Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ĐỀ THI CUỐI KỲ VÀ ĐÁP ÁN LUẬT DOANH NGHIỆP PHÁ sản, LUẬT HÀNH CHÍNH , NĂM 2017 ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.41 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
NĂM 2017
MÃ ĐỀ THI: DN09378017
LỚP THƯƠNG MẠI 01
MÔN: LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN
Thời gian làm bài 75 phút
Sinh viên chỉ được sử dụng VBQPPL khi làm bài thi
Câu 1: (4 điểm)
Nhận định sau là Đúng hay Sai. Giải thích tại sao?
a. Mọi cá nhân, tổ chức khi góp vốn thành lập Doanh nghiệp phải tiến hành thủ
tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho doanh nghiệp.
SAI
Theo Khoản 2, Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “Tài sản được sử dụng
vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ
tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp”.
b. Tài sản thế chấp luôn được giao cho bên thế chấp giữ.
SAI
Theo khoản 2, Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 thì “Tài sản thế chấp do bên thế
chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp”
c. Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm là phải có thiệt hại xảy ra với bên bị vi
phạm.
SAI
Theo Điều 300 Luật thương mại 2005 thì điều kiện phạt vi phạm không cần
phải có thiệt hại chỉ cần có điều kiện vi phạm Hợp đồng và các bên đã thỏa
thuận về phạt vi phạm trong Hợp đồng.

1


d. Hợp đồng được ký kết giữa công ty TNHH hai thành viên và người có liên


quan của giám đốc công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận thì mới
có hiệu lực.
ĐÚNG
Theo quy định tại Điều 67 Luật doanh nghiệp 2014
Câu 2: (3 điểm)
Trong Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty A và công ty B có điều khoản
thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành tại Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam (VIAC). Tuy nhiên khi có tranh chấp xảy ra công ty A đã khởi kiện
công ty B tại Tòa án nhân dân. Vậy Tòa án có thẩm quyền giải quyết không. Tại
sao?
Hãy so sánh ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án và Trọng
tài thương mại.
Trả:
Theo Điều 6, Luật trọng tài thương mại 2010 thì trong tình huống trên Tòa án không
có thẩm quyền giải quyết trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận
trọng tài không thể thực hiện được.
-

So sánh trọng tài thương mại và tòa án về ưu điểm

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại hay tòa án đều có những ưu điểm
riêng. Chúng ta cùng so sánh trọng tài thương mại và tòa án cụ thể như sau:
Về ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại:
Có tính linh hoạt bởi được xây dựng trên nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên

2


Tiết kiệm thời gian, giảm thiểu thiệt hại có khả năng phát sinh trong quá trình xảy
ra mẫu thuẫn, đặc biệt đối với thương mại hàng hóa

Được chủ động về mặt thời gian, địa điểm, ngôn ngữ, luật áp dụng và các quy tắc tố
tụng trọng tài.
Có thể kết hợp thêm các phương thức hòa giải, trung gian hay thỏa thuận vào bất cứ
thời điểm này trong quá trình diễn ra xử lý tranh chấp
Trọng tài có tiếng nói chung thẩm, các bên không thể kháng cáo, kháng nghị, mang
tính chuyên môn cao.
Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án:

Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập chứng cứ phục vụ
điều tra xác minh, và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác
Phán quyết của tòa án là phán quyết có tính bắt buộc thi hành trên phạm vi toàn lãnh
thổ nơi giải quyết tranh chấp
Giải qquản lí xã hội.
Ngay khái niệm đã nêu rõ tổ chức xã hội hoạt động theo pháp luật và theo điều
lệ. Do đó khẳng định trên là đúng.
b. Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc
hai chiều
Sai
Vì:
Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều được hiểu là sự phụ thuộc ở cả hai mặt tổ chức và
hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định một cách cụ
thể. Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều đều được thực hiện bởi các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước
và lợi ích của địa phương giữa lợi ích ngành với lợi ích vùng lãnh thổ.
Điều này không đúng với tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. Ta có thể lấy ví
dụ như đối với cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương như giữa các bộ và Chính
Phủ. Ở đây các bộ ngang nhau không phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, do các bộ được
6



thành lập hoặc bãi bỏ bởi đề nghị của thủ tướng Chính phủ lên quốc hội (Điều 20
luật tổ chức cp). Và các bộ chỉ có quyền kiến nghị với những quy định trái pháp luật
của các bộ khác, nếu các bộ đó không nhất trí thì phải trình lên thủ tướng quyết định
(Điều 25 luật tổ chức cp 2001).
Rõ ràng ta thấy ví dụ trên đã thể hiện rằng không có mối phụ thuộc 2 chiều. Do đó
ta có thể khẳng định khẳng định trên là sai vì chỉ cần 1 trường hợp sai là cả khẳng
định trên sai

c. Tất cả các văn bản pháp luật đều là nguồn của luật hành chính.
Sai
Vì:
Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung
là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối
tượng liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Nguồn của luật hành chính phải là các văn bản qppl có chứa đựng 1 phần hoặc chứa
đựng qppl hành chính mới là nguồn của luật hành chính do đó khẳng định trên sai.
d. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật hành chính như nhau.
Sai

Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng những
quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy
định. Có một số trường hợp năng lực pháp luật hành chính của 1 số cá nhân bị Nhà
nước hạn chế. Ví dụ: Người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bộ sung:
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công vệc nhất định (khoản 2
Điều 28 BLHS năm 1999-- Trích giáo trình luật hành chính trang 70).
Câu 2 (3 Điểm)
7



“Chứng minh rằng phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương
pháp mệnh lệnh đơn phương bắt buộc”?
Trả lời:
Xuất phát từ khái niệm về luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống
pháp luật nước ta bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quuan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình hoạt động qủan lý hành chính nhà nước của các cơ quan
hành chính nhà nước. Trong nội bộ cơ uan hành chính nhà nước và trong quá trình
các cá nhân hay tổ chức được trao quyền hay tổ chức thực hiện tổ chức quản lý hành
chính nhà nước đối với các vấn đề cụ thể do pháp luật quy định. Mặy khác phương
pháp điều chỉnh của một ngành luật nói chung là cách thức tác động của ngành luật
ấy nên đối tượng của nó. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính là cách
thức mà luật hành chính tác động đến các nhóm đối tượng của luật hành chính.
Vậy thực tiễn nhất phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là do xuất
phát từ việc thực hiện chấp hành, điều hành nên phương pháp điều chỉnh của luật
hành chính là mệnh lệnh, đơn phương được hình thành từ quan hệ “Quyền lực-phục
tùng ” giưã một bên có quyền nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh bắt buộc thi
hành đối với một bên có nghĩa vụ, phục tùng các mệnh lệnh đó. Chính quan hệ này
đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà
nước.
Những biểu hiện sau đây làm sáng tỏ thêm phương pháp điều chỉnh của luật
hành chính là phương pháp bất bình đẳng về ý chí:
- chủ thể quản lý có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí của mình nên
đối tượng quản lý. Các quan hệ này rất đa dạng nên việc áp đặt ý chí của chủ thể
quản lý nên đối tượng quản lý cũng được thực hiện trong nhiều trường hợp khác :
+ Hoặc bên có thẩm quyền đơn phương ra các mệnh lệnh cụ thể hay đặt ra
các quy định bắt buộc đối với bên kia và kiểm tra thực hiện chúng, phía bên kia phải
thực hiện các mệnh lệnh, các quy định đó. Ví dụ: Chính phủ ra mệnh lệnh cho các
cấp, các ngành phải tích cực phòng chống lụt bão trong mùa mưa bão đồng thời kiểm
8



tra đôn đốc việc thực hiện này đối với các cấp, các ngành, Chính phủ đặt ra các quy
định về xử phạt vi phạm hành chính ...Các đối tượng quản lý có liên quan phải tuân
thủ và thực hiện các mệnh lệnh và những quy định đó.
+ Hoặc bên có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đáp ứng hay bác bỏ yêu
cầu, kiến nghị của đối tượng quản lý. Trong trường hợp này quyền quyết định vẫn
thuộc về cơ quan có thẩm quyền, Vì vây nếu có sự trùng hợp ý chí .Ví dụ: Công dân
có quyền làm đơn yêu cầu UBND huyện cấp giấy sử dụng đất hay giấy xây dựng
nhà ở ,UBND huyện có thể chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu này của công dân.
+ Hoặc cả 2 bên đều có quyền hạn nhất định nhưng ở bên này quyết điều gì
phải được bên kia cho phép hay phê chuẩn cùng phối hợp quyết định. Khi đó phải
có sự phối hợp giữa nhiều chủ thể nhân danh nhà nước mới thực hiện việc áp đặt ý
chí đối với đối tượng uản lý. Ví dụ : cơ quan công an cần bắt giữ đối tượng quản lý
phải có sự phối hợp đồng ý của cơ quan Viện kiểm sát, lệnh bắt phải có sự phê chuẩn
của Viện trưởng viện kiếm sát nhân dân thì mới được áp dụng .
- Biểu hiện thứ hai của sự không bình đẳng còn thể hiện ở chỗ một bên có
thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính nhằm buộc đối tượng quản lý phải
thực hiện mệnh lệnh của mình. Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản
lý hành chính nhà nước luôn biểu hiện rõ nét không phụ thuộc vào các quan hệ đó.
Sự không bình đẳng giữa các bên là cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức
xã hội, đơn vị kinh tế, công dân và các đối tượng quản lý khác không bắt nguồn từ
quan hệ tổ chức mà bắt nguồn từ quan hệ “ phục tùng ”trong các quan hệ đó cơ quan
hành chính nhà nước, nhân danh nhà nứơc để thực hiện chức năng chấp hành - điều
hành đối với đối tượng quản lý, các đối tượng quản lý phải phục tùng ý chí của nhà
nước mà người đại diện là cơ quan hành chính.
Sự bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước còn
thể hiện rõ nét trong tính chất đơn phương bắt buộc của các quyết định hành chính
nhà nước và các chủ thể quản lý hành chính đưa vào thẩm quyền của mình trên cơ
sở phân tích đánh giá tình hình, có quyền ra những mệnh lệnh hoặc đề ra các biện
9



pháp cưỡng chế nhà nước. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng là cưỡng chế mà còn
dựa vào các biện pháp khác như giáo dục thuyết phục không có hiệu quả mới dùng
đến cưỡng chế.
Kết luận : Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh
lệnh đơn phương bắt nguồn từ quan hệ “ quyền lợi- phục tùng”. Phương pháp này
được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản sau :
+ Xác nhận sự không bình đẳng giữa các bên tham gia qquan hệ hành chính,
một bên được nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để đưa ra các bên
quyết định hành chính còn bên kia phải phục tùng các quyết định đó .
+ Bên nhân danh nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước có quyền quyết định
công việc một cách đơn phương xuất phát từ lợi ích chung của nhà nước, của xã hội
trong phạm vi quyền hạn của mình để chấp hành pháp luật.
+ Quyết định đơn phương cử bên sử dụng quyền lực nhà nước co hiệu lực
bắt buộc thi hành đối với bên hữu quan và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế
nhà nước.
Câu 3 (3 Điểm)
Nguyyên tắc xử phạt vi phạm hành chính có tính chất bắt buộc khi xử lý vi
phạm hành chính không? Cho ví dụ?
Trả lời:
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân hay tổ chức thực hiện một cách
cố ý hay vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm
hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính .
Điêu 3- pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ghi rõ : Nguyên tắc xử lý vi
phạm hành chính:
1/ Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành vi vi phạm
dúng quy định của pháp lluật .
10



2/ Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành
chính do pháp luật quy định .
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp khác trong các trường hợp quy định tại
điêiù 21,22,23,24,và 25 của pháp lệnh này.
3/ Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời cà phải bị đình chỉ ngay.
Việc xử lý phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, mọ hậu quả do vi phạm
hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật .
4/ Mọi hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt 1 lần.
Một người khác thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt về từng
hành vi vi phạm.
Nhiều người cùng thực hiện 1 hành vi vi phạm hành chính thì mõi người vi
phạm đều bị xử phạt.
5/ Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, thân
nhân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để giải quyết định hình thức, biện pháp
xử lý thích hợp.
6/ Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết,
phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh
tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình.
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiệh kịp thời xử lý công minh nhanh
chóng theo đúng pháp luật
Việc phát hiện xử lý kịp thời đối với các vi phạm hành chính không chỉ làm
cho vi phạm đó bị chấm dứt trên thực tế mà còn có tác dụng lớn lao trong việc tác
động tích cực vào ý thức của người vi phạm và của các công dân khác trong việc
củng cố và uy tín của nhà nước đối với nhân dân, khi bị xử lý vi phạm phải đảm bảo
sự công minh đúng pháp luật nghiêm minh khi bị xử lý không có ý nghĩa là xử phạt
nặng đối với người vi phạm mà co nghĩa là bất kỳ vi phạm cũng nêu được đưa ra xử

11



lý theo pháp luật không để lọt người vi phạm, cũng không phạt oan người không vi
phạm
Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt 1 lần: Một người thực hiện nhiều vi
phạm hành chính thì bị xử phạt từng vi phạm, nhưng tổng hợp từng vi phạm, tổng
hợp hình thức phạt chung không thể vượt mức cao nhất của mức xử phạt áp dụng
đối với vi phạm nặng nhất ;
Ví dụ: Trần A lái xe cơ giới mà không có bằng lái xe,đã lái xe đi vào khu
vực có biển báo cấm. Khi A dã thực hiện 2 vi phạm hành chính:
+ Đi vào khu vực đã có biển báo cấm ( Điểm c khoản 1 điều 5, nghị định
141/HĐBTngày 25/4/1991của HĐBTvề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh trật tự).
+ Lái xe cơ giới mà không có bằng lái (điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định trên
). Do vậy mức phạt tối đa đối với vi phạm thứ nhất là 50.000đ, vi phạm thứ 2 là
200.000đ, cho nên khi tổng hợp mức phạt thì mức cao nhất có thể áp dụng tối đa với
A là 2000.000đ.
Nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị
xử phạt. tuy nhiên khi bị xử lý cũng cần xem xét tới các yếu tố chủ quan, khách quan
có liên quan tới từng người vi phạm để xác định mức phạt cho thoả đáng .
Cơ quan nhà nược có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ
vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thânvà các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ đêr
quyết định hình thức, mức phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính .
Điều 37 Nguyên tắ phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (pháp
lệnh xử lý vi phạm hành chính).
1/ UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực
quản lý nhà nước ở địa phương.
2/ Cơ quan quản lý nhà nước chuyển ngành có tgẩm quyền xử lý các vi phạm hành
chính thuộc lĩnh vực ngành mình.


12


3/ trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan
thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

13



×