Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG tối THIỂU KHU vực CÔNG ở VIỆT NAM NHỮNG năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.53 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề tiền lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi người lao động nói
chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Lương bổng là một trong những
động lực kích thích con người làm việc hăng hái, kích thích người lao động làm
việc có năng suất chất lượng và hiệu quả từ đó làm phát triển kinh tế xã hội, đời
sống vật chật tinh thần của người lao động được cải thiện.
Chính sách tiền lương tối thiểu luôn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, ảnh hưởng sâu
rộng đến kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải được cân nhắc kỹ nhiều mặt, cả
về nội dung cải cách và lộ trình triển khai với những bước đi phù hợp, ổn định kinh
tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Trả lương đúng cho công chức tức là bảo đảm cho họ đủ sống bằng lương, toàn
tâm toàn ý nâng cao trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng
cao, để họ yên tâm làm việc và thăng tiến bằng năng lực thực sự của họ, không
phải lo về đời sống gia đình, không phải tìm kiếm thêm các khoản thu nhập không
chính đáng ngoài lương, nảy sinh tệ nạn tham nhũng. Đồng thời, chính sách tiền
lương tối thiểu đối với công chức hợp lý còn góp phần thu hút được người tài vào
bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ công chức liêm khiết, tận tuỵ xứng đáng với
sự tin cậy của nhân dân.
Lương của công chức phải được trả tương xứng với vị trí công việc được giao, để
họ tập trung vào hoạt động công vụ, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả
công tác. Như vậy, vấn đề tiền lương của công chức không chỉ là việc thu nhập của
riêng công chức mà chính là vấn đề uy tín của bộ máy nhà nước, là phục vụ yêu
cầu xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, tương thích với công vụ các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Chính sách tiền lương tối thiểu khu vực
công ở Việt nam những năm gần đây.Thực trạng và các khuyến nghị” làm đề tài
cho bài tiểu luận của mình. Bài tiểu luận kết cầu gồm ba phần:
Phần 1:Cơ sở lý luận
Phần 2: Phân tích chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công ở Việt
Nam



Phần 3: Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chính sách tiền
lương tối thiểu trong khu vực công
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, căn cứ
vào số lượng và chất lượng của người lao động phù hợp với quy luật cung cầu và
phù hợp với pháp luật lao động
1.1.2. Khái niệm tiền lương tối thiểu trong khu vực công
Tiền lương tối thiểu trong khu vực công là số tiền để trả cho người lao động có
trình độ thấp nhất trong khu vực công. Đó là số tiền đảm bảo cho người lao động
có thể mua được tư liệu sinh hoạt. dịch vụ và tiêu dùng thiết yếu cho tái sản xuất
sức lao động cá nhân và dành một phần Bảo hiểm tuổi già và nuôi con.
*Đặc trưng:
-Được trả cho người làm công việc có trình độ lao động giản đơn
-Được trả tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất
-Được trả trong điều kiện lao động và môi trường bình thường
-Được trả cho người lao động chưa qua đào tạo.
*kết cấu:
Xuất phát từ nhu cầu:
-Tái sản xuất
-Bảo hiểm
-Nuôi con
1.2.Vai trò của tiền lương tối thiểu trong khu vực công


-Là thước đo để đánh giá trình độ và mức độ phức tạp lao động của người lao động
-Là cơ sở để tính tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định
-Bảo đảm sựu trả công tương đương cho những công việc tương đương

-Được dùng để tính các khoản trích và khoản thưởng theo mức lương cơ sở
-Tính các mức trợ cấp dôi dưu do xắp xếp cơ cấu trong tổ chức
- Giảm bớt sự đói nghèo
-Là công cụ để nhà nước quản lý tiền lương và đạt được các mục tiêu khác cảu nhà
nước.
1.3.Cơ chế, thời gian điều chỉnh của tiền lương trong khu vực công
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong khu vực công
1.4.1.Nhóm nhân tố chung
-Quy định của pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong từng
thời kỳ quy định về mức tiền lương tối thiểu, thang bảng lương và phụ cấp
-Nền kinh tế hội nhập có ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống thang bảng lương,
phụ cấp cho phù hợp với khu vực và quốc tế
-Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đạc biệt là thị trường lao động nên việc
tuyển dụng, thu hút, giữ chân người lao động thì chính sách tiền lương có vai trò
quyết định
-Vai trò của công đoàn trong việc xây dựng quy chế chả lương, đơn giá tiền lương,
thưởng
-Ngân sách nhà nước : Qũy lương chiếm khoảng 60% chi thường xuyên và khoảng
30% tổng chi Ngân sách Nhà nước hàng năm( khoảng 200 ngàn tỷ đồng chi tiền
lương hàng năm)
-Số người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước: hiện nya cả nước có trên 1,7
triệu viên chức sự nghiệp, gần 400.000 công chức hành chính, gần 300.000 cán bộ
chuyên trách, công chức cấp xã phường chưa kể đến đối tượng hưởng lương hưu
và trợ cấp xã hội từ nguồn ngân sách


-Đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp phụ thuộc vào nguồn thu và tiets kiệm;
đối với đơn vị có hệ số lương tăng thêm như : ngành thuế, Bảo hiểm xã hội phụ
thuộc vào mức độ hoàn thiện của đơn vị và cá nhân người lao động; phụ thuộc
ngân sách địa phương có thể hỗ trợ vào lương

1.4.2.Nhóm nhân tố thuộc bản thân người lao động
-Trình độ lao động: Với lao động có trình độ cao thì sẽ có thu nhập cao hơn so với
lao động có trình độ thấp bởi để đạt được trình độ đó người lao động phải bỏ ra
một khoản chi phí tương đương cho việc đào tạo đó, đem lại hiệu quả kinh tế cao
hơn thì việc hưởng lương cao là tất yếu
-Thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc, thâm niên nhiều và tay nghề cao thì
có mức lương cao. Mức độ hoàn thành công việc nhanh hay chậm, đảm bảo chất
lượng hay không đều ảnh hưởng ngay đến tiền lương cho người lao động


PHẦN 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG
TỐI THIỂU TRONG KHU VỰC CÔNG CỦA VIỆT NAM
2.1.Khái quát tiền lương tối thiểu trong khu vực công của Việt
2.1.1. Mức tiền lương tối thiểu được áp dụng trong thời gian qua
Lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ (Khoản 1, Điều 91 của Bộ luật
Lao động 2012). Chính phủ công bố mức lương tối thiểu hàng tháng, trên cơ sở
khuyến nghị của Hội đồng tiên lương quốc gia và căn cứ vào nhu cầu sống tối
thiểu của người lao động và gia đình họ, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và
mức tiền lương trên thị trường lao động (Khoản 2, Điều 91 Bộ luật Lao động 2012)
Tiền lương công chức hiện nay ở nước ta chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động
của họ - một loại lao động đặc biệt - lao động quyền lực. Điều đó góp phần làm
cho các giá trị xã hội của người công chức bị giảm sút, dễ bị tổn thương và là mảnh
đất nảy sinh tình trạng quan liêu, tham nhũng ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả
thực thi công vụ. Từ năm 1985 đến nay, Việt Nam đã thực hiện 2 lần cải cách tiền
lương và hệ thống chính sách tiền lương đã từng bước chuyển biến theo hướng tích
cực. Từ tháng 01 năm 2003 đến tháng 5 năm 2012, Chính phủ đã 8 lần điều chỉnh
tăng lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ mức
210.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng, bình quân tăng 20% năm.
Mới đây nhất là mức lương cơ sở cho khối hành chính sự nghiệp cũng sẽ tăng từ
1.210.00VNĐ lên 1.300.000VNĐ (theo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà

nước 2017)
2.1.2. Đối tượng áp dụng
Theo Điều 2 Nghị Định số: 31/2012/NĐ-CP đối tượng áp dụng mức lương tối
thiểu ở khu vực công là cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực
lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức:
- Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội.
- Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được
tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.


2.1.3. Cơ chế áp dụng
Cơ chế xác định tiền lương tối thiểu là cơ chế ba bên (3P) bao gồm: Chính Phủ,các
tổ chức đại diện cho người lao động và tổ chức đại diện cho người sử dụng lao
động.
Sự ra đời của Hội đồng Tiền lương Quốc gia tháng 8/ 2013 đánh dấu sự cải thiện
đáng kể của cơ chế xác định tiền lương tối thiểu tại Việt Nam. Hội đồng tạo điều
kiện cho công đoàn và đại diện giới sử dụng lao động thương lượng về tiền lương
tối thiểu và đưa ra khuyến nghị.Hội đồng có nhiệm vụ phân tích tình hình kinh tế xã hội, mức sống dân cư để xác định, dự báo nhu cầu sống tối thiểu của người lao
động và gia đình họ; đánh giá tình hình thực hiện mức lương tối thiểu, mức tiền
lương trên thị trường lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp để xây dựng
và khuyến nghị với Chính phủ phương án tiền lương tối thiểu hằng năm và từng
thời kỳ. Ngoài ra, Hội đồng nghiên cứu, khuyến nghị với Chính phủ mức lương tối
thiểu theo giờ áp dụng đối với một số nghề, công việc không thường xuyên hoặc
làm việc không trọn thời gian
. Hội đồng Tiền lương Quốc gia (Hội đồng) gồm 15 thành viên là đại diện Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH), Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội ngành nghề ở Trung

ương có sử dụng nhiều lao động.

2.2.Thực trạng chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công của Việt
Nam những năm gần đây
Chủ trương của Đảng coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu
tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ
công, góp phần làm trong sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà
nước.
Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu sao cho đảm bảo được nhu
cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức, cụ thể qua bảng sau:
Bảng 1. Các mức điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu trong khu vực công ở
Việt Nam giai đoạn 2000-2015
ĐVT : Việt Nam đồng


Nghị định
77/2000/NĐ-CP
Ngày 15/12/2000
03/2003/NĐ-CP
Ngày 15/01/2003
118/2005/NĐ-CP
Ngày 15/09/2005
94/2006/NĐ-CP
Ngày 07/09/2006
166/2007/NĐ-CP
Ngày 10/12/2007
33/2009/NĐ-CP
Ngày 06/04/2009
28/2010/NĐ-CP
Ngày 25/03/2010

22/2011/NĐ-CP
Ngày 04/04/2011
31/2012/NĐ-CP
Ngày 12/04/2012
66/2013/NĐ-CP
Ngày 27/06/2013

Thời điểm áp dụng

Mức lương tối thiểu
chung

01/01/2001

210.000

01/01/2003

290.000

01/10/2005

350.000

01/10/2006

450.000

01/01/2008


540.000

01/05/2009

650.000

01/05/2010

730.000

01/05/2011

830.000

01/05/2012

1.050.000

01/7/2013

1.150.000

Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ có hiệu lực, từ
tháng 01 năm 2016. 01/5/2016 mới được điều chỉnh lên 1.210.000 đồng


Có thể thấy trong vòng 15 năm qua, Đảng và Nhà nước luôn luôn cố gắng nâng
cao đời sống của cán bộ công chức bằng cách liên tục tăng lương qua từng năm. Ta
có thể thấy vào năm 2000 khi Việt Nam đã triệt để thay đổi cấu trúc tiền lương từ
việc phân phối gián tiếp sang trực tiếp, xóa bỏ bao cấp tình hình đất nước chưa

phát triển được nên mức lương chung tối thiểu ở giai đoạn đó là 210.000 đồng,Vào
thời gian đó, đồng tiền còn chưa bị trượt giá nên mức tiền lương tối thiểu đó vẫn
đảm bảo mức sống cho cán bộ công chức.
Tuy vậy mức độ tăng lương qua mỗi lần sửa đổi còn thấp, khoảng cách lương cong
ngắn.Từ năm 2000-năm 2009 chỉ tăng được có 90.000 đồng/cán bộ công chức, tiếp
theo đó đến năm 2010 ta thấy từ 2000-2010 trải qua 10 năm vậy mà tiền lương của
cán bộ công chức chỉ tăng có 520.000 đồng trong vòng 10 năm, mỗi năm chỉ tawg
lên có vài chục nghìn đồng. Điều này phản ảnh tình hình kinh tế đất nước trong 10
năm kém phát triển, ngân sách nhà nước quá hạn hẹp để mà chi trả lương cho cán
bộ công chức.
Ngày 7/11 Việt Nam ra nhập WTO,mở ra nều cơ hội phát triển nền kinh tế, trong
năm nấy, tiền lương tối thiểu tăng lên từ 730.000 đồng năm 2010 lên 830.000 đồng
đánh dấu sự phát triển của nên kinh tế cũng như sự phát triển của nền hành chính
công theo đó mà ngân sách nhà nước có nhiều nguồn thu hơn từ đó quỹ lương để
chi trả cho cán bộ viên chức cũng lớn hơn
Qua hơn 5 năm cái cách việc nâng lương giai đoạn 2011-2015, cho thấy một sự nỗ
lực bền bỉ của Đảng và Nhà nước khi mà bộ máy nhà nước trở nên quá cồng kềnh,
dư thừa nhân lực không cần thiết và đem lại hiệu quả làm việc kém, việc thu lại
tiền đầu tư cho bên ngoài gặp khó khăn, không thể tận thuế từ các doanh nghiệp
nên ngân sách chỉ có hạn mà đội ngũ cán bộ công chức lại nhiều thì việc tăng
lương cao là rất khó khăn, ta có thể thấy khoảng cách tăng lương là hơn 100.000
đồng/công chức cán bộ và mới đây nhất là tăng lên 1.210.000 đồng.

Tuy có tăng lương liên tục nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của công chức
cán bộ khi mà tiền lương bên ngoài thị trường lao động tăng gấp nhiều lần và giá
cả sinh hoạt thì leo thang đồng loạt tăng giá như hiện nay thì việc tăng lương này
có thể ví như ” hạt muối bỏ biển” , nó không thể làm thỏa mãm nhu cầu tối thiểu
trong cuộc sống của cán bộ công chức tuy nhiên tiền lương tối thiểu cũng được
nâng dần qua từng giai đoạn cũng đã góp phần cải thiện đời sống, sinh hoạt của
đội ngũ cán bộ, công chức.



2.3.Đánh giá chung về tiền lương tối thiểu trong khu vực công ở Việt Nam
những năm gần đây
2.3.1.Ưu điểm
Mức lương tối thiểu chung được quy định từ năm 1993 và trong các năm tiếp theo
cho đến nay đã điều chỉnh tăng dần cùng cho thấy:
-Thứ nhất, tiền lương tối thiểu bảo đảm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một
phần để tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng cho những người lao động làm
công ăn lương, phù hợp với khả năng của nền kinh tế, khả năng chi trả của người
sử dụng lao động và bảo đảm quan hệ hợp lý với mặt bằng tiền công trên thị
trường và mức sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
-Thứ hai, Các mức tiền lương tối thiểu trong khu vục công do Nhà nuớc qui định
có tác động ổn định mức sống cho công chức ở mức tối thiểu
-Thứ ba, tiền lương tối thiểu căn cứ để trả công, mức tiền lương tối thiểu được coi
là mức sàn thấp nhất cho công chức có trình độ đại học với bậ lương thấp nhất;
dùng làm căn cứ tính các mức lương khác của hệ thống thang, bảng lương và phụ
cấp lương trong khu vực nhà nước.
-Thứ tư, tiền lương tối thiểu thiết lập mối quan hệ về kinh tế. Tăng khả năng gns
bó với tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp vào thị trường lao động của khu vực và
quốc tế.
-Chính sách tiền lương tối thiểu đi vào cuộc sống đã phát huy vai trò của nó trong
cải thiện đời sống công chức. Tiền lương tối thiểu được điều chỉnh tăng dần (trên
20% mỗi lần điều chỉnh) đã từng bước thực hiện tiền tệ hóa tiền lương, thay đổi cơ
cấu nhu cầu của mức sống tối thiểu theo hướng được cải thiện hơn
Quá trình thực hiện, tiền lương tối thiểu đã thực sự tham gia vào điều tiết quan hệ
cung-cầu lao động trên thị trường; làm cho thị trường lao động phát triển sôi động
trên cơ sở chính sách tiền lương linh hoạt hơn. Thông qua việc quy định tiền lương
tối thiểu, tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh dần trả đúng giá trị lao
động, phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.3.2.Hạn chế
-Tình trạng trả lương còn mang tính “cào bằng”, cán bộ, công chức được trả theo
chức nghiệp, thâm niên công tác, chức vụ; tình trạng “làm nhiều, làm ít cũng


hưởng lương như nhau” dẫn đến tiền lương chưa phù hợp với mức độ cống hiến,
chưa phản ảnh đúng năng lực, kết quả công tác của cán bộ, công chức
-Việc xác định và điều chỉnh mức lương tối thiểu và cơ chế áp dụng mức lương tối
thiểu chưa được pháp luật quy định cụ thể, dẫn đến trong quá trình thực hiện còn
thiếu nhất quán, thiếu căn cứ khoa học và có tính áp đặt, chưa sát với tình hình
thực tế và yêu cầu khách quan của cuộc sống.
-Chưa gắn với nhu cầu sống tối thiểu của công chức và sát với mức tiền công trên
thị trường để đảm bảo tiền lương tối thiểu đủ sống. Một thực tế cho thấy, mặc dù
trong những năm gần đây, việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu đã được thực hiện
thường xuyên, tuy nhiên, mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định không đáp
ứng được cuộc sống tối thiểu chocông chức. Chính sách tiền lương tối thiểu thấp
đã gây ra những hệ quả tiêu cực, làm cho người hưởng lương không sống được
bằng tiền lương và thu nhập ngoài lương chiếm tỷ lệ cao, lại không được kiểm
soát, làm cho chính sách tiền lương bị bóp méo. Chính sách tiền lương tối thiểu bị
ràng buộc bởi nhiều quan hệ kinh tế, quan hệ lao động, quan hệ xã hội (chính sách
BHXH, chế độ đóng BHXH trong các doanh nghiệp, trợ cấp thôi việc, bồi thường
tai nạn lao động, …). Đây là những mắt xích, những nút trói buộc chính sách tiền
lương làm cho nó khó thoát ra khỏi cơ chế hành chính, bao cấp để đi vào đời sống
xã hội.
-Tiền lương tối thiểu khu vực hành chính Nhà nước gắn liền với tiền lương tối
thiểu chung là một sự bất hợp lý trong quan hệ tiền lương, làm cho tiền lương khu
vực này luôn thấp hơn khu vực thị trường, và do đó dẫn đến dòng di chuyển lao
động từ khu vực Nhà nước sang khu vực có tiền lương cao hơn, đồng thời là một
trong những nguyên nhân gây tiêu cực, tham nhũng. Mặt khác, khu vực dịch vụ
công (nhất là sự nghiệp công) với cơ chế tiền lương tối thiểu hiện hành chưa thúc

đẩy mạnh lao động khu vực này tham gia thị trường lao động và trở thành lực cản
mạnh nhất trong cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.
-Việc quy định căn cứ để điều chỉnh lương tối thiểu còn chưa đầy đủ. Ngoài yếu tố
lạm phát của tiền tệ thì việc tăng mức lương tối thiểu cũng cần được xem xét điều
chỉnh khi năng suất lao động trung bình của xã hội tăng lên và theo sự tăng trưởng
của nền kinh tế. Song, các quy định của pháp lụât và thực tế điều chỉnh tiền lương
tối thiểu trong hơn chục năm qua chưa xác định yếu tố này. Như vậy, pháp luật
chưa có sự đảm bảo để công chức hưởng lương tối thiểu nói riêng và người lao
động nói chung được tham gia đầy đủ vào sự phồn vinh của nền kinh tế.


-Tiền lương tối thiểu trong khu vực công còn thấp so với khu vực kinh tế bên
ngoài, điều này dấy lên tình trạng bất mãn, chán nản, người có năng lực thì xin ra
khỏi khu vực công dẫn đến tình trạng chảy máu chát xám, bộ máy tổ chứ ngày
càng yếu kém trị trệ không phát triển.
-Tiền lương tối thiểu không còn là động lực nên hầu như không có tác động nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, không gắn nhiều với cải cách hành
chính. Chất lượng đội ngũ cán bộ không được nâng cao mà còn có chiều hướng
giảm sút. Tình trạng cán bộ gây phiền hà cho dân, gây lãng phí ngân sách còn khá
phổ biến. Thêm vào đó, chế độ nâng lương vẫn chủ yếu vẫn tính theo thâm niên
nên chưa khuyến khích được người lao động; không phát huy năng lực sáng tạo,
không giữ chân được người tài.
*Nguyên nhân
-Do Ngân sách của nhà nước còn eo hẹp, hạn chế, bộ máy thì cồng kềnh, quan liệu
-Do chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công chưa được xây dựng một
cách hợp lý, chưa tạo ra động lực lao động cho cán bộ công chức
-Do sự phân bổ nguồn lực không đồng đều trong bộ máy hành chính, dẫn đến sự
cồng kếnh, ngân sách bị phân nhỏ vì có quá nhiều cán bộ công chức hưởng lương
từ ngân sách



PHẦN 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Định hướng của nhà nước về tiền lương tối thiểu trong khu vực công của
Việt Nam giai đoạn tới
Định hướng lộ trình tiền lương từ 2013 - 2020 chia làm hai giai đoạn.
-Giai đoạn 2013 - 2015 sẽ tập trung nguồn lực ưu tiên điều chỉnh mức lương tối
thiểu đối với cán bộ công chức, viên chức phù hợp với phát triển KT - XH của đất
nước. Đẩy mạnh triển khai thực hiện đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài
chính, tiền lương đối với đơn vị sự nghiệp công lập và khung giá dịch vụ theo cơ
chế mới, đồng thời triển khai thực hiện Luật Viên chức
-Giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp với
tình hình KT - XH của đất nước. Từ năm 2016 thực hiện mở rộng quan hệ mức
lượng tối thiểu – trung bình (tốt nghiệp đại học hết tập sự) – tối đa (chuyên gia cao
cấp bậc 3, tương đương Bộ trưởng) từ 1,0 - 2,34 – 10,0 hiện nay lên 1,0 – 3,2 –
15,0. Trên cơ sở đó ban hành hệ thống bảng lương, ngạch, bậc mới bảo đảm tính
hợp lý, phù hợp với thứ bậc trong hệ thống chính trị. Sắp xếp lại các chế độ phụ
cấp lương trên cơ sở xem xét đưa một số chế độ phụ cấp lương hiện hành vào mức
lương theo quan hệ tiền lương mới.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Tăng ngân sách nhà nước
Để có thể nâng cao mức lương tối thiểu cho cán bộ công chức trong khu vực hành
chính sự nghiệp thì đầu tiên phải làm tăng ngân sách nhà nước chi trả cho cán bộ
bằng cách:
Thứ nhất, tinh giảm biên chế, giảm bớt sự cồng kềnh của bộ máy tổ chức. Ngân
sách chỉ có một số lượng nhất định, nhưng số cán bộ cứ tăng lên không thể tránh
khỏi việc lương thấp, ngoài ra do sự phân công công việc bất hợp lý làm cho số
lượng cán bộ công chức này càng nhiều lên trong khi khối lượng công việc và hiệu
xuất công việc lại giảm đi một cách rõ rệt
Thứ hai, nên chú trọng phát triển nền kinh tế hơn nữa, điều này làm tăng thêm số
tiền mà ngân sách nhà nước thu vao hàng năm.



Thứ ba, nên sụng dụng biện pháp mạnh để tận thu thế, hàng năm có hàng chục
công ty tổ chức nộp thuế muôn, trốn thuế, điều này dẫn tới ngân sách nhà nước bị
thâm hụt một khoản không hề nhỏ.
3.2.2.Cơ chế ba bên trong việc thực hiện tiền lương tối thiểu
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực tiền lương, Điều 56 Bộ Luật lao động cũng quy định
“Chính phủ quyết định và công bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu
vùng, mức lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động”.
Tuy nhiên, có thể nói sự tham gia của người lao động và người sử dụng lao động
trong việc quyết sách các vấn đề về lao động chỉ mang tính hình thức. Vì vậy trong
thời gian tới đề nghị cần phải có sự hoàn thiện của pháp luật về cơ chế ba bên trong
quan hệ lao động nói chung và trong việc quy định và thực hiện tiền lương tối thiểu
nói riêng. Để mức tiền lương tối thiểu được công bố trong từng thời kỳ đảm bảo
được chức năng và vai trò của nó là đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao
động, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, khả năng chi trả của doanh nghiệp,
góp phần bảo vệ người lao động, phát triển thị trường lao động, phát triển kinh tế
thì cần phải thành lập một tổ chức với sự tham gia của ba bên là cơ quan tham
mưu, tư vấn cho nhà nước về tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng
3.2.3. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ,
công chức, viên chức thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao.
Một trong những bất cập hiện nay làm cho tiền lương cán bộ, công chức, viên chức
được cho là thấp, kém hiệu quả là do số lượng biên chế nhiều (liên tục được mở
rộng trong thời gian qua, trong khi vấn đề cải cách hành chính, tinh giảm biên chế
đã được đặt ra), chất lượng và hiệu suất công vụ không đạt yêu cầu.
Theo đó, thời gian tới đòi hỏi phải thực hiện cải cách hành chính quyết liệt trên các
mặt tổ chức, sắp xếp lại bộ máy trong hệ thống chính trị, xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, từng lĩnh vực
quản lý rà soát và thực hiện tinh giản biên chế và nâng cao kỷ luật công vụ. Không

nên thực hiện cải cách chính sách tiền lương một cách đồng loạt mà chỉ những cơ
quan, đơn vị đủ điều kiện mới được thực hiện cải cách tiền lương, ví dụ như sau
khi đã cải cách, sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế…


3.2.4.Đổi mới căn bản phương thức trả lương, đảm bảo tiền lương cho cán bộ,
công chức
Phương thức trả lương được cho là không phù hợp do mang nặng tính bình quân,
không có sự phân biệt về mức lương giữa người làm nhiều với người làm ít.
Thời gian tới cần phải đổi mới phương thức trả lương, đảm bảo tiền lương cho cán
bộ, công chức có tính cạnh tranh. Hướng tới việc trả lương theo chức danh và theo
vị trí công việc cũng như khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ công
chức, chấp nhận có mức lương phân biệt giữa người làm tốt và người làm việc
không đáp ứng được yêu cầu. Để thực hiện được phương thức trả lương này cần
phải xác định và phân loại theo nhóm vị trí công việc và chức danh trên cơ sở các
yếu tố cấu thành lao động. Từ đó xác định các nội dung công việc cũng như yêu
cầu cụ thể đối với từng vị trí công việc và có các tiêu chí đánh giá kết quả làm việc.
Cần trả lương cho cán bộ công chức theo vị trí việc làm, theo năng lực và theo kết
quả thực hiện công việc, trả theo thị trường
Cần dựa trên mức độ hoàn thành công việc để quyết định mức tăng lương phù hợp
cho từng CBCC. Để làm được việc này, việc xây dựng một bộ quy chuẩn đánh giá
kết quả làm việc của từng chức danh, vị trí việc làm là cần thiết và cấp bách
Nhà nước chỉ tập trung giải quyết tiền lương khu vực chi từ ngân sách nhà nước.
Trong đó, đối với khu vực hành chính nhà nước, chuyển dần từ trả lương theo
chuyên môn và thâm niên công tác của từng người sang trả lương theo vị trí làm
việc và hiệu quả công việc. Đối với khu vực sự nghiệp công, trả lương theo kết quả
công việc và chất lượng cung cấp dịch vụ. Việc trả lương do thủ trưởng đơn vị sử
dụng lao động cùng tổ chức công đoàn trao đổi, thống nhất quy định chế độ tiền
lương trong đơn vị như quy định đối với doanh nghiệp.



KẾT LUẬN
Tiền lương tối thiểu không còn là vấn đề mới lạ, nhưng nó là vấn đề gắn liền với
người lao động và luôn được các ngành, các cấp, toàn thể người lao động và người
sử dụng lao động quan tâm. Tiền lương tối thiểu được coi là “lưới an toàn ” cho
những người lao động làm công ăn lương. Nó là công cụ pháp lý nhằm bảo về
quyền và lợi ích của người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động.
Ở Việt Nam, chính sách tieèn lương tối thiểu luôn được hoàn thiện và phát huy
được vai trò của nó. Để chính sách tiền lương tối thiểu đang ngày hoàn thiện hơn
thể hiện sự đồng bộ, nhất quán và phù hợp với thế giới thì trong quá trình xây dựng
cần nghiên cứu, rà soát lại các yếu tố cơ bản làm căn cứ xác định lương tối thiểu để
bảo vệ người lao động hợp lý, linh hoạt và bền vững.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS.Nguyễn Tiệp, TS.Lê Thanh Hà, Giáo trình Tiền lương-Tiền công ,
NXB Lao động-xã hội

2.

Luật Lao động 2012

3.

Báo Người lao động: Phải tiếp tục tăng tiền lương tối thiểu (16/9/2016)

4.


/>/WCMS_322678/lang--vi/index.htm

5.

/>


×