Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đánh giá một số chế độ phụ cấp lương trong khu vực công ở việt nam hiện nay (phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.2 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Phụ cấp lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế
xã hội. Các chế độ phụ cấp lương không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của những
người làm công ăn lương,đến đời sống của mọi người dân trong xã hội mà còn ảnh
hưởng đến sản xuất,đến mối quan hệ tích lũy và tiêu dùng,đến năng suất ,hiệu quả
công tác và động lực của người lao động.
Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của các chế độ phụ cấp lương.
Trong những năm qua,nhà nước ta đã và đang đưa ra những chính sách , quy định
về các chế độ phụ cấp lương , đồng thời thường xuyên xem xét, đổi mới và đưa ra
những chế độ phụ cấp phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống về mặt tinh thần
và vật chất cho người lao động góp phần tạo động lực ,khuyến khích người lao
động tiếp tục phấn đấu trong công việc..
Các chế độ phụ cấp lương ra đời đã tạo được nhiều mặt tích cực, tuy nhiên nó cũng
xuất hiện nhiều mặt tiêu cực,hạn chế. Để làm rõ hơn vấn đề .em xin chọn đề tài:
“ Đánh giá một số chế độ phụ cấp lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay
(phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung) ”

Bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Đánh giá một số chế độ phụ cấp lương trong khu vực công ở Việt Nam
hiện nay (phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung)
Chương 3: Đề xuất giải pháp.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm cơ bản
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào
công sức đóng góp (là giá cả sức lao động)
Phụ cấp lương là khoản tiền lương bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ, lương cấp
hàm khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt
có các yếu tố không ổn định.


Khu vực công thường được hiểu là khu vực phản ánh các hoạt động kinh tế, chính
trị, xã hội mà do nhà nước quyết định..
Đối với Việt Nam: Khu vực công là khu vực nhà nước, mọi hoạt động đều được
quyết định bởi nhà nước.
Phụ cấp lương trong khu vực công là khoản tiền lương bổ sung mà khi xác định
chế độ tiền lương chức vụ, chức hàm chưa tính hết các yếu tố phải trả cho cán bộ
công chức, viên chức hoặc mọi người lao động trong khu vực công.
1.2 Bản chất và vai trò của phụ cấp lương
1.2.1 Bản chất
+Phụ cấp lương có thể được biểu hiện bằng tiền,hiện vật,hoặc hình thức khác:
Về hình thức thể hiện: Tiền: (Chủ yếu)
Hiện vật: Nhà công vụ, xe công vụ, điện thoại công…
Hình thức khác: Lái xe riêng, ưu tiên sử dụng các phương tiện vận tải…
+Phụ cấp lương có thể biểu hiện dưới dạng hữu hình hoặc vô hình
- Về bản chất: Hữu hình: Tên phụ cấp nói lên bản chất
Vô hình: Tên phụ cấp chưa nói lên bản chất
1.2.2 Vai trò của phụ cấp lương


Từ góc độ vĩ mô :
- Bù đắp hao phí lao động cho NLĐ mà các chế độ tiền lương chưa thể hiện đầy đủ
- Điều chỉnh quan hệ tiền lương và thu nhập giữa các ngành, nghề, công việc,
vùng, miền và khu vực
- Góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao động xã hội - Khuyến khích phát
triển các ngành nghề ưu tiên
- Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu an ninh, quốc phòng, KT-XH…
Từ góc độ vi mô:
-Góp phần đảm bảo tái sản xuất sức lao động
- Tạo động lực lao động
1.3 Một số chế độ phụ cấp lương trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay

-Phụ cấp thâm niên, vượt khung
-Phụ cấp chức vụ
-Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo
-Phụ cấp khu vực
-Phụ cấp thu hút
-Phụ cấp thâm niên nghề
-Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
-Phụ cấp trách nhiệm công việc.
- phụ cấp đặc biệt
Các chế độ phụ cấp đặc thù cho nghề ........
1.4 Chế độ phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung
* Phụ cấp khu vực
Phụ cấp khu vực là khoản tiền bù đắp cho những người sống, làm việc ở những
vùng có khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng thấp kém, đi lại sinh hoạt khó
khăn nhằm góp phần ổn định và thu hút lao động.
Lưu ý: - Phân biệt theo địa giới hành chính


- Người đang làm việc: Tính trả theo nơi làm việc
- Người nghỉ hưu, hưởng trợ cấp hàng tháng: Thực hiện theo NĐ 122 /2008/NĐCP ngày 04/12/2008 và TT 03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009
- TH đi công tác, điều dưỡng, điều trị ≥ 01 tháng (Nếu nơi đến không có thì thôi
hưởng nơi cũ trước khi đi)
- Được tính vào đơn giá tiền lương
* Phụ cấp thu hút
Phụ cấp thu hút nhằm để thu hút lao động khuyến khích người lao động đến làm
việc trên địa bàn có địa lý tự nhiên không thuận lợi, vùng đặc biệt khó khăn
Lưu ý: - Được xác định trong khung thời gian (3-5 năm)
- Không dùng để tính đóng, hưởng BHXH
- Được tính vào đơn giá tiền lương
* Phụ cấp thâm niên vượt khung

Phụ cấp thâm niên vượt khung: là khoản tiền dùng để trả cho cán bộ ,công
chức,viên chức đã được xếp bậc lương cuối cùng của ngạch lương hoặc chức danh
chuyên môn nghiệp vụ hiện giữ,đã có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối
cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm
niên vượt khung nhằm tạo động lực và khuyến khích người lao động tiếp tuc công
tác với hiệu quả công việc cao.
Lưu ý: - Điều kiện: hưởng bậc cuối 2 năm (B,C), 3 năm (A0- A3); Luôn hoàn
thành nhiệm vụ và không vi phạm kỷ luật
- Bắt đầu được tính: Hưởng 5% ML bậc cuối cùng
- Từ năm kế tiếp trở đi: Mỗi năm (đủ ĐK) tăng thêm 1%
- Được dùng để tính đóng, hưởng BHXH


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP LƯƠNG TRONG
KHU VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (PHỤ CẤP KHU VỰC, PHỤ
CẤP THU HÚT, PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG)
2.1 Đánh giá chế độ phụ cấp khu vực
2.1.1 Đối tượng áp dụng
Phụ cấp khu vực được áp dụng đối với người lao động làm việc ở địa bàn mà
Nhà nước quy định cán bộ, công chức làm việc ở địa bàn này được hưởng phụ cấp
khu vực. Danh mục địa bàn hưởng phụ cấp khu vực được thực hiện theo Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị Định số NĐ 122 /2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 và TT
03/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ Nội Vụ, Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện chế
độ phụ cấp khu vực và các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung ..Ngoài ra còn
có Nghị
2.1.2 Công thức tính ,các mức phụ cấp
+ Công thức tính:

Mức tiền

phụ cấp khu vực

=

Hệ số
phụ cấp khu vực

x

Mức
lương
tối thiểu
chung

+Mức phụ cấp
-Phụ cấp khu vực được quy định gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so
với mức lương tối thiểu chung; mức 1,0 chỉ áp dụng đối với những hải đảo đặc biệt
khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.


Chú ý: Riêng hạ sĩ quan và chiến sĩ thuộc LLVT, mức phụ cấp được tính trên mức
phụ cấp quân hàm binh nhì Công thức tính:
Phụ cấp khu vực = Hệ số Phụ cấp x Mức lương tối thiểu chung x Hệ số được
hưởng
Hệ số được hưởng đối của hạ sỹ quan và chiến sỹ là 0,4.
- Căn cứ vào các yếu tố xác định các mức phụ cấp khu vực quy định tại Thông tư
này và mức phụ cấp khu vực hiện hưởng của các xã và các đơn vị trong cả nước,
liên Bộ ban hành danh mục các địa bàn xã và một số đơn vị được hưởng phụ cấp
khu vực
Bảng 1: Mức phụ cấp khu vực hiện hưởng quy định

Nơi đăng ký thường trú hệ Mức hưởng phụ cấp khu vực thực hiện từ
số phụ cấp khu vực

ngày 01/01/2008 trở đi (đồng/tháng)

0,1

54.000

0,2

108.000

0,3

162.000

0,4

216.000

0,5

270.000

0,7

378.000

1,0


540.000
(Nguồn: Thông tư 03/2009/TT-BLĐTBXH)

Mức hưởng phụ cấp khu vực quy định tại điểm này không điều chỉnh khi thay đổi
mức lương tối thiểu chung.
+ Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp khu vực
- Đối với những người đang làm việc


Đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp
khu vực do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự
toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
Đối với các cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và
các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp khu vực do cơ quan, đơn
vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ;
Đối với các công ty nhà nước, phụ cấp khu vực được tính vào đơn giá tiền lương
và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.
- Đối với những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương; thương binh, bệnh binh
hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo
hiểm xã hội:
Đối với các đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả, phụ cấp khu vực được chi trả
theo phân cấp ngân sách hiện hành;
Đối với các đối tượng do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả, phụ cấp khu vực do Quỹ
bảo hiểm xã hội bảo đảm.
2.1.3 Mục đích của phụ cấp khu vực
Phụ cấp khu vực nhằm bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt, nơi làm việc ở vùng
xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn, có khí hậu khắc nghiệt… và các yếu tố khác
làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công

việc
2.1.4 Mặt đạt được
-Chế độ phụ cấp khu vực được quy định khá ổn định cả về đối tượng hưởng và
mức hưởng .
-Đảm báo bù đắp về cả mặt tinh thần và vật chất cho những người lao động làm
việc ở những vùng xa xôi, hẻo lánh.
-Góp phần tái tạo sức lao động, ổn định tinh thần, giữ chân người lao động.


-Khuyến khích người lao động đến làm việc ở các vùng miền xa xôi, hẻo lánh, có
điều kiện sinh hoạt khó khăn, góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao động.
-Dễ tính thu nhập, mức hưởng cho người lao động.
2.1.5 Mặt hạn chế
-Các tiêu chí xác định mức phụ cấp vẫn chủ yếu dựa vào các yêu tố định tính mà
chưa lượng hóa cụ thể được các mức độ như thế nào.
-Phương pháp xác định mức phụ cấp chưa thể hiện được đầy đủ các yếu tố tự nhiên
vì thế có sai sót trong xác định mức phụ cấp khu vực.
-Việc điều chỉnh giảm mức phụ cấp khu vực thường bị phản ứng từ phía địa
phương và đối tượng thụ hưởng.
-Mức hưởng phụ cấp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động.
-Vẫn còn nhiều nơi ,vùng miền đang trong quá trình xem xét hoặc chưa đưa vào
trong danh sách có hệ số phụ cấp hoặc phụ cấp không đánh giá đúng điều kiện làm
việc của người lao động.
2.2 Chế độ phụ cấp thu hút
2.2.1 Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng được quy định tại nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24-122010 Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương
trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn
2.2.2 Công thức tính ,các mức hưởng phụ cấp
+Công thức tính

Mức tiền phụ cấp thu hút = Mức lương tối thiểu chung x {Hệ số lương theo chức
vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu
có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)} x 70% ;
Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút như sau: Trường hợp đến công tác ở vùng có
điều kiện KTXHĐBKK từ tháng 3 năm 2011 trở về trước và hiện nay còn đang


công tác ở vùng đó thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng 3 năm 2011;
Trường hợp đến công tác ở vùng có điều kiện KTXHĐBKK sau tháng 3 năm 2011
thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ tháng có quyết định tiếp nhận của cơ
quan có thẩm quyền.
+ Hưởng phụ cấp
-. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24-12-2010 này
được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức
lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp
thâm niên vượt khung, nếu có.
- Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ
cấp thu hút được quy định như sau:
Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được
tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng
phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2.2.3 Mục đích
Phụ cấp thu hút nhằm để thu hút lao động khuyến khích người lao động đến làm
việc trên địa bàn có địa lý tự nhiên không thuận lợi, vùng đặc biệt khó khăn
2.2.4 Mặt đạt được
Chế độ phụ cấp đã gắn liền với chủ chương di dân ,góp phần xây dựng vùng kinh
tế mới,phục vụ mục tiêu quốc phòng, an ninh, đồng thời khai thác các tiềm năng,
khoáng sản của đất nước.

Thu hút ,khuyến khích công nhân, viên chức, công chức đến làm việc giúp cân
bằng lực lượng lao động.
Mức hưởng quy định rõ dàng, cách tính chi tiết.
2.2.5 Mặt hạn chế


-Việc phụ cấp thu hút gồm vài mức nên đã không thể phản ánh hết được sự khác
biệt giữa các vùng miền trong cả nước.
-Việc giải quyết hưởng chế độ phụ cấp thu hút trong nhiều trường hợp còn mang
tính “tăng thu nhập” chưa gắn với việc thu hút cán bộ, công chức làm việc những
địa bàn, khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khắn.
-Mức hưởng của phụ cấp thu hút vẫn còn chưa mang tính thiết thực ,chưa tác động
mạnh đến những cán bộ ,công chức, viên chức .
2.3 Chế độ phụ cấp thâm niên, vượt khung
2.3.1 Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng được quy định tại Nghị định 204 ngày 14/12/2004 của Chính
phủ và Thông tư số 04 ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ
phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2.3.2 Công thức tính, các mức phụ cấp
+Công thức tính:
Phụ cấp thâm niên
vượt khung

=

Mức lương bậc cuối
cùng hiện hưởng

x


Tỷ lệ %
được hưởng

+ Mức phụ cấp:
- Cán bộ, công chức, viên chức có đủ điều kiện thời gian và tiêu chuẩn hưởng phụ
cấp thâm niên vượt khung quy định tại điểm 1 và điểm 2 mục II Thông tư này
được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại tiết a điểm 1.1 mục II Thông tư này, sau
3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức
danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc
lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi, mỗi


năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng
thêm 1%.
Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại tiết b điểm 1.1 mục II Thông tư này, sau
2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch được hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong nghạch
đó; từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm có đủ hai tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên
vượt khung được tính hưởng thêm 1%.
- Cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo quy
định tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm
2005 của liên tịch Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chuyển xếp
lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, nếu lương mới đã
được tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thì thời gian giữ bậc lương cũ
dùng làm căn cứ để chuyển xếp sang lương mới được tính để hưởng thêm phụ cấp
thâm niên vượt khung theo nguyên tắc cứ mỗi năm giữ bậc lương cũ mà có đủ hai
tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1% phụ
cấp thâm niên vượt khung.
- Cán bộ, công chức, viên chức không đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên

vượt khung quy định tại điểm 2 mục II Thông tư này (đã có thông báo hoặc quyết
định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền) thì bị kéo dài thời gian hưởng phụ
cấp thâm niên vượt khung như sau:
Nếu đã có đủ điều kiện thời gian xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong
chức danh quy định tại điểm 1.1 mục II Thông tư này nhưng không đạt đủ tiêu
chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, thì cứ mỗi năm không đạt đủ tiêu
chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, thời gian tính hưởng mức 5% phụ cấp
thâm niên vượt khung bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy
định tại điểm 1.1 mục II Thông tư này.


Nếu đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (từ 5% trở lên), kể từ ngày tính
hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung lần sau mà không đạt đủ tiêu chuẩn hưởng
phụ cấp thâm niên vượt khung, thì thời gian tính hưởng thêm 1% phụ cấp thâm
niên vượt khung bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng).
-. Cán bộ, công chức, viên chức đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan,
sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh
cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm), nếu vẫn được cơ quan có thẩm quyền đánh giá
(bằng văn bản) là hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm, thì được tính
lại các mức phụ cấp thâm niên vượt khung như khi đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ
cấp thâm niên vượt khung quy định tại Thông tư này và được truy lĩnh phụ cấp,
truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị
đóng) theo các mức phụ cấp thâm niên vượt khung đã được tính lại.
2.3.3 Mục đích của phụ cấp
Phụ cấp trả cho cán bộ ,công chức,viên chức đã được xếp bậc lương cuối cùng của
ngạch lương hoặc chức danh chuyên môn nghiệp vụ hiện giữ .. nhằm tạo động lực
và khuyến khích người lao động tiếp tục công tác với hiệu quả công việc cao.
2.3.4 Mặt đạt được
-Đã thay thế được phần nào cho việc xây dựng quá nhiều bậc lương trong một
bảng lương.Góp phần đơn giản hóa hệ thống lương.

-Khuyến khích người lao động cố gắng phấn đấu trong công việc, gắn bó với công
việc.
-Phụ cấp đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến cán bộ, công chức, viên chức
và những cống hiến của họ cho công việc.
Cách tính phụ cấp rõ dàng, chi tiết.
2.3.5 Mặt hạn chế
Còn nhiều vấn đề trong việc quy định mức hưởng chưa rõ dàng.


Phụ cấp không tính đến khả năng đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ.
2.4 Đánh giá chung về ba loại phụ cấp
Các phụ cấp đã thể hiện rõ được vai trò và mục đích của chúng.Nhìn chung ,đã đáp
ứng được nhu cầu của người lao động.Mặc dù vậy,chúng vẫn có sự hạn chế.
+Tích cực:
Tác động tích cực đến tinh thần, vật chất .
Bù đắp được phần lớn những yếu tố mà tiền lương chưa đề cập đến.
Tác động tích cực đến việc điều phối lực lượng lao động
Thế hiện sự quan tâm của nhà nước đến sự đóng góp của cán bộ, công chức, nhà
nước.
Góp phần tạo động lực, khuyến khích người lao động cố gắng phấn đấu trong công
việc.
+Tiêu cực
Do sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các điều khoản, chính sách về chế độ phụ cấp
lương nên thực tế ngày nay các chế độ phụ cấp đang đi theo nhu cầu phát sinh vô
lý của người lao động, phá vỡ bản chất ban đầu của các phụ cấp.
Chế độ phụ cấp còn thể hiện sự hạn chế bởi cách quy định, cách áp dụng và công
thức tính phức tạp ,phá vỡ quan hệ tiền lương chung.
Chế độ nâng ngạch, bậc, xếp lương quá bất cập, không gắn với trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ của công việc, chức vụ đòi hỏi

Do không hình thành được một căn cứ xác định rõ dàng nên việc áp dụng còn
mang tính nặng hành chính, cơ chế xin-cho
Chức danh, tiêu chuẩn công viên chức quá nhiều hạn chế, vô lý không được quan
tâm, đầu tư sửa đổi, chỉnh lý.Dẫn đến cac loại phụ cấp áp dụng theo bị lãng phí và
rắc rối.


Đào tạo, bồi dưỡng thi nâng ngạch công chức, viên chức không gắn với nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo công việc đảm nhận, vừa hình thức vừa gây
lãng phí lớn.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

-Một là việc thiết kế các chế độ phụ cấp lương phải dựa trên những cơ sở lý luận
khoa học và có kế thừa những tiến bộ của hệ thống phụ cấp lương trước đây và
khắc phục một phần những hạn chế của các chế độ phụ cấp lương cũ.
-Hai là Phụ cấp lương mới phải bao quát được các ngành,các lĩnh vực và đối
tượng liên quan, nhưng không quá phức tạp, chồng chéo lẫn nhau và có sự cân đối,
đảm bảo việc không trùng lặp các phụ cấp lương với nhau.
-Ba là việc bổ sung, cải tiến, đưa ra các chính sách,chế độ phụ cấp lương phải
theo trình tự,đảm bảo các nguyên tắc , không phá vỡ hệ thống lương đã quy định.
-Bốn là các chế độ phụ cấp lương phải dựa trên việc khuyến khích nâng cao trình
độ,chất lượng người lao động.
-Năm là phụ cấp lương nên được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, tránh trùng lặp và có
sự phân biệt rõ các ngành, bậc.
-Sáu là các loại phụ cấp nên hướng vào thực tế có thể áp dụng được vào đời sống.
( phù hợp với giá cả sinh hoạt,mức lương của từng vùng,điều kiện sinh sống..)
-Bảy là các tiêu chí hưởng phụ cấp nên rõ dàng .Đối với các loại phụ cấp như phụ
cấp khu vực. Hay những loại phụ cấp mang tính bù đắp các điều kiện làm việc tự
nhiên như: khí hậu xấu, khắc nghiệt....thì phải có tiêu chí ,mức độ rõ dàng để tránh

việc xác định mức phụ cấp dựa trên cảm tính,chủ quan, kém chính xác.
-



KẾT LUẬN

Các chế độ phụ cấp lương trong khu vực công ở nước ta hiện nay ngày càng
nhiều ,thể hiện tầm quan trọng, cần thiết và tác động của nó đến người lao
động,đến hoạt động sản xuất kinh doanh.Tuy nhiên, cũng vì vậy mà những mặt hạn
chế và tiêu cực cũng được bộc lộ rõ .Cho nên nhà nước cần điều chỉnh, xem xét và
có các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế ,đồng thời phát huy
những mặt tích cực .Tăng cường khuyến khích, tạo động lực, ổn định cuộc sống
cho người lao động.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

PGS.TS.Nguyễn Tiệp; TS. Lê Thanh Hà -Giáo trình tiền lương-tiền công-NXB Lao

2.

dộng xã hội
Thông tư liên tịch Bộ Nội Vụ-Bộ LĐTBXH-Bộ Tài chính và ỦY ban dân tộc số

3.

11/2005/TTLT/BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT

Thông tư 03/2009/TT-BLĐTBXH ,Nghị định 122/2008/NĐ-CP

4.

Internet:
+ />%20th%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%B1&ItemID=619&Mode=1
+ />+ />itemid=18249



×