Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tiểu luận thực hành tốt nghiệp: Đánh giá hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 38 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

KHOA DƯỢC

TRẦN HỮU LINH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

TIỂU LUẬN THỰC HÀNH TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ-DƯỢC LÂM SÀNG
KHOÁ 2014-2016

HUẾ, 2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến toàn thể các thầy cô trong
bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Y Dược Huế đã cho tôi các bài học kiến thức và
kinh nghiệm quý báu.
Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường đại học
Y Dược Huế đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và khoa Dược – Bệnh viện Trung ương
Huế đã tạo điều kiện cho tôi được nghiên cứu trong quá trình thực hiện tiểu luận.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi
trong những lúc khó khăn.
Bài tiểu luận này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ của mọi người.
Huế, tháng 06 năm 2016
Trần Hữu Linh Phương



Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong vài chục năm gần đây khoa học kỹ thuật nói chung, y dược nói riêng đã có
những bước phát triển nhảy vọt. Chúng ta đã chứng kiến những cuộc cách mạng về thuốc:
Nhiều thuốc mới, hoạt tính sinh học mạnh, tác hại nhiều, đồng thời với sự tiến bộ trong
dược trị liệu ta cũng chứng kiến nhiều hậu quả xấu do việc dùng thuốc không hợp lý của
thầy thuốc, lạm dụng thuốc do việc tự chữa bệnh mà thiếu kiến thức của nhân dân nhiều
nước. Chi phí thuốc ngày càng tăng, bên cạnh đó kiến thức mới tăng nhanh (lượng thông
tin nhiều), riêng trong lĩnh vực dược học xuất hiện các môn học mới: Dược lý học, Dược
lực học, Dược động học, Sinh dược học, Tương tác thuốc, Dược lý thời khắc và Sinh học
phân tử ... liên tục ra đời, đòi hỏi sự phân công, tích luỹ kiến thức thông tin trong phân
ngành hẹp của mình. (1)
Chính vì những vấn đề nêu trên tôi thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu:
Đánh giá hoạt động Dược lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Huế.

1.
2.

3.
4.
5.

6.

7.
8.

Mục tiêu cụ thể:
Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị.
Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược (kê đơn; quản lý thuốc
gây nghiện, hướng tâm thần; bảo quản thuốc…) tại Khoa Dược và các Khoa điều
trị.
Các hoạt động thông tin thuốc và thực hiện các kênh thông tin thuốc tại bệnh viện.
Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc.
Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc.
Vai trò và hoạt động của dược sĩ lâm sàng tại bệnh phòng: phân tích và bình bệnh
án, giao ban, đi bệnh phòng.
Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, đặc biệt công tác dược lâm sàng
(phần mềm quản lý thuốc, phần mềm sử dụng thuốc, cơ sở dữ liệu số hóa, hồ sơ
điện tử, kê đơn điện tử, mạng nội bộ, web...).
Công tác phát triển nguồn nhân lực Dược trong hoạt động Dược lâm sàng (nguồn
nhân lực, đào tạo liên tục, tự đào tạo, đào tạo cho sinh viên dược...).
Các hoạt động khác: tham gia vào đơn vị Bảo đảm chất lượng của bệnh viện, hỗ trợ
và đào tạo y tá-điều dưỡng.

Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016



ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
+ Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược lâm sàng
tại bệnh viện.
+ Các văn bản, quy định nội bộ tại bệnh viện liên quan đến hoạt động Dược lâm sàng.
+ Các tài liệu chuyên môn hướng dẫn triển khai hoạt động Dược lâm sàng tại bệnh viện.
+ Thực trạng triển khai Dược lâm sàng tại một số bệnh viện Việt Nam.
1. Các văn bản pháp quy của Bộ y tế liên quan đến việc triển khai hoạt động Dược
lâm sàng tại bệnh viện:
1.1. Giai đoạn 1990s-2010s:
Thông tư số 08/BYT-TT, ngày 4/7/1997 lần đầu tiên nhắc đến cụm từ chuyên gia
về thuốc: Dược sĩ được coi là chuyên gia về thuốc có nhiệm vụ cung cấp thông tin đầy đủ
về thuốc cho bác sĩ kê đơn, tư vấn cho thầy thuốc để chọn thuốc thích hợp nhất cho từng
người bệnh, hỗ trợ nhân viên y tế khác… (PL 1)
Các thông tư khác (2004,2009): Liên quan đến thông tin thuốc, ngăn chặn các
phản ứng có hại liên quan đến thuốc….. Bắt đầu triển khai ở mức độ hạn chế các hoạt
động chung của DLS.
Năm 2006: Bệnh viện Bạch Mai đã triển khai những hoạt động đầu tiên tại khoa
lâm sàng.
1.2. Giai đoạn 2010s-2014s:
Thông tư số 31-12/TT BYT (2012): lần đầu quy định chức năng, nhiệm vụ của một
‘Dược sĩ lâmsàng’: Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm
sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong
chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh.(PL 2)
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy định về tổ chức
và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện: Hội đồng có chức năng tư
vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của
bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.(PL 3)
Chiến lược phát triển ngành Dược quốcgia đến 2020, tầm nhìn 2030(QĐ 68-TTg):

Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác
dược. (PL 4)
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
đ) 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện
tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.
e) Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%.
- Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc
ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

2. Các văn bản, quy định nội bộ tại Bệnh viện Trung ương Huế liên quan đến hoạt
động Dược lâm sàng:
Quyết định 494/QĐ-BVH của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế về việc Thành
lập Đơn vị Thông tin thuốc: Đơn vị Thông tin thuốc Bệnh viện Trung ương Huế có nhiệm
vụ triển khai hoạt động đơn vị thông tin thuốc, thông tin chống độc trong bệnh viện… (PL
5)
Quy định của Ban Giám đốc (ra ngày 20/11/2013) về Báo cáo và xử trí phản ứng có
hại của thuốc (PL 6) nêu rõ nhiệm vụ của Khoa Dược:
+ Tiếp nhận báo cáo từ các khoa lâm sàng, ghi vào sổ theo dõi ADR.
+ Tổng hợp báo cáo hàng tháng cho Ban Giám đốc và Trung tâm DI&ADR Quốc
gia.
+ Khi nhận được thông tin có ≥2 trường hợp sốc phản vệ đối với cùng một loại

thuốc thì lập tức ngừng cấp phát loại thuốc đó, báo cáo Ban Giám đốc và thông báo
đến tất cả các khoa lâm sàng tạm ngừng sử dụng loại thuốc đó.
Quyết định 582 (tháng 12/2013) và 455 (tháng 8/2014) của Giám đốc về việc Thành
lập Tổ Dược lâm sàng, thông tin thuốc và ADR: Tổ Dược lâm sàng, thông tin thuốc và
ADR có nhiệm vụ thực hiện công việc theo thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/06/2011
của Bộ Y tế. (PL 7,8,9)
Văn bản của Ban Giám đốc ngày 02/12/2013 về Qui trình Thông tin thuốc tại Bệnh
viện (PL 10) nêu rõ nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc:
+ Thu thập, tiếp nhận các văn bản, qui định về thông tin thuốc từ Sở Y tế, Cục dược,
Bộ y tế.
+ Cung cấp các văn bản, qui định, thông tư… về thông tin thuốc nhằm đảm bảo sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý trong phạm vi bệnh viện.
+ Thu thập, tổng hợp, báo cáo phản ứng có hại của thuốc và trình Hội đồng thuốc
và điều trị của Bệnh viện.
+ Gửi báo cáo ADR đến Trung tâm DI&ADR Quốc gia.
+ Dưới sự chỉ đạo và giám sát của Hội đồng thuốc và điều trị, cập nhật thông tin về
thuốc, cung cấp thông tin về thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
trong phạm vi bệnh viện.
+ Tư vấn cho Giám đốc Bệnh viện xây dựng, ban hành và triển khai qui định về
hoạt động giới thiệu thuốc trong phạm vi Bệnh viện.
Tờ trình của Ban chủ nhiệm Khoa dược ngày 02/12/2015 về việc “Thực hành dược
lâm sàng” (PL 11) đã được Giám đốc phê duyệt và cử các dược sĩ lâm sàng thực hành dược
lâm sàng với các nội dung như sau:
+ Tham gia giao ban đầu ngày cùng Khoa lâm sàng.
+ Tham gia thăm khám bệnh nhân cùng các bác sĩ hàng ngày, tham gia các phiên
hội chẩn tại khoa…
+ Thực hiện việc duyệt Phiếu lãnh thuốc hàng ngày của các Khoa theo qui định đã
được ban hành.
+ Góp ý, đề nghị thay thế thuốc đối với các trường hợp nhận thấy chưa hợp lý.


Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Công văn số 127 ngày 02/08/2013 về việc Tổ chức Khoá đào tạo Kỹ năng Cảnh
Giác Dược (PL 12) cho các cán bộ Điều dưỡng trưởng với mục tiêu: Tăng cường kiến thức
và kỹ năng cho cán bộ y tế để có thể thực hiện và chia sẻ chuyên môn về công tác cảnh
giác dược tại đơn vị công tác.
3. Các tài liệu chuyên môn hướng dẫn triển khai hoạt động DLS tại bệnh viện:
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ TRA CỨU, THAM KHẢO

Loại hình thông tin

Hình thức
tài liệu
tra cứu

Thông tin chung

Sách

Tên tài liệu tra cứu
Dược thư Quốc gia Việt Nam
Dược thư Quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến cơ sở,
2007

Martindale: The Complete Drug Reference

Trực tuyến

Micromedex – DrugDex

Phản ứng có hại của Sách
thuốc

Meyler’s Side Effects of Drugs

Sử dụng thuốc trên Sách
những đối tượng đặc
biệt

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em (Bệnh
viện Nhi TW)

Tương tác thuốc

Tài liệu tra cứu thông tin chung

Tài liệu tra cứu thông tin chung

Sách

Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định

Phần mềm


Drug Interaction Facts

Trực tuyến

Micromedex – DrugReax

Tương hợp – tương Sách
kị thuốc tiêm
Trực tuyến

Handbook on Injectable Drugs
Injectable Drugs Guide
Trissel’s IV Compatibility
Tài liệu tra cứu thông tin chung

Bào chế

Sách

Dược Điển Việt Nam

Dược động học

Sách

Dược động học những kiến thức cơ bản
Tài liệu tra cứu thông tin chung

Ngộ độc thuốc


Sách

Kháng sinh

Sách

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
(Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh)
Tài liệu tra cứu thông tin chung

Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Loại hình thông tin

Hình thức
tài liệu
tra cứu

Dược liệu

Sách

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ

Tất Lợi)

Dược lâm sàng/điều Sách
trị/ y khoa nói chung

Cẩm nang điều trị nội khoa (sách dịch từ Manual of
Medical Therapeutics)

Tên tài liệu tra cứu

Các nguyên lý y học nội khoa Harrison
(sách dịch từ Harrison’s Principles of Internal
Medicine)
Dược lâm sàng (Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học
Dược Hà Nội)
Dược lâm sàng và điều trị (Bộ môn Dược lâm sàng
- Đại học Dược Hà Nội)
Dược lý học lâm sàng (Bộ môn Dược lý - Đại học Y
Hà Nội)

Hướng dẫn điều trị

Trực tuyến

Therapeutic Guidelines - eTG complete

Sách

Các Hướng dẫn điều trị, phác đồ điều trị (Bộ Y tế đã
ban hành)

Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa
(Hội Tim mạch Việt Nam)

Nghiệp vụ thông tin Sách
thuốc

Drug Information: A Guide for Pharmacists

Khác

4. Thực trạng triển khai DLS Việt Nam:
4.1. Nhiều dự án hợp tác quốc tế:
- Dự án NPT VNM 240 (từ năm 2007-2011) do Chính phủ Hà Lan tài trợ thông qua chương
trình tăng cường năng lực thể chế cho giáo dục và đào tạo sau phổ thông (NUFFIC, Hà
Lan).
Mục tiêu: Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng để đáp ứng yêu cầu cấp
thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng, góp phần cải thiện chất
lượng đào tạo nhân lực y tế và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng.
Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Mục tiêu cụ thể:
1) Xây dựng chương trình khung đào tạo dược sỹ có tính cập nhật, hiện đại, trên cơ

sở đó xây dựng chương trình đào tạo dược sỹ lâm sàng đáp ứng được yêu cầu của việc
tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
2) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia công tác đào tạo dược lâm sàng
thông qua bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiên tiến và đào tạo nhân lực sau đại học
cho 6 trường tham gia.
3) Xây dựng môi trường đào tạo dược sỹ lâm sàng dựa vào kỹ năng, để đào tạo dược
sỹ có đủ kiến thức, thái độ cần thiết đáp ứng được các yêu cầu thực tế của việc hướng
dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
4) Nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo dược sỹ lâm sàng.
- Dự án B13 (giai đoạn 2010-2013): Trong khuôn khổ hợp tác giữa trường Đại học Dược
Hà Nội và Đại học công giáo Louvain, Vương quốc Bỉ về Nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc
an toàn hợp lý tại bệnh viện thông qua việc tăng cường năng lực cho cán bộ y tế chăm sóc
dược.
- Học bổng Eramus Mundus Dự án ONE MORE STEP (OMS)
Chương trình học bổng thuộc Dự án One More Step (OMS) - dự án hợp tác đào tạo, trao
đổi cán bộ sinh viên từ châu Á sang châu Âu trong khuôn khổ Chương trình học bổng
Eramus Mundus Action 2 được Cộng đồng Châu Âu tài trợ.
Các trường tiếp nhận châu Âu
University of Trento (Ý)
Innsbruck University (Áo)
University of Chemical Technology and
Metallurgy – Sofia (Bulgaria)
The University of Eastern Finland
Technical University of Dresden (Đức)
University of Murcia (Tây Ban Nha)
University of Oviedo (Tây Ban Nha)
Warsaw School of Economics (Ba Lan)
Minho University (Bồ Đào Nha)

Các trường thành viên của Việt Nam

Đại học Bách Khoa Hà Nội (Thành viên
chính thức)
Đại học Giao thông vận tải Hà Nội (Thành
viên Dự khuyết)
Viện Khoa học Công nghệ VN (Thành viên
Dự khuyết)

- Các dự án mới:
+ Dự án 9C về Tăng cường năng lực của cán bộ giảng dạy thực hành dược trong chăm sóc sức
khỏe ban đầu (04/03/2016) trong chương trình nghiên cứu hợp tác Việt Nam - Wallonie Bruxelle
giai đoạn 2016-2018 của Bộ Y tế, trong đó có phê duyệt nội dung dự án của trường Đại học Dược
Hà Nội phối hợp với trường Đại học Liege, Vương quốc Bỉ.
+ Dự án nghiên cứu khoa học B18 về nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc an toàn và hợp lý tại Bệnh
viện do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Wallonie – Bruxelles (Wallonie – Bruxelles International, WBI)
của Bỉ tài trợ. Đây là một dự án mới trong khuôn khổ kéo dài Dự án B13 mà trường đại học Dược
Hà Nội đã thực hiện trước đó tại một số bệnh viện ở Hà Nội. Mục tiêu của dự án là: "Xây dựng
Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

một chiến lược sử dụng hợp lý, an toàn thuốc kháng sinh trong các bệnh viện; Chuẩn hóa qui trình
kiểm soát nhiễm khuẩn tại các bệnh viện; Tăng cường hiệu quả hoạt động của Dược lâm sàng tại
các bệnh viện". Cùng với dự án B18 Bệnh viện và trường đại học Dược Hà Nội sẽ tiến hành các
đề tài nghiên cứu khác về dược lâm sàng…


4.2. Chương trình đào tạo Dược sĩ có nhiều cải tiến: Tăng cường các môn học về khía cạnh
lâm sàng cho đối tượng Dược sĩ theo định hướng Dược lâm sàng

4.3. Chương trình đào tạo liên tục:
 Hội nghị Dược lâm sàng Châu Á - ACCP lần thứ 13 tại Hải Phòng-Việt Nam năm
2013 qui tụ chuyên gia của 24 quốc gia Châu Á, Mỹ, Canada, Úc, Pháp.
 Hội nghị khoa học Hội nghị Dược sĩ Bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh mở rộng từ
năm 2010 đến nay.
 Các khoá tập huấn, đào tạo liên tục được các Sở Y tế, các trường Đại học Y Dược
tổ chức thường xuyên để nâng cao kiến thức cho dược sĩ.
 Các lớp đạo tạo liên tục của Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh phát triển vào
năm 2013 dành cho đối tượng Dược sĩ bệnh viện (Chươngtrình chính thức được
thông báo vào năm 2014).
4.4. Khảo sát về những dịch vụ đang được triển khai của Dược lâm sàng và cơ hội phát
triển (Tham khảo đề tài tiến sĩ của Lê Bá Hải năm 2015 (2)):
- Tình hình chung:
Có thành lập 1 bộ phận/tổ Dược lâm sàng trong khoa Dược: có12/17 bệnh viện
Số lượng Dược sĩ lâm sàng trung bình: 0,16 (0-0,27)/100 giường bệnh
- Nhiệm vụ chung:
Tham gia vào hoạt động của Hội đồng Thuốc – Điều trị: 91%
Tham gia vào việc xây dựng và sửa đổi “Danh mục thuốc bệnh viện”: 78%
Những dịch vụ khác (Thông tin thuốc, báo cáo và ngăn chặn ADR,…): >=90%
Thử nghiệm lâm sàng: 27%
Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016



ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

- Các nhiệm vụ triển khai tại khoa lâm sàng:
Chế dộ liều từng thuốc (chỉ định, liều, đường dùng).
Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện.
Giá thuốc.
Danh mục tên các thuốc.
- Các hoạt động đang được triển khai tại khoa lâm sàng:
Tham gia triển khai các dịch vụ của Dược lâm sàng tại khoa lâm sàng: 52%
Thời gian trung bình hoạt động tại khoa lâm sàng 10h (1-23h)/tuần
Tham gia chuẩn bị đơn xuất viện: 23%
Hoạt động khác tại các khoa lâm sàng cùng với các nhân viên y tế: 65%
- Nhóm thuốc mà Dược sĩ lâm sàng trao đổi tư vấn:
Kháng sinh.
Tim mạch – Huyết áp.
Đái tháo đường.
Dinh dưỡng nhân tạo đường tiêu hoá.
Hoá chất.
Dinh dưỡng nhân tạo đường tĩnh mạch.
Ức chế miễn dịch.
- Loại can thiệp Dược sĩ lâm sàng tiến hành:
Hiệu chỉnh liều theo chức năng thận.
Hiệu chỉnh liều theo chức năng gan.
Đường dùng.
Bắt đầu hoặc tạm dừng một thuốc điều trị.
Hiệu chỉnh phác đồ khi có dị ứng.
Hiệu chỉnh phác dồ khi phát hiện tương tác thuốc.

Trần Hữu Linh Phương


CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

III. KHẢO SÁT VẤN ĐỀ TẠI BỆNH VIỆN TW HUẾ
1. Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị
Chấn chỉnh công tác cung ứng thuốc
Nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc
Xây dựng các hướng dẫn điều trị
Quy định về quản lý, sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Thực hiện chính sách quốc gia về thuốc

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị
Hoạt động của HĐT-ĐT (PL 13 và 3):
 Các thành viên của Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
 Ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về thuốc
cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng
để nghiên cứu trước khi họp.
 Thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến trình Giám đốc bệnh viện.
 Định kì tổ chức tập huấn, đào tạo về sử dụng thuốc cho nhân viên y tế.
 Các phiên họp của HĐT&ĐT được tiến hành theo yêu cầu công việc, thường là đột
xuất khi chủ tịch HĐT&ĐT triệu tập, trung bình họp 1 tháng 1 lần.
Nội dung của các phiên họp chủ yếu bàn về:
1. Tiêu chí lựa chọn thuốc vào danh mục thuốc đấu thầu.
2. Bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục.
3. Hoạt động mua sắm thuốc trực tiếp.
4. Xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện.

5. Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
6. Kế hoạch xây dựng các hướng dẫn điều trị chuẩn.
7. Đánh giá chi phí điều trị - hiệu quả điều trị.
8. Các vấn đề khác.
Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

2. Hoạt động giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn dược (kê đơn; quản lý thuốc
gây nghiện, hướng tâm thần; bảo quản thuốc…) tại Khoa Dược và các Khoa điều trị
Thường xuyên giám sát, kết hợp định kỳ kiểm tra hằng tháng, hằng quý, hằng năm
việc thực hiện quy chế chuyên môn dược.
2.1. Tại khoa điều trị:
Công tác quản lí, bảo quản thuốc tại các khoa lâm sàng.
Sổ tổng hợp.
Phiếu lĩnh thuốc.
Chỉ định ở bệnh án.
Quy chế kê đơn thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần.
2.2. Tại khoa Dược:
Công tác bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
Quy chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần.
Giám sát quản lý hàng viện trợ, chương trình.
Giám sát quản lý hoá chất nguy hại.
3. Các hoạt động thông tin thuốc và thực hiện các kênh thông tin thuốc tại bệnh viện.
Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc

3.1. Hoạt động thông tin thuốc:
Công văn số 237/BVH của Ban Giám đốc bệnh viện Trung ương Huế về Qui trình
thông tin thuốc tại bệnh viện (PL 14) đã chỉ đạo:
Thông tin các vấn đề liên quan đến quản lý thuốc như: các văn bản, qui chế, quyết
định của Cục dược, Bộ Y tế; qui chế thuốc gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc
cấm lưu hành, thuốc thu hồi, thuốc cần quản lý nguy cơ, giám sát,...
Thông tin các lĩnh vực liên quan: thuốc mới lưu hành, thuốc gia hạn cấp visa, sinh
dược học, thuốc tương đương sinh học, thuốc thiết yếu, tác dụng không mong muốn (ADR),
tác dụng phụ, giá thuốc,...
Thông tin cụ thể: tên thương mại, tên hoạt chất, hàm lượng, nồng độ, chỉ định, chống
chỉ định, dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ), các phản ứng phụ có thể
xảy ra (ADR), độc tính, xử trí ngộ độc, tương tác thuốc, liều dùng, cách dùng, cách bảo
quản, số lô, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất,...
Đào tạo tập huấn nghiệp vụ thông tin thuốc, cung cấp tài liệu thông tin thuốc cho
nhà thuốc bệnh viện.
Tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.
Xây dựng mạng thông tin thuốc, trang web, bảng tin, tạp chí, tài liệu tra cứu, giảng
dạy,... về thông tin thuốc.
Thu thập, báo cáo, lưu trữ văn bản phản hồi về ADR, về chất lượng thuốc...
Tập hợp lưu trữ về thông tin thuốc.
3.2. Kênh thông tin thuốc:
Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ


Trực tiếp qua điện thoại
Bảng thông tin thuốc
Hộp thư điện tử
Họp hội đồng thuốc-điều trị, giao ban điều dưỡng, sinh hoạt khoa học
Soạn thảo văn bản
3.3. Hoạt động phát hiện, đánh giá, xử lý và báo cáo phản ứng có hại của thuốc:
(1) Thu thập và quản lý các báo cáo về các vấn đề liên quan đến tính an toàn của
thuốc bao gồm: báo cáo phản ứng có hại của thuốc, báo cáo về sai sót liên quan đến thuốc
và báo cáo nghi ngờ thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
(2) Phối hợp các hoạt động khác liên quan đến thu thập báo cáo về các biến cố bất
lợi của thuốc (từ chương trình tiêm chủng và các chương trình y tế quốc gia khác, các thử
nghiệm lâm sàng) và các hoạt động giám sát chủ động về biến cố bất lợi của thuốc.
(3) Phát hiện, thông báo kịp thời và xử lý tín hiệu về tính an toàn của thuốc (những
biến cố bất lợi chưa biết hoặc chưa được mô tả đầy đủ liên quan đến một thuốc hoặc nhiều
thuốc phối hợp).
(4) Cung cấp thông tin về các biến cố bất lợi xảy ra liên quan tới chất lượng thuốc
và hỗ trợ công tác quản lý chất lượng thuốc.
(5) Phát hiện và góp phần giảm thiểu các sai sót trong kê đơn, sao chép y lệnh, cấp
phát và sử dụng thuốc.
(6) Đánh giá nguy cơ và quản lý nguy cơ liên quan đến thuốc.
(7) Truyền thông có hiệu quả các vấn đề an toàn thuốc bao gồm cả việc bác bỏ những
thông tin sai lệch về độc tính của thuốc.
(8) Củng cố và phát triển hoạt động thông tin thuốc. Cập nhật thông tin có được từ
hệ thống Cảnh giác dược vào các chính sách thuốc quốc gia, dược thư quốc gia và các
hướng dẫn điều trị để mang lại lợi ích cho người bệnh và cộng đồng.

Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng


2016


Báo cáo ADR năm 2013

Stt

Giớitính
0=Nữ
1=Nam

Tuổi

1

0

29

2

1

20

3

1

4


Khoa báo
cáo

Hoạt chất

Phản ứng ADR

Levobac 500mg/100ml

Levofloxacin

Nổi mẫn ngứa

CCĐK- DD

Lipivan 10% 250ml

Nhủ dịch lipid

Rét run, mạch nhanh hồi hộp mệt ngực

DD-Nội Thận

Ropiro (Cefepim)

Cefepim

Ban đỏ, ngứa toàn thân


0

Opsama 1g x 2 lọ/j

Ceftriaxone

Man ngứa toàn thân, ban đỏ,

Ngoại Tổng
hợp
Ngoại Tổng
hợp

5

0

Vancomycin 0,5g x 2
lọ/j

Vancomycin

Nổi ban đỏ

Ngoại Tổng
hợp

6

1


Greenpezon
2g(Cefo+sul)

Cefoperazone
+Sulbactam

Tho nhanh, mẫn ngứa phù quanh mắt, hạ HA

Noi Tổng hợp

7

0

Geosefta (Ceftazidim)

Ceftazidime

Vieem da

Noi Tổng hợp

8

0

35

Levobac 500mg/100ml


Levofloxacin

nổi mẫn ngứa

Điều dưỡng CCĐK

9

1

57

Libracefactam 1,5g

Cefoperazone
+Sulbactam

kho thở, vả mồ hôi, đau ngực, tím tái

Điều dưỡng CCĐK

10

1

42

Opsama 1g


54

Thuốc nghi ngờ

Ceftriaxone

Buồn nôn

Ngoại TH


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Ceftizoxim

Ngứa, khó thở, người cứng đờ, đau nhức toàn
thân, nóng

CTCH - TQ

Grenpezon 2g ; Levobac

Cefoperazone
+Sulbactam

nổi mẫn ngứa, hai mí mắt phù

Ngoại tổng
hợp- Đdưỡng


0

Lipivan 10% (nhủ dịch
lipid)

Nhủ dịch lipid

Rét run, mạch nhanh hồi hộp mệt ngực

Nội Thận

14

0

Opsama 1g

Ceftriaxone

Hồi phục không có di chứng

Nội Tiết Thần
kinh

15

0

48


Ultravist 300mg

Iopromide

nóng toàn thân, tiểu không tự chủ,phù toàn thân,
mạch nhanh nhỏ;HA 60/40

Ngoại nhi CC
bụng

16

0

84

Cefinroxe 1g (Cefoperazon)

Cefoperazone

ngứa toàn thân, da xung huyết, khó thở HA 90/60

Bac si - Nội
Thận

Methotrexat 25mg

Methotrexate

1 lọ TMC; khó chịu, cứng cổ, khó thở, đau ngực

trái, nổi mẫn, ban sần dạng mề đay toàn thân,
mạch 85;HA 130/80

Lipivan 10% (nhủ dịch
lipid)

Nhủ dịch lipid

11

0

58

Ceminox 1g (Ceftizoxim)

12

0

57

13

17

0

18


0

19

1

20

0

Trần Hữu Linh Phương

34

42
25

Hồi phục không có di chứng

Sản
Nội thận

Hutif 0,2g

Netilmycine

Buồn nôn

Ngoại TH


Cefpozine 2g

Cefoperazone+Sulbactam

Tiền sử dị ứng; 1g/lần x 1 lần/j;TM;nỗi mẫn toàn
thân ngứa

GMHS B

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

21

1

25

Levofresh
500mg/100ml

22

0

6


Cefixim + Cotrimoxazol

23

0

52

Paracetamol 500mg

24

1

45

25

0

26

1

Levofloxacin

Ngứa toàn thân, đỏ bừng mặt

Ngoại TH


Cefixim+Cotri- sốt, sau uống thuốc 2 ngày da trợt, nổi ban đỏ
moxazol
quanh hốc tự nhiên, ngứa toàn thân

Da liễu

Paracetamol

uống 1v/ lần; nổi ban dỏ, ngứa toàn thân, đau
bụng, khó thở, buồn nôn

Da liễu

Recognile 1g

Cefamandol

thử test xuất hiện quần đỏ 2 cm; ngứa

15

Opsama 1g (Ceftriaxone)

Ceftriaxone

700mg/lần x 2 lần/j; mệt, nổi ban, dị ứng toàn
thân,

Nhi tổng hợp

2

54

Santazid plus 2g

Ceftazidime

2g/lần x 3 lần/j;TM; ngứa toàn thân, môi khô, khó
thở nhẹ, HA 100/60

Nội tim mạch

cekadim 2 lọ/lần x 3 lần/j; ampi 3 lọ/lần x 4 lần/j;
tiền sử nghiện rượu ; mệt, vả mồ hôi, bồn chòn,
nôn mữa, mạch nhanh, nổi mẫn ngứa toàn thân.

Truyền nhiễm

CTCH-TQ

27

1

59

Cekadim 1g /1g

Ceftazidime

+ampicilline

28

1

15

Opsama 1g

Ceftriaxone

1 lọ/ lần x 2 lần/j; TM; nôn, rét run,môi tím,sốt
38,5;

Ceftazidime

1 lọ/lần x 2 lần/j; TM khó thở, mặt tái nhạt, vả mồ
hôi, HA không đo được 60/40, mạch nhanh 100
lần, khó bắt,

Ngoại TH

1 loọ;TMC; mệt, run môi, chân lạnh

Ngoại TH

29

0


35

Tatumcef 2g

30

0

25

Cefire 1g

Trần Hữu Linh Phương

Cefpirom

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016

Nhi


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Tatumcef 2g

Ceftazidime


2g/lần x 2 lần/j ;TM Buồn nôn, khó thở, HA
60/40mmHg

Levofresh
500mg/100ml

Levofloxacin

1 lọ/ lần nổi mẫn, ngứa,

57

Tatumcef 2g

Ceftazidime

2 lọ/j; TM; vả mồ hôi, khó thở, đau bụng, nôn,
mạch 130, HA khó bắt

Ngoại nhi
CCB

0

63

Tatumcef 2g

Ceftazidime


2g /lần x 2 lần/j;TM; khó thở, mạch không bắt
được, sùi bọt mép, gọi hỏi không đáp ứng

Lồng ngực
TM

35

1

59

Sulrapix 1g

Cefoperazon
+Sulbactam

1g/lần x 2 lần/j TM, khó thở, vả mồ hôi, mặt đỏ
mạch 130 lần; HA không đỏ được

Ngoại nhi
CCB

36

0

36

Negacef 0,5g


Cefuroxime

toàn thân nổi mẫn ngứa, rét run, mạch nhanh

Nội tổng hợp

37

0

21

Medaxon 1g

Ceftriaxone

1 lọ/lần x 2 lần/j TM; thử test âm , sau tiêm 15'
buồn nôn, ngứa toàn thân

nội thận CXK

38

0

57

Sulrapix 1g


Cefoperazon
+Sulbactam

TM, 1 lọ/ lần, Buồn nôn, khó thở, Mạch 90;HA
160/90, T 38

CCĐK

39

1

61

Santazid plus 2g

Ceftazidime

2g/lần x 2 lần/j; TM; chóng mặt, toát mồ hôi, tay
chân lạnh. Mạch 90, HA 70/40

Ngoại dịch vụ

40

1

57

Santazid plus 2g


Ceftazidime

1lo/lan x 2 lần/j;TMC;mệt ngực, khó thở; tiền sử
hen, dị ứng thuốc

CTCH-TQ

31

1

32

0

33

1

34

Trần Hữu Linh Phương

71

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


Nội tim mạch
CCĐK


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

41

1

16

Recognile 1g (Cefamandol)

42

0

50

Curam 1g

Amoxicilline
+Clavulanic

1v uống ngứa đỏ toàn thân, mệt, rét run, mạch
nhanh, HA 90/60

nội thận
CXK-Đ D


43

0

40

Levocil 500mg

Levofloxacin

1 lo x 2 lần/ ngày; CTM nổi mẫm, ngứa

HSS-Đ D

44

0

41

Methotrexat 50mg

Methotrexate

Khó thở, mệt ngực, hai tay co cứng, M; 120 lần,
HA 80/50

45


1

76

Vitabactam 2g

Cefoperazon
+Sulbactam

2g/ lần x 2 lần/j: bn nôn nhiều, khó thở, HA
140/90

Nũ hộ sinh
Sản phụ khoa
Điều dưỡngNgoại tổng
hợp

Trần Hữu Linh Phương

Test quần đỏ

Cefamandol

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016

CTCH-TQ



ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Báo cáo ADR năm 2014
Stt

Giới
tính

Tuổi

Thuốc nghi ngờ

Biểu hiện

Người báo
cáo

Khoa phòng
báo cáo

Kết quả sau xử trí

1

Nữ

13

Ceftriaxon Glomed 1g


Tím tái, mạch nhẹ

Điều
dưỡng

Nhi tổng hợp
1

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

2

Nữ

17

Laxazero 2g
(Cefpirom)

Mẫn ngứa mặt, tay, cổ, bụng; M
94; HA 90/60; khó thở nhẹ

Điều
dưỡng

Gây mê hồi
sức A

Hồi phục không di chứng


Bác sĩ

Cấp cứu đa
khoa

Hồi phục không di chứng;
đe dọa tính mạng

Điều
dưỡng

Cấp cứu đa
khoa

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

Hồi hộp, mệt mỏi, nổi mẫn đỏ,
tay, ngực, mặt, khó thở nhẹ,
M110; HA 80/40
nỗi mẫn đỏ vùng tay, chân ,
bụng; ngứa

3

Nữ

46


Apotel 1g/6,7ml (paracetamol)

4

Nam

69

Lyrab (Rabeprazole)
20mg

5

Nữ

13

Tarcefandol
(Cefamandol 1g)

nổi mẫn đỏ vị trí tiêm, ngứa,

6

Nam

54

Voltaren 75mg/3ml


Nổi mẫn ngứa toàn thân, phù 2
mắt

7

Nam

59

Laxazero 2g
(Cefpirom)

ngứa nhiều, da ửng đỏ

8

Nữ

19

Cefuroxim 500mg

Nỗi ban đỏ, ngứa, nổi bọng nước
dạng thủy đậu

9

Nam

28


Xenetic 300mg/50ml
(Iobitridol)

10

Nam

61

Chloramphenicol 1g

Trần Hữu Linh Phương

Nỗi mề đay toàn thân, phù quin
miệng
Tức ngực, khó thở, mạch nhanh,
khó bắt,; HA 100/70;

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016

Điều
dưỡng
Điều
dưỡng
Điều
dưỡng


Không nghiêm trọng
Cấp cứu đa
khoa
Thận nhân
tạo

Đang hồi phục; không
nghiêm trọng

Điều
dưỡng

Da liễu

Đang hồi phục

ThsBs

Chẩn đoán
hình ảnh

Đang hồi phục; không
nghiêm trọng

Điều
dưỡng

Truyền nhiễm

Chưa hồi phục


Đang hồi phục


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Báo cáo ADR năm 2015
Người
báo cáo

Khoa
phòng
báo cáo

Kết quả sau xử trí

Kenec 1 g (Cefotaxim) tĩnh
mạch chậm

Điều
dưỡng

Răng hàm
mặt

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

48


Kenec 1 g (Cefotaxim) tĩnh
mạch chậm

Điều
dưỡng

Răng hàm
mặt

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

Điều
dưỡng

Truyền
nhiễm

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

St
t

Giới
tính

Tuổ
i


Thuốc nghi ngờ

1

Nữ

11

2

Nam

Biểu hiện

3

Nữ

71

Augmentin 1,2g (Amoxicillin+A.clavulanic); Of (Ofloxacin 200mg/100ml)

4



24

Oxylpan (Oxytocin 5ui)
Tĩnh mạch 10ui/ ngày


Thử test 15' mẫn đỏ, d=
1,5cm, ngứa ,+

Nũ hộ
sinh

Hậu Sản

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

21

Oxylpan (Oxytocin 5ui)
Tĩnh mạch 10ui/ ngày

Meệt, lạnh run, nhức đầu,
buồn nôn, da xanh tái,,M
95,T 37 HA 100/60

Nũ hộ
sinh

Hậu Sản

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

mệt, da tái, tay chân lạnh,

mạch quay, 90/60 đau đầu,
buồn nôn,

Điều
dưỡng

Nội tiêu
hóa

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

Mệt, buồn nôn, nôn nhiều,
HA 160/100; M 90; T 38

Điều
dưỡng

Nội tiêu
hóa

Hồi phục không di chứng;
không nghiêm trọng

5

Nữ

6


Nam

48

7

Nam

43

Trần Hữu Linh Phương

H2K Ciprofloxacin (Ciprofloxacin 200mg/100ml)
truyền tĩnh mạch 2
lần/ngày; đã chuyền 5 ngày
H2K Ciprofloxacin (Ciprofloxacin 200mg/100ml)
truyền tĩnh mạch 2
lần/ngày; đã chuyền 5 ngày

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


50
45
40
35

Số lượng báo cáo


30

Column1

25

Column2

20
15
10
5
0
2013

2014

2015

0

Tỷ lệ các thuốc được báo cáo từ 2013 đến 2015

Các thuốc khác
10%
Kháng sinh
79%

Thuốc cản quang

1%
NSAIDs
5%
Thuốc gây mê
5%


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Tỷ lệ các biểu hiện ADR
từ năm 2013 đến 2015
Chóng mặt
1%
Tim mạch
32%

Nôn/Buồn nôn
14%

Sốc phản vệ
2%

Nhiễm độc da
51%










ADR nhóm thuốc kháng sinh nhiều nhất: 79%.
ADR xuất hiện ở nữ nhiều hơn ở nam.
ADR chủ yếu liên quan đến thuốc tiêm truyền tĩnh mạch.
ADR nghiêm trọng: chưa có.
ADR thường kết hợp với triệu chứng ngoài da như là một gợi ý sớm.
Các ADR được xử lý kịp thời, không để lại di chứng.
Số lượng báo cáo ADR giảm mạnh qua các năm dù số lượng bệnh nhân và chủng
loại thuốc tăng từng năm.

4. Hoạt động tư vấn sử dụng thuốc:
 Tập trung chủ yếu ở hai quầy cấp phát ngoại trú.
 Trả lời một số câu hỏi của bệnh nhân.
 Hướng dẫn sử dụng thuốc dạng khí dung như bình xịt định liều, cách chia liều đối

với dạng thuốc là sirô...
 Thông tin cho bệnh nhân một số tác dụng phụ thường gặp.
 Giải thích tầm quan trọng của việc tuân thủ trị liệu, khi nào phải gặp bác sĩ hoặc

dược sĩ.
 Tư vấn về nhận thức của bệnh nhân về tình trạng bệnh tật và số lượng thuốc được

kê.
 Sau khi tư vấn, người dược sĩ phải đảm bảo rằng những thông tin mà mình cung cấp
được bệnh nhân tiếp thu đầy đủ.
Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng


2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

5. Vai trò và hoạt động của dược sĩ lâm sàng tại bệnh phòng: phân tích và bình bệnh
án, giao ban, đi bệnh phòng
- Các Dược sĩ lâm sàng chia nhóm
+ Tham gia giao ban đầu ngày cùng Khoa lâm sàng.
+ Tham gia thăm khám bệnh nhân cùng các bác sĩ hàng ngày, tham gia các phiên
hội chẩn tại khoa…
+ Thực hiện việc duyệt Phiếu lãnh thuốc hàng ngày của các Khoa theo qui định đã
được ban hành.
+ Góp ý, đề nghị thay thế thuốc đối với các trường hợp nhận thấy chưa hợp lý.
- Phân tích các ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện những quy định về làm bệnh án,
chất lượng hỏi bệnh, khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh.
- Hạn chế tình trạng lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng thuốc.
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Hoạt động bình bệnh án thường diễn ra theo các bước sau:
1. Phần hành chính: bao gồm tên, tuổi, giới tính bệnh nhân…
2. Khai thác các thông tin trong bệnh án: Triệu chứng; Tiền sử gia đình, bệnh tật, dị ứng;
Tiền sử dùng thuốc; Thăm khám lâm sàng; Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng; Chẩn đoán;
Thuốc điều trị
3. Phân tích thuốc điều trị
Thuốc được chỉ định có phù hợp với chẩn đoán, diễn biến bệnh hay hướng dẫn điều trị
không?
Liều dùng thuốc có phù hợp với tình trạng bệnh lý, tuổi, cân nặng hay không, có cần phải
chỉnh liều hay không?
4. Nhận xét và đóng góp ý kiến.


6. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác dược, đặc biệt công tác dược lâm sàng
(phần mềm quản lý thuốc, phần mềm sử dụng thuốc, cơ sở dữ liệu số hóa, hồ sơ điện
tử, kê đơn điện tử, mạng nội bộ, web...)
 Có máy vi tính và kết nối internet.
 Phần mềm quản lý bệnh viện được số hoá tất cả các thông tin từ thông tin cá nhân
bệnh nhân, chẩn đoán, tên các thủ thuật, xét nghiệm, tên thuốc,…
 Có tài khoản điện tử để tra cứu các thông tin thuốc khi cần.

Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

7. Công tác phát triển nguồn nhân lực Dược trong hoạt động Dược lâm sàng (nguồn
nhân lực, đào tạo liên tục, tự đào tạo, đào tạo cho sinh viên dược...)
 Ưu tiên tuyển dụng dược sĩ có trình độ cao và chuyên sâu, đồng thời khuyến khích
cán bộ học tập nâng cao trình độ của chuyên ngành Dược lâm sàng. Hiện nay, có 40
người có trình độ dược sĩ trở lên trong tổng số 100 nhân lực tại khoa.
 Tham gia các khoá đào tạo liên tục của bộ và sở.
 Ban chủ nhiệm và các dược sĩ sau đại học cũng có các chương trình đào tạo hàng
tháng cho các nhân viên trong khoa.
 Khoa Dược cũng tổ chức các khoá đào tạo và thông tin cho các cán bộ trong bệnh
viện.
 Khoa Dược là nơi tiếp nhận hướng dẫn, đào tạo cho sinh viên các trường lân cận
cũng như các cán bộ của các bệnh viện khác đến học tập và thực hành chuyên môn

sau khi đã tốt nghiệp.

8. Các hoạt động khác: tham gia vào đơn vị Bảo đảm chất lượng của bệnh viện, hỗ
trợ và đào tạo y tá-điều dưỡng
 Các dược sĩ lâm sàng tham gia vào hội đồng thẩm định thầu và chấm điểm chất
lượng trong các đợt đấu thầu thuốc, y dụng cụ, hoá chất, sinh phẩm.
 Chiều thứ 4 hàng tuần phối hợp với phòng Kế hoạch tổng hợp, khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn, phòng Quản lý chất lượng, phòng Điều dưỡng, phòng Tổ chức cán bộ
kiểm tra nội bộ bệnh viện.
 Tổ chức Khoá đào tạo Kỹ năng Cảnh Giác Dược cho các cán bộ Điều dưỡng trưởng
với mục tiêu: Tăng cường kiến thức và kỹ năng cho cán bộ y tế để có thể thực hiện
và chia sẻ chuyên môn về công tác cảnh giác dược tại đơn vị công tác (Công văn số
127 ngày 02/08/2013).

Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

IV. BÀN LUẬN:
Thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động chuyên môn tại đơn vị:
-

Thuận lợi:

• Có nhiều cơ hội: xuất phát từ nhu cầu của thực tế sẽ là động lực thay đổi trong thực hành

Dược của dược sĩ bệnh viện.
• Văn bản pháp quy đã chính thức và qui định đầy đủ: TT 31/2012/TT-BYT
• Nhà nước đã có sự quan tâm và thúc đẩy mạnh, bằng chứng là Chiến lược phát triển
ngành Dược quốc gia đến 2020, tầm nhìn 2030 (QĐ 68-TTg)
• Vai trò to lớn của các chương trình hợp tác quốc tế đã giúp đưa ngành Dược lâm sàng
của Việt Nam tiến gần hơn với Thế giới. Nếu như ta khởi động hoạt động Dược lâm sàng
sau thế giới đến gần 40 năm thì nay trên hành trình phát triển chúng ta luôn bắt kịp nhịp
Thế giới dù không trên diện rộng mà chỉ ở vài cơ sở.
-

Khó khăn:

• Thiếu nhân lực, thiếu thời gian và công cụ hỗ trợ.
• Chương trình mà các dược sĩ bệnh viện được đào tạo chưa đủ hoặc chưa phù hợp với nhu
cầu của công việc.
• Không có quy trình làm việc chuẩn; Thiếu những hướng dẫn điều trị chuẩn ở quy mô toàn
quốc, thậm chí ở tại bệnh viện.
• Mối quan hệ nghèo nàn giữa Dược sĩ với các nhân viên y tế khác.
• Tác động về kinh tế (tác động của các hãng dược, vấn đề lương + chế độ đãi ngộ).

1. Vai trò của dược sĩ trong Hội đồng thuốc và điều trị
 HĐT&ĐT tại bệnh viện Trung ương Huế đã được thành lập trong nhiều năm, số
lượng thành viên nhiều nhưng hoạt động của HĐT&ĐT thiếu kế hoạch cụ thể và
mang tính hình thức, không thực hiện đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ đã được
quy định.
 Các cuộc họp chủ yếu liên quan đến thuốc khi có triệu tập của chủ tịch Hội đồng.
 Thành phần tham dự thường chủ yếu là Ban giám đốc, khoa Dược, phòng TCKT và
KHTH.
 Hội đồng chưa thể hiện vai trò của mình trong việc lên kế hoạch và thực hiện các


buổi bình bệnh án.
 Hội đồng chưa xây dựng được các phác đồ điều trị chuẩn để sử dụng trong bệnh

viện khiến cho công tác chuyên môn thiếu tính chuyên nghiệp và pháp lý.
Trần Hữu Linh Phương

CK1 Dược lý – Dược lâm sàng

2016


×