Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty bảo hiểm bảo việt nhân thọ giai đoạn 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.56 KB, 18 trang )

Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty bảo hiểm Bảo Việt
Nhân Thọ giai đoạn 2013-2015

Lời mở đầu
Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm phát triển nhất trên thế giới mặc dù nó
ra đời muộn hơn so với các loại hình bảo hiểm khác. Sự ra đời và phát triển của
BHNT đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế. Ngày
nay tham gia BHNT trở thành một nhu cầu tất yếu của mỗi người, BHNT không
những thể hiện vai trò nâng cao chất lượng đời sống con người mà còn là kênh
huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.

Trên thế giới BHNT đã có từ rất lâu, tuy nhiên ở Việt Nam thì loại hình bảo
hiểm này mới chỉ ra đời hơn 10 năm. Cho đến nay BHNT ở Việt Nam cũng đã
có được sự phát triển vượt bậc. Khi miếng cơm manh áo không phải là vấn đề
quan tâm lớn như trước thì người ta thường mong muốn vươn tới những dịch vụ
ngày càng hoàn hảo hơn để nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mình. Và
đây cũng chính là lý do thúc đẩy loại hình BHNT phát triển ở Việt Nam. Khi bảo
hiểm mới xuất hiện ở Việt Nam, nước ta chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất
là Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (BẢO VIỆT) hoạt động, cho đến nay đã có
17 doanh nghiệp BHNT bao gồm cả những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài như Manulife, Prudential, AIA… Có thể thấy, thị trường bảo hiểm Việt
Nam đang phát triển rất sôi động với tốc độ tăng trưởng cao và hấp dẫn rất nhiều
các công ty bảo hiểm nước ngoài vào đầu tư kinh doanh.

Thị trường BHNT ở Việt Nam với một lượng dân số trên 80 triệu người, là một
thị trường đầy tiềm năng tuy nhiên mức độ khai thác thị trường còn rất nhỏ bé
chưa đáp ứng hết nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu và đưa
ra những giải pháp khuyến nghị nhằm giúp doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động
hiệu quả hơn và thị trường BHNT ở Việt Nam phát triển hơn là hết sức cần thiết.
Từ đó em đã lựa chọn đề tài: " Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại



công ty Bảo Việt Nhân Thọ giai đoan 2013-2015” làm nội dung nghiên cứu cho
bài viết của mình.
Bài viết gồm có 3 phần như sau:
Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ

Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty
bảo hiểm Bảo Việt Nhân Thọ giai đoan 2013-2015

Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty

Do thời gian có hạn và trình độ lý luận, thực tiễn còn hạn chế
nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót. Em kính mong Thầy (Cô) góp ý
để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Tô Thị Hồng đã giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình để chúng em có thể hoàn thành học phần này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1: Tổng quan về Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ
1. Sơ lược về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tập đoàn Bảo Việt là Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm hàng
đầu tại Việt Nam. Với khả năng tài chính mạnh, sự thong hiểu thị
trường trong nước, Bảo Việt đã được công nhận là một trong số 25
doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam; là doanh nghiệp bảo hiểm lâu


đời (thành lập năm 1965), được sự tin cậy của đông đảo tầng lớp

dân cư, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
Công ty Bảo Việt Nhân Thọ là công ty thành viên 100% vốn
của Tập đoàn Tài chính và Bảo hiểm Bảo Việt, bắt đầu đi vào hoạt
động từ tháng 6 năm 1996. Bảo Việt Nhân Thọ là doanh nghiệp đầu
tiên triển khai nghiệp vụ BHNT tại Việt Nam. Ngày 1/1/2004, Bảo
Việt Nhân Thọ được tách ra hạch toán độc lập và đến nay vẫn là
doanh nghiệp BHNT duy nhất có vốn đầu tư trong nước với số vốn
1500 tỷ đồng, trong khi vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ chỉ cần 600 tỷ đồng.
Dưới đây là những thông tin cơ bản theo hồ sơ và giấy phép thành lập
của công ty:
-Tên công ty : Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ
-Tên giao dịch quốc tế : Baoviet Life Corporation
-Tên viết tắt : Bảo Việt Nhân thọ/Baoviet Life
-Lĩnh vực hoạt động : Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
- Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng (19/12/2013 tăng vốn điều lệ từ 1500 tỷ
đồng lên 2000 tỷ đồng)
-Trụ sở chính: Tầng 37, Keangnam Ha Noi Landmark Tower, Đường
Phạm Hùng, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

1.2.

Chức năng và nhiện vụ của công ty
+ Chức năng
 BảoViệt là một Tập đoàn Tài chính - Bảo Hiểm lớn (tính đến
nay vốn điều lệ đã tang lên 6.804.714.340.000 đồng) kinh
doanh cả hai loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ.
Với sự hiểu biết có hạn nên em chỉ nghiên cứu một trong
những công ty con của Tập đoàn Bảo Việt là Công ty Bảo
Việt nhân thọ Hà Nội chuyên kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

+ Nhiệm vụ


1.3.

 Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng bảo hiểm nhằm đem
lại niềm tin cho khách hàng, góp phần làm tăng uy tín cho
công ty.
 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng
cao hiệu quả và luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho
nhà nước.
 Quản lý khai thác nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu hoạt động
sản xuất kinh doanh. Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả,
thực hiện tốt việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn sản xuất
kinh doanh.
 Thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài sản, lao động,
tiền lương,... đảm bảo công bằng bình đẳng. Chăm lo tốt đời
sống cán bộ nhân viên trong công ty bằng cách như: tổ chức
đi du lịch, dã ngoại, chế dộ thưởng phù hợp,…
Cơ cấu tổ chức của công ty

Theo sơ đồ này, cấp lãnh đạo của công ty trực tiếp điều hành và chịu
trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của công ty. Với cơ cấu tổ chức này
đòi hỏi người lãnh đạo phải có một kiến thức toàn diện và tổng hợp. Tuy
nhiên cơ cấu tổ chức này có một nhược điểm là không phát huy được tính
năng động của nhân viên nếu gặp phải sự chuyên quyền, áp đặt của người
lãnh đạo trong điều hành công việc.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng được quy định như sau:
 Giám đốc
Một Giám đốc công ty do hội đồng quản trị Tổng công ty

bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của
tổng giám đốc. Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công
ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc
Tổng công ty và trước pháp luật về điều hành hoạt động của
công ty. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất công ty
 Phó Giám đốc


Bảo Việt Nhân Thọ có hai phó Giám đốc là người giúp
Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo
sự phân công của giám đốc phân công thực hiện.
 Các phòng ban:
1. Phòng Tổng hợp:
- Đảm nhiệm công tác tổ chức cán bộ và lao động tiền
lương
- Đảm nhiệm công tác hành chính, văn thư
- Đảm nhiệm vấn đề pháp chế của doanh nghiệp
- Thực hiện việc thi đua khen thưởng
- Thực hiện các nhiệm vụ tổng hợp
2. Phòng Phát hành hợp đồng bảo hiêm
- Đánh giá rủi ro để chấp nhận hoặc từ chối bảo hiểm là
chức năng quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh
doanh
- Phát hành hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng
- Giám định bảo hiểm
3. Phòng Quản lý đại lý:
- Tổ chức đại lý, tổ chức quản lý đội ngũ cộng tác viên khai
thác bảo hiểm
- Quản lý về vấn đề nhân sự của đại lý, về hồ sơ, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, theo dõi đánh giá

- Thực hiện công tác tổ chức và phát triển đại lý, tuyển
dụng cán bộ như: lập kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch bổ
sung.
- Đào tạo đại lý: Mở lớp đào tạo chuyên ngành
4. Phòng Quản lý hợp đồng bảo hiểm:
- Quản lý tình trạng hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm
như: quá trình nộp phí, thay đổi người thu phí, thay đổi điều
kiện, thời gian nộp phí
- Giải quyết yêu cầu khách hàng lien quan đến trả tiền
bảo hiểm
- Chi trả hợp đồng
- Lưu trữ hợp đồng
5. Phòng Tài chính kế toán


- Chức năng hạch toán kế toán thu chi, lao động tiền
lương, thuế, tài sản cố định, công nợ.
- Phụ trách vấn đề tài chính: nghiên cứu, đề xuất chế độ
tài chính, xây dựng định mức chi tiêu theo đúng định mức
cho phép
- Thực hiện công tác thống kê toán: chủ yếu lập báo cáo
thống kê quản lý vốn, định kỳ chuyển số liệu về công ty
6. Phòng dịch vụ khách hàng
- Phục vụ khách hàng
- Hỗ trợ đại lý
7. Phòng marketing
- Khảo sát, nghiên cứu thị trường. Từ đó đề xuất lên
tổng công ty để hoàn thiện sản phẩm
- Hỗ trợ các phòng khai thác
8. Tổ tin học

- Quản lý số liệu
- Lập trình các phần mềm ứng dụng
1.4. Đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty
Bảo Việt Nhân Thọ có đội ngũ cán bộ trên 2.000 nhân viên và 80.000
tư vấn viên bảo hiểm chuyên nghiệp phục vụ tại 65 công ty thành viên và
hơn 500 phòng phục vụ khách hàng khắp cả nước. Cho đến nay Bảo Việt
Nhân Thọ đã được trên 4.000.000 khách hàng tin cậy.

Chương 2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Tổng công ty bảo hiểm
Bảo Việt Nhân Thọ giai đoan 2013-2015

2.1. Các sản phẩm Bảo Việt Nhân Thọ đang triển khai
Trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Bảo Việt Nhân Thọ đã
không ngừng hoàn thiện trên mọi phương diện nhằm đẩy mạnh công tác
khai thác, thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường. Trong năm đầu tiên
đi vào hoạt động công ty chỉ có 3 sản phẩm nhưng hiện nay hệ thống sản
phẩm của công ty đã được đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng phong


phú của người dân. Cho đến nay Bảo Việt Nhân thọ đã cung cấp đầy đủ các
loại hình bảo hiểm, đó là:
Bảo hiểm trọn đời, Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm hỗn
hợp, Bảo hiểm trả tiền định kỳ, Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con
người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ, Các loại hình bảo hiểm nhân thọ khác

Bảo Việt Nhân Thọ đã cho ra mắt rất nhiều sản phẩm (trên 50 sản
phẩm),
 Các sản phẩm chính
1. An Phát Hưng Gia
2. An Phát Bảo Gia

3. An Gia Tài Lộc
4. An Sinh Giáo Dục
5. An Hưởng Điền Viên
6. Bảo hiểm hoạch định kế hoạch tài chính
7. Bảo hiểm trợ cấp nằm viện
8. Hưu Trí Vững Nghiệp
9. Hưu Trí An Khang
10.An Tâm Học Vấn
11.Bảo hiểm cho người vay tiền
12.An Gia Phát Lộc
13.An Phát Trọn Đời
14.An Tâm Hạnh Phúc
15.An Nghiệp Thành Công
16.Bảo hiểm cho người gửi tiền
17.An Gia Thịnh Vượng
18.An Phúc Gia Lộc
19.Bảo hiểm tích lũy
20.Bảo hiểm đầu tư
21.An Tâm Sống Khỏe
22.Bảo hiểm hưu trí
23.An Tâm Toàn Mỹ
 Các sản phẩm bổ sung


Đây là những sản phẩm bảo hiểm giúp khách hàng mở rộng thêm quyền
lợi bảo hiểm. Khách hàng chỉ có thể tham gia các sản phẩm thuộc nhóm đi
kèm theo sản phẩm chính nhằm gia tăng phạm vi bảo hiểm. Nhóm này bao
gồm 7 sản phẩm:
1.
2.

3.
4.
5.

Quyền lợi miễn đóng phí đặc biệt
Quyền lợi miễn đóng phí
Bảo hiểm thương tật bộ phận vĩnh viễn
Bảo hiểm tử vong và thương tật toàn bộ vĩnh viễn
An Tâm Miễn Phí

Đồng thời, Bảo Việt Nhân Thọ có đưa ra rất nhiều các dịch vụ ưu đãi
như: Thẻ ưu đãi mua sắm giảm giá (Bảo Việt Card), cho vay theo hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ, được thong báo quá trình nộp phí bảo hiểm vào đầu các
năm, bưu thiếp chúc mừng sinh nhật…

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015
2.2.1. Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2013-2015
Để thấy rõ tình hình doanh thu theo thành phần của công ty ta hãy
nhìn vào bảng 1
Bảng 1: Doanh thu của công ty theo thành phần
Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ
tiêu

Năm
2013

Chênh lệch

2014

2015

2014/2013

2015/2014

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

26,20

2.156.843

27,10

DT
HĐBH

6.305.
693

7.957.

982

10.114 1.652.2
.825
89

DT
HĐTC

2.169.
987

2.800.
517

2.949.
375

630.530 29,06

148.858

5,32

DT
khác

6.218

6.311


7.812

93

1,50

1.501

1,24

Tổng
DT

8.481.
898

10.764 13.072 2.282.9
.810
.012
12

26,92

2.307.202

21,43

(Nguồn: www.baovietnhantho.com.vn)


Những năm qua Bảo Việt Nhân Thọ tiếp tục bám sát định hướng
đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và thực hiện chiến lược tang trưởng
thận trọng, vững chắc.
Nhìn vào bảng 1 ta thấy, qua 3 năm tổng doanh thu theo thành phần
của công ty có xu hướng tăng.
 Cụ thể tổng doanh thu của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ năm
2014 đạt 10,765 tỷ đồng, hoàn thành 117% kế hoạch năm 2014,
tăng 27% so với năm 2013.


Doanh thu khai thác mới quy năm là 2,093 tỷ đồng, tang trưởng
quy năm là 31% so với năm 2013, mức tang trưởng trên cao hơn
mức tang của toàn thị trường.
 Năm 2015, Bảo Việt Nhân Thọ đạt mức tăng trưởng ấn tượng với
doanh thu phí bảo hiểm đạt 10.115 tỷ đồng, tăng trưởng 27,1%.
Doanh thu khai thác mới đạt 2.309 tỷ đồng, tăng trưởng 23,3% so
với cùng kỳ 2014.
Sở dĩ 3 năm qua Bảo Việt Nhân Thọ dã hoàn thành xuất sắc kế hoạch
kinh doanh, với mức tăng trưởng cao về doanh thu, lợi nhuận so với năm
trước nhờ phát huy sức mạnh tổng thể trong lĩnh vực kinh doanh, tăng
cường tập trung hóa các mặt hoạt động, nâng cao năng suất lao động, tập
trung đầu tư và phát triển đội ngũ cán bộ đồng thời nâng cao chất lượng của
tư vấn viên. Tính đến 31/12/2015 tổng số tư vấn viên của toàn hệ thống
Bảo Việt Nhân Thọ đạt gần 77.000 người, trong đó số tư vấn viên tuyển
mới trong năm 2015 là 32.741 người.

Tóm lại, qua việc phân tích doanh thu theo thành phần của công ty ta
thấy tổng doanh thu theo thành phần của công ty có sự tăng trưởng rõ rệt,
cụ thể tăng nhẹ giai đoạn 2013-2014 và tăng mạnh trong năm 2015. Điều
đó cho thấy công ty ngày càng chứng minh được vai trò và vị thế của mình

trên thị trường.

2.1.2. Chi phí hoạt động kinh doanh tại công ty giai đoạn 2013-2015
Bảng 2: Sự biến động tổng chi phí giai đoạn 2013-2015
Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch
2014/2013


201

2014

2015

Số tiền

Tỷ lệ
(%)

Số

3
Chi
HĐBH


6.12
0.291

7.852.104

9.839.484

1.731.81
3

28,3
0

1.98
0

Chi
HĐTC

522.
227

715.803

733.473

193.576

37,0

7

17,

Chi
bán hàng
và quản
lý DN

1.13
6.165

1.441.795

1.678.865

305.630

26,90

237

Chi
HĐ khác

101

49

2.688


-52

Tổn
g chi phí

7.77
8.784

10.009.75

12.254.51

2.230.96

0

0

6

51,49

26

28,6
8

(Nguồn: www.baovietnhantho.com.vn)


Nhìn chung qua 3 năm tình hình thực hiện chi phí của công ty có
chiều hướng tăng.
 Qua bảng 2 ta thấy năm 2014 tổng chi phí của công ty là 10.010 tỷ
đồng, tăng 28,68% so với năm 2013. Có sự tăng này là do chi phí
hoạt động kinh doanh, chi hoạt động tài chính, chi bán hàng và
quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên. Tuy nhiên bên cạnh đó
chi phí cho các hoạt động khác của công ty lại giảm đến một nửa.
Đây là điều đáng mừng cho công ty.

2.24
0


 Đến năm 2015, tất cả các khoản mục chi phí đều tăng so với năm
2014 làm cho tổng chi phí của cả năm tăng lên. Cụ thể năm 2015,
tổng chi phí của công ty là 12.255 tỷ đồng, tăng 22,43% so với năm
2014. Đây là tín hiệu không khả quan do công ty chưa thực hiện
chính sách tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, chi phí tăng nhưng mức
tăng của chi phí vẫn thấp hơn mức tăng của doanh thu nên trong
năm doanh thu vẫn cao hơn năm 2014.
Tóm lại, qua việc phân tích chung tình hình chi phí của công ty qua 3
năm ta thấy công ty vẫn chưa thực hiên tốt vấn đề hiệu quả chi phí trong
quá trình kinh doanh. Do đó, ban lãnh đạo của công ty cần có những biện
pháp hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí và không ngừng nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh để tối ta đa lợi nhuận.

2.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2013-2015
4.1.3.1. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm

Bảng 3: Lợi nhuận của công ty giai đoạn 2013-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

L

Chênh lệch

N
trước

2014/2013

thuế

2013

2014

2015
Số
tiền

L
N
13
trước

703.1


755.0
60

2015/2014

817.5
02

Tỷ
lệ (%)

51.9
47

7
,39

42

Số
tiền

T
ỷ lệ
(%)

62.4

8,
27



thuế
Thuế
TNDN
49
LN
sau thuế

166.9

157.9
03

529.1
34

171.0
99

589.6
07

9.046

638.2
28

5,42


60.4
73

13.1
96

11,4
3

8,
36

48.6
21

(Nguồn: www.baovietnhantho.com.vn)

 Cùng với doanh thu, lợi nhuận của Bảo Việt Nhân Thọ cũng tăng trưởng
ổn định qua các năm và đến năm 2014 lợi nhuận trước thuế đạt 755 tỷ
đồng, hoàn thành 102% kế hoạch năm 2014, tăng trưởng 7,4% so với năm
2013
 Năm 2015, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 818 tỷ đồng, tăng 8,3%
so với năm 2014
Chính vì lợi nhuận trước thuế liên tục tăng kéo theo lợi nhuận sau
thuế tăng theo. Năm 2015 là năm công ty có lợi nhuận sau thuế cao nhất.
Để có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực, cố gắng của toàn thể cán bộ
công nhân viên cũng như tình hình kinh doanh của công ty có những tiến
triển tốt.
Tóm lại, qua bảng 3 ta thấy lợi nhuận của công ty qua các năm liên
tục tăng. Kết quả này đã minh chứng cho sự tin tưởng ngày càng cao của

khách hàng đối với Bảo Việt Nhân Thọ. Đây là điều đáng mừng cho công
ty.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty
3.1. Giải pháp
3.1.1. Nâng cao hơn nữa, tính cạnh tranh của công ty bảo hiểm
Đối với công ty BHNT nói chung cũng như Tổng công ty Bảo
Việt Nhân Thọ nói riêng thì năng lực về vốn, công nghệ, trình độ quản lý,
kinh doanh,…là những yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh. Chính vì vậy

8,
25


để tạo cho mình một vị thế vững chắc, duy trì và mở rộng thị phần, tạo
niềm tin ở khách hàng thì công ty không những đa dạng hóa sản phẩm,
nâng cao chất lượng dịch vụ, mà cũng phải chú trọng đến việc chăm sóc
khách hàng, giải quyết nhanh chóng, hợp lý công tác bồi thường tổn thất
trong các trường hợp xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Việc tăng cường đào
tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp cho cán bộ kinh doanh, đại lý môi giới bảo hiểm cũng rất cần thiết.
Công ty đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng khoa học công
nghệ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình khai thác và
quản lý hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết
kiệm chi phí quản lý, hạ phí bảo hiểm một cách hợp lý.
Cạnh tranh trên thị trường là điều tất yếu để tìm chỗ đứng cho
mình thì công ty phải cạnh tranh lành mạnh bằng chính chất lượng dịch
vụ, uy tín nghề nghiệp, cùng với việc đầu tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí
hoạt động,…Có như vậy mới tạo được uy tín, niềm tin cho khác hàng.
3.1.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại

Trong tình hình cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, hoạt động
xúc tiến thương mại là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của
doanh nghiệp. Trong lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt là trong BHNT yếu tố
này có vai trò quan trọng . Như ta đã biết thì nhận thức của người dân Việt
Nam chúng ta nói chung cũng như người dân ở Cà Mau nói riêng thì sự
nhận thức đối với nền kinh tế cũng như đời sống xã hội còn rất hạn chế.
Đây là một cơ hội tốt để công ty nâng cao hiểu biết cũng như thấy được
tầm quan trọng mà BHNT mang lại, đồng thời xây dựng hình ảnh của
công ty mình đối với những khách hàng tiềm năng. Việc quảng bá các sản
phẩm bảo hiểm, khuếch trương hình ảnh của công ty thông qua quảng
cáo, qua các hoạt động xã hội manh tính nhân đạo,…
Công ty nên đa dạng hóa các kênh phân phối chẳng hạn như
ngân hàng, các tổ chức tài chính. Qua đây thì công ty có cơ hội tiếp xúc
với đông đảo khách hàng giàu tìm năng và có nhu cầu lớn. Ngoài ra, việc
tiếp xúc khách hàng bằng thư trực tiếp hoặc qua Internet cũng có thể
mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, việc triển khai hình thức này vẫn
gặp nhiều khó khăn do khai thác bảo hiểm chủ yếu là các huyện của tỉnh
Cà Mau thuộc loại vùng sâu vùng xa, điều kiện chưa có, hiểu biết về
mạng chưa nhiều. Tuy nhiên đây cũng là một phương pháp hiệu quả.


3.1.3. Tăng cường hợp tác trong ngành
Để tăng cường sức mạnh trong môi trường kinh doanh đầy
tính cạnh tranh bên cạnh phát huy nội lực các công ty BNHT cần bắt tay
hợp tác với nhau trong nhiều mặt. Thông qua Hiệp hội bảo hiểm, các
thành viên có thể có những tác động tích cực nhằm mở rộng định hướng
cho thị trường, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, chống trục lợi bảo
hiểm… tạo điều kiện thuận lợi cho toàn ngành. Ngoài ra các công ty có
thể liên kết với nhau tạo ra một tiếng nói chung để đóng góp ý kiến, kiến
nghị với nhà nước những giải pháp phát triển chung cho ngành bảo hiểm

cũng như có những bước đi thích hợp khi thị trường gặp diễn biến xấu.
3.2. Khuyến nghị
3.2.1. Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý đầy đủ, thống nhất
Luật kinh doanh bảo hiểm được ban hành vào cuối năm 2000
và có hiệu lực từ 01/04/2001 đã tạo cơ sở pháp lý căn bản cho hoạt động
kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam. Cùng với Luật rất nhiều văn bản dưới
Luật hướng dẫn thi hành một cách cụ thể, tạo rất nhiều thuận lợi cho
những đối tượng tham gia hoạt động bảo hiểm. Tuy nhiên, thực tế áp
dụng thời gian qua cho thấy Luật và văn bản dưới Luật vẫn còn nhiều chỗ
chưa thống nhất, chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp với điều kiện cụ thể ở
nước ta. Chính vì thế, tới đây những nhà làm luật cần học hỏi thêm kinh
nghiệm, xây dựng luật của các nước. Đồng thời có những nghiên cứu cụ
thể các điều kiện của Việt Nam để có những điều chỉnh thích hợp hơn
nữa.
Sự thiếu hụt một khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cạnh
tranh ở nước ta hiện nay đang gây nhiều khó khăn cho nhiều ngành nghề,
trong đó bảo hiểm chịu tác động không nhỏ. Do vậy nhiệm vụ quan trọng
trong thời gian sắp tới là Chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan nghiên
cứu, soạn thảo và trình Quốc hội thông qua Luật cạnh tranh. Trước khi
Luật cạnh tranh được ban hành, các cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, cụ thể là Bộ tài chính, cần ban hành thông tư,
chế tài cụ thể để quản lý, kiểm soát hoạt động cạnh tranh và xử lý vi phạm
về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm.
3.2.2. Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để
phát triển ngành bảo hiểm


Ngoài việc tăng cường quản lý Nhà nước, xây dựng môi
trường pháp lý đầy đủ, thống nhất. Nhà nước sẽ phải tiếp tục hoàn thiện
cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát

triển lành mạnh, an toàn, đồng thời vẫn đảm bảo tính chủ động và chịu
trách nhiệm của các công ty kinh doanh bảo hiểm. Một chính sách phù
hợp để khuyến khích tham gia bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức, khuyến
khích mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động của các công ty bảo hiểm là
rất cần thiết.
Trước hết, Nhà nước sẽ có
chính sách khuyến khích người dân tham gia BHNT như sử dụng các ưu
đãi về thuế thực hiện việc khấu trừ một phần phí bảo hiểm mà người được
bảo hiểm phải đóng ra khỏi thu nhập chịu thuế. Chính sách ưu đãi về thuế
cũng có thể áp dụng cho số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm được
nhận bằng cách miễn một phần hay toàn bộ thuế phải đóng.
Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích các công ty bảo hiểm bằng
cách cho hưởng chính sách ưu đãi khi cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
trong các lĩnh vực có ý nghĩa kinh tế-xã hội như bảo hiểm nông, lâm, ngư
nghiệp, BHNT,…có tính chất đầu tư dài hạn. Đặc biệt là các công ty bảo
hiểm chú trọng mở rộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa.
Công ty bảo hiểm được phép thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và các
công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Nhà nước cũng có thể
ưu tiên cho các công ty BHNT được đầu tư vào các dự án, công trình có
độ an toàn về vốn lớn, lợi tức đầu tư cao. Ngoài ra, các công ty bảo hiểm
được khuyến khích hiện đại hóa công nghệ kinh doanh, đào tao đội ngũ
nhân viên có trình độ theo chuẩn quốc tế, được thuê chuyên gia trong
nước và ngoài nước để quản lý một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy
định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Bảo hiểm là một lĩnh vực tài chính rất quan trọng đối với các
quốc gia nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không chỉ là một biện
pháp duy chuyển rủi ro, bảo hiểm ngày nay đã trở thành một trong những
kênh huy động vốn cho nèn kinh tế. Qua việc phân tích kết quả hoạt động
kinh doanh của Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ giai đoạn 2013-2015, ta

thấy tình hình kinh doanh của công ty có xu hướng phát triển tốt và đạt
được những kết quả khả quan. Lợi nhuận của công ty đều tăng qua mỗi
năm, năm sau cao hơn năm trước. Công ty hoạt động ngày càng phát triển


góp phần cho sự lớn mạnh của ngành mang lại cho đất nước một nguồn
thu lớn cũng như đem lại sự an tâm cho nhiều khách hàng.
Mặc dù còn những khó khăn và hạn chế nhất định, nhưng với
những thành tựu đã đạt được trong những năm qua công ty đã từng bước
khẳng định mình trở thành một trong những công ty BHNT hàng đầu hiện
nay góp phần hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước. Để đạt được
những kết quả khả quan trong thời gian qua, đó là nhờ sự chỉ đạo đúng
đắn của Ban Giám Đốc cùng với sự làm việc năng động, sáng tạo của cán
bộ công nhân viên công ty góp phần khẳng định được vị thế và khả năng
của công ty trên thị trường.

Phụ Lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2000), phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB
Đại học Quốc gia TP.HCM
2. Huỳnh Đức Lộng (1997), phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp,
NXB Thống kê
3. Nguyễn Thị Mỵ (2006), phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB
Thống kê
4. Nguyễn Năng Phúc (2003), phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB
Tài chính
5. Nguyễn Năng Phúc (1998), phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, NXB Thống kê-Hà Nội
6. Nguyễn Quang Quynh (1991), phân tích hoạt động kinh tế doanh
nghiệp, NXB Thống kê-Hà Nội

Các trang wep tham khảo
www.google.com.vn
www.tuoitre.com.vn


www.tailieu.vn
www.baovietnhantho.com.vn
www.baoviet.com.vn




×