Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

TIEU LUAN quan hệ kinh tế quốc tế vấn đề hạt nhân của bắc triều tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.1 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
I. Nguyên nhân vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên là nguy cơ đe dọa của
Mỹ.
1. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên lần 2.
Một trong những lý do mà Mỹ đưa ra để biện minh cho một cuộc can
thiệp "đánh đòn phủ đầu" vào một quốc gia là mối đe doạ từ nước đó đối với
Mỹ cũng như đối với các nước khác. Nhưng Mỹ sẽ khó có thể áp dụng lý do
này với Bắc Triều Tiên.
Thực tế, trước khi cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ hai nổ ra Bắc
Triều Tiên đã có những nhượng bộ nhất định để có thể tiến tới bình thường
hoá quan hệ với Mỹ. Dưới chính quyền Clinton, những thoả thuận giữa hai
bên trong Hiệp định khung 1994, chuyến thăm Bình Nhưỡng vào tháng
9/2000 của Ngoại trưởng Mỹ Albright đã đặt dấu mốc cho sự công nhận lẫn
nhau.
Sau khi lên nắm quyền, tổng thống Bush đã đoạn tuyệt với chính sách
can dự của Clinton và tỏ rõ thái độ cứng rắn với Bình Nhưỡng. Tổng thống
Bush đã đề cập đến chế độ Kim Jong II như một "chế độ độc tài, không đáng
tin cậy". Trong chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc tháng 3/2001,
Tổng thống Mỹ đã bày tỏ sự nghi ngờ của ông đối với động cơ thực sự của
Bắc Triều Tiên trong tiến trình hoà giải. Tuy nhiên Mỹ đã đưa Bắc Triều Tiên
vào "trục ma quỷ" khiến cho quan hệ hai nước xấu đi nghiêm trọng.
Về kinh tế, theo các điều khoản của Hiệp định khung 1994, Mỹ cam kết
xây dựng cho Bắc Triều Tiên hai nhà máy điện hạt nhân nước nhẹ và hàng
năm sẽ cung cấp cho Bắc Triều Tiên 500.000 tấn dầu nặng nhằm bù đắp thiếu
hụt năng lượng của Bắc Triều Tiên cho đến khi nhà máy điện hạt nhân đầu
tiên được hoàn thành. Nhưng Mỹ đã không thực hiện lời cam kết, ngừng cung
cấp dầu nặng sau khi đựoc tin Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, mặc dù tin
này được Hàn Quốc xác nhận là không có thực, khiến Bắc Triều Tiên vào
khủng hoảng năng lượng.
1



Với 2 nguyên nhân kinh tế và an ninh nói trên, Bắc Triều Tiên đã có
thái độ cứng rắn hơn trong vấn đề vũ khí hạt nhân. Và đến khi Mỹ tấn công
Iraq thì Bắc Triều Tiên lại càng quyết tâm phải có vũ khí hạt nhân để tự đảm
bảo cho mình trước một tương lai không chắc chắn.
Đánh giá về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lần này, dư luận nhìn
chung công kích Mỹ nhiều hơn, cho rằng thái độ hiếu chiến của chính quyền
Bush đã kích động tâm lý bất an trong giới lãnh đạo Bình Nhưỡng. "Mối đe
doạ" từ Bắc Triều Tiên khác với Iraq. Trước khi bị cấm vận, Iraq là một quốc
gia có thực lực mạnh về quân sự, kinh tế trong khu vực và có ý đồ bành
trướng ra ngoài. Nhưng Bắc Triều Tiên nằm giữa các nước lớn trong khu vực,
thực lực kinh tế, quân sự đều thua kém các nước này nên về cơ bản Bắc Triều
Tiên lo phòng thủ và tồn tại. Việc Bắc Triều Tiên đưa ra vấn đề hạt nhân chủ
yếu nhằm mục tiêu: Mỹ từ bỏ chính sách thù địch với Bắc Triều Tiên tới bình
thường hoá quan hệ và cung cấp viện trợ để nước này phát triển kinh tế,
không nhằm mục đích đe doạ các quốc gia trong khu vực.
Bởi vậy, cái cớ mà Mỹ đưa ra về "mối đe doạ" từ Bắc Triều Tiên sẽ khó
thuyết phục được cộng đồng quốc tế cho một cuộc tấn công "đánh phủ đầu".
Tư tưởng bài Mỹ đã xuất hiện ở nhiều nơi sau cuộc chiến tranh ở Iraq. Do đó,
nếu Mỹ quyết tâm sử dụng vũ lực với Bắc Triều Tiên có thể sẽ vấp phải sự
phản đối gay gắt hơn của dư luận, gây bất lợi cho sự hiện diện của Mỹ ở khu
vực khi mà Mỹ đang mong muốn quay trở lại Đông Nam á và Trung Á.
Có thể thấy, trước khi để xảy ra căng thẳng với Mỹ, Bắc Triều Tiên đã
tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước trong khu vực thông qua những nỗ
lực cải thiện quan hệ với những nước này. Đây rõ ràng là một nhân tố quan
trọng mà Mỹ phải tính đến khi cân nhắc khả năng đối đầu quân sự với Bắc
Triều Tiên.

2



I.2. Tác động của vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên tới lợi ích của Mỹ
II. Chính sách của Mỹ với vấn đề Bắc Triều Tiên.
II.1. Những chính sách đã có:
Đối với Mỹ, việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân gây ra hai
mối đe dọa tiềm tàng. Thứ nhất, Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân có
thể gây “hiệu ứng đôminô” ở Đông Á, khơi lại học thuyết vũ trang hạt nhân
của Nhật Bản và Hàn Quốc mà Mỹ đã từng tìm cách ngăn chặn. Đồng thời,
một bán đảo Triều Tiến có vũ khí hạt nhân có thể thôi thúc một số nước khác
tăng cường an ninh, trang bị vũ khí dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới
ở khu vực. Tình hình đó không chỉ phá hoại thể chế không phổ biến hạt nhân,
phá vỡ thế cân bằng trong khu vực đe dọa đến lợi ích chiến lược của Mỹ mà
còn làm giảm vai trò “chiếc ô hạt nhân”, chất keo kết dính Mỹ với các đồng
minh trong khu vực. Thứ hai, trong tình hình kinh tế ngày càng suy sụp, Bắc
Triều Tiên có thể trở thành điểm xuất khẩu vũ khí hạt nhân cho các tổ chức
khủng bố, đe dọa trực tiếp an ninh của nước Mỹ.
Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, cuộc chiến chống khủng bố giai đoạn
hai của Mỹ quyết định Mỹ sẽ theo đuổi đến cùng mục tiêu buộc Bắc Triều
Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân.
Trong chính sách đối với Bắc Triều Tiên, Mỹ đã đạt ra 4 mục tiêu hàng
đầu: một là, Bắc Triều Tiên phải bỏ các chương trình sản xuất nguyên liệu hóa
học dùng để phát triển vũ khí hạt nhân ở Yongbyon; hai là, Bắc Triều Tiên
phải phá huỷ cơ sở sản xuất uranium dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân và cho
phép quốc tế đến kiểm tra; ba là, Bắc Triều Tiên phải hợp tác toàn diện với Cơ
quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA; bốn là, Bắc Triều Tiên phải tuân
thủ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân mà họ đã kí kết.
Với những yêu cầu đặt ra, nội dung cơ bản trong chính sách của Mỹ với
Bắc Triều Tiên bao gồm: duy trì tiếp xúc đối thoại, lôi kéo Bắc Triều Tiên,
duy trì các biện pháp răn đe quân sự.


3


Mặc dù nhiều nhân vật thuộc phái “diều hâu” trong chính quyền Mỹ đã
bày tỏ ý định xóa bỏ kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên bằng hành động
quân sự nhưng Tổng thống Bush đã bác bỏ khả năng này và tuyên bố rằng
“Tôi tin vấn đề Bắc Triều Tiên sẽ được giải quyết một cách hòa bình. Đây là
vấn đề ngoại giao chứ không phải vấn đề quân sự”. Có thể thấy, chính quyền
Bush cũng nhận thức được những khó khăn mà nước Mỹ sẽ phải đối mặt khi
tính đến một giải pháp quân sự với Bắc Triều Tiên.
Thứ nhất, vũ khí hạt nhân là một nhân tố mà Mỹ không thể không tính
đến. Nguy cơ bị huỷ diệt hoàn toàn vẫn có tác dụng răn đe to lớn. Một cơ sở
quan trọng khi chính quyền hạt nhân lần thứ nhất là cho rằng Bắc Triều Tiên
chưa thật sự có vũ khí hạt nhân mà mới chỉ có vật liệu hạt nhân. Do đó nếu
biện pháp ngoại giao thất bại thì có thể dùng biện pháp quân sự. Còn chính
quyền Bush hiện nay thì lại cho rằng Bắc Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân.
Các chuyên gia của Mỹ và Hàn Quốc đã khẳng định rằng Bắc Triều Tiên có
khoảng 10 kg Plutonim để sản xuất được 1 đến 2 đầu đạn hạt nhân. Trong
cuộc đàm phán ba bên tại Bắc Kinh tháng 4 vừa qua, Bắc Triều Tiên cũng
công khai tuyên bố đã sở hữu vũ khí hạt nhân.
Đồng thời Bắc Triều Tiên cũng đã từng cảnh báo họ phát triển loại vũ
khí có giá thành thấp nhưng uy lực lớn hơn vũ khí hạt nhân mà theo dự đoán
có thể là vũ khí hóa học hoặc sinh học. Đây là loại vũ khí dễ sản xuất nhưng
tác hại không thua kém so với vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra, chương trình phát triển tên lửa và khả năng vũ khí thông
thường của Bắc Triều Tiên cũng khiến Mỹ phải lo ngại. Theo công bố của
Chính phủ Hàn Quốc và quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên có
khoảng 1.000 tên lửa. Tên lửa “Rodong” có tầm bắn khoảng 1.300km, như
vậy có thể nhằm phát triển tên lửa Taepodong-2 tầm bắn 6.000km có thể
phóng tới bờ tây nước Mỹ. Lực lượng chiến đấu thông thường của Bắc Triều

Tiên đã được cải thiện với khoảng 1,1 triệu hầu hết được bố trí gần khu phi

4


quân sự. Ngoài ra hỏa tiễn nhiều nòng 240mm và pháo tầm xa dọc khu phi
quân sự có thể đặt các thành phố và cứ điểm phía Bắc Hàn Quốc vào tầm bắn.
Với khả năng quân sự hùng mạnh như vậy, khả năng chống trả của Bắc
Triều Tiên rõ ràng vượt xa so với Iraq. Trong trường hợp xảy ra chiến tran,
Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ nằm trực tiếp trong tầm tấn công của Bắc Triều
Tiên. Mỹ sẽ không thể ngăn được thiệt hại cho đồng minh vào đảm bảo
“thương vong số 0” cho 37.000 quân Mỹ đóng tại Hàn Quốc và 27.000 quân
tại Nhật.
Bài học thảm khốc từ các cuộc chiến tranh trước đây, đặc biệt là từ
chiến tranh Việt Nam, khiến cho Mỹ phải tính toán hậu quả khi sử dụng vũ
lực. Kể từ sau chiến tranh lạnh, khi quyết định một cuộc can thiệp quân sự
Mỹ luôn phải cân nhắc đảm bảo: Đánh nhanh, rút gọn, không sa lầy và giảm
thiểu thương vong cho binh lính Mỹ.
Nhìn lại cuộc chiến tranh của Mỹ ở Iraq có thể thấy sự khác biệt rõ rệt
giữa Iraq và Bắc Triều Tiên. Iraq bị cấm vận trong 10 năm, lực lượng vũ khí,
quân đội đều đã suy yếu. Bởi vậy, Mỹ có thể đánh đòn phủ đầu và giành thắng
lợi nhanh chóng. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên với một lực lượng quân sự hùng
mạnh vượt xa Iraq sẽ không chỉ có khả năng chống đỡ mà còn có thể giáng trả
mạnh mẽ trước những đợt tấn công của Mỹ. Mục tiêu đánh nhanh thắng
nhanh mà Mỹ đặt ra khó có thể thực hiện được.
Thứ hai, mặc dù Mỹ bước ra khỏi chiến tranh với tư cách là siêu cường
duy nhất có đối thủ song thế lực của Mỹ không còn áp đảo tuyệt đối như
trước đây.
Cuộc chạy dua vũ trang tốn kém thời chiến tranh lạnh với Liên Xô đã
làm cho nền tảng kinh tế Mỹ bị thiệt hại nặng nề. Sức mạnh kinh tế của Mỹ

đã suy giảm qua từng thời kỳ, tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới
cũng liên tục suy giảm qua các thập kỷ 50 (54,6%), 70 (49,9%) và đầu thập
kỷ 90 (27%). Chính quyền Clinton với chính sách ưu tiên hàng đầu cho phát
triển kinh tế đã giúp cho nước Mỹ lấy lại vị trí siêu cường của mình dựa trên
5


những ưu thế sẵn có. Tuy nhiên, khi chính quyền Bush lên cầm quyền và đặc
biệt là sau sự kiện 11/9, nền kinh tế Mỹ lại rơi vào một chu kỳ suy thoái mới.
Những khó khăn kinh tế buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược quân sự
như cắt giảm quân ở nước ngoài, giảm chi phí quốc phòng, ép đồng minh chia
sẻ gánh nặng... Hiện nay, theo đánh giá Mỹ có khoảng 48 vạn lục quân giảm
22 vạn so vói năm 1993, số quân tại ngũ khoảng 1,4 triệu giảm 50 vạn. ở
Châu á - Thái Bình Dương, Mỹ có khoảng 100.000 quân và 82% ở Đông Bắc
á.
Tuy giới quân sự Mỹ vẫn luôn khẳng định về khả năng Mỹ có thể tiến
hành hai cuộc chiến tranh khu vực cùng một lúc nhưng trong thực tế, Mỹ
không còn đủ khả năng để triển khai quân vào bất kỳ thời điểm nào và tới bất
cứ nơi nào t rên thế giới. Trong tình hình hiện nay, khi một lượng lớn quân
Mỹ đang bị giam chân ở Afghanistan và Iraq, một cuộc chiến tranh ở Bắc
Triều Tiên sẽ khiến quân Mỹ phải căng mỏng trên cả 3 mặt trận và khả năng
giành thắng lợi sẽ càng mong manh hơn.
Bên cạnh đó nếu Mỹ giành thắng lợi cũng sẽ phải tính đến viện trợ tái
thiết sau chiến tranh. Một cơ sở quan trọng để Mỹ tấn công Iraq đó là lợi
nhuận thu được từ dầu mỏ sẽ giúp Mỹ bù đắp cho khoản viện trợ tái thiết Iraq
dự tính nhiều tỷ đô la. Trong khi đó, Bắc Triêu Tiên lại không có lợi thế như
Iraq. Bởi vậy, đối với Mỹ, can thiệp quân sư ở Bắc Triều Tiên là không “kinh
tế” và không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan.
Thứ ba, những nhân tố nội bộ Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong
các quyết sách đối ngoại của Mỹ. Đấu tranh đảng phái, thời điểm trước bầu cử

hay cá nâhn tổng thống Mỹ trong một trường hợp có thể có tác động không
nhỏ đối với một cuộc phiêu lưu quân sự của Mỹ. Quyết dịnh tấn công Iraq của
Tổng thống Bush được đưa ra vào thời điểm chỉ còn một năm là bầu cử Tổng
thống, do đó khả năng thắng cử của ứng cử viên Đảng cộng hoà chắc chắn sẽ
bị ảnh hưởng bởi kết cục cuộc chiến ở Iraq. Sau sự kiện ngày 11/9, những
biện pháp tăng cường an ninh mạnh mẽ và quyết tâm tiêu diệt chủ nghĩa
6


khủng ố của Tổng thống Bush đã nhận được sự ủng hộ của dân chúng, củng
cố thêm vị trí của ông sau thắng lợi không mấy vẻ vang trong cuộc bầu cử.
Bởi vậy, cuộc chiến tranh ở Iraq được xem như một canh bạc lớn của ông
Bush với hy vọng một thắng lợi nhanh chóng ở Iraq mang lại nguồn lợi dầu
lửa khổng lồ và các hợp đồng tái thiết béo bở sẽ góp phần cải thiện bức tranh
ảm đạm của nền kinh tế Mỹ, theo đó cũng sẽ tăng thêm uy tín của Chính phủ.
Quyết định tấn công Iraq của Tổng thống Bush đã vấp phải sự phản đối gay
gắt của dư luận trong và ngoài nước. Do đó nếu bị sa lầy trong một cuộc chiến
quá nhiều rủi ro với Bắc Triều Tiên vào thời điểm hiện nay sẽ làm tổn hại
đáng kể đến uy tín của cá nhân ông Bush. Nói một cách khác Mỹ sẽ không thể
xảy ra đối đầu với Bắc Triều Tiên, ít nhất là trong năm bầu cử Tổng thống.
Những nhận thức trên đây về mặt chủ quan đã hạ thấp yếu tố quân sự
trong tính toán chính sách ngắn hạn của chính quyền Bush. Tuy nhiên, về lâu
dài, khi Mỹ giải quyết được những khó khăn trước mắt, liệu có khả năng Bắc
Triều Tiên sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của Mỹ hay không?
Điều này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
II.2. Mức độ triển khai chính sách
2. Triển khai chính sách
Mặc dù chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên chưa đi ra ngoài
khuôn khổ can dự, nhưng với một bộ máy hoạch định chính sách bảo thủ,
hiếu chiến phần lớn là các cựu quan chức quốc phòng, bên cạnh chủ trương

đấu dịu với Bắc Triều Tiên, Mỹ vẫn tăng cường các biện pháp răn đe kiềm
chế.
2.1. Mặt can dự - dính líu
Kể từ khi cuộc khủng hoảng hạt nhân nổ ra hồi tháng 10/2002, Mỹ
khẳng định kế hoạch trên là không thể chấp nhận, song mỹ hy vọng giải quyết
bằng biện pháp ngoại giao.
Tổng thống Bush nhấn mạnh: Mỹ đang tiến hành các nỗ lực ngoại giao
nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay. Trước
7


những hành động lời lẽ khiêu khích, buộc tội Mỹ chuẩn bị chiến tranh của
Bắc Triều Tiên, Mỹ khẳng định sẽ sẵn sàng nói với Bắc Triều Tiên là họ
không có ý định tấn công nứơc này: “Chúng tôi sẵn sàng chuyển đến Bắc
Triều Tiên một bức thông điệp theo cách không thể hiểu lầm rằng chúng tôi
không có ý định tấn công họ”. Mặc dù vẫn nhấn mạnh sẽ không ký Hiệp ước
không xâm lược với Bắc Triều Tiên một cách phi chính thức dưới hình thức
“văn bản” chứ không chỉ là lời nói.
Mặc dù Bắc Triều Tiên liên tục tăng những hành động gây căng thẳng
Mỹ vẫn không khép kín cánh cửa đối thoại. Cuộc đàm phán Mỹ - Trung Quốc
- Bắc Triều Tiên diễn ra tại Bắc Kinh tháng 4 vừa qua, tuy được coi là “đàm
phán ba bên” nhưng tính chất của nó đã khác xa so với yêu cầu đàm phán đa
phương của Mỹ. Cuộc đàm phán này không khác gì cuộc đàm phán song
phương và Trung Quốc đóng vai trò đăng cai tổ chức. Bởi vậy, đây được coi
là một sự nhượng bộ đáng kể của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên.
Ngoài ra, Mỹ vẫn không hoàn toàn cắt bỏ viện trợ lương thực cho Bắc
Triều Tiên. Trong chuyến thăm Hàn Quốc nhân dịp Tổng thống Roh Moo Huyn nhậm chức ngày 24/2, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố sẽ lại tiếp tục cung
cấp viện trợ lương thực cho Bắc Triều Tiên, 40.000 tấn lương thực sẽ được
chuyển gấp và 60.000 tấn nữa sẽ đựơc chuyển đến tiếp trong năm nay.
Nhìn lại diễn biến cuộc khủng hoảng hạt nhân trong thời gian qua có

thể đánh giá chính sách chính quyền Bush đối với Bắc Triều Tiên thể hiện rất
rõ nét đường lối bảo thủ, cứng rắn mang màu sắc Cộng hoà. Về cơ bản, Mỹ
khẳng định sẽ giải quyết biện pháp ngoại giao, nhưng biện pháp ngoại giao
của Bush mang tính răn đe và tiến công mạnh mẽ. Mặc dù có những mặt
nhượng bộ với Bắc Triều Tiên, song mặt kiềm chế ngày càng tăng.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng nổ, Mỹ có điều chỉnh về đối sách,
lúc căng, lúc dịu nhưng lập trường cơ bản trước sau không thay đổi. Một là,
Mỹ kiên quyết không đối thoại trực tiếp với Bắc Triều Tiên trừ khi nước này
từ bỏ kế hoạch hạt nhân, khôi phục các nghĩa vụ đã cam kết trong Hiệp định
8


khung và chấp nhận thanh sát quốc tế. Hai là, Mỹ duy trì các biện pháp nhằm
kiềm chế cô lập và gây sức ép thông qua các khuôn khổ ngoại giao song
phương và đa phương để tăng áp lực ngoại giao với mục tiêu buộc Bắc Triều
Tiên phải nhượng bộ trước khi tính đến các yêu cầu đòi hỏi của Bình Nhưỡng
như ký hiệp ước không xâm lược. Ba là, Mỹ phủ nhận quan điểm coi khủng
hoảng hạt nhân là vấn đề giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, mở rộng thành vấn đề
an ninh Đông Bắc á. Mục tiêu của Mỹ là quốc tế hoá vấn đề hạt nhân của Bắc
Triều Tiên qua đó lợi dụng dư luận và cộng đồng quốc tế để gây sức ép với
Bình Nhưỡng. Bốn là, gây sức ép quân sự thích đáng, nhấn mạnh không giải
quyết bằng vữ lực nhưng không từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực. Thông qua
biện pháp này, Mỹ giữ vững khả năng răn đe và tác động tâm lý mang tính răn
đe.
So với chính sách của chính quyền Clinton, chính sách của Mỹ trong
cuộc khủng hoảng lần thứ hai có sự khác biệt rõ rệt. Clinton chủ trương tiếp
xúc, đối thoại, dùng viện trợ để đổi lấy sự nhượng bộ của Bắc Triều Tiên.
Đồng thời chính quyền Clinton cam kết tôn trọng vấn đề nội bộ Bắc Triều
Tiên, tạo cơ sở cho tiến tới bình thường hoá quan hệ. Chính quyền Bush trái
lại hoàn toàn không có ý định bình thường hoá quan hệ với Bắc Triều Tiên và

không từ bỏ ý đồ thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng. Bởi vậy chính sách của
chính quyền Bush mang tính kiềm chế và răn đe lớn hơn.
Nhưng nhìn về tổng thể, chính quyền Bush lại chưa có chính sách rõ
ràng nhất quán đối với Bắc Triều Tiên. Dường như Mỹ đang dùng kế “hoãn
binh” để tập trung cho những mục tiêu trước mắt: vấn đề hậu Iraq, tiến trình
hoà bình Trung Đông, tình hình bất ổn ở Afghanistan. Tuy nhiên, sau khi về
cơ bản giải quyết được những vấn đề trên, liệu Mỹ có chấp nhận để Bắc Triều
Tiên tiếp tục gây căng thẳng nữa hay không?
II.3. Triển vọng vấn đề hạt nhân
Dựa vào tình hình hiện nay, dự đoán, chính sách của Mỹ sẽ vận động
theo những khả năng sau:
9


Khả năng thứ nhất, Mỹ không tiếp tục “tự kiềm chế” và đánh đòn phủ
đầu với Bắc Triều Tiên. Khả năng này tuy ít phải xảy ra song không thể loại
trừ. Hiện nay chính sách của chính quyền Bush đang dao động giữa quan
điểm của hai phe: Một mặt, Mỹ bày tỏ ý định giải quyết bằng biện pháp hoà
bình, mặt khác lại chuẩn bị cho việc leo thang đối đầu, trong đó có cả biện
pháp quân sự. Ngoại trưởng Mỹ Powell cũng đã tiết lộ: “Không phải Mỹ
không tính đến đánh đòn phủ đầu Bắc Triều Tiên mà là chưa có phương án
hay”. Điều đó cũng có nghĩa nếu có “phương án hay” thì vẫn tồn tại khả năng
can thiệp quân sự.
Những động thái gần đây của Mỹ cho thấy dường như Mỹ đang chuẩn
bị cho phương án này. Ngày 02/6, Lầu Năm Góc đã công khai thừa nhận kế
hoạch di chuyển quân Mỹ ở Hàn Quốc. Theo đó sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ
sẽ rút khỏi khu vực phi quân sự và đóng tại căn cứ không quân Mỹ ở Nam
Seull. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Mỹ có thể tấn công các cơ sở hạt
nhân của Bắc Triều Tiên mà không lo sợ quân Mỹ bị tổn thương.
Mỹ đang trên đà thắng thế trong cuộc chiến chống khủng bố. Và với

những mục tiêu đã đặt ra trong chiến lược an ninh quốc gia mới công bố, Bắc
Triều Tiên vẫn là một đối tượng mà Mỹ phải loại bỏ. Mọi Tổng thống Mỹ khi
lên nắm quyền đều muốn để lại dấu ấn thông qua một học thuýêt. Tổng thống
Bush chắc hẳn sẽ không muốn học thuyết của ông kết thúc sớm như vậy. Nói
như lời một nhà tâm lý luận chiến lược của Mỹ “Bắc Triều Tiên không phải là
Iraq, Bắc Triều Tiên mới là sự kiểm nghiệm đúng đắn chiến lược an ninh mới
của Bush”. Bởi vậy, nếu Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục cứng rắn trước những
yêu sách của Mỹ thì trong trường hợp cuộc chiến tranh ở Iraq có thể tạo đà
cho nền kinh tế Mỹ cất cánh, kéo theo sự thắng thế của phe chủ chiến trong
giới hoạch định chính sách Mỹ và trong trừơng hợp Tổng thống Bush đắc cử
nhiệm kỳ II, muốn chứng tỏ tính đúng đắn cũng như sức trường tồn của học
thuyết mà ông ta đã đưa ra thì khả năng này vẫn không thể loại trừ.

10


Tuy nhiên nếu kịch bản này xảy ra, tác động của nó sẽ rất lớn. Cho dù
việc Mỹ chuyển quân có thể tránh cho quân Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật bị tổn
thương thì cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Việc phá huỷ các cơ sở
hạt nhân của Bắc Triều Tiên có thể khiến chất phóng xạ lan rộng ra các khu
vực xung quanh. Đây là nguy cơ có thể nhìn thấy và hậu quả sẽ rất khó lường.
Trong trường hợp bị tấn công, Bắc Triều Tiên có thể trả đũa bằng cách bán
phá Hàn Quốc, Nhật Bản. Mỹ cũng phải cân nhắc khả năng và mức độ can
thiệp của Trung Quốc. Không phải quá cường điệu khi cho rằng chiến tranh ở
Triều Tiên sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ 3. Bởi rằng chiến tranh ở
Triều Tiên sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ 3. Bởi vậy kết cục của cuộc
chiến tranh sẽ không phải là kẻ thắng người bại mà là cái giá phải trả sẽ rất
đắt. Đối với nhân dân Triều Tiên, một cuộc chiến tranh nổ ra sẽ càng khoét
sâu hố ngăn cách giữa hai miền. Triển vọng hoà giải sẽ trở nên xa vời hơn.
Cuộc chiến tranh này sẽ gây ra những biến đổi ghê gớm cục diện ở Châu á Thái Bình Dương. Do đó, cũng giống như hầu hết các nước phản đối chiến

tranh, Mỹ không muốn điều này xảy ra và nếu phải lựa chọn thì đây chỉ là
biện pháp cuối cùng.
Khả năng thứ hai, ngừng đối thoại, yêu cầu Hội đồng bảo an thông qua
nghi quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên, phong toả cấm vận toàn diện đối với
Bắc Triều Tiên. Nếu Mỹ vận dụng khả năng này có thể đưa tới sự phản ứng
gay gắt trong cộng đồng quốc tế. Trung Quốc chắc chắn sẽ phản đối. Bắc
Triều Tiên cũng tuyên bố một nghị quyết trừng phạt của Hội đồng bảo an hay
phong toả là một lời tuyên chiến. Nếu kịch bản này xảy ra có thể dồn Bắc
Triều Tiên đến bước đường cùng và hậu quả có thể đưa tới nguy cơ nổ ra
chiến tranh thật sự. Do đó, khả năng này cũng ít xảy ra do đó có không ít rủi
ro.
Khả năng thứ ba, Mỹ vận dụng chính sách kéo dài, không chấp nhận
đối thoại cũng không gây thêm căng thẳng, đơn phương hoặc phối hợp với
đồng minh thực hiện trừng phạt kinh tế với Bắc Triều Tiên. Chính sách này
11


tương tự như “Chiến lược ngăn chặn” của Mỹ thời kỳ chiến tranh lạnh là
không chủ trương đối đầu cũng không hoà giải, thông qua các biện pháp tổng
hợp bao gồm kinh tế, quân sự, ngoại giao, tình báo, dựa vào “cuộc chay đua
thời gian” để đánh gục đối thủ. Bằng biện pháp này, mỹ sẽ kéo dài vấn đề hạt
nhân của Bắc Triều Tiên trong môi trường cô lập và gây sức ép.
Trong trường hợp không thể can thiệp bằng quân sự, không thể trừng
phạt và phong toả toàn diện đói với Bắc Triều Tiên, Mỹ có thể lựa chọn
phương án này. Nếu Mỹ lựa chọn chính sách này là xuất phát từ mong muốn
làm cho kinh tế Bắc Triều Tiên suy sụp và xuất hiện chính biến. Tuy nhiên,
lịch sử đã chứng minh sự sai lầm này. Trong thời gian quan, Bắc Triều Tiên đã
không những không đổ vỡ ngược lại còn phát triển ngày càng nhiều tên lửa và
vũ khí hạt nhân. Mỹ có thể tin rằng Bắc Triều Tiên sẽ không tự huỷ diệt bằng
cách tấn công Mỹ trước. Nhưng những khó khăn về kinh tế có thể thúc đẩy

nước này bán vũ khí cho các tổ chức khủng bố, những kẻ không có gì để mất.
Đây thực sự là mối đe doạ đối với nước Mỹ. Bởi vậy, nếu Mỹ kéo dài vấn đề
có thể khiến bản thân Mỹ nguy hại hơn. Và trong tương lai, rất có thể sẽ xẩy
ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân lần thứ 3.
Khả năng thứ tư, tiếp tục tiến hành đối thoại, dần dần có sự tham gia
của Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga hình thành phương thức đối thoại đa phương
mà Mỹ mong muốn, trong đó cũng tiến hành tiếp xúc song phương Mỹ - Bắc
Triều Tiên, cuối cùng đạt được một phương án giải quyết mà Mỹ, Bắc Triều
Tiên và các nước xung quanh có thể chấp nhận và kiểm tra.
Khả năng này có thể xẩy ra với sự thoả hiệp của cả hai bên.
Trong Chiến lược an ninh quốc gia mới, Mỹ đề cao mục tiêu chống
khủng bố, ngăn chặn phổ biến vũ khí huỷ diệt, nhưng nhấn mạnh rằng “chiến
dịch này không cần phải được tiến hành liên tục để phát huy hiệu quả, những
tác động tích luỹ tại các khu vực sẽ góp phần đạt được những kết quả mà
chúng ta tìm kiếm” (52). Hiện tại, Mỹ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong và ngoài nước. Do đó có thể dự đoán sau chiến tranh Iraq, Mỹ sẽ
12


chuyển sang những mục tiêu khác quan trọng hơn, và nhượng bộ phần nào đối
với Bắc Triều Tiên để giải quyết vấn đề trước mắt.
Để thực hiện được phương án này Mỹ sẽ yêu cầu Trung Quốc thuyết
phục Bắc Triều Tiên nhượng bộ. Đối với Trung Quốc, quan hệ với Bắc Triều
Tiên không còn mang ý nghĩa đồng minh chiến lược như thời kỳ chiến tranh
lạnh. Với mục tiêu phát triển kinh tế, Trung Quốc ngày càng coi trọng hơn
quan hệ tốt đẹp với Hàn Quốc và Mỹ. Trung Quốc không muốn làm ảnh
hưởng đến quan hệ kể từ sau chiến tranh lạnh. Trong khi đó, những biểu hiện
“bất hợp tác” của Bắc Triều Tiên thời gian qua đã đặt Trung Quốc vào một
tình thế khó xử. Bởi vậy, nếu Trung Quốc có thể thoả thuận với Mỹ về những
vấn đề gây trở ngại trong quan hệ hai nước thì có thể Trung Quốc sẽ tác động

đến Bắc Triều Tiên nhiều hơn trong thời gian tới.
Về phía Bắc Triều Tiên, nếu kéo dài vấn đề hạt nhận, trong khi những
khó khăn về kinh tế và đặc biệt là thiếu năng lượng ngày càng tăng, sẽ càng
bất lợi cho họ. Bắc Triều Tiên gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân lần này
không ngoài mục đích đòi viện trợ kinh tế và đảm bảo an ninh. Bởi vậy nếu
những yêu cầu này được đáp ứng, Bắc Triều Tiên có thể đánh đổi chương
trình hạt nhân.
Chính quyền Bush đã bác bỏ nhiều hiệp định do chính quyền Clinton
ký kết, nhưng vẫn chưa huỷ bỏ Hiệp định khung 1994

(53)

. Điều đó chứng tỏ,

dù không thú nhận, nhưng Mỹ chắc hẳn nhận thấy hiệp định này vẫn có chút
gía trị. Tuy nhiên, dù là trở lại hiệp định khung hay ký hiệp định mới, Mỹ sẽ
không cho phép Bắc Triều Tiên lập lờ về chương trình hạt nhân của mình, mà
sẽ buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ vĩnh biệt thông qua các cam kết quốc tế.
Theo đánh giá như trên, khả năng thư 4 có nhiều triển vọng hơn. trước
hết chính sách này sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế và
là biện pháp duy nhất có thể phi hạt nhân hoá và duy trì hoà bình ổn định trên
bán đảo Triều Tiên.

13


Những khả năng được đưa ra trên đây dựa trên phân tích, đánh giá tình
hình hiện nay. Tuy nhiên, tính chất và mức độ phức tạp của cuộc khủng hoảng
hạt nhân lần này đã vượt xa so với lần thứ nhất, lập trường của Mỹ - Bắc
Triều Tiên vẫn còn cách xa nhau. Những bên có liên quan tuy muốn giải

quyết vấn đề nhưng lại theo đuổi những tính toán riêng cho mình.
Về phía Mỹ, mặc dù muốn Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân
nhưng việc Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân lại là một cái cớ tốt để
Mỹ triển khai kế hoạch NMD ở khu vực, đồng thời củng cố liên minh Mỹ Nhật, “hòn đá tảng” trong chính sách an ninh của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình
Dương. Bởi vậy, Mỹ sẽ khó có thể đưa Bắc Triều Tiên ra khỏi danh sách các
quốc gia thù địch trong thời gian tới.
Về phía Trung Quốc, nước đóng vai trò quan trọng trong việc giải
quyết vấn đề do những đòn bẩy mà họ có Bắc Triều Tiên, lại nhìn nhận cuộc
khủng hoảng hạt nhân lần này như một cơ hội cho ngành ngoại giao Trung
Quốc. Dựa vào ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên, Trung
Quốc có thể dùng vấn đề hạt nhân lần này để mặc cả với Mỹ về những vấn đề
gai góc trong quan hệ hai nước như vấn đề Đài Loan. Và khi Mỹ chưa đưa ra
lập trường chính thức về vấn đề này, Trung Quốc sẽ chưa chịu sử dụng ảnh
hưởng của mình để thuyết phục Bắc Triều Tiên.
Bởi vậy, triển vọng giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên chưa
thể nhìn thấy trong thời gian trước mắt.

14



×