Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn sức, sức khỏe lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.29 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG..................................................................................1
1.1. Một số khái niệm....................................................................................................1
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp (SCR).......................................................1
1.1.2. An toàn,vệ sinh lao động......................................................................................2
1.2. Vai trò của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp....................................2
1.3. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh lao động. 4
1.4. Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao
động............................................................................................................................... 5
1.5. Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội-tiêu chuẩn SA8000.......................................5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY..................................................................7
2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội (TP.HN).....................................................7
2.2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động
của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay....................................7
2.2.1. Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động......................8
2.2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người lao động....................15
2.2.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động bị tai nạn, bệnh nghề
nghiệp.......................................................................................................................... 19
2.3. Đánh giá chung việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe lao
động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay...........................22
2.3.1. Mặt đạt được......................................................................................................22
2.3.2. Mặt hạn chế........................................................................................................22
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG GIÚP NÂNG CAO THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ VẪN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI......................23
3.1. Đối với nhà nước..................................................................................................23
3.2. Đối với các doanh nghiệp.....................................................................................24


KẾT LUẬN....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1.TNXHDN

: trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

2.SCR

: Corporate Social Responsibility

3.AT-VSLĐ

: an toàn-vệ sinh lao động

4.ATLĐ

: an toàn lao động

5.VSLĐ

: vệ sinh lao động

6.TP HN

: thành phố Hà Nội

7.BNN


: bệnh nghề nghiệp

8.TNLĐ

: tai nạn lao động

9.TNHH

: trách nhiệm hữu hạn

10.LĐ-TB&XH: Lao động-Thương binh và Xã hội


LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề TNXHDN đang ngày càng cần
sự quan tâm hơn, đặc biệt trong bối cảnh nước ta gia nhập sâu rộng hơn vào nền kinh
tế thế giới, phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế trong cạnh tranh. Các công ty
không chỉ cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng sản phẩm mà còn phải cạnh tranh bằng
những cam kết về chăm lo đời sống, môi trường làm việc cho nhân viên. Mặc dù
TNXHDN là khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhưng nó
đã thật sự là một đòi hỏi của thực tiễn. Trong ngành dệt may Việt Nam, các doanh
nghiệp chịu áp lực rất lớn từ phía các đối tác nước ngoài trong việc tuân thủ các quy
định về TNXHDN vì hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều đang sản xuất theo hình
thức gia công xuất khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến vấn đề thực
thi trách nhiệm xã hội đối với không chỉ cán bộ công nhân viên mà cả đối với khách
hàng và các bên hữu quan khác. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nên em xin chọn đề tài “ Thực trạng thực hiện trách
nhiệm xã hội về an toàn sức, sức khỏe lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay”



PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH
NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp (SCR)
Có nhiều cách hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, như:
Ủy ban Châu Âu đưa ra “Văn bản xanh” (Green paper), trong đó trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp được hiểu như là việc doanh nghiệp đưa ra các vấn đề xã hội và
môi trường vào các hoạt động cũng như trao đổi với các bên liên quan một cách tự
nguyện, Văn bản xanh cũng phân tích SCR trên hai khía cạnh: bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp, trong đó các vấn đề về lao động, môi trường, quyền của cn người cũng
được nêu ra.
Theo Trung tâm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, trường đại học Nottingham,
Anh Quốc, thì SCR được hiểu là sự chú ý của doanh nghiệp đối với sự tham gia của
cộng đồng, các sản phẩm và quá trình sản xuất có trách nhiệm với xã hội và trách
nhiệm đối với người lao động.
Công ty Adidas thì cho rằng : “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái
niệm theo đó doanh nghiệp lồng ghép các vấn đề xã hội và môi trường vào kế hoạch kinh
doanh và vào mối quan hệ với cổ đông trên cơ sở tự nguyện”. Khi thực hiện trách nhiệm
xã hội, cần đưa ra bộ quy tắc ứng xử, áp dụng cho các nhà cung cấp/gia công.
Theo Hội đồng Kinh doanh thế giới về phát triển bền vững ( World Business
Council For Sustainable Development ) vào năm 1998 định nghĩa “Trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế
bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống người lao
động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho
cả doanh nghiệp cũng nhu sự phát triển chung của xã hội.”
Tóm lại ta có thể hiểu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của
doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý,
bằng các phương pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ

pháp luật hiện hành; thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhằm kết hợp hài
hòa lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, cộng đồng, xã hội, người tiêu dùng và
đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
1


1.1.2. An toàn,vệ sinh lao động
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao
động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh
tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Nguồn : luật an toàn vệ sinh lao động 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015
An toàn vệ sinh lao động( AT-VSLĐ) là tổng hợp các quy định của nhà nước về
các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp và khắc phục những hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động
1.2. Vai trò của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
* Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
Việc triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ có tác dụng tích cực về nhiều
mặt đối với doanh nghiệp.
- Việc thực hiện trác nhiệm xã hội sẽ góp phần quảng bá và phát triển thương
hiệu cho doanh nghiệp;
- Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp luôn gắn với việc đảm
bảo chế độ lương bổng, đảm bảo an toàn lao động, tăng cường sự tự do hiệp hội,
…,qua đó có tác dụng kích thích tính sáng tạo của người lao động, thúc đấy việc cải
tiến liên tục trong quản lý và trong việc nâng cao năng suất, chất lượng lao động, cải
tiến mẫu mã hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả công việc trong toàn doanh nghiệp,
tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Khi thực hiện trách nhiệm xã hội, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được khách

hàng biết đến với độ an toàn và tính năng sử dụng cao, chất lượng đảm bảo. khách
hàng sẽ tin tưởng khi lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, sản
phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, dễ dàng hơn trên thị trường.
- Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, là một
trong những điều kiện cầ để doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa trên thị trường.
- Khi doanh nhiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, thương hiệu sẽ được khẳng
định, tính sáng tạo của người lao động sẽ được tăng lên, doanh nghiệp có khả năng

2


chiếm thị phần nhiều hơn.
* Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với người lao động
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho
người lao động phát triển toàn diện trên nhiều phương diện khác nhau:
- Pháp luật lao động được tuân thủ, những quy định của pháp luật của nước sở
tại đối vói quyền và lợi ích của người lao động sẽ được thực thi nghiêm túc, qua đó tạo
ra được động cơ làm việc tốt cho người lao động;
- Các vấn đề như lao động cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em, quấy nhiễu và
lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ được hạn chế và loại bỏ;
- Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao
động cho người lao động;
- Vấn đề an toàn và sức khỏe của người lao động sẽ được doanh nghiệp chú
trọng đầu tư, chế độ làm việc- nghỉ ngơi khoa học sẽ được thực hiện, qua đó tạo ra môi
trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho người lao động.
- Người lao động sẽ được làm việc trong những điều kiện đảm bảo sự phát triển
toàn diện về thể lực, trí lực, tinh thần và vật chất.
* Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với khách hàng
Việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ giúp cho
khách hàng:

- Thỏa mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
- Được mua các sản phẩm có độ an toàn cao.
- Được sống trong môi trường sống an toàn.
- Được sống trong xã hội có tính nhân văn cao hơn
* Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xã hội
Với cộng đồng và xã hội, việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp cho:
- cộng đồng và xẫ hội được sống trong một môi trường không ô nhiễm, hạn chế
được tối đa các bệnh tật do sự ô nhiễm môi trường gây ra.
- Cộng đồng và xã hội sẽ được sống trong môi trường mà trong đó không tồn tại
các tệ nạn xã hội, không có sự kỳ thị, đảm bảo công bằng và dân chủ,đảm bảo cho sự
phát triển bền vững.
- Cộng đồng và xã hội sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nhân đạo, từ thiện

3


của cac doanh nghiệp, ví dụ như ủng hộ quỹ cứu trợ người tàn tật, quỹ nạn nhân chất
độc màu da cam…, giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã hội hòa nhập với cộng
đồng
1.3. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh lao
động
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh
lao động là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
Vấn đề an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng,
hiệu quả.
Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra,người lao động
và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức khỏe mà khả
năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút dẫn đến đói nghèo và những đau đớn về thể
xác, tinh thần.

Đối với người sử sụng lao động. Khi tai nạn lao động xảy ra sẽ gây thiệt hại về
chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng; chi phí về y tế, giám định thương tật,
bệnh nghề nghiệp và bồi thường, trợ cáp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và thân nhân của họ. Uy tín của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hoạt động sản
xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây
tai nạn, gây tâm lý lo lắng, việc thực hiện trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động,
từng bước cải thiện môi trường làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nâng cao
năng suất lao động, khi vấn đề an toàn tại nơi làm việc được cải thiện, sự thiệt hại về
nguyên vật liệu và các sự cố cũng như tai nạn lao động, bệnh nghề ngiệp giảm xuống
thì khối lượng sản phẩm tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao.
- Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền vững.
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ cạnh
tranh đặc thù của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao
động nhằm thu hút được lực lượng lao động trình độ cao, chất lượng tốt, tăng khả
ngăng cạnh tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp, ngoài ra tạo
ra lòng trung thành, cam kết của người lao động đốivới doanh nghiệp, góp phần phát
triển bền vững cho doanh nghiệp.

4


1.4. Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh
lao động
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề An toàn, vệ sinh lao động là
trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình, bảo vệ lợi
ích của người lao động thể hiện trên các nội dung:
- Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động
- Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người lao động
- Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động bị tai nạn, bệnh nghề
nghiệp

1.5. Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội-tiêu chuẩn SA8000
SA8000 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội
đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997. Đây là một tiêu
chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, Tiêu
chuẩn này được xây dựng trên các Công ước của tổ chức lao động Quốc tế, Công ước
của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền, tiêu
chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và các nước đang phát triển, có
thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có quy mô nhỏ.
-T iêu chuẩn SA8000 được xây dựng dựa trên các công ước và khuyến nghị của
ILO, xây dựng nên 8 yêu cầu về: Lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khỏe và
an toàn, quyền tự do hiệp hội và tỏa ước tập thể, phân biệt đối xử, kỷ luật, thời gian
làm việc, bồi thường. Trong đó nội dung chính về yêu cầu sức khỏe và an toàn là :
+ Công ty phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và các mối nguy đặc
thù và phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, phải có các biện
pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến sức khỏe liên quan trong quá trình
làm việc, bằng cách hạn chế đến mức có thể các nguyên nhân của mối nguy có trong
môi trường làm việc.
+ công ty phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo có trách nhiệm đam
bảo an toàn và sức khỏe của mọi thành viên, và chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu
về sức khỏe và an toàn của tiêu chuẩn này.
+ Công ty phải thiết lập hệ thống để phát hiện, phòng tránh hoặc đối phó với
các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của các nhân viên.

5


+ Công ty phải cung cấp phòng tắm sạch sẽ, nước sạch cho việc sử dụng của
mọi thành viên, và nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh cho việc lưu trữ thực
phẩm.
+ Công ty phải đảm bảo rằng, nếu cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì công ty

phải đảm bảo nơi đó phải sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.

6


PHẦN 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ VẤN ĐỀ
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu chung về thành phố Hà Nội (TP.HN)
Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu
não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch
kinh tế và quốc tế của cả nước.
Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02'
kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa BìnhPhú Thọ ở phía Tây.
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ
Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ
cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều
tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét;
Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có
một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Tính đến nay Thành phố Hà Nội( TP.HN) có:
Diện tích 3.358,97 (Km2)
Dân số trung bình 7.328,42 (Nghìn người)
Mật độ dân số 2.182,0 (Người/km2)
chỉ tính riêng năm 2016, Thủ đô đã thu hút được gần 23.000 doanh nghiệp thành
lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn lên mức 246,118 doanh
nghiệp. Những con số này góp phần quan trọng trong công tác tạo việc làm cho người
lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân và đóng góp cho tăng
trường kinh tế của Thủ đô. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng sáu năm qua, cho
thấy hiệu quả của các chính sách tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp của Chính phủ

và của Hà Nội, thể hiện niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp với chính quyền, đồng
thời ghi dấu vai trò quan trọng của khối doanh nghiệp địa phương
2.2. Thực trạng việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, vệ sinh lao
động của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

7


2.2.1. Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động
Thực hiện trách nhiệm này các doanh nghiệp cần thực hiện các tiêu chuẩn về
pháp luật, khoa học, kỹ thuật , kinh tế nhằm ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra sự cố làm
chấn thương và đe dọa tính mạng của người lao động, hạn chế các yếu tố có hại cho
sức khỏe người lao động trong quá trình lao động. Thực hiện triệt để trách nhiệm này
chính là doanh nghiệp thiết lập môi trường lao động thuận lợi, ngăn ngừa tai nạn lao
động và bệnh nghế nghiệp.
Về công tác đo đạc các yếu tố có hại trong doanh nghiệp:
Nhà nước đòi hỏi người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu
chuẩn về không gian, thời gian và độ thoáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi,
hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng ẩm, rung và các yếu tố có hại khác. Các
yếu tố phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
Bộ luật Lao động quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm
việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng khí, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố
có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. Người sử dụng lao
động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động.
Đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần. Việc đo môi trường lao
động là để phát hiện và đánh giá mức độ độc hại của môi trường lao động đến người
lao động làm căn cứ cải thiện điều kiện làm việc và giải quyết các chế độ độc hại cho

người lao động. Vì vậy doanh nghiệp có loại yếu tố độc hại gì thì tổ chức đo loại đó.
Tuy nhiên, chỉ có số ít ỏi các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội là
tiến hành đo đạc các yếu tố có hại trong doanh nghệp như bụi, ồn, rung,nhiệt độ, ánh
sáng,phóng xạ... Còn lại phần lớn các doanh nghiệp là không tiến hành đo đạc.
Theo số liệu của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe - lao động và môi trường (Sở Y
tế), đơn vị này đã tiến hành đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường tại 526 doanh nghiệp
trên đại bàn thành phố Hà Nội. Kết quả hầu hết yếu tố môi trường đều không có mẫu
đạt chuẩn vệ sinh cho phép gây tổn hại đến sức khỏe người lao động. Tình trạng này
xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả khám phát hiện bệnh nghề

8


nghiệp cho hơn 3.800 người lao động (đang làm việc tại 82 cơ sở sản xuất có nguy cơ
mắc bệnh cao) đã phát hiện gần 200 ca mắc các bệnh nghề nghiệp chủ yếu là viêm loét
da, điếc và gần 900 ca phải đưa vào theo dõi.
Theo đánh giá của Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HN, ý thức cải
thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường và bảo đảm các chế độ bảo hộ lao động để
bảo vệ người lao động của các doanh nghiệp còn yếu kém. Đồng thời công tác thanh
tra, xử phạt các vi phạm về vệ sinh, an toàn lao động của cơ quan quản lý còn chậm và
lỏng lẻo.
Việc đo đạc, kiểm tra định kỳ các yếu tố có hại trong môi trường lao động trong
doanh nghiệp, việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động vẫn chưa
thường xuyên
Quy định là vậy, nhưng thực tế rất ít doanh nghiệp trong TP.HN thực hiện việc
đo, kiểm tra môi trường lao động. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp quy mô
nhỏ, sử dụng máy móc thô sơ, công nghệ lạc hậu, nhiều công đoạn sản xuất thủ công,
gây ra nhiều bụi, tiếng ồn, bức xạ nhiệt, xả thải nhiều hóa chất độc hại, khí độc, vi sinh
vật gây hại nhưng lại không quan tâm việc đo, kiểm tra môi trường lao động. Trực tiếp
tham gia thực hiện công tác đo và kiểm tra vệ sinh môi trường lao động, Phó Viện

trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế) Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn
Văn Sơn cho biết, có rất nhiều doanh nghiệp coi nhẹ môi trường, điều kiện lao động,
thiếu các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động.
Đánh giá của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cũng cho thấy, chỉ có từ 5
đến 10% số doanh nghiệp, cơ sở lao động hoạt động có đăng ký trên địa bàn thành phố
Hà Nội được giám sát môi trường lao động. Kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động
ở những doanh nghiệp có giám sát đã xác định được nhiều mẫu vượt tiêu chuẩn cho
phép như: phóng xạ, từ trường, hơi khí độc, tiếng ồn, bụi, ánh sáng, độ rung… Trước
thực trạng môi trường lao động như vậy, thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ,
khám bệnh nghề nghiệp (BNN), đã phát hiện hàng nghìn người lao động mắc BNN.
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở lao động “phớt lờ” việc thực hiện quy định
của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì công tác kiểm tra, giám sát gần như bị bỏ
ngỏ,không được doanh nghiệp quan tâm.
Một số doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất mà hoạt động kinh doanh tiếp

9


thị, bán sản phẩm nên cho rằng công việc của người lao động cũng như hoạt động của
doanh nghiệp không liên quan nhiều đến an toàn, vệ sinh lao động, do vậy không cần
phải tuyên truyền và đo đạc. Việc doanh nghiệp không thực hiện đo đạc môi trường lao
đọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động từ đó làm giảm năng suất lao
động của doanh nghiệp. Đây là một điều mà doanh nghiệp chưa tính đến. Bản thân
gười lao động sẽ không được hưởng kịp thời chế đọ bồi dưỡng sau khi làm những
công việc nặng nhọc, độc hại
Về điều kiện làm việc của người lao động và việc trang cấp thiết bị bảo hộ lao
động cho người lao động
Theo quy định của Bộ luật lao động, đối với doanh nghiệp có lao động hiện
làm việc nặng nhọc, độ chại, nguy hiểm, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm
trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ thích hợp, phải cung cấp

đầy đủ và bảo đảm chất lượng các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động,
phải thực hiện các quy định về bồi dưỡng hiện vật, rút ngắn thời gian làm việc…cho
người lao động làm việc trong điều kiện nayftheo quy định của pháp luật .
Trong thực tế thì hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có lao
lao động làm việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm đều đã trang bị các phương tiện kỹ
thuật vệ sinh cho người lao động. Đây là một yếu tố tích cực hạn chế tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp xảy ra cho người lao động.
Người lao động là nhân tố trực tiếp đem lại lợi nhuận doanh thu cho chủ đầu tư,
cho doanh nghiệp, vì vậy việc đảm bảo an toàn lao động cho người công nhân là rất
quan trọng và cần thiết hàng đầu. Để thực hiện được việc này hầu hết các chủ sử dụng
lao động trên địa bàn TP.HN đã và đang trang bị cho người lao động của doanh nghệp
mình những đồ dùng thiết bị bảo hộ lao động.
Đối với những công nhân sản xuât trực tiếp tại mỗi doanh nghiệp hiện nay đều
được trang bị quần áo bảo hộ lao động. Việc bảo hộ được trang bị đầy đủ bao gồm từ
phần đầu, phần mặt, phần thân, phần tay, phần chân. Tuỳ thuộc vào từng điều kiện làm
việc mà người lao động được trang bị những vật dụng cần thiết
- Trang bị bảo hộ lao động cho phần đầu, mặt.
Những thiết bị cần để bảo vệ cho phần đầu, mặt bao gồm: mũ bảo hộ lao động,
kính bảo hộ lao động, khẩu trang, mặt nạ phòng độc.

10


Mũ bảo hộ lao động: Có tác dụng để bảo vệ bộ phận đầu để tránh gây chấn
thương trong môi trường làm việc. Tổn thương phần đầu là ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sức khỏe đến người lao động.
Kính bảo hộ lao động: Để bảo vệ đôi mắt tránh khỏi những tác động trong môi
trường làm việc độc hại đến mắt như làm việc trong xưởng hàn, tránh gây tia lửa trong
khi hàn và những chất độc hại khác xâm nhập vào mắt của người lao động.
Khẩu trang, mặt nạ phòng độc: Để bảo vệ mũi, miệng sẽ không bị lây nhiễm

bệnh hay những chất độc hại qua đường hô hấp, khói, khí bụi bẩn từ môi trường sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như viêm phổi, viêm họng…
- Trang bị bảo hộ lao động phần thân: Bao gồm quần áo bảo hộ lao động,
chống hóa chất, quần áo phòng sạch để bảo vệ người lao động tránh được những chất
độc hại, những hóa chất gây nguy hiểm đến tính mạng của người lao động , hạn chế tối
đa tai nạn trong nghề.
- Trang bị bảo hộ lao động phần tay: bao gồm các loại găng tay bảo hộ, giữ cho
tay sạch sẽ khi tiếp xúc với chất bẩn mà nó còn bảo vệ đôi tay khỏi những tác nhân
xấu có thể ăn mòn, phá hủy tay bạn tránh được những va chạm bên ngoài, tránh khỏi
vết thương, đau đớn khi bê vác vật nặng hoặc cầm những vật sắc, nhọn như kim loại,
gạch cứng...
- Trang bị bảo hộ lao động phần chân: Bao gồm tất cả các loại giày bảo hộ lao
động, dép, hay ủng bảo hộ….giúp bảo vệ bàn chân của người lao động, tránh gặp phải
những vật nhọn, sắc, cứng đâm vào chân, chất axit, chất lỏng ảnh hưởng đến da, ngăn
ngừa một số bệnh về da, đảm bảo an toàn đến sức khỏe của người lao động, để đạt
được kết quả tốt trong khi làm việc, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao.
Một số tình huống công việc và các khâu sản xuất khác nhau mà người lao
động được đòi hỏi trang bị những phụ kiện kèm theo quần áo bảo hộ lao động khác
nhau:
+ Công nhân thực hiện các công tác tháo lắp, sửa chữa về điện sẽ được trang bị
gần như đầy đủ nhất cả về quần áo, găng tay và giày chống dẫn điện, nón bảo hộ….
+ Công nhân trong nhà máy sản xuất sản phẩm nhiều bụi như xi măng, hóa
chất…sẽ yêu cầu cao về việc sử dụng khẩu trang than hoạt tính, găng tay và quần áo
báo hộ.

11


+ Công nhân sản xuất cơ khí: yêu cầu cao trong sử dụng giày và găng tay dày
chống dẫn nhiệt, mắt kính bảo vệ mắt trước các tia lửa của máy hàn cơ khí, nón bảo

hộ…
+ Những công nhân cầu đường hay các hoạt động dọn dẹp vệ sinh thì yêu cầu
quan trọng ở quần áo, nón và giầy bảo hộ (ủng).
Chủ các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt trách
nhiệm của mình nhằm hạn chế tối đa những tai nạn đáng tiếc về con người trong quá
trình sản xuất.Nhưng nhìn chung thì các doanh nghiệp lớn vẫn thực hiện trách nhiệm
này tốt hơn vì họ có đủ nguồn lực tài chính để chi phí đầu tư cải tao cho trang thiết bị,
máy móc, nhà xưởng…để đảm bảo điều kiện lao động được đảm bảo.
Về hướng dẫn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động:
Theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ
chức huấn luyện cho người lao động, đảm bảo cho mọi người lao dộng đều được huấn
luyện đầy đủ những nội dung vè an toàn, vệ sinh lao động cần thiết và phù hợp với
công việc đảm nhiệm.
Thực hiện Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ và đáp ứng yêu cầu phát triển
của ngành sản xuất công nghiệp an toàn, những năm gần đây nhận thức của chủ doanh
nghiệp về ATLĐ đã có chuyển biến tích cực; tai nạn lao động được hạn chế, việc khám
bệnh định kỳ cho người lao động được thực hiện khá nghiêm túc.
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những nội dung
bắt buộc của công tác bảo hộ lao động nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ
năng, giúp người sử dụng lao động chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch, biện pháp
ATVSLĐ và người lao động biết cách thực hành ATVSLĐ, xử lý những tình huống
trong quá trình sản xuất.
Sở Lao động –Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với các địa phương,
doanh nghiệp tổ chức 8 lớp huấn luyện ATVSLĐ và cấp giấy chứng nhận huấn luyện
cho 680 người là đại diện chủ sử dụng lao động, người lao động làm các nghề nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp trên địa bàn; 5 lớp huấn luyện ATVSLĐ cho 240 cán bộ quản lý nhà
nước về ATLĐ; 8 lớp tập huấn xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Đã có 20 doanh nghiệp được hỗ trợ xây dựng mô hình quản lý


12


ATVSLĐ; 7 doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện cho cán bộ làm công tác ATLĐ và
người lao động làm các nghề nặng nhọc, độc hại; gần 15 nghìn lao động được huấn
luyện định kỳ về công tác an toàn lao động, sơ cấp cứu người bị tai nạn lao động…
Tại các lớp huấn luyện, các học viên được quán triệt mục đích, ý nghĩa công tác
ATLĐ, VSLĐ; những quy định của pháp luật về ATVSLĐ như quyền, nghĩa vụ của
người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về
ATVSLĐ; chính sách, chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động; huấn luyện xây
dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp; phương pháp xây dựng, triển
khai kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ, xây dựng nội quy ATLĐ; các yếu tố nguy hiểm, có
hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các biện pháp cải thiện điều kiện lao
động; những kiến thức cơ bản về kỹ thuật ATLĐ, VSLĐ; phương pháp tự kiểm tra
ATVSLĐ, khắc phục những thiếu sót, hạn chế, các nguy cơ mất ATVSLĐ tại cơ sở;
cách xử lý tình huống và các phương pháp sơ cứu người bị tai nạn lao động… Qua đó,
giúp các doanh nghiệp cũng như người lao động nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Thực tế cho thấy, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã chủ động
huấn luyện an toàn cho người lao động; duy trì việc tuyên truyền kiến thức về ATLĐ
nói riêng, pháp luật lao động nói chung cho người lao động thông qua “góc an toàn”,
“phòng truyền thông về an toàn” .Hay việc tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh nội
bộ, bảng tin trong doanh nghiệp.
Một số DN rất quan tâm đến việc huấn luyện AT-VSLĐ cho người lao động: huấn
luyện theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác ATVSLĐ vẫn còn
một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa nghiêm túc thực hiện các quy định
pháp luật về ATVSLĐ. Điều 102 Bộ luật Lao động quy định: trước khi nhận việc,
người lao động, kể cả người học nghề phải được hướng dẫn, huấn luyện ATVSLĐ và
được huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm một lần, thời gian huấn luyện ít nhất 2 ngày;
người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phải được

tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ, được kiểm tra, sát hạch và được cấp thẻ an toàn
trước khi nhận việc, thời gian huấn luyện ít nhất 3 ngày… Song, do chủ quan, chưa
nhận thức hết tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với sự an toàn tính mạng, sức
khỏe người lao động; cũng như bảo đảm an toàn về tài sản của doanh nghiệp nên một

13


số doanh nghiệp thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động theo
cách đối phó rút ngắn thời gian huấn luyện. Nội dung huấn luyện mới chỉ tập trung vào
lý thuyết, phổ biến các nội quy, quy chế của đơn vị, phần thực hành kỹ năng sử dụng
các phương tiện, thiết bị còn hạn chế... theo kết quả một số đợt thanh tra, có đến
khoảng 80% doanh nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng các yêu cầu về huấn luyện
Theo thống kê có 62% số người sử dụng lao động, người lao động chưa được
huấn luyện và hơn 70% số người được điều tra đánh giá chương trình huấn luyện chỉ
có lý thuyết, thiếu thực hành và thực tiễn. Đội ngũ giảng viên thiếu và chưa được đào
tạo bài bản, chưa có kỹ năng sư phạm và chưa đáp ứng được nhu cầu huấn luyện.
Như vậy vẫn còn nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa nhận thúc
đúng đắn về tầm quan trọng của công tác an toàn, vệ sinh lao động. Qua đó cho thấy
các cơ quan quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn thành phố cần tăng cường quản
lý hơn nữa đối với các doanh nghiệp này.
 Về phân công người phụ trách theo dõi việc chấp hành quy định an toàn, vệ
sinh lao động.
Chỉ có ít doanh nghiệp có phân công người phụ trách theo dõi việc chấp hành
quy định an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp. Người phụ trách đó là người ở
các bộ phận khác nhau, giữ các chức vụ khác nhau như: Giám đốc, công đoàn cơ sở,
cán bộ chủ chốt, quản đốc, chủ tịch công đoàn.
Như vậy đây là vấn đề còn tồn tại lớn ở các doanh nghiệp. Hàu hết các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng đều
chưa thực sự quan tâm đến việc theo dõi chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao

động. Biểu hiện là việc phân công các bộ làm công tác này còn được ít doanh nghiệp
thực hiện( tuy nhiên ở các doanh nghiệp đã có sự phân công cán bộ làm công tác an
toàn lao động thì người lao động lại chấp hành tốt các quy định). Từ đó dẫn đến hệ quả
là người lao động dù được trang bị phương tiện cá nhân nhưng không hề sử dụng trong
khi làm việc do có ý thức kỷ luật kém lại không có bộ phận theo dõi, giám sát trong
doanh nghiệp. Trong thực tế đã có nhiều người lao động không sử dụng phương tiện bảo
vệ các nhân trong khi làm việc do nhiều nguyên nhân: thứ nhất, họ không nhận thức
được tầm quan trọng của các phương tiện bảo vệ cá nhân nên cho rằng sử dụng hay
không cũng không ảnh hưởng; thứ hai, khi sử dụng có thể gây khó khăn cho một số thao

14


tác khiến tiến độ thực hiện công việc bị chậm và năng suất lao động không cao.
Nhìn chung, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chưa thực hiện tốt các
chỉ tiêu cơ bản về quy định đảm bảo an toàn vệ sinh lao độn, tỉ lệ các doanh nghiệp
không đạt tiêu chuẩn còn quá cao. Các doanh nghiệp thờ ơ, chủ quan trong vấn đề an
toàn lao động, vi phạm chủ yếu về vấn đề đo đạc môi trường làm việc, không huấn
luyện an toàn vệ sinh lao động, không kiểm tra tu sử máy móc định kỳ , không kiểm
tra nghiêm các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào
sử dụng. Môi trường lao động trong một số doanh nghiệp vẫn còn bị ô nhiễm, chưa
đáp ứng được yêu cầu về an toàn nhất là một số doanh nghiệp nhỏ chưa đảm bảo được
các tiêu chuẩn về không gian,
độ thoáng, độ sáng, chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc,
phóng xạ, điện từ, nóng, ẩm, ồn, rung…
2.2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người lao động
Để thực hiện trách nhiệm này,các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HN cần tổ
chức huấn luyện, hướng dẫn thông báo cho người lao động quy định, biện pháp làm
việc an toàn; cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm lo sức khỏe người lao
động, khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏ định kỳ, quan tâm bố trí công việc

phù hợp sức khỏe người lao động, nhất là đối với lao động nữ.
Tuy nhiên công tác huấn luyện còn làm qua loa, hình thức, giao cho các công
trường, phân xưởng tự huấn luyện; câu hỏi, nội dung huấn luyện hàng năm không thay
đổi, người lao động chép lại bài kiểm tra có sẵn, thậm chí nhờ người khác chép hộ rồi
ký tên…Do liên quan đến thời gian huấn luyện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nên một số
doanh nghiệp trên địabàn thành phố đã không thực hiện hoặc thực hiện đối phó. Khi
người lao động không được tập huấn, huấn luyện về an toàn thì người lao động không
được trang bị những kiến thức, ký năng về an toàn trong sản xuất, khi vận hành máy
móc, trang thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn sẽ có nguy cơ gặp nguy hiểm
cao, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
Nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua
sắm trang thiết bị bảo hộ cho người lao động như công nhân làm việc trên cao mà
không có dây an toàn,không đội mũ bảo hộ,…Ví dụ như tại các công trình dân dụng
của tư nhân trên địa bàn thành phố, tai nạn xảy ra thường xuyên hơn, do các chủ cai

15


thầu không trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động hoặc có một vài
công trình có tình trạng cấp phát đồ bảo hộ lao động cho các đội trưởng chứ không
trực tiếp cấp cho người lao động.
Khảo sát của cục an toàn lao động cho thấy 30% số công trình xây dựng trên
địa bàn TP Hà Nội có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng mất an toàn tại các công trường
này. Rất nhiều công nhân làm việc trên cao, nhưng không có dây an toàn, mũ bảo hộ…
Hệ thống giàn giáo được chống đỡ tạm bợ bằng tre, gỗ… Phần lớn các công trình xây
dựng quy mô nhỏ, chủ công trình không quan tâm đến việc che chắn, không phủ lưới
bảo vệ. Khi được hỏi hàng chục công nhân đang thi công trên nhiều công trình đang
xây dựng tại đây về các quy định tối thiểu về an toàn lao động khi thi công thì hầu hết
nhận được câu trả lời: "Không biết". Như vậy những quy định về ATLĐ ở khâu “đầu
vào” vẫn sơ sài, chưa thực sự được quan tâm. Sức khỏe và tính mạng người

laoddoongj nhiều lời chưa được đảm bảo.
Về vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho người người lao động:
Luật an toàn vệ sinh lao động quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề
nghiệp cho người lao động:
- Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần
cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người
khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức
khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều
trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả
-

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ

cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám
chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là
người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được
khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”
Như vậy, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động là hoạt động bắt buộc đối
với người sử dụng lao động. Chi phí cho hoạt động này do người sử dụng lao động chi
trả và sẽ được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo

16


Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu người sử dụng lao động không tổ chức khám
sức khỏe định kỳ cho người lao động thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định
Khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là việc làm rất quan trọng nhằm
đảm bảo quyền lợi cũng như sự an toàn trong lao động cho công nhân. Bởi khi làm

việc trong môi trường nhất định, sẽ có những tác động đến người làm việc trong môi
trường đó mà họ không thể biết. Chính vì vậy, phải tổ chức kiểm tra, khám sức khỏe
định kỳ cho công nhân từ đó mới có thể kịp thời chữa trị cũng như bố trí công việc hợp
lý, thực hiện các chế độ, chính sách liên quan cho người lao động một cách phù hợp
Vấn đề khám sức khỏe định kỳ được xem như là một sự xa xỉ đối với người
động, thậm chí còn xa lạ đối với một số chủ doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp
nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HN vừa có đợt kiểm tra đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và phát hiện nhiều doanh nghiệp không tổ chức
khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động ở đơn vị. Qua kiểm tra 24 doanh
nghiệp (10 doanh nghiệp cổ phần, 13 doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và 1 doanh
nghiệp tư nhân), thì có 9 doanh nghiệp không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động. Trong 15 doanh nghiệp thực hiện chỉ có 1.234/1.840 lao động được
kiểm tra sức khỏe định kỳ. Có tình trạng này là do mỗi lao động khi khám sức khỏe
định kỳ theo quy định bắt buộc, chi phí thực hiện từ 160.000 đồng đến 180.000
đồng/người (chưa nói đến các bệnh phát sinh, các bệnh nghề nghiệp khác mà người
lao động mắc phải chi phí vượt lên cả hàng triệu đồng). Bình quân một doanh nghiệp
có 50 lao động, mỗi năm ‘quên” khám sức khỏe định kỳ, chủ doanh nghiệp đã “tiết
kiệm” chi hàng chục triệu đồng. Hiện nay nhiều doanh nghiệp “lách luật” bằng cách tổ
chức khám sức khỏe định kỳ cho một bộ phận lao động trong đơn vị để đối phó với
các cơ quan chức năng, hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ ở một số trung tâm y tế
huyện, phòng khám tư nhân để giảm bớt chi phí. Bởi ở đây, doanh nghiệp chỉ phối hợp
với các cơ sở này khám bước 1 cho lao động, khám thể lực chung chung, kinh phí quy
định 25.000 đồng/người (còn lại các thủ tục bắt buộc khác như xét nghiệm máu, nước
tiểu, chụp X quang tim, phổi,… được các DN bỏ qua). Ngoài ra cũng phải nó đến sự
thiếu hiểu biết của người lao động. Theo một công nhân ở một công ty xây dựng trên
địa bàn Tp.Hà Nội cho biết: “Khi nộp hồ sơ xin việc, chúng tôi mới được khám sức

17



khỏe, còn sau đó thì không thấy ai nhắc đến nữa. Cũng thắc mắc nhưng không dám
kiến nghị với chủ doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề tế nhị”. Hầu hết công nhân chỉ quan
tâm đến công việc đang làm, còn các doanh nghiệp lại không chủ động trong việc tổ
chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân. Người lao động lại “mù mờ” về điều này
hoặc nếu yêu cầu thì sợ ảnh hưởng đến việc làm nên không có kiến nghị gì với chủ
doanh nghiệp, vô hình trung đã làm mất đi quyền lợi chính đáng của mình.
Tuy nhiên ở phần lớn các doanh nghiệp còn lại trên địa bàn thành phố thì vấn
đề khám súc khỏe định kỳ cho người lao động lại rất được chú trọng và thực hiện rất
tiến bộ, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn.
Thực tế, những doanh nghiệp làm ăn chân chính, uy tín luôn thực hiện tốt nghĩa
vụ này. Điển hình như Công ty TNHH May Minh Tâm với đội ngũ lao động luôn trên
1.000 người, nhưng tất cả đều được khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần. Theo bà
Phạm Nọc Thu, Trưởng phòng Tổ chức nhân sự công ty cho biết: “Công ty xác định
được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với người lao động. Trên hết, bảo vệ sức
khỏe người lao động chính là bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho doanh nghiệp. Bởi doanh
nghiệp thực hiện đúng pháp luật quy định, người lao động được khám sức khỏe định
kỳ sẽ an tâm công tác, mang lại năng suất, và chính doanh nghiệp có lợi nhuận cao”.
Hay điển hình như Tổng công ty May 10, hoạt động chăm sóc sức khỏe người
lao động, khám sức khỏe cho người lao động diễn ra rất định kỳ:
Đặc thù của ngành may mặc là môi trường làm việc chịu nhiều tác động của
các yếu tố như bụi vải, tiếng ồn, ánh sáng và tư thế làm việc dẫn đến một số bệnh mãn
tính như: bụi phổi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, các bệnh về tai, mắt,
xương khớp và thoái hóa cột sống… Chính vì vậy, cứ 6 tháng một lần, Tổng công ty
May 10 tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, đặc biệt là nhóm lao động
làm việc theo danh mục công việc nặng nhọc độc hại. Kế hoạch khám sức khỏe định
kỳ được Trung tâm Y tế môi trường lao động xây dựng và phối hợp cùng phòng khám
Đa khoa Y Kao tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể 12.000 người lao động tại tất cả
các đơn vị trong Tổng công ty.
Tại buổi khám sức khỏe định kỳ, cán bộ công nhân viên được khám tổng quát:

cân đo, huyết áp, khám nội, khám mắt, tai mũi họng, xét nghiệm máu và siêu âm ổ
bụng. 98,6% là số lượng người lao động tham gia trong đợt khám sức khỏe vừa qua.

18


Hoạt động này, không chỉ giúp người lao động kịp thời phát hiện và điều trị các loại
bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giúp người lao động nhận biết được nguyên
nhân, tác hại của bệnh nghề nghiệp, từ đó ý thức được việc chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe trong môi trường làm việc.
Đánh giá về tình hình sức khỏe của người lao động May 10, ông Nguyễn Thiện
Nam, trưởng phòng Y tế Môi trường lao động nhận xét: “Nhìn chung, tình trạng sức
khỏe của người lao động tại Tổng công ty May 10 tương đối tốt. Tỉ lệ người lao động
có sức khỏe loại 1 đạt 10 – 12%; loại 2 đạt 67%. Đối với những trường hợp sức khỏe
yếu loại 4 thì chúng tôi cũng tiếp cận, phối hợp với các đơn vị tuyến trên để có phác đồ
điều trị”.
Điều này thể hiện rằng doanh nghiệp đã thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về
đảm bảo sức khỏe cho người lao động của mình và giúp tăng sự gắn kết của người lao
động với doanh nghiệp
2.2.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động bị tai nạn, bệnh nghề
nghiệp.
Thực hiện trách nhiệm này, doanh nghiệp phải trả đủ lương, toàn bộ các chi
phí ý tế, bố trí công việc phù hợp với mức suy giảm khả năng lao động của người lao
động; phải có bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động; đóng các loại bảo hiểm bắt
buộc cho người lao động; khi xảy ra tai nạn lao động doanh nghiệp phải lập biên bản,
điều tra có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở, định kỳ khai báo về tất cả
các trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Một khảo sát khác của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường Hà
Nội tại hơn 1.000 doanh nghiệp ở TP HN cho thấy môi trường lao động không đảm
bảo khiến người lao động dễ mắc các bệnh nghề nghiệp như bụi phổi, điếc, rối loạn

chuyển hóa cơ thể… và thực tế số ca mắc ngày càng nhiều. Qua các đợt khám sức
khỏe định kỳ cho gần 6.000 người lao động đã ghi nhận: 32,28% có sức khỏe thuộc
loại kém, 32,35% trung bình và gần 8% rất kém.
Bộ Y tế thừa nhận bệnh nghề nghiệp ở nước ta, đặc biệt là các bệnh liên quan
đến đường hô hấp và tiêu hóa, ngày càng gia tăng. Báo cáo mới nhất cho thấy đã có
gần 28.000 người lao động mới mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, con số thực tế có
thể cao gấp 10 lần. Trong tổng số 29 bệnh nghề nghiệp thì bệnh bụi phổi là phổ biến

19


nhất và nguy hiểm nhất (chiếm 74%), kế đến là đường hô hấp (32%) và điếc do tiếng
ồn (17%), chưa kể một loạt bệnh khác như nhiễm độc benzen; bệnh do tia X và các
chất phóng xạ; sạm da nghề nghiệp, viêm da… Tất cả các loại bệnh bụi phổi đều rất dễ
mắc và khi mắc lại khó chữa khiến người lao động mất khả năng lao động, thậm chí
một số bệnh có thể dẫn đến tử vong.
Tại TP HN, khảo sát của trung tâm y tế dự phòng còn cho thấy gần 67% doanh
nghiệp có môi trường chứa yếu tố nguy cơ nhưng chỉ gần 25% doanh nghiệp tổ chức
khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Theo số liệu tổng hợp báo cáo về tình hình tai nạn lao động(TNLĐ) của bộ
LĐ-TB&XH cho thấy, riêng năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ TNLĐ làm
8.251 người bị nạn. Trong đó số vụ TNLĐ chết người là 799 vụ, số vụ TNLĐ có hai
người bị nạn trở lên là 106 vụ, số người chết là 862 người, số người bị thương nặng là
1.952 người, nạn nhân là lao động nữ là 2.371 người. Còn tại Hà Nội Số liệu thống kê
cho thấy, năm 2016, trên địa bàn thành phố vẫn xảy ra 225 vụ tai nạn lao động làm 49
người chết và 202 người bị thương, khiến Hà Nội vẫn là một trong số các địa phương
có số vụ tai nạn lao động cao của cả nước.
Xét theo loại hình doanh nghiệp, công ty TNHH có tỷ lệ xảy ra tai nạn lao động
cao nhất, chiếm 37,1% số vụ tai nạn chết người và 37% số người chết. Kế tiếp là loại
hình công ty cổ phần, chiếm 34,2% số vụ tai nạn chết người và 34,3% số người chết.

Doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 20,8% số vụ tai nạn chết
và doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thế chiếm 3,5% số vụ tai nạn. Những lĩnh
vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là xây dựng, khai
thác khoảng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, dịch vụ…Các yếu tố chấn
thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao, điện giật, vật rơi, đổ sập,
máy thiết bị cán, kẹp
Về công tác báo cáo tình hình TNLĐ, Sở LĐ-TB&XH cũng cho biết, hiện chỉ
có 6-7% doanh nghiệp có báo cáo, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn lại hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có
báo cáo thống kê về TNLĐ, mặc dù đã có qui định phải có báo cáo về tình hình
TNLĐ.

20


Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện đầy đủ
các chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động, bồi thường thiệt hại khi có tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên mức độ bồi thường nhiều khi chưa được thỏa đáng
Theo kết quả điều tra “bồi thường tai nạn lao động (TNLĐ) từ người sử dụng
lao động” do Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) thực hiện tại TP.Hà Nội cho
thấy mức độ bồi thường tai nạn lao động còn quá thấp.
Cụ thể như: chi phí bình quân từ người sử dụng lao động cho mỗi vụ TNLĐ
chết người chỉ khoảng 30 - 32,5 triệu đồng/vụ, còn đối với lao động bị thương, chi phí
bình quân chỉ 5,7 - 6,6 triệu đồng/vụ. Số liệu của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố
cũng cho thấy chi phí cho TNLĐ hiện chỉ bằng 0,8% tổng quỹ lương, rất nhỏ so với
mức qui định chi 5% cho TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, thai sản, ốm đau.
Kết quả thống kê cũng cho thấy tần suất TNLĐ đối với lao động có hợp đồng
lao động dưới một năm, mùa vụ lên tới 22,41 (cứ 1.000 lao động thì có bình quân
22,41 người bị tai nạn), trong khi con số này ở lao động không xác định thời hạn chỉ
có 1,44; tần suất TNLĐ và TNLĐ chết người ở khu vực kinh tế tư nhân đều cao hơn

khu vực kinh tế nhà nước lần lượt 2,7 và 3,04 lần…
Điều này chứng tỏ rằng lợi ích của người lao động trong hầu hết các doanh
nghiệp đều chưa thực sự được bảo vệ.
Về trách nhiệm lập biên bản giải quyết, báo cáo tình hình tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp lên các cơ quan chức năng chưa được thực hiện triệt để. Nhiều
doanh nghiệp báo cáo không đúng quy định, chưa thống kê đầy đủ các ngành ngề, số
lao động trên địa bàn thành phố. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp lơ là, thiếu kiểm tra
giám sát, quản lý lỏng lẻo vấn đề vệ sinh an toàn lao động. Đặc biệt, hơn 90% doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố không thực hiện báo cáo tình hình tai nạn lao động...
hiện chỉ có 6-7% doanh nghiệp có báo cáo, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn lại hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa
không có báo cáo thống kê về TNLĐ, mặc dù đã có qui định phải có báo cáo về tình
hình TNLĐ. Điều này khiến cơ quan quản lý rất khó đánh giá tình hình tai nạn lao
độngtrên địa bàn thành phố Hà Nội. Và việc doanh nghiệp có thực hiện tốt trách nhiệm
của mình đối với người bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp chưa được minh bạch.

21


2.3. Đánh giá chung việc thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn, sức khỏe
lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
2.3.1. Mặt đạt được
Nhìn chung, các doanh nghiệp có quy mô lớn thực hiện các quy định về an
toàn, vệ sinh lao động cho người lao động tốt hơn. Các doanh nghiệp nhỏ do không đủ
nguồn lực để chi phí cho việc đầu tư cải tạo trang thiết bị , hoặc chưa có nhận thức đầy
đủ, tình trạng máy móc trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, nhà xưởng chật hẹp, thiếu ánh
sáng vẫn tồn tại dẫn đến điều kiện lao động không được đảm bảo
Các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm của mình về an toàn, sức khỏe lao
độngt hì đã làm tốt các công việc như: đo kiểm môi trường lao động, thường xuyên tổ
chức huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động, Trang cấp trang thiết

bị, phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động để họ
yên tâm làm việc; đã có sự phân công người phụ trách theo dõi việc chấp hành an toàn,
vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; Chấp hành tốt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh
lao động; Bảo đảm tốt sức khỏe của người lao động thông qua việc thường xuyên tổ
chức các lần khám sức khỏe định kỳ cho người lao động 06 tháng/lần hoặc 1 năm/lần;
Đối với những người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp thì các doanh nghiệp đã
thực hiện bồi thường thiệt hại, chi trả trợ cấp….
2.3.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện tốt một số vấn đề trong trách nhiệm về
an toàn, sức khỏe lao động thì cũng có một số hạn chế mà các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố thực hiện chưa tốt, đó là:
Phần lớn các doanh nghiệp chỉ thực hiện đo kiểm môi trường lao động qua loa,
chứ không mấy quan tâm đến môi trường lao động tại doanh nghiệp mình có độc hại,
nguy hiểm với người lao động hay không; Một số doanh nghiệp thì không trang bị
phương tiện bảo hộ lao động cho người lao động hoặc có trang bị nhưng thiếu rất
nhiều; Hay chưa có bộ phận chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động trong
doanh nghiệp; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động hoặc có
nhưng chỉ làm qua loa để đối phó; Mức bồi thường, chi trả đối với người lao động bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp còn rất thấp, chưa thỏa đáng.

22


×