Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận cao học tội phạm về ma tuý tại tỉnh bắc ninh từ năm thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.04 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tỉnh Bắc Ninh được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 và là tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế lớn
là Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Mặc dù là tỉnh nhỏ, có diện tích tự nhiên
rất hẹp khoảng 807,6km2, dân số là 998,4 nghìn người với 8 đơn vị hành chính
là Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ,
Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành, là một tỉnh tiếp giáp với các địa phương
như Thủ đô Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang có đường giao thông
đường bộ, đường sắt và đường sông thuận lợi. Với truyền thống văn hoá lâu
đời, Bắc Ninh là vùng quê có nhiều lễ hội truyền thống, hàng năm thu hút hàng
vạn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm các khu di tích lịch sử, văn
hoá, thăm các làng nghề truyền thống cùng các hoạt động buôn bán, giao lưu
kinh tế, văn hoá.
Từ khi tái lập tỉnh đặc biệt là sau Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ
XVI năm 2000 và Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII năm 2005, nền

kinh tế tỉnh Bắc Ninh đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, từ một tỉnh thuần nông, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng
công nghiệp và dịch vụ. Bắc Ninh cũng là một tỉnh có tốc độ đô thị hoá khá
nhanh, nếu như trước đây thành phố Bắc Ninh chỉ bao gồm các phường Tiền
An, Ninh Xá, Thị Cầu, Đáp Cầu nằm dọc theo quốc lộ IA thì cho đến nay số
lượng các phường đã mở rộng thêm bao gồm các phường mới như phường Đại
Phúc, Suối Hoa, Hoà Đình, Kinh Bắc. Trong điều kiện chung của đất nước,
nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh có sự phát triển, đời sống nhân dân được
nâng lên cùng với tác động của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình
tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung, tội phạm về ma tuý và tệ
nạn ma tuý nói riêng luôn có chiều hướng gia tăng, tính chất và mức độ
phạm tội cũng như hình thức sử dụng ngày càng tinh vi và đa dạng hơn.
Diễn biến của tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội phạm
1



về ma tuý và tệ nạn ma tuý đã và đang gây những tác hại về mặt kinh tế chính trị - xã hội; ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và truyền
thống đạo đức cũng như hình ảnh của vùng quê Kinh Bắc – Văn hiến lâu
đời.
Song song với sự phát triển kinh tế của tỉnh thì bên cạnh đó cũng còn tồn
tại rất nhiều hạn chế như: tốc độ đô thị hóa quá nhanh, xã hội có sự phát triển
vượt bậc so với thời kỳ bao cấp trong khi năng lực quản lý của chính quyền địa
phương còn yếu đã dẫn đến sự buông lỏng quản lý, thiếu văn bản quy phạm
pháp luật và thiếu cương quyết trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước đã dẫn đến việc hình thành, tồn tại khá nhiều địa bàn thuận lợi
cho hoạt động phạm tội. Theo số liệu điều tra cơ bản, toàn thành phố có nhiều
địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, phần lớn những địa bàn này là khu vực
công cộng đó là các nhà ga, bến xe, công viên, chợ, khu vực giáp ranh… Trong
tỉnh vẫn còn khá nhiều địa bàn dân cư phức tạp như: Khu 1 Thị Cầu, Khu 6
Đáp Cầu, Khu Đọ Xá, thôn Niềm Xá thuộc thành phố Bắc Ninh; xã Đông Cứu,
Xuân Lai … Đây thực sự là những địa bàn lý tưởng, là nơi tập trung hoạt động
phạm tội, nơi hội tụ của các đối tượng phạm tội và là địa bàn cho các hoạt
động tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, rất nhiều thanh niên trong tỉnh bỏ đi làm thuê
tại các địa phương khác trong toàn quốc, nay vì nhiều lý do khác nhau đã trở
về quê sinh sống, dẫn đến việc quản lý, phân loại các đối tượng rất khó khăn.
Đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm và tệ nạn trên địa
bàn tỉnh tăng hơn so với trước khi tách tỉnh, trong đó có các tội phạm về ma
tuý và tệ nạn về ma tuý.
Cùng với phát triển nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo trong
xã hội cũng trở nên rõ rệt, tạo ra những mâu thuẫn; Vấn đề việc làm cho người
lao động vẫn còn nan giải, các chính sách xã hội còn nhiều bất cập, tệ nạn xã
hội ngày càng gia tăng, hoạt động phạm tội trên địa bàn tỉnh ngày càng tinh vi
xảo quyệt. Từ những năm cuối thập niên 90 trở lại đây, tỷ lệ người thiếu việc
làm tăng lên theo xu hướng ngày càng cao, theo số liệu điều tra của Uỷ ban
nhân dân tỉnh hàng năm có 12.000 người đến tuổi lao động nhưng chưa có việc

2


làm và khoảng 4.000 học sinh đang độ tuổi đi học nhưng không có điều kiện đi
học. Tỷ lệ thất nghiệp ở Bắc Ninh tính đến năm 2002 là 7,08%. Vấn đề trên tạo
gánh nặng về xã hội mà chưa thể giải quyết được ngay và cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến tình hình tội phạm nói chung và các tội phạm về ma tuý cũng như các
tệ nạn về ma tuý nói riêng.

3


NỘI DUNG

I. Số liệu tình hình các tội phạm về ma tuý tại tỉnh Bắc Ninh từ năm
1998 đến tháng 6/2008.
1. Tình hình tội phạm về ma tuý:
Theo số liệu thống kê được từ nguồn thống kê của Công an tỉnh Bắc
Ninh, từ năm 1998 đến tháng 6 năm 2008, trên địa bàn tỉnh xảy ra 5467 vụ
phạm tội. Trong đó, Công an tỉnh Bắc Ninh đã điều tra, khám phá được 3809
vụ chiếm tỷ lệ 69,67%. Trong số đó các vụ án về ma tuý đã được điều tra, truy
tố là 1297 vụ, bắt giữ 1665 đối tượng.
Bảng 1: So sánh tình hình tội phạm về ma tuý với tình hình tội phạm nói
chung trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1998 đến hết năm 2007.
Năm

Số liệu tình hình tội phạm
Tổng số vụ phạm tội
Số vụ phạm tội về ma tuý


đã được khám phá
1998
341
1999
419
2000
371
2001
442
2002
457
2003
448
2004
449
2005
492
2006
498
2007
568
Tổng số
3809
Nguồn Công an Tỉnh Bắc Ninh

đã được khám phá
63
85
52
82

172
148
154
165
141
235
1297

Tỷ lệ %
18,48
20,29
14,02
18,78
37,64
33,04
34,30
33,54
28,31
41,37
34,05%

Xét tương quan giữa tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm
về ma tuý trong thời gian qua, diễn biến không ổn định, tăng, giảm thất thường
không theo quy luật. Diễn biến của các tội phạm về ma tuý không giống như
diễn biến của các tội phạm nói chung mặc dù qua các năm số tội phạm đều có
chiều hướng gia tăng và đều có sự tăng đột biến vào năm 2007. Nếu như các
tội phạm nói chung có sự tăng đột biến vào năm 1999 (tăng 78 vụ) thì các tội
4



phạm về ma tuý tăng đột biến vào năm 2007 (tăng 94 vụ). So sánh tình hình tội
phạm nói chung từ năm 1998 với năm 2007 thì số vụ phạm tội tăng 227 vụ,
chiếm 5,96%, các tội phạm về ma tuý tăng 172 vụ, chiếm tỷ lệ 13,26%. Các tội
phạm về ma tuý chiếm 34,05% so với tổng số các tội phạm nói chung đã được
điều tra truy tố. Đây là một tỷ lệ không nhỏ nếu biết rằng các tội phạm nói
chung bên trên bao gồm: các tội phạm về kinh tế, chức vụ; các tội phạm vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông; các tội phạm về trật tự
xã hội; các tội phạm về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con
người…
Trong 10 năm qua, Công an tỉnh Bắc Ninh đã điều tra, khám phá được
1297 vụ án về ma tuý, bắt giữ 1165 đối tượng. Diễn biến từng năm được thể
hiện như sau:
Bảng 2: Tình hình tội phạm ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh (các vụ án đã được điều tra, khám phá)
Năm
Số vụ án
Số đối tượng
1998
63
124
1999
85
175
2000
52
108
2001
82
84
2002

172
196
2003
148
169
2004
154
178
2005
165
189
2006
141
157
2007
235
285
Tổng số
1297
1665
Nguồn: Phòng PC 17 - Công an tỉnh Bắc Ninh

Tỷ lệ
1,97
2,05
2,08
1,02
1,14
1,14
1,16

1,15
1,11
1,21
1,28

Tội phạm về ma tuý là loại tội phạm có sự đồng phạm cao. Tuy nhiên
nhìn trên bảng thống kê trên thấy rằng, nếu như các năm 1998, 1999, 2000
trung bình 2 bị can/1 vụ phạm tội thì từ năm 2001 đến năm 2007, chỉ hơn 1 bị
can/1 vụ phạm tội. Do Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ, chỉ là địa bàn trung chuyển
lên các đối tượng phạm tội về ma tuý bắt được tại đây chỉ là những đối tượng
buôn bán nhỏ, những kẻ được thuê vận chuyển …chỉ là một mắt xích nhỏ trong
những đường dây tội phạm về ma tuý nên tỷ lệ đồng phạm không cao.
5


Tình hình khởi tố, truy tố, xét xử các vụ án về ma tuý trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh từ năm 1998 đến tháng 6 năm 2008 như sau:
Bảng 3: Tình hình khởi tố, truy tố, xét xử các vụ án về ma tuý trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh từ năm 1998 đến năm 2008 (tính cả hai cấp):
Năm

1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2007
2008
Tổng

Số khởi tố
Vụ
Đối
62
72
44
85
163
158
133
129
122
111
127
1206

tượng
85
88
49
93
172
169
141
143
128

119
135
1322

Vụ
62
69
43
74
148
162
130
114
111
106
122
1141

Số truy tố
Bị can Tỷ lệ
85
85
48
77
158
169
138
127
116
111

126
1240

94,61%

Vụ
62
69
43
74
140
155
140
114
109
104
117
1127

Số xét xử
Bị cáo Tỷ lệ
85
85
48
77
150
164
146
126
115

108
118
1222

93,45%

số
Nguồn: Công an - Viện kiểm sát - Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh
Nhìn vào bảng số 3 chúng ta thấy, số vụ án về ma tuý được khởi tố từ
năm 1998 đến năm 2008 là 1206 vụ với 1141 đối tượng, trong khi đó số vụ án
được điều tra khám phá từ năm 1998 đến hết năm 2007 là 1297 vụ với 1665
đối tượng. Như vậy, tỷ lệ các vụ án được truy tố bị giảm đi rất nhiều so với các
vụ án đã được khởi tố. Số các vụ án bị Viện kiểm sát truy tố trong vòng 11 năm
là 1141 vụ với 1240 bị can, số các vụ án bị truy tố chiếm tỷ lệ 94,61% so với
các vụ án bị khởi tố. Số các vụ án được đưa ra xét xử là 1127 vụ với 1222 bị
cáo, chiếm tỷ lệ 93,45% so với các vụ án bị khởi tố và chiếm tỷ lệ 98,77% so
với các vụ án bị truy tố. Đây là một tỷ lệ tương đối cao, chứng tỏ có sự phối
hợp của cả 3 ngành Công an - Viện Kiểm sát - Toà án trong việc đưa các vụ án
về ma tuý ra xét xử nhanh chóng, kịp thời với mục đích vừa tuyên truyền, vừa
trừng trị, răn đe và phòng ngừa chung.

6


Xem xét số liệu các vụ án bị khởi tố, truy tố, xét xử thấy có sự không
giống nhau, số liệu các vụ án được đưa ra xét xử luôn thấp hơn so với số các
vụ án bị khởi tố và truy tố. Tình trạng trên là do một số nguyên nhân sau:
- Do thời điểm thống kê của 3 ngành không giống nhau;
- Do hoàn hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung;
- Một số vụ án bị tồn đọng từ năm này sang năm khác;

- Một số vụ án đã bị khởi tố nhưng đến giai đoạn truy tố hoặc xét xử thì
bị đình chỉ do một số nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan như bị cáo chết
hoặc căn cứ để khởi tố không còn…
Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh từ năm 1998
đến tháng 6 năm 2008, tình hình xét xử các vụ án về ma tuý như sau:
Bảng 4: Tình hình xét xử các vụ án về ma tuý
Tội danh

Vụ

Bị cáo

Hình phạt
Từ 7 - 15 Từ 15 -

Từ 7
năm trở

năm

Chung

Tử

thân

hình

20 năm


xuống
Mua

bán 364

435

261

121

45

5

2

TPCMT
Tàng
trữ 609

637

606

28

2

1


0

TPCMT
Vận chuyển 21

23

13

6

2

2

0

TPCMT
Sử
dụng 31

35

30

5

0


0

0

TPCMT
Tổ
chức 42

52

37

14

1

0

0

SDTPCMT
Chứa chấp 17

19

15

4

0


0

0

SDTRCMT
Tổng cộng

1084
1201
962
178
50
8
2
Xem xét các vụ án được đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chúng

ta thấy, các vụ án phạm tội "Tàng trữ trái phép chất ma tuý" chiếm số lượng
cao nhất là 609 vụ với 637 bị cáo, chiếm tỷ lệ 56,18% so với tổng số các vụ án
được đưa ra xét xử. Các vụ án phạm tội "Mua bán trái phép chất ma tuý" là 364
vụ với 435 bị cáo, chiếm tỷ lệ 33,58%. Đây là hai loại tội chiếm tỷ lệ cao nhất
(89,76%) so với các vụ án về ma tuý được đưa ra xét xử và cũng là loại tội có
7


tỷ lệ đồng phạm cao nhất 1,20 bị cáo/1 vụ, còn lại các vụ án về "Vận chuyển
trái phép chất ma tuý", "Sử dụng trái phép chất ma tuý", chỉ chiếm một tỷ lệ
nhỏ hơn 10%.
Về mức hình phạt, chúng ta thấy đa số các bị cáo phạm tội có mức hình
phạt từ 7 năm tù trở xuống (962 bị cáo ), chiếm tỷ lệ 80,09% trong đó tội "tàng

trữ trái phép chất ma tuý" chiếm số lượng nhiều nhất (606 bị cáo với tỷ lệ là
50,45% so với tổng số các bị cáo được đưa ra xét xử). Mức hình phạt từ 7 năm
đến 15 năm tù là 178 bị cáo, chiếm tỷ lệ 14,82%, ở mức hình phạt này tội
"Mua bán trái phép chất ma tuý" chiếm số lượng bị cáo nhiều nhất là 121 bị
cáo, chiếm tỷ lệ 10,07% so với tổng số các bị cáo bị đưa ra xét xử. Từ năm
1998 đến tháng 6 năm 2008, Toà án tỉnh Bắc Ninh cũng đã xét xử và tuyên
phạt 50 bị cáo có mức hình phạt từ 15 năm đến 20 năm, 8 bị cáo bị xử phạt tù
chung thân và 02 bị cáo bị xử tử hình đó là bị cáo Ngô Thị Thú - phạm tội
"Mua bán trái phép chất ma tuý " (với số lượng hơn 350gam Hêrôin) và
Nguyễn Văn Bảo - Phạm tội mua bán trái phép chất ma tuý( với số lượng là
703,30gam Hêrôin).
* Đặc điểm nhân thân của các bị cáo phạm tội về ma tuý:
Đặc điểm nhân thân của các bị cáo phạm tội về ma tuý bao gồm: giới
tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn sẽ được thể hiện thông qua bảng
dưới đây, dựa trên từng loại tội:
- Về giới tính:

8


Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy trong vòng hơn 10 năm, Toà
án nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã xét xử 203 bị cáo là nữ phạm các tội về ma tuý,
chiếm tỷ lệ 16,90%. Trong tổng số các bị cáo là nữ bị đưa ra xét xử thì số phạm
tội "Mua bán trái phép chất ma tuý" chiếm số lượng nhiều nhất 168 bị cáo, tức
là hơn 2/3 so với tổng số các bị cáo là nữ được đưa ra xét xử.
- Về độ tuổi:

Nhìn vào bảng số 5 và biểu đồ thể hiện độ tuổi của các bị cáo phạm tội
về ma tuý, chúng ta thấy có 8 bị cáo phạm tội dưới 18 tuổi trong đó phạm tội
“Mua bán trái phép chất ma tuý” có 6 bị cáo. Mặc dù số bị cáo phạm tội dưới

18 tuổi chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với tổng số các bị cáo phạm tội về ma
tuý nhưng đây cũng là điều đáng báo động khi mà những đối tượng này tham
gia vào việc mua bán “cái chết trắng”. Đây là lứa tuổi về nhận thức còn hạn
9


chế rất dễ bị lợi dụng, lôi kéo trở thành tay sai cho những kẻ buôn bán, sản
xuất chất ma tuý, gây những tác hại vô cùng to lớn.
Trong tổng số các bị cáo phạm tội về ma tuý thì số lượng các bị cáo ở
lứa tuổi 18 đến 30 và từ 30 đến 50 tuổi chiếm số lượng nhiều nhất. Đây là lứa
tuổi về nhận thức đã hoàn chỉnh, và những bị cáo này còn đang trong độ tuổi
lao động, điều gì đã đưa những con người này trở thành những kẻ phạm tội về
ma tuý, gieo rắc chất độc chết người? đây là câu hỏi rất cần sự quan tâm của
các cấp, các ngành trong việc đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý
và tiến tới ngăn ngừa tình trạng phạm tội nói trên xảy ra.
- Về nghề nghiệp của các bị cáo:

Nhìn vào biểu đồ trên, cho chúng ta thấy, tình trạng nghề nghiệp của các
bị cáo phạm tội về ma tuý. Trong tổng số các bị cáo phạm tội về ma tuý, thì các
bị cáo không có nghề nghiệp, làm ruộng và nghề tự do chiếm tỷ lệ nhiều nhất,
các bị cáo không nghề nghiệp là 294 bị cáo, làm ruộng là 463 bị cáo và làm
nghề tự do là 378 bị cáo, các bị cáo là công nhân, sinh viên chỉ chiếm một số
lượng rất nhỏ, số bị cáo là công nhân là 49, sinh viên là 6 và cán bộ là 4. Số bị
cáo phạm tội về ma tuý có nghề nghiệp là làm ruộng chiếm số lượng nhiều
nhất. Trong tình hình hiện nay, khi mà Bắc Ninh đang trong quá trình chuyển
đổi, tiến tới trở thành một tỉnh công nghiệp, rất cần nhiều đất đai để phục vụ
cho việc mở rộng sản xuất. Do vậy các cấp, các ngành trong tỉnh cần phải xem

10



xét phân bổ, quy hoạch các chính sách hợp lý để tạo việc làm cho người lao
động, có như vậy mới giảm thiểu tình trạng phạm tội trên địa bàn tỉnh.
- Về trình độ học vấn:

Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta thấy, đa số các bị cáo phạm tội có trình
độ học vấn ở mức Tiểu học (247 bị cáo) và Trung học cơ sở (641 bị cáo). Số bị
cáo có trình độ Trung học cơ sở là 191 bị cáo, và trên trung học cơ sở là 14 bị
cáo, đây là số bị cáo được coi là có trình độ nhận thức nhưng chỉ chiếm tỷ lệ
17, 06% so với tổng số bị cáo phạm tội về ma tuý, điều này có thể nói trình độ
nhận thức ảnh hưởng rất lớn đến hành vi phạm tội. Nghèo đói và không hiểu
biết chính là một trong những nguyên nhân dẫn con người tới sự phạm tội. Vì
vậy, giáo dục con người sao cho hiệu quả, hạn chế tình trạng bỏ học, tình trạng
trẻ em không được đến trường, tạo việc làm cho người lao động, xoá bỏ đói
nghèo… sẽ hạn chế được phần lớn tội phạm có thể xảy ra. Nâng cao trình độ
văn hoá cho mọi người dân là một nội dung quan trọng của phòng ngừa các tội
phạm về ma tuý nói riêng và tội phạm nói chung.
2. Đặc điểm về địa bàn, phương thức, thủ đoạn phạm tội.
Tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn
còn diễn biến phức tạp trên cả 08 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, tập trung
ở một số địa bàn trọng điểm như: thành phố Bắc Ninh, thị xã từ Sơn và huyện
Gia Bình (đặc biệt đối với địa bàn huyện Gia Bình các đối tượng phạm tội về
ma tuý không chỉ hoạt động trên địa bàn huyện mà còn hoạt động trên các địa
11


bàn trọng điểm trong cả nước như Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên…). Nguồn ma
tuý được vận chuyển vào Bắc Ninh gồm Hêrôin, thuốc phiện, ma túy tổng hợp
và tập trung ở các tuyến, địa bàn như: Tây Bắc - Hà Nội - Bắc Ninh; Bắc
Giang - Bắc Ninh và vận chuyển đi tỉnh ngoài tiêu thụ các tuyến: Bắc Ninh Quảng Ninh; Bắc Ninh - Lạng Sơn.

Về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm về ma tuý trên địa
bàn tỉnh hiện nay thường là:
Đối với loại đối tượng buôn bán ma tuý phổ biến hoạt động mang tính
chuyên nghiệp, nhiều đối tượng có nhân thân xấu, tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, chúng thường dùng người nhà, anh em ruột thịt, bạn bè thân thiết tạo
thành một tổ chức đường dây khép kín. Ngoài ra, chúng còn lợi dụng những
người kém hiểu biết về pháp luật, những người có hoàn cảnh éo le, kinh tế khó
khăn đưa vào đường dây hoạt động với vai trò vận chuyển thuê (như cặp vợ
chồng Nguyễn Văn Việt- Trần Thị Khánh và Nguyễn Văn Nghiệp- Nguyễn Thị
Thúy ở Gia Bình, Bắc Ninh…).
Chúng sử dụng phương tiện rất đa dạng và luôn thay đổi phương thức
vận chuyển như: ô tô, xe máy, xe đạp thậm chí đi bộ, đi tắt, đi lòng vòng để
tránh sự kiểm tra của Công an (như vụ Nguyễn Văn Bảo). Các đối tượng chính
thường không trực tiếp vận chuyển mà thuê những người khác vận chuyển,
chúng tổ chức giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển, chia làm nhiều cung
đoạn khác nhau, người vận chuyển trong từng cung đoạn không được biết nhau
và không biết được kẻ cầm đầu. Mặt khác chúng thường chia nhỏ, lẻ để giảm
trọng lượng, nếu bị bắt giữ thì dễ dàng tiêu huỷ tang vật hoặc chỉ bị xử lý ở
khung hình phạt thấp. Đối với loại tội phạm có tổ chức này, chúng thường
thông tin bằng các ám hiệu, tiếng lóng, điện thoại di động có nhiều sim khác
nhau do vậy cơ quan điều tra rất khó phán đoán, xác định (như vụ Nguyễn Thị
Thuý).
Về thủ đoạn cất giấu ma tuý trong quá trình vận chuyển cũng hết sức đa
dạng, tinh vi, trên phương tiện công cộng chúng thường để ma tuý một nơi,
người ngồi một chỗ khác hoặc giấu trong hàng cồng kềnh nên rất khó kiểm tra,
12


bắt giữ. Trong tàng trữ chúng không bao giờ để ma tuý trong nhà mà thường
gửi ở nhà người quen hoặc cất giấu ở một nơi khác ngoài phạm vi nhà chúng ở.

Bọn cầm đầu còn dụng cả trẻ em, người già, phụ nữ có thai tham gia vận
chuyển và mua bán ma tuý hòng đối phó với cơ quan Công an, hoặc dùng ngay
cả các con nghiện không có tiền tham gia vào việc mua bán, vận chuyển.
3. Tình hình tội phạm ẩn.
Về nguyên tắc, mọi hành vi phạm tội xảy ra trên thực tế đều phải được
phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực
tế công tác thống kê của các cơ quan tư pháp chưa được đầy đủ, chính xác về
số vụ phạm tội đã xảy ra, số vụ khởi tố, truy tố, xét xử. Trong số đó, một lượng
tội phạm nhất định đã xảy ra nhưng chưa được phát hiện và xử lý, tức là chưa
được thống kê của bất kỳ cơ quan chuyên trách nào, khoa học pháp lý gọi đó là
tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn chính là những hành vi phạm tội thực tế đã xảy ra nhưng
chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện, chưa được thống kê hình sự và do đó
chưa bị xử lý về mặt hình sự. Thực tiễn cho thấy, không có một tỷ lệ tội phạm
ẩn chung cho mọi tội phạm mà mỗi loại tội phạm có một tỷ lệ ẩn khác nhau và
ở từng thời gian thì tỷ lệ đó cũng khác nhau.
Theo thống kê của Công an tỉnh Bắc Ninh, hàng năm có khoảng hơn 40
vụ phạm tội về ma tuý không bị phát hiện so với số vụ phạm tội nói chung.
Trong khoảng 10 năm, tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là
5467 vụ, số vụ án được điều tra, khám phá là 3809 vụ, như vậy có khoảng
1658 vụ không điều tra, khám phá được, tính trung bình mỗi năm số vụ án
không điều tra, khám phá được là hơn 160 vụ.
Nhìn chung, mức độ tiềm ẩn của tội phạm về ma tuý thường cao hơn so
với các loại tội phạm khác. Vì các đối tượng phạm tội về ma tuý thường có
hành vi lén lút, nguỵ trang, che giấu bằng nhiều thủ đoạn khác nhau nên việc
phát hiện loại tội này cũng gặp rất nhiều khó khăn, đôi khi phải sử dụng đến
những phương tiện hiện đại mới phát hiện được. Nguyên nhân của tình trạng
các tội phạm về ma tuý không bị phát hiện là do:
13



Thứ nhất: Do các yếu tố khách quan như nhận thức của công dân nói
chung làm cho thông tin về tội phạm không tới cơ quan tư pháp hoặc do khả
năng che dấu của người phạm tội. Những hành vi phạm tội này đã xảy ra trên
thực tế nhưng không bị các cơ quan pháp luật biết đến, phát hiện về sự phạm
tội cũng như người phạm tội. Theo quan điểm của các nhà tội phạm học thì đây
là dạng ẩn tự nhiên. Các tội phạm về ma tuý nói chung và đặc biệt là các tội về
“Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý” nói riêng thì không có
người bị hại, dấu vết về tội phạm và nhân chứng hầu như không có hoặc có rất
ít; tin tức về trình báo; những người thực hiện tội phạm không có nhu cầu đền
bù thiệt hại và chuộc tội…Vì vậy, rất ít cơ sở ban đầu cho hoạt động điều tra.
Điều này cũng nói lên tại sao tội phạm về ma tuý phát hiện được ít, tội phạm
ẩn chiếm tỷ lệ cao.
Thứ hai: Do yếu tố chủ quan. Đó là những hành vi phạm tội đã xảy ra,
tuy đã được các cơ quan chức năng phát hiện và đưa vào thống kê nhưng hành
vi phạm tội chưa bị xử lý theo pháp luật hình sự. Dạng ẩn này mang yếu tố chủ
quan của các cơ quan, cán bộ tư pháp như khả năng nhận biết tội phạm kém,
khả năng điều tra khám phá kém; trình độ năng lực của cán bộ kém, khả năng
mở rộng vụ án kém.
Ngoài hai dạng ẩn trên, còn có một dạng ẩn nữa là dạng ẩn thống kê.
Đây là trường hợp có những vụ phạm tội xảy ra trên thực tế và hành vi phạm
tội đã được xử lý nhưng lại không nằm trong con số thống kê. Tình trạng này
do nguyên nhân chủ quan của cán bộ tư pháp đã chủ động không đưa vào
thống kê tội phạm, hoặc do khách quan số lượng cán bộ thống kê thiếu. Trường
hợp này xảy ra đối với các tội phạm về ma tuý là tương đối lớn dẫn đến tình
trạng nhiều khi các con số của các ngành liên quan không khớp hoặc không
nhất quán, mỗi lần thống kê lại có các con số khác nhau. Vậy để khắc phục,
tiến tới loại trừ tình hình tội phạm ẩn, chúng ta cần tăng cường giám sát, kiểm
tra, thống nhất các ngành liên quan cùng chốt số liệu vào từng khoảng thời
gian nhất định.

II. Tình hình tệ nạn về ma tuý.
14


1. Tình hình tệ nạn nghiện ma tuý.
Theo hồ sơ quản lý của phòng PC 17 - Công an tỉnh Bắc Ninh, tình hình
tệ nạn nghiện hút ma tuý từ năm 2002 đến nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có
1246 người nghiện ma tuý (tính đến hết tháng 6 năm 2008) ở 103/125 xã,
phường trong toàn tỉnh, cụ thể theo từng năm như sau:
Bảng số 6: Tình hình nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tháng

Số người nghiện
912
1022
1182
1117
1139
1136
1246

Số xã, phường, thị trấn
78

85
92
90
98
102
103

Tỷ lệ trung bình
11,69
12,02
14,41
12,41
11,62
11,13
12,09

6/2008
Nhìn từ bảng trên chúng ta thấy rằng, số người nghiện có chiều hướng
ngày một gia tăng. Nếu như năm 2002 số người nghiện mới chỉ có 912 người
trên 78 xã, thì đến năm 2008 (tính đến tháng 6/2008) số người nghiện đã lên
tới 1246 người, tăng 334 người và các địa bàn có ngưồi nghiện đã tăng lên 25
xã. Theo số liệu thống kê thu thập được vào năm 2006, các địa bàn tập trung
nhiều người nghiện cụ thể như sau:
- Thành phố Bắc Ninh: 10/10 xã, phường có người nghiện với số người
nghiện là 150 người;
- Huyện Yên Phong: 16/18 xã, thị trấn có người nghiện với tổng số là
118 người;
- Huyện Từ Sơn: 9/10 xã, thị trấn có người nghiện, với tổng số là 152
người;
- Huyện Tiên Du: 13/16 xã, thị trấn có người nghiện, với tổng số là 54

người;
- Huyện Thuận Thành: 11/18 xã, thị trấn có người nghiện, với tổng số là
45 người;

15


- Huyện Quế Võ: 15/24 xã, thị trấn có người nghiện, với tổng số là 84
người;
- Tại Trung tâm 06: có 142 người;
- Tại Trại tạm giam: có 152 người.
Nhìn chung, số liệu các đối tượng nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh không phải là cao so với các tỉnh, thành khác như Hà Nội, Hải Phòng,
Thành phố Hồ Chí Minh… Tuy nhiên, đây cũng là điều đáng báo động vì hầu
hết các xã, phường, trị trấn trên toàn tỉnh đều có các đối tượng nghiện hút. Số
liệu này trên thực tế cũng chưa phản ánh được đầy đủ tình trạng số người
nghiện trên địa bàn tỉnh, vì còn có rất nhiều đối tượng chưa được đưa vào hồ
sơ quản lý của cơ quan công an, nhiều gia đình còn bao che, che giấu cho hành
vi của con, cháu mình. Nghiện ma tuý sẽ kéo theo những tệ nạn khác như cớ
bạc, mại dâm… cũng là nguồn gốc nảy sinh các tội phạm khác trong xã hội
như các tội phạm xâm phạm sỡ hữu, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ…
2. Tình hình công tác cai nghiện.
Theo số liệu do Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội và Trung tâm giáo
dục dạy nghề và hướng thiện tỉnh Bắc Ninh cung cấp, tình hình công tác cai
nghiện tại Bắc Ninh được thể hiện như sau:
Bảng số 7: Tình hình công tác cai nghiện tại tỉnh Bắc
Ninh.
Năm


Tổng
số

Hình thức cai nghiện
Bắt
Tự
Tại

Dướ

buộc

i 18

Độ tuổi
18- Trên
40

40

Giới tính
N Nam

Nghề nghiệp
LR/
Nghề



0 nghề


nguyệ

cộng

n

đồn

nghiệ

g

p

khác

199

79

20

24

35

1

75


3

0

79

668

11

8
199

131

68

23

40

4

126

1

0


131

104

27

9
200

148

85

26

37

3

154

0

0

148

112

36


0
16


200

163

109

34

20

1

160

2

0

163

114

49

1

200

176

98

38

40

0

171

5

1

175

129

47

2
200

230

131


52

47

3

213

14

1

229

168

62

3
200

216

118

58

40


2

198

16

4

212

163

53

4
200

182

109

73

0

0

167

15


5

177

123

59

5
200

246

121

91

40

0

230

16

6

204


178

68

6
200

260

129

91

40

0

135

25

6

254

187

73

7

9/

201

124

64

13

0

188

13

3

198

136

65

Tổng 203

1112

574


352

14

181

110

26

197

2082

550

200
8
2
7
0
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta thấy trong vòng hơn 10 năm, tỉnh
Bắc Ninh đã tổ chức cai nghiện cho 2032 người với các hình thức cai nghiện
bắt buộc (1112 người), tự nguyện là 574 người và cai nghiện tại cộng đồng là
352 người. Ngoài các hình thức cai nghiện trên, còn có hình thức cai nghiện tại
gia đình, các gia đình tự nguyện cai nghiện cho người thân. Hình thức cai
nghiện này không được nhà nước hỗ trợ kinh phí, các gia đình phải tự túc hoàn
toàn. Số liệu của hình thức cai nghiện này các cơ quan chức năng không nắm
được.
Theo số liệu thống kê trên, chúng ta thấy đa số các đối tượng cai nghiện

là nam giới (1970 người), tập trung ở độ tuổi từ 18 – 40 tuổi và thường là các
đối tượng không có nghề nghiệp hoặc làm ruộng.
Theo kết quả thống kê các năm về kết quả công tác cai nghiện thấy:

17


- Năm 1997, tỷ lệ các đối tượng sử dụng ma tuý sau khi được áp dụng
các hình thức cai nghiện bắt buộc, tự nguyện, tại cộng đồng, tính bình quân
mắc nghiện trở lại là 87%;
- Năm 2006, tỷ lệ các đối tượng sử dụng ma tuý sau khi được cai nghiện,
mắc nghiện trở lại là 90%;
- Năm 2007, tỷ lệ này là 87%;
- Đến hết tháng 6 năm 2008, tỷ lệ này là 86%.
Theo báo cáo của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội – Sở lao động
Thương binh và Xã hội, nguyên nhân tái nghiện sau cai nghiện tập trung chủ
yếu vào các nguyên nhân sau đây:
- Do nhận thức của các đối tượng chưa thấy hết được sự nguy hiểm, tác
hại của ma tuý;
- Sau cai nghiện, các đối tượng không có công ăn việc làm ổn định;
- Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo;
- Mặc cảm, bị xã hội, cộng đồng xa lánh, coi thường;
- Môi trường sống không lành mạnh, trong xã hội vẫn còn có ma tuý;
- Một số tái nghiện do ăn chơi, đua đòi hoặc do bệnh tật…
3. Tình hình nhiễm HIV, AISD.
Theo số liệu của Trung tâm phòng chống HIV-AISD tỉnh Bắc Ninh cung
cấp, tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2008, số người bị nhiễm HIV trong toàn
tỉnh là 1610 người. Trong đó, số người bệnh chuyển sang giai đoạn AISD là
604 người, số người bị chết do AISD gây ra là 510 người.
Trong tổng số 1610 người nhiễm HIV thì số đối tượng nghiện hút ma tuý

bị nhiễm bệnh là 829 người chiếm tỷ lệ 51,5%, còn lại là các đối tượng khác.
Số liệu cụ thể tại một số địa bàn như sau:
- Thành phố Bắc Ninh: có 975 người nhiễm HIV, trong đó có 565 người
nghiện ma tuý;
- Huyện Tiên Du: có 145 người nhiễm HIV, trong đó có 57 người nghiện
ma tuý;

18


- Huyện Từ Sơn: có 115 người nhiễm HIV, trong đó có 63 người nghiện
ma tuý;
- Huyện Yên Phong: có 26 người nhiễm HIV, trong đó có 6 người
nghiện ma tuý;
- Huyện Thuận Thành: có 56 người nhiễm HIV, trong đó có 22 người
nghiện ma tuý;
- Số người ngoại tỉnh ở trên địa bàn tỉnh bị nhiễm HIV là 13 người.
Đánh giá theo nhóm tuổi người bị nhiễm bệnh thì:
- Dưới 18 tuổi: chiếm tỷ lệ 3,94%;
- Từ 18 đến 40 tuổi: chiếm 88%;
- Từ 40 tuổi trở lên: chiếm 7,06%.
Nhìn vào các số liệu trên cho thấy, tình trạng nhiễm HIV, AISD trên địa
bàn tỉnh là tương đối cao. Đây là điều báo động vì nó là căn bệnh rất nguy
hiểm, có tính lây truyền từ người này sang người khác, hơn nữa trên địa bàn
tỉnh có cả những người dưới 18 tuổi đã mắc căn bệnh thế kỷ này.
III. Kết quả công tác đấu tranh, phòng chống các tội phạm về ma
tuý và tệ nạn về ma tuý.
1. Những kết quả đạt được trong đấu tranh, phòng chống các tội
phạm về ma tuý và tệ nạn về ma tuý.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TW ngày 31-11-1996 của Bộ Chính

trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống ma
túy và kiểm soát ma túy; Nghị quyết 06/CP ngày 29-01-1994 của Chính phủ về
công tác phòng chống ma túy và đề án chương trình hành động phòng, chống
ma tuý giai đoạn 1998-2000, giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010 của Chính
phủ- Ban thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TU ngày
07-5-2001 về tăng cường công tác phòng chống ma túy trong tình hình mới và
Chỉ thị số 13/CT-TU ngày 11-01-2008 về lãnh đạo công tác đảm bảo an ninh
chính trị và trật tự án toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ; Uỷ ban nhân dân
tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án III “Đấu tranh phòng,
chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm và có tính
19


quốc tế” trong chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Ban chỉ đạo đã có
các bản kế hoạch số 468/BCĐ ngày 13-5-2002 và Kế hoạch số 52/TT- BCĐ
ngày 07-8-2002 trong đó nhấn mạnh công tác đấu tranh phòng chống các tội
phạm về ma túy; thành lập Ban chỉ đạo phòng chống AISD và tệ nạn ma tuý,
mại dâm tỉnh Bắc Ninh, ban chủ nhiệm đề án 1-138CP “Phát động toàn dân
tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm cảm hoá giáo dục người
phạm tội tại gia đình và cồng đồng dân cư” và Ban chủ nhiệm đề án 06 –
PCMT “Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm ma
tuý và người nghiện ma tuý” . Nhìn chung, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh
Bắc Ninh đã chỉ đạo sát sao đến từng cấp, từng ngành trong toàn tỉnh nhằm
kiềm chế sự gia tăng của tội phạm nói chung và tội phạm về ma tuý nói riêng.
Công tác phũng, chống các tội phạm về ma tuý trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đó
đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Sở Lao động –Thương binh và xã hội với chức năng là cơ quan chịu
trách nhiệm chính về phòng ngừa, cai nghiện ma tuý đã xây dựng các kế hoạch
về tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý cho các đối tượng đặc biệt là
học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên; tuyền truyền về các mô hình cai nghiện

có hiệu quả về các biện pháp xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư,
trường học lành mạnh không có ma tuý; các chủ trương, chính sách, chế độ và
giải quyết sau cai nghiện ma tuý có hiệu quả cho học sinh, sinh viên, thanh
thiếu niên. Sở Y tế cũng đã tích cực phối hợp với các ngành, cơ quan chức
năng như Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo; Công
an tỉnh tuyên truyền về hiểm hoạ ma tuý với sức khoẻ con người; những loại
thuốc dược liệu có chứa chất ma tuý cần quản lý chặt chẽ trong quá trình điều
trị; các phác đồ, phương pháp, loại thuốc cai nghiện có hiệu quả. Nhân các
ngày lễ lớn như ngày thành lập đoàn 26 tháng 3; ngày quốc tế phòng, chống
ma tuý 26 tháng 6…tỉnh đoàn đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền gây ấn
tượng như: mít tinh, điễu hành, tổ chức hội trại, hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu,
biểu diễn văn nghệ về phòng, chống ma tuý với các thông điệp hướng dẫn, kêu
gọi “Thanh thiếu niên sống lành mạnh, hãy tránh xa ma tuý”. Ngoài ra, còn
20


phát động các phong trào như “Thể thao đẩy lùi ma tuý”; tổ chức cho các chi
đoàn đăng ký “Không giữ, không thử; không sử dụng ma tuý”. Mặt trận tổ
quốc tỉnh đã chỉ đạo Mặt trận tổ quốc các huyện, thành phố đặc biệt là các cấp
xã, phường, thị trấn chủ động đề xuất, tham mưu với đảng uỷ, chính quyền các
cấp trong việc tuyên truyền về phòng, chống ma tuý. Các tổ chức chính trị phối
hợp với đoàn thể các cấp cùng với ngành Văn hoá thông tin, Đài truyền thanh
cơ sở đã phát và đưa hàng trăm lượt tin bài mỗi năm, kẻ vẽ nhiều panô-áp fích,
băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp
luật của Nhà nước liên quan đến công tác đấu tranh, phòng ngừa tệ nạn ma tuý.
Ví dụ như trong đợt cao điểm phòng chống ma tuý năm 2008 diễn ra từ ngày
06 tháng 6 năm 2008 đến 31 tháng 8 năm 2008 đã đưa 250 tin, bài, kẻ vẽ 50
panô-ap fích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về ma tuý. Đã tổ chức 8 đợt ra
quân diễu hành trên các trục đường chính, nơi đông người qua lại những địa
bàn phức tạp về tệ nạn ma tuý của 8/8 huyện, thị xã, thành phố. Đã có hơn

1.600 lượt người tham gia; tổ chức ký cam kết hơn 40.000 lượt cá nhân và hộ
gia đình không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội.
Theo báo cáo kết quả thực hiện các đề án của chương trình hành động
phòng, chống ma tuý của các huyện, thành phố trên toàn tỉnh đến ngày 30
tháng 8 năm 2008 đã có 125/125 xã, phường, thị trấn và 643/702 khu dân cư
triển khai có hiệu quả, nội dung của các đề án. Hiện nay có 422/702 khu dân
cư không phát sinh mới về tội phạm, tệ nạn xã hội đạt tỷ lệ 60,1%. Số đối
tượng đưa vào diện cảm hoá, giáo dục tại xã, phường, thị trấn, khu dân cư đã
tiến bộ 418/862 đối tượng; duy trì 397 hòm thư tố giác tội phạm, xây mới 21
hòm thư tố giác tội phạm. Tiếp tục kiện toàn củng cố các mô hình, câu lạc bộ
về phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội như: Câu lạc bộ
“Tình thương và trách nhiệm”; Câu lạc bộ “Hướng thiện”; Tổ “Ngõ xóm an
toàn”; Tổ liên gia “Tự quản an toàn”; Cụm an ninh “Liên kết an toàn”… Mặt
trận tổ quốc các cấp đã chủ động đề xuất, tham mưu với Đảng uỷ, Chính quyền
cùng các đoàn thể phối hợp với các Ban, Ngành chức năng các cấp trong đó
lực lượng Công an làm nòng cốt đã thực hiện triển khai xây dựng mô hình
21


phòng chống tội phạm- phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội. Mặt trận tổ quốc
tỉnh triển khai thực hiện 03 mô hình điểm PCTP-PCMT-TNXH (Đó là khu dân
cư Thọ Ninh – Phú Lương – Lương Tài; khu dân cư Nguyễn Giáo - Đồng
Nguyên - Từ Sơn và 01 xã); MTTQ các huyện, thành phố đã chỉ đạo triển khai
thực hiện 14 mô hình PCTP-PCMT-TNXH tại xã, phường, thị trấn; Mặt trận tổ
quốc các xã, phường, thị trấn thực hiện triển khai 91 mô hình PCTP-PCMTTNXH ở khu dân cư.
Công tác phòng chống ma tuý trong trường học được coi là một nhiệm
vụ trọng tâm, được các cấp, các ngành quan tâm đặc biệt. Theo báo cáo của Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, ngay từ đầu các năm học, Sở đã xây dựng
kế hoạch hướng dẫn nhiệm vụ năm học, triển khai đến 100% các đơn vị trong
ngành, yêu cầu các đơn vị phải thành lập và duy trì Ban chỉ đạo phòng chống

ma tuý và các tệ nạn xã hội để xây dựng kế hoạch phòng chống ma tuý của đơn
vị mình. Các trường trong toàn tỉnh đã tổ chức cho 100% học sinh, sinh viên
trong trường ký cam kết không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng ma
tuý; Phát động phong trào xây dựng mô hình “Nhà trường không ma tuý”; Xây
dựng các câu lạc bộ, văn nghệ và thể dục thể thao trong nhà trường để thu hút
học sinh, sinh viên; Tổ chức các buổi sinh hoạt ngaòi giờ để truyền thông,
tuyên truyền cho học sinh hiểu biết được tác hại của ma tuý. Tổ chức cho học
sinh xem đĩa hình “Vì một nhà trường không ma tuý” do Bộ Giáo dục và Đào
tạo cung cấp; Xây dựng và duy trì hòm thư “Vì tương lai bè bạn” để tận dụng,
nắm bắt các nguồn thông tin của tất cả các đối tượng để kịp thời xử lý đối
tượng vi phạm; Duy trì và phát triển tốt phong trào “Rèn luyện phong cách
thanh lịch của học sinh Kinh Bắc”; Duy trì thường xuyên khẩu hiệu “Vì môi
trường không ma tuý”; Chủ động phối hợp với Công an địa phương dẹp bỏ các
hàng quán và các tụ điểm cà phê, nhà hàng Karaoke quanh khu vực cổng
trường.
Trong điều tra xử lý tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Bắc Ninh đã phối
hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát và Toà án nhân dân tỉnh Bắc Ninh để thống
nhất trong đường lối xử lý, xác định các vụ án điểm. Lực lượng Công an đã
22


hoàn thành hồ sơ chuyển Viện Kiểm sát thụ lý hơn một nghìn vụ án về ma tuý
với 1665 đối tượng.
Viện kiểm sát hai cấp đã làm tốt công tác phân loại xử lý, kiểm sát khởi
tố đối với các vụ án về ma tuý. Đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử các đối
tượng phạm tội về ma tuý được đúng người, đúng tội, đúng qui định của pháp
luật, không có oan sai, lọt tội.
Toà án hai cấp cũng đã làm tốt công tác xét xử của mình, đảm bảo các vụ
án đều được xét xử đúng theo thời gian luật định, không có vụ án nào bị để quá
hạn. Các bị cáo đều được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Trong các

vụ án đã xét xử có 02 bị cáo toà tuyên án với mức án cao nhất là Tử hình đó là
vụ: Ngô Thị Thú phạm tội “Mua bán trái phép chất ma tuý” và vụ Nguyễn
Văn Bảo phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”, có 06 bị cáo toà án
tuyên án mức chung thân, số còn lại đều bị xử phạt mức án từ 02 đến 20 năm
tù. Ngoài hình phạt chính thì toà án hai cấp áp dụng hình phạt bổ sung là phạt
tiền đối với 792 bị cáo.
Liên ngành hai cấp Tòa án và Viện kiểm sát đã xác định được 150 vụ án
trọng điểm về ma tuý, đã đưa đi xét xử lưu động được 142 vụ/142 bị cáo ở các
địa bàn có tình hình tệ nạn ma tuý phức tạp. Thông qua công tác xét xử lưu
động có tác dụng giáo dục và phòng ngừa đối với tình hình phạm tội về ma
tuý. Tình trạng xử lý nhẹ, xử án treo đã giảm hẳn, đặc biệt với tinh thần thống
nhất, kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm ma tuý nên 2 ngành đã xét xử
nghiêm khắc đối với tội phạm thuộc nhóm tội buôn bán lẻ và tổ chức sử dụng
và sử dụng trái phép chất ma tuý, các loại tội phạm ma tuý có liên quan đến
học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên nên được quần chúng và nhân dân rất
đồng tình.
IV. Nhận xét và kiến nghị về những tồn tại trong đấu tranh, phòng
chống các tội phạm về ma tuý và tệ nạn về ma tuý.
Qua khảo sát và nghiên cứu tình hình tội phạm về mà tuý trong những
năm qua cho thấy cần phải có những biện pháp quyết liệt hơn nữa nhằm đấu
tranh phòng chống tội phạm về ma tuý có hiệu quả ngày càng cao:
23


Cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành đối với loại tội
phạm này, trong khi lực lượng bảo vệ pháp luật ở cấp huyện, xã vừa yếu lại
vừa thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra.
- Nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền nhận thức, ý thức cảnh giác
cho nhân dân, đây là nơi mà bọ tội phạm có thể lợi dụng để hoạt động, nhiều
biện pháp phòng ngừa được nêu ra nhưng không được mọi người thực hiện

một cách tích cực.
- Thực hiện những biện pháp chủ động nhằm ngăn chặn ý đồ phạm tội
của người có tiền án, tiền sự cần phải được thực hiện một cách thường xuyên,
có hiệu quả hơn. Trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật, vai trò của
người dân, tổ chức chính quyền tham gia quản lý giáo dục người phạm tội tại
cộng đồng dân cư cần phát huy hơn nữa.
- Công tác quản lý, giáo dục phạm nhân tại các trại cải tạo, công tác giáo
dục pháp luật, lao động cải tạo còn chưa đạt được kết quả như ý muốn. Những
người phạm tội ra tù thường không có việc làm, thu nhập không ổn định, đời
sống khó khăn, thiếu sự quan tâm của chính quyền, xã hội dẫn đến khả năng tái
phạm rất cao.
- Về công tác kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố: Trong giai
đoạn điều tra, các kiểm sát viên đôi khi chỉ chú trọng kiểm sát hồ sơ về tố tong
mà chưa thực sự sắc sảo trong nội dung vụ án để từ đó định hướng điều tra,
phối hợp điều tra các hành vi phạm tội. Viện kiểm sát nhiều khi không tham
gia thực sự suốt quá trình điều tra mà chỉ giám sát một số hoạt động thu thập
chứng cứ như khám nghiệm hiện trường, đối chất… hoặc chỉ ở các vụ án đặc
biệt nghiêm trọng. Do đó dẫn đến tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung, việc đấu
tranh với các đối tượng phạm tội ma tuý còn chưa kịp thời.
- Về công tác xét xử của Toà án: Tại phiên toà, việc xét xử còn nhiều hạn
chế, vai trò của hội thẩm nhân dân chưa được phát huy. Việc áp dụng hình phạt
của Toà cũng không thống nhất, chưa đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật
cũng như chính sách pháp luật hình sự.

24


- Cơ chế tổ chức của các cơ quan tiến hành tố tong còn nhiều hạn chế:
Đội ngũ cán bộ ở các cơ quan tư pháp còn thiếu và yếu. Cơ quan điều tra còn
thiếu lực lượng ở các cấp cơ sở. Trình độ, năng lực của đội ngũ điều tra viên và

cán bộ trinh sát còn hạn chế, mô hình, bộ máy tổ chức của cơ quan điều tra vẫn
còn bất hợp lý, cồng kềnh, chồng chéo dẫn đến không hiệu quả. Sự phối kết
hợp giữa cơ quan điều tra và các cơ quan trinh sát của lượng lượng cảnh sát
nhân dân các cấp thiếu nhịp nhàng, chặt chẽ trong quá trình điều tra
- Đội ngũ kiểm sát viên các cấp, thẩm phám của Toà các cấp còn thiếu
về số lượng, trình độ năng lực chuyên môn và trình độ lý luận chính trị vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong thời kì mới. Đặc biệt là khả năng
điều tra, tranh tụng trước toà của kiểm sát viên còn nhiều hạn chế. Việc tiếp
thu, áp dụng khoa học kĩ thuật còn chậm, phần lớn số cán bộ trong ngành tư
pháp không biết nhiều về internet, fax, thậm chí còn không biết các việc sử
dụng máy vi tính, máy photocopy. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan tiến hành
tố tong còn nhiều hạn chế. Vấn đề này rất hay xảy ra, gây khó khăn cho quá
trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quan hệ giữa các ngành trong hoạt động
tố tụng hình sự.
- Cơ sở vật chất của cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu thốn.Trong hoạt
động tố tụng, giữa các cơ quan tư pháp vẫn dùng phương pháp thủ công, ít áp
dụng khoa học kỹ thuật từ việc tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ
thông tin, bảo quản hồ sơ… đến báo cáo thống kê do vậy làm ảnh hưởng đến
việc đánh giá tình hình tội phạm, đề ra chính sách định hướng đấu tranh phòng
chống tội phạm.Chế độ đãi ngộ công tác thấp cũng ảnh hưởng đến kết quả điều
tra, truy tố, xét xử.
Trên đây là một số nhận xét và kiến nghị về một số tồn tại trong quá
trình tiến hành các hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm về ma tuý ở
Bắc Ninh trong thời gian vừa qua. Để nâng cao các hoạt động đấu tranh, phòng
chống tội phạm ma tuý trong thời gian tới đòi hỏi các cấp chính quyền cùng
toàn thể nhân dân tỉnh Bắc Ninh phải khắc phục được các nhược điểm nêu trên

25



×