Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khảo sát khả năng sinh sản của gà ISA Brown nuôi tại trang trại thuộc thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN VIẾT THẾ ANH
Tªn ®Ò tµi:
"KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ ISA BROWN NUÔI
TẠI TRANG TRẠI THUỘC THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN
CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Chăn nuôi Thú y
: Chăn nuôi Thú y
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

NGUYỄN VIẾT THẾ ANH
Tªn ®Ò tµi:


"KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA GÀ ISA BROWN NUÔI
TẠI TRANG TRẠI THUỘC THỊ TRẤN XUÂN MAI, HUYỆN
CHƢƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Chăn nuôi Thú y
: K43 - CNTY
: Chăn nuôi Thú y
: 2011 - 2015
: ThS. Nguyễn Hữu Hòa

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Các loại số liệu, bảng biểu được kế
thừa, điều tra dưới sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

ThS. Nguyễn Hữu Hòa

Nguyễn Viết Thế Anh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã nắm được
những kiến thức cơ bản ngành học của mình. Kết hợp với 5 tháng thực tập tốt
nghiệp tại trang trại thuộc thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội, đã giúp em ngày càng hiểu rõ kiến thức chuyên môn, cũng như đức
tính cần có của một người làm cán bộ khoa học kỹ thuật. Từ đó, đã giúp em
có lòng tin vững bước trong cuộc sống cũng như trong công tác sau này. Để
có sự thành công này, em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi

- Thú y, đã tận tụy dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập, cũng
như trong thời gian thực tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ, công nhân của trang trại, đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và trực tiếp giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp
tại cơ sở.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ bảo
tận tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Hữu Hòa - Giảng viên khoa
Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này,
em cũng xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện vật chất cũng
như tinh thần, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Thái Nguyên, ngày… tháng….năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Viết Thế Anh


iii

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng và quan trọng nhất trong suốt
quá trình học tập của mỗi sinh viên. Đồng thời, thực tập tốt nghiệp là phần
cuối cùng trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là thời gian để mỗi sinh viên cũng
cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên làm
quen với thực tế sản xuất, rèn luyện, nâng cao tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm
chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức, tiến hành nghiên cứu, ứng dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Thực tập tốt nghiệp cũng là thời gian để mỗi
sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trang bị cho bản thân
những hiểu biết xã hội, để khi ra trường sẽ trở thành những cán bộ kĩ thuật
vừa có trình độ chuyên môn, vừa có năng lực công tác. Vì vậy, thực tập tốt

nghiệp rất cần thiết đối với mỗi sinh viên cuối khoá học.
Xuất phát từ những lí do trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Hữu Hòa, cùng với sự tiếp nhận của
trại gà thuộc thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, chúng
tôi đã thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng sinh sản của gà ISA Brown nuôi
trong trang trại tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội”. Do bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên khoá luận của em không
tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp phê bình của các thầy,
cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Theo dõi khả năng sản suất............................................................. 18
Bảng 4.1. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản .......................................... 25
Bảng 4.2. Lịch sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà ................................ 26
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .............. 30
Bảng 4.5. Khối lượng cơ thể gà qua các tuần (n=30) ..................................... 32
Bảng 4.6. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng gà thí nghiệm ..................................... 33
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đẻ ra ......................................... 36
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà thí nghiệm (n=30) ........... 37
Bảng 4.9. Sơ bộ hạch toán kinh tế .................................................................. 38


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Đồ thị tỷ lệ đẻ của gà khảo sát theo tuần tuổi ................................ 34
Hình 1. Công tác nhặt trứng tại trang trại của chủ trại .......................................
Hình 2. Gà ở tuần tuổi 40 ...................................................................................
Hình 3. Công tác kiểm tra thú y của cán bộ thú y, gà tuần tuỏi 40 .....................
Hình 4. Trang trại gà vảo tuần tuổi 45 ................................................................
Hình 5. Thu nhặt trứng của công nhân trang trại, gà tuẩn tuổi 45 ......................
Hình 6. Trứng của gà đẻ tuần tuổi 50 .................................................................


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs

: Cộng sự

ĐVT

: Đơn vị tính

Nxb

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự




: Thức ăn

TB

: Trung bình

ThS.

: Thạc sĩ

TT

: Tuần tuổi


vii

MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.4. Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .................................................................................2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................3
2.1.1. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng .............................3
2.1.2. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm .........................................................10

2.1.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn ...........................................................................14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................15
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................15
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .....................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi................................................18
3.3.1. Nội dung ngiên cứu.....................................................................................18
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................18
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ...................................................................18
3.4.2. Phương pháp theo dõi .................................................................................19
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................20
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................22
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................................22
4.1.1 Công tác chăn nuôi ......................................................................................22
4.1.2. Công tác thú y .............................................................................................26
4.1.3. Tham gia công tác khác ..............................................................................29
4.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................29
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ...........................................................................................29


viii

4.2.2. Khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi ......................................................31
4.2.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng ........................................................................32
4.2.4. Tiêu thụ thức ăn của gà qua các tuần tuổi...................................................35
4.2.5. Một số chỉ tiêu về chất lượng trứng thương phẩm. ....................................37
4.2.6. Một số chỉ tiêu khác ....................................................................................38
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................40

5.1. Kết luận ..........................................................................................................40
5.2. Tồn tại ............................................................................................................41
5.3. Đề nghị ...........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................42
I. Tài liệu tiếng Việt ..............................................................................................42
III. Tài liệu tiếng nước ngoài ................................................................................43


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là ngành có truyền thống lâu đời ở nước ta. Chăn
nuôi gia cầm không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao,
mà còn được đánh giá là ngành đem lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho
nhiều hộ nông dân.
Ở Việt Nam hiện nay, chăn nuôi gà thịt ngày càng được đẩy mạnh và
phát triển rộng khắp trong phạm vi cả nước từ thành phố, tỉnh, huyện đến các
hộ nông dân. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sản
phẩm thịt gà như: Thịt chắc, thơm ngon, không có thuốc kháng sinh.v.v mặt
khác các giống gà thịt đó phải phát huy tốt tiềm năng về chăn nuôi trong điều
kiện chăn thả, bán chăn thả với quy mô vừa và nhỏ ở nông hộ Việt Nam, thì
chúng ta phải đặc biệt chú trọng tới công tác giống.
Năm 1996,Việt Nam đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có
năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt, hợp thị hiếu của người tiêu dùng và
thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir của Isarel, gà
Tam Hoàng, gà Lương Phượng của Trung Quốc.v.v. Trong đó có giống gà
lông màu ISA Brown do hãng Sasso của Pháp tạo ra. Qua gần 30 năm nghiên
cứu chọn lọc, nhân giống và lai tạo, hiện nay gà ISA Brown được rất nhiều

quốc gia trên khắp năm châu ưa chuộng. Nước ta đã nhập giống gà ISA
Brown có những đặc tính quý như có khả năng thích nghi cao với điều kiện
nóng ẩm, sức đề kháng tốt, chất lượng thịt thơm ngon phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng, thích hợp với nhiều phương thức chăn nuôi như: Nuôi nhốt,
bán chăn thả, chăn thả.v.v.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban Chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y và tập thể thầy cô hướng dẫn, tôi tiến hành thực hiện đề tài:


2
“Khảo sát khả năng sinh sản của gà ISA Brown nuôi tại trang trại thuộc thị
trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh sản của giống gà ISA Brown nuôi trong trang
trại tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sản xuất của gà mái giai đoạn đẻ trứng
thương phẩm ISA Brown.
- Xác định hiệu quả chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm ISA
Brown trong điều kiện chăn nuôi tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội.
1.4. Ý nghĩa đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu đánh giá về một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và
khả năng sản xuất của gà trứng giống thương phẩm ISA Brown nuôi tại Việt
Nam, làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Cung cấp thêm thông tin cho các cơ sở sản xuất, các nhà chăn nuôi
trong việc định hướng lựa chọn sản xuất. .
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần xây dựng quy trình chăn nuôi thích hợp cho gà

trứng thương phẩm ISA Brown trong thực tế sản xuất.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1.1. Khả năng sinh sản của gia cầm
Để duy trì sự phát triển của đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là
yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối
với gia cầm. Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng
được coi là hướng sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn gà hướng thịt
(cũng như gà hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết
định đến sự phân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Sinh
sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống của gia cầm. Ở các
loại gia cầm khác nhau thì đặc điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.
Trứng là sản phẩm quan trọng của gia cầm, đánh giá khả năng sản xuất
của gia cầm người ta không thể không chú ý đến sức đẻ trứng của gia cầm.
Theo Brandsch và Bilchel (1978) [9] thì sức đẻ trứng chịu ảnh hưởng
của 5 yếu tố chính.
1. Tuổi đẻ đầu hay tuổi thành thục.
2. Chu kỳ đẻ trứng hay cường độ đẻ trứng.
3. Tần số thể hiện bản năng đòi ấp.
4. Thời gian nghỉ đẻ, đặc biệt là nghỉ đẻ mùa đông.
5. Thời gian đẻ kéo dài hay chu kỳ đẻ (hay tính ổn định sức đẻ).
Các yếu tố trên có sự điều khiển bởi kiểu gen di truyền của từng
giống gia cầm.
Để đánh giá khả năng sinh sản của đàn gà hay của một dòng gà nào đó

thì người ta dựa vào những chỉ tiêu sau:
 Tuổi đẻ đầu
Tuổi đẻ quả trứng đầu là thời điểm đàn gà đã thành thục về tính. Tuổi


4
đẻ đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loài, giống, hướng sản xuất, kỹ thuật
chăm sóc, nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian chiếu sáng.
Thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm. Sự thành thục về tính
sớm hay muộn còn liên quan chặt chẽ đến khối lượng cơ thể, cũng như sự
hoàn thiện các cơ quan bộ phận của cơ thể. Những giống gia cầm có tầm vóc
nhỏ thường có tuổi thành thục sớm hơn những giống gia cầm có tầm vóc lớn.
Trong cùng một giống, cơ thể nào được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, điều kiện
thời tiết khí hậu và độ dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh
dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục
sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn.
Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm
tại đó đàn gà đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Tuổi đẻ quả trứng đầu rất quan trọng vì nó có thể
quyết định đến sản lượng trứng sau này của đàn gà. Theo Hays (dẫn theo
Brandsch và Bilchel, 1978) [9] thì những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu lớn hơn 245
ngày cho sản lượng trứng thấp hơn những gà có tuổi đẻ quả trứng đầu nhỏ hơn
215 ngày là 6,9 quả.
 Sản lượng trứng
Sản lượng trứng của một gia cầm mái là tổng số trứng đẻ ra trên một
đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh
trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Sản lượng trứng là
một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Sản
lượng trứng được đánh giá qua cường độ đẻ và thời gian kéo dài sự đẻ.
+ Tỷ lệ đẻ đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm. Đỉnh
cao của tỷ lệ đẻ có mối tương quan với năng suất trứng. Giống gia cầm nào có

tỷ lệ đẻ cao và kéo dài trong thời kỳ sinh sản, chứng tỏ là giống tốt, nếu chế
độ dinh dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao.
+ Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trong một thời gian nhất định. Cường độ
này được xác định theo khoảng thời gian 30 ngày hoặc 60 ngày hoặc 100
ngày trong giai đoạn đẻ.


5
Theo Card (1977) [12] thì quần thể gà mái cao sản đẻ theo quy luật.
Cường độ đẻ trứng cao nhất vào các tháng thứ 2, thứ 3, sau đó giảm dần cho
đến hết năm đẻ. Theo Mack (1991) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998)
[1]: Đối với gà cao sản đồ thị đẻ trứng tăng nhanh từ khi bắt đầu đẻ đến tuần
24. Đạt 50 % và đỉnh cao từ tuần 27 - 28, đến 35 tuần đạt > 90 %, sau đó giảm
dần và giữ được 60 - 65 % ở tuần thứ 76. Khi cường độ đẻ giảm nhiều gà
thường hay biểu hiện bản năng đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ
thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng ấp
khác nhau. Điều này chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố như: Nhiệt độ, ánh
sáng, dinh dưỡng.v.v. Theo Brandsch và Bilchel 1978 [9] thì nhiệt độ cao và
bóng tối kích thích sự ham ấp, đồng thời yếu tố gen chịu tác động phối hợp
giữa các gen thường và gen liên kết giới tính.
+ Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan đến chu kỳ đẻ trứng. Chu kỳ đẻ
kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ
sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ.
Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng
trứng cả năm. Gà thường hay nghỉ đẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về
cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí
hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn. Là một tính trạng số lượng có hệ số
di truyền cao, do đó người ta có thể cải thiện di truyền bằng cách chọn lọc
giống. Trong chọn lọc cần chú ý tới chỉ số trung bình chung.
Theo Jull (1976) [14], hệ số tương quan giữa sản lượng trứng và thời

gian nghỉ đẻ cả năm là rất chặt chẽ (r = 0,7 - 0,9). Theo Levie và Tailor
(1943) (dẫn theo Phạm Minh Thu, 1996) [7] cho rằng: Thời gian kéo dài đẻ
trứng là yếu tố quyết định đến sản lượng trứng. Tuy nhiên, mốc xác định thời
gian đẻ để tính sản lượng trứng còn nhiều ý kiến và nó phụ thuộc vào nhiều
nước khác nhau.


6
 Khối lượng trứng
Khối lượng trứng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng
trứng giống, tỷ lệ nở, chất lượng và sức sống của gà con.
Theo Awang (1984) [10] khối lượng trứng phụ thuộc trực tiếp vào chiều dài,
chiều rộng của quả trứng cũng như khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ (dẫn theo
Trần Huê Viên, 2001) [8]: Khối lượng trứng tương quan rõ rệt với khối lượng lòng
trắng (r = 0,86) khối lượng lòng đỏ (r = 0,72) và khối lượng vỏ (r = 0,48). Ngoài ra
khối lượng trứng còn phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ và chế độ
dinh dưỡng.
Trứng gia cầm khi bắt đầu đẻ nhỏ hơn trứng gia cầm lúc trưởng thành
(dẫn theo Trần Huê Viên, 2001) [8]. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh
Vân (1998) [3] trong cùng một độ tuổi thì khối lượng trứng tăng lên chủ yếu
do khối lượng lòng trắng lớn hơn nên giá trị năng lượng giảm dần. Khối
lượng gà con khi nở thường bằng 62 % - 78 % khối lượng trứng ban đầu.
Khối lượng trứng của các loại giống khác nhau thì khác nhau.
Ranch (1971) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998) [1] cho rằng:
Khối lượng trứng tăng dần đến cuối chu kỳ đẻ, khối lượng trứng và sản lượng
trứng thường có hệ số tương quan âm. Theo JanVa (1967) (dẫn theo Nguyễn
Thị Thanh Bình,1998) [1], xác định hệ số này là - 0,11. Khối lượng trứng
cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở. Theo OrLov (1974) [16] thì trong số trứng
của cùng một gà mẹ đẻ ra, những trứng có khối lượng trung bình cho tỷ lệ nở
cao hơn những trứng có khối lượng quá lớn hoặc quá nhỏ.

* Sơ lƣơ ̣c cấ u ta ̣o trƣ́ng và sƣ ̣ hin
̀ h thành trƣ́ng:
Trứng gia cầ m là mô ̣t loài tế bào sinh sản khổ ng lồ bao gồ m : vỏ cứng,
màng vỏ, lòng trắng và lòng đỏ.
Vỏ trứng bao bọc bên ngoài lòng trắng, lòng đỏ. Phía ngoài cùng của vỏ
trứng đươ ̣c phủ mô ̣t lớp keo diń h do âm đa ̣o tiế t ra
, có tác dụng làm giảm ma sát,


7
tạo điều kiện dễ dàng cho việc đẻ trứng và ngăn chặn sự xâm nhập tạp khuẩn vào
trứng, đồ ng thời cũng có tác du ̣ng làm giảm sự bố c hơi nước của trứng. gà
Thành phần chủ yếu của vỏ trứng là vỏ cứng , đô ̣ dầ y trung biǹ h 0,2 0,6 mm và không đều : dày nhất ở phần đầu nhỏ , giảm dần tới thành bên và
mỏng nhất ở phần đầu to của quả trứng . Trên bề mă ̣t của vỏ trứng có nhiề u lỗ
khí. Dưới lớp vỏ là hai lớp màng đàn hồ i đề u có tiń h truyề n khí , có ý nghĩa
quan tro ̣ng trong quá trin
̀ h trao đổ i khí giúp phôi phát triể n

. Tỷ lệ phần vỏ ,

màng vỏ so với khối lượng trứng chỉ chiếm 10 - 20%.
Lòng trắng chiếm 56% gồ m 4 lớp thành phầ n và tỷ lê ̣ : lớp loañ g ngoài
23%, lớp đă ̣c giữ a 57%, lớp loañ g giữa 17%, lớp đă ̣c trong 3%, những chỉ số
này dao động phụ thuộc vào đặc điểm giống loài và cá thể.
Lòng đỏ là tế bào trứng của gia cầm

, có dạng hình cầu , đường kiń h

khoảng 35 - 40 cm, khố i lươ ̣ng chiế m 32% so với khố i lươ ̣ng trứng . Lòng đỏ
có cấu tạo bao gồm : màng nguyên sinh chất và nhân . Màng tế bào mỏng ,

dao đô ̣ng trong khoảng 16 - 20 µ, có tính đàn hồi và thẩm thấu chọn lọc

.

Nguyên sinh chấ t chứa bào quan : ty thể , lạp thể , lưới golgi, trung tâm tế bào ,
thể vùi , các axit amin , protein, gluxit, lipit, phức hơ ̣p liporotein . Trung tâm
nguyên sinh chấ t có hố c lòng đỏ - là nơi thu hút , tâ ̣p trung chấ t dinh dưỡng
để phôi phát triển giai đoạn đầu

. Nhân tế bào hình tròn , màu nhạt hơn

nguyên sinh chấ t và nằ m trên nguyên sinh chấ t

. Trong nhân chứa ADN ,

ARN và các đôi nhiễm sắ c thể .
* Sƣ̣ hin
̀ h thành trƣ́ng trong ố ng dẫn trƣ́ng:
Quá trình hình thành trứng là một quá trình sinh lý ph ức tạp, có sự điều
chỉnh hoocmon. Tế bào trứng thành thu ̣c tách khỏi buồ ng trứng , chuyể n vào
túi lòng đỏ hoặc trực tiếp vào loa kèn . Lòng đỏ dừng lại ở loa kèn khoảng 20
phút, sau đó di chuyể n xuố ng dưới và dầ n dầ n hì nh thành dây chằ ng lòng đỏ .
Lòng đỏ tiếp tục di chuyển xuống phần tiết lòng trắng và ở đây khoảng 2,5 - 3
giờ, phía ngoài được bao bọc bởi một lòng trắng đặc

(gọi là lớp trong lòng


8
trắ ng đă ̣c ), có tác dụng cố định hìn h da ̣ng lòng đỏ . Phầ n tiế t lòng trắ ng của

ống dẫn trứng tiếp tục hình thành lớp lòng đỏ trắng loãng và hoàn chỉnh khi
trứng đế n phầ n eo. Khi trứng di chuyể n qua phầ n tiế t lòng trắ ng thì chỉ có 40 60% lòng trắng được hình thành. Phầ n eo tiế t lòng trắ ng da ̣ng ha ̣t kiể u keratin
- đây chin
́ h là thành phầ n hiǹ h thành màng trong dưới vỏ cứng . Trứng dừng
lại ở phần eo mất khoảng

70 phút. Trứng tiế p tu ̣c qua phầ n tử cung mấ t

khoảng 19 - 20 giờ. Tại đây các tế bào biểu mô tử cung tiết ra chất tiết tạo
thành một lớp màng vỏ ngoài cứng , không màu và óng ánh . Trứng ra âm đa ̣o
rấ t nhanh và ra ngoài lỗ huyê ̣t . Tổ ng thời gian hiǹ h thành trứng trong toàn bô ̣
các thành phần của ống dẫn trứng mất khoảng 23,5 - 24 giờ.
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gia cầm
Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh
hưởng bởi tổng hợp yếu tố bên trong và bên ngoài.
 Ảnh hưởng của cá yếu tố bên trong
- Giống, dòng
Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp. Cụ thể giống Leghorn
trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/ năm. Về sản lượng trứng, những
dòng chọn lọc kỹ thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc
kỹ khoảng 15 % - 30 % về sản lượng (theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh
Vân, 1998) [3].
- Ảnh hưởng của tuổi gia cầm
Tuổi của gia cầm có liên quan chặt chẽ tới sự đẻ trứng của nó. Như một
quy luật, ở gà sản lượng trứng giảm dần theo tuổi, trung bình năm thứ hai
giảm 15 - 20 % so với năm thứ nhất, còn vịt thì ngược lại, năm thứ hai cho
sản lượng trứng cao hơn 9 - 15 %.
- Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng
trứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳ đẻ tiếp theo. Theo Chamber (1990)



9
[13] thì gà thành thục về tính sớm sẽ đẻ nhiều trứng hơn trong một năm sinh
học. Nhưng nếu gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ kéo dài.
- Ảnh hưởng của sự thay lông đến sản lượng trứng
Sự thay lông là một quá trình sinh lý học tự nhiên. Ở gia cầm hoang thì
thời gian thay lông thường phụ thuộc vào mùa. Thông thường, chúng thay lông
vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài thì sản lượng trứng càng thấp. Ở điều
kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là những điểm quan trọng để đánh giá
gia cầm đẻ tốt hay xấu. Gà thường ngừng đẻ khi thay lông cánh, nhưng vẫn có
khả năng tiếp tục đẻ trong khi thay lông ở các phần khác của cơ thể.
- Ảnh hưởng của bệnh tật đến sản lượng trứng của gia cầm thông qua
việc làm giảm đầu con, giảm khả năng đẻ trứng.
 Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sản lượng trứng
Nhiệt độ ảnh hưởng tới sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu tốn thức
ăn. Ở điều kiện nước ta nhiệt độ chăn nuôi thích hợp với gia cầm đẻ trứng là
14 - 220 C. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thấp thì gia cầm phải huy động năng
lượng chống rét, tiêu tốn thức ăn cho việc sản xuất một quả trứng cao. Nhiệt
độ cao sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp
ứng đủ nhu cầu sản xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ bị giảm.
- Ảnh hưởng của độ ẩm đến sản lượng trứng của gia cầm
Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp
hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ
ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu
tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (< 31%) sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt
nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất.
- Ảnh hưởng của mùa vụ và ánh sáng đến sản lượng trứng
Mùa vụ ảnh hưởng tới sức đẻ trứng rõ rệt. Ở nước ta, về mùa hè sức đẻ

trứng giảm xuống rất nhiều so với mùa xuân và đến mùa thu lại tăng lên.


10
Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì
yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Nó được xác định
qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ thời gian
chiếu sáng 12 - 16 h/ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên, ánh sáng nhân
tạo để đảm bảo giờ chiếu sáng và cường độ chiếu sáng 3 - 3,5 w/m2. Theo
Letner và Taylor (1987) [15], thời gian gà đẻ trứng thường từ 7 - 17 giờ,
nhưng đa số đẻ vào buổi sáng. Cụ thể số gà đẻ 7 - 9 giờ đạt 17,7 % so với
tổng gà đẻ trong ngày. Ở nước ta do khí hậu khác với các nước, cho nên
cường độ đẻ trứng ở gà cao nhất là khoảng từ 8 - 12 giờ chiếm 60 % gần 70 %
so với gà đẻ trứng trong ngày.
- Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng đến sản lượng trứng
Theo Bùi Quang Tiến (dẫn theo Bạch Thị Thanh Dân, 1997) [2] cho biết
gà nội (gà Ri) đẻ 90 - 120 trứng/mái/năm. Đối với giống gà nội thì ảnh hưởng
của yếu tố dinh dưỡng là không lớn lắm nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu
dinh dưỡng lại cần được quan tâm chú ý. Nhu cầu dinh dưỡng của gà nuôi nhốt
phải tăng gấp đôi về protein, cacbonhydrate, lipit và phải bổ sung thêm khoáng
so với gà chăn thả. Tác giả cũng cho biết hàm lượng protein, Ca, P và lipit
trong máu gà đang đẻ trứng cao gấp 2, 3 thậm chí đến 4 lần so với trong máu
gà không đẻ trứng. Sự tăng lên về hàm lượng các chất này trong máu chứng tỏ
gà cần protein để tạo noãn hoàng. Khi gà ngừng đẻ thì hàm lượng các chất này
trong máu lại giảm đi. Tỷ lệ Ca/P thích hợp ở gà đẻ là: 5/1.
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng trên thì phương thức chăn nuôi khác nhau
cũng cho sản lượng trứng khác nhau. Gà nuôi chuồng lồng thì sản lượng trứng
đạt 223 quả/năm, trong khi đó đối với gà nuôi nền chỉ đạt 201 trứng/năm, còn
gà nuôi chăn thả chỉ đạt 170 trứng/năm.
2.1.2. Đặc điểm sinh học của trứng gia cầm

Chất lượng trứng gia cầm
Nhiều tác giả cho rằng chất lượng trứng gồm có hai phần:


11
+ Chất lượng bên ngoài gồm: Khối lượng, hình dạng, màu sắc, độ dày
và độ bền của vỏ trứng.
+ Chất lượng bên trong gồm các thành phần: Lòng đỏ, lòng trắng,
giá trị dinh dưỡng, màu sắc và mùi vị, các chỉ số hình thái của lòng đỏ và
lòng trắng.
 Hình thái của trứng
Trứng gia cầm thường có hình oval, hoặc hình e-lip: Một đầu lớn và
một đầu nhỏ. Hình dạng trứng thường mang đặc điểm của từng cá thể. Chỉ số
hình thái của trứng có ý nghĩa kinh tế trong vận chuyển, đóng gói. Trứng càng
dài càng dễ vỡ.
Chỉ số hình thái ở mỗi loài gia cầm khác nhau và được quy định bởi
nhiều gen khác nhau. Nguyễn Hoài Tạo, Tạ An Bình (1985) [6] cho rằng:
Khoảng biến thiên trị số hình thái của trứng gà là 1,34 - 1,36; của trứng vịt là
1,57 - 1,64; còn những trứng có hình dạng quá dài hoặc quá tròn đều cho chất
lượng thấp.
Theo Brandsch và Bilchel (1978) [9] thì tỷ lệ giữa chiều dài và chiều
rộng của quả trứng là một chỉ số ổn định 1: 0,75. Hình dạng của quả trứng
tương đối ổn định, sự biến động theo mùa cũng không có ảnh hưởng lớn. Nói
chung, hình dạng quả trứng luôn có tính di truyền bền vững và có những biến
dị không rõ rệt.
 Chất lượng vỏ trứng
Vỏ trứng là lớp vỏ bọc ngoài cùng bảo vệ về mặt cơ học, hoá học, lý
học cho các thành phần khác bên trong trứng. Màu sắc của vỏ trứng phụ thuộc
vào giống, lá tai của từng loại gia cầm khác nhau. Bên ngoài, nó được bao
phủ bởi một lớp keo dính do âm đạo tiết ra, có tác dụng làm giảm ma sát giữa

thành âm đạo và trứng, tạo thuận lợi cho việc đẻ trứng, hạn chế sự bốc hơi
nước của trứng và ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.


12
Vỏ trứng có hai lớp màng đàn hồi tách nhau tạo thành buồng khí có ý
nghĩa trong quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài. Vỏ trứng được
cấu tạo chủ yếu từ canxi, trên bề mặt có nhiều lỗ khí. Số lượng lỗ khí phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [3],
trên bề mặt vỏ trứng gà trung bình có khoảng 10.000 lỗ khí, tính trên 1 cm² có
khoảng 150 lỗ, đường kính các lỗ khí dao động 4 - 10 μm. Mật độ lỗ khí
không đều, nhiều nhất ở đầu to giảm dần ở hai bên và ít nhất ở đầu nhỏ.
Chất lượng vỏ trứng thể hiện ở độ dày và độ bền của vỏ trứng. Nó có ý
nghĩa trong vận chuyển và ấp trứng. Độ dày vỏ trứng gà đạt 0,311 mm, có thể
từ 0,229 - 0,373 mm (dẫn theo Ngô Giản Luyện, 1994) [5]. cũng cho biết vỏ
trứng gà dày từ 0,3 - 0,34 mm, độ chịu lực là 2,44 - 3 kg/cm2. Theo Nguyễn
Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [3] thì chất lượng vỏ trứng không những
chịu ảnh hưởng của các yếu tố như canxi (70 % canxi cần cho vỏ trứng là lấy
trực tiếp từ thức ăn), ngoài ra vỏ trứng hình thành cần có photpho, vitamin
D3, vitamin K, các nguyên tố vi lượng…, khi nhiệt độ tăng từ 20 - 30°C thì
độ dày vỏ trứng giảm 6 - 10 % khi đó gia cầm đẻ ra trứng không có vỏ hoặc
bị biến dạng.
Lòng trắng chiếm tỷ lệ cao nhất trong trứng gia cầm, tới 56 %, gồm
4 lớp: Lớp loãng ngoài, lớp đặc giữa, lớp loãng giữa, lớp đặc trong.v.v.
Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho phôi phát triển. Độ
keo dính của lòng trắng phụ thuộc vào các yếu tố như: Nuôi dưỡng, giống,
tuổi, bảo quản trứng.v.v. Bảo quản trứng không đúng, kéo dài thời gian
bảo quản làm cho lòng trắng trở nên loãng hơn dẫn tới pha lẫn giữa các
lớp lòng trắng sẽ làm rối loạn cấu trúc sinh học và làm giảm chất lượng
trứng. Trong lòng trắng còn chứa dây chằng lòng đỏ có tác dụng giữ cho

lòng đỏ luôn ở trung tâm của trứng.
Theo Ngô Giản Luyện (1994) [5] thì Orlov (1974) cho rằng: Chỉ số
lòng trắng ở mùa đông cao hơn ở mùa xuân và mùa hè. Trứng gà mái tơ và gà


13
mái già có chỉ số lòng trắng thấp hơn gà mái đang độ tuổi sinh sản. Trứng bảo
quản lâu, chỉ số lòng trắng cũng bị thấp đi. Chất lượng lòng trắng còn kém đi
khi cho gà ăn thiếu protein và vitamin nhóm B.
 Chất lượng lòng đỏ
Lòng đỏ là tế bào trứng của gia cầm, có dạng hình cầu, đường kính
vào khoảng 35 - 40 mm, chiếm khoảng 32 % khối lượng trứng, được bao
bọc bởi màng lòng đỏ có tính đàn hồi. Chất lượng lòng đỏ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: Di truyền cá thể, lứa tuổi, giống, loài, điều kiện nuôi dưỡng…
Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc vào hàm lượng caroten trong thức ăn và sắc
tố trong cơ thể gia cầm.
Chỉ số lòng đỏ thể hiện chất lượng của lòng đỏ và được tính bằng tỷ số
giữa chiều cao và đường kính của lòng đỏ. Theo Card và Nesheim (1970) [11]
thì chỉ số lòng đỏ của trứng tươi là 0,4 - 0,42; trứng có chỉ số lòng đỏ cao sẽ
cho tỷ lệ ấp nở cao. Theo Ngô Giản Luyện (1994) [5]: Chỉ số lòng đỏ ít bị
biến đổi hơn lòng trắng. Chỉ số lòng đỏ giảm từ 0,25 - 0,29 nếu bị tăng nhiệt
độ và bảo quản lâu (Nguyễn Quý Khiêm và cs, 1999) [4].
 Chỉ số Haugh (HU)
Là chỉ số đánh giá chất lượng trứng xác định thông qua khối lượng trứng và
chiều cao lòng trắng đặc. Chỉ số HU càng cao thì chất lượng trứng càng cao, trứng
đạt chất lượng tốt. Chỉ số này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động: Thời
gian bảo quản trứng, tuổi gia cầm, bệnh tật, nhiệt độ môi trường, sự thay lông,
giống, dòng.
 Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ ấp nở của trứng gà giống có ý nghĩa lớn trong chăn nuôi. Đây là

một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sinh sản, tái sản xuất của gà giống.
Tỷ lệ ấp nở của gia cầm được tính bằng tỷ lệ (%) số con nở ra còn sống
so với số trứng có phôi. Nó là chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển phôi và sức
sống của gia cầm non.


14
Tỷ lệ ấp nở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể chia làm hai yếu tố tác
động chính là yếu tố di truyền và điều kiện môi trường.
2.1.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và trong chăn nuôi gia cầm nói riêng, chi
phí thức ăn chiếm khoảng 70 % tổng chi phí, do vậy người chăn nuôi thường
quan tâm đến hiệu quả sử dụng thức ăn. Hiệu quả sử dụng thức ăn là mức độ
tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) cho một đơn vị sản phẩm. Đối với gà thịt thì một đơn
vị sản phẩm là một kg tăng trọng. Đối với gà trứng thì một đơn vị sản phẩm là
10 quả trứng hay 10 gà con loại 1. Tiêu tốn thức ăn càng thấp thì hiệu quả
kinh tế càng cao.
Hiệu quả sử dụng thức ăn phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, hay phụ
thuộc vào từng giai đoạn phát triển của con vật. Theo Chamber (1990)
[13], hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng
trọng với lượng thức ăn thu nhận là rất cao (r = 0,5 - 0,9). Hệ số tương
quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn lại có
giá trị thấp[ r =( - 0,8) –(- 0,2)].
Hiệu quả sử dụng thức ăn phụ thuộc vào giống, giai đoạn phát triển,
trạng thái sức khỏe của vật nuôi. Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn góp phần
tăng hiệu quả chăn nuôi.
2.1.4. Giới thiệu về giống gà Isa brown
Gà Isa brown có khả năng thích nghi tốt với nhiều vùng khí hậu khác
nhau.Đây là giống gà chuyên trứng dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức
chống chịu bệnh tốt, không những cho sản lượng trứng cao mà chất lượng

cũng rất thơm ngon.
- Nguồn gốc:
Gà Isa brown có nguồn gốc từ Pháp do hãng Hubbard sản xuất, đây là
kết quả lai chéo giữa gà Rhode Island Red lông màu đỏ và Rhode Isaland
White lông màu trắng. giống gà này mới được nhập vào nước ta năm 1998, so


15
với các giống gà chuyên trứng khác như Goldine54 nhập năm 1990 từ Hà
Lan, Brown nick nhập từ Mỹ năm 1993, Hysex Brown nhập từ Mỹ năm 1996
thì hiện nay giống gà này là sự lựa chọn hàng đầu và đang rất phát triển trong
các trang trại chăn nuôi nước ta.
- Đặc điểm về ngoại hình:
Chúng có kích thước trung bình, lông màu nâu đỏ, đuôi và phía sau
lông trắng.
- Đặc điểm về sinh trưởng:
Gà sinh trưởng nhanh, đây là gà sinh sản nên cần phải cho ăn khống
chế khối lượng.
- Đặc điểm về sinh sản
Giống gà Isa Brown có sản lượng trứng trung bình từ 250-270
quả/mái/năm.Giống gà này được tạo từ Pháp, mới được nhập khẩu vào nước ta
trong những năm gần đây. Sản lượng trứng 280 quả/mái/năm. Khối lượng trứng
58 - 60 gam. Vỏ trứng màu nâu. Gà bắt đầu đẻ bói ở tuần tuổi 18. Thời gian đẻ
kéo dài cho đến 76 tuần tuổi (Nguyễn Duy Hoan và cộng sự, 1998 [3]).
Theo Trần Thị Hoài Anh, (2004) [1] cho biết gà Isa brown nuôi tại Bắc
Ninh có tỷ lệ đẻ là 33,04% ở 21 tuần tuổi, 54% ở 22 tuần tuổi và đạt đỉnh cao
96,34% ở tuần tuổi 30.
Với khả năng đáp ứng được yêu cầu về sức sản xuất cũng như khả năng
thích nghi chống đỡ bệnh tật và đặc biệt được thị trường Việt Nam rất ưa
chuộng. Trong những năm tới, việc phát triển chăn nuôi gà chuyên trứng theo

hướng công nghiệp thì đây sẽ là giống gà được nhân rộng và phát triển mạnh
hơn trong các trang trại chăn nuôi gà ở Việt Nam.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã và đang phát triển mạnh về số
lượng và chất lượng.Theo thống kê của tổ chức nông lương thế giới - FAO


×