghiệp Việt Nam” là một dự án nghiên cứu tập thể do TS. Nguyễn
Từ phụ trách. Trong công trình này, các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết
kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách
phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng
thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung
phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang
phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt
Nam để hội nhập thành công.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn không thể tách rời các nhân tố phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và môi trường Rất nhiều tác giả quan tâm đến
khía cạnh này của vấn đề. GS,TS Hoàng Chí Bảo về "hệ thống chính trị ở cơ sở
nông thôn" (Nxb CTQG. H. 2004); "Các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ
cơ sở" của PGS, TSKH Phan Xuân Sơn (Nxb. CTQG. H. 2002), TS. Nguyễn Văn
Sáu và GS. Hồ Văn Thông về "Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng chính


quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" (Nxb. CTQG. H. 2003). PGS,TSKH Phan Xuân

Sơn và Th.S Lưu Văn Quảng đã trực tiếp bàn về chính sách, hơn nữa lại là chính
sách liên quan đến nông nghiệp nông thôn và chính sách dân tộc trong cuốn "Những
vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay" (Nxb LLCT. H. 2005)…
Những công trình đó đã cung cấp những luận cứ, luận chứng, những dữ liệu rất
quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Tuy nhiên, các công trình ấy không
đi sâu nghiên cứu quá trình hoạch định chính sách công về nông nghiệp, nông thôn nói
chung và mô hình nông thôn mới của một tỉnh (Quảng Nam) của Việt Nam. Những kết
quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu
và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này và trong những công trình nghiên
cứu của mình về sau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Thông qua nghiên cứu, đánh giá quá trình hoạch định chính sách công trong
phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay nói chung, và
Quảng nam nói riêng, luận văn nghiên cứu quá trình hoạch định chính sách công
trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Nam, đề xuất các khuyến nghị mang tính
giải pháp làm cơ sở để các cơ quan, ban, ngành thực hiện tốt hơn các chu trình
hoạch định chính sách công trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương,
xây dựng thành công nông thôn mới.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách công và việc hoạch định chính sách
công.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển của chính sách công trong phát
triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, xây dựng mô hình nông thôn mới nói riêng
của Đảng và Nhà nước ta từ sau đổi mới đến nay;
- Phân tích quá trình hoạch định chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những kiến nghị mang tính giải pháp nhằm
thực hiện một cách khoa học các chu trình hoạch định chính sách công trong xây

dựng mô hình nôn thôn mới, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Cỏc chớnh sỏch và chu trỡnh hoạch định chính sách công trong phát triển nông
nghiêp, nông thôn nói chung và mô hỡnh nụng thụn mới núi riờng.
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn của Đảng và Nhà nước ta từ
khi đổi mới; chính sách của địa phương từ khi tái lập tỉnh Quảng Nam năm 1997
đến nay.
- Nghiên cứu việc hoạch định chính sách công theo quy định phân cấp của
chính quyền cấp tỉnh ở tỉnh Quảng Nam trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông
thôn hướng đến xõy dựng mụ hỡnh nụng thụn mới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
của Đảng, các khung khổ lý thuyết về chớnh sỏch cụng.
Thực tiễn: Quỏ trỡnh hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn,
xây dựng mô hỡnh nông thôn mới ở nước ta và tỉnh Quảng Nam.
Đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể: Phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, thống
kê, khảo sát thực tiễn, điều tra xó hội học, so sỏnh, dự bỏo, khảo sỏt văn bản.
6. ý nghĩa của luận văn
- Trên phạm vi tỉnh Quảng Nam luận văn là công trỡnh đầu tiên được nghiên
cứu ở quy mô và phạm vi một luận văn thạc sĩ chính trị học.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, giảng dạy và học
tập trong lĩnh vực chính sách công. Các khuyến nghị và dự báo có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho các cơ quan lónh đạo, quản lý, hoạch định chính sách ở trung -
ương và địa phương.
7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2
chương, 8 tiết.


Chương 1
NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CễNG
VỀ Mễ HèNH NễNG THễN MỚI

1.1. các khung khổ lý thuyết về chính sách công
1.1.1. Quan niệm về chính sách công
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “chính sách công”. Nhà kinh tế học Anh
(Frank Ellis) cho rằng: Không có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ “chính sách
công” phù hợp với tất cả mọi người. Cách hiểu thông thuờng được nói đến nhiều
nhất: Chính sách (Politique) là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phỏi
hoặc chớnh phủ trong cỏc lĩnh vực chớnh trị - kinh tế - xó hội; là sỏch lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định.
Tuy vậy, có rất nhiều cách cắt nghĩa. Frank Ellis cho rằng chính sách là “nghệ
thuật của Chính phủ” tạo ra các điều chỉnh và sự can thiệp cần thiết. Chớnh sỏch
cụng ngụ ý sự can thiệp của Nhà nước vào xó hội. Từ đó ông nêu ra định nghĩa:
“Chính sách được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối
với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ tỡm kiếm và sự
lựa chọn cỏc phương pháp để theo đuổi mục tiêu đó” [10, tr.121].
E. Anlerson cho rằng chính quyền là cơ quan thực hiện sự uỷ quyền của dân,
thực hiện ý chớ của mọi người. Vỡ thế nú là một thể chế cụng cộng điển hỡnh nhất,
hoạt động của nó là hoạt động công cộng vỡ lợi ích công cộng. Chính quyền có khả
năng huy động nguồn lực của toàn xó hội và tác động đến các bộ phận của xó hội
với những mục đích nhất định. Những tác động này được gọi là chính sách. E.
Anlerson cho rằng hoạt động của chính quyền là chính sách công. Từ đây, ông định
nghĩa: "Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm và không
làm" [10, tr.122].

Nhiều quan điểm cho rằng chính sách công là một chuỗi các hoạt động nhằm
trong một hệ thống với một trật tự xác định. Hệ thống này có mục tiêu dài hạn hay
ngắn hạn, được xây dựng trên cơ sở pháp lý và loại trừ cỏc yếu tố ngẫu nhiờn. Như
vậy chính sách công là hệ thống hoạt động có tính toán và mục tiêu của chính quyền
tác động đến cuộc sống của người dân.
Comment [U3]:
chú thích


Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, “Chính sách công (Politique
publique) là chiến lược sử dụng các nguồn lực để làm dịu bớt những vấn đề của
quốc gia hay những mối quan tâm của Nhà nước. Chính sách công cho phép chính
phủ đảm nhiệm vai trũ của người cha đối với cuộc sống của nhân dân. Nó tạo thời
cơ, giữ gỡn hạnh phỳc và an toàn cho mọi người; tạo ra an toàn tài chính và bảo vệ
an toàn Tổ quốc” [49, tr.47].
Các tác giả tập bài giảng chính trị học của Viện Khoa học chính trị cho rằng
“chính sách là tập hợp những văn bản theo một hướng xác định được quyết định bởi
những chủ thể cầm quyền nhằm quy định quá trỡnh hành động của những đối tượng
nào đó, để giải quyết những vấn đề mà nhóm chủ thể - đối tượng đó quan tâm theo
một phương thức nhất định để phân bổ giá trị” [18, tr.125]. Các tác giả của tập bài
giảng cũn cho rằng khái niệm chính sách công xuất phát từ các vấn đề của thực tiễn
như: Sử dụng các nguồn lực đúng và hiệu quả. Chính sách chứa đựng hai mặt của
vấn đề kỹ thuật và hệ giá trị.
Cách hiểu ngắn gọn cô đúc song tất yếu: Chính sách công là Chương trỡnh
hành động của Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể. Hay chớnh sỏch cụng cũn
được hiểu là chuỗi các văn bản, được quyết định bởi chủ thể nắm quyền lực nhà nước,
nhằm quy định mục đích và cách thức, hành động của những đối tượng liên quan, để
giải quyết những vấn đề mà xó hội quan tõm.
Qua các cách hiểu như trên về chính sách công, có thể khái quát rằng: Chính
sách công là một hệ thống bao gồm tổng thể những tác động cú ý thức (tự giỏc, khụng

phải là ngẫu nhiên) của Nhà nước đến đời sống nhân dân, nhằm đạt được các mục tiêu
Nhà nước đó đặt ra trong quá trỡnh quản lý xó hội.
Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tuỳ thuộc tính chất của
đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xó hội Muốn định ra chính sách
đúng phải căn cứ vào tỡnh hỡnh thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải
vừa giữ vững mục tiêu, phương hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ
chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Đối với Việt Nam, chính sách là các quan điểm, cách thức, biện pháp của Nhà
nước nhằm cụ thể hoá đường lối của Đảng tác động đến các lĩnh vực trong đời sống xó
hội nhằm đạt được mục tiêu trong mỗi thời kỳ khác nhau. Nhiều trường hợp chủ trương
đường lối, nghị quyết của Đảng cũng được coi là chính sách. Như vậy, chính sách công
bao hàm các vấn đề rất cơ bản như sau:
Comment [U4]:
chú thích
Comment [U5]:
chú thích


Thứ nhất, chính sách công là các “chương trỡnh” bao gồm cỏc mục tiờu và biện
phỏp liờn quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, được luận giải khoa học. Điều đó giúp
phân biệt chính sách với các quyết định nhất thời mang tính chất tỡnh thế.
Thứ hai, “Tính định hướng đích, cụ thể” của chính sách công phân biệt được
rừ giữa định hướng, chính sách và biện pháp theo mức độ cụ thể hoá.
Thứ ba, “Tính hợp pháp” của chủ thể ra chính sách (Nhà nước) từ đó khẳng
định khả năng cưỡng chế của bộ máy quyền lực. Nó là tiêu chí chính thể hiện sự
khác biệt giữa chính sách công với các chính sách của các tổ chức trong khu vực tư
nhân hay của các đảng, đoàn thể xó hội vốn là những chủ thể không nắm quyền lực
công cộng mặc dù có ảnh hưởng nhất định đến quyền lực đó.
Thứ tư, " tính hệ thống", " tính lịch sử",các chính sách luôn luôn phụ thuộc
nhiều,chính sách liên quan, chế tài bởi các văn bản quy phạm pháp luật, các chính

sách có thời hiệu trong một thời gian, không gian nhất định.
Thứ năm, chính sách phụ thuộc vào bộ máy, cơ chế, cán bộ nhằm hoạch định, chỉ
đạo thực hiện chính sách hiệu quả. Bộ máy gọn nhẹ, minh bạch, không chồng chéo, cơ
chế phối hợp rừ ràng, triển khai chính sách thuận lợi hơn.
Thứ sáu, chính sách phụ thuộc vào tính đúng đắn của chính sách. sự chỉ đạo
vận dụng vào thực tiễn từng địa phương. Nhiều chính sách do chủ quan, nóng vội
hoặc không thực tiễn, sẽ khó thực hiện.
1.1.2. Chính sách công ở Trung ương và địa phương
Để nghiên cứu chính sách công, chúng ta có thể phân loại chúng. Có thể phân
loại theo các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xó hội, đối ngoại, an ninh, quốc
phũng…Cũng cú thể phõn loại theo thời gian: Ngắn hạn hoặc dài hạn; phõn loại
theo hiệu quả, phân loại theo phương pháp triển khai, như chính sách phân bổ,
chính sách điều tiết, chính sách có tính cưỡng chế hay thuyết phục, phân loại theo
chính sách toàn thể hoặc chính sách bộ phận…
Trong phân loại chính sách, tất nhiên tuỳ từng đề tài để sử dụng cách phân loại
nào là chính trong quá trỡnh nghiờn cứu. Khi nghiờn cứu chớnh sỏch phỏt triển
nông nghiệp và nông thôn ở một tỉnh như Quảng Nam mà luận văn đó lựa chọn, thỡ
cỏch phõn loại theo cấp độ của chính sách (ở trung ương và ở địa phương) cú ý nghĩa
quan trọng, mặc dự chỳng có sự khác biệt rất tương đối.


Chính sách trung ương là cấp có thẩm quyền ban hành ở trung ương và cả
nước hoặc một vài địa phương cụ thể nào đó. Cũn chớnh sỏch địa phương là ở tính
cụ thể hoá các chủ trương, chính sách Trung ương, của chính quyền địa phương,
hoặc là giải quyết những vấn đề của địa phương nhưng không trái với chính sách và
pháp luật của Nhà nước Trung ương.
Chính sách của Trung ương xuất phát từ nhu cầu tổng thể của đất nước, sử
dụng nguồn lực của cả nước, giải quyết mối tương quan lợi ích của mọi giai cấp,
tầng lớp và của tất cả các địa phương. Vỡ vậy, chính sách của Nhà nước Trung
ương mang tính chi phối, quyết định quỏ trỡnh thực thi quyền lực Nhà nước ở địa

phương.
Vỡ vậy, chớnh sỏch cụng (Nhà nước) của Trung ương mang tính toàn diện.
Bao gồm:
- Các chính sách về phát triển kinh tế, như: Chính sách về sở hữu, phát triển cơ
sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng các thể
chế thị trường, tạo dựng các khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh tế, các chiến
lược phát triển kinh tế…
- Chính sách phát triển văn hoá, như: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, phát huy truyền thống văn hoá, khai thác những di sản văn hoá
trong phát triển và hội nhập, tạo dựng những giá trị mới về văn minh vật chất và
tinh thần trong các quan hệ xó hội,…
- Chớnh sỏch chớnh trị - xó hội là những chớnh sỏch nhằm đảm bảo và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc
của nhà nước và xó hội; chính sách giáo dục đào tạo, xây dựng nguồn lực con
người, trong đó đặc biệt là đội ngũ cán bộ lónh đạo, quản lý và đội ngũ những nhà
khoa học, đội ngũ lao động có trỡnh độ công nghệ cao, có khả năng tạo ra các sản
phẩm có hàm lượng trí tuệ cao; các chính sách xoá đói giảm nghốo, thực hiện cụng
bằng xó hội, chớnh sỏch bỡnh đẳng giới, bỡnh đẳng cùng phát triển đối với các dân
tộc thiểu số…
Ngoài ra, cũn nhiều chớnh sỏch liờn quan đến an ninh quốc phũng, chớnh sỏch
tụn giỏo, dõn tộc, đối ngoại, chính sách trực tiếp giải quyết những vấn đề của một
địa phương hoặc giải quyết mối quan hệ phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và
địa phương.


Tuy vậy, chính sách của Trung ương không thể bao quát hết các vấn đề cụ thể,
độc đáo của từng địa phương. Chính quyền từng địa phương cần cụ thể hoá các
chính sách của Trung ương phù hợp với đặc điểm, nguồn lực và phương thức thực
hiện của địa phương mỡnh. Ngoài ra, mỗi địa phương cũn cú nhu cầu riêng không
phản ánh trong chính sách của Trung ương. Nếu không có chính sách địa phương

thỡ khụng thực hiện được chính sách của Trung ương và không thể giải quyết đầy
đủ những vấn đề của từng địa phương. Vỡ vậy, chớnh sỏch cụng của bất kỳ nước
nào cũng là tổng thể các chính sách của Nhà nước Trung ương và chính quyền địa
phương.
Nước ta là một nước nông nghiệp đang trong quá trỡnh đẩy mạnh CNH, HĐH,
chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn có vị trí quan trọng hàng đầu. Chính
sách nông nghiệp và nông thôn của Trung ương trực tiếp liên quan đến hầu hết các
địa phương. Hơn bất kỳ một chớnh sỏch nào, việc thực hiện chớnh sỏch nụng
nghiệp và nụng thụn phụ thuộc nhiều vào quỏ trỡnh triển khai, thực hiện ở cỏc địa
phương và cơ sở, chúng đũi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chớnh sỏch
Trung ương và chính sách địa phương.
1.1.3. Chu trỡnh chớnh sỏch cụng
Khái niệm
Chu trỡnh hoạch định chính sách (quy trỡnh, trỡnh tự ) là tất cả cụng việc từ
đầu đến cuối của một chính sách, kể từ khi nảy ra ý tưởng tới việc định hỡnh, kiểm
nghiệm, sửa đổi hoặc huỷ bỏ nó. Hoạch định chính sách công diễn ra theo một
lôgic, có trật tự và đặc biệt có tính kế thừa rất cao.


Quỏ trỡnh hoạch định và thực hiện chính sách công chính là việc lần lượt
thực hiện các bước sau: Lập nghị trỡnh hành động, lập chính sách hay ra quyết định,
triển khai thực hiện, đánh giá chương trỡnh hay phõn tớch tỏc động và cuối cùng là
những phản hồi dẫn tới việc xem xét lại hay chấm dứt chính sách công đó. Như vậy, nú
là chu trỡnh khộp kớn. Quỏ trỡnh hỡnh thành chớnh sỏch cụng trờn thực tế là quỏ
trỡnh cỏc quần thể lợi ớch đưa ra yờu cầu của mỡnh và cỏc chủ thể chớnh sỏch căn cứ
vào yêu cầu lợi ích của xó hội để điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích phức tạp. Một chu
kỳ chính sách công gồm các bước sau:
Bước 1: Xỏc lập nghị trỡnh
Thực chất là xác định vấn đề chính sách, các yếu tố đầu vào của hệ thống
hoạch định chính sách.

Một chính sách ra đời bao giờ cũng là sản phẩm đầu ra của hệ thống hoạch
định chính sách. Ở tầm vĩ mô, đó là sản phẩm của hệ thống chính trị. Trong quá
trỡnh tạo ra được một "sản phẩm đầu ra" là chính sách, hệ thống hoạch định phải
thực hiện nhiều công đoạn của một chu trỡnh. Trước hết, đó là xác định vấn đề của
chính sách. Vấn đề của chính sách nằm trong các nhu cầu về chính sách (hay cũn
gọi là nhu cầu chớnh trị). Cỏc nhu cầu này xuất phỏt từ lợi ớch của cỏ nhõn, cỏc
nhúm xó hội, cỏc đảng chính trị, thậm chí là các quốc gia cần được đáp ứng ngay.
Trong thời điểm mà những vấn đề nêu trên trở thành bức xúc, trong xó hội vẫn cũn
nhiều vấn đề bức xúc khác nữa, liên quan đến lợi ích của các nhóm dân cư, các lực
lượng chớnh trị, xó hội khỏc nhau. Vậy làm sao lựa chọn được vấn đề đúng cho một
chính sách? Điều này liên quan đến yếu tố đầu vào thứ hai là thông tin. Ai là người
có khả năng cung cấp những thông tin, diễn giải về vấn đề cho hệ thống hoạch định
chính sách? Có nhiều kênh thông tin từ truyền miệng, gây dư luận, kiến nghị bằng
văn bản qua hệ thống chính quyền, truyền thông đại chúng, các nghiên cứu khoa
học, vận động hành lang, gây áp lực và kênh thu thập thông tin chính thức của hệ
thống hoạch định chính sách…Vấn đề đặt ra ở đây là cho dù một vấn đề xó hội thực
sự bức xỳc hoặc một sỏng kiến chớnh sỏch rất tốt, nhưng nếu không có cách nào
đưa vào được nghị trỡnh chớnh sỏch thỡ sẽ khụng thể trở thành chớnh sỏch được.
Đây là quá trỡnh thực thi quyền lực chớnh trị và quyền lực Nhà nước rất phức tạp
thông qua hệ thống chính trị và hệ thống xó hội, mà kết quả phụ thuộc rất nhiều vào


năng lực chủ quan của các lực lượng chính trị - xó hội, của cỏc nhà hoạch định
chính sách.
Bước 2: Xây dựng và ban hành chính sách
Từ tất cả các thông tin, hệ thống hoạch định phải xác định cho được vấn đề
nào cần đặt lên chương trỡnh nghị sự. Để có kết quả đó, người hoạch định chính
sách cần sử dụng ba công cụ chủ yếu:
- Tầm nhỡn.
- Nguồn lực được sử dụng.

- Lợi ích và thiệt hại tiềm năng của các bên liên quan.
Trên cơ sở đó, cơ quan hoạch định chính sách tiến hành các bước:
- Thu thập, phân tích thông tin.
- Phát triển các phương án giải quyết vấn đề.
- Xây dựng liên minh chính trị.
- Đàm phán, thoả hiệp và thông qua chính sách.
- Các vấn đề chính trị trong quá trỡnh ra quyết định chính sách.
Bước 3: Triển khai chính sách
- Nguồn lực cho chính sách.
- Chủ thể triển khai: trong và ngoài chính phủ, đối tượng chịu tác động của
chính sách.
- Diễn giải chính sách: Các vấn đề về cưỡng chế và khuyến khích việc thực
thi chính sách
Bước 4: Tổng kết, đánh giá chính sách
- Đánh giá quá trỡnh triển khai, hiệu quả triển khai và cỏc tỏc động thực tế
của chính sách
- Đánh giá chính trị; đánh giá kỹ thuật; đánh giá toàn diện
- Chủ thể đánh giá: Phân tích từ góc độ thông tin và quyền lực chính trị.
- Phân tích chi phí lợi nhuận và những hạn chế của phương pháp này.
Chu trỡnh hoạch định chính sách công nhằm xây dựng mô hỡnh nụng thụn
mới cần tuân theo các bước của chu trỡnh chớnh sỏch mang tớnh lý thuyết đó được
trỡnh bày ở mục 1.1.3. Vấn đề đặt ra ở chỗ: Thứ nhất, mục đích của các cơ quan
hoạch định chính sách (Nhà nước Trung ương và địa phương) đặt ra mục tiêu là cải


thiện rừ rệt tỡnh trạng yếu kộm, thiếu tương thích với các điều kiện mới của mô
hỡnh nông thôn hiện có, nhằm đáp ứng yêu cầu của một nông thôn văn minh, hiện
đại, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Thứ hai, xác
định cho được những cấu trúc của mô hỡnh nụng thụn mới trờn cỏc mặt kinh tế,
chớnh trị, văn hoá, xó hội, mụi trường…bằng những tiêu chí định tính và định

lượng tương đối cụ thể.
1.1.4. Khái niệm mụ hỡnh nụng thụn mới
Khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn. Theo các
tài liệu nghiên cứu, “làng” là từ nôm, là tiếng nói dân dó, ngụn ngữ đời sống
trong dân gian ăn sâu vào trong tâm lý, ý thức của người Việt. Nó gợi ra môi
trường kinh tế sản xuất với nghề trồng lúa nước cổ truyền - không gian sinh
tồn; đồng thời là không gian xó hội và cảnh quan văn hoá xây đắp nên nền tảng
tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt.
Nhà nghiờn cứu Trần Từ cho rằng “Làng là tế bào sống của xó hội Việt cổ, là
sản phẩm tự nhiờn tiết ra từ quỏ trỡnh định cư và cộng cư của người Việt trồng
trọt”. Cùng nhận xét đó, GS,TS Hoàng Chí Bảo trong cụng trỡnh nghiờn cứu về
“Hệ thống chớnh trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay” cũng cho rằng làng Việt
vốn hỡnh thành một cỏch tự nhiờn, ra đời không qua bàn tay nhào nặn của chính
quyền Trung ương, mang nét đặc trưng riêng; cùng với sự thay đổi của các triều đại
trị vỡ trong lịch sử mà tờn gọi của làng cú khỏc nhau: “làng” cũn gọi là "thôn" hoặc
"làng xó", cũng cú khi làng cũng chớnh là "xó".
Theo PGS,TSKH.Phan Xuân Sơn: Trong lịch sử, đơn vị "xó", cú nơi là "làng -
xó" một đơn vị quần cư- hành chính có từ lâu đời trong kết cấu nông thôn Việt Nam
[39, tr.43].
Trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội của làng- xó, những đặc điểm kinh
tế, văn hoá, xó hội của nú là những yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định đến sự
nghiệp dân chủ hoá cấp cơ sở nói riêng và sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nói
chung.
Làng - xó là một cộng đồng địa vực, có ranh giới lónh thổ tự nhiờn và hành
chớnh xỏc định. Làng là một đơn vị tự cấp, tự túc về kinh tế. Làng xó vừa có ruộng,
có nghề, có chợ tạo thành một không gian khép kín thống nhất. Làng - xó là một


cộng đồng tương đối độc lập về phong tục tập quán văn hoá. Làng- xó cũn là một
đơn vị tự trị về chính trị.

Ngày nay, khái niệm “nông thôn” đó mở rộng nội hàm so với “làng”, “bao
gồm cả những thị trấn mà sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào nông nghiệp,
gắn với nông thôn và bảo đảm các dịch vụ cần thiết cho dân cư ở nông thôn”.
Tuy hiện nay chưa có định nghĩa có tính kinh điển để phân biệt nông thôn và
thành thị nhưng có thể hiểu những đặc trưng cơ bản của nông thôn so với thành thị
ở những tiêu chí sau:
Thứ nhất, về cơ cấu kinh tế, hoạt động cơ bản - nhất là trong điều kiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoỏ nụng thụn cũn thấp thỡ nụng nghiệp là ngành kinh tế cơ
bản. Hoạt động công nghiệp, dịch vụ vừa hỡnh thành và phát triển độc lập vừa liên
quan chặt chẽ, cùng hướng tới phục vụ cho nông nghiệp và dân cư nông thôn.
Thứ hai, cơ cấu dân cư, lao động nông nghiệp cũn chiếm đa số.
Thứ ba, thiết chế, quy chế, quy ước, hương ước gắn liền với từng làng, từng
dân tộc, từng vùng kinh tế sinh thái.
Mụ hỡnh tiờu biểu trong xõy dựng nụng thụn mới hiện nay là nông thôn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do vậy, Hội nghị TW5 (khoá IX) của Đảng đề ra mục
tiêu, nội dung tổng quát và những giải pháp để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết khẳng định: CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất
nước.
1.1.5. Vai trũ của làng xó với tư cách là đơn vị cơ bản của mụ hỡnh nụng
thụn trong lịch sử dân tộc
Do được hỡnh thành một cỏch tự nhiờn và có tính tự trị rất cao, nên trong lịch
sử “làng”, “thụn” hay “làng xó” đó từng đóng vai trũ rất quan trọng đối với sự phát
triển đất nước, quốc gia. Trong nghỡn năm Bắc thuộc, các thế lực phong kiến
phương Bắc luôn tỡm cỏch nắm lấy và sử dụng làng Việt như công cụ phục vụ cho
mưu đồ thống trị và đồng hoá của chúng. Tuy nhiên, làng Việt cổ truyền trở thành
pháo đài, chiến luỹ nhằm đương đầu với mọi âm mưu xâm lăng, thôn tính, đồng hoá
của phong kiến phương Bắc để gỡn giữ các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Dân
gian Việt Nam cũng thường truyền tụng câu nguyền: "Đá trôi nhưng làng không trôi",
cho thấy sức sống mạnh mẽ của làng.

Comment [U6]:
Chú thích: ví dụ (2.
245)


Dưới thời phong kiến, làng xó là người quản lý đất công cho nhà vua và nông
dân cày ruộng đất công làng xó trở thành tỏ điền của Nhà nước. Những làng xó
tương đối tự trị trước kia trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc Nhà nước, vừa
cung cấp lương thực phẩm, lao dịch, binh dịch, vừa cung cấp đất đai để Nhà nước
ban cho viên chức của mỡnh. Nếu Nhà nước phong kiến biết chấp nhận nhu cầu tự
trị của làng xó, tổ chức được nó sẽ nắm quyền quản lý và phỏt huy được sức mạnh.
Ngược lại, đẩy làng xó về phớa đối lập với mỡnh và trong thực tế khụng nắm được
quyền quản lý làng xó đó.
Thời thuộc Pháp, là nơi nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức dõn tộc của
nhõn dõn ta, nhiều làng xó đó trở thành những căn cứ chống Pháp, lật đổ ách
thống trị thực dân phong kiến và xác lập chế độ dân chủ cộng hoà, giành lại độc
lập chủ quyền và xây dựng chính quyền thực sự của dân, do dân làm chủ.
Trong khỏng chiến chống Mỹ và cụng cuộc xõy dựng chủ nghĩa xó hội, làng
xó, nụng thụn Việt Nam phỏt huy tối đa vai trũ hậu phương, đóng góp sức người,
sức của cho sự nghiệp Cách mạng. Nông thôn từng là pháo đài chiến luỹ, quân với
dân tay súng tay cày cùng đánh giặc; khắp nông thôn miền Bắc dấy lên phong trào
“tất cả vỡ miền Nam ruột thịt”; “thúc khụng thiếu một cõn, quõn khụng thiếu một
người”. Hoà bỡnh lập lại trờn miền Bắc, phong trào hợp tỏc hoỏ nụng nghiệp với
tinh thần “hợp tỏc xó là nhà, xó viờn là chủ”, hầu như khắp các làng xó của nụng
thụn đóng góp sức người, thậm chí cả xương máu, lôi cuốn toàn bộ tinh thần và nỗ
lực của dân tộc cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. “Không
có phong trào tập thể hoá và hợp tỏc xó nụng nghiệp, khụng cú hy sinh to lớn của cả
cộng đồng, trong đó có mấy chục triệu nông dân ở nông thôn chúng ta không thể
giành chiến thắng mà nhờ đó dân tộc ta đứng vào hàng ngũ các dân tộc tiên phong
chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân vỡ độc lập dõn tộc và chủ nghĩa xó

hội” [3, tr.104]. Đó cũng chính là đóng góp to lớn của nông dân, nụng nghiệp và
nụng thụn miền Bắc thời kỳ tập thể hoỏ và xõy dựng hợp tỏc xó nụng nghiệp.
Từ đó đến nay, nhiều mô hỡnh sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn
hoá ở nông thôn thực sự là điển hỡnh trở thành phỏo đài xó hội chủ nghĩa trong
nụng nghiệp, nụng thụn như: xó Duy Sơn, nông trường Lam Sơn, nông trường Sông
Hậu,… không chỉ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho hàng triệu con người mà cũn đóng


góp cho cả nước một số bài học kinh nghiệm, chứng minh và làm rừ hơn sự đúng
đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng.
Tóm lại, sau năm 1975 và 20 năm đổi mới, nông dân, nông nghiệp và nông
thôn Việt Nam đó góp phần quan trọng vào việc đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng
khủng hoảng kinh tế - xó hội và nõng cao đời sống nhân dân. Chiến lược phát triển
kinh tế - xó hội 2001- 2010 thụng qua tại Đại hội IX và đến Đại hội X vẫn tiếp tục
khẳng định: Nông nghiệp, nông thôn là những vấn đề có tầm chiến lược, là vấn đề
trung tâm đảm bảo sự thành công của chiến lược chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, từ trong lịch sử cũng như hiện tại hội nhập kinh tế quốc tế, chất
lượng, trỡnh độ phát triển nông thôn là cái gốc quyết định sự phát triển bền vững,
hưng vong của một quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời như Việt Nam; mô hỡnh
phỏt triển nụng thụn đúng đắn là nhân tố đảm bảo sự thành công của chiến lược
phỏt triển kinh tế - xó hội nụng thụn và phỏt triển kinh tế - xó hội đất nước.
1.1.6. Các tiêu chớ của mụ hỡnh nụng thụn mới
Sự hỡnh dung chung của cỏc nhà nghiờn cứu về mụ hỡnh nông thôn mới là
những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thu những thành tựu khoa học -
kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ được những nét đặc trưng, tính cách Việt Nam trong
cuộc sống văn hoá tinh thần.
Nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng yêu cầu phát triển;
có sự đổi mới về tổ chức và vận hành đạt hiệu quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh
tế, chính trị, văn hoá, xó hội, tiến bộ hơn so với mô hỡnh cũ, chứa đựng các đặc

điểm chung có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước.
Tóm lại, mụ hỡnh nụng thụn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo
thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho
nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô
hỡnh nụng thụn cũ (truyền thống, đó cú) ở tớnh tiờn tiến về mọi mặt, được hỡnh
dung trờn những nột rất cơ bản như sau:
Một là, nụng thụn làng-xó thực sự là một cộng đồng, trong đó quản lý của Nhà
nước không can thiệp sâu vào đời sống nông thôn trên tinh thần tôn trọng tính tự
quản của người dân thông qua hương ước, lệ làng (không trái với pháp luật của Nhà


nuớc). Quản lý nhà nước và tự quản của nông dân được kết hợp hài hoà; các giá trị
truyền thống làng xó được phát huy tối đa, tạo ra bầu khụng khớ tõm lý xó hội tớch
cực, bảo đảm trạng thái cân bằng trong đời sống kinh tế - xó hội ở nụng thụn, giữ
vững an ninh trật tự xó hội,… nhằm hỡnh thành mụi trường cho phát triển kinh tế
nông thôn.
Hai là, nông thôn đáp ứng yêu cầu đô thị hoá để chuẩn bị những điều kiện vật
chất và tinh thần giúp nông dân làm ăn sinh sống và trở nên thịnh vượng ngay trên
mảnh đất mà họ đó gắn bú từ ngàn đời. Trước hết, tạo cho người dân điều kiện
chuyển đổi lối sống và canh tác tự cung tự cấp, thuần nông (cổ truyền) sang điều
kiện sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp,
dịch vụ, du lịch; để người nông dân “ly nông bất ly hương”.
Ba là, nụng thụn khai thỏc hợp lý và nuụi dưỡng các nguồn lực về sinh thái
cho thế hệ ngày nay và mai sau; có mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, có
môi trường sinh thái được giữ gỡn, tiềm năng du lịch được khai thác, khôi phục
làng nghề truyền thống, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Vận dụng các công nghệ
cao về quản lý, sinh học để kinh tế nông nghiệp, nông thôn đạt hiệu quả. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp phát triển hài hoà, hội nhập địa phương, khu vực, cả nước và
quốc tế.
Bốn là, dân chủ nông thôn mở rộng và đi vào thực chất; các chủ thể nông

thôn (lao động nông thôn, chủ trang trại, hộ nông dân, các tổ chức phi chính
phủ, Nhà nước, tư nhân, ) tham gia tích cực trong mọi quá trỡnh ra quyết định
về chính sách phát triển nông thôn; thông tin minh bạch, thông suốt và hiệu quả
giữa các tác nhân có liên quan; phân phối công bằng. Người nông dân thực sự
“được tự do và quyết định trên luống cày và thửa ruộng của mỡnh”, lựa chọn
phương án sản xuất kinh doanh làm giàu cho mỡnh, cho quờ hương theo đúng
chủ trương đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm là, nông dân, nông thôn có văn hoá phát triển, trí tuệ được nâng lên, sức
lao động được giải phóng, nhiệt tỡnh cỏch mạng được phát huy. Đó chính là sức
mạnh nội sinh của làng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hôm nay. Người
dân có cuộc sống ổn định, giàu cú, trỡnh độ văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề
cao, lối sống văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ gỡn những giỏ trị văn hoá, bản sắc


truyền thống, “tối lửa tắt đèn có nhau”, tin tưởng vào sự lónh đạo của Đảng, tham
gia tích cực mọi phong trào chính trị, kinh tế, văn hoá, xó hội, an ninh, quốc phũng,
đối ngoại nhằm vừa tự hoàn thiện bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống của
mỡnh, vừa góp phần xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp.
Các tiêu chí này đó và đang trở thành mục tiêu, yêu cầu trong hoạch định
chớnh sỏch cụng nhằm xõy dựng mụ hỡnh nụng thụn mới ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
1.2. quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân, nông nghiệp và
nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước
1.2.1. Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về nông dân, nông nghiệp và nông thôn
Nông dân, nông thôn là vấn đề rất quan trọng trong liên minh công nông. Vì
vậy, Mác -Ăngghen cho rằng trong các cuộc cách mạng nếu giai cấp công nhân
không liên minh được với giai cấp nụng dõn thỡ những cuộc cỏch mạng vô sản sẽ
trở thành bài ca ai điếu. Về vấn đề nông dân và nhiệm vụ của người cộng sản trong sự
nghiệp cách mạng nông dân, nông thôn vẫn mang tính thời sự.

Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp” viết năm 1894 khi trỡnh bày
những nguyờn lý của chớnh sỏch nụng nghiệp xó hội chủ nghĩa, Ăngghen có nói:
“Nhiệm vụ của chúng ta đối với tiểu nông trước hết phải hướng quyền sở hữu cá thể và
nền kinh doanh cá thể vào con đường kinh doanh hợp tác” [1, tr.9]. Ph.Ănghen cũn
cho rằng: “Chúng ta kiên quyết đứng về phía người tiểu nông, chỳng ta cố tỡm đủ
mọi cách để làm cho số phận của họ dễ chịu hơn, để cho họ chuyển sang hợp tác xó
được dễ dàng hơn, nếu họ quyết như thế” [1, tr.10]. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng
của vấn đề nông dân nông nghiệp nông thôn, Ăngghen cho rằng: “Chúng ta làm như
thế là vỡ chớnh ngay lợi ớch của Đảng”. Vỡ thế mà sau này, Lờnin tiếp tục khẳng
định: “Có công nông là có chính quyền, có tất cả” [1, tr.10].
Luận chứng về vai trũ quyết định của giai cấp nông dân rằng: “Nhân tố thắng
lợi ở chỗ không phải giai cấp công nhân, tức giai cấp vô sản chiếm ưu thế trong dân
số trên toàn quốc và ở tính tổ chức của họ mà ở chỗ giai cấp vô sản được sự ủng hộ
của giai cấp nông dân” [13, tr.6].
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và đề cao vấn đề nông dân, nông nghiệp,
nông thôn trong sự nghiệp cách mạng: “Phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan
Comment [U7]:
Các chú thích?


trọng. Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy phát triển
nông nghiệp làm gốc, làm chính. Nếu không phỏt triển nụng nghiệp thỡ khụng cú
cơ sở để tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra” [37, tr.180].
1.2.2. Sự phát triển quan điểm và quá trình đổi mới chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngay trong cương lĩnh chính trị đầu tiên (1930), Đảng ta đã khẳng định vai trò
của nông dân trong cách mạng nước ta. Qua mỗi một giai đoạn cách mạng quan
điểm, đường lối của Đảng về vấn đề này cũng được cụ thể hoá, thay đổi, phát triển
đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đề ra. Sau năm 1954, trong khôi phục
kinh tế, Đảng rất quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực. Quan

điểm Nghị quyết TW 8 khoá II (8-1955): “Phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về tính
chất trọng yếu của sản xuất nông nghiệp đối với cả nền kinh tế nước ta hiện nay và
sau này”. Về sau, tiếp tục tinh thần đó, Đại hội V (1982) chỉ rõ: “Cần tập trung phát
triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”.
Trong 20 năm đổi mới vừa qua (1986 - 2006), Đảng và Nhà nước ta đó cú
nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp và kinh tế nông
thôn theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường. Những chủ trương, chính
sách đó là sự cụ thể hoá quan điểm, đường lối đổi mới theo tinh thần Đại hội VI của
Đảng (1986). Tư duy kinh tế đối với phát triển nông nghiệp của Đảng tại Đại hội VI
là: “Bố trí lại cơ cấu sản xuất, bố trí lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được
ba chương trỡnh mục tiờu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất
khẩu [12, tr.47]. Các chương trỡnh đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của công
nghiệp hoá xó hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên”[12, tr.48].
Mặc dù vậy, trong những năm 1987, 1988 diễn biến tỡnh hỡnh vẫn chưa mấy
khả quan, lạm phát vẫn ở ba con số, nạn đói xảy ra ở nhiều vùng, phải nhập khẩu
lương thực hàng năm. Trước tỡnh hỡnh đó, Bộ chính trị khoá VI đó cú nhiều Nghị
quyết quan trọng nhằm cụ thể hoỏ quan điểm của Đảng trong công cuộc đổi mới,
dấu ấn đậm nét nhất thời kỳ này là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản
lý nông nghiệp (5/4/1988). Việc thực hiện Nghị quyết 10 đó đem lại sự đổi thay rất
lớn cho nông nghiệp nông thôn như: Cơ chế quản lý mới trong nụng nghiệp dần
hỡnh thành, thay đổi căn bản vị trí, vai trũ và mụ hỡnh tổ chức, quản lý của cỏc đơn

×