Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

21 nguyen nhan va co che tien hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.63 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THPT NA HANG
Chuyên đề: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Tổng số tiết: 05
Phần I: Tóm tắt kiến thức cơ bản (2 tiết)
I. Những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn:
1. Lý thuyết CLTN:
Nội dung
Quan điểm của Đacuyn
Nhân tố tiến hóa - Biến dị cá thể
- Chọn lọc tự nhiên
- Biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản.
Cơ chế hình thành - CLTN đã phân hóa khả năng sống sót của các cá thể mang biến dị, đào
các đặc điểm thích thải những cá thể kém thích nghi, bảo tồn và phát triển những cá thể
nghi
thích nghi với điều kiện sống
- Qua nhiều thế hệ dần dần hình thành nên các đặc điểm thích nghi.
Sự hình thành loài - Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, dưới tác
mới
dụng của CLTN, theo con đường phân ly tính trạng.
Nguồn gốc các
- Các loài sinh vật hiện nay trên trái đất đều được bắt nguồn từ tổ tiên
loài
chung.
Chiều hướng tiến - Sinh giới tiến hóa theo 3 chiều hướng cơ bản là:
hóa
+ Ngày càng đa dạng và phong phú
+ Tổ chức ngày càng cao
+ Thích nghi ngày càng hợp lý
- Đóng góp:
+ Phát hiện được vai trò sáng tạo của CLTN
+ Là người đưa ra thuyết CLTN để lý giải các vấn đề thích nghi, hình


thành loài mới và nguồn gốc các loài.
Đóng góp và tồn
+ Phân biệt được 2 hình thức biến dị: BD cá thể phát sinh trong quá trình
tại
sinh sản (di truyền), biến dị đồng loạt phát sinh do tác động của ngoại
cảnh (không DT ít có ý nghĩa đối với tiến hóa).
- Tồn tại:
+ Do trình độ đương thời nên ông chưa hiểu biết đầy đủ về các nhân tố
tiến hóa.
+ Chưa làm rõ được cơ chế phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các
biến dị.
2. So sánh CLNT và CLTN:
Nội dung
CLNT
CLTN
Khái niệm Là sự chọn lọc do con người tiến hành,
Là quá trình tích lũy những BD có
tích lũy những biến dị (ở sinh vật) có lợi
lợi, đào thải những BD có hại cho
đối với con người, đào thải những biến dị bản thân sinh vật
không có lợi đối với con người
Tính chất Do con người tiến hành, vì mục đích của
Diễn ra trong tự nhiên
con người
Nội dung Tích lũy những biến dị có lợi, đào thải
Tích lũy những BD có lợi, đào thải
những biến dị không có lợi đối với con
những BD có hại cho bản thân sinh
người
vật

Động lực Nhu cầu, thị hiếu khác nhau của con người Đấu tranh sinh tồn của sinh vật
Dựa trên Tính biến dị và di truyền của sinh vật
Tính biến dị và di truyền của sinh
cơ sở
vật
Kết quả
Vật nuôi và cây trồng phát triển theo
Sinh vật thích nghi với điều kiện
hướng có lợi đối với con người, mỗi loài
sống


Vai trò

thích nghi với một nhu cầu nhất định
- Quy định chiều hướng biến đổi các
giống vật nuôi, cây trồng.
- Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng
thích nghi cao độ với nhu cầu của con
người.

Nhân tố chính quy định hướng, tốc
độ biến đổi của sinh vật trên quy
mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, quá
trình phân ly tính trạng đã dẫn tới
hình thành nhiều loài mới từ một
loài ban đầu.

II. Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.
1. Quan niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa.

a. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
Tiến hóa nhỏ
Tiến hóa lớn
Là quá trình làm biến đổi tần số alen Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
và thành phần KG của QT, hình
(chi, họ, bộ, lớp, ngành)
thành loài mới.
Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở.
Thời gian ngắn, quy mô nhỏ (QT)
Thời gian dài (hàng triệu năm), quy mô lớn
Có thể nghiên cứu bằng thực
Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm mà bằng các
nghiệm
tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu so sánh, địa lí sinh
vật học...
b. Nguồn biến dị di truyền của QT:
- Nguồn biến dị sơ cấp: ĐBG, ĐB NST. Trong đó ĐBG là nguồn nguyên liệu chủ yếu
của tiến hóa.
- Nguồn biến dị thứ cấp: Biến dị tổ hợp.
2. Các nhân tố tiến hóa.
- Các nhân tố tiến hóa làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT.
- Đột biến:
+ ĐB làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT.
+ Tần số ĐBG ở từng gen thường rất nhỏ (khoảng 10-6 đến 10-4), vì vậy ĐBG làm thay
đổi tần số alen và thành phần KG của QT rất chậm, không đáng kể.
+ ĐBG có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa vì nó là
nguồn phát sinh các BDDT của QT, ĐB cung cấp nguồn BD sơ cấp qua giao phối tạo
nên nguồn BD thứ cấp vô cùng phong phú cho tiến hóa.
- Di – nhập gen:
+ Sự trao đổi cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể gọi là di-nhập gen (dòng gen).

+ Di-nhập gen làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT.
+ Di gen làm nghèo vốn gen của QT, nhập gen làm phong phú vốn gen của QT.
- CLTN:
+ CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng: CLTN tác động trực tiếp lên KH, thông qua đó
tác động đến KG làm biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT. Khi môi trường
thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN làm biến đổi tần số alen theo hướng xác
định.
+ Thực chất CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
với những KG khác nhau trong QT.
+ CLTN đóng vai trò sàng lọc làm tăng số lượng cá thể có KH thích nghi tồn tại sẵn
trong QT cũng như làm tăng cường độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen quy định
các đặc điểm thích nghi dẫn đến hình thành các QT có nhiều cá thể mang các KG quy
định các đặc điểm thích nghi với MT.
+ CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy
thuộc vào chọn lọc chống lại alen trội (nhanh) hay chọn lọc chống lại alen lặn (chậm).
- Các yếu tố ngẫu nhiên:


+ Sự biến đổi tần số alen và thành phần KG của QT bới các yếu tố ngẫu nhiên gọi là
biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền.
+ Thường xảy ra với QT có kích thước nhỏ.
+ Có đặc điểm:
+) Tần số alen thay đổi theo hướng không xác định.
+) Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn và một alen có hại cũng
có thể trở nên phổ biến trong QT.
+) Một QT có KT lớn do các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm kích thước QT một cách
đáng kể thì các cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với QT ban đầu.
+ Làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng DT.
- Giao phối không ngẫu nhiên (tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có chọn lọc):
+ Không làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi tần số KG của QT theo hướng tăng

dần số KG đồng hợp tử, giảm dần số KG DHT.
+ Làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng DT.
3. Loài:
a. Loài sinh học:
- Loài giao phối là một hoặc một nhóm QT:
+ Có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý.
+ Có khu phân bố xác định.
+ Có khả năng giao phối, sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản.
+ Cách ly sinh sản với các nhóm quần thể khác loài.
- Ở các loài SV vô tính, đơn tính sinh, tự phối thì loài chỉ mang 2 đặc điểm đầu.
- Các tiêu chuẩn để phân biệt loài thân thuộc:
+ Tiêu chuẩn hình thái.
+ Tiêu chuẩn địa lý – sinh thái
+ Tiêu chuẩn sinh lý – hóa sinh
+ Tiêu chuẩn cách ly sinh sản (tiêu chuẩn chính xác nhất)
b. Cơ chế cách ly sinh sản giữa các loài:
- Cách ly trước hợp tử: cách ly nơi ở, cách ly tập tính, cách ly thời gian, cách ly cơ
học.
- Cách ly sau hợp tử: Ngăn cản tạo ra con lai, ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
4. Quá trình hình thành loài
a. Bản chất của quá trình hình thành loài mới là quá trình lịch sử cải biến thành
phần KG của QT ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra KG mới cách ly sinh sản với
quần thể gốc.
b. Hình thành loài khác khu vực địa lý
- Khái niệm: Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như núi, sông, biển, … ngăn
cản các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Vai trò: Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu
gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
– Đặc điểm:
+ Hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra với các loài động

vật có khả năng phát tán mạnh.
+ Hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm
chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
+ Quần đảo có các điều kiện lí tưởng để một loài phát sinh thành nhiều loài khác nhau.
+ Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích
nghi, nhưng quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến quá
trình hình thành loài mới.
c. Hình thành loài cùng khu vực địa lý
- Hình thành loài bằng cách li tập tính:


+ VD (sgk)
+ Cơ chế: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được kiểu gen nhất định làm thay
đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì các cá thể đó có xu hướng giao
phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc ->cách li sinh sản -> loài mới.
- Hình thành loài bằng cách li sinh thái:
+ VD (sgk)
+ Cơ chế: Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh
thái khác nhau ít gặp gỡ và giao phối với nhau-> cách li sinh sản -> hình thành loài
mới
+ Lưu ý: thường gặp ở những loài động vật và thực vật ít di chuyển
- Hình thành loài nhờ cơ chế lai xa kèm đa bội hóa:
+ Cơ chế: lai xa kèm đa bội hóa -> loài mới.
+ VD: Thí nghiệm của kapetrenco (sgk)
Phần II: Luyện tập (1 tiết)
I. Câu hỏi tự luận.
1. Vì sao ĐBG được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa?
2. Tại sao quần thể được coi là đơn vị tiến hóa cơ sở?
3. Vì sao ĐBG là nguyên liệu sơ cấp còn BDTH là nguyên liệu thứ cấp?
4. So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về CLTN.

II. Đáp án
1. ĐBG được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì:
- Giá trị thích nghi của một ĐBG có thể thay đổi tủy sự tương tác trong từng loại tổ
hợp gen, tùy sự thay đổi của môi trường.
- Phần lớn ĐBG là lặn, khi mới phát sinh chúng tồn tại trong KG dị hợp tử không biểu
hiện ngay ra KH.
- Tần số ĐBG ở từng gen thường rất nhỏ nhưng trong cá thể có rất nhiều gen nên tần
số ĐBG lớn hơn ĐB NST.
- ĐBG là những biến đổi nhỏ nên ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh
sản của SV so với ĐB NST.
2. Quần thể được coi là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:
- QT là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.
- Các cá thể trong QT tuy khác nhau về KH và KG nhưng QT vẫn có tính toàn vẹn về
mặt di truyền, phân biệt với QT khác trong loài bởi những dấu hiệu đặc trưng, chủ yếu
về tần số tương đối của các alen về một hoặc một số gen.
- Giữa các QT trong loài vẫn trao đổi vốn gen với nhau được dẫn đến cấu trúc di
truyền có thể biến đổi qua các thế hệ.
3. ĐBG là nguyên liệu sơ cấp còn BDTH là nguyên liệu thứ cấp vì:
- ĐBG làm xuất hiện các alen mới (thường ở trạng thái lặn) tồn tại trong KG dị hợp tử
-> không biểu hiện thành KH, qua giao phối tạo nên các BDTH (biểu hiện thành KH)
-> CLTN mới tác động được.
4. So sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại về CLTN
Nội dung
Quan niệm của Đacuyn
Quan niệm hiện đại
Nguyên liệu của Biến dị cá thể xuất hiện
- ĐB, BDTH
CLTN
trong quá trình sinh sản
Đơn vị tác động Cá thể

Chủ yếu là cá thể, quần thể
của CLTN
Thực chất của
phân hóa khả năng sống sót
phân hóa khả năng sống sót và sinh
CLTN
của các cá thể trong quần thể sản của các cá thể với những KG
khác nhau trong QT.
Kết quả
Sự sống sót của các cá thể
Sự tồn tại của các quần thể thích
thích nghi nhất
nghi


Vai trò

CLTN là nhân tố tiến hóa cơ bản nhất, xác định chiều hướng và
nhịp điệu tích lũy các biến dị.

Phần III: Câu hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề (2 tiết)
Câu 1(NB): Nhân tố chính quy định chiều hướng biến đổi các giống vật nuôi và cây
trồng là
A. sự phân ly tính trạng trong loài.
B. sự thích nghi cao độ với một nhu cầu của con người.
C. các biến dị cá thể xuất hiện phong phú ở vật nuôi và cây trồng.
D. quá trình chọn lọc nhân tạo.
Câu 2(NB): Theo Đacuyn thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng
A. biến dị của các cá thể trong loài.
B. sinh sản của các cá thể trong quần thể.

C. sống sót của các cá thể trong quần thể.
D. sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Câu 3(NB): Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc
độ biến đổi các loài trong tự nhiên là
A. chọn lọc nhân tạo.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. biến dị cá thể.
D. biến dị xác định
Câu 4 (NB): Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể.
B. quần thể.
C. giao tử.
D. nhiễm sắc thể.
Câu 5 (NB): Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Đacuyn cho rằng các loài
A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 6 (NB): Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá
trình tiến hóa là
A. đột biến.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 7(NB): Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho
quá trình tiến hóa là
A. đột biến.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. các yếu tố ngẫu nhiên.
D. giao phối.

Câu 8 (NB): Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành
A. các chi, các họ mới.
B. quần thể mới trong loài.
C. các đơn vị phân loại trên loài.
D. loài mới.
Câu 9 (NB): Hai quần thể được phân hóa từ quần thể ban đầu sẽ chắc chắn trở thành 2
loài khác nhau khi giữa chúng xuất hiện dạng cách ly
A. tập tính.
B. sinh thái.
C. sinh sản.
D. địa lý.
Câu 10 (NB): Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới
A. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực
của các tác nhân gây đột biến.
B. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tở
hợp và các cơ chế cách li.
C. bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh
vật.
D. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích
nghi tạo ra kiểu gen mới cách ly sinh sản với quần thể gốc.


Câu 11 (NB): Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lý
nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách ly
sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
A. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa. B. khác khu vực địa lý.
C. bằng cách ly tập tính.
D. bằng cách ly sinh thái.
Câu 12 (NB): Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản
khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách ly

A. nơi ở.
B. tập tính.
C. cơ học.
D. thời gian.
Câu 13 (TH): Theo Đacuyn, chọn lọc dựa trên cơ sở:
1 : di truyền
2 : biến dị
3 : đột biến
4 : phân li tính
trạng
Phát biểu đúng là:
A. 1, 2
B. 1,2,3
C. 1,2,4
D. 1,2,3,4
Câu 14 (TH): Một alen mới có thể xuất hiện trong một quần thể nhờ các quá trình
nào sau đây?
A. Đột biến, giao phối.
B. Chọn lọc tự nhiên, giao phối.
C. Đột biến, nhập cư.
D. Chọn lọc tự nhiên, nhập cư.
Câu 15(TH): Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói
về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen
của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản
của các cá thể với những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(3) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với
chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội.
(4) Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội ra khỏi quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể
sinh vật lưỡng bội.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16 (TH): Cho các phát biểu sau về quá trình hình thành loài, có bao nhiêu phát
biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra cùng khu vực địa lý hoặc khác khu vực địa
lí.
(2) Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo có thể tạo được loài
mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo được loài mới có bộ NST song nhị bội.
(4) Qúa trình hình thành loài có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 17 (TH): Cho các thông tin sau:
(1) Trong tế bào chất của một số tế bào vi khuẩn không có plasmit.
(2) Vi khuẩn sinh sản nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
(3) Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực.
(4) Vi khuẩn có hệ gen đơn bội nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện ngay ở kiểu
hình.
(5) Phần lớn các tế bào vi khuẩn đều có thành tế bào.
Các thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần
thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong quần thể sinh vật lưỡng bội là
A. (1), (2)
B. (2), (4)
C. (1), (5)

D.
(2), (3)
Câu 18 (TH): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tiến hóa nhỏ?
(1) Tiến hóa nhỏ diễn ra hoàn toàn độc lập với tiến hóa lớn.


(2) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần
thể.
(3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng
dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
(4) Tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 19 (TH): Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác
định.
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp
cho quá trình tiến hoá.
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.
Có bao nhiêu thông tin trong các thông tin trên đúng với vai trò của đột biến gen?
A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 20 (TH): Có sự song song tồn tại nhóm sinh vật bậc thấp bên cạnh sinh vật bậc

cao vì
A. thích nghi là hướng tiến hoá cơ bản nhất nên cơ thể sinh vật dù cấu tạo đơn giản
hay phức tạp nếu thích nghi sẽ tồn tại.
B. nhóm sinh vật bậc thấp ra đời sau thích nghi hơn nên thay thế các dạng trước đó.
C. trong những điều kiện nguyên thuỷ, có những sinh vật duy trì cấu trúc nguyên thuỷ
vẫn tồn tại.
D. nhóm sinh vật bậc thấp có thể có cấu tạo hoàn thiện và phức tạp hơn sinh vật bậc
cao.
Câu 21(VDT): Các loại sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá,
nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích
nghi này được hình thành do
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể
sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong
quần thể sâu.
C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
D. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
Câu 22(VDT): Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số
cá thể khỏe mạnh bị chết. Số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và
phát triển thành một quần thể mới có tần số alen và thành phần kiểu gen khác hẳn so
với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa
A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. di-nhập gen.
D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 23 (VDT): Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ về cách ly sau hợp tử?
(1) Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ.
(2) Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.
(3) Các phân tử protein bề mặt của trứng nhím biển tím và tinh trùng nhím biển đỏ
không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(4) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một locut khác nhau, mỗi dòng
vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng cây lai giữa hai dòng lại có kích

thước rất nhỏ và cho hạt lép.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.


Câu 24 (VDC): Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có
11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ
xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11220.
B. 11020.
C. 11260.
D. 11180.
Câu 25 (VDC): Một quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ P

0,45AA + 0,30Aa + 0,25aa. Cho biết kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính
theo lý thuyết, tỷ lệ các loại kiểu gen thu được ở F1 là:
A. 0,525AA + 0,150Aa + 0,325aa.
B. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa.
C. 0,36AA + 0,24Aa + 0,40aa.
D. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×