Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ tài sản trái phép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.38 KB, 9 trang )

1
A.

MỞ ĐẦU

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nhà nước ta có nhiệm vụ bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước cũng như của nhân dân. Với vai trò là nền
tảng kinh tế xã hội của quốc gia, chế độ sở hữu là một trong những vấn đề trọng
yếu được Nhà nước bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp pháp lý hình
sự thể hiện kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi
xâm phạm tới chế độ sở hữu. Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài
sản là tội xâm phạm trực tiếp tới quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến. Ở
mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước đều có những quy định về tội trộm cắp tài
sản và biện pháp xử lý nhằm đấu tranh loại bỏ tội phạm khỏi đời sống xã hội.
Những năm gần đây tội trộm cắp tài sản diễn biến phức tạp gây hậu quả ngày
càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Nhờ sự phối hợp
chặt chẽ của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoạt động xét xử của ngành toà án
từng bước được nâng cao, số lượng các bản án bị huỷ đã giảm, song bên cạnh đó
vẫn còn nhiều tồn tại khuyết điểm mà một trong những nguyên nhân là các cơ
quan bảo vệ pháp luật không đánh giá đúng bản chất của hành vi phạm tội dẫn
đến xác định sai tội danh, hoặc xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Để khắc phục tình
trạng trên thì vấn đề cốt lõi đầu tiên là phải nắm vững các quy định pháp luật về
tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội từ đó có đường lối xử
lý đúng đắn đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật. Nhận thức được
điều đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội
trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ tài sản trái
phép”.
B.
I.

NỘI DUNG



Tội trộm cắp tài sản theo quy định của bộ luật hình sự 2015(sửa đổi bổ
sung 2017)

Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng XHCN, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật đòi hỏi phải
xem xét rà soát lại một cách toàn diện các tội phạm về kinh tế, về sở hữu để có


2

những sửa đổi bổ sung thích hợp cả về mặt dấu hiệu pháp lý cũng như chính
sách xử lý nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
trong giai đoạn mới. Chính vì vậy bộ luật có quy định rất cụ thể về nhóm tội
xâm phạm sở hữu nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng, cụ thể điều 173 Bộ
luật hình sự 2015(sửa đổi bổ sung 2017) quy định tội trộm cắp tài sản.
Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo quy định của bộ luật

II.

hình sự 2015( sửa đổi bổ sung 2017)
Có thể đưa ra khái niệm về tội trộm cắp tài sản như sau: Tội trộm cắp tài sản
là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản được
pháp luật bảo vệ.
Trên đây là khái niệm chung nhất về tội trộm cắp tài sản, để hiểu được tính
chất nguy hiểm cho xã hội của tội trộm cắp tài sản cần nghiên cứu về các dấu
hiệu pháp lý của nó. Tội phạm là thể thống nhất của bốn yếu tố: khách thể, mặt
khách quan, mặt chủ quan, chủ thể. Tội trộm cắp tài sản cũng bao gồm bốn yếu
tố cơ bản trên, trước hết cần nghiên cứu về khách thể của tội phạm.

1.

Khách thể của tội trộm cắp tài sản

Tội phạm xâm phạm quyền sở hữu về tài sản của Nhà Nước, cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân. Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quan hệ
sở hữu, được đặc trưng bởi ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng
và quyền định đoạt tài sản.
Khi nghiên cứu khách thể của tội phạm không thể không tìm hiểu đối tượng
tác động của tội phạm vì mỗi tội phạm đều xâm hại tới khách thể nhất định
thông qua việc tác động đến một đối tượng cụ thể. Đối tượng tác động của tội
trộm cắp tài sản là tài sản, nhưng không phải mọi tài sản đều có thể trở thành đối
tượng tác động của tội trộm cắp tài sản, để trở thành đối tượng tác động của tội
trộm cắp tài sản thì tài sản đó phải có những đặc điểm nhất định. Trước hết, tài
sản đó là tài sản của người khác, đang có sự quản lý. Tài sản là đối tượng tác


3

động của tội trộm cắp tài sản phải được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể có giá
trị và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, không phải mọi loại tài sản như quy định của
BLDS đều là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản. Qua thực tiễn nghiên
cứu vấn đề tài sản là đối tượng của tội trộm cắp tài sản có thể xác định như sau:
* Tài sản không phải là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”
Thứ nhất, "Quyền tài sản" là một dạng tài sản vô hình, không nhìn thấy được, nó
gắn liền với quyền nhân thân và cố định với một chủ thể cụ thể được pháp luật
công nhận. Do đó, nó không thể bị dịch chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi
người khác được, vì về mặt pháp lý, “quyền tài sản” phải được pháp luật thừa
nhận thì mới có giá trị.
Thứ hai: Tài sản là “bất động sản” có tính chất vật lý cố định, ví dụ như: đất

đai, nhà cửa, ao hồ. Những loại tài sản này không thể là đối tượng tác động của
tội “Trộm cắp tài sản” vì trong thực tế các loại tài sản không dịch chuyển được.
Tuy nhiên, có một số động sản mà pháp luật dân sự quy định là bất động sản do
công dụng của nó như: cánh cửa gắn với ngôi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì
vẫn là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”.
Thứ ba: Những tài sản sau tuy là động sản, nhưng cũng không thuộc đối tượng
tác động của tội “Trộm cắp tài sản”:
- Tài sản vô chủ là loại tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản
đó.
- Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc đây là những loại tài sản xa mà chủ sở hữu
mất quyền trực tiếp nắm giữ, quản lý ngoài ý chí của mình.
- Những tài sản không có giá trị hoặc giá trị sử dụng như: nước biển, gió trời,
không khí…
- Những giấy tờ có giá trị, nhưng không trực tiếp chuyển thành tiền được. Ví dụ
như: Sổ tiết kiệm, hợp đồng mua bán, giấy nợ…
- Tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt. Ví dụ như: vũ khí
quân dụng, ma tuý, hàng cấm, máy bay, tàu thuỷ… Nếu người phạm tội trộm


4

cắp những loại tài sản này thì tuỳ trường hợp mà phạm vào các tội danh cụ thể,
có thể là tội Chiếm đoạt vũ khí quân dụng, Chiếm đoạt chất ma tuý…
* Tài sản là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản”
Tài sản được xác định là đối tượng của tội trộm cắp tài sản phải nằm trong sự
quản lý của chủ sở hữu hoặc những người có trách nhiệm quản lý tài sản. Về
mặt vật lý, tài sản là đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” phải là một
dạng vật chất cụ thể và tồn tại dưới dạng là một động sản, có thể nhìn thấy được
và dịch chuyển được, có giá trị trên 2.000.000 đồng được xác định bao gồm:
- Là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước.

- Là tài sản phải đang trong vòng kiểm soát của chủ sở hữu, người quản lý tài
sản.
- Là tài sản có giá trị hoặc giá trị sử dụng.
- Tài sản do chiếm hữu không hợp pháp. Ví dụ như: Tài sản do phạm tội mà có;
tài sản có được do mua nhầm của kẻ gian…
Ngoài ra, còn có những loại tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nhưng vẫn
thuộc đối tượng của tội trộm cắp tài sản, bao gồm:
- Những loại tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia
đình.
- Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với
người bị hại.
Để xác định đúng đối tượng tài sản của tội trộm cắp tài sản theo quy định của
BLHS năm 2015( sừa đổi bổ sung 2017) cần có vài lưu ý như sau:
Thứ nhất: Căn cứ vào phong tục, tập quán và lối sống của người dân: Mặc dù
các loại tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc không phải là đối tượng tác động
của tội trộm cắp tài sản nhưng không phải trong mọi trường hợp những loại tài
sản bị đánh rơi bỏ quên, thất lạc đặc biệt là các loại gia súc, gia cầm đều không
phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản mà khi xử lý cần xem xét, căn
cứ vào phong tục tập quán, lối sống của người dân để xác định cho đúng.


5

Thứ hai: Xác định đúng mục đích chiếm đoạt tài sản: Đây là yếu tố cấu thành
bắt buộc trong tội trộm cắp tài sản. Mọi hành vi dịch chuyển tài sản bất hợp
pháp đều phạm tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, thực tế cần phải xem xét nhiều
yếu tố khác có liên quan.
Thứ ba: Việc xác định tài sản trộm cắp là phương tiện sống chính của người bị
hại và gia đình thì tài sản đó phải là tài sản đặc biệt quan trọng, là chỗ dựa,
phương tiện mưu sinh duy nhất của người bị hại và gia đình mà nếu mất đi tài

sản đó thì người bị hại và gia đình lâm vào tình trạng khó khăn.
Cần phân biệt sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm với những biến đổi
cụ thể của đối tượng tác động. Nhiều trường hợp hành vi phạm tội gây thiệt hại
cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm nhưng đối tượng tác động của tội
phạm không bị mất hoặc giảm đi giá trị và giá trị sử dụng so với tình trạng trước
khi bị tác động.
2.

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản

Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài
sản của người khác. “Chiếm đoạt” dưới góc độ pháp lý là việc cố ý chuyển dịch
một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành tài sản của mình, làm cho
chủ tài sản không có khả năng thực hiện được quyền chủ sở hữu đối với tài sản
đó trên thực tế mặc dù về mặt pháp lý không làm cho chủ sở hữu mất đi quyền
sở hữu tài sản của mình. Hành vi chiếm đoạt trong tội trộm cắp tài sản phải có
tính chất lén lút (được thực hiện bằng thủ đoạn lén lút). “Lén lút” được hiểu là
hành vi cố ý giấu diếm, vụng trộm không để lộ ra do có ý gian. “Lén lút” chiếm
đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản là hành vi của một người cố ý thực hiện
một việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ ra cho người khác biết
nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác, nó có đặc điểm khách quan là “lén
lút” và ý thức chủ quan của người phạm tội cũng là “lén lút”. Hành vi chiếm
đoạt được coi là “lén lút” nếu được thực hiện bằng hình thức có khả năng không
cho phép chủ tài sản biết khi hành vi này xảy ra.


6

Đối với tội trộm cắp tài sản, hậu quả nguy hiểm cho xã hội thể hiện qua sự
biến đổi tình trạng bình thường của tài sản được gọi là thiệt hại về tài sản, thể

hiện dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt. Trong cấu thành tội trộm cắp tài sản, hậu
quả của tội phạm là tài sản bị chiếm đoạt có giá trị ở mức nhất định dựa vào mức
giá trị tài sản bị chiếm đoạt điều luật đã phân chia thành các khung hình phạt
tương ứng với các mức độ hậu quả đó. Đối với tội trộm cắp tài sản, hậu quả thiệt
hại về tài sản (mất tài sản) chính là kết quả của hành vi trộm cắp tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi trộm cắp tài sản của người
khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-Trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng trở lên
-Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt
vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
-Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về
tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các tội danh quy định tại các điều sau đây
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: Tội cướp tài sản (điều 168), tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản (điều 169), tội cưỡng đoạt tài sản (điều 170), tội cướp
giật tài sản (điều 171), tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (điều 172), tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (điều 174), tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều
175), tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực
hiện hành vi chiếm đoạt tài sản( điều 290).
-Tội trộm cắp tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng nhưng gây ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
-Trộm cắp tài sản của người khác dưới 2 triệu đồng nhưng tài sản là
phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ: tài sản là kỷ vật,
di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Tội trộm cắp tài sản được hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chuyển
dịch được tài sản thoát khỏi sự quản lý của người quản lý tài sản:


7

- Vật nhỏ gọn được coi là chiếm đoạt được khi người phạm tội đã giấu được tài

sản trong người, hành lý...
- Vật cồng kềnh, kích thước lớn thì coi là chiếm đoạt được khi đã mang được tài
sản ra khỏi khu vực bảo quản.
- Nếu vật chiếm đoạt được là tài sản để ở những nơi không hình thành khu vực
bảo vệ thì coi là chiếm đoạt được khi dịch chuyển tài sản ra khỏi khu vực bảo
vệ.
3.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ pham tội là vụ lợi
4.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nghiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi
trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 1, 2; từ đủ 14 tuổi trở lên với
trường hợp phạm tội tại khoản 3,4 điều 173.
Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội chiếm giữ trái phép tài sản
a. Về chủ thể

III.

Đối với tội chiếm giữ trái phép tài sản, chỉ có chủ thể là người từ đủ 16 tuổi
trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự, vì tội phạm này có hai khoản nhưng
không có điều khoản nào là tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách
nghiệm hình sự từ đủ 14 tuổi trở lên với trường hợp phạm tội tại khoản 3,4 điều
173.
2.


Về đối tượng của tội phạm

Đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ sở hữu như điện
thoại trong túi, xe máy trong nhà,….; tài sản đang nằm trong khu vực quản lý,
bảo quản như đồ trong công ty, tổ chức,…; hoặc tài sản có người bảo vệ trông
coi hoặc không có như tài sản trong nhà kho, phân xưởng,….
Trong khi đó, đối tượng của tội chiếm giữ trái phép tài sản là những tài sản


8

không có chủ hoặc chưa có chủ (như tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, giao nhầm…)
hoặc là những tài sản chưa được phát hiện như kim khí quý, những vật báu còn
trong lòng đất.
3.

Về hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của
người khác một cách lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của
người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh
khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành
vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết. Trong đó, chiếm đoạt được
hiểu là “hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang được sự quản lí của
chủ sở hữu tài sản thành tài sản của mình”.
Còn ở tội chiếm giữ trái phép tài sản thì người phạm tội có được tài sản là do
ngẫu nhiên, có thể là do bị giao nhầm, nhặt được hoặc tìm được. Tuy nhiên sau
khi có được tài sản, người phạm tội cố tình biến tài sản đó thành tài sản của
mình một cách trái phép, thể hiện dưới dạng một trong các hành vi: không trả lại

tài sản được giao nhầm cho chủ sở hữu; hoặc không giao nộp cho cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền tài sản mà mình bắt được, tìm được…. mà tiếp tục chiếm
hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.
C.

KẾT LUẬN

Nhà nước ta luôn có những biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản cho
công dân trước những hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu đó, trong đó có biện
pháp hình sự quy định về các tội xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và đường
lối xử lý đối với người phạm tội. Các quy định về tội trộm cắp tài sản đồng bộ
với các quy định khác, nó tạo thành cơ sở pháp lý thống nhất trong quá trình áp
dụng pháp luật


9

Danh mực tài liệu tham khảo
Giáo trình luật hình sự việt nam( phần các tội phạm) trường địa học kiểm sát-ts.
Phạm mạnh hùng



×