Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SỬ DỤNG TRANH ẢNH LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 21 trang )

SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT
Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài :

SỬ DỤNG TRANH ẢNH LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
TRONG MÔN NGỮ VĂN BẬC THPT
Người trình bày đề tài : Mai Văn Chánh
Giáo viên bộ môn Ngữ Văn
Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay tư tưởng sư phạm “lấy học sinh làm trung tâm” tức là coi học sinh là
chủ thể sáng tạo đang được đặc biệt coi trọng. Theo tư tưởng đó,trong quá trình dạy
học, thầy giáo giữ vai trò và chức năng tổ chức,hướng dẫn đưa ra phương pháp còn
học sinh tự mình đi vào khám phá nội dung hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Tư
tưởng sư phạm đó là một tư tưởng tiến bộ trong giáo dục dạy học nói chung và dạy
học ngữ văn nói riêng. Tư tưởng ấy được các nhà nghiên cứu lý luận bộ môn khẳng
định là đúng và có một sự nhất trí cao. Nói đúng ra thì vấn đề này đã được cố thủ
tướng Phạm Văn Đồng nói cách đây gần bốn thập kỷ rồi : “Chúng ta phải xem xét
lại cách giảng dạy trong nhà trường của chung ta , không nên dạy như cũ bỏi vì dạy
như cũ không chỉ việc dạy văn không hay mà sự đào tạo cũng không hay vì vậy
chúng ta phải có một cách dạy khác”
“Cách dạy khác” ở đây là dạy như thế nào ? Đó là cách dạy học mới “lấy học sinh
làm trung tâm” chứ không phải “thầy giáo là trung tâm” như những quan điểm dạy
học lạc hậu trước đây.
Như chúng ta đã biết, bộ môn Ngữ Văn cũng như những bộ môn khác được đưa
vào giảng dạy trong nhà trường đã có từ rất lâu. Điều đặc biệt hơn là bản thân bộ
môn Ngữ Văn có chức năng giáo dục, đào tạo người học sinh một cách khá toàn diện
trong đó chức năng giáo dục nhân văn thẫm mỹ thể hiện rõ ràng nhất.


Những tác phẩm văn học được chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ
thông, nhìn chung đó là những tác phẩm hay và thành công về mặt nội dung cũng
như hình thức nghệ thuật. Chính vì thế mà khi giảng dạy những tác phẩm văn học
này, chúng ta đã đem đến cho học sinh cách cảm thụ, cách nhìn nhận cuộc sống một
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

1


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

cách đúng đắn hơn, từ đó rút ra những kinh nghiệm sống cũng như khả năng nhận
thức về đời sống cho các em học sinh. Bởi vậy mà đã có người phát biểu rằng :
“ Dạy văn chương không chỉ nhằm gây ra rung động cảm xúc, rung động là đảm
bảo hiệu quả dạy học văn chương nhưng rung động không phải là mục đích duy nhất
của văn chương và dạy văn chương. Mục đích là đào tạo được sự phát triển cân đối
toàn diện về tâm hồn trí tuệ và hiểu biết xây dựng những nhân cách xã hội chủ nghĩa
cho học sinh” .
Như đã nói ở trên, bộ môn Ngữ Văn có vai trò rất to lớn trong việc giáo dục và đào
tạo người học sinh bằng phương tiện văn học. Thế nhưng lối dạy học văn cũ chỉ mới
truyền thụ một chiều mà chưa chú ý đến phát huy năng động sáng tạo tự nhận thức
của học sinh. Do vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhu cầu tất yếu và
cấp thiết.
Nhưng vấn đề đặt ra là việc đổi mới dạy học văn là đổi mới dạy học về phương
diện nào ? Và việc đổi mới được thực hiện như thế nào ?
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu :
a. Cơ sở lý luận :
Trong quan niệm truyền thống về dạy học văn chương trong nhà trường phổ thông
thì người giáo viên là chủ thể giữ vai trò chủ động, thầy là người truyền đạt kiến

thức có sẵn, còn học sinh là khách thể thụ động tiếp thu kiến thức có sẵn từ thầy
giáo. Nói cách khác đó là lối dạy học thông tin, truyền thụ một chiều từ phía giáo
viên.
Lối dạy học như vậy không đảm bảo việc phát huy chủ thể học sinh, bởi vì người
thầy giáo chỉ lo việc soạn giáo án, sắp xếp kiến thức theo một trình tự lôgic hợp lý
để truyền thụ cho học sinh. Điều đó gây nên nhiều bất cập và không hợp lý : Giáo
viên đem bất cứ điều gì tốt đẹp để nhồi nhét cho học sinh theo tài năng của mình,
còn học sinh ngoan ngoãn nghe theo thầy giáo, tiếp thu kiến thúc một cách thụ động.
Chính vì điều này mà học sinh dễ chán nản, không muốn học môn Ngữ văn. Nếu
điều này cứ kéo dài mãi, thì chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo
dục văn học cho học sinh. Vì vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học “ lấy học
sinh làm trung tâm”, thầy giáo không phải là người truyền thụ kiến thức một chiều
mà là người tổ chức, dẫn dắt học sinh từng bước chủ động tiếp cận, khám phá, chiếm
lĩnh cái hay cái đẹp của tác phẩm.
Để làm được điều đó, đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức và kết hợp
nhiều phương pháp dạy học, có khả năng kích thích học sinh làm việc một cách có
hiệu quả.
Muốn dạy tốt học tốt, thiết nghĩ phải có sự thay đổi mang tính hệ thống từ các cấp
quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, trong các giờ hoạt
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

2


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

động trên lớp việc kết hợp sử dụng đồ dùng dạy học là yếu tố thành công cho tiết
dạy học, vì nó là nhũng hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh tiếp thu bài tốt.
b. Cơ sở thực tiễn :
Thực tế hiện nay chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học trong các trường phổ thông

còn nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa và cải tiến
phương pháp dạy học cũng đồng nghĩa với việc phải đáp ứng được một số lượng
trang thiết bị và đồ dùng dạy học không nhỏ cho các trường. Song cơ sở vật chất của
nhiều trường hiện chưa đáp ứng đầy đủ như thiếu phòng thiết bị, giá để, tủ đựng…
điều đó dẫn đến tình trạng đồ dùng để chồng chất lên nhau, khó bảo quản và dễ hư
hỏng. Đó là đồ dùng dạy học nói chung, còn đồ dùng dạy học ở môn ngữ văn chủ
yếu là tranh ảnh, nhưng số lượng quá ít và nội dung quá nghèo nàn. Chính từ những
bất cập đó cho thấy, việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên bộ môn ngữ văn
còn gặp không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng
trong việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học cho bộ môn ngữ văn.

2. Vai trò và chức năng của đồ dùng dạy học.
a. Vai trò của đồ dùng dạy học :
Nói chung, trong quá trình dạy học, đồ dùng dạy học giảm nhẹ công việc của giáo
viên và giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được đồ dùng dạy
học thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong
công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và
hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học . Do đặc điểm
của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo
các cấp độ của tri giác : nghe - thấy – làm được, nên khi đưa ĐDDH vào qúa trình
dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực , độc lập của học sinh, và
từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ
năng , kỹ xảo của các em.
b. Chức năng của đồ dùng dạy học :
Đồ dùng dạy học bao gồm các chức năng sau :
- Truyền thụ tri thức.
- Hình thành kỹ năng.
- Phát triển hứng thú học tập.
- Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.
+ Đồ dùng dạy học làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập bộ

môn.
+ Giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư
duy, hình thành cảm giác thẩm mỹ…
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

3


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

+ Giúp giáo viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh.

3. Một số tiêu chí cần lưu ý khi : làm, sưu tầm, sử dụng đồ dùng dạy
học :
a. Tính sư phạm : Là một trong những chỉ tiêu chính của đồ dùng dạy học. Tính
sư phạm thể hiện ở chỗ :
- Bảo đảm cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với yêu
cầu của chương trình học.
- Giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức, giúp cho học sinh
phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic.
b. Tính thẫm mỹ :
- Phương tiện dạy học dùng để biểu diễn trước học sinh phải được nhìn rõ ở
khoảng cách 8m.
- Phương tiện dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
- Màu sắc phải sáng sủa, hài hoà và gần giống với màu sắc của vật thật.
- Phương tiện dạy học phải làm cho thầy và trò thích thú khi sử dụng, kích thích
tình yêu nghề, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ Chân, Thiện, Mỹ.
c. Tính kỹ thuật :
- Phương tiện dạy học phải đảm bảo về tuổi thọ ( tức là có thể được sử dụng nhiều
lần )

- Phương tiện dạy học phải kết cấu thuận lợi cho việc di chuyển và bảo quản.
d. Tính kinh tế :
- Chi phí cho việc làm đồ dùng dạy học phải thấp, ít tốn kém nhưng vẫn phải đảm
bảo hiệu quả cao nhất trong dạy học, phù hợp với chương trình, ít tiêu hao sức lực
của giáo viên và học sinh.
e. Tính sáng tạo :
Thể hiện ở sự lựa chọn tranh ảnh phù hợp, chi phí hạ, hợp tâm sinh lý của giáo viên
và học sinh, nói chung tính sáng tạo là hợp thành của các tính chất đã nêu ở trên.

4. Một số phương pháp để làm, sưu tầm tranh ảnh, đồ dùng dạy học.
Để có một bộ tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn ngữ văn, đòi hỏi người
giáo viên dạy bộ môn phải có tâm huyết nghề nghiệp, phải biết tìm tòi sáng tạo. Phải
có ý thức tích luỹ ( tức là phải biết sưu tầm dần dần )…
Có rất nhiều nguồn khác nhau giúp chúng ta có được một bộ tranh ảnh phục vụ
cho việc giảng dạy bộ môn ngữ văn như : Tranh ảnh có sẵn ở thư viện nhà trường,
tranh ảnh chúng ta có khi đi tham quan du lịch ( chụp ảnh lại ) , sưu tầm trên mạng
internet, sách báo…
- Mỗi bộ tranh ảnh sưu tầm được, chúng ta có thể đóng thành tập như một cuốn
albul hình cho từng khối học và phải xếp theo trình tự trước sau như các bài học
trong sách giáo khoa.
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

4


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

5. Kết quả đạt được khi sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học :
- Qua nhiều năm thực hiện, tôi thấy rằng : Trong một tiết dạy môn ngữ văn, nếu có
sử dụng tranh ảnh minh hoạ một cách phù cho tiết dạy thì tiết học đó sẽ sinh động

hơn, học sinh có hứng thú học tập hơn, khoảng cách giữa thầy và trò được rút ngắn
hơn…và tiết học sẽ đạt kết quả cao hơn.

6. Một số tranh ảnh ví dụ minh hoạ cho các tiết học bộ môn ngữ văn :
a.

Khối lớp 10 : ( một số tranh ảnh chỉ để minh hoạ cho đề tài )

tranh minh hoạ cho bài : An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ

Rùa vàng hiện lên mặt nước, thét lớn : « kẻ nào ngồi sau ngựa chính là
giặc đó ! ». Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu.

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

5


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

đền thờ An Dương Vương

Tranh minh hoạ cho bài :Tại lầu Hoàng Hạc, tiễn Mạnh Hạo Nhiên
đi Quảng Lăng ( Lý Bạch ) và bài : Lầu Hoàng Hạc ( Thôi Hiệu)

Lầu Hoàng Hạc ( TQ)

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

6



SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Tranh minh hoạ cho bài : tác gia Nguyễn Trãi

Chân dung Nguyễn Trãi – tác giả “ Bình Ngô Đại Cáo”
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

7


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Đền thờ Nguyễn Trãi tại Côn Sơn.

Tranh minh hoạ cho bài : tác gia Nguyễn Du và Truyện Kiều

tác gia Nguyễn Du và Truyện Kiều
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

8


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

mộ đại thi hào Nguyễn Du

b. Khối lớp 11 : ( một số tranh ảnh chỉ để minh hoạ cho đề tài )
Tranh minh hoạ cho bài : tác gia Nguyễn Đình Chiểu


Chân dung Nguyễn Đình Chiểu
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

9


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

đền thờ Nguyễn Đình Chiểu tại Ba Tri - Bến Tre

Tranh minh hoạ cho bài : tác gia Nguyễn Tuân

Chân dung Nguyễn Tuân
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

10


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Tranh minh hoạ cho bài : tác gia Nam Cao

Tranh minh hoạ cho bài : lưu biệt khi xuất dương

Chân dung cụ Phan Bội Câu
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

11



SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Nhà thờ tưởng niệm cụ Phan Bội Châu tại huế
Tranh minh hoạ cho bài : Đây Thôn Vỹ Dạ - Hàn Mặc Tử

Chân dung nhà thơ Hàn Mặc Tử và mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử tại Quy hoà – Quy Nhơn

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

12


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay.!

thôn Vỹ Dạ - Huế

thôn Vỹ Dạ - Huế
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

13


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

c. Khối lớp 12 : ( một số tranh ảnh chỉ để minh hoạ cho đề tài )
Tranh minh hoạ cho bài : Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh


Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập tại quãng trường Ba Đình Hà Nội
ngày 2.9.1945

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

14


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Tranh minh hoạ cho bài : Việt Bắc - Tố Hữu

Chân dung nhà thơ Tố Hữu và bản làng Tây Bắc
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

15


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Tranh minh hoạ cho bài : Ai đã đặt tên cho dòng sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

16



SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

17


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

18


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

KẾT LUẬN
1. Đánh giá chung :
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp
là một việc không thể thiếu, điều đó không những giúp học sinh yêu thích
môn học, bài học không nhàm chán. Đặc biệt đối với môn ngữ văn, điều đó
còn giúp cho các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp một cách toàn vẹn tác
phẩm văn chương. Tạo mối quan hệ thân thiết giữa học sinh với học sinh, giữa
học sinh với giáo viên.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học còn giúp cho giáo viên nâng cao hơn về mặt
nghiệp vụ chuyên môn vì để có được đồ dùng dạy học buộc giáo viên phải tìm
tòi sáng tạo, tìm ra cách dạy học tối ưu nhất, để đạt hiệu quả cao nhất trong
công tác giảng dạy. Làm tốt điều đó, tôi tin chắc rằng học sinh sẽ có hứng thú
học tập và yêu thích môn học hơn. Giúp các em có thêm niền tin yêu hơn với
thầy cô, bạn bè, nhà trường. Một tác phẩm văn học hay, khi học sinh được

cảm nhận một cách trọn vẹn, nó sẽ có tác dụng giáo dục đạo đức rất lớn. Từ
đó sẽ tạo ra được một môi trường thân thiện, một mối quan hệ tốt giữa gia
đình- nhà trường- xã hội.
Qua nhiều năm công tác, trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn từ bậc THCS
cho đến bậc THPT, tôi nghĩ rằng việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong
nhà trường nói chung và bộ môn ngữ văn nói riêng là một việc làm không thể
thiếu, vì nó không những giúp cho người thầy mà cả học trò gặt hái được kết
quả tốt.
2. Bài học kinh nghiệm :
- Việc chuẩn bị và sử dụng tranh ảnh trực quan trong dạy học sẽ giúp cho lớp
học sôi nổi hơn, thu hút sự chú ý của tất cả các đối tượng học sinh vào nội
dung bài học. Gây hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học sinh, tránh sự
nhàm chá và mệt mỏi cho học sinh. Tạo cho học sinh có thói quen sưu tầm
tranh ảnh để giúp cho các em học tốt hơn ở tất cả các môn học.
- Tuy nhiên, trong quá trình dạy, nếu giáo viên ôm đồm quá nhiều đồ dùng dạy
học và sử dụng không hợp lý thì hiệu quả sư phạm của đồ dùng dạy học
không những không tăng lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, căng thẳng.
Sắp xếp thời gian không hợp lý khoa học sẽ dẫn đến “cháy” giáo án, phân tán
sự chú ý của học sinh, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức của học
sinh.
- Để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử
dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả
năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng phương tiện đồ dùng
Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

19


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT


dạy học phải đạt được mục đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả
của quá trình dạy học.
Krông Bông tháng 2 năm 2011
Người thực hiện : Mai Văn Chánh

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

20


SKKN - Đề tài : Sử dụng tranh ảnh làm đồ dùng dạy học trong môn ngữ văn bậc THPT

Người thực hiện : Mai Văn Chánh – Trường THPT Krông Bông - ĐăkLăk

21



×