Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Những biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.44 KB, 13 trang )

Header Page 1 of 237.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

TRẦN VĂN TOÀN

NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ
THUẬT CÔNG NGHIỆP I

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Văn Cúc

Hà Nội – 2007

Footer Page 1 of 237.


Header Page 2 of 237.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay đang có sự biến đổi nhanh chóng và sâu sắc về cả
đời sống vật chất và tinh thần. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát
triển với những bước tiến nhảy vọt đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp
sang kỷ nguyên thông tin và phát triển nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để


phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ
lợi ích quốc gia. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ, sự phát
triển năng động của nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm
cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở lên
hiện thực hơn và nhanh chóng hơn. Khoa học – công nghệ trở thành động lực
cơ bản của sự phát triển kinh tế – xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát
triển khoa học - công nghệ, là nền tảng của sự phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu của của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng
cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay
và mai sau. Do đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được vai
trò và vị trí hàng đầu của ngành giáo dục và đào tạo, phải đổi mới giáo dục và
đào tạo theo xu hướng phát triển chung của thế giới và trong đó quản lý giáo
dục và đào tạo đóng vai trò then chốt cho sự thành bại của công tác này.
Nhìn lại Việt Nam trong những năm gần đây, lấy quan điểm xây dựng
và phát triển đất nước trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế, chính
trị, văn hoá cũng như ổn định trong xã hội. Chúng ta đã sẵn sàng hội nhập
với quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mà mốc son là sự kiện Việt Nam chính
thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 01 năm 2007. Sự
kiện này đã đem lại cho chúng ta rất nhiều vận hội mới về phát triển nền kinh
tế xã hội, tuy nhiên nó cũng tạo ra những thách thức rất lớn cho chúng ta
trong công tác quản lý cũng như cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên
môn cao đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Đòi hỏi ngành giáo
Footer Page 2 of 237.


Header Page 3 of 237.

dục và đào tạo phải có những đáp ứng kịp thời tránh sự thiếu hụt gây xáo trộn
lớn trong xã hội.

Xác định đúng đắn về mục tiêu, phương hướng trong công cuộc đổi
mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục và
đào tạo. Hiến phát nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
ghi rõ “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đặc biệt với công tác
quản lý, Nghị quyết lần thứ hai BCHTW Đảng khoá VIII chỉ rõ “Quan tâm
đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân các
doanh nghiệp. Kiện toàn hệ thống chính trị và hành chính. Tăng cường đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp ngành” và “Đổi mới
cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp trấn chỉnh và nâng cao năng lực
quản lý Giáo dục và Đào tạo”. Đồng thời nghị quyết còn khẳng định: “Chất
lượng và hiệu quả Giáo dục và Đào tạo còn thấp”, “Công tác quản lý Giáo
dục và Đào tạo có những yếu kém, bất cập”, trong đó đổi mới công tác quản
lý Giáo dục và Đào tạo là một trong bốn giải pháp mà nghị quyết đã nêu ra.
Hoà trong dòng chảy của hội nhập quốc tế, Giáo dục và Đào tạo cũng
phải chuyển mình thay đổi để đáp ứng được với những nhiệm vụ mới, yêu cầu
mới của ngành mà điểm nhấn quan trọng nhất là trong quản lý giáo dục.
Muốn vậy phải có những thay đổi cả về phương thức cũng như về phương
tiện quản lý. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, kinh tế thông tin
thì việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) vào trong
quản lý là một điều tất yếu phải thực hiện. Tuy nhiên với những đặc thù riêng
của ngành công nghệ thông tin (CNTT) việc áp đặt những phương thức,
những biện pháp quản lý theo phương thức sản xuất cũ là không phù hợp. Cụ
thể là sự thất bại của đề án 112 (Đề án tin học hoá quản lý hành chính Nhà
nước) mới đây cùng với những hoạt động chưa đem lại hiệu quả mong muốn
khi ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường nói chung và tại trường Cao
đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I nói riêng đã thôi thúc tôi lựa chọn đề
tài “Những biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I” với mong
Footer Page 3 of 237.



Header Page 4 of 237.

muốn chỉ ra được những tồn tại trong ứng dụng CNTT trong quản lý nhà
trường và đưa ra những biện pháp tổ chức triển khai phù hợp để ứng dụng
CNTT vào công tác quản lý đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của Nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất một số biện pháp
tổ chức ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường Cao
đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở trường Cao đẳng Kinh
tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý bước
đầu đã được triển khai ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I
song chưa sâu sắc và chưa rộng khắp trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà
trường. Nếu có những biện pháp tổ chức ứng dụng CNTT vào công tác quản
lý một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
Nhà trường là cơ sở để đưa chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng tốt
hơn.

Footer Page 4 of 237.



Header Page 5 of 237.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công nghệ thông tin, ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường.
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý và nguyên nhân của thực trạng đó ở trường Cao đẳng Kinh tế
– Kỹ thuật Công nghiệp I.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I từ năm
2001 đến năm 2006.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu được sử dụng nghiên cứu trong đề tài từ năm 2001 đến năm
2006 ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu khái niệm, thuật ngữ có liên quan.
- Nghiên cứu các văn bản, các chủ trương, chính sách của Nhà nước,
Bộ, Ngành, Địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tham khảo các bài luận văn cùng chuyên ngành và các bài giảng của
các giáo sư, tiến sĩ về quản lý giáo dục.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát (công tác ứng dụng CNTT vào quản lý ở
trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I).
- Phương pháp điều tra: Sử dụng mẫu phiếu điều tra đối với cán bộ,
giáo viên và công nhân viên về công tác tổ chức ứng dụng CNTT vào quản lý
ở Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên về
ứng dụng CNTT vào công tác quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật
Công nghiệp I hiện nay và các ý kiến đánh giá về các biện pháp tổ chức mà

tác giả đề xuất.

Footer Page 5 of 237.


Header Page 6 of 237.

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu sự hoạt
động của hệ thống CNTT hiện có của Nhà trường. Những kết của mà hệ
thống đã đem lại cũng như những tồn tại hạn chế của hệ thống.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
- Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở các con số thống kê đưa
ra những đánh giá, kết luận và đề xuất biện pháp.

Footer Page 6 of 237.


Header Page 7 of 237.

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ
1.1. Lịch sử nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
1.1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trên thế giới
Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến
ứng dụng công nghệ thông tin như: Australia, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, Mỹ ... Để có được ứng dụng CNTT như ngày nay họ đã có một
quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài cũng như đã trải qua rất nhiều các
dự án, các chương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT
vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
đặc biệt là sự ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục. Họ coi đây là vấn đề then chốt

của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khoá để xây dựng và phát triển
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây
dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực
và trên toàn thế giới. Vì vậy họ đã thu được những thành tựu rất đáng kể trong
các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học, y tế, giáo dục, ... cụ thể:
Ở Australia vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ửng hộ
hướng đi được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế
thông tin”, tài liệu này bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát
cho nền kinh tế thông tin, đó là:
Một là: Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng
tin cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT và viễn
thông, và những học sinh này cũng ý thức được tác động của ngành công
nghệ này đối với xã hội.
Hài là: Tất cả các trường đều hướng tới việc kết hợp CNTT và viễn
thông vào trong hệ thống của họ, để cải thiện khả năng học tập của học sinh
để đem lại nhiều cơ hội học tập hơn cho người học và làm tăng hiệu quả của
việc thực tập kinh doanh của họ”.

Footer Page 7 of 237.


Header Page 8 of 237.

Tại Canada, gần đây đây việc giới thiệu phần mềm dạy toán học trên cơ
sở máy tính (The learning Equation Mathematic) đã đem lại thành tích nổi bật
cho những em học sinh lớp 9 trong kiến thức về toán học và những kỹ năng
liên quan đến số học, mô hình và hình dạng so với những em học sinh sử
dụng sách giáo khoa truyền thống. Một nghiên cứu gần đây của Canada cũng
chỉ ra rằng những học sinh lớp 8 mà giáo viên có sử dụng máy vi tính để mô
phỏng và ứng dụng đạt được những suy nghĩ có tổ chức hơn và biểu hiện tốt

hơn so với những học sinh không được học trên máy tính.
1.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã rất trú trọng đến việc
ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong quản lý đặc biệt là CNTT như chương
trình quốc gia về CNTT (1996 – 2000) và Đề án thực hiện về CNTT tại các
cơ quan Đảng (2003 – 2005) ban hành kèm theo Quyết định 47 của Ban Bí
thư TW Đảng. Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001 – 2005)
ban hành kèm theo Quyết định sô 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/07/2001 của
Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt quan trọng ngày 29 tháng 6 năm 2006 Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Công nghệ
thông tin số 67/2006/QH11 trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số
51/2001/QH10 ngày 25 tháng 11 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ
10.
Bên cạnh đó là hàng loạt các dự án tin học hoá quản lý hành chính,
quản lý sản xuất kinh quanh của các Bộ, ban ngành, các đơn vị, các doanh
nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc triển
khai ứng dụng CNTT trong quản lý bước đầu đã đem lại những hiệu quả thiết
thực trong công tác quản lý của các cơ quan, các ban ngành và các doanh
nghiệp.

Footer Page 8 of 237.


Header Page 9 of 237.

Gần đây đã có rất nhiều những bài viết, những cuộc hội thảo và đề tài
khoa học nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong quản lĩnh vực giáo dục ở nước
ta, chẳng hạn như:
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, bài viết “ứng dụng CNTT trong

giáo dục - 8 bài học kinh nghiệm quốc tế”
Hội thảo “ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý và khai
tác tài liệu ở thư viện” – Thư viện tỉnh Phú Yên ngày 7/7/2006
Hội thảo khoa học toàn quốc “Các giải pháp công nghệ và quản lý
trong ứng dụng CNTT-TT vào đổi mới phương pháp dạy - học”
Dự án “Hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục SREM”
PGS.TS Đào Thái Lai “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở
trường phổ thông Việt Nam”
GS.TSKH Đỗ Trung Tá “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông để đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”.
Lưu Anh Kỳ - Phó giám đốc trung tâm nghe nhìn giáo dục - “Đổi mới
phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin”
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I đã có một số công
trình nghiên cứu, một số đề tài về ứng dụng CNTT, chủ yếu trong lĩnh vực
giảng dạy và quản lý đào tạo của Nhà trường. Quá trình ứng dụng CNTT ở
Nhà trường đã được tiến hành ngay khi nền công nghệ thông tin non trẻ được
biết đến ở nước ta. Bước đầu là việc đưa môn tin học thành môn học chính
thức trong chương trình dạy học, tiếp đó là việc ứng dụng các phần mềm
trong việc quản lý đào tạo, quản lý tuyển sinh, quản lý cán bộ khoa học, quản
lý tài chính ... song tất cả những ứng dụng đó đều xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn của công tác Nhà trường, chưa có một đề tài hoàn chỉnh nào về tổ chức
ứng dụng CNTT vào công tác quản lý Nhà trường. Chính vì vậy việc nghiên
cứu để tìm ra các biện pháp tổ chức ứng dụng CNTT vào công tác quản lý ở
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I là rất cán thiết trong tiến
trình phát triển Nhà trường.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
Footer Page 9 of 237.


Header Page 10 of 237.


1.2.1. Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Người
Trung Quốc có câu “ Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Nghĩa là có ba
người cùng đi thì trong đó có một người là thầy của mình. Trong trường hợp
trên nghĩa là tồn tại sự quản lý.
Khái niệm quản lý được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, hoạt động quản lý được hình thành từ sự phân công hợp tác lao
động, từ sự xuất hiện của tổ chức cộng đồng với nhu cầu hướng tới đạt hiệu
quả tốt hơn. Do vậy xuất hiện người quản lý và sự quản lý.
Thuật ngữ “quản lý” (từ Hán Việt) gồm hai quá trình tích hợp nhau: Quá
trình “quản” gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái “ổn định”; quá trình
“lý” gồm sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế “phát triển”. Vì vậy nếu
người chỉ huy chỉ biết lo việc “quản” thì tổ chức sẽ trì trệ, nếu chỉ quan tâm
đến “lý” thì phát triển không bền vững. Do đó trong “quản” phải có “lý” và
trong “lý” phải có “quản” nhằm làm cho hệ ở thế phát triển cân bằng, vận
động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các
nhân tố bên trong (nội lực) và các nhân tố bên ngoài (ngoại lực).
Hoạt động quản lý không thể nhắc tới tư tưởng sâu sắc của Các Mác
“một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc
trưởng”. Như vậy quản lý là điều khiển, là chỉ huy, là tổ chức, là hướng dẫn,
là phối hợp quá trình hoạt động của con người trong các tổ chức xã hội.
Tuỳ theo cách tiếp cận khác nhau người ta đưa ra các định nghĩa khác
nhau về quản lý
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn kiện, văn bản
1. Ban chấp hành TƢ khóa VIII. Văn kiện hội nghị lần thứ hai. NXB Chính
trị Quốc gia Hà Nội, 1996.
2. Ban chấp hành TƢ khóa IX. Văn kiện hội nghị lần thứ sáu. NXB Chính
trị Quốc gia Hà Nội, 2002.

Footer Page 10 of 237.


Header Page 11 of 237.

3. Ban chấp hành TƢ khóa X. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006.
4. Ban tƣ tƣởng văn hóa TƢ. Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB
Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2003.
5. Ban Tổ chức TƢ. Tài liệu nghiên cứu về công tác tư tưởng văn hóa. Hà
Nội, 2004.
6. Chính phủ CHXHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục 2001
7. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật giáo dục.
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2005.
8. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Công nghệ
thông tin. Số 67/2006/QH11, ngày 29/6/2006.
9. Bộ Chính trị. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiêp CNH – HĐH. Hà Nội, 2000.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo.Nghề tin học ứng dụng. NXB Giáo dục Hà Nội,
2000.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo
dục phổ thông – Công nghệ giáo dục, Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghệ.
Hà Nội, 2001.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị số 29/2001/CT Tăng cường giảng dạy
đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005. Hà
Nội, 2001.
13. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sƣ phạm. Các tài liệu dùng cho đào
tạo Cao học Quản lý giáo dục.
14. Trƣờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. Đề án nâng cấp
Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I thành Trường Đại học

Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
15. Trƣờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. Báo cáo tổng kết
năm học 2006 – 2007 trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
* Tác giả, tác phẩm

Footer Page 11 of 237.


Header Page 12 of 237.

16. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ
quản lý giáo dục, 1997.
17. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường – Bài giảng lớp cao học khoá 5.
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
18. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Hà
Nội, 1996/2004
19. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục– Bài giảng
lớp cao học khoá 5. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
20. Nguyễn Đức Chính (1998). Một số vấn đề dạy học lấy người học làm
trung tâm. Ngoại ngữ. Đặc san Số 2.
21. Nguyễn Đức Chính. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên như
một giải pháp đào tạo giáo viên chất lượng cao tại khoa Sư phạm ĐHQG Hà
Nội.
22. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực
theo ISO&TQM. Nhà xuất bản giáo dục, 2004.
23. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức. Lý luận dạy học. NXB Đại học
Sư phạm, Hà Nội 2003.
24. Trịnh Thanh Hồng (chủ biên) – Phạm Minh Tuấn. Hệ thống thông tin
quản lý. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội, 2006.
25. Lƣu Anh Kỳ. Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng CNTT.

Hà Nội, 2003.
26. Ngô Quang Sơn. Công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý giáo
dục và dạy học (đề cương bài giảng). Hà Nội, 2006.
27. Nguyễn Hồng Sơn. Giáo trình hệ thống mạng máy tính (CCNA). NXB
Lao động – Xã hội. Hà Nội, 02/2007.
28. Nguyễn Ngọc Quang. Bản chất của quá trình dạy học. Tài liệu dùng để
nghiên cứu chuyên đề "Giáo dục Đại học" theo chương trình cấp Chứng chỉ
phục vụ chức danh giáo chức bậc đại học.

Footer Page 12 of 237.


Header Page 13 of 237.

29. Đỗ Trung Tá. Ứng dụng Công nghệ thông tin truyền thông để đổi mới
giáo dục đại học ở Việt Nam. Hà Nội, 2003.
30. GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn. Bàn về giáo dục Việt Nam
31. Ron Toomey. CNTT và Viễn thông cho giảng dạy và học tập. Trung tâm
Lifelong learning, Đại học Australian Catholic.
32. Harold Koontz – Cyril Odennell – Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu
của quản lý. NXB KHKT Hà Nội, 1999.

Footer Page 13 of 237.



×