Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phép biện chứng tự phát trong thuyết Âm Dương – Ngũ Hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.34 KB, 5 trang )

I. Phép biện chứng tự phát trong thuyết Âm Dương – Ngũ Hành
Âm dương - Ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của
người Trung Quốc cổ đại. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của
người xưa để giải thích sự sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Việc sử dụng phạm
trù Âm dương - Ngũ hành đánh dấu bước phát triển đầu tiên của tư duy khoa
học phương Đông nhằm đưa con người thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của
các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống.
Hai học thuyết âm dương ngũ hành được hết hợp làm một từ rất sớm.
Nhân vật nổi tiếng nhất trong việc kết hợp hai học thuyết trên là âm dương gia
Trâu Diễn. Ông đã dùng hệ thống lý luận âm dương ngũ hành "tương khắc,
tương sinh" để giải thích mọi vật trong trời đất và giữa nhân gian. Trâu Diễn là
người đầu tiên vận dụng thuyết âm dương ngũ hành vào giải thích các hiện
tượng xã hội nói chung.
Biểu hiện cụ thể của Âm – Dương là ngũ hành. Ngũ hành là Kim, Mộc,
Thủy, Hỏa, Thổ. Thuyết Ngũ hành cho rằng các yếu tố vật chất nguyên thủy ấy
không phải ở trạng thái tĩnh mà là động, không phải cô lập với nhau mà là có
quan hệ mật thiết, hơn nữa còn biện chứng với nhau, cái này chuyển hóa thành
cái kia. Mối quan hệ giữa các hành trong ngũ hành được làm rõ qua các quy luật
sau: Ngũ hành tương sinh: “Sinh” có nghĩa là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ.
Giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn
nhau cùng phát sinh và phát triển. Quan hệ tương sinh của ngũ hành là mộc sinh
hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc.Ngoài quy luật
tương sinh còn có quy luật tương khắc. "Khắc" có nghĩa là chế ước, ngăn trở,
loại trừ. Thứ tự của ngũ hành tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy
khắc hỏa, hoả khắc kim, kim khắc mộc.
Hai học thuyết Âm dương – Ngũ hành luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho
nhau. Muốn nhìn nhận sự vật một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp
cả hai học thuyết. Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp, thể hiện tính đối
lập thống nhất, tính thiên lệch và cân bằng của sự vật, còn học thuyết ngũ hành
nói lên mối quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các yếu tố, các bộ phận. Có thể



khẳng định, trên cơ bản, Âm dương - Ngũ hành là có mối quan hệ mật thiết,
không thể tách rời.
II. Phép biện chứng tự phát trong Kinh Dịch
Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại có một giá trị rất lớn trong nền văn
minh nhân loại. Nghiên cứu Kinh Dịch thực chất là nghiên cứu những tư tưởng
thể hiện trong đó, nơi đây chứa đựng những tư tưởng về xã hội và con người
nói chung.
Kinh Dịch được coi là bộ sách nêu ra qui luật biến đổi phát triển của muôn
sự muôn vật. Nho gia xếp nó là đứng đầu “Ngũ kinh” (“Dịch”, “Thư”, “Thi”,
“Lễ”, “Xuân Thu”), Đạo gia thì coi nó là một trong “Tam huyền” (“Lão Tử”,
“Trang Tử”, “Kinh Dịch”).
Kinh dịch có hai phần: phần kinh là phần ghi lại các quẻ, lời giải của các
quẻ và của các hào, có nguồn gốc từ tục bói toán và người Trung quốc dùng cỏ
thi để sếp theo trật tự nhất định, thể hiện sự biến đổi nên gọi là “dịch” (biên
dịch); phần truyện là phần giải thích quẻ và lời của kinh (gồm có thoán truyện,
tượng truyện, hệ tử, thuyết quái, văn ngôn, tự quái, tạp quái, trong đó Thoán
truyện, Hệ tử và Tượng truyện chia làm thượng và hạ gồm có mười thiên nên
gọi là Thập dực)
Khái niệm “Dịch” là sự thay đổi, biến đổi, vận động, không có điểm kết
thúc, sinh ra rồi lại sinh ra, theo vòng tuần hoàn, như quả đất quay quanh mặt
trời, sự lên xuống của thủy triều.
Nguồn gốc, động lực của mọi sự thay đổi là sự giao cảm của âm – dương,
nghĩa là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong một thể thống nhất. Một
âm và một dương gọi là đạo. Sự đối lập của các mặt gọi là “tương phản, tương
thành”. Sự thay đổi ở mức độ khác nhau gọi là “biến” và “hóa”. “Biến” là sự
thay đổi nhanh chóng (nhảy vọt), còn hóa là sự thay đổi từ từ (tiệm tiện).
Hai phía mâu thuẫn lại là hai phía đối lập. Âm dương đối lập nhau, Càn
Khôn đối lập nhau, các sự vật khác được sinh ra từ đó cũng đều thể hiện những
sự đối lập và xung đột của mâu thuẫn trong vũ trụ. Trong Bát quái, đâu đâu cũng

thể hiện sự mâu thuẫn.


Sự vật thay đổi đến mức độ nào đó thì phải chuyển hóa. Điều kiện của sự
chuyển hóa là sự vận động đến tận cùng thì quay trở lại (cùng tắc biến, biến tắc
thông, thông tắc cửu) hay chuyển hóa còn theo thời và tùy thời. “Thời” là điều
kiện khách quan quyết định sự chuyển hóa. Hai phía đối lập sẽ chuyển hóa lẫn
nhau, từ đó mà sinh ra sự vận động biến đổi. Bát quái nhấn mạnh hết sức đến sự
biến đổi, cho rằng căn cứ của sự biến đổi là từ sự chuyển hóa của hai phía mâu
thuẫn. Nhìn chung, một khi sự vật phát triển đến cực điểm của nó thì sẽ chuyển
sang một mặt đối lập. Chẳng hạn, quẻ Càn phát triển đến cực điểm sẽ chuyển
hóa thành quẻ Khôn. Cương biến hóa sẽ chuyển thành nhu, tiến hết mức thì tất
sẽ lùi. Vật cực tắc phản, bĩ cực thái lai. Đó chính là sự chuyển hóa giữa các mặt
đối lập. Ngoài ra, tư tưởng về mối liên hệ phổ biến cũng manh nha trong Kinh
Dịch khi luôn có "giao cảm", "tương ứng", "tương cầu". Có cảm mới có giao; có
tương ứng mới có tương cầu, tương hỗ; có tương đồng mới có tương hợp. Đó là
những tác động qua lại, hòa quyện vào nhau của các sự vật, hiện tượng. Sự vật,
hiện tượng ngoài sự tự sinh, tự hóa mà còn tương sinh, tương hóa.
Có thể thấy rằng, nếu so các học thuyết đương thời ở Trung Quốc thì tư
tưởng biện chứng trong tác phẩm Kinh Dịch đã được thể hiện rõ nét hơn, quan
điểm của các nhà Dịch học về tư tưởng biện chứng có nhiều điểm phù hợp với
nhận thức triết học hiện đại. Kinh Dịch là tác phẩm đã nêu ra được sự thống nhất
biện chứng về thế giới và con người. Kinh Dịch thể hiện rõ rằng thế giới là một
chỉnh thể thống nhất, có sự tác động biện chứng qua lại lẫn nhau theo quy luật
và ngay bản thân con người cũng là một phần không thể thiếu trong thế giới đó.
Đạo Dịch cho chúng ta thấy trong âm có dương, trong dương có âm; âm thịnh
thì dương suy, dương thịnh thì âm suy (dương trưởng thì âm tiêu, âm trưởng thì
dương tiêu); vạn vật hết sinh rồi tử, hết tử rồi lại sinh, cứ như thế lần hồi với
nhau. Không gì là không thể biến thiên.
III. Phép biện chứng tự phát của Lão tử

Được giới triết gia phương Tây đánh giá là nhà triết học duy nhất của
phương Đông, ngay từ những năm 500 trước công nguyên, Lão tử đã có những
tư tưởng biện chứng rất tiến bộ.


Tư tưởng biện chứng của Lão tử được thể hiện ngay trong quan niệm về
“Đạo”. Ông xem xét Đạo và những phản ánh Đạo vào tư duy, chủ yếu là trong
mối liên hệ qua lại của Đạo với vạn vật, trong sự phát sinh và sự tiêu vong của
chúng. “Đạo” là khởi nguồn, là con đường sinh thành, biến hóa của vạn vật. Đạo
không thể định hình gọi tên nhưng là gốc của vạn vật. Ngay từ khái niệm đầu
tiên về Đạo, Lão tử đã cho thấy một tư duy biện chứng rất mới khi cho rằng tuy
Đạo chỉ miễn cưỡng gọi là Đạo nhưng lại là một hiện tượng tồn tại khách quan,
có mối quan hệ qua lại với vạn vật. Lão tử đưa ra thuyết “vô danh”, theo đó sự
vật có hai mặt đối lập dựa vào nhau mà chuyển hóa đến tận cùng thì quay ngược
lại, sự chuyển hóa là liên tục, nên mọi khái niệm (danh) chỉ là tương đối, hữu
hạn, tên gọi là sự so sánh, quy định lẫn nhau. Ông viết: “Đạo khả đạo, phi
thường Đạo; danh khả danh, phi thường danh”. Theo ông, cái Đạo, cái tên nói ra
được thì không phải cái Đạo, cái tên vĩnh hằng mà cái Đạo, cái tên không nói ra
được mới là vĩnh viễn. Theo quan điểm của Lão tử, sự thay đổi của mọi vật là do
quy luật quân bình và phản phục quy định. Luật quân bình luôn giữ cho vận
động được thăng bằng, không thái quá, không bất cập. Lão tử viết: “nhân pháp
địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”. Lão Tử không những
khẳng định tính cách tự nhiên của đạo mà còn cho rằng con người cần phải bắt
chước tự nhiên, phải tuân theo trật tự tự nhiên. Luật phản phục quy định cái gì
phát triển đến tột đỉnh sẽ chuyển thành cái đối lập với nó, tạo thành một vòng
tuần hoàn biến đổi bất tận. Lão tử viết: “Phù vật vân vân, các phục qui kì căn”,
theo đó ông chỉ ra quy luật trở về của giới tự nhiên. Tuy nhiên, với việc không
làm rõ được chi tiết của quá trình phản phục, quan điểm của Lão tử vẫn còn
thiếu sót.
Mặt khác, trong quá trình lý giải về nguồn gốc vạn vật, Lão tử đã phỏng

đoán về quy luật mâu thuẫn. Ông viết: “thiên địa vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư
vô”; “Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ
tương khuynh, âm dương tương hoà, tiền hậu tương tuỳ”. Từ những mặt đối lập
cụ thể đã quan sát thấy, Lão Tử đã thể hiện quan niệm về sự tồn tại vốn có của
các mặt đối lập và chỉ ra sự thống nhất hữu cơ giữa chúng. Tuy rằng Lão tử đã


có những nghiên cứu mang tính nhảy vọt, nhưng trong chỉnh thể cùng với quy
luật quân bình (làm cho cân bằng) và phản phục (quay về gốc rễ), cách giải
quyết mâu thuẫn của Lão tử đi theo con đường dung hòa. Theo ông, sự đấu tranh
của các mặt đối lập trong sự vật đều cực điểm sẽ chuyển hóa chúng bằng con
đường dung hòa, không phải đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ông cho rằng:
“Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi”
là cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập. Lão tử tuy đã xuất sắc chỉ
ra sự mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là một quy luật khách quan, không đâu
không có; và các mặt đối lập có khả năng đấu tranh với nhau, nhưng quả thật
ông chưa đạt đến trình độ kết luận được đấu tranh mới chính là cách giải quyết
mâu thuẫn triệt để.
Quan niệm về nhận thức của Lão Tử có yếu tố đúng và phù hợp với quan
niệm biện chứng về nhận thức hiện nay. Tư tưởng của Lão Tử dường như không
có những lập luận lôgíc, mà thường mang tính trực quan kinh nghiệm rõ rệt,
song không phải vì thế mà nó không có giá trị khoa học. Trái lại, tuy còn sơ khai
nhưng tư tưởng của ông đã phản ánh rất đúng bản chất của thế giới khách quan.
Thế giới đó tồn tại tự nhiên, không phụ thuộc vào một lực lượng siêu nhiên nào.
Nó không đứng yên, mà luôn vận động, biến đổi theo những quy luật vốn có và
do nguyên nhân ở chính bản thân nó, do sự vận động, chuyển hoá của các mặt
đối lập bên trong vạn vật. Ông luôn nhìn thế giới ở cả hai mặt chứ không phiến
diện, cứng nhắc. Đó thực sự là nền tảng khoa học cho những phương pháp hành
động cũng rất hợp lý của con người trong mọi quan hệ xã hội mà ông đã chỉ ra
trong đường lối vô vi của mình. Mặc dù vậy, do hạn chế về lịch sử xã hội, ông

đã không tránh khỏi những lối nói thái quá hoặc diễn đạt quá ngắn gọn khiến
cho người ta khó hiểu đúng bản ý của ông. Từ đó đã gây không ít tranh cãi trong
lịch sử triết học từ trước tới nay. Song, dù tranh luận như thế nào đi nữa thì tư
tưởng của ông vẫn rất đặc sắc và có ý nghĩa to lớn, xứng đáng là "đại biểu tinh
thần của thế giới cổ đại Đông phương".



×