Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Khảo sát kiến thức của sinh viên trường đại học y HN về bệnh phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
.........***........

ĐỖ THỊ THẢO
KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VỀ BỆNH PHONG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
Khoá 2009 – 2015

Chuyên ngành: Da Liễu

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.NGUYỄN HỮU SÁU

HÀ NỘI – 2015


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới :
Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban Giám đốc bệnh viện Da
Liễu Trung Ương , phòng Quản lý đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Hữu Sáu, Thầy đã
tận tình chỉ bảo và dìu dắt tôi trong quá trình nghiên cứu và tôi cũng xin được
bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS.Lê Trần Ngoan, giảng viên bộ môn Y Học


Lao Động, Thầy đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cám ơn các thầy, cô trong Hội Đồng chấm luận văn,
những người đã đánh giá công trình nghiên cứu của tôi một cách công minh.
Mọi ý kiến đóng góp của các thầy, cô sẽ là bài học quý giá, là hành trang cho
tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tôi xin chân thành cám ơn tất cả các bạn sinh viên trường Đại Học Y
Hà Nội, đặc biệt là các bạn sinh viên Y4, Y5, Y6, những người đã nhiệt tình
tham gia nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi gửi lời biết ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã luôn
ở bên cạnh tôi, chăm sóc, giúp đỡ về mặt tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình.
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2015.
ĐỖ THỊ THẢO


LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học của nhóm nghiên cứu
chúng tôi. Các số liệu, kết quả trong khoá luận là hoàn toàn trung thực và
chưa được cá nhân, tổ chức công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào”.

Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2015.
ĐỖ THỊ THẢO


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH PHONG ............................................................ 3
1.2. DỊCH TỄ HỌC ............................................................................................ 3
1.2.1.Vi khuẩn mycobacterium Leprae....................................................... 3

1.2.2. Nguồn nhiễm khuẩn .......................................................................... 4
1.2.3. Đường truyền bệnh ........................................................................... 4
1.2.4. Vật chủ trung gian............................................................................. 4
1.2.5. Đường xâm nhập vào cơ thể ............................................................. 4
1.2.6. Cơ thể cảm thụ .................................................................................. 5
1.3. BỆNH HỌC VÀ LÂM SÀNG ................................................................... 5
1.3.1. Thời gian ủ bệnh ............................................................................... 5
1.3.2. Triệu chứng sớm ............................................................................... 5
1.3.3. Phân loại............................................................................................ 5
1.3.4. Triệu chứng lâm sàng ....................................................................... 7
1.4. TỔN THƯƠNG CÁC CƠ QUAN TRONG BỆNH PHONG................. 10
1.4.1. Thương tổn thần kinh trong bệnh phong ........................................ 10
1.4.2. Tổn thương mắt............................................................................... 12
1.4.3. Tổn thương xương .......................................................................... 12
1.4.4. Tổn thương các cơ quan khác ......................................................... 13
1.5. PHẢN ỨNG PHONG ............................................................................... 13
1.5.1. Phản ứng phong loại 1 ( phản ứng đảo ngược ).............................. 14
1.5.2. Phản ứng phong loại 2 ( phản ứng hồng ban nút ) ......................... 14
1.6. CÁC DỊ HÌNH TÀN TẬT TRONG BỆNH PHONG ............................. 15
1.7. CHẨN ĐOÁN BỆNH PHONG ............................................................... 16
1.7.1. Chẩn đoán xác định......................................................................... 16
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt ....................................................................... 16
1.8. ĐIỀU TRỊ .................................................................................................. 17
1.8.1. Tiến triển bình thường của bệnh phong nếu không được điều trị . 17
Thể phong cần điều trị .............................................................................. 17
1.8.2. Điều trị ............................................................................................ 17
1.9. DỰ PHÒNG .............................................................................................. 19
1.10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH PHONG ................................ 19
1.10.1. Thế giới ......................................................................................... 19
1.10.2. Việt Nam ....................................................................................... 19

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu .......................................... 21


2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu: ..................................... 22
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................... 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22
2.2.1. Kỹ thuật thu thập số liệu: ................................................................ 22
2.2.2. Phương pháp thu thập ..................................................................... 23
2.2.3. Xử lý số liệu .................................................................................... 23
2.2.4. Khía cạnh đạo đức của đề tài .......................................................... 24
2.2.5. Hạn chế trong nghiên cứu ............................................................... 24
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 25
3.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ BỆNH PHONG ........ 26
3.1.1. Kiến thức của sinh viên về bệnh phong .......................................... 26
3.1.2. Thái độ của sinh viên đối với bệnh nhân phong ............................. 33
và người nhà của họ ........................................................................ 33
3.2. Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
BỆNH PHONG ................................................................................................ 34
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN .......................................................................... 36
4.1.KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ BỆNH PHONG ....... 36
4.1.1. Kiến thức của sinh viên về bệnh phong .......................................... 36
4.1.2. Thái độ của sinh viên đối với bệnh nhân phong ............................. 48
và người nhà của họ ........................................................................ 48
4.2.Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
BỆNH PHONG ................................................................................................ 51
4.2.1. Mức độ cần thiết khi đưa bệnh phong vào chương trình giảng dạy 51
4.2.2. Khả năng hiểu bài khi nghe giảng của sinh viên ............................ 52
4.2.3. Thời gian giảng lý thuyết ................................................................ 53

4.2.4. Thời gian giảng lâm sàng................................................................ 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .............................................. 60
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 67


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Mô tả

1

MD

Miễn dịch

2

TK

Thần kinh

3


VK

Vi khuẩn

4

OR

odds ratio ( tỷ suất chênh)

CI

conf. interval ( khoảng tin cậy của
nghiên cứu )

5
6

M.leprae

7

M.tubeculosis

Mycobacterium leprae
Mycoacterium tubeculosis


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 : Đặc điểm của sinh viên được khảo sát .......................................... 25

Bảng 3.2 : Hiểu biết của sinh viên về tên vi khuẩn gây bệnh phong .............. 26
Bảng 3.3 : Hiểu biết của sinh viên về đặc điểm của vi khuẩn gây bệnh phong 26
Bảng 3.4 : Hiểu biết của sinh viên về ổ phát triển của vi khuẩn gây bệnh
phong ............................................................................................................... 27
Bảng 3.5 : Hiểu biết của sinh viên về đường lây bệnh của vi khuẩn gây bệnh
phong ............................................................................................................... 27
Bảng 3.6 : Hiểu biết của sinh viên về khả năng lây bệnh của vi khuẩn gây
bệnh phong ...................................................................................................... 28
Bảng 3.7 : Hiểu biết của sinh viên về biểu hiện sớm của bệnh phong ........... 28
Bảng 3.8 : Hiểu biết của sinh viên về cơ quan hay bị tổn thương nhất trong
bệnh phong ...................................................................................................... 29
Bảng 3.9 : Hiểu biết của sinh viên về những thần kinh bị tổn thương trong
bệnh phong ...................................................................................................... 29
Bảng 3.10 : Hiểu biết của sinh viên về nguyên nhân gây ra tàn tật trong bệnh
phong ............................................................................................................... 30
Bảng 3.11 : Hiểu biết của sinh viên về khả năng khỏi của bệnh phong ......... 30
Bảng 3.12 : Hiểu biết của sinh viên về phác đồ điều trị bệnh phong ............ 31
Bảng 3.13 : Hiểu biết của sinh viên về thời gian điều trị bệnh phong ............ 31
Bảng 3.14 : Hiểu biết của sinh viên về nơi điều trị bệnh nhân phong ............ 32
Bảng 3.15 : Hiểu biết của sinh viên về việc cấp thuốc điều trị cho bệnh nhân
phong ............................................................................................................... 32
Bảng 3.16 : Hiểu biết chung của sinh viên về bệnh phong ............................. 33
Bảng 3.17 : Thái độ của sinh viên với bệnh nhân phong và người nhà của họ33
Bảng 3.18 : Ý kiến của sinh viên về mức độ cần thiết khi đưa bệnh phong vào
chương trình giảng dạy.................................................................................... 34
Bảng 3.19 : Mức độ hiểu bài khi nghe giảng của sinh viên ............................ 34
Bảng 3.20 : Ý kiến của sinh viên về thời lượng giảng lý thuyết và lâm sàng
về bệnh phong ................................................................................................. 35



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phong là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính gây ra bởi Mycobacterium
Leprae. Trực khuẩn này tác động chủ yếu vào da, thần kinh ngoại vi nhưng
trong vài thể bệnh của M.leprae có thể thấy ở nhiều nơi như niêm mạc đường
hô hấp trên, cơ trơn, cơ vân, tủy xương, gan, lách, hạch…[ 1 ] [ 2 ] [10 ] [12 ]
Tuy là một bệnh truyền nhiễm nhưng bệnh phong có tính chất lây bệnh
thấp, không gây chết người như lao, sốt rét…nhưng nếu bệnh không được
phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ nhiễm vào dây thần kinh gây tổn
thương thần kinh dẫn đến các dị hình, các tàn tật sau này. [ 1 ] [15 ].
Sự nghiêm trọng của bệnh phong so với các bệnh khác không thể chỉ
tính bằng tỷ lệ lưu hành mà còn phải xét đến thời gian kéo dài của bệnh,
nhưng tàn tật mà nó gây ra, sự tàn tật này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân
bệnh nhân, đến công việc hàng ngày của bệnh nhân mà còn gây nên những
nhận thức không đúng về bệnh, khiến bệnh nhân phong phải sống trong sự kỳ
thị, xa lánh của gia đình và xã hội. Chính những ghánh nặng bệnh tật mà bệnh
nhân phải chịu đựng cùng với những thành kiến lâu đời của xã hội đã khiến
bệnh nhân phong có một cuộc sống vô cùng cùng cực.
Trong số tất cả các bệnh mà chúng ta được biết thì chưa có bệnh nào lại bị xã
hội kỳ thị đến vậy, cũng chưa có bệnh nào mà lại gây ảnh hưởng nhiều đến
thế cho bệnh nhân và gia đình của họ. Sự lo lắng đó có thể theo đuổi họ đến
suốt cuộc đời, ảnh hưởng tới không những công việc của họ mà cả những sinh
hoạt hàng ngày, những giao tiếp xã hội thường ngày nhất. Nhưng hiện nay
tình hình đó đang dần được cải thiện tuy nhiên những thành kiến vẫn còn ở
một mức độ nào đó mà chúng ta không thấy có ở những bệnh nhân khác.
Để bệnh nhân phong có một cuộc sống tốt hơn, ngoài việc quan tâm đến công
tác phát hiện sớm và điều trị bệnh phong, chúng ta cần quan tâm và đẩy mạnh



2

hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục về bệnh nhằm giúp cho người dân có
nhận thức đúng về bệnh, tránh những quan niệm, thái độ sai lầm với bệnh
nhân phong và gia đình của họ. Muốn đạt được điều đó, trước hết những lực
lượng y tế hiện nay và sau này, đặc biệt là sinh viên y khoa cần có kiến thức
vững vàng, thái độ đúng đắn và thực hành thật tốt về bệnh phong để có thể
mang những kiến thức đó đi tuyên truyền cho người dân và xã hội.
Ở Việt Nam đã có rất nhiều các nghiên cứu về bệnh phong [9] [11] [13]
[15].Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về hiểu biết, thái độ, thực hành của
sinh viên y khoa đối với bệnh nhân phong. Để khảo sát về vấn đề này cũng
như để làm sáng tỏ hơn về sự khác biệt giữa sinh viên chưa được học qua bộ
môn da liễu (sinh viên Y4) với sinh viên đã học qua bộ môn da liễu (sinh viên
Y5, Y6) Chúng tôi thực hiện đề tài sau: KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI VỀ BỆNH PHONG. Nhằm
mục tiêu:
- Khảo sát kiến thức, thái độ của sinh viên Y4, Y5, Y6 trường đại
học Y Hà Nội về bệnh phong.
- Khảo sát một số ý kiến của sinh viên Y4, Y5, Y6 về chương trình
giảng dạy bệnh phong.


3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH PHONG
Bệnh phong là bệnh nhiễm khuẩn mạn tính gây nên bởi Mycobacterium
Leprae (hay còn được gọi là trực khuẩn Hansen), là bệnh toàn thân nhưng nổi
bật là tổn thương da và thần kinh. Bệnh có tính chất lây lan qua đường da

niêm mạc bị xây xát [1] [14] nhưng khả năng lây yếu và chậm. Bệnh phong
chủ yếu lưu hành ở một số nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện
nay bệnh còn lưu hành với tỷ lệ cao ở một số tỉnh ở miền Trung – Tây
Nguyên [5] [9]. Nước ta đã loại trừ được bệnh phong ở cấp quốc gia tuy nhiên
chưa loại trừ được ở cấp tỉnh.[14] [12]
1.2. DỊCH TỄ HỌC
1.2.1. Vi khuẩn mycobacterium Leprae [1] [13] [18]
M.leprae hay trực khuẩn Hansen được Hansen tìm ra năm 1873, đến
năm 1874 ông công bố nghiên cứu này tuy nhiên phải đến năm 1909 thì
nghiên cứu của ông mới được công nhận [1] [7].
M.leprae là một Schizomycete thuộc bộ acti – nomycetales và thuộc họ
Mycobacteriacea. Có dạng hình gậy thẳng hoặc hơi cong, kháng cồn kháng
toan dài từ 1 – 8µm rộng 0.2 – 0.5 µm . Các đầu có thể nhọn hay cùn nhụt.
Thời gian thế hệ của M.leprae là 2 tuần, đun sôi có thể giết được M.leprae,
khi ra ngoài cơ thể sống được từ 1 – 7 ngày.[1] [7] [8]
Cho đến nay vẫn chưa nuôi cấy được M.leprae trên môi trường nhân
tạo. Vào những năm 1868 – 1875, Profita và Gaguina đã tiêm M.leprae vào
cơ thể người nhưng cũng không ai bị nhiễm. Những nghiên cứu tương tự của
Hansen vào năm 1879, của Arning năm 1884 và của Monritz năm 1916 cũng
cho kết quả tương tự [3] [8].


4

1.2.2. Nguồn nhiễm khuẩn
Người bị bệnh phong là nguồn nhiễm khuẩn chủ yếu ngoài ra có thể là
loài Armadillo hoang dại, vượn, khỉ Mangabey [1] [8]. Trong đó những bệnh
nhân bị phong u hoặc phong u lưỡng dạng có dương tính với vi khuẩn học là
nguồn lây mạnh nhất. Vi khuẩn có thể được bài tiết qua nước bọt, nước mũi,
dịch rỉ từ những vết loét trên da, bã nhờn, mồ hôi, sữa…Ngoài ra các ca

không phải phong u hoặc âm tính với vi khuẩn học thì ít có vai trò làm nguồn
lây nhiễm.
1.2.3. Đường truyền bệnh [ 2 ] [ 3 ] [ 7 ]
Phần lớn mọi người đều thừa nhận rằng bệnh phong có tính nhiễm
khuẩn cao nhưng tính gây bệnh thấp hay nói cách khác nó là bệnh truyền
nhiễm yếu, chậm. Vì tới nay vẫn chưa gây bệnh được trên thực nghiệm nên
con đường lây truyền bệnh phong vẫn còn là những giả thuyết, có giả thuyết
cho rằng bệnh phong lây qua đường hô hấp, cũng có giả thuyết cho rằng bệnh
phong lây qua đường tiêu hóa…tuy nhiên cho tới nay giả thuyết bệnh phong
lây qua da niêm mạc bị xây xát được ủng hộ hơn cả.[8]
Qua những nghiên cứu người ta thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh ở người tiếp
xúc cao gấp 4 lần so với những người không tiếp xúc, người tiếp xúc trong
nhà cao gấp 10 lần so với người thường và tỷ lệ đó có thể tăng gấp 2 nếu
trong 1 hộ gia đình có nhiều bệnh nhân phong u.[3] [8]
1.2.4. Vật chủ trung gian [3] [19]
Câu hỏi được đặt ra là các loài như : muỗi, rệp, chấy rận, bọ chét… có
thể truyền bệnh phong từ người này sang người khác không?
Cho tới nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được là bệnh phong
được lây truyền qua các loại vật chủ trung gian. Như vậy vai trò của vectơ
trong việc truyền bệnh phong là không có.
1.2.5. Đường xâm nhập vào cơ thể [1]
- Chủ yếu là qua da niêm mạc bị xây xát.


5

1.2.6. Cơ thể cảm thụ [1] [9] [12]
1.2.6.1. Theo lứa tuổi
- Trẻ em dễ mắc bệnh phong hơn người lớn.
1.2.6.2. Theo giới tính

- Nam / nữ = 2 lần.
1.2.6.3. Các nhân tố khác
- Sự mẫn cảm của từng cá thể.
- Chủng tộc : Một số chủng tộc mẫn cảm hơn với bệnh phong.
- Khí hậu : Hay gặp ở các nước nhiệt đới, có nhiều mưa hàng năm.
- Chế độ ăn : ít liên quan đến phát sinh bệnh mà liên quan chủ yếu đến
việc thuyên giảm bệnh trong khi tiếp nhận điều trị. Một chế độ ăn toàn
diện, đầy đủ có thể giảm được những độc hại của các loại thuốc trong
quá trình điều trị.
1.3. BỆNH HỌC VÀ LÂM SÀNG
1.3.1. Thời gian ủ bệnh [3] [7] [10]
- Thời gian ủ bệnh trung bình từ 3 – 5 năm.
1.3.2. Triệu chứng sớm [3] [6] [15]
- Triệu chứng sớm của bệnh phong là xuất hiện những vùng xa giảm cảm
giác, tê bì, buồn buồn…có thể kèm theo những dát, thâm nhiễm trên da.
1.3.3. Phân loại
1.3.3.1. Phân loại Madrit [1] [10]
- Thể I : Thể vô định, tức giai đoạn sớm của bệnh.
- Thể T: Thể củ.
- Thể B : Thể trung gian.
- Thể L : thể u (hay còn gọi là thể ác tính).
1.3.3.2. Phân loại theo vi trùng [3] [10]
Để tiện lợi cho điều trị người ta chia ra thể ít vi trùng và thể nhiều vi trùng


6

- Nhóm ít vi khuẩn (Pauci Bacilary – PB), nhóm này vi khuẩn học âm
tính, thường là những bệnh nhân thể I và thể T.
- Nhóm nhiều vi khuẩn (MultiBaucilary – MB), nhóm này dương tính

với vi khuẩn học, thường gặp là những bệnh nhân thể B và L.
1.3.3.3. Phân loại Ridley và Jopling [1] [10] [13]
Miễn dịch trong bệnh phong là miễn dịch qua trung gian tế bào.
Phân loại theo miễn dịch của bệnh phong, trong đó có các thể phong sau:
- TT: Thể củ cực, thể ít vi khuẩn nhất và ứng với miễn dịch qua trung
gian tế bào của cơ thể là mạnh nhất.
- BT: Thể lưỡng dạng củ, là thể có miễn dịch qua trung gian tế bào thấp
hơn thể TT.
- BB: Lưỡng dạng thực sự, là thể có miễn dịch qua trung gian tế bào thấp
hơn thể BT nhưng cao hơn BL.
- BL: Thể lưỡng dạng u, là thể có miễn dịch qua trung gian tế bào thấp
hơn BB nhưng cao hơn thể LL.
- LL: Phong u, là thể có nhiều vi khuẩn nhất và ứng với nó là đáp ứng
miễn dịch qua trung gian tế bào là thấp nhất.
Miễn dịch tế bào

LL

BL

BB

BT

TT

Hình 1: Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào của các thể phong


7


1.3.4. Triệu chứng lâm sàng
1.3.4.1. Phong củ (TT) [7] [10]
- Là thể phong mà trong đó đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là mạnh
nhất và thường âm tính về vi khuẩn học.
- Thương tổn da vắng mặt và thường mắc bệnh phong thuần túy. Thường xảy
ra ở chỗ mát nhất đó là những thần kinh nằm gần mặt da như thần kinh giữa,
thần kinh trụ, thần kinh quay, thần kinh mác chung, thần kinh chày sau…->
mất cảm giác , yếu cơ.
- Nếu sức đề kháng của bệnh nhân không đủ để giữ vi khuẩn phong ở trong
dây thần kinh, trực khuẩn sẽ ra ngoài da gây nên những u hạt dạng củ, hủy
hoại các nang lông, bã nhờn, tuyến mồ hôi trong thương tổn.
- Trực khuẩn khó tìm thấy ở thương tổn da nhưng ở các hạch ngoại vi, cơ vân,
thần kinh ngoại biên có thể dễ thấy hơn.
- Triệu chứng lâm sàng:
 Thương tổn da ít chỉ có 2 – 3 thương tổn, kích thước thường dưới
10cm.
 Không đối xứng, có giảm sắc trên da, màu thẫm, hồng, dễ nhìn thấy,
bờ rõ, ở dạng dát hoặc hơi nhô lên ở bờ.
 Có các củ nhỏ hoặc lớn.
 Dây thần kinh thường to ra: trực khuẩn phong ưa thích dây thần kinh
theo thứ tự: thần kinh trụ ngay trên rãnh mỏm khuỷu, rồi tới dây thần
kinh chày sau phía sau mắt cá trong, dây thần kinh mác chung trong
hố khoeo và gần chỗ lượn quanh cổ xương mác, thần kinh quay, thần
kinh mặt, thần kinh giữa…cùng với triệu chứng dây thần kinh to ra
đó là các triệu chứng của kiến bò, tê bì, mất cảm giác, yếu cơ, liệt…
 Đặc điểm của phong củ là sự ổn định của bệnh, không có sự gieo rắc
và lan cục bộ, ít xảy ra phản ứng và khuynh hướng khỏi tự phát, điều



8

trị kịp thời sẽ hạn chế được các thương tổn thần kinh.
1.3.4.2 Phong u (LL) [1] [7] [10]
- Là thể phong mà đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào là thấp nhất và
dường như là bằng không. Vi khuẩn không bị khu trú lại và chúng lan ra các
tổ chức khác qua đường máu. Càng nhiều vi khuẩn thì thương tổn sẽ càng
rộng.
- Thương tổn sớm là các dát có đặc điểm:
 Đối xứng 2 bên.
 Số lượng nhiều.
 Bờ không rõ.
 Bề mặt nhẵn bong.
 Thường màu hồng hoặc màu đồng chứ không giảm sắc như phong
củ.
 Các dát này thường không mất cảm giác, không có rụng lông và tóc.
- Thời kỳ tiến triển, da nhô cao lên, dầy lên rõ ở mặt, đặc biệt ở trán, thùy tai,
lông mày, mũi và 2 bên má. Da dầy lên phát triển thành các nếp gấp sệ xuống
tạo nên ‘ BỘ MẶT SƯ TỬ ‘.Đến lúc này da mất cảm giác, giảm tiết mồ hôi,
sự tăng tiết mồ hôi nơi không bị bệnh sẽ bù lại đặc biệt là ở nách.
- Tổn hại thần kinh trong phong u thường diễn ra muộn.
- Phong u không có sự thuyên giảm tự nhiên, không có sự đảo ngược về phía
củ, không gặp phản ứng loại 1, thường gặp phản ứng loại 2 ( phản ứng kháng
nguyên – kháng thể ). Nguyên nhân tử vong trong thể phong u: suy thận,
nhiễm khuẩn cấp, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn sinh mủ tại những nơi mất
cảm giác, lao…
1.3.4.3. Phong lưỡng dạng (BB)
- Là sự pha trộn giữa phong u và phong củ.



9

- Thương tổn da nhiều nhưng không nhiều bằng phong u với đặc điểm : các
dát thay đổi về kích cỡ và hình dáng, một số giới hạn rõ, một số giới hạn
không rõ.
- Dây thần kinh thường bị nhiễm bệnh theo một mẫu không cân đối.
- Các biểu hiện xâm nhiễm của trực khuẩn phong vào niêm mạc mũi, mắt,
xương và tinh hoàn hiếm thấy.
- Là thể phong bất ổn, sự cân bằng giữa miễn dịch và trực khuẩn phong chỉ là
mỏng manh, tạm thời bởi vậy dễ dẫn tới sự lấn át của 1 trong 2 yếu tố tạo nên
tính thay đổi của thể bệnh này.
- Hay gặp phản ứng phong loại 1(phản ứng đảo ngược).
1.3.4.4. Phong lưỡng dạng củ (BT)
Thương tổn da giống như phong củ nhưng luôn có biểu hiện là bệnh không
được kìm lại. Đặc điểm của tổn thương da : Bờ tổn thương có thể một phần
thay đổi dần, không thấy ranh giới rõ với vùng da bình thường, có thể có các
thương tổn vệ tinh nhỏ, số lượng thương tổn thường nhiều hơn phong củ, các
tổn thương này mất cảm giác. Dây thần kinh cũng bị tổn hại nhiều hơn trong
phong củ.
1.3.4.5. Phong lưỡng dạng u (BL)
Thương tổn da giống trong phong u, nhưng có một số điểm khác biệt cơ bản
sau:
 Các tổn thương da không đối xứng tuyệt đối trên cơ thể, các vùng da
bình thường có thể thấy giữa các thương tổn.
 Sự xâm lăng của trực khuẩn vào mũi và thanh quản không nghiêm
trọng như phong u.
 Mất cảm giác không cân đối tuyệt đối.
 Dây thần kinh to sớm hơn so với phong u.



10

1.3.4.6. Phong bất định
- Không phải là một thể phong nào kể trên đây mà nó là những biểu hiện đầu
tiên của bệnh.
- Gặp nhiều ở trẻ em.
- Thương tổn là các dát hơi mơ hồ, thường chỉ có một hoặc hai, thương tổn
thần kinh có thể sờ thấy.
- 3/4 khỏi tự phát, 1/4 có thể trở thành bất cứ thể phong nào.
1.4. TỔN THƯƠNG CÁC CƠ QUAN TRONG BỆNH PHONG
1.4.1. Thương tổn thần kinh trong bệnh phong [ 2] [4]
- Vi khuẩn M.leprae là loại vi khuẩn có ái tính cao với hệ thần kinh và chúng
thường gây tổn thường ở dây thần kinh ngoại vi là nơi có nhiệt độ thấp, chúng
không có mặt ở thần kinh trung ương. Bởi vậy thương tổn sớm nhất trong
bệnh phong đó chính là thương tổn thần kinh, bệnh nhân thường phàn nàn về
cảm giác tê bì, kiến bò, buồn buồn, hoặc giảm cảm giác nóng lạnh ở các vùng
da trên cơ thể.
- Thương tổn thần kinh bao gồm cả thần kinh vận động, thần kinh cảm giác và
thần kinh thực vật. Với thần kinh vận động, ở chi trên hay gặp tổn thương dây
thần kinh trụ, thần kinh giữa, thần kinh quay. Ở chi dưới hay gặp tổn thương
dây thần kinh mác chung, dây thần kinh chày sau (dây hông khoeo ngoài). ở
mặt hay gặp với nhánh gò má của thần kinh mặt hoặc toàn bộ dây thần kinh
mặt. Hậu quả của các tổn thương dây thần kinh vận động này dẫn tới bệnh
nhân bị yếu chi, liệt chi, teo cơ. Tuy nhiên tổn thương thần kinh vận động
thường đến muộn hơn thần kinh cảm giác.
- Thương tổn thần kinh cảm giác:
 Thường gặp với tất cả các dây thần kinh vừa nêu trên phần vận động.
 Đây là tổn thương sớm và thường gặp nhất.



11

 Là một trong các dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh nhân bị bệnh
phong.
 Điều trị và can thiệp sớm trong giai đoạn này bệnh nhân có thể khỏi
hoàn toàn.
 Bệnh nhân thường mất cảm giác nóng lạnh trước sau đó mất cảm
giác sờ mó và cuối cùng là mất cảm giác đau.
- Thương tổn thần kinh thực vật:
 Tổn thương thần kinh thực vật gây nên giảm tiết mồ hôi dẫn tới khô
da, đây là một điều kiện thuận lợi cho những nhiễm khuẩn khác và
hậu quả là những tàn tật sau này mà bệnh nhân phải ghánh chịu.
 Da cũng là một trong các cơ quan tham gia vào hoạt động điều hòa
thân nhiệt cho cơ thể, khi da khô hoạt động này bị ảnh hưởng đáng
kể.
- Tổn hại thần kinh trong bệnh phong hay gặp ở những đợt phản ứng phong
trong quá trình bị bệnh. Phản ứng đảo ngược ở phong lưỡng dạng là phản ứng
nguy hiểm nhất cho liệt thần kinh. Trong thể phong củ thường có ít dây thần
kinh bị liên quan bởi vậy hay gây liệt cục bộ và chọn lọc nhưng một khi đã bị
thì rất nặng và cũng rất khó để hồi phục. Trong phong u có nhiều dây thần
kinh bị liên quan nhưng quá trình tổn thương này diễn ra chậm chạp nếu phát
hiện sớm và uống thuốc kịp thời thì khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng gì
về thần kinh. Trong phong lưỡng dạng cũng gây tổn thương nhiều dây thần
kinh và khả năng tổn hại cũng rất cao.
- Lâm sàng:
 Mất cảm giác tại nơi thương tổn da: thường đặc trưng cho phong củ
và lưỡng dạng, phong u và bất định thường không mất cảm giác mà
chỉ giảm cảm giác.
 Mất cảm giác vùng: một vùng theo giải phẫu đường đi của dây thần



12

kinh bị mất cảm giác, phong củ thường chỉ 1 dây thần kinh bị nhiễm
bệnh, phong lưỡng dạng có nhiều dây thần kinh bị nhiễm, phong u
cũng có nhiều dây thần kinh bị nhiễm và thường đối xứng.
 Mất cảm giác kiểu tất tay tất chân: là kiểu mất cảm giác toàn bộ bàn
tay bàn chân, khi phát triển đầy đủ nó lan rộng lên tới khuỷu tay, đầu
gối và hiếm khi vượt quá khu vực này. Mất cảm giác loại này không
theo thứ tự phân bố của dây thần kinh riêng biệt mà gây ra bởi sự
hủy hoại của nhiều nhánh da nhỏ của thần kinh cảm giác, thường gặp
ở phong u và gần u, mất cảm giác loại này không bao giờ hồi phục.
 Khi tổn thương dây vận động sẽ có biểu hiện liệt, yếu, teo cơ.
 Tổn hại thần kinh thực vật gây giảm tiết mồ hôi mà biểu hiện lâm
sàng có thể thăm khám được đó là da khô và dễ nhiễm khuẩn.
 Đặc biệt có thể gặp apxe thần kinh, hay gặp ở phong củ, gặp ở nam
nhiều hơn nữ và điều trị cũng dẫn lưu mủ như các loại apxe khác.
1.4.2. Tổn thương mắt [1] [2] [4]
- Tổn thương mắt gặp trọng bệnh phong được gây nên bởi hai cơ chế:
 Cơ chế trực tiếp: Do sự có mặt của trực khuẩn Hansen trong mắt gây
tổn thương các cấu trúc của mắt.
 Cơ chế gián tiếp : Do vi khuẩn M.leprae gây tổn thương dây V, dây
VII gây hở mi, khô mắt hậu quả là mù.
1.4.3. Tổn thương xương [ 1 ] [ 2 ] [ 4 ]
- Thường là hậu quả của tổn thương thần kinh, có các cơ chế gây tổn thương
sau:
 Do tác động trực tiếp của M.leprae trong xương.
 Do hậu quả của tổn thương thần kinh cảm giác -> dễ chấn thương và
nhiễm khuẩn. Mặt khác khi thần kinh bị hỏng dẫn tới cơ chế tự sửa
chữa và thay thế tổ chức xương bị giảm sút.



13

 Do liệt vận động dẫn tới giảm sử dụng các chi -> loãng xương.
- Hay gặp nhất là với các xương bàn tay bàn chân, tuy nhiên cũng có gặp
những biến đổi ở thần kinh sọ. Đó là teo gai mũi trước gây xẹp mũi, teo mỏm
ổ răng ở xương hàm gây mất răng cửa trên, cả hai biến đổi này được đặt tên là
“BỘ MẶT PHONG”.
1.4.4. Tổn thương các cơ quan khác [1] [2] [4]
- Tổn thương phủ tạng: gan, lách, hạch, tủy xương, sinh dục đều có thể bị tổn
thương
- Tổn thương mũi: Có thể gây nên xẹp sống mũi, hẹp lỗ mũi, tịt hoàn toàn hai
lỗ mũi gây giọng nói mũi.
- Tổn thương thanh quản: mất giọng, khàn tiếng, giọng the thé.
1.5. PHẢN ỨNG PHONG [1] [10]

Loại 2

LL

Loại 1

BL

BB

BT

Hình 2: khả năng bị phản ứng phong của các thể phong


TT


14

1.5.1. Phản ứng phong loại 1 (phản ứng đảo ngược)
- Gây ra do sự tăng khả năng của hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại
M.leprae. Nó là một phản ứng quá mẫn do phản ứng quá mức của hệ miễn
dịch cơ thể. Thường gặp ở phong lưỡng dạng BT, BB, BL và cực đại ở BB.
Không gặp ở phong thể LL, TT.
- Phản ứng thường cực kỳ nghiêm trọng, biểu hiện lâm sàng là các tổn thương
da sưng nhanh, rất đau nhất là khi sờ vào, nhiều thương tổn mới có thể xuất
hiện.
- Dây thần kinh: nhiều dây thần kinh bị liên can, sưng lên đau, mềm, tiếp theo
là tổn hại thần kinh lan rộng ảnh hưởng tới chức năng vận động và có thể gây
liệt nhanh chóng.
- Toàn thân: sốt, khó chịu, phù lan rộng đặc biệt ở bàn tay, bàn chân, mặt.
1.5.2. Phản ứng phong loại 2 (phản ứng hồng ban nút)
- Hiện nay đa số tán thành quan điểm hồng ban nút phong là mô hình phản
ứng dị ứng với các độc tố của vi khuẩn do dòng máu mang tới.
- Như vậy nó là một rối loạn của miễn dịch dịch thể và có thể được coi như
một biểu hiện lâm sàng của hiện tượng Arthus.
- Chỉ số vi khuẩn học càng cao thì càng nhiều khả năng gây nên phản ứng loại
2.
- Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ở da với đặc điểm : chủ yếu là ban đỏ, hòn
xuất hiện ở mặt, tay, đùi, và các phần khác của cơ thể như bụng, ngực, lưng,
màu đỏ tím nhiều cỡ to nhỏ khác nhau và thường tăng cảm giác. Nếu phản
ứng nhẹ thì thương tổn sẽ mất đi sau vài ngày, thường không sốt. Nếu phản
ứng nặng thương tổn xuất hiện liên tiếp ngày nọ sang ngày kia, đợt này qua

đợt khác có thể ở khắp cơ thể nhưng nặng nhất vẫn là ở mặt và các chi, chúng
có thể hợp với nhau thành mảng dưới da và loét, có thể kèm sốt 39- 40 độ,
toàn thân mệt mỏi khó chịu, chán ăn..Ngoài ra có thể có biển hiện sưng đau


15

thần kinh nhẹ và thường không gây mất chức năng thần kinh nhanh chóng
như phản ứng loại 1, đôi khi gặp viêm mống mắt, viêm tinh hoàn gây vô sinh,
sưng đau hạch bạch huyết, viêm khớp, viêm cầu thận cấp.
1.6. CÁC DỊ HÌNH TÀN TẬT TRONG BỆNH PHONG [ 8] [15] [16] [19]
- Nguyên nhân gây dị hình có nguyên nhân sơ phát và thứ phát:
 Nguyên nhân sơ phát: tổn hại trực tiếp do hoạt tính cuả vi khuẩn và
tổn hại gây ra bởi đáp ứng của tổ chức trước sự xâm lăng của vi
khuẩn.
 Thứ phát: do sự mất cảm giác, liệt vận động dẫn tới không tiếp nhận
đúng các kích thích từ môi trường như nóng, lạnh, đau…gây sưng
phù, nhiễm khuẩn, hoại tử -> cụt dần từng ngón tay, ngón chân.
Tk cảm giác

Tk thực vật

Mất cảm giác

da khô

Vết thương

nứt nẻ


Nhiễm trùng

loét

Hoại tử,mất tổ chức

Sẹo

Tk vận động

liệt

mất sử dụng

co cứng

cứng khớp

Tàn tật, mất khả năng
Hình 3: Cơ chế gây nên các dị hình tàn tật trong bệnh Phong


16

1.7. CHẨN ĐOÁN BỆNH PHONG [1] [2 ] [4] [7] [10] [19]
1.7.1. Chẩn đoán xác định
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng đã nêu ở trên.
- Xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen ở dịch mũi, ở da.
- Để chẩn đoán bệnh phong người ta làm xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen ở
da và niêm mạc mũi gọi là kích phết rạch da (Slit skin smear) cách làm như

sau : sát khuẩn vùng da tổn thương nghi ngờ, căng da nhẹ, dùng dao sắc rạch
nhẹ 1 đường dài khoảng 0,5 - 0,7 mm sâu đến chân bì, dùng lưỡi dao gạt nhẹ
lớp mỏng tổ chức phết lên phiến kính, cố định, nhuộm ziehl đọc kính hiển vi
tìm trực khuẩn Hansen, băng vết thương lại. Phản ứng Mitxuda giúp tiên
lượng thể củ, thể u. Đánh giá tiên lượng thể bệnh thường (+) tính trong phong
củ, (-) tính trong thể phong u.
1.7.2. Chẩn đoán phân biệt
- Phong u tổn thương là ban đỏ mảng cộp thường ở mặt mũi, trán tai có thể
nhầm với dị ứng thuốc, chẩn đoán cần nghĩ đến bệnh phong thử cảm giác đau
và làm xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen.
- Phong củ cần chẩn đoán phân biệt với bệnh nấm hắc lào vì cùng có đám
mảng đỏ, có bờ viền, giới hạn rõ nhưng trong bệnh phong củ đám mảng đỏ ở
bờ là củ sẩn nhỏ, mất cảm giác đau và xét nghiệm tìm trực khuẩn Hansen
dương tính, còn trong nấm hắc lào đám mảng đỏ hình đa cung, bờ viền rõ, bờ
có mụn nước, ngứa. Xét nghiệm nấm (+) tính.


17

1.8. ĐIỀU TRỊ [1] [2] [3] [7] [9] [11] [18] [19]
1.8.1. Tiến triển bình thường của bệnh phong nếu không được điều trị
Thể phong cần điều trị

Đường vi khuẩn vào cơ thể

Nhiễm khuẩn ẩn lâm sàng

phong u

phonglưỡng dạng


Phong bất định

Tự khỏi không cần

phong củ

điều trị
1.8.2. Điều trị
1.8.2.1. Nguyên tắc điều trị
- Mục đích điều trị là nhằm chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân nhưng quan trọng
là tránh tàn phế, hạn chế lây lan.
- Cắt đứt lây lan bằng rifampicine. Dùng rifampicin sau 5 - 7 ngày là bệnh
nhân hết lây lan cho người khác, tuy còn phải tiếp tục điều trị bệnh.
- Xu hướng thế giới là xoá bỏ khu điều trị phong.
- Điều trị như các bệnh nhân khác tại bệnh viện.
- Đường lối chống phong của Việt Nam là " điều trị tại gia đình", thanh toán
bệnh phong từng vùng.
- Đa hoá trị liệu (Multidrug therapy) thay thế trị liệu đơn hoá trị liệu (DDS
đơn thuần) để tránh nhờn thuốc, kháng thuốc.


18

- Phòng chống tàn phế, phục hồi chức năng bằng chăm sóc hướng dẫn cách
tập luyện chăm sóc da để tránh tàn phế, điều trị sớm bằng vật lý trị liệu,
chương trình giày dép cho bệnh nhân phong.
- Công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết trong nhân dân về bệnh phong, xoá
bỏ thành kiến với bệnh phong, công tác quản lý hồ sơ chữa bệnh.
1.8.2.2. Điều trị cụ thể

- Đa hoá trị liệu là chủ trương của tổ chức y tế thế giơí thay thế trị liệu đơn
độc DDS sinh ra kháng thuốc, để đảm bảo chữa khỏi bệnh. Phác đồ của tổ
chức y tế y thế giới 1982.
- Nhiều vi khuẩn (MB).
 Rifampicin 300 mg x 2 viên (600 mg/ tháng lần , có kiểm tra).
 Clofazimin 100 mg x 3 viên (300 mg/ tháng 1 lần có kiểm tra).
 Clofazimin 50 mg / ngày tự uống.
 DDS 100 mg / ngày.
 Thời gian 12 tháng hoặc đến khi xét nghiệm vi khuẩn âm tính BI = 0,
sau đó ngừng thuốc theo dõi 5 năm.
- Ít vi khuẩn (PB).
 Rifampicin 300 mg x 2 viên = (600 mg/ tháng 1 lần, có kiểm tra).
 DDS 100 mg / ngày tự uống.
 Thời gian 6 tháng sau đó ngừng thuốc theo dõi 3 năm.
 DDS Dapson (Diamino diphenyl sulfon) rẻ tiền, có tác dụng diệt
khuẩn, dùng đường uống, dễ sử dụng. Rifampicin (Rimactan, rifadin)
diệt vi khuẩn nhanh, cắt đứt lây lan nhanh chóng.
 Clofazimin (lamprene B663) có tác dụng diệt khuẩn, tác dụng phụ là
làm sẫm màu da vùng có ánh sáng chiếu vào.
 Ethionamit và prothionamit.


×