Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu các xoang động mạch vành trên phim chụp cắt lớp vi tính 64 dãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

-------***-------

NGUYỄN PHÚ TIẾN

Nhận xét một số đặc điểm giải phẫu các xoang ĐMV trên phim chụp cắt lớp
vi tính đa dãy”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHÓA 2009-2015

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Đức Nghĩa
ThS. Vũ Duy Tùng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, phòng đào tạo đại học, bộ môn
Giải phẫu Trường đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đức Nghĩa, ThS. Vũ Duy Tùng là
người hướng dẫn, động viên, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sỹ trong Hội
đồng chấm luận văn đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu trong quá trình


hoàn thiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích
lệ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này.

Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Phú Tiến


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu được trình bày trong khóa luận này là
hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố.
Người làm khóa luận

Nguyễn Phú Tiến


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN........................................................................... 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu cơ bảncủa cácĐMV ................................................ 3
1.1.1. ĐMV phải ............................................................................................ 3
1.1.2. ĐMV trái .............................................................................................. 4
1.2. Giải phẫu xoang ĐMV ............................................................................. 4
1.2.1. Giải phẫu điển hình xoang ĐMV ......................................................... 4
1.2.2. Kích thước của xoang vành ................................................................. 5
1.3. Lỗ xuất phát của các ĐMV...................................................................... 5

1.3.1. Giải phẫu điển hình .............................................................................. 5
1.3.2. Biến đổi giải phẫu lỗ xuất phát các ĐMV ........................................... 7
1.4. Các nghiên cứu trong nước về giải phẫu xoang ĐMV ....................... 11
1.5. Ưu và nhược điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính 64 dãy
xoang ĐMV .................................................................................................... 12
1.5.1. Ưu điểm.............................................................................................. 12
1.5.2. Nhược điểm ........................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 13
2.1. Đối tương nghiên cứu............................................................................. 13
2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu........................................................................ 13
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn BN .................................................................... 13
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu ..................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 13
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................ 13


2.2.2. Quá trình thực hiện kỹ thuật .............................................................. 14
2.2.3. Kỹ thuật chụp ..................................................................................... 14
2.2.4. Hình ảnh thu được tái tạo theo các loại ảnh sau ................................ 14
2.3. Thiết lập biến số nghiên cứu ................................................................. 15
2.4. Xử lý số liệu............................................................................................. 16
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ............................................................................... 16
3.1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............................... 16
3.1.1. Phân loại bệnh nhân theo giới ............................................................ 16
3.1.2. Phân loại bệnh nhân theo tuổi ............................................................ 16
3.2. Chiều cao xoang vành ............................................................................ 17
3.2.1. Chiều cao xoang vành phải ................................................................ 17
3.2.2. Chiều cao trung bình của xoang vành phải theo giới ........................ 17
3.2.3. Chiều cao xoang vành trái.................................................................. 17
3.2.4. Chiều cao trung bình của xoang vành trái theo giới .......................... 18

3.3. Lỗ xuất phát của ĐMV phải.................................................................. 18
3.3.1. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV phải ...................................................... 18
3.3.2. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV phải so với chiều cao xoang vành ....... 19
3.3.3. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV phải so với chiều trước – sau so với trục
tâm xoang ..................................................................................................... 21
3.4. Lỗ xuất phát của ĐMV trái ................................................................... 22
3.4.1. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV trái ........................................................ 22
3.4.2. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV trái so với chiều cao xoang vành ......... 23
3.4.3. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV trái so với chiều trước – sau so với tâm
xoang ............................................................................................................ 24
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 26
4.1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu ............................... 26
4.2. Chiều cao xoang vành trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy ........... 27


4.2.1. Chiều cao xoang vành phải ................................................................ 27
4.2.2. Chiều cao xoang vành trái.................................................................. 27
4.3. Lỗ xuất phát của ĐMV .......................................................................... 28
4.3.1. Lỗ xuất phát của ĐMV phải............................................................... 28
4.3.2. Lỗ xuất phát của ĐMV trái ................................................................ 31
KẾT LUẬN .................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
BẢng 2.1. BiẾn sỐ nghiên cỨu trên xoang vành phẢi .................................. 15
BẢng 2.2. BiẾn sỐ nghiên cỨu trên xoang vành trái .................................... 15
BẢng 3.1. TuỔi trung bình ............................................................................. 16
BẢng 3.2. ChiỀu cao xoang vành phẢi .......................................................... 17
BẢng 3.3. ChiỀu cao trung bình xoang vành phẢi theo giỚi ........................ 17

BẢng 3.4. ChiỀu cao xoang vành trái ............................................................ 17
BẢng 3.5. ChiỀu cao trung bình xoang vành trái theo giỚi ........................... 18
BẢng 3.6. VỊ trí lỖ xuẤt phát cỦa ĐMV phẢi.............................................. 18
BẢng 3.7. VỊ trí lỖ xuẤt phát ĐMV phẢi so vỚi chiỀu cao xoang vành ..... 19
BẢng 3.8. VỊ trí lỖ xuẤt phát cỦa ĐMV trái ................................................ 22
BẢng 3.9. VỊ trí lỖ xuẤt phát ĐMV trái so vỚi chiỀu cao xoang vành ....... 23
BẢng 4.1. ChiỀu cao trung bình xoang vành giỮa hai giỚi .......................... 28


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ...................................................... 16
biỂu đỒ 3.2. VỊ trí lỖ xuẤt phát ĐMV so vỚi chiỀu trưỚc – sau so vỚi ..... 21
tâm xoang ........................................................................................................ 21
biỂu đỒ 3.3. VỊ trí lỖ xuẤt phát ĐMV so vỚi chiỀu trưỚc – sau so vỚi ..... 24
tâm xoang ........................................................................................................ 24


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô tẢ đưỜng đi cỦa ĐMV trái và phẢi .......................................... 3
hình 1.2. Mô phỎng kích thưỚc xoang vành ................................................... 5
hình 1.3. VỊ trí cỦa lỖ ĐMV so vỚi vòng van đỘng mẠch chỦ ................... 6
hình 1.4. LỖ xuẤt phát cỦa ĐMV và các thành phẦn liên quan .................... 6
hình 1.5. Mô phỎng vỊ trí bình thưỜng cỦa lỖ tách các đỘng mẠch vành ... 7
Hình 1.6. Mặt phẳng nền và mặt phẳng đáy .................................................... 8
Hình 1.7. Lỗ xuất phát của ĐMV phải ở phía trên mặt phẳng nền ................... 9
hình 1.8. Mô phỎng bẤt thưỜng 5 lỖ xuẤt phát cỦa ĐMV ......................... 10
hình 1.9. Ảnh chỤp bẤt thưỜng 5 lỖ xuẤt phát cỦa ĐMV .......................... 10
hình 2.1. ĐMV qua cẮt lỚp vi tính 64 dãy và dỰng lẠi bẰng Ảnh MIP, 3D .. 14
hình 3.1. XuẤt phát bẤt thưỜng cỦa đỘng mẠch vành phẢi ...................... 19
hình 3.3. VỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV phẢi so vỚi chiỀu cao xoang vành ..... 20

Hình 3.4. Dựng hình vị trí xuất phát của ĐMV ở 1/3 trên xoang vành .......... 21
hình 3.5. VỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV phẢi so vỚi chiỀu trưỚc – sau so vỚi
tâm xoang ........................................................................................................ 21
hình 3.6. VỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV trái tẠi xoang vành trái........................ 22
hình 3.7. VỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV trái so vỚi chiỀu cao xoang vành ....... 23
hình 3.8. DỰng hình vỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV trái cao hơn 1/3 trên xoang
vành ................................................................................................................. 24
hình 3.9. Phim chỤp cẮt lỚp vi tính mô tẢ vỊ trí xuẤt phát cỦa .................. 25
ĐMV trái so vỚi chiỀu trưỚc – sau so vỚi tâm xoang .................................. 25
hình 4.1. Sơ đỒ mô tẢ đmv phẢi xuẤt phát bẤt thưỜng tẠi xoang vành trái
......................................................................................................................... 28
hình 4.2. ĐMV phẢi xuẤt phát 1/3 trên xoang vành (1) và thẤp hơn 1/3 trên
xoang vành (2) ................................................................................................. 30
hình 4.3. Sơ đỒ mô tẢ vỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV phẢi theo chiỀu trưỚc –
sau.................................................................................................................... 31
hình 4.4. Sơ đỒ mô tẢ vỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV trái so vỚi....................... 32
chiỀu cao xoang vành ..................................................................................... 32
hình 4.5. Sơ đỒ mô tẢ vỊ trí xuẤt phát cỦa ĐMV trái .................................. 34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tim được cấp máu bởi các động mạch vành (ĐMV) phải và trái – 2
nhánh đầu tiên của động mạch chủ. Đây là hệ thống mạch độc lập, không có
sự nối tiếp với động mạch của các cơ quan khác trong cơ thể [1]. Các động
mạch này tách ra từ động mạch chủ lên ở khoảng 1/3 trên của các xoang vành
phải và trái, ngay phía dưới bờ tự do của các lá van bán nguyệt tương ứng ở
thì tâm thu [1], [2].
Các nghiên cứu về sự cấp máu cho tim đã chỉ ra nhiều bất thường về vị

trí xuất phát của ĐMV như ĐMV trái xuất phát từ xoang vành phải hay trực
tiếp từ ĐMV phải, thân động mạch phổi và ngược lại, ĐMV phải lại xuất phát
từ thân ĐMV trái, xoang vành trái. Bất thường này là nguyên nhân của đau
ngực, thiếu máu cơ tim hay nặng hơn là đột tử [3].
Ngày nay, với những kỹ thuật nghiên cứu ngày càng phát triển, việc
nghiên cứu về giải phẫu xoang ĐMV đã có nhiều bước tiến. Đã có nhiều tác
giả nghiên cứu về xoang ĐMV, vị trí tách của ĐMV trái và phải từ xoang
vành. Chính từ các nghiên cứu này đã giúp cho các nhà giải phẫu học mô tả
được các dạng của xoang ĐMV, từ đó đưa những dạng điển hình vào các sách
giáo khoa giải phẫu. Bên cạnh đó, sự hiện diện của những biến thể giải phẫu
của xoang động mạch vành như biến đổi về kích thước xoang ĐMV, vị trí
tách bất thường của các ĐMV trái và phải so với xoang ĐMV cũng được đề
cập tới. Hiểu biết rõ về những biến đổi giải phẫu của xoang ĐMV giúp giải
thích được các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu lâm sàng và có thái độ xử trí
chính xác với bệnh mạch vành, giúp cho các nhà can thiệp mạch có những
bước đi đúng đắn trong chiến lược can thiệp. Áp dụng các kỹ thuật hiện đại để
nghiên cứu về xoang ĐMV đem lại góc nhìn mới về giải phẫu cũng như hạn
chế được nhiều sang chấn cho bệnh nhân.


2

Với các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét
một số đặc điểm giải phẫu các xoang ĐMV trên phim chụp cắt lớp vi tính đa
dãy” nhằm mục tiêu: Xác định chiều cao của các xoang vành trên phim
chụp cắt lớp vi tính 64 dãy và mô tả vị trí của lỗ xuất phát của các ĐMV.


3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu cơ bảncủa cácĐMV

Hình 1.1. Mô tả đường đi của ĐMV trái và phải[3]
1.1.1. ĐMV phải
ĐMV phải xuất phát từ lỗ vành phải, trong xoang vành phải. Nó chạy
ra trước trong khe giữa tiểu nhĩ phải và thân động mạch phổi rồi vòng sang
phải xuống dưới trong lớp mô mỡ ở rãnh vành để ra sau [1]. Tới đầu rãnh
gian thất sau, nơi gặp nhau giữa rãnh vành, rãnh gian nhĩ và rãnh gian thất thì
chia thành hai nhánh tận: nhánh gian thất sau và nhánh sau thất trái. Nhánh
gian thất sau chạy xuống dưới, gần như vuông góc với ĐMV phải, trong rãnh


4

gian thất sau để tận hết ở đỉnh tim và tiếp nối với ĐM gian thất trước. Một số
trường hợp động mạch gian thất sau có thể xuất phát từ động mạch mũ của
ĐMV trái. Nhánh thất trái sau thường tiếp tục đi theo hướng của ĐMV phải
trong rãnh vành sang trái, rồi cho các nhánh vào mặt sau thất trái. Nhưng
trong trường hợp động mạch gian thất sau xuất phát từ động mạch mũ thì các
nhánh này không có [3].
1.1.2. ĐMV trái
ĐMV trái bắt đầu từ lỗ vành trái, ở 1/3 trên của xoang vành trái. Nó đi
ra trước trong khe giữa thân động mạch phổi và tiểu nhĩ trái rồi tận cùng bằng
hai nhánh: nhánh gian thất trước chạy trong rãnh gian thất trước tới mỏm tim và
nối với ĐMV phải; nhánh mũ chạy trong rãnh vành tới bờ trái rồi xuống mặt
hoành của tim [1]. Trong một số trường hợp ĐMV trái có 3 nhánh tận là nhánh
gian thất trước, nhánh mũ và nhánh trung gian (động mạch phân giác) [3].
1.2. Giải phẫu xoang ĐMV
1.2.1. Giải phẫu điển hình xoang ĐMV

Xoang động mạch chủ (xoang Valsalva) là chỗ phình ra của mô động
mạch chủ, giới hạn phía trên là khớp nối xoang ống, phía dưới là vòng van
động mạch chủ. Xoang động mạch chủ có 3 thành phần:
- Xoang cho lỗ xuất phát của ĐMV trái và được gọi là xoang vành trái.
- Xoang cho lỗ xuất phát của ĐMV phải và được gọi là xoang vành phải
- Xoang còn lại không có lỗ xuất phát của các ĐMV nên gọi là xoang
không vành.
Về vị trí giữa các xoang vành, David M.Fiss [4] mô tả xoang vành phải
nằm bên phải và ra trước trong xoang động mạch chủ và chứa lá van bán
nguyệt bên phải. Xoang vành trái nằm bên trái và phía sau trong xoang động
mạch chủ và nó bao gồm cả lá van bán nguyệt bên trái. Xoang không vành
nằm phía sau xoang vành phải và có lá van không vành.


5

1.2.2. Kích thước của xoang vành
Kích thước của xoang vành bao gồm chiều cao xoang, các chỉ số trước
– sau và trong – ngoài của xoang trong thời kỳ tâm thu, khi xoang động mạch
chủ đầy máu. Chiều cao xoang vành được tính là khoảng cách từ mặt phẳng đáy
của lá van tương ứng tới mặt phẳng nền (sinotubular junction) của xoang [5].

Hình 1.2. Mô phỏng kích thước xoang vành [5]
1.3. Lỗ xuất phát của các ĐMV
1.3.1. Giải phẫu điển hình
Các ĐMV phải và trái là hai nhánh đầu tiên của động mạch chủ, chúng
xuất phát từ hai lỗ ở khoảng 1/3 trên của các xoang vành phải và trái, ngay
phía dưới bờ tự do của các van bán nguyệt tương ứng ở thì tâm thu [2].
Hai lá van có lỗ ĐMV xuất phát từ bờ tự do (thuộc thành xoang động
mạch chủ) của nó được gọi là các lá van vành, lá van còn lại không có lỗ xuất

phát của ĐMV được gọi là lá van không vành.


6

Hình 1.3. Vị trí của lỗ ĐMV so với vòng van động mạch chủ [6]

Hình 1.4. Lỗ xuất phát của ĐMV và các thành phần liên quan [7]
1. Động mạch chủ; 2.Các lá van động mạch chủ; 3. Trục dọc của xoang
vành; 4. Mặt phẳng nền; 5. Lỗ xuất phát của ĐMV phải; 6. Lỗ xuất phát của
ĐMV trái.


7

Hình 1.5. Mô phỏng vị trí bình thường của lỗ tách các động mạch vành [8]
1.3.2. Biến đổi giải phẫu lỗ xuất phát các ĐMV
1.3.2.1. Biến đổi về vị trí xuất phát
Lỗ xuất phát của ĐMV thường ở ngay phía dưới bờ tự do của các van
bán nguyệt. Tuy nhiên, vị trí xuất hiện của các lỗ này có thể thay đổi ở trên
hay dưới mặt phẳng nền (mặt phẳng nền là mặt phẳng ngang quabờ tự do của
các van bán nguyệt hay qua vị trí khớp nối xoang ống – sinotubular junction)
Banchi báo cáo về vị trí của các lỗ xuất phát so với mặt phẳng nền như
sau: lỗ tách của ĐMV trái có 48% là ở ngang mức mặt phẳng nền (tức là 1/3
trên xoang vành), 34% ở phía trên (cao hơn 1/3 trên xoang vành) và 18% ở
phía dưới mặt phẳng nền (thấp hơn so với 1/3 trên xoang vành). Đối với
ĐMV phải thì có 71% là xuất phát ngang mức, 19% ở phía trên và 10% xuất
phát dưới mặt phẳng nền [9]. Nghiên cứu này phù hợp với những mô tả giải
phẫu điển hình về vị trí lỗ xuất phát của các ĐMV.
Nghiên cứu trên của Banchi cũng cho thấy rằng lỗ xuất phát của ĐMV

trái và phải đều có những biến đổi giải phẫu.


8

Hình 1.6. Mặt phẳng nền và
mặt phẳng đáy.
(David M. Fiss) [4]

Volrdaver Z. và các cộng sự của mình đã quan sát 50 quả tim của người
trưởng thành bằng phương pháp phẫu tích để đánh giá các biến đổi vị trí của
các lỗ xuất phát. Họ chia làm 4 nhóm: (1) lỗ xuất phát của cả ĐMV phải và
trái đều ở dưới mặt phẳng nền, chiếm 56%; (2) lỗ xuất phát của ĐMV phải ở
bên dưới và lỗ xuất phát của ĐMV trái ở trên so với mặt phẳng nền, chiếm
30%; (3) lỗ xuất phát của ĐMV phải ở trên và của ĐMV trái là ở dưới so với
mặt phẳng nền, chiếm 8%; (4) lỗ xuất phát của cả ĐMV trái và phải đề ở trên
mặt phẳng nền chỉ chiếm 6%. Thỉnh thoảng, lỗ xuất phát của ĐMV trái hoặc
phải xuất phát phía trên mặt phẳng nền ≥ 1cm, tác giả gọi loại này là lỗ xuất
phát cao – bất thường về giải phẫu (high take-off position) [10].
Alexander RW và Griffith GC nghiên cứu 54 trường hợp bất thường về
vị trí xuất phát đã báo cáo 2 trường hợp có lỗ xuất phát của cả ĐMV trái và
phải đều cao – bất thường về giải phẫu; 5 trường hợp chỉ có bất thường của lỗ
ĐMV phải và 3 trường hợp có lỗ ĐMV trái bất thường [11].
Gonzales và Angulo A. cùng các cộng sự đã báo cáo trường hợp lỗ xuất
phát của ĐMV tại vị trí 1.5 cm trên mặt phẳng nền. Họ ghi nhận trường hợp
lỗ xuất phát cách mặt phẳng nền 2.5 cm là cao nhất [12].
Lỗ xuất phát của ĐMV cao – bất thường về giải phẫu cũng có thể kết
hợp với tình trạng giảm cấp máu cho hệ ĐMV trong thời kỳ tâm trương do



9

bệnh cơ tim giãn. Sự kết hợp này sẽ dẫn đến tình trạng đột tử do nhồi máu cơ
tim trong khi những bệnh nhân chỉ mắc bệnh cơ tim giãn vẫn có khả năng
phục hồi và tỷ lệ nhồi máu cơ tim là thấp hơn rất nhiều [8].

Hình 1.7. Lỗ
xuất phát của
ĐMV phải ở
phía trên mặt
phẳng nền.[8]

Theo B. Pejkovic và cộng sự [7], 71% lỗ tách ở ngang mức van, 19%
cao hơn từ 0.2 – 10mm, 10% thấp hơn từ 0.3 – 2mm. Dù nằm ở trên hay dưới
mặt phẳng nền thì các lỗ xuất phát của ĐMV cũng không cách mặt phẳng nền
quá 1cm, khác với những báo cáo của các nhà nghiên cứu trên khi xuất hiện
cả những trường hợp lỗ xuất phát cách mặt phẳng nền > 1cm.
Khi xét theo chiều trước – sau của các van B.Pejkovic nhận thấy rằng
87% lỗ xuất phát của ĐMV phải nằm ở phần sau và phần giữa xoang vành
phải, còn lại có13% ở phần trước. Với ĐMV trái, 85% tách ở phần sau hoặc
giữa xoang vành trái và chỉ 15% là ở phần trước xoang vành trái.
1.3.2.2. Bất thường về số lượng lỗ xuất phát
Bruce F.Waller [8] và các cộng sự báo cáo về sự xuất hiện của các lỗ
xuất phát “nhỏ” ngay từ xoang vành phải. Các lỗ xuất phát này tạo nên các
nhánh cấp máu phụ cho buồng thất. Tác giả cũng báo cáo trường hợp có 5 lỗ


10

xuất phát của ĐMV trong 2 xoang vành. Ở xoang vành phải là lỗ xuất phát

của ĐMV phải và 2 lỗ xuất phát của ĐMV phụ. Ở xoang vành trái là các lỗ
xuất phát của ĐMV trái và động mạch gian thất trước (LAD).

Hình 1.8. Mô phỏng bất thường 5 lỗ xuất phát của ĐMV[8]

Hình 1.9. Ảnh chụp bất thường 5 lỗ xuất phát của ĐMV[8]
Ngoài ra sự bất thường giải phẫu về nguyên uỷ của ĐMV phải và trái
cũng đã được nhiều tác giả báo cáo như ĐMV trái, động mạch mũ xuất phát
từ xoang vành phải hay trực tiếp từ ĐMV phải, thân động mạch phổi. Và


11

ngược lại ĐMV phải lại xuất phát từ thân ĐMV trái, xoang vành trái. Bất
thường này là nguyên nhân của đau ngực, thiếu máu cơ tim hay đột tử [2].
Andrew N.Pelech [13] nghiên cứu về các bất thường giải phẫu trên
chụp mạch chọn lọc nhận thấy rằng có tới 99,08% trường hợp có ĐMV phải
xuất phát từ xoang vành phải, trường hợp ĐMV phải xuất phát từ xoang
vành trái chỉ chiếm 0,92%. Còn đối với ĐMV trái thì có 0,15% lỗ xuất phát
của nó nằm ở xoang vành phải, rất nhỏ so với vị trí xuất phát bình thường ở
xoang vành trái.
1.4. Các nghiên cứu trong nước về giải phẫu xoang ĐMV
Việc nắm rõ giải phẫu và các biến thể giải phẫu của xoang vành, vị trí
tách của các ĐMV giúp các nhà lâm sàng có thể dự đoán được nguyên nhân,
giải thích được các dấu hiệu lâm sàng và đề ra hướng điều trị cho bệnh mạch
vành. Ngoài ra còn giúp cho các nhà can thiệp mạch trong việc đề ra các
chiến lược điều trị can thiệp các bệnh mạch vành.
Trong luận văn thạc sĩ y học của Vũ Duy Tùng, nghiên cứu trên 1108
bệnh nhân đạt tiêu chuẩn không có bệnh lý mạch vành hoặc có tổn thương
nhưng không có ý nghĩa lâm sàng bằng phim chụp cắt lớp vi tính hệ mạch

vành của họ. Tác giả đã báo cáo trong 1102 trường hợp bệnh nhân có ĐMV
trái thì có 1101 trường hợp được tách từ xoang vành trái chiếm tỷ lệ 99.68%
còn 1 trường hợp tách từ xoang vành phải chiếm 0.09%. Trong số 1101 bệnh
nhân có ĐMV trái xuất phát từ xoang vành trái thì có 6 trường hợp ĐMV trái
xuất phát phía trên của xoang vành trái chiếm tỷ lệ 0.55%. Trong 1108 bệnh
nhân thì tất cả đều có ĐMV phải chiếm 100% trong đó 1107 bệnh nhân ĐMV
phải xuất phát từ xoang vành phải chiếm tỷ lệ 99.91%, 1 bệnh nhân xuất phát
từ xoang vành trái chiếm tỷ lệ 0.09%. Chỉ có 3 bệnh nhân chiếm 0.27% có
ĐMV phải tách cao hơn so với mặt phẳng nền của xoang vành phải còn lại


12

99.73% ĐMV phải xuất phát từ 1/3 trên của xoang vành [3]. Tuy nhiên, các
biến nghiên cứu của tác giả chưa bao gồm các kích thước của xoang vành.
1.5. Ưu và nhược điểm của phương pháp chụp cắt lớp vi tính 64 dãy
xoang ĐMV:
1.5.1. Ưu điểm:
- Hạn chế sang chấn cho bệnh nhân.
- Dựng lại hình ảnh 3D sinh động, rõ nét, giúp nhận xét chính xác hơn
về các đặc điểm giải phẫu của xoang ĐMV và lỗ xuất phát các ĐMV.
- Đo được chính xác chiều cao xoang vành, chiều cao lỗ xuất phát
ĐMV so với xoang vành…
1.5.2. Nhược điểm:
- Một số trường hợp khó đánh giá hình ảnh cắt lớp xoang ĐMV: bệnh
nhân không nằm yên, tư thế chụp không đúng… dẫn tới khó xác định giới hạn
xoang ĐMV.
- Giá thành cao.



13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tương nghiên cứu
2.1.1. Bệnh nhân nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 40 bệnh nhân, được chụp động mạch
vành (ĐMV) tại Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
trong khoảng thời gian từ tháng 03/2010 đến tháng 12/2013.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn BN
Bệnh nhân không có bệnh lý mạch vành hoặc có tổn thương (hẹp, tắc)
nhưng không có ý nghĩa trên lâm sàng, được chẩn đoán trên phim chụp cắt lớp vi
tính 64 dãy tại bệnh viên Hữu Nghị Hà Nội.
Hình ảnh Xoang động mạch vành rõ nét, nhận định được trên phim chụp
cắt lớp vi tính.
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu
- Máy cắt lớp vi tính 64 dãy Lightspeed plus (GE-Mỹ) tại bệnh viện
Hữu Nghị
- Máy bơm thuốc tĩnh mạch tự động
- Thuốc cản quang không ion.
- Phần mềm xử lý hình ảnh GE - workstation V4.3.0
- Hình ảnh thu được in trên máy in Lase và lưu dữ liệu trên đĩa CD.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu thập thông tin trên các tư liệu đĩa lưu
trữ tại khoa. Thu thập các thông tin của các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn từ tháng
3/2010 đến tháng 12/2013 liên quan đến vấn đề nghiên cứu dựa vào biến số
nghiên cứu, ghi vào mẫu, lập bảng nghiên cứu và phân tích số liệu thu được.



14

2.2.2. Quá trình thực hiện kỹ thuật
Khai thác bệnh sử và tiền sử các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn: tuổi, giới, lý
do vào viện, tiền sử liên quan bệnh mạch vành.
Chụp cắt lớp vi tính theo Protocol chuẩn đã quy định.
Xử lý hình ảnh.
Đọc kết quả theo mẫu bệnh án nghiên cứu
2.2.3. Kỹ thuật chụp
Chụp cắt lớp vi tính theo Protocol chuẩn.
2.2.4. Hình ảnh thu được tái tạo theo các loại ảnh sau
- MIP (Maximum Intensity Projection) dựng theo ba hướng không
gian là mặt phẳng vành (đứng ngang), mặt phẳng trục (đứng dọc) và
mặt phẳng ngang.
- MPR (Multiplaner recontructions).

Hình 2.1. ĐMV qua cắt lớp vi tính 64 dãy và dựng lại bằng ảnh MIP, 3D [14]


15

2.3. Thiết lập biến số nghiên cứu
Bảng 2.1. Biến số nghiên cứu trên xoang vành phải
Mục tiêu

Tên biến

Phương pháp thu thập
thông tin


Chiều cao xoang vành phải
Hình thái
giải phẫu
Xoang

Vị trí tách ĐMV phải so với chiều Dựng hình 3D, MIP,
cao xoang vành
MPR để xác định

vành phải
Vị trí tách ĐMV phải so với chiều
trước – sau so với tâm xoang

Bảng 2.2. Biến số nghiên cứu trên xoang vành trái
Mục tiêu

Tên biến

Phương pháp thu thập
thông tin

Chiều cao xoang vành trái
Hình thái
giải phẫu

Vị trí tách ĐMV trái so với chiều

xoang vành cao xoang vành
trái


Vị trí tách ĐMV trái so với chiều
trước – sau so với tâm xoang

Dựng hình 3D, MIP,
MPR để xác định


16

2.4. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý theo thuật toán thống kê phần mềm SPSS
22 và các phép toán thông thường.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung về nhóm bệnh nhân nghiên cứu
3.1.1. Phân loại bệnh nhân theo giới

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
+ Nhận xét:
Qua biểu đồ 3.1 cho thấy trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân
nam là 85% (34 bệnh nhân) gần gấp 6 lần so với bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ
15% (6 bệnh nhân).
3.1.2. Phân loại bệnh nhân theo tuổi
Bảng 3.1. Tuổi trung bình
Tuổi nhỏ nhất

Tuổi lớn nhất

Tuổi trung bình


SD

58

85

72,4

7,4


×