Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.76 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI 3:

VAI TRÒ CỦA DOANH NHÂN TRONG
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA DOANH NHÂN.
MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA DOANH NHÂN VÀ VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế..............................................................1
1.1. Doanh nhân..............................................................................................................................1
1.2. Phát triển kinh tế...................................................................................................................1
1.3. Vai trò, mối liên hệ của doanh nhân với phát triển kinh tế trong nền kinh tế
thị trường.................................................................................................................................................1
2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân............................................................4
2.1. Năng lực của doanh nhân...................................................................................................4
2.2. Tố chất của Doanh nhân.....................................................................................................5
2.3. Đạo đức của Doanh nhân...................................................................................................5
2.4. Phong cách của Doanh nhân............................................................................................6
3. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp..................................7
3.1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?.............................................................................................7
3.2. Văn hóa doanh nhân là gì?................................................................................................7
3.3. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh...................................8
4. Ví dụ về một doanh nghiệp có ảnh hưởng từ một doanh nhân........................................9
4.1. Tổng quan về Apple và Steve Jobs.................................................................................9


4.2. Ảnh hưởng của Steve Jobs tới Apple...........................................................................24
4.2.1. Năng lực...............................................................................................24
4.2.2. Tố chất.................................................................................................25
4.2.3.Phong cách doanh nhân......................................................................25


4.2.4. Đạo đức doanh nhân...........................................................................29


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, Văn hóa doanh nghiệp trở thành giá trị cốt lõi để xác định thương hiệu
doanh nghiệp, tương hiệu hàng hóa. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết để các doanh nghiệp phát triển bền vững.
Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc xây dựng Văn hóa doanh
nghiệp chính là Văn hóa doanh nhân. Chính vì vậy, nhóm 8 đã cùng nhau tìm hiểu kỹ
hơn về yếu tố này. Trong bài thảo luận này, nhóm 8 đã nắm những kiến thức chung về
doanh nhân cũng như văn hóa doanh nhân, những yếu tố tác động đến văn hóa doanh
nhân trong sự phát triển kinh tế. Cùng với đó là hiểu rõ được mối quan hệ giữa văn hóa
doanh nhân cũng như vai trò của văn hóa doanh nhân đến văn hóa doanh nghiệp. Ngoài
ra, với nhân vật Steve Jobs – cực CEO của Apple, nhóm 8 muốn khẳng định và làm rõ
hơn vai trò và ảnh hưởng của doanh nhân đến doanh nghiệp.
Trong quá trình làm bài, nhóm 8 đã tham khảo rất nhiều tài liệu và không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của cô!
Nhóm 8 xin cảm ơn!


1. Vai trò của doanh nhân trong sự phát triển kinh tế.
1.1. Doanh nhân.
Doanh nhân: Là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm và đại
diện cho doanh nghiệp trước xã hội và pháp luật. Doanh nhân có thể là một chủ doanh

nghiệp, là người sở hữu và điều hành, chủ tịch công ty, giám đốc công ty hoặc cả hai.
Doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận. Ở
Việt Nam, doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử
dụng để xác định một tầng lớp gắn với thành phần kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản
mới xuất hiện từ sau những năm 90.
1.2. Phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao
gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế,
chất lượng cuộc sống.
1.3. Vai trò, mối liên hệ của doanh nhân với phát triển kinh tế trong nền kinh tế
thị trường.

 Vai trò của doanh nhân với phát triển kinh tế.
-

Là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, giải quyết công ăn việc làm cho

người lao động.
-

Kết hợp và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tối ưu nhất.

-

Là người sáng tạo ra sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới.

-

Mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế, VHXH.


-

Giáo dục, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực.
1


-

Tham mưu cho Chính phủ về đường lối, chính sách chiến lược phát triển kinh tế

xã hội.
-

Thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN dưới sự giám sát

của chính phủ.
 Mối quan hệ giữa doanh nhân với sự phát triển kinh tế.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích rõ vai trò của doanh
nhân trong nền kinh tế thị trường. Đáng chú ý tác phẩm “ Lý thuyết về phát triển kinh
tế” của Josph A.Strumpeter đã gắn vai trò cốt lõi của doanh nhân là “ cải cách” kinh
tế. Ông coi phát triển kinh tế là sự thay đổi năng động riêng biệt do doanh nhân mang
lại bằng cách xây dựng các kết hợp mới với những yếu tố sản xuất.
Trong các nghiên cứu kinh tế từ trước đến nay, đã có rất nhiều mô hình được
xây dựng về mối quan hệ giữa doanh nhân và phát triển kinh tế. Trong khuôn khổ
chuyên đề này, chúng tôi giới thiệu mô hình của Thurik và Wennekers ( 1999), được
trình bày trong hình 1. Mô hình thể hiện phân tích ở 3 cấp: cấp cá nhân, cấp công ty
và cấp vĩ mô. Hoạt động của doanh nhân bắt nguồn từ cấp cá nhân và có thể tìm thấy
với mỗi người, với từng doanh nhân. Do đó, làm doanh nhân là do thái độ, kỹ năng,
động cơ và năng khiếu của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân doanh nhân không triển
khai các hoạt động của mình trong một chân không vô tận và vô biên, mà chịu ảnh

hưởng từ bối cảnh hoạt động của họ. Vì vậy, động cơ và hành động của doanh nhân
cũng chịu ảnh hưởng bời những yếu tố văn hóa và thể chế, môi trường kinh doanh và
điều kiện kinh tế vĩ mô.
Hình 1: Mối quan hệ giữa doanh nhân và tăng trưởng kinh tế.

2


Cấp phân tích

Điều kiện

Yếu tố quyết định

với doanh nhân

với doanh nhân

Những năng khiếu tố chất

Tác động
của doanh nhân

Thái độ
Phát triển năng
Kỹ năng

Cấp cá
nhân


Hành động

Các thể chế

khiếu bản thân
Làm giàu
cho cá nhân

văn hóa
Văn hóa
kinh doanh
Các thể chế
văn hóa

Cấp công
Khởi nghiệp

ty

Thâm nhập thị
3

trường mới

Hiệu quả hoạt
động của công

Đổi mới

ty



Cấp vĩ


Sự da dạng

Năng lực cạnh
tranh

Cạnh tranh
Tăng trưởng
Chọn lựa

kinh tế

Nguồn: Thurik et al.
Dù tinh thần doanh nhân bắt nguồn từ cấp cá nhân, song việc hiện thực hóa lại được
thực hiện ở cấp công ty (DN). Khởi nghiệp hay đổi mới là những động cơ biến những
phẩm chất hay tham vọng cá nhân của doanh nhân thành hành động. Ở cấp vĩ mô hay cấp
ngành và trong nền kinh tế quốc dân, những hoạt động của doanh nhân gộp lại sẽ tạo
thành những mảnh ghép thực nghiệm cạnh tranh, ý tưởng và sáng kiến mới. Cạnh tranh
mang lại sự đa dạng và thay đổi trong thị trường – đó cũng là chọn lựa của hầu hết các
công ty còn trụ lại, rồi lại có những công ty khác bắt chước họ, và diễn ra sự đào thải
những DN lỗi thời. Hoạt động của doanh nhân vì vậy sẽ mở rộng và biến đổi tiềm năng
sản xuất của nền kinh tế quốc dân bằng cách tạo hiệu suất cao hơn, mở ra những phân
khúc thị trường và ngành nghề mới. Doanh nhân có thể rút ra bài học từ chính kinh
nghiệm của mình và cả thành công hay thất bại của những doanh nhân khác, giúp họ cải
thiện kỹ năng, đồng thời điều chỉnh thích nghi thái độ của mình. Kết quả cuối cùng của
quá trình khởi nghiệp, phát triển và thành công hay thất bại của doanh nhân dưới tác động

của các yếu tố khác như đã nêu đều là con đường mang lại lợi ích cuối cùng là nâng cao
năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.
4


2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nhân.
2.1. Năng lực của doanh nhân.
Trình độ chuyên môn


Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến thức

xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ…


Là tổng hòa những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề

của doanh nhân.


Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công

việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắc có thể xảy ra.


Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Năng lực lãnh đạo

Trình độ quản lý


1. Doanh nhân không chỉ đưa

4. Trình độ quản lý kinh doanh

ra đường lối, mục tiêu mà còn biết

giúp doanh nhân thực hiện đúng vai

cách chỉ dẫn những người làm

trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý

theo cách của mình.

doanh nghiệp của mình.

2. Doanh nhân là người đưa

5. Hoạt động quản trị kinh

ra quyết định nên tập trung nguồn

doanh của doanh nhân bao gồm 5

lực của công ty ở đâu, đầu tư vào

chức năng chính:

lĩnh vực nào thì đem lại lợi nhuận
tối đa.

3. Doanh nhân là người chèo
lái con thuyền doanh nghiệp của



Chức năng lập kế hoạch.



Chức năng ra quyết định.



Chức năng tổ chức.
5


mình bằng cách tác động tới nhân



Chức năng điều hành.



Chức năng kiểm tra, kiểm

viên và thay đổi suy nghĩ của họ.
soát.
2.2. Tố chất của Doanh nhân.



Tầm nhìn chiến lược.



Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo.



Tính độc lập, quyết đoán, tự tin.



Năng lực quan hệ xã hội.



Có nhu cầu cao về sự thành đạt.



Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh

doanh.
2.3. Đạo đức của Doanh nhân.
Đạo đức của Doanh nhân bao gồm:
 Đạo đức của một con người.
 Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động.
 Nỗ lực vì sự nghiệp chung.

 Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội.
2.4. Phong cách của Doanh nhân.
6




Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo.



Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng.



Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc.



Biến công việc trở thành nhu cầu và sở thích của mọi người.



Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết.



Không tự thỏa mãn.
Đó là những yếu tố quan trọng để cấu thành nên văn hóa của mỗi doanh nhân. Còn đối


với Steve Jobs với triết lý kinh doanh “lấy mong muốn của khách hàng làm trọng tâm và
bạn sẽ trở thành huyền thoại”, ông là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ. Ông là đồng
sáng lập viên, chủ tịch và cựu Tổng giám đốc điều hành của hãng Apple, là một trong
những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính.
Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh
biểu tượng mang phong cách “độc đoán” , nhà doanh nghiệp tiêu biểu của thung lũng
silicon, nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm
mĩ trong việc thu hút công chúng.
Phần lớn tác phong quản lý của Jobs dựa trên tính khắt khe và đòi hỏi cao của bản thân
ông. “Thánh Jobs” dù có bảo thủ hay khó tính nhưng ông đã xây dựng được một tập thể
chuyên tâm, đồng lòng sáng tạo thì mới có được những thế hệ Iphone, Ipad nổi đình nổi
đám như những năm qua.
Phong cách của Jobs là “đánh” cho nhân viên thật đau để họ thật sự nhận rõ đâu là giới
hạn của bản thân, nhưng gần như sau đó Jobs sẽ khiến họ dạt dào cảm hứng để có thể tiến

7


lên một tầm cao hơn. Ở Jobs, đã hiện lên những bài học quý báu để con người học tập từ
tính:


Tập trung “quyết định không nên làm gì cũng quan trọng như quyết định cần phải

làm gì vậy”.


Tinh giản: sự tinh giản chính là sự tinh vi tuyệt diệu nhất.




Đặt sản phẩm lên trên lợi nhuận.



Đừng trở thành nô lệ của nghiên cứu thị trường.



Bẻ cong thực tại.



Thúc đẩy sự hoàn hảo.



Chỉ dung thứ những người giỏi nhất.



Thích tiếp xúc trực tiếp.

3. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp.
3.1. Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong
doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề
với môi trường xung quanh.
3.2. Văn hóa doanh nhân là gì?
Văn hóa doanh nhân thuộc dạng văn hóa cá nhân, hình thành trong môi trường

của một doanh nghiệp thành đạt. Đó là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm, biểu thị thành
8


những giá trị và khuôn mẫu hành xử tích lũy vào một cá nhân tạo nên văn hóa doanh
nhân – một con người có trí thức làm giàu, có khả năng làm giàu, có khát vọng làm giàu,
dám chịu rủi ro để làm giàu bằng cách tổ chức các hoạt động kinh doanh, liên tục tạo ra
giá trị thặng dư tối đa, không ngừng làm gia tăng tài sản cho cá nhân cũng như cho
doanh nghiệp (Gs.Ts Hoàng Vinh)
3.3. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh.
Văn hóa doanh nhân chính là yếu tố hàng đầu, tác động rất lớn và góp phần quyết
định tạo nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nhân có
nếp sống phù hợp, sẽ góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có cách sống, cách hành xử phi văn hóa,
cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng và rất khó có hy vọng xây dựng được một văn hóa
doanh nghiệp lành mạnh.
Vì vậy trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân - người chủ doanh
nghiệp nên bắt tay xây dựng văn hóa cho chính mình; xây dựng những giá trị cốt lõi,
những triết lý sống, nguyên tắc sống lành mạnh, phù hợp; cụ thể hóa những giá trị, triết
lý, nguyên tắc sống thành những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi và kiên trì thực
hiện chúng.
Và rồi, hãy truyền lửa cho nhân viên, làm sao cho nhân viên cảm nhận và đặt trọn
niềm tin vào những giá trị ấy thông qua việc cảm nhận và trực tiếp chứng kiến những
hành vi của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Chúng ta không còn xa lạ khi nhắc tới vị CEO tài ba Steve Jobs của Apple nữa
Ngoài khả năng thông minh tài giỏi. ông được biết đến là một người có cách sống
dị , khác người như không tắm , đi chân đất trong phòng làm việc đỗ xe ở chỗ dành cho

9



người khuyết tật . Sự kì cục của ông đã tạo nên một nếp văn hóa ở Apple cũng đầy sức kì
cục
Ví dụ :
- Trong khi tất cả những doanh nghiệp khác ngày càng muốn được xích lại gần với
khách hàng của mình hơn thông qua cả những “kênh” giao tiếp không chính thức như
blog, Twitter, Facebook... Apple lại khăng khăng giới hạn đến mức tối đa việc giao tiếp
với giới truyền thông , khách hàng và cổ đông của mình.
Hay “Họ luôn luôn khiến những người khác hoang tưởng về họ và đó là kiểu cách
mà tôi chưa từng gặp ở bất cứ một doanh nghiệp nào”, Mark Hamblin, một chuyên gia đã
từng làm cho bộ phận công nghệ màn hình cảm ứng của Apple tiết lộ.
- Steve Jobs ông chọn cách ứng xử với nhân viên cấp dưới bằng cách la hét họ
suốt nửa tiếng liền không ngừng nghỉ, chen lấn với nhân viên trong giờ ăn trưa, đi xe
không có biển số, và mắng mỏ nhân viên là “vô dụng”…
Cũng chính bởi cách sống và phong cách lãnh đạo của ấy của Steve Jobs làm cho
nhiều nhân viên của Apple không thể chịu nổi. và đã có rất nhiều nhân viên của Apple đã
bỏ công ty và thề không bao giờ làm việc với Jobs nữa.

4. Ví dụ về một doanh nghiệp có ảnh hưởng từ một doanh nhân.
4.1. Tổng quan về Apple và Steve Jobs.
-

Apple.INC là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ sở chính đặt tại thung lũng

-

máy tính ở Cupertino , bang California, Hoa Kỳ.
Apple chào đời ngày 1 tháng 4 năm 1976 trong một garage ô tô, dưới cái tên là Apple

-


Computer, Inc , sau đó được đổi tên là Apple INC vào đầu năm 2007.
Hai nhà sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak và Steve Jobs.

 Những nét tính cách vượt trội của Steve Jobs
10


-

Thứ nhất, ông là người cầu toàn, tinh tế và yêu thích sự sáng tạo
Ông luôn yêu cầu nhân viên tỉ mỉ và không được có bất kì một sai xót nào, sự khao

khát hoàn hảo và yêu thích sáng tạo thể hiện ngay những đoạn quảng cáo và sự quyến rũ
của những thiết kể sản phẩm đem đến những thành công của Apple do vậy ông thường
hay dồn ép và yêu cầu làm lại hầu như tất cả đối với những thiết kế, sản phẩm không
hoàn hảo theo cách nhìn của ông. Ví dụ như: việc rọi đèn vào iMac trong buổi ra mắt sản
phẩm (6/1998) cũng tốn không ít thời gian chuẩn bị của Jobs, cho đến khi ánh đèn soi vào
sản phẩm hợp với ý của ông.
-

Thứ hai, dễ nỗi nóng với mọi người
Vào những lúc áp lực công việc lên cáo, ví dụ như khi hạn chót việc hoàn thành mẫu

iMac tới gần, tính khí nóng nảy của Jobs lại càng dễ nhận thấy, đặc biệt là trong lúc ông
phải đối mặt với những vấn đề sản xuất. Trong một cuộc họp đánh giá sản phẩm, ông biết
được rằng quy trình sản xuất đang chậm trễ. Steve Jobs tỏ thái độ giận dữ khủng khiếp,
và nỗi tức giận ấy tuyệt đối thành thực. Ông đã nỗi giận với cả nhóm làm sản phẩm với
những lời lẽ rất nặng nề, bắt đầu với Rubinstein: “Các người biết là chúng ta đang cố cứu
cả công ty cơ mà,” ông ta thét lên: “và các người đang làm hỏng bét mọi sự!”.

-

Thứ ba, là con người đầy tham vọng và muốn kiểm soát mọi thứ
Sau khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Amelio, Jobs ngay lập tức đẩy

những người ông tin tưởng vào những vị trí cấp cao ở Apple. Tất các nhóm làm sản
phẩm, từ công đoạn thiết kế cho đến hoạt động quảng bá cho sản phẩm đều được Steve
Jobs kiểm soát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn của ông.
Khi Jobs quay về Apple với vai trò là người cố vấn dẫn dắt Apple vực dậy, chỉ trong 90
ngày để tìm kiếm CEO mới cho Apple , Jobs tiếp tục sôi lên khi phải trả lời trước ban
quản trị mà ông không tôn trọng. “Hãy dừng đoàn tàu lại, nó sẽ không có kết quả,” ông
11


nói với Woolard. “Công ty này đang phải vật lộn để tồn tại, và tôi không có thời gian để
làm vú nuôi cho ban quản trị. Vì vậy tôi cần tất cả các ông rút lui. Hoặc tôi sẽ rút lui và
không quay trở lại vào thứ hai tới”. Và sau đó, ông buộc họ phải từ chức, rút lui và ông
kiếm người vào các vị trí đó.
-

Thứ tư, là người quyết đoán
Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi ông thấy gì

đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự tình
của mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kì đen tối nhất của Apple – giá cổ phiếu
trượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu
đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu
vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và” Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá
cô phiếu từ 13 đôla tăng lên 20 đôla chỉ trong cùng một tháng.
Quyết định chỉ tập trung sản xuất hai dòng sản phẩm máy để bàn, xách tay theo hai

dòng là phổ thông và cao cấp, mặc dù các kỹ sư của ổng khá giận dữ nhưng đa phần họ
đã bị Jobs thuyết phục.Kết quả là các kỹ sư và quản lý ở Apple lập tức chỉ tập trung cao
độ vào bốn lĩnh vực. Với mảng máy để bàn cao cấp, họ phát triển Power Macintosh G3.
Với mảng máy xách tay cao cấp họ phát triển PowerBook G3. Với máy để bàn phổ thông,
họ bắt đầu với thứ sau này trở thành iMac. Và cuối cùng với máy xách tay phổ thông, họ
tập trung vào thứ sẽ trở thành iBook. Chữ “i”, Jobs giải thích, là để nhấn mạnh các thiết
bị này sẽ được tích hợp chặt chẽ với Internet.
Sau 2 năm gây sửng sốt với việc thua lỗ, Apple lại có thể vui vẻ với một quý lợi nhuận,
kiếm được 45 triệu đô la. Trong cả năm tài chính 1998, nó trở thành 309 triệu đô la lợi
nhuận. Jobs đã quay trở lại, và Apple cũng thế. Đó là minh chứng cho sự quyết đoán và
khả năng năm bắt vấn đề “cốt lõi” nhanh của Steve Jobs. Ngoài ra sau khi cải tiến cho
iMac, Jobs quyết định sẽ không gắn kèm cả ổ đĩa mềm vốn thông dụng. Jobs trích dẫn
câu cách ngôn của siêu sao khúc côn cầu Wayne Gretzky, “Hãy trượt đến chỗ trái banh
12


văng tới, chứ không phải chỗ nó đã từng xuất hiện.” Jobs có phần đi quá thời cuộc, nhưng
cuối cùng đa phần máy tính đều đã loại bỏ ổ đĩa mềm.
-

Thứ năm, Jobs có thể rất cay độc và lạnh lùng,
Đặc biệt với những người có xung đột với ông, nhưng cũng có thể rất tình cảm với

nhưng người đã đồng hành cùng ông từ những ngày đầu. Ví dụ: khi yêu cầu Mike
Markkula rời khỏi ban quản trị Apple, Jobs đã lái xe đến tận nhà và thực hiên một cuộc
dạo bộ thân mật để bàn về tương lai của Apple.
-

Thứ sáu, ở một số thời điểm khác nhau, Jobs thể hiện sự trộn lẫn lạ thường giữa
tính cáu bẳn và sự thiếu thốn.

Ông thường không mảy may quan tâm tới người khác nghĩ gì về mình; ông có thể

đoạn tuyệt với người khác và không bao giờ nhìn tới họ lần nữa. Một số thời điểm khác,
ông lại cảm thấy sự ép buộc phải giải thích về mình. Ví dụ: Buổi tối ngày hôm Amelio bị
sa thải bởi hội đồng quản trị Apple, Jobs đã gọi và giải thích : “Gil, tôi chỉ muốn anh biết,
tôi đã nói chuyện với Ed hôm nay về chuyện này và tôi cảm thấy thực sự tòi tệ về nó. Tôi
muốn anh biết tôi không có liên quan gì tới chuỗi sự kiện này, đó là quyết định ban quản
trị đã đưa ra, tuy nhiên họ có mời tôi với vai trò tư vấn.” Jobs nói với Amelio rằng mình
tôn trọng ông vì là “người chính trực nhất mà tôi từng được gặp,” và theo đó là một số lời
khuyên một cách tự nguyện. “Hãy nghỉ ngơi 6 tháng,” Jobs nói với ông ta. “Khi tôi bị
ném khỏi Apple, tôi lập tức quay lại với công việc, và tôi lấy làm tiếc vì điều đó.” Jobs
ngỏ lời sẽ là người lắng nghe bất cứ khi nào Amelio cần thêm lời khuyên.
 Các sự kiện, hoạt động của Apple trong thời kì của Steve Jobs
Những năm đầu của Apple (1975 – 1981) dưới thời Steven Jobs đời đầu
Sau khi Steve quay lại thung lũng Silicon, ông bắt đầu tập trung vào bo mạch chủ
máy tính mà Woz ( Steve Woziak) đang chế tạo. Woz đã có ý tưởng về thiết kế 1 máy tính
riêng của mình khi tham gia 1 nhóm những người thích máy tính có tên Homebrew
13


Computer Club. Steve Jobs thấy rất nhiều người hứng thú với công việc của Woz và đề
nghị họ nên bán bo mạch chủ ấy. Apple Computer đã ra đời như vậy.
Năm đầu tiên hoạt động của Apple là chế tạo các bo mạch chủ trong gara của
Steve và đem bán chúng ở cửa hàng máy tính địa phương.

Năm 1976, Apple ra mắt sản phẩm đầu tiên là Apple I có dạng một bảng mạch
.
Trong khi đó, Woz bắt tay vào sản xuất 1 máy tính tân tiến hơn – Apple II – và
hoàn thành nó vào năm 1977. Cả Woz và Steve đều biết rằng Apple II là 1 chiếc máy tính
đột phá, tối tân hơn tất cả các máy tính trên thị trường lúc bấy giờ. Đó là lý do mà Steve

quyết định tìm các nhà đầu tư để có vốn mở rộng Apple. Steve đã tìm được Mike
Markkula – nhà điều hành cũ của Intel. Mike đầu tư 250.000 USD vào Apple và khẳng
định rằng Apple sẽ lọp vào Top 500 Fortune chỉ trong chưa đầy 2 năm.
Và Mike đã đúng. Apple II nhanh chóng trở thành biểu tượng của cuộc cách mạng
máy tính cá nhân trên thế giới. Nó đánh bại tất cả các đối thủ bởi phần cứng xuất sắc (đồ
họa màu) và kho phần mềm cho máy rất lớn. Chìa khóa cho sự thành công của Apple II là
VisiCalc – phần mềm bảng tính đầu tiên trên thế giới. Hàng nghìn người mua Apple II chỉ

14


vì phần mềm này. Kết quả là Apple tăng trưởng rất nhanh và cổ phần hóa vào tháng 12
năm 1980, chỉ trong có 4 năm từ ngày thành lập. Giá trị tài sản của Steve Jobs lúc đó là
200 triệu USD, và ông chỉ mới 25 tuổi.

Năm 1977- Apple II chào đời, chiếc máy tính cá nhân đầu tiên

Nhưng sau đó thành công của Apple đã bị đe dọa khi mà nhà khổng lồ IBM quyết
định tiến vào thị trường máy tính cá nhân năm 1981. Apple phải có kế hoạch đối đầu với
IBM nếu không họ sẽ thất bại. Sản phẩm Apple III của họ lúc đó đã làm mưa làm gió trên
thị trường. Họ tập trung vào dự án Lisa do Steve Jobs lãnh đạo. (Lisa là tên con gái bạn
gái cũ của Steve, mặc dù Steve từ chối mọi quan hệ cha con). Chiếc máy tính Lisa lúc đó
là 1 đột phá lớn bởi máy sử dụng giao diện đồ họa người dùng thay vì giao diện 1 dòng
lệnh đơn giản như trước. Công nghệ này – cũng như mọi công nghệ thay đổi thế giới máy
tính khác – được phát minh tại Xerox PARC, nhưng Apple là công ty đầu tiên áp dụng nó

15


Năm 1983- Apple bắt đầu bán Lisa

Macintosh (1981-85)
Không lâu sau Steve Jobs bị loại khỏi dự án Lisa bởi ông bị coi là 1 nhà quản lý quá
thất thường. Tức giận, ông quyết định trả thù bằng cách triển khai 1 dự án nhỏ mang tên
Macintosh – 1 máy tính giao diện đồ họa người dùng có giá rẻ hơn Lisa. Macintosh được
sản xuất từ năm 1979 và khái niệm về máy là “một chiếc máy tính dễ sử dụng như nướng
bánh vậy”. Steve Jobs tuyển các kỹ sư trẻ tài năng trong đội ngũ chế tạo Mac và cổ vũ họ
bằng cách truyền tải 1 tinh thần qaunr lý và nổi loạn, gọi họ là “Cướp biển” trong khi
phần còn lại của công ty là “Hải quân”.
Mặc dù dự án Mac này gây nhiều tranh cãi bởi nó đe dọa đến cả Apple II và Lisa, và
cũng 1 phần là do Steve Jobs và dự án này chống lại cả công ty nhưng sau này Mac trở
thành sản phẩm chủ chốt của Apple bởi Lisa đã thất bại trên thị trường. Steve được trợ
giúp bởi John Sculley – CEO của Apple – người mà Steve đã thuê năm 1983 để giúp điều
hành công ty và đưa ông lên top những nhà quản lý hàng đầu.

16


Tháng 1 năm 1984, Macintosh ra mắt và nhận được sự hoan nghênh lớn.

Mặc dù rất được đón nhận những sau những tháng đầu, doanh số của Mac bắt đầu
giảm dần. Trong công ty đã có nhiều lo ngại về việc thất bại thứ 3 liên tiếp này sẽ khiến
Apple sụp đổ. Hơn nữa lúc đó mọi người lại khó chịu với sự ngạo mạn của Steve Jobs,
nhất là CEO John Sculley. Năm 1985, Sculley tuyên bố ông và ban giám đốc đã đồng ý
loại Steve ra khỏi hoạt động quản lý công ty. Steve sẽ chỉ còn là Chủ tịch hội đồng quản
trị.
Steve đã rất sững sờ. Apple là cuộc sống của ông, và ông bị loại khỏi nó. Ông bắt đầu
du lịch xung quanh để tìm những con đường mới. Cuối năm 1985, Steve được giới thiệu
tới nhóm các chuyên gia đồ họa máy tính tài năng mà Goerge Lucas đang muốn bán. Họ
đều có cùng 1 giấc mơ là sản xuất những bộ phim động bằng máy tính. Steve rất thích thú
với ý tưởng này và ông đã mua lại công ty đó với giá 10 triệu USD năm 1986, sát nhập

công ty đó tạo thành Pixar.

17


Steven Jobs quay trở lại (1995 – 1997)
Về phần Apple, công ty này khi đó đang lâm vào tình cảnh cực kỳ tồi tệ. Say khi
Windows 95 ra mắt, Mac không còn được ủng hộ như trước và Apple nhanh chóng mất
dần thị phần. Năm 1996, CEO Gil Amelio mới của Apple chọn NeXTSTEP của Steve
làm hệ điều hành thay thế Mac OS. Apple bỏ ra 400 triệu USD để mua lại NeXT và Steve
quay trở lại với công ty đã đuổi ông 10 năm trước. Chức vụ của ông lúc đó là “Cố vấn
không chính thức cho CEO”.
Tuy nhiên khi Amelio công bố Apple thua lỗ 700 triệu USD trong quý đầu năm 1997,
Ban quản trị Apple quyết định sa thải ông và chỉ định Steve Jobs làm CEO tạm thời
tháng 7 năm 1997. Steve lập tức cải tổ lại toàn công ty, giảm số dự án từ vài trăm xuống
chỉ còn hơn 10 dự án. Số sản phẩm phần cứng chỉ giảm còn có 4. Ông cũng ra 1 tuyên bố
gây sốc tại Macworld Boston tháng 8 năm đó: Apple sẽ hợp tác với đối thủ lớn nhất của
mình – Microsoft – để chấm dứt các tranh chấp về bằng sáng chế.
Apple ổn định trở lại dưới sự trở lại của Steven Jobs (1998 – 2001)
Steve Jobs trở lại và mang đến 1 luồng gió mới cho Apple. Công ty này đã cho ra mắt
1 chiến lược marketing mới quanh châm ngôn: “Think Different” (Hãy suy nghĩ khác
biệt) với ý tưởng những người sử dụng Mac là những người tin rằng họ có thể thay đổi cả
thế giới. Apple ra mắt thành công Power Mac G3 và PowerBook và thương hiệu Apple
ngày càng được biết đến nhiều hơn. Chỉ trong 6 tháng khi Steve Jobs trở lại, Apple từ chỗ
thua lỗ nay đã thu được lợi nhuận.
Apple thực sự sống lại khi Steve giới thiệu 1 sản phẩm mới mẻ và tuyệt vời năm 1998:
iMac. Đây mới đích thực là 1 sản phẩm sáng tạo đầu tiên của Apple kể từ thời Macintosh
năm 1984. Thiết kế độc đáo của iMac đã khiến cả nền công nghiệp máy tính sững sờ khi
mà thời điểm đó tất cả các máy tính chỉ là những chiếc hộp màu đen mà thôi.


18


Chiếc máy tính để bàn iMac
Với sự thành công của iMac, các nhà phát triển bắt đầu quay lại với Mac. Apple tiếp
tục sáng tạo hơn với iMac màu sắc và laptop iBook. Sau 3 năm, Steve Jobs đã đưa Apple
lên đến đỉnh cao. Chỉ đến khi đó ông mới đồng ý làm CEO của Apple vào tháng 1 năm
2000. Đây cũng là lần đầu tiên có 1 người làm CEO của cả 2 công ty cổ phần cùng 1 lúc.
Mục đích của Apple khi mua lại NeXT là đưa công nghệ phần mềm này vào nền tảng
Mac. Và Steve Jobs đã làm được điều đó khi ông cho ra mắt phiên bản đầu tiên của hệ
điều hành Mac OS X năm 2001. Mac OS X chính là NeXTSTEP trên Mac và nó đã trở
thành 1 trong những sản phẩm thiết yếu với Apple.
Tháng 1 năm 2001 tại Macworld San Francisco, Steve Jobs giới thiệu chiến lược
”trung tâm kỹ thuật số” – tương lai của máy tính cá nhân. Ông tin rằng máy tính có thể
trở thành trung tâm của các thiết bị kỹ thuật số như máy ảnh, máy quay, smartphone…
Tiếp nối ý tưởng đó, Apple đã thiết kế 1 bộ sản phẩm các ứng dụng quản lý trên máy tính
như iMovie (1999), iTunes (2001), iDVD (2001), iPhoto (2002), iCal và iSync (2002),
GarageBand (2004) và iWeb (2006). Đây là chiếc lược giúp Apple giành thị phần với PC
bởi lúc đó nền tảng Windows vẫn còn chưa có ý tưởng gì mới mẻ. Apple cũng bắt đầu
khởi động chiến dịch bán lẻ vào giữa năm 2001.

19


Cuộc cách mạng của iPod (2001 – 2006) của Steven Jobs

Tuy nhiên thành công lớn của Apple lại đến từ 1 sản phẩm khác: iPod. iPod chỉ là 1
phần của chiếc lược “trung tâm kỹ thuật số” và được bắt đầu vào năm 2001. Steve Jobs
ban đầu dự định sản xuất 1 thiết bị video, nhưng khi nhận ra rằng thời điểm đó âm nhạc
số mới là xu hướng, ông đã tập trung vào sản xuất máy nghe nhạc riêng của Apple –

iPod.
Thiết kế đẹp mắt, giao diện người dùng thông minh, bánh xe điều khiển, kết nối
FireWire tốc độ cao và khả năng đồng bộ hóa với iTunes đã khiến iPod trở thành sản
phẩm bán chạy nhất ngay từ lúc mới ra. Kế hoạch của Apple đã thành công, lần đầu tiên
mọi người mua Mac chỉ để có thể sử dụng máy nghe nhạc nhỏ bé này. Apple tiếp tục phát
triển iPod và đến năm 2002 đã khiến iPod có thể hoạt động với Windows, năm 2003 cho
ra mắt iTunes Music Store và phiên bản iTunes dành cho Windows. Năm 2006, Apple
tiếp tục tiến sâu vào thị trường âm nhạc bằng iPod mini (2004), iPod shuffle (2005), iPod
nano (2005) và mở rộng Music Store ra toàn thế giới. iTunes đã trở thành bảng xếp hạng
danh tiếng của thị trường nhạc số. Thị phần của iPod chiếm tới gần 75% và lợi nhuận mà
iPod đem lại bằng với lợi nhuận của máy tính.

20


Sự hợp nhất giữa Pixar và Disney (2003 – 2006)
iPod cũng đóng 1 vai trò rất quan trọng trong Pixar. Sau khi đạt được những thành
công liên tiếp với A Bug’s Life, Toy Story 2, Monster Inc. và Finding Nemo, Pixar quyết
định hủy hợp đồng phân phối với Disney bởi mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Steve Jobs
và CEO Michael Eisner của Disney. Steve Jobs thậm chí đã từng tuyên bố ông sẽ không
làm việc với Disney một khi Eisner còn tại nhiệm. Và hóa ra ban giám đốc của Disney
cũng không hài lòng với Eisner. Cháu của Walt Disney – Roy Disney đã loại Eisner ra
khỏi vị trí CEO và đưa Bob Iger lên làm CEO mới vào năm tháng 3 năm 2005.
Steve Jobs và Bob Iger bắt đầu làm việc cùng nhau bởi Apple đã quyết định bán các
chương trình truyền hình trên iTunes. Tháng 10 năm 2005, trước sự ngỡ ngàng của phóng
viên, Steve Jobs bắt tay với CEO mới của Disney – khẳng định sự hợp tác với Pixar trong
tương lại. Vào tháng 1 năm 2006, Pixar sát nhập vào Disney và Steve Jobs trở thành cổ
đông lớn nhất của Disney với 7% cổ phần. Giám đốc điều hành Ed Catmull và John
Lasseter của Pixar cũng giữ những vai trò chủ chốt của Disney.


Mở gian hàng trực tuyến iTunes Store - 2003

21


×