Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Thực trạng áp dụng phác đồ điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy và các yếu tố ảnh hưởng tại 6 tỉnh phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 83 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TRNG QUNH

THựC TRạNG áP DụNG PHáC Đồ ĐIệN CHÂM ĐIềU
TRị
Hỗ TRợ CAI NGHIệN MA TúY Và CáC YếU Tố
ảNH HƯởNG
TạI 6 TỉNH PHíA BắC
Chuyờn nganh: QUN Lí BNH VIN
Mó s: 60720701
LUN VN THC S Y HC
NGI HNG DN KHOA HC:
1. TS. NGUYN HONG LONG
2. TS. TRN TH HNG PHNG


Hà Nội - Năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Phòng quản
lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học
Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Bộ môn Tổ chức và Quản lý


Y tế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ Tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để Tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cà cán bộ các sở Y tế, sở
LĐTB&XH, các trung tâm cai nghiện 06 và bệnh viện YHCT tỉnh đã tạo điều
kiện cho tôi lấy số liệu và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Hoàng Long và
TS. Trần Thị Hồng Phương – Giảng viên bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tế –
Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, là người Thầy người Cô
kính mến đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ Tôi hoàn thành
luận văn này.
Và cuối cùng, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn
bè đã luôn bên cạnh dành cho Tôi mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để Tôi
vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Hà nội, ngày 09 tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Trọng Quỳnh


ii

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
 Phòng Quản lý Đào tạo Sau đạo học trường Đại học Y Hà Nội
 Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
 Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học Viện Đào tạo Y học dự phòng và
Y tế công cộng
 Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tế Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế
công cộng.
 Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứucủa tôi. Các số liệu,
cách xử lý, phân tích số liệu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Các kết
quả nghiên cứu này chưa được công bố ở trong bất kỳ tài liệu nào.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà nội, ngày 09 tháng 10 năm 2015
Học viên

Nguyễn Trọng Quỳnh


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ............................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa về ma túy ........................................................................ 3
1.1.2. Định nghĩa nghiện ma túy: ............................................................... 3
1.2. PHÂN LOẠI MA TÚY, NGHIỆN MA TÚY, TÁC HẠI VÀ TIÊU
CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY ............................................... 4
1.2.1. Phân loại ma túy ............................................................................... 4
1.2.2. Phân loại nghiện ma túy.................................................................... 7
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy ............................................... 8
1.2.4. Tác hại của ma túy ............................................................................ 9
1.3. TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 10
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................... 10
1.3.2. Việt Nam ......................................................................................... 10
1.4. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MA
TÚY .............................................................................................................. 12
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH CAI NGHIỆN TRÊN THẾ

GIỚI VÀ VIỆT NAM .................................................................................. 13
1.5.1. Trên thế giới .................................................................................... 13
1.5.2. Các mô hình và phương pháp cai nghiện tại Việt Nam.................. 14
1.6. PHƯƠNG PHÁP CAI NGHIỆN BẰNG ĐIỆN CHÂM ...................... 17
1.6.1. Giới thiệu phương pháp .................................................................. 17
1.6.2. Quy trình triển khai tại Việt Nam ................................................... 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 21
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 21


iv

2.2. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 21
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn:....................................................................... 21
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: ......................................................................... 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 22
2.4. Mẫu và cách chọn mẫu.......................................................................... 22
2.4.1. Cỡ mẫu ............................................................................................ 22
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................. 23
2.5. Biến số chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 24
2.6.Bộ công cụ thu thập số liệu .................................................................... 27
2.7. Quy trình thu thập số liệu...................................................................... 27
2.8. Quản lý và phân tích số liệu .................................................................. 29
2.9. Sai số và khống chế sai số nghiên cứu.................................................. 30
2.10. Vấn đề đạo đức nghiên cứu................................................................. 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 31
3.1. Thực trạng áp dụng phác đồ điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy
tại 6 tỉnh phía Bắc giai đoạn 2003 – 2014. .................................................. 31
3.1.1. Thông tin chung của các cán bộ y tế và bệnh nhân ........................ 31
3.1.2. Tình hình triển khai PP điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy

................................................................................................................... 34
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai biện pháp cai nghiện bằng
điện châm ..................................................................................................... 38
Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu .................................................. 47
4.2. Thực trạng áp dụng phác đồ điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy
của 6 tỉnh phía Bắc giai đoạn 2003 – 2014. ................................................. 48
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp điện châm
trong cai nghiện ............................................................................................ 51


v

4.3.1. Các yếu tố từ phía nhà cung cấp dịch vụ ........................................ 51
4.3.2. Các yếu tố từ phía người nghiện ma túy ......................................... 53
4.4. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 56
KẾT LUẬN .................................................................................................... 57
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin chung của cán bộ lãnh đạo ............................................ 31
Bảng 3.2: Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân cai nghiện ...................... 32
Bảng 3.3: Đặc điểm nghiện ma túy của bệnh nhân cai nghiện ....................... 33
Bảng 3.4: Tình hình triển khai phác đồ điện châm tại các địa phương .......... 34
Bảng 3.5: Tình hình triển khai phác đồ tại các đơn vị .................................... 34

Bảng 3.6: Lý do triển khai phác đồ điện châm ............................................... 35
Bảng 3.7: Hiệu quả PPĐC trong hỗ trợ cai nghiện theo đánh giá .................. 35
Bảng 3.8:Tình trạng tái nghiện sau áp dụng điều trị hỗ trợ bằng phương pháp
điện châm ........................................................................................................ 36
Bảng 3.9: Hiệu quả phương pháp điện châm so với phương pháp hỗ trợ khác
theo đánh giá của lãnh đạo .............................................................................. 36
Bảng 3.10: Đánh giá kết quả cai nghiện và nguy cơ tái nghiện bằng điện châm
đợt này của đối tượng ...................................................................................... 37
Bảng 3.11: Kiến thức của đối tượng nghiên ma túy ....................................... 39
Bảng 3.12: Sự tự nguyện và mong muốn cai nghiện của bệnh nhân tham gia
cai nghiện ........................................................................................................ 40
Bảng 3.13: Tiền sử cai nghiện của đối tượng ................................................. 41
Bảng 3.14: Lý do đối tượng quyết định cai nghiện ........................................ 42
Bảng 3.15: Những khó khăn đối tượng gặp phải khi bỏ ma túy ..................... 42
Bảng 3.16: Tác động từ gia đình và địa phương đối với việc cai nghiện lần
này ................................................................................................................... 43
Bảng 3.17: Lý do chọn phác đồ điện châm và mức độ tin tưởng với phác đồ
của bệnh nhân .................................................................................................. 44
Bảng 3.18: Sự tiếp nhận phương pháp điện châm của đối tượng ................... 44
Bảng 3.19: Lý do chấp nhận phương pháp điện châm.................................... 45
Bảng 3.20: Lý do không chấp nhận phương pháp điện châm ........................ 45
Bảng 3.21: Chi phí cho một đợt điều trị điện châm ........................................ 46


vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Khó khăn trong quá trình triển khai phương pháp điện châm .. 38
Biểu đồ 3.2: Biện pháp để triển khai hiệu quả phương pháp điện châm ........ 39



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

Bộ LĐTB&XH

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

BCA

Bộ Công An

BN

Bệnh nhân

CBYT

Cán bộ y tế

Cục QL YDCT

Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

CKI


Chuyên khoa I

CKII

Chuyên khoa II

MOH

Ministry of Health (Bộ Y tế)



Quyết định

KCB

Khám chữa bệnh

KTV

Kỹ thuật viên

SDMT

Sử dụng ma túy

SYT

Sở Y tế


Ths

Thạc sỹ

TS

Tiến sy

UNDOC

Cơ quan phòng chống Ma túy và tội phạm liên hợp quốc

UBND

Ủy Ban nhân dân

YDCT

Y dược cổ truyền

YHHĐ

Y Học hiện đại

WHO

Tổ chức y tế thế giới



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có nền Y dược học cổ truyền lâu đời, có tiềm
năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Ngay từ
khi hoà bình lập lại, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo ngành Y tế phối
hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội thực hiện đường lối “kế thừa,
phát huy, phát triển y dược học cổ truyền, kết hợp với y dược học hiện đại xây
dựng nền Y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng” [1].
Ngày nay, Y học cổ truyền (YHCT) đóng vai trò quan trọng trong việc
điều trị và dự phòng một số bệnh dịch, bệnh mới nổi như Cúm, Sốt xuất
huyết, dịch tả, dịch sởi…Đối với công tác phòng chống và cai nghiện ma
túy,YHCT cũng đã và đang tham gia một cách tích cực và đem lại nhiều hiệu
quả cao. Hiện nay đã có nhiều bài thuốc YHCT được áp dụng một cách có
hiệu quả trong việc điều trị và hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy như Hufusa,
Cedemex hay Camax [2]. Trong đó, điện châm đồ đã được chứng minh có
hiệu quả tốt với ít tác dụng phụ trong việc giúp người sử dụng ma túy cai
nghiện thành công [3].
Ngày 21 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết
định số 5467/2003/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn áp dụng phương pháp điện
châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý" [4]. Để triển khai thực hiện tốt phác
đồ này, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (QLYDCT) đã phối hợp tích cực với
Tiểu Ban phòng chống ma túy - Bộ Y tế trong việc tuyên truyền, phổ biết kiến
thức sâu rộng đến các cán bộ làm công tác YHCT tại các tuyến, đặc biệt là
tuyến cơ sở, thông qua các lớp tập huấn chuyên môn, các phương tiện thông
tin đại chúng, các lớp chuyển giao kỹ thuật… nhằm giúp điều trị cai nghiện
cho các bệnh nhân nghiện ma túy. Bên cạnh đó, các hoạt động hội thảo, tập
huấn phối hợp với Bộ Công an và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng



2

đã được thực hiện, nhằm góp phần củng cố và nâng cao vai trò của YHCT
trong công tác cai nghiện tại Việt Nam.
Qua 10 năm thực hiện, để có một cách nhìn tổng quát về quá trình áp
dụng triển khai tại các địa phương cũng như nhu cầu và tính hiệu quả của
phác đồ, việc đánh giá lại quá trình này là cần thiết, từ đó giúp cung cấp các
bằng chứng cho việc triển khai phác đồ này trong thời gian tới. Do đó, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu "Thực trạng áp dụng phác đồ điện châm điều trị
hỗ trợ cai nghiện ma túy và các yếu tố ảnh hưởng tại 6 tỉnh phía Bắc"
gồm mục tiêu sau:
1) Mô tả việc áp dụng phác đồ điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiên ma túy
tại trung tâm 06, bệnh viện YDCT của 6 tỉnh phía Bắc giai đoạn 2003 – 2014.
2) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng phác đồ trên tại 6
tỉnh phía Bắc từ 2003 – 2014.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Định nghĩa về ma túy
Luật phòng, chống ma tuý của Việt Nam tại điều 2 đã đưa ra một số
định nghĩa về ma tuý hoặc có liên quan đến khái niện ma tuý như sau [5]:
1. Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,

nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
4. Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế,
sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
5. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh
được quy định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Cây có chứa chất ma tuý bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây
cô ca, cây cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma tuý do Chính phủ quy định”.
1.1.2. Định nghĩa nghiện ma túy:
- Sổ tay chẩn đoán của hiệp hội Tâm thần mỹ (APA) định nghĩa nghiện
như sau: Các triệu chứng bao gồm hiện tượng dung nạp (Cần phải tăng liều
lượng sử dụng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma tuý để giảm triệu chứng
cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếp tục sử dụng
dù biết nó có hại cho bản thân hay những người khác[6].


4

- Theo Tổ Chức Y Tế Thê Giới (WHO) thì nghiện ma tuý là tình trạng lệ
thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma
tuý lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma tuý và
tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm
thấy sự bức bách phải dùng ma tuý để có được những hiệu ứng ma tuý về mặt
tâm thần của ma tuý và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma tuý. Tình
trạng lệ thuộc này có thể kèm theo hiện tượng quen ma tuý hoặc không, và
một người có thể bị lệ thuộc vào nhiều lọai ma tuý[7].
1.2. PHÂN LOẠI MA TÚY, NGHIỆN MA TÚY, TÁC HẠI VÀ TIÊU
CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TÚY
1.2.1. Phân loại ma túy
1.2.1.1. Phân loại theo luật pháp

Luật pháp chia ma túy làm hai nhóm: hợp pháp và bất hợp pháp[8].
a) Ma túy hợp pháp: Những loại ma túy hợp pháp thông dụng
1) Rượu, bia
2) Ni-cô-tin (thuốc lá)
3) Ca-phê-in
4) Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics)
gồm có: Ben-zô-đai-a-zê-pin (Benzodiazepines) như Serepax, Valium,
Librium...
5) Một số dược phẩm trong nhóm amphetamies như dexamphetamine,
methylphenidate, phentermine...
Ghi chú:Tuy nhiên có một vài giới hạn đối với một số thuốc hợp pháp.
Những loại này có thể trở thành bất hợp pháp, ví dụ như việc thiếu niên dưới
18 tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp. Những loại thuốc trị bệnh
cũng có thể trở thành bất hợp pháp nếu mua qua bạn bè, chợ đen hay mua
không có toa bác sĩ.


5

b) Ma túy bất hợp pháp: Những loại ma túy được xem là bất hợp pháp tại
gồm có:
1) Cần sa (Cannabis)
2) Bạch phiến (Heroin)
3) Các loại gây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT,
Psilocybin, Psilocin,
Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine...
4) Cô-ken (Cocaine)
5) Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện
(narcotics) mua không có toa bác sĩ.
6) Các loại amphetamine bất hợp pháp như: methamphetamine, crystal

methamphetamine....
1.2.1.2. Phân loại theo tác dụng
Phân loại theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính: kích
thích, ức chế thần kinh và gây ảo giác[9]:
a) Chất kích thích:
Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanh hoạt động của hệ
thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thệ.Các loại thuốc kích thích bao gồm:
1) Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá
2) Cà-phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loại nước tăng lực (energy
drinks), sô-cô-la (chocolate), nước cô-ca cô-la (coke)
3) Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá
học rất gần như Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylpheniate...
4) Cô-ken – Cocaine
b) Chất ức chế:
Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động.Thuốc ức chế thần
kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệ thống thần
kinh.Dưới đây là một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện:


6

- Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ
+)Rượu(ethanol): Bia, rượu chát, rượu mạnh...
+) Benzô-đai-zê-pin (Benzodiazepines) là những thứ thuốc an thần loại
nhẹ hoặc thuốc ngủ.Những loại Ben-zô thông dụng như Librium, Antenax,
Valium, Propam,Mogadon, Dormicum, Nitepam, Alepam, Murelax, Serapax,
Benzotran, Rivotril, Euhypnos, Normison, Temaze, Rohypnol...
- Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện (opium), morphine,
pethidine, codein, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine...
- Cần sa ở liều lượng nhẹ

- Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc chùi sơn, keo,
dung dịch pha loãng sơn (paint thinner)...
c) Chất gây ảo giác:
Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấy hoặc nghe những
điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy sự vật chung
quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay khác hơn bình
thường.Các loại thuốc gây ảo giác gồm có:
- LSD (lysergic acid diethylamide)
- DMT (dimethyltryptamine)
- Psilocybin (magic mushroom)
- Psilocin (magic mushroom)
- Mescaline (peyote cactus)
- DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline)
- MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh
- Phencyclidine or PCP (angel dust)
- Ketamine
- Cần sa ở liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil)


7

1.1.2.3. Phân loại dựa theo nguồn gốc sản sinh
Các chất ma túy gồm có: Ma túy tự nhiên, ma túy bán tổng hợp và ma
túy tổng hợp[9].
a) Ma túy tự nhiên: Ví dụ: thuốc phiện, cần sa… Đây là các chất ma túy có
sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc
phiện, cần sa, coca...
- Nguồn gốc:
o


Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến ...), có
trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

o

Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được
trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia
và ở Tây Nguyên

o

Từ lá cây cô ca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ.

b) Ma túy bán tổng hợp: Ví dụ như hêroin
c) Ma túy tổng hợp: Ví dụ như estasy ,đá (hay là crystal meth)), Morphine.
Nguồn gốc: Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm
amphetamin, ketamin, methaphetamin…

Các chất ma túy tổng hợp thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần.
1.2.2. Phân loại nghiện ma túy
Có 3 mức nặng, trung bình, nhẹ dựa vào bảng điểm Himmelbach, bằng
cách lượng hoá điểm các triệu chứng cai của Hội chứng cai như sau[10]:
STT

Triệu chứng

Điểm

1.


Mệt mỏi rã rời

1 điểm

2.

Ngáp, chảy nước mắt

1 điểm

3.

Chảy nước mũi

1 điểm

4.

Xuất mồ hôi

1 điểm


8

5.

Tiêu chảy

2 điểm


6.

Đau lưng

1 điểm

7.

Nhức xương

1 điểm

8.

Nổi da gà

2 điểm

9.

Nở đồng tử

3 điểm

10.

Nóng ngực, khô cổ

1 điểm


11.

Mát ngủ

2 điểm

12.

Nhức đầu

2 điểm

13.

Co giật, ói mửa

3 điểm

14.

Hôn mê

3 điểm

15.

Tăng huyết áp

3 điểm


16.

Xuất huyết

3 điểm

Tổng số

30 điểm

- Dưới 10 điểm : Thuộc loại nghiện nhẹ
- Trên 10 điểm : Thuộc loạitrung bình
- Trên 20 điểm : Thuộc loại nặng
Thể trạng người nghiện:cơ thể gầy ốm
Toàn thân: Có các dấu sẹo chính dọc theo tĩnh mạch chi trên dưới, cổ
có khi ở cả tĩnh mạch dương vật.
1.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy
Theo Tổ chức Y tế Thế giới nghiện ma tuý có biểu hiện sau[11]:
(1) Thèm muốn mãnh liệt dùng chất ma tuý
(2) Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng chất ma tuý
(3) Sau khi thôi dùng chất ma tuý (6-18h) sẽ xuất hiện hội chứng cai
buộc bệnh nhân phải dùng chất ma tuý trở lại.
(4) Có hiện tượng dung nạp chất ma tuý (ngày càng tăng liều)
(5) Sao nhãng thích thú cũ.


9

(6) Biết rõ tác hại của chất ma tuý vẫn tiếp tục dùng.

Bệnh nhân có từ 3/6 tiêu chuẩn trở lên được chẩn đoán là nghiện ma tuý.
* Hội chứng cai là tiêu chuẩn vàng để đánh giá lâm sàng nghiện ma tuý.
Theo ICD 10; DSM5 của Hội tâm thần học Mỹ được chỉnh lý năm 1987
gồm 12 triệu chứng sau[12]:
+ Ngáp

+ Buồn nôn, nôn

+ Toát mồ hôi, nổi da gà

+ ỉa chảy

+ Thèm chất ma tuý

+ Dị cảm

+ Đau mỏi khớp

+ Mạch nhanh

+ Mất ngủ

+ Tăng thân nhiệt

+ Chảy nước mắt, nước mũi

+ Dãn đồng tử

Bệnh nhân có 4/12 triệu chứng được đánh giá là hội chứng cai dương
tính.

1.2.4. Tác hại của ma túy
Liên Hiệp Quốc đã nêu ra 4 hậu quả nghiêm trọng sau[13]:
(1) Kinh tế gia đình người nghiện
+ Gia đình có người nghiện ma tuý thường khánh kiệt về kinh tế.
+ Người nghiện ma tuý không lao động, không làm ra của cải cho xã
hội mà còn tiêu tốn tiền của cho ma tuý, chữa bệnh tật ...
(2) Đối với hạnh phúc gia đình người nghiện: Gia đình có người nghiện
suy đồi về đạo đức, hạnh phúc tan vỡ.
(3) Đối với xã hội: Nghiện ma tuý ngập gây ra tổn hại sức khoẻ, nòi
giống của cả cộng đồng, sói mòn đạo đức, giảm sút về kinh tế. Hàng năm các
quốc gia phải chi hàng trăm tỷ đồng phòng chống tệ nạn ma tuý., lây nhiễm
bệnh do ma tuý, chữa bệnh do ma tuý ...
(4) Đối với sức khoẻ người nghiện:


10

+Nghiện ma tuý kéo dài dẫn tới sự thay đổi về tâm thần như: thờ ơ, cáu
gắt, kích thích, khó làm chủ, đồng thời gây ra những rối loạn về thể chất như:
suy kiệt, mệt mỏi, suy nhược thần kinh ...
+ Dễ mắc bệnh HIV và các bệnh truyền nhiễm khác.
Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các phương pháp cai nghiện ma túy là
rất cần thiết nhằm giảm hậu quả cho người nghiện, gia đình người nghiện và
toàn xã hội.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIỆN MA TÚY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Trên thế giới
Theo số liệu thống kê năm 2007, tổng số người nghiện ma tuý trên Thế
giới hiện khoảng trên 200 triệu người tương đương với 5 % dân số trong độ
tuổi từ 15 đến 64.
Về số người sử dụng ma tuý, báo cáo của UNDOC cho hay toàn cầu có

từ 172 đến 250 triệu người từng sử dụng ma tuý trái phép ít nhất một lần trong
năm. Trong đó, khoảng 143 đến 190 triệu người sử dụng cần sa; khoảng từ 15
đến 21 triệu người sử dụng ma tuý có nguồn gốc từ thuốc phiện; 16 đến 21
triệu người sử dụng cocaine; 16 đến 51 triệu người sử dụng dược chất ma tuý
thuộc nhóm amphetamin; 12 đến 24 triệu người sử dụng ma tuý tổng hợp
estasy. Những con số trên đây là tính cả những người từng một lần thử qua
ma tuý (có thể chưa nghiện). Còn về số người nghiện ma tuý kinh niên,
UNODC ước tính vào khoảng 18 đến 38 triệu người [14].
1.3.2. Việt Nam
Tính đến tháng 12/2013 toàn quốc quản lý gần 181.400 người nghiện
ma túy có hồsơ, tăng 9.396 người (5,4%) so với năm 2012, tính đến 6/2014 cả
nước có có 182.799 người nghiện [15, 16].


11

Loại ma túy sử dụng phổ biến nhất hiện nay vẫn là heroin theo đường
tiêm chích (chiếm hơn 80%). Đặc biệt độ tuổi của người nghiện ma túy cũng
có xu hướng trẻ hóa. Cuối năm 2010, gần 70% người nghiện ma túy ở độ tuổi
dưới 30 trong khi tỷ lệ này vào năm 1995 chỉ khoảng 42%. Hơn 95% người
nghiện ma túy ở Việt Nam là nam giới. Tuy nhiên, tỷ lệ người nghiện là nữ
giới cũng đang có xu hướng tăng trong những năm qua.
Tình hình sử dụng ma túy ngày càng diễn biến phức tạp, số người sử
dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng, đặc biệt là loại ma túy đá đang ở
mức báo động. Loại ma túy này gây ảo giác, làm mất khả năng kiểm soát
hành vi, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng.
Tại một số trung tâm cai nghiện, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp
trong số người được tiếp nhận vào cai nghiện cao hơn 61%, Trà Vinh 49%,
Đại từ ( Thái nguyên 80%)...
Trào lưu “đập đá” - tiếng lóng chỉ việc sử dụng loại ma túy tổng hợp

cực mạnh - đang là cơn lốc ngầm khủng khiếp tàn phá một bộ phận giới
trẻ cácđô thị , nó luôn gắn liền với các cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng, kể cả
sinh viên, trong đó độ tuổi của những người sử dụng có xu hướng trẻ hóa, cá
biệt có cả học sinh cấp cơ sở.
Tổng hợp số liệu của các địa phương về số người nghiện
có hồ sơ quản lý
2002

2003

2004

2005

2006

115918

1271699

130249

128,602

138518

2007

2008


2012

2013

2014

133594
173603
172004
181400
182799
(nguồn số liệu: báo cáo 6 tháng và hàng năm của Bộ Lao động thương binh
và xã hội về phòng, chống mại dâm và cai nghiện ma túy)


12

1.4. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG MA
TÚY
Đứng trước những nguy cơ, thách thức vô cùng to lớn trong công cuộc
đấu tranh phòng chống tác hại của ma túy. Ngày 31/8/2012, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành QĐ số 1203/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015 . Theo đó, Thủ tướng đề ra các
mục tiêu nhằm kiềm chế sự gia tăng phức tạp về tội phạm ma túy, nâng cao
hiệu quả công tác cai nghiện và hoạt động điều tra, xét xử đối với tội phạm
ma túy, cụ thể: Phấn đấu đến năm 2015, hàng năm giảm 5% số người nghiện
ma túy hiện có, giảm 10% xã, phường, thị trấn có tệ nạn ma túy để nâng tổng
số xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy của toàn quốc lên 50%; Tăng
cường ngăn chặn nguồn ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, đưa tỷ lệ số vụ
tội phạm ma túy được phát hiện, bắt giữ tại các tỉnh biên giới đạt trên

30%.Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu triệt xóa các tụ điểm phức tạp về mua
bán, tổ chức sử dụng ma túy, phấn đấu đến năm 2015 không còn “điểm nóng”
về tội phạm và người nghiện ma túy trên toàn quốc; cơ bản không để tái trồng
cây thuốc phiện và cần sa; đồng thời, 100% người nghiện có hồ sơ quản lý
được cai nghiện dưới mọi hình thức; nghiên cứu đưa vào sử dụng 04 loại
thuốc hỗ trợ cắt cơn và phương pháp điều trị mới trong hoạt động cai nghiện,
phục hồi…Đặc biệt, giao cho Bộ Y tế khẩn trưởng tìm ra các biện pháp,
phương pháp tối ưu để điều trị cho bệnh nhận nghiện ma túy, đặc biệt là ma
túy tổng hợp [22].


13

1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH CAI NGHIỆN TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.5.1. Trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có các loại thuốc và PP hỗ trợđiều trị hội chứng
cai ma túy phổ biến sau[17]:
(1) PP cai khô: Cai khô còn gọi là cai chay được áp dụng tại Mỹ năm
1938, bằng cách cô lập bệnh nhân, không cho tiếp xúc với môi trường bên
ngoài, ngừng hoàn toàn việc sử dụng các chất ma túy mặc cho người nghiện
lên cơn vật vã, kêu la. Cơn nghiện sẽ giảm dần sau 7-10 ngày nhưng người
nghiện mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức cơ xương kéo dài hàng tháng.
(2) PP giảm dần: Còn gọi là PP cai dần hay giảm liều, bằng cách giảm
liều lượng ma túy mỗi ngày một ít trong thời gian từ 13-30 ngày, đồng thời
tăng cường thuốc bổ và thuốc an thần [18].
(3) PP phẫu thuật thùy trán: Phẫu thuật nhằm phá hủy một số điểm ở
thùy trán của não quan hệ đến sự thèm muốn ma túy làm cho người nghiện
không còn cảm thấy cần chất ma túy nữa.
(4) PP thụy miên: Cho bệnh nhân giấc ngủ nhân tạo từ 3-7 ngày, nuôi

dưỡng bệnh nhân bằng truyền dịch, săn sóc đặc biệt. PP này chỉ có tác dụng
bớt cơn vật vã chứ không hết hẳn, thường kết hợp với chlorpromazine 100200mg/ngày + diazepam 10-60mg/ngày + phenobarbital 100mg.
(5) Dùng các thuốc hướng tâm thần: Bằng cách dùng các thuốc giải lo âu
(diazepam), thuốc an thần kinh (tisercin, nozinan) và các thuốc chống trầm
cảm (meliplamin, amitriptylin) cắt cơn trong vòng 7-10 ngày.
(6) PP dùng thuốc đối kháng: PP dùng thuốc đối kháng naltrexone điều
trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện, đã được áp dụng
tại một số quốc gia trên thế giới.


14

(7) PP điều trị bằng chất thay thế: Trên thế giới, các chất để điều trị thay
thế các chất dạng thuốc phiện như methadone, buprenophine, LAAM... Trong
đó methadone là loại thuốc chính được sử dụng trong PP điều trị cai nghiện
thay thế các chất dạng thuốc phiện.
(8) Liệu pháp tâm lý: Có thể dùng liệu pháp tâm lý đơn thuần hay liệu
pháp tâm lý kết hợp với thuốc hướng thần. PP này có ưu điểm là chỉ bằng lời
nói, không tốn kém nhưng đòi hỏi phải có bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc
các chuyên gia tâm lý được đào tạo nắm vững kỹ năng điều trị tâm lý (thuyết
phục, ám thị...) vì vậy khó thực hiện ở các tuyến cơ sở.
1.5.2. Các mô hình và phương pháp cai nghiện tại Việt Nam
15.2.1. Các phương pháp cai nghiện
Từ năm 1995, Bộ Y tế đã thông qua và cho phép sử dụng một số
phương pháp điều trị cai nghiện ma túy.
(1) Dùng thuốc hướng tâm thần (ATK): Phương pháp này đã được Bộ
Y tế Việt Nam ban hành và áp dụng từ năm 1995, bằng cách dùng các thuốc
giải lo âu (diazepam), thuốc an thần kinh (tisercin, nozinan) và các thuốc
chống trầm cảm (meliplamin, amitriptylin) cắt cơn trong vòng 7-10 ngày.
(2) Dùng thuốc đông y: Thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược, có

tính an toàn không độc, có hiệu lực trong hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy, quá
trình cắt cơn nghiện êm dịu, thuốc có khả năng bình ổn các triệu chứng dị
cảm và thèm ma túy. Có hai loại thuốc Đông y đã được Bộ y tế cho phép lưu
hành trong các trung tâm cai nghiện, đó là cedemex và thuốc bông sen.
(3) Phương pháp điều trị bằng chất thay thế: Methadone là loại thuốc
chính được sử dụng trong phương pháp điều trị cai nghiện thay thế các chất
dạng thuốc phiện [18].


15

(4) Phương pháp dùng thuốc đối kháng: Phương pháp dùng thuốc đối
kháng naltrexone điều trị duy trì hỗ trợ chống tái nghiện các chất dạng thuốc
phiện đã được áp dụng tại một số quốc gia trên thế giới.
(5) Phương pháp điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma tuý: Phương
pháp điện châm, dùng điện châm, ngày châm nhiều hay ít lần tùy thuộc vào
trạng thái đói thuốc của bệnh nhân. Phương pháp này không chỉ cắt cơn
nghiện cho bệnh nhân mà hiệu quả điều trị còn kéo dài. Điện châm có ưu
điểm căt cơn nhanh, ít tốn kém, dễ thực hiện tại tuyến cơ sở và cộng đồng [4].
Phương pháp điện châm được Bộ Y tế phê duyệt dưới dạng Quyết
định số 5467/2003/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn
áp dụng phương pháp điện châm điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy”. Đây
là một trong phương pháp cai nghiên nhóm Opiat hiệu quả, đối với phương
pháp này có 5 thể (Thể can đởm, thể tỳ vị, Tâm – Tâm bào – Tiểu trường –
Tam tiêu, thể thận bàng quang, thể phế đại trường, trong đó hay gặp ở bệnh
nhân là thể Can – Đởm, thể Tỳ - Vị).
1.5.21. Các mô hình cai nghiệp
(1) Cai nghiện bắt buộc tại cơ sở chữa bệnh: Đây là hình thức cai
nghiện được áp dụng với các đối tượng nghiện đã cai tại gia đình, cộng đồng
hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện

hoặc đối tượng không có nơi cư trú nhất định. Tùy theo đặc điểm nhân thân,
mức độ nghiện và theo qui định của UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc
Trung ương mà các đối tượng được đưa vào cai nghiện tập trung tại cơ sở
chữa bệnh với thời gian từ 1 đến 2 năm theo qui định của Luật Phòng, chống
ma túy. Trong thời gian này, đối tượng được điều trị, phục hồi toàn diện các
mặt tâm sinh lý kết hợp với giáo dục, tư vấn, dạy nghề, lao động sản xuất.
Tuy nhiên hiện nay khi áp dụng Luật xử phạt vi phạm hành chính, UBND
không có quyền bắt đi cai nghiên nữa, muốn đi cai nghiện tập trung thì trong


×