Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thị trường chứng khoán và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.88 KB, 20 trang )

Lời mở đầu
Nóng bỏng, bùng nổ, hầm hập, … đó là những từ xuất hiện rất nhiểu
trên các mặt báo để nói về một loại thị trường mới ra đời ở Việt
Nam :”Thị trường chứng khoán”.
Vài năm trước đây, nhắc đến chứng khoán có vẻ rất xa lạ nhưng giờ
đây, đi đến đâu, dù đang làm việc hay uống cà phê người ta cũng nhắc
đến “ chứng khoán”.

Một vài nét ban đầu về TTCK:
Năm 2006 vừa qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam
tăng trưởng : Chỉ số chứng khoán VN-index (thành phố Hồ Chí Minh)
tăng gần 144% trong năm 2006, và chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu
năm 2007, tăng 44%. Chỉ số này vào 28/2/2007 là 1136 như vậy là đã
tăng 11 lần kể từ ngày mở sàn buôn bán ngày 28 tháng 7 năm 2000. Số
trương mục đăng ký giao dịch chứng khoán tăng 4 lần, từ 32 ngàn lên 120
ngàn, số người giao dịch trên thị trường này có thể lên tới 500 ngàn, 5 lần
cao hơn thị trường có kiểm soát . Thị trường miền Viễn tây ở Việt Nam
có phần giống như thị trường OTC (over-the-counter) ở Mỹ và các nước
khác, cho phép buôn bán cổ phiếu của các công ty thường là chưa hội đủ
điều kiện để được phép đăng ký trên thị trường chứng khoán chính thức,
thị trường OTC trao đổi thẳng giữa người bán và người mua không qua
trung gian. Nhưng ngược lại OTC chỉ trao đổi cổ phiếu của các công ty
chưa có quá trình hoạt động nên mức rủi ro rất cao. Dù vậy, thị trường
OTC ở các nước vẫn có tổ chức ở mức nhất định, bị Ủy ban Chứng khoán
(SEC) kiểm soát, giá cả và cổ phiểu trao tay phải đăng ký trong vòng 90
giây.

1


Mục đích nghiên cứu


Để hiểu rõ ràng mục đích, lợi ích, nguyên tắc hoạt động, các
phương thức kinh doanh , hiện trạng TTCK .
Đề cập một số giải pháp để TTCK Việt Nam phát triển ổn định
hơn, minh bạch hơn, phát huy vai trò của nó tốt hơn trong nền kinh tế
Việt Nam.

PHẦN I:

CHÂN DUNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

I/NHÌN LẠI NĂM BÙNG NỔ CỦA TTCK VIỆT NĂM 2006

1.Thị trường chứng khoán niêm yết
Năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu một sự
tăng trưởng vượt bậc. Bên cạnh số lượng và quy mô của các công ty
mới lên sàn, các chuyên gia trong và ngoài nước cũng đánh giá cao sự
tham gia của công chúng đầu tư Việt Nam.
Với khoảng 106.000 tài khoản giao dịch được mở tại thời điểm cuối
năm 2006 và tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2007, sự quá
tải của các công ty chứng khoán trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Tháng 12 là tháng sôi động nhất của thị trường chứng khoán Việt
Nam trong năm 2006 với hơn 50 loại cổ phiếu đồng lọat niêm yết tại hai
sàn Tp.HCM và Hà Nội, trong đó có cả cổ phiếu ngân hàng, công ty
2


chứng khoán... Chỉ số VN Index của Trung tâm giao dịch chứng khoán
TPHCM đã tăng đến 49% trong năm nay, cao nhất trong số 90 chỉ số

chứng khoán mà hãng tin tài chính Bloomberg theo dõi. Giá trị thị trường
của 107 thành viên tại đây đạt 15,8 tỷ USD trong phiên giao dịch kết thúc
ngày hôm qua, 20/3, tăng so với khoảng 500 triệu USD vào cuối năm
2005.

Năm 2006 là năm đầy bất ngờ của thị trường chứng khoán Việt Nam với
sự tăng trưởng đột biến ngoài dự tính của các nhà quản lý cũng như các
nhà đầu tư. Nhìn chung thị trường phát triển nhanh cả về lượng và chất.
Về lượng, chỉ riêng năm qua đã có trên 120 công ty niêm yết trên sàn
giao dịch Tp.HCM và Hà Nội. Nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường
tăng gấp 5 lần so với năm trước. Đến hết 31/12/2006, thị trường chứng
khoán Việt Nam đã đạt 17% GDP, vượt qua cột mốc 15% GDP. Với kết
quả này, thị trường chứng khoán đã vượt mục tiêu 10-15% GDP mà Thủ
tướng đặt ra trong chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán đến
năm 2010.
3


Về chất, trong năm qua các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp
hơn, không còn đầu tư theo tâm lý như những năm trước đây. Bằng chứng
là trong khi rất nhiều cổ phiếu “sốt” thì vẫn có những cổ phiếu giảm giá
hoặc đứng chứ không phải cổ phiếu nào cũng tăng như trước.
Về phía các công ty niêm yết, đã có những nghiên cứu kỹ hơn về thị
trường chứng khoán và các báo cáo tài chính của các công ty cũng bài
bản và rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quan
trọng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.
.

2.Thị trường OTC
Song song với sự tăng trưởng nóng của chứng khoán niêm yết. thị

trường chứng khoán (TTCK) trao tay (OTC) cũng ngày càng thu hút thêm
nhiều nhà đầu tư mua – bán. Các giao dịch cổ phiếu trên sàn OTC rất đơn
giản và nhanh chóng, theo nguyên tắc thuận mua, vừa bán.
Giá cổ phiếu cũng biến động không thua kém TTCK niêm yết.
Thậm chí, cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề
“hot” như ngân hàng, dầu khí cũng luôn ở trong tình trạng sốt “nóng”.
Giá cổ phiếu từ đó được nâng lên cao, nhưng lại không có một mức nhất
định.
Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ phát hành cổ
phiếu để huy động vốn với giá phát hành khá cao. Thêm vào đó, việc phát
hành cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết hiện nay cũng không
cần lưu ký quan công ty chứng khoán, nên giá cả đều do doanh nghiệp tự
quyết định. Theo các chuyên gia và nhà điều hành thị trường, điều này

4


tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư khi tham gia mua – bán cổ phiếu trên
thị trường OTC. Do vậy, các chuyên gia cho rằng, Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN) cần sớm có một quy định cụ thể cho thị trường
này để tạo tính minh bạch và hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, ông Trần
Đắc Sinh cho rằng, đã đến lúc phải “báo động đỏ” với thị trường OTC ở
Việt Nam. Theo ông Sinh, hiện chưa có bất cứ sự kiểm soát nào đối với
việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp chưa niêm yết. Thậm chí,
một số công ty đã tự ý chia nhỏ mệnh giá để thu hút nhà đầu tư. Các công
ty cổ phần đăng ký đại chúng là rất ít. Bản thân các ngân hàng và các
công ty chứng khoán cũng chưa đăng ký, trong khi, công ty chứng khoán
và các ngân hàng thương mại cổ phần chính là các công ty đại chúng.


3.Những sàn giao dịch nóng “hầm hập”
Sáng 21-11, cổ phiếu của Ngân hàng Á Châu (mã chứng khoán
ACB) chính thức giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội (HASTC).
Tại chi nhánh mới khai trương của Cty chứng khoán ACB (ACBS)
Hà Nội, ít phút trước khi cổ phiếu của NHTM cổ phần lớn nhất nước này
lên sàn, căn phòng rộng chừng hơn trăm mét vuông đông nghẹt các nhà
đầu tư. Những tấm bảng điện tử liên tục nhấp nháy, bầu không khí nóng
hầm hập với những khuôn mặt trộn lẫn cả lo âu, hy vọng. Và nụ cười lập
tức “ập” đến từ lần đặt lệnh mua - bán đầu tiên...
Nói về sự kiện giá cổ phiếu và giá trị giao dịch của ACB sáng 2111, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc HASTC khẳng định: “Đó là một sự
đột phá. ACB đã làm tăng thêm 25% quy mô vốn điều lệ của các doanh
nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội. Và với mức giá hình thành trong phiên

5


giao dịch sáng nay thì vốn hóa của sàn Hà Nội đã tăng gấp đôi. Đây là sự
kiện rất có ý nghĩa”.
Phiên giao dịch đầu tiên cách đây 2 ngày cổ phiếu ACB chỉ là một ví dụ
chứng minh cho sức sống và độ “nóng” của TTCK.
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM những ngày này cũng
đang trong bầu không khí sôi động nhất từ đầu năm đến nay khi mà giá
cổ phiếu và chứng chỉ quỹ VF1 đều tăng mạnh.
Việc nhà đầu tư nước ngoài tăng tốc mua bán chứng khoán còn làm cho
cầu trên thị trường, kể cả thị trường OTC “nóng” gấp gần 2 lần tuần
trước. Tại phiên giao dịch 1.423 hôm 22-11, chỉ số VN - Index đạt 598,22
điểm, tăng 13,96 điểm (+2,39%) so với phiên giao dịch hôm trước.
Trung tâm GDCK Hà Nội, kết thúc phiên giao dịch cùng ngày, chỉ số
HASTC-Index tăng 5,77 điểm (+2,93%) so với phiên trước đạt 202,94

điểm. Khác với lần VN- Index tăng giá “ảo” lên ngưỡng 600 điểm hồi
tháng 4-2006.

4.Quy mô thị trường chứng khoán
Theo số liệu nghiên cứu của các Tập đoàn HSBC Holdings Plc, tổng giá
trị thị trường của các Cty niêm yết trên sàn tại Việt Nam hiện mới chỉ đạt
chừng 3,2 tỷ USD(2006), tổng giá trị các Cty giao dịch trên thị trường
OTC cũng không vượt quá 6 tỷ USD.
Nếu so sánh với giá trị các Cty niêm yết của nước láng giềng Thái Lan
lên tới 138 tỷ USD, con số này quả khiêm tốn. Tuy nhiên, với cú hích VN
trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
một số tổ chức đầu tư tài chính vừa đưa ra dự báo rất lạc quan: Đó là giá
trị TTCK VN sẽ có sự đột phá mạnh, chiếm tới 20-30% GDP của Việt
6


Nam trong 5 năm tới thay vì chỉ khoảng 6% như hiện nay.

5.Xu hướng phát triển ra thế giới của một số
“ông lớn”
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang chuẩn bị kế
hoạch niêm yết tại thị trường Singapore.
Trước đó, Cavico Minning, một doanh nghiệp chuyên ngành khai
thác mỏ và xây dựng (vốn điều lệ 31 tỷ VND, lợi nhuận ròng 15,7%)
cũng không giấu ý định muốn “rậm rạp” vươn ra thị trường sừng sỏ là sàn
giao dịch New York (Mỹ).
Tại hội nghị đầu tư hôm 20-11 khi được hỏi ACB có ý định vươn
ra thị trường ngoài, ông Trần Mộng Hùng, Chủ tịch HĐQT ACB cho biết
đây là một vấn đề lớn và khó khăn.Việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường
nước ngoài sẽ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến chi phí và quy định

hiện hành (ngoài quy định về tỷ lệ sở hữu, Luật Chứng khoán có hiệu lực
năm 2007 cũng quy định DN chỉ được phát hành bằng VND, một hạn chế
rất lớn khi huy động tại thị trường nước ngoài).
Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc NHTM Ngoài quốc doanh
(VPbank) khẳng định: “Việc đưa cổ phiếu của DN trong nước ra niêm yết
tại TTCK thế giới cũng giống như vượt sông ra biển lớn. Đúng là nếu lên
được sàn và huy động vốn tại TTCK New York thì nguồn vốn có thể là vô
tận nhưng nếu doanh nghiệp không thực sự vững mạnh theo đúng chuẩn
mực quốc tế thì cũng giống như việc “ném mình xuống hồ đầy cá sấu”.
Vì vậy cần có những bước chuẩn bị thật chiến lược và cẩn trọng”.

7


II/NĂM 2007 THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM VẪN TIẾP TỤC “
CẤT CÁNH” VÀ PHÁT TRIỂN NHANH,
NGÀY CÀNG CHUYÊN NGHIỆP HƠN
Lượng hàng hoá sẽ tiếp tục tăng và ổn định chứ không dồn dập như
tháng cuối năm 2006..
8


Lý do vì 2007, chủ trương của Nhà nước là đẩy nhanh tiến độ cổ
phần hóa, nhiều doanh nghiệp lớn sẽ niêm yết khiến hàng hóa trên thị
trường hấp dẫn và sôi động hơn.
Một lý do khác là hiện thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài
của Việt Nam mới chiếm 5% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài, trong khi
đó ở các nước thường chiếm từ 30-40%, nên thị trường chứng khoán sẽ là
kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp mạnh trong những năm tới.


Huy động vốn trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng dễ dàng
và thông thoáng hơn. Hiện đã có rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài có mặt
ở Việt Nam và nhiều quỹ khác đang có ý định tham gia vào thị trường tài
chính của Việt Nam.
Vẫn phát triển nhanh nhưng đã dần giảm độ “nóng” với những đợt
tự đỉều chỉnh:
Cổ phiếu OTC rơi nhanh không chỉ vì VN-Index giảm 7 phiên liên tiếp
mà cũng bị tác động từ hàng loạt những tuyên bố, quyết định, biện pháp
để hạ nhiệt, kiểm tra, quản lý thị trường.Mặt khác nhiều người mua OTC
giá rẻ, trung bình và mua lấy được khi cần bán đó không bán được càng
làm cho giá hạ. Từ ngày 23-28/3/2007, có thời điểm thị trường OTC gần
như đóng băng.Bên cạnh đó nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu lo ngại về việc
làm giá, biên độ chênh lệch giá quá cao, thông tin mù mờ, thiếu minh
bạch và có quá nhiều cổ phiếu OTC “vô danh” được tung ra thị trường...
Những đợt đỉều chỉnh này còn được các nhà chuyên gia tài chính
thế giới dự đoán trong vài tháng tới đây chỉ số chứng khoán Việt Nam có
thể giảm tới 30% hoặc có thể hơn sau một thời gian dài phát triển ngoạn
mục.

9


Nhưng đó sẽ là những điều chỉnh hợp lý để thị trường có thể vững
vàng hơn trong thời gian tới, để phù hợp hơn với mức độ tăng trưởng của
toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
“Nóng” nhưng hoàn toàn “lạc quan”!

III/ MỘT SỐ MẶT BẤT CẬP ĐANG TỒN
TẠI BÊN TRONG VÀ XUNG QUANH

CHỨNG KHOÁN
1.NGƯỜI “MÙ” CHƠI CHỨNG KHOÁN
Khi mà ranh giới giữa đầu tư - đầu cơ còn hết sức mơ hồ, với
không ít người, việc bỏ tiền chơi chứng khoán cũng giống như một
người... mù, lộc cộc chống gậy dò đường, ai dắt đi đâu thì đi đó. Thắng
thì mong có tiền chợ. Thua thì tặc lưỡi coi như mua kinh nghiệm. Kỳ lạ là
hầu hết đều... chưa thua.
Một mảnh chuyện vui: “Sàn ACB TP.HCM sáng đó thì "lưu
truyền" câu chuyện dở khóc dở cười của một "nhà đầu tư" thuộc thế hệ...
4X. Đến sớm xếp hàng, cuối cùng ông cũng chen được một chỗ và phải
ngồi bệt xuống đất để đặt lệnh. Đây chắc chắn là lần đầu tiên ông lên sàn.
Và chắc là cũng tham khảo, nghe tư vấn nhiều nên ông đặt mua cổ phiếu
của ngân hàng S. - cổ phiếu thuộc dạng blue - chip (dạng top). Tất cả đều
rất "sành điệu" cho đến khi viết lệnh. Thay vì phải biết và viết mã cổ
phiếu lên giấy, ông viết nguyên tên ngân hàng này ra không sót một chữ

10


nào để đặt mua. Dân "pro" (chuyên nghiệp) ồ lên cười nhưng chẳng ai
giúp bởi bản thân họ cũng phải dán mắt lên theo dõi, đặt lệnh.”

2. “LUẬT RỪNG”
* Nhận tài sản ký gửi rồi mặc nhiên phớt lờ mọi nhu cầu giao
dịch của người ta.
* đưa đủ tiền mua mà vẫn bị người ta "hớt" tay trên cả món
hàng
Luật rừng này bắt nguồn từ một hạn chế của cơ sỏ hạ tầng: nhập
lệnh vẫn chưa được tự động hóa!


3.CÁC ĐẠI GIA VÀ NHỮNG THỦ THUẬT
Các chiêu chụp giật điển hình nhằm trục lợi của một số kẻ đầu cơ
trong thời gian gần đây:
Tạo giao dịch ảo: Giới kinh doanh chứng khoán còn nhớ rất rõ sự
kiện mang đậm thời khắc lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam,
đó là vào các ngày 10, 11, 12-3 năm nay, hàng loạt cổ phiếu từ blue-chip
tới pennystock (cổ phiếu giá trung bình và rẻ) đồng loạt tăng giá kịch trần
và trở lên rất khan hiếm. Không ít cổ phiếu trong các phiên trên không
được bán ra một chiếc nào.
Tuy nhiên, trong 3 phiên giao dịch ngày 13, 14, 15-3 hàng loạt cổ
phiếu niêm yết đồng loạt giảm giá kịch sàn, xuất hiện một cuộc "tháo
chạy" gần như chưa từng có trong tiền lệ của ngành chứng khoán Việt
Nam.
Các "đại gia" đã thi nhau đặt các lệnh giao dịch mua ảo nhằm ru
ngủ các nhà đầu tư thiêu thân khiến những đối tượng này cứ nghĩ rằng,
mua cổ phiếu hôm trước, hôm sau tăng kịch trần là đã có lãi nên đã không

11


ngớt đặt lệnh mua giá cao càng khiến cho cổ phiếu trở lên tăng giá và
khan hiếm hơn.
Kiểu kinh doanh chụp giật tiếp theo là kiểu "rải đinh". Lợi dụng sự
sơ hở trong quản lý tài khoản, những kẻ đầu cơ đã tạo ra nhiều tài khoản
riêng đứng tên những người khác nhau. Khi thực hiện lệnh mua hoặc bán,
họ đặt giá ở nhiều cấp độ khác nhau.
Việc làm này khiến không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm cho
rằng, cổ phiếu đang xuống thấp hoặc lên cao ở các mức độ an toàn, có thể
mua vào hoặc bán ra vào thời điểm đó là hợp lý. Khi những nhà đầu tư
non nớt làm việc trên thì các đại gia dựa vào nhiều tài khoản khác mà họ

đã lập sẵn để mua vào hoặc bán ra theo kế hoạch mà họ đã sắp đặt trước.
Ngoài những kiểu kinh doanh chụp giật trên, còn có kiểu chụp giật
khác thường thấy trên thị trường chứng khoán Việt Nam là: một số nhà
đầu tư liên kết với nhau để đưa một loại cổ phiếu nào đó lên đỉnh cao
hoặc dìm xuống với giá thấp để thực hiện ý đồ xấu.
4. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CHƯA HOÀN THIỆN
Rủi ro hệ thống là những rủi ro mà NĐT không thể đa dạng hoá
hay chính xác hơn là phải chấp nhận nó. Rủi ro hệ thống bao gồm sự thay
đổi về chính sách pháp luật, chính sách quản lý TTCK, quản lý dòng vốn
gián tiếp nước ngoài đầu tư vào TTCK, sự thay đổi tỉ giá hối đoái...
Hiện tại, Luật Chứng khoán đã có hiệu lực nhưng các văn bản
hướng dẫn vẫn đang trong quá trình dự thảo, các quy định quản lý về thị
trường, giao dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi
phù hợp, do vậy, chưa thể đáp ứng ngay yêu cầu về tính ổn định, rõ ràng,
minh bạch.

12


Trước khi kết thúc năm 2006, có một số tin đồn về việc Ngân hàng
Nhà nước dự kiến hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu tư vào TTCK VN.
Tin tức này đã khiến giao dịch chứng khoán kém sôi động, đặc biệt là
khối đầu tư nước ngoài đã có bước đi cẩn trọng hơn.
Việc hạn chế dòng vốn "đầu cơ" nước ngoài trên TTCK là cần thiết
và quản lý ngoại hối là việc hết sức bình thường đối với bất kỳ quốc gia
nào. Dòng vốn đầu cơ có đặc điểm lớn và thời hạn đầu tư ngắn nên khi
đồng loạt rút khỏi thị trường dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ.

13



14


PHẦN2: MỘT

SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

@ Sớm đưa ra biện pháp kiểm soát thị trường OTC:
Việc đăng ký công ty đại chúng là việc làm rất cấp bách và cần
thiết. Sau khi đăng ký công ty đại chúng, thì tất cả công ty cổ phần đại
chúng đều phải lưu ký và mua bán chứng khoán theo Nghị định 14/NĐCổ PHầN về hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán. Nghị định này quy
định, tất cả việc mua – bán cổ phiếu phải được thông qua các công ty
chứng khoán có lưu ký. Trong khi đó, hiện nay việc mua – bán cổ phiếu
trên thị trường OTC chỉ được giao dịch bằng miệng nên tiềm ẩn nhiều rủi
ro.

@ Tạo lập định chế cho thị trường mở hơn, nâng cấp
cơ sở hạ tầng, hoàn thiện chi tiết các khung pháp lý để
giám sát thị trường, hệ thống công nghệ... chuẩn bị kỹ
cho phát triển của thị trường đến năm 2010.
@ Triển khai việc bỏ sàn giao dịch và thực hiện nhận
lệnh từ xa.

15


Làm được điều này sẽ cho phép giao dịch diễn ra thông suốt,đơn

giản hơn rất nhiều bỏ các khâu trung gian và những hệ “luật rừng”.

@ Xây dựng một hệ thống giao dịch hoàn thiện bao
gồm: giao dịch, công bố thông tin, giám sát...cho toàn
bộ thị trường.
@Chú trọng phát triển trọng tâm nguồn nhân lực con
người:
Đây là phần quan trọng nhất để đạp ứng như cầu phát triển nhanh
chóng của thị trường và số lượng nhà đầu tư.

III/TÓM TẮT KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
 Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển thần
kỳ trong năm 2006 vừa qua cả về chất lẫn lượng.
 Năm 2007 bắt đầu tự điều chỉnh dần đi vào ổn định,
giảm bớt độ “nóng” và sẽ tiếp tục phát triển ở trình độ
chuyên nghiệp hơn
 Vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết ở thị trường
OTC, ở cơ sở hạ tầng, chính sách-luật, đặc biệt ở các
nhà đầu tư và nguồn nhân lực chuyên nghiệp.

16


 Ghi nhận những bước đi đúng đắn của chính phủ trong
quản lý, xu hướng phát triển xây dựng thị trường
chứng khoán chuyên nghiệp trong những năm tới đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 Ckvn.com
17



 Vneconomy.com.vn

18


19


20



×