Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ VẬN DỤNG VBQPPL TRONG GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.62 KB, 28 trang )

Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

CHUYÊN ĐỀ 1

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
VÀ VẬN DỤNG VBQPPL TRONG GIÁM SÁT THI
CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 1:
TỔNG QUAN VỀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng
Luật xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam Khóa XI,
kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố số
26/2003/L-CTN ngày 10/12/2003 (sau đây gọi là Luật Xây dựng năm 2003).
1.1.1. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng hiện có
1. Luật:
Tên Văn bản

Ban hành

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 của Quốc hội

12/12/2005


Luật Xây dựng số 16/2003/QH11

10/12/2003

2. Nghị định:
Tên Văn bản

Ban hành

Nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật
Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng

15/10/2009

Nghị định 112/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình

14/12/2009

Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và 22/09/2006
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Nghị định 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định việc đăng ký 21/09/2006
lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và
Luật Đầu tư
Nghị định 71/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công 06/06/2005
trình đặc thù
Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư xây 12/02/2009
dựng công trình


3. Quyết định của Thủ tướng chính phủ
Tên Văn bản

Ban hành

Chỉ thị 27/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác 5/9/2008
đấu thầu sử dụng vốn nhà nước
Quyết định 02/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành 07/01/2008
Quy chế quản lý các dự án đầu tư xây dựng của các Cơ quan đại diện Việt


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

Nam ở nước ngoài và các Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài
Quyết định 131/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành 09/08/2007
Quy chế thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng Việt Nam
Quyết định 49/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp 11/04/2007
đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật
Xây dựng
Quyết định 256/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành 09/11/2006
Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích
Quyết định 68/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 22/03/2006
Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng
Quyết định 39/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn 28/02/2005
thi hành Điều 121 của Luật Xây dựng
Quyết định 87/2004/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy 19/5/2004
chế quản lý hoạt động của nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực xây dựng tại
Việt Nam


* Chỉ thị - Công văn của Thủ tướng Chính Phủ
Tên Văn bản

Ban hành

Công văn 1565/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giá
và hợp đồng xây dựng

22/09/2008

Chỉ thị 27/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh công tác
đấu thầu sử dụng vốn nhà nước

05/9/2008

4. Thông tư.
4.1. Bộ Xây dựng
Tên Văn bản

Ban hành

Thông tư 05/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh 15/04/2009
dự toán xây dựng công trình
Thông tư 09/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định và 02/11/2007
quản lý chi phí thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt
Nam
Thông tư 07/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương 25/07/2007
pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình
Thông tư 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản 25/07/2007

lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Thông tư 06/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng 25/07/2007
trong hoạt động xây dựng
Thông tư 03/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết một 26/03/2009
số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

Thông tư 07/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh 10/11/2006
dự toán xây dựng công trình
4.2. Bộ Tài Chính
Tên Văn bản

Ban hành

Công văn 10458/BTC-ĐT của Bộ Tài chính về việc tạm ứng, tạm thanh toán 8/9/2008
tiền bù chênh lệch giá vật liệu xây dựng
Thông tư 149/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và 14/12/2007
sử dụng vốn ngân sách cho các hoạt động của Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong qúa trình quản lý các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây
dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh
doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao
Thông tư 118/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý, sử 02/10/2007
dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước
Thông tư 107/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh 7/9/2007
toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng

vốn ngân sách nhà nước
Thông tư 98/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số 9/8/2007
điểm của Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước
Thông tư 33/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quyết toán 9/4/2007
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước
Thông tư 27/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh 3/4/2007
toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nước
5. Quyết định Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tên Văn bản

Ban hành

Quyết định 1118/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 03/09/2008
hành Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá
Quyết định 1121/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 03/09/2008
hành Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng
hoá, xây lắp
Quyết định 1068/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 15/8/2008
hành Mẫu Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu
Quyết định 1048/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 11/8/2008
hành Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn
Quyết định 937/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành 23/07/2008
Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp
Quyết định 731/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành 10/06/2008
Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong

giám sát thi công xây dựng công trình

Quyết định 678/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Quy 02/06/2008
định về chứng chỉ tham gia khoá học về đấu thầu
Quyết định 419/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành 07/04/2008
Mẫu Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu
Quyết định 1583/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 24/12/2007
hành Mẫu hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn
Quyết định 1591/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 24/12/2007
hành Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển gói thầu xây lắp
Quyết định 1175/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 10/10/2007
hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Quyết định 521/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành 22/05/2007
mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa
Quyết định 1102/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban 18/09/2007
hành Mẫu Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng
hoá, xây lắp
Quyết định 909/2005/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành 13/09/2005
Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá
6. Quyết định của Bộ Xây dựng
Quyết định 10/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định 25/06/2008
điều kiện năng lực của nhà thầu khi thi công công việc, hạng mục công trình
hoặc công trình xây dựng có yêu cầu đặc biệt
Quyết định 31/2006/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định 14/09/2006
công khai thủ tục hành chính và thái độ tác phong của cán bộ công chức
trong việc cấp giấy phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng, cấp giấy phép thầu cho nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại
Việt Nam
Công văn Bộ Xây dựng
Tên Văn bản


Ban hành

Công văn 1160/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh 17/06/2008
giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá vật liệu xây dựng
Công văn 1066/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng về việc công bố mẫu hợp 05/06/2008
đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
Công văn 72/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng về việc quản lý chi phí đầu tư 03/06/2008
xây dựng công trình
Công văn 737/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Hướng dẫn đo bóc 22/04/2008
khối lượng xây dựng công trình
Công văn 49/BXD-KTXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý chi 22/04/2008
phí đầu tư xây dựng công trình
Công văn 734/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố nội dung cơ bản 21/04/2008
của tài liệu đào tạo, bồi dường nghiệp vụ định giá xây dựng


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

Công văn 564/BXD-KTTC của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn điều chỉnh 31/03/2008
giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá vật liệu xây dựng
Công văn 402/BXD-KTTC của Bộ Xây dựng về việc thực hiện điều chỉnh 10/03/2008
giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật
liệu xây dựng
Công văn 344/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc đính chính Thông tư số 12/12/2007
06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng
trong hoạt động xây dựng
Công văn 2507/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố mẫu hợp đồng 26/11/2007
thiết kế xây dựng công trình

Công văn 2508/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố mẫu hợp đồng 26/11/2007
thi công xây dựng công trình
Công văn 1989/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc giải đáp các vướng mắc, 19/09/2007
kiến nghị trong quản lý đầu tư xây dựng
Công văn 1918/BXD-KTTC của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện 06/09/2007
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình
Công văn 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự 16/8/2007
toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng
Công văn 1777/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự 16/8/2007
toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt hệ thống điện công trình; ống và
phụ tùng ống; bảo ôn đường ống, phụ tùng ống và thiết bị; khai thác nước
ngầm
Công văn 1778/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dư 16/8/2007
toán sửa chữa công trình XD
Công văn 1779/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự 16/8/2007
toán xây dựng công trình – Phần khảo xát XD
Công văn 1780/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự 16/8/2007
toán xây dựng công trình – Phần thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu XD
Công văn 1781/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự 16/8/2007
toán xây dựng công trình – Phần thí nghiệm đường dây và trạm biến áp
Công văn 1782/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự 16/8/2007
toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt máy, thiết bị
Công văn 1783/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức dự 16/8/2007
toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt truyền dẫn phát sóng truyền hình.
Công văn 1784/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức vật 16/8/2007
trong XD
Công văn 1751/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi 14/08/2007
phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình
Công văn 1599/BXD-VP của Bộ Xây dựng về phương pháp xác định chỉ số 25/7/2007

giá xây dựng
Công văn 1600/BXD-VP của Bộ Xây dựng về Suất vốn đầu tư xây dựng 25/7/2007


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

công trình năm 2007
Công văn 1601/BXD-VP của Bộ Xây dựng về Chỉ số giá XD

25/7/2007

Công văn 2200/BXD-KSTK của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thẩm định 27/10/2005
thiết kế cơ sở thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình
Công văn 1509/BXD-KSTK của Bộ Xây dựng về việc nội dung thẩm định 28/07/2005
thiết kế trong báo cáo kinh tế kỹ thuật
7. Về công tác đền bù - giải phóng mặt bằng
Tên Văn bản

Ban hành

Công văn 721/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết vướng 15/05/2008
mắc trong công tác giải phóng mặt bằng
Công văn 642/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 29/04/2008
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đền bù giải tỏa
Thông tư 107/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh 07/09/2007
toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng
vốn ngân sách nhà nước
Công văn 3103/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ về việc chi phí tổ chức 07/06/2007
thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng giao thông

Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc 30/01/2007
thành lập Đoàn giám sát "việc thực hiện chính sách, pháp luật về đền bù, giải
phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi"
Công văn 3005/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc thuế đối với tiền đền 17/08/2006
bù, hỗ trợ đấ bị thu hồi
Công văn 2246/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc hạch toán chi phí đền 26/06/2006
bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Công văn 1514/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chi phí 24/04/2006
đền bù giải toả
Công văn 388/TCT-DNK của Tổng cục Thuế về việc chi phí đền bù hỗ trợ

25/01/2006

Công văn 311/TCT-TS của Tổng cục Thuế về việc khấu trừ tiền đền bù về 20/01/2006
đất vào tiền sử dụng đất phải nộp
Công văn 170/TCT-TS của Tổng cục Thuế về việc khấu trừ tiền đền bù về 12/01/2006
đất vào tiền sử dụng đất phải nộp
Công văn 105/TCT-PCCS của Tổng cục Thuế về việc chứng từ đối với khoản 10/01/2006
đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng
8. Quy trình thanh quyết toán:
Quyết định số 25/QĐ-KBNN về việc ban hành quy trình kiểm soát thanh 14/01/2008
toán vốn đầu tư ngoài nước
Quyết định số 25/QĐ-KBNN về sủa đổi quyết định số 297/QĐ-KBNN 11/12/2007
hướng dẫn quy trình thanh toán , quyết toán
Quyết định số 297/QĐ-KBNN về quy trình thanh toán , quyết toán

18/5/2007


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong

giám sát thi công xây dựng công trình

1.2. Giới thiệu về luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn liên quan
1.2.1. Giới thiệu về luật xây dựng
Luật xây dựng gồm 9 chương, 123 điều:
- Chương I: Những quy định chung, gồm 10 điều
- Chương II: Quy hoạch xây dựng, gồm 5 mục, 24 điều
- Chương III: Dự án đầu tư xây dựng công trình, gồm 11 điều
- Chương IV: Khảo sát, thiết kế xây dựng, gồm 2 mục, 16 điều
- Chương V: Xây dựng công trình, gồm 5 Mục, 33 điều
- Chương VI: Lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng, gồm 2 mục, 16 điều;
- Chương VII: Quản lý nhà nước về xây dựng, gồm 8 điều;
- Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm: gồm 2 điều;
- Chương IX: Điều khoản thi hành, gồm 3 điều
1.2.2. Giới thiệu về một số vấn đề chủ yếu liên quan
1.2.2.1. Đối tượng áp dụng
Luật Xây dựng áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân
nước ngoài đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt nam.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác
với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1.2.2.2. Phạm vi điều chỉnh
a- Luật xây dựng quy định về hoạt động xây dựng; quyền và nghĩa vụ của tổ chức,
cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng;
b- Nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hướng
dẫn thi hành Luật xây dựng về "lập, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; hợp
đồng trong hoạt động xây dựng; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công
trình".
c- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
hướng dẫn thi hành Luật xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng; áp dụng

đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát,
thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng
trên lãnh thổ Việt nam
1.2.2.3. Giải thích một số từ ngữ trong Luật xây dựng:
a- Hoạt động xây dựng: (khoản 1 Điều 3 LXD) bao gồm lập quy hoạch xây dựng,
lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi
công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động có
liên quan khác;


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

b- Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (Khoản 5 Điều 3 LXD) bao gồm hệ
thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp
nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác;
c- Hệ thống công trình hạ tầng xã hội (Khoản 6 Điều 3 LXD) bao gồm các công
trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công
viên, mặt nước và các công trình khác.
d- Dự án đầu tư xây dựng công trình: nêu tại Khoản 17 Điều 3 LXD, trong đó có
quy định "Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế
cơ sở".
- Thiết kế cơ sở được nêu tại Khoản 27 Điều 3 LXD "là tập tài liệu bao gồm thuyết
minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức
đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo".
e- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình nêu tại Khoản 16 Điều 3 LXD: "là hồ sơ
xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư"
f- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình được nêu tại Khoản 18 Điều 3
LXD quy định" là dự án đầu tư xây dựng công trình rút gọn trong đó chỉ đặt ra các yêu

cầu cơ bản theo quy định".
g- Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng: Khoản 1 Điều 2 NĐ 209/NĐ-CP quy định "Hệ
thống tiêu chuẩn xây dựng của Việt nam bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây
dựng".
h- Quy chuẩn xây dựng (Khoản 19 Điều 3 LXD) định nghĩa "Quy chuẩn xây
dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan QLNN có
thẩm quyền về xây dựng ban hành".
i- Chủ đầu tư xây dựng công trình (được nêu tại Khoản 21 Điều 3 LXD) "là
người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng
công trình".
k- Nhà thầu trong hoạt động xây dựng (Khoản 22 Điều 3 LXD) là tổ chức, cá
nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia
quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
l- Tổng thầu xây dựng (Khoản 23 Điều 3 LXD) là nhà thầu ký kết hợp đồng trực
tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc
toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổng thầu xây dựng bao gồm
các hình thức chủ yếu sau: tổng thầu thiết kế; tổng thầu thi công xây dựng công trình;
tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị
công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công
trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
m- Nhà thầu chính (Khoản 24 Điều 3 LXD) trong hoạt động xây dựng là nhà thầu
ký kết hợp đồng nhận thầu trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần
việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
n- Nhà thầu phụ (Khoản 25 Điều 3 LXD) trong hoạt động xây dựng là nhà thầu
ký kết hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công
việc của nhà thầu chính hoặc tổng thầu xây dựng.


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình


p- Giám sát tác giả (Khoản 28 Điều 3 LXD) là hoạt động giám sát của người thiết
kế trong quá trình thi công xây dựng công trình nhằm đảm bảo việc thi công xây dựng
theo đúng thiết kế.
q- Sự cố công trình xây dựng (Khoản 29 Điều 3 LXD) là những hư hỏng vượt
quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ; đã sập đổ
một phần hoặc toàn bộ công trình hoặc công trình không sử dụng được theo thiết kế.
1.2.2.4. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng (Điều 4 LXD):
Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau
đây:
a- Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công
trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm
xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng, an ninh;
b- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;
c- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài
sản, phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường;
d- Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ
tầng kỹ thuật;
e- Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác
trong xây dựng.
1.2.2.5. Loại và cấp công trình (Điều 5 LXD):
a- Điều 5 LXD quy định :
- Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình;
- Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng. Mỗi loại công
trình được chia thành 5 cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV;
- Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ
thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng.
b- Loại công trình:
Điều 4 NĐ 209 quy định về "Phân loại công trình xây dựng" bao gồm 5 loại công
trình xây dựng là:

- Công trình dân dụng:
+ Nhà ở gồm chung cư và nhà riêng lẻ;
+ Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công
trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà
phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát
sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại
- Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công
trình khai thác dầu khí; công trình hoá chất, hoá dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hóa
lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo;
công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp
nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công
trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp.


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

- Công trình giao thông gồm:công trình đường bộ; công trình đường sắt; công
trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
- Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống
dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại.
- Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý
nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải;
công trình chiếu sáng đô thị.
c- Cấp công trình:
Điều 5 NĐ 209 quy định mỗi loại công trình lại được phân thành 5 cấp công trình
là (cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4). Trong đó cấp đặc biệt là cao nhất, cấp 4 là
thấp nhất. Cụ thể loại, cấp công trình có Phụ lục kèm theo NĐ.
Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì
cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất (Khoản 2 Điều 5 NĐ

209).
1.2.2.6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng (Điều 10):
1- Xây dựng công trình nằm trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn
chiếm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích
lịch sử - văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật; xây
dựng công trình ở khu vực có nguy cơ lở đất, lũ quét, trừ những công trình xây dựng để
khắc phục những hiện tượng này;
2- Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có
giấy phép xây dựng đối với công trình theo yêu cầu phải có giấy phép hoặc xây dựng
công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp;
3- Nhà thầu hoạt động xây dựng vượt quá điều kiện năng lực hành nghề xây
dựng,năng lực hoạt động xây dựng; chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực hành
nghề xây dựng, năng lực hoạt động xây dựng để thực hiện công việc;
4- Xây dựng công trình không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng;
5- Vi phạm các quy định về an toàn tính mạng con người, tài sản và vệ sinh môi
trường xung quanh;
6- Cơi nới, lấn chiếm không gian, khu vực công cộng, lối đi và các sân bãi khác đã
có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố;
7- Đưa và nhận hối lộ trong hoạt động xây dựng; dàn xếp trong đấu thầu nhằm vụ
lợi, mua bán thầu, thông đồng trong đấu thầu, bỏ giá thầu dưới giá thành xây dựng công
trình trong đấu thầu;
8- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; dung túng, bao
che cho hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng;
9- Cản trở hoạt động xây dựng đúng pháp luật.
1.2.2.7- Dự án đầu tư xây dựng công trình (Điều 35LXD):
1- Khi đầu tư xây dựng công trình, CĐT phải lập dự án để xem xét, đánh giá hiệu
quả về KT-XH của dự án, trừ các CTXD trừ những công trình sau đây:
- Những công trình chỉ cần lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật;



Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

- Công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ (không phải lập dự án đầu tư và báo cáo KTKT mà chỉ cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng).
2- Những công trình chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Theo Mục V Điểm 1a
TT 08/2005/TT-BXD của Bộ Xây dựng bao gồm:
+ Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;
+ Công trình xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng;
+ Công trình hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng sử dụng vốn ngân
sách không nhằm mục đích kinh doanh, phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, quy
hoạch xây dựng và đã có chủ trương đầu tư hoặc đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư
hàng năm;
+ Công trình XD mới, sửa chữa, cải tạo sử dụng vốn NSNN, phù hợp với quy
hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch XD, đã có chủ trương đầu tư và hiệu quả đầu tư, có
tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.
+ Các công trình XD khác không thuộc các trường hợp nêu trên có tổng mức đầu
tư dưới 5 tỷ đồng, tùy từng trường hợp cụ thể người quyết định đầu tư xem xét, quyết
định việc lập dự án hoặc Báo cáo KT-KT và làm rõ tính hiệu quả trước khi quyết định
đầu tư XDCT.
3- Nội dung báo cáo KT-KT của công trình xây dựng bao gồm sự cần thiết đầu tư,
mục tiêu xây dựng công trình, địa điêm xây dựng, quy mô, công suất, cấp công trình;
nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng công trình; hiệu quả công trình;
phòng chống cháy nổ; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình.
4- Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất và
nguồn vốn đầu tư. Nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình được lập phù hợp với
yêu cầu của từng loại dự án.
Phân loại Dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ như sau:

STT


LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

TỔNG MỨC


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

ĐẦU TƯ
I

Dự án quan trọng quốc gia
I

Theo Nghị quyết
số 66/2006/QH11
của Quốc hội

Nhóm A

1

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuộc lĩnh vực bảo
vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý Không kể mức vốn
nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

2

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: sản xuất chất độc

Không kể mức vốn
hại, chất nổ; hạ tầng khu công nghiệp

3

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi
măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự Trên 1.500 tỷ đồng
án giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay,
đường sắt, đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.

4

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông
(khác ở điểm I - 3), cấp thoát nước và công trình hạ
tầng kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, Trên 1.000 tỷ đồng
điện tử, tin học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ
khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính, viễn thông.

5

Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ,
sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế
biến nông, lâm, thuỷ sản.

Trên 700 tỷ đồng

6


Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Trên 500 tỷ đồng


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

II

1

2

3

4
III

1

2

3

4


Nhóm B
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện, khai
thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi măng,
luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án giao
thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông
(khác ở điểm II - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng
kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin
học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: hạ tầng kỹ thuật khu
đô thị mới, công nghiệp nhẹ, sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi
trồng thuỷ sản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Từ 75 đến 1.500
tỷ đồng

Từ 50 đến 1.000
tỷ đồng

Từ 40 đến 700
tỷ đồng

Từ 30 đến 500

tỷ đồng

Nhóm C
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp điện,
khai thác dầu khí, hoá chất, phân bón, chế tạo máy, xi
măng, luyện kim, khai thác chế biến khoáng sản, các dự án
giao thông (cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt,
đường quốc lộ). Các trường phổ thông nằm trong quy
hoạch (không kể mức vốn), xây dựng khu nhà ở.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: thuỷ lợi, giao thông
(khác ở điểm III - 1), cấp thoát nước và công trình hạ tầng
kỹ thuật, kỹ thuật điện, sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin
học, hoá dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất
vật liệu, bưu chính, viễn thông.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: công nghiệp nhẹ,
sành sứ, thuỷ tinh, in, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chế
biến nông, lâm, thuỷ sản.
Các dự án đầu tư xây dựng công trình: y tế, văn hoá, giáo
dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng khác (trừ
xây dựng khu nhà ở), kho tàng, du lịch, thể dục thể thao,
nghiên cứu khoa học và các dự án khác.

Dưới 75 tỷ đồng

Dưới 50 tỷ đồng

Dưới 40 tỷ đồng

Dưới 30 tỷ đồng



Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 2:
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ GIÁM
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1. Luật Xây dựng quy định các nội dung về quản lý chất lượng và giám thi công
xây dựng công trình như sau:
2.1.1. Giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 87-LXD):
1. Mọi công trình xây dựng trong quá trình thi công phải được thực hiện chế độ giám sát.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra
về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công
xây dựng công trình.
3. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ
điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng.
Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề giám sát
thi công xây dựng phù hợp với công việc, loại, cấp công trình.
4. Khuyến khích việc thực hiện chế độ giám sát đối với nhà ở riêng lẻ.
2.1.2. Yêu cầu của việc giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 88):
Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện ngay từ khi khởi công xây dựng công trình;
2. Thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công xây dựng;
3. Căn cứ vào thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;
4. Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
2..1.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát
thi công xây dựng công trình (Điều 89)
1. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có
các quyền sau đây:

a) Được tự thực hiện giám sát khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây
dựng;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng, theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng;
c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp
người giám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công
trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình trong việc giám sát thi công xây dựng công trình có
các nghĩa vụ sau đây:
a) Thuê tư vấn giám sát trong trường hợp không đủ điều kiện năng lực giám sát thi
công xây dựng để tự thực hiện;
b) Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

c) Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
d) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng giám sát thi công
xây dựng;
đ) Không được thông đồng hoặc dùng ảnh hưởng của mình để áp đặt làm sai lệch
kết quả giám sát;
e) Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng;
g) Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực
giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành
vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (Điều
90)

1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau đây:
a) Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
c) Bảo lưu các ý kiến của mình đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
d) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký kết;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ
thuật theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp
thời sửa đổi;
đ) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;
e) Không được thông đồng với nhà thầu thi công xây dựng, với chủ đầu tư xây
dựng công trình và có các hành vi vi phạm khác làm sai lệch kết quả giám sát;
g) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi
công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng nhưng người
giám sát không báo cáo với chủ đầu tư xây dựng công trình hoặc người có thẩm quyền xử
lý, các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật..
2.2. Giám sát thi công XDCT
2.2.1- Nội dung quản lý thi công XDCT bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý
tiến độ XD, quản lý khối lượng thi công XDCT, quản lý an toàn lao động trên công
trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình


Riêng quản lý chất lượng xây dựng được thực hiện theo các quy định của NĐ số 209 về
quản lý chất lượng CTXD.
2.2.2- Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 31 NĐ 12
1/ CTXD trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi
công XDCT phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
2/ Đối với CTXD có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ XDCT
phải được lập cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm.
3/ Nhà thầu thi công có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen
kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của
dự án.
4/ CĐT, nhà thầu thi công, TVGS và các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi,
giám sát tiến độ thi công XDCT và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công
xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làn ảnh hưởng đến tổng tiến
độ của dự án.
Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì CĐT phải báo cáo người
quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
5/ Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở đảm bảo chất ượng
công trình.
Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì
nhà thầu xây dựng được xét thưởng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng
gây thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
2.2.3- Quản lý khối lượng thi công XDCT
1/ Việc thi công XDCT phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được
duyệt .
2/ Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa CĐT, nhà thầu thi
công, TVGS theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng
thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
3/ Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán XDCT được duyệt thì CĐT
và nhà thầu thi công XD phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn

NSNN thì CĐT phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định.
Khối lượng phát sinh được CĐT, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là
cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
4/ Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các
bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán.
2.2.4- Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng:được quy định tại Điều 33
NĐ 16
1/ Nhà thầu thi công phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên
công trường xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì
phải được các bên thoả thuận.


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

2/Các biện pháp về an toàn, nội quy an toàn phải được thể hiện công khai trên
công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. ở những vị trí nguy hiểm trên
công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn.
3/ Nhà thầu thi công, CĐT và các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám
sát công tác ATLĐ trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về ATLĐ thì phải đình chỉ
thi công XD. Người để xảy ra vi phạm về ATLĐ thuộc phạm vi quản lý của mình phải
chịu tráchg nhiệm trước pháp luật.
26.5- Quản lý môi trường xây dựng được quy định tại Điều 34 NĐ 16
1/ Nhà thầu thi công phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho
người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm có biện
pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đôiư với những công
trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn
phế thải đưa đến nơi quy định.
2/ Trong quá trình vận chuyển VLXD, phế thải phải có biện pháp che chắn bảo
đảm an toàn, VSMT

3/ Nhà thầu thi công, CĐT phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện
bảo vệ môi trườngxây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan QLNN
vedè môi trường. Trường hợp nhà thầu không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường
thì CĐT, cơ quan QLNN về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu
nhàthầu thựchiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.
26.6- Quản lý chất lượng thi công XDCT được quy định tại Chương V (bao gồm từ Điều
18 đến Điều 28 NĐ 209, trong đó quy định:
1/ Tổ chức quản lý chất lượng thi công XDCT:
a- Quản lý chất lượng thi công XDCT bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng
của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công XDCT và nghiệm thu CTXD của CĐT;
giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế XDCT.
b- Nhà thầu thi công phải có hệ thống quản lý chất lượng để thựchiện các nội dung
về quản lý chất lượng thi công XDCT của nhà thầu.
c-CĐT phải tổ chức giám sát thi công XDCT . Trường hợp CĐT không cótổ chức
TVGS đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức TVGS có đủ điều kiện năng lực hoạt
động xây dựng thực hiện.
CĐT tổ chức nghiệm thu CTXD.
d- Nhà thầu thiết kế XDCT thực hiện giám sát tác giả theo quy định.
2/ Quản lý chất lượng thi công XDCT của nhà thầu (Điều 19 NĐ 209):
a- Nội dung quản lý chất lượng thi công XDCT của nhà thầu:
- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công
trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công XDCT
trong việc quản lý chất lượng CTXD;
- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình,
thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào CTXD theo tiêu chuẩn và yêu cầu
thiết kế.;


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình


- Lập và kiểm tra thựchiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;
- Lập và ghi nhật ký thi công XDCT theo quy định;
- Kiểm tra ATLĐ, VSMT bên trong và bên ngoài công trường;
- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận CTXD, hạng mục
CTXD và CTXD hoàn thành;
- Báo cáo CĐT về tiến độ, chất lượng, khối lượng, ATLĐ và VSMT thi công
XDCT theo yêu cầu của CĐT;
- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu và lập phiếu yêu cầu CĐT tổ chức
nghiệm thu.
b- Nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về chất lượng
công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu
không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô
nhiễm môi trường và các hành vi khác gây thiệt hại.
3/ Giám sát chất lượng thi công XDCT của CĐT: (Điều 21 NĐ 209):
a- Nội dung giám sát chất lượng thi công XDCT của CĐT:
- Kiểm tra các điều kiện khởi công CTXD theo quy định tại Điều 72 LXD;
- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công XDCT với hồ sơ dự thầu và
hợp đồng xây dựng, bao gồm:
+ Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công XDCT đưa
vào công trường;
+ Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công;
+ Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an
toàn phục vụ thi công XDCT;
+ Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản
phẩm xây dựng phục vụ thi công XD của nhà thầu thi công XDCT;
- Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình
do nhà thầu thi công XDCT cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
+ Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí
nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của

các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện,
sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào XDCT;
+ Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào
CT do nhà thầu xây dựng cung cấp thì CĐT thựchiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và
thiết bị lắp đặt vào CTXD.
- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công XDCT bao gồm:
+ Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu ;
+ Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi
công XDCT triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật
ký giám sát của CĐT hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
+ Xác nhận bản vẽ hoàn công;


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

+ Tổ chức nghiệm thu CTXD theo quy định
+ Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ
phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành
từng hạng mục CTXD và hoàn thành CTXD;
+ Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà
thầu thiết kế điều chỉnh;
+ Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công
trình và CTXD khi có nghi ngờ về chất lượng;
+ Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát
sinh trong thi công XDCT
b- CĐT phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát thi
công XDCT cho nhà thầu thi công XDCT và nhà thầu thiết kế XDCT biết để phối hợp
thực hiện.
c- CĐT chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi công

XDCT; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng làm
sai lệch kết quả nghiệm thu ,, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành
vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng CTXD của nhà thầu thi công
XDCT thì phải buộc nhà thầu dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.
d- Nhà thầu TVGS phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách
nhiệm trước pháp luật và CĐT khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn
và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

MỤC 3:
ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN TRONG
THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH; CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ GIÁM
SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
3.1. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi công xây dựng
công trình.
3.1.1. Một số quy định chung (theo Điều 7 luật Xây Dựng)
1. Năng lực hành nghề xây dựng được quy định đối với cá nhân tham gia hoạt
động xây dựng. Năng lực hoạt động xây dựng được quy định đối với tổ chức tham gia
hoạt động xây dựng.
2. Năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân được xác định theo cấp bậc trên cơ
sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo hợp pháp xác nhận, kinh
nghiệm, đạo đức nghề nghiệp. Cá nhân hoạt động thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát
xây dựng, thiết kế công trình, giám sát thi công xây dựng, khi hoạt động độc lập phải có
chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình.
3. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở
năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây
dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.
5. Chính phủ quy định về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành
nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân phù
hợp với loại, cấp công trình.
3.1.2. Quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân (theo điều 36 NĐ
12/2009)
1. Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện
năng lực phù hợp với loại dự án; loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị
định này.
2. Tổ chức, cá nhân khi tham gia các lĩnh vực sau đây phải có đủ điều kiện về
năng lực:
a) Lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
d) Thiết kế xây dựng công trình;
đ) Khảo sát xây dựng công trình;
e) Thi công xây dựng công trình;
g) Giám sát thi công xây dựng công trình;
h) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
i) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

k) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận
sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Năng lực của các tổ chức, cá nhân khi tham gia lĩnh vực hoạt động xây dựng nêu trên

được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ hành nghề hoặc các điều kiện về năng lực phù
hợp với công việc đảm nhận.
3. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù
hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
4. Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng,
thiết kế xây dựng công trình; chủ trì thiết kế; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; giám sát thi
công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc thiết kế quy hoạch
xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng phải có chứng chỉ
hành nghề theo quy định. Cá nhân tham gia quản lý dự án phải có chứng nhận nghiệp vụ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng, các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng gói thầu hoặc loại công
việc cụ thể.
6. Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở
năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây
dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.
Bộ Xây dựng thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá
nhân tư vấn xây dựng, các nhà thầu hoạt động xây dựng trong phạm vi cả nước, kể cả nhà
thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.
7. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế
bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình
với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế, nhà thầu giám sát thi công xây dựng
không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng
công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát, trừ trường hợp được người
quyết định đầu tư cho phép.
8. Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng,
chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định này và phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ
điều kiện năng lực phù hợp với công việc.

3.1.3. Điều kiện năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án
1. Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại
dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây
dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, có chứng nhận nghiệp vụ về quản lý dự án và đáp
ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1:
Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm, đã là Giám
đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B
cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1;


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

b) Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2: có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi
công xây dựng tối thiểu 5 năm, đã là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án
của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chỉ huy trưởng công
trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2;
c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc
chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập
dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc
tư vấn quản lý dự án hạng 2.
2. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án
phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp, có chứng nhận nghiệp vụ về
quản lý dự án và có kinh nghiệm làm việc chuyên môn tối thiểu 3 năm. Riêng đối với các
dự án nhóm C ở vùng sâu, vùng xa thì Giám đốc quản lý dự án có thể là người có trình
độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp và có kinh nghiệm làm việc
chuyên môn tối thiểu 3 năm. Chủ đầu tư có thể cử người thuộc bộ máy của mình hoặc
thuê người đáp ứng các điều kiện nêu trên làm Giám đốc quản lý dự án.
3. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C;
c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ được quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình; nếu đã quản lý 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì
được quản lý dự án nhóm C cùng loại.
3.1.4. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án
1. Năng lực của tổ chức tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng như sau:
a) Hạng 1:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 30 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong
đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 hoặc hạng 2 phù hợp với loại dự án;
- Có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư, kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong
đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế;
- Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được quản lý dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C;
b) Hạng 2: được quản lý dự án nhóm B, C;
c) Các tổ chức chưa đủ điều kiện xếp hạng được thực hiện quản lý Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật xây dựng công trình.


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

3. Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực
hiện quản lý dự án ít nhất 5 Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được thực
hiện quản lý dự án nhóm C.

3.1.5. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công
trình
1. Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại
công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I, hoặc 2 công
trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình
thuộc các chuyên ngành phù hợp;
- Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng
loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV
cùng loại;
b) Hạng 2: được giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được giám sát thi công xây dựng
công trình cấp IV cùng loại.
3. Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện
để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi
công xây dựng công trình cấp III cùng loại.
3.1.6. Điều kiện năng lực của chỉ huy trưởng công trường
1. Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy
trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại
công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây:
a) Hạng 1:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công

trình cấp II cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm;
- Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng
loại.


Chuyên đề 1: Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng công trình và vận dụng VBQPPL trong
giám sát thi công xây dựng công trình

c) Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc
chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5
năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV cùng loại;
b) Hạng 2: được làm chỉ huy trưởng công trình cấp II, III và IV cùng loại;
c) Đối với cá nhân chưa được xếp hạng thì chỉ làm được chỉ huy trưởng công trình cấp
IV; nếu đã làm chỉ huy trưởng 5 công trình cấp IV thì được làm chỉ huy trưởng công trình
cấp III cùng loại.
3.1.7. Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công
trình
1. Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo
loại công trình như sau:
a) Hạng 1:
- Có chỉ huy trưởng hạng 1 của công trình cùng loại;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây
dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II

cùng loại.
b) Hạng 2:
- Có chỉ huy trưởng hạng 1 hoặc hạng 2 của công trình cùng loại;
- Có đủ kiến trúc sư, kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây
dựng;
- Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận;
- Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình;
- Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng 1: được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV
cùng loại;
b) Hạng 2: được thi công xây dựng công trình từ cấp II, cấp III và cấp IV cùng loại;
c) Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng thì được thi công xây dựng công trình
cải tạo, sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 3 tỷ đồng, nhà ở riêng lẻ.
3. Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu
đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công xây dựng công trình cấp IV và tiếp sau
đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công
trình cấp III cùng loại.


×