Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây cao su ở Quảng Trị (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ CÔNG NAM

NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN
DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HUẾ - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ CÔNG NAM

NGHIÊN CỨU BÓN PHÂN KHOÁNG THEO CHẨN ĐOÁN
DINH DƯỠNG LÁ CHO CÂY CAO SU Ở QUẢNG TRỊ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

MÃ SỐ: 62.62.01.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN MINH HIẾU
PGS. TS. DƯƠNG VIẾT TÌNH

HUẾ - 2018




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
trong thời gian từ năm 2013 đến 2016. Những số liệu, kết quả trình
bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận án

Lê Công Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn và
kính trọng tới tất cả tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại
học của Đại học Huế, Ban Giám hiệu, Khoa Nông học, Phòng Đào tạo Sau
đại học của Đại học Nông Lâm Huế đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành luận án.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Minh Hiếu và PGS.
TS. Dương Viết Tình, Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người đã
hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT
Quảng Trị, các Phòng, Chi cục, Trung tâm, đơn vị trực thuộc liên quan của
Sở, các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế các huyện, thành phố,
thị xã trong tỉnh, đặc biệt là Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nônglâm Quảng Trị, UBND và các hộ nông dân thuộc các xã Vĩnh Tân (huyện
Vĩnh Linh), Gio An (huyện Gio Linh), xã Cam Chính (huyện Cam Lộ) đã
tạo điều kiện về kinh phí và nhân lực và giúp tôi hoàn thành quá trình điều
tra số liệu, thực hiện các thí nghiệm.
Cuối cùng, tôi rất biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
chia sẻ, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận án.
Huế, tháng 3 năm 2018
Tác giả

Lê Công Nam


iii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................ ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 3
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 3
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN ............................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 5
1.1.1. Cây cao su và các yêu cầu sinh thái cơ bản ........................................................... 5
1.1.2. Dinh dưỡng và phân bón cho cây trồng .............................................................. 10
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc bón phân đạm cho cây cao su ...................................... 12
1.1.4. Cơ sở khoa học của việc bón phân lân cho cây cao su ........................................ 13
1.1.5. Cơ sở khoa học của việc bón phân kali cho cây cao su....................................... 14
1.1.6. Cơ sở khoa học của việc bón phân hữu cơ cho cây cao su ................................. 15
1.1.7. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su ................. 16
1.1.8. Cơ sở khoa học của việc bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su ....... 17
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 19
1.2.1. Tình hình phát triển cao su thiên nhiên trên thế giới và ở Việt Nam .................. 19


iv
1.2.2. Những nghiên cứu về bón phân khoáng N, P, K cho cây cao su ........................ 24
1.2.3. Những nghiên cứu về bón phân hữu cơ cho cây cao su ...................................... 26
1.2.4. Tình hình nghiên cứu sử dụng chất kích thích Ethephon nhằm tăng năng suất
mủ cao su ....................................................................................................................... 27
1.2.5. Những nghiên cứu về bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng lá ........ 30
1.2.6. Điều kiện cơ bản và tình hình sản xuất cao su thiên nhiên ở tỉnh Quảng Trị ..... 34

1.2.7. Luận giải về lý do chọn vấn đề và các địa điểm nghiên cứu ............................... 41
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 43
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU...................................................... 43
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 43
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 43
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 43
2.2.1. Điều tra thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và chất kích thích mủ cho cây
cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị .......................................................... 43
2.2.2. Đánh giá hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và tương quan với
năng suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị ..................................................................... 44
2.2.3. Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su ở Quảng
Trị .................................................................................................................................. 44
2.2.4. Nghiên cứu thiết lập chỉ số DRIS để chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 44
2.2.5. Thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá cho cây cao su
ở Quảng Trị.................................................................................................................... 44
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu về thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón
và chất kích thích mủ ..................................................................................................... 44
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu, xử lý và phân tích mẫu đất, mẫu lá cao su ..................... 45
2.3.3. Phương pháp xây dựng thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su ........................ 47
2.3.4. Phương pháp xác định chỉ số DRIS cho cao su .................................................. 47
2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................ 47
2.3.6. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin, số liệu .............................................. 51
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 52
3.1. THỰC TRẠNG VƯỜN CÂY, SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ CHẤT KÍCH THÍCH
MỦ CHO CAO SU TIỂU ĐIỀN THỜI KỲ KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ............ 52


v

3.1.1. Quy mô và chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........ 52
3.1.2. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng
Trị .................................................................................................................................. 55
3.1.3. Phân vô cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị .................... 61
3.1.4. Phân hữu cơ và năng suất cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị .................. 64
3.1.5. Hiệu quả sử dụng phân bón cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........ 66
3.1.6. Thực trạng sử dụng chất kích thích mủ cho cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng
Trị .................................................................................................................................. 68
3.2. HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT, TRONG LÁ VÀ
TƯƠNG QUAN VỚI NĂNG SUẤT CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ....... 70
3.2.1. Tình hình dinh dưỡng trong đất trồng cao su kinh doanh ở Quảng Trị .............. 70
3.2.2. Tình hình dinh dưỡng trong lá cao su kinh doanh ở Quảng Trị .......................... 72
3.2.3. Tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá với năng
suất cao su kinh doanh ở Quảng Trị .............................................................................. 74
3.3. XÂY DỰNG THANG DINH DƯỠNG KHOÁNG QUA LÁ CHO CAO SU
KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................................... 82
3.4. THIẾT LẬP CHỈ SỐ DRIS ĐỂ CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG CHO CAO SU
KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................................... 84
3.5. THỬ NGHIỆM BÓN PHÂN THEO CHẨN ĐOÁN DINH DƯỠNG LÁ CHO
CAO SU KINH DOANH Ở QUẢNG TRỊ ................................................................... 88
3.5.1. Nghiên cứu thử nghiệm thang dinh dưỡng khoáng qua lá và vận dụng DRIS để
điều chỉnh lượng phân bón cho cao su kinh doanh tại huyện Gio Linh ........................ 88
3.5.2. Nghiên cứu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng khoáng qua lá kết
hợp phân khoáng với phân hữu cơ cho cao su kinh doanh ở huyện Cam Lộ................ 99
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 110
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 110
2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................. 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 112
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................... 122
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 123



vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ARNPC: Association of Natural Rubber Producing Countries/ Hiệp hội các quốc gia
sản xuất cao su
CĐDD: Chẩn đoán dinh dưỡng
CT: Công thức (thí nghiệm)
Cv: Co-efficient of variation/ Độ biến động
DRC: Dry Rubber Content/ Hàm lượng biến thiên mủ khô
DRIS: Diagnosis and Recommendation Integrated Systems/ Hệ thống tích hợp chẩn
đoán và khuyến cáo
Đ/c: Đối chứng
ET: Ethephon
FAO: Food and Agriculture Organization of the United Nations/ Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
FAOSTAT: Cơ quan thống kê của FAO
g/c/c: gam/cây/lần cạo
Ha: hecta
IFA: International Fertilizer Association/ Hiệp hội Phân bón Thế giới
IRSG: Internation Rubber Study Group/ Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế
KTM: Kích thích mủ
KTCB: Kiến thiết cơ bản
LNL: Lần nhắc lại
LSD: Least Significant Difference/ Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
N, P, K: Đạm - Lân - Kali
NS: Năng suất
ns: Non-significant/ Không sai khác
PTNT: Phát triển nông thôn

QT: Quy trình
RCBD: Randomized Complete Block/ Thiết kế khối hoàn toàn ngẫu nhiên
RRIM: Rubber Research Institute of Malaysia/ Viện Nghiên cứu cao su Malaysia
RRIV: Rubber Research Institute of Vietnam/ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam
SE: Standard Error/ Sai số chuẩn
TB: Trung bình
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam; TCN: Tiêu chuẩn ngành
TN: Thí nghiệm
VCR: Value Cost Ratio/ Tỷ lệ chi phí - giá trị
VRG: Vietnam Rubber Group/ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Thang chuẩn đánh giá dinh dưỡng đất trồng cao su ở Việt Nam .................... 9
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Việt Nam qua các năm ......... 21
Bảng 1.3. Xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam qua các năm ................... 22
Bảng 1.4. Thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam năm 2015 ........................ 22
Bảng 1.5. Liều lượng phân vô cơ bón thúc cho cao su thời kỳ kinh doanh................... 25
Bảng 1.6. Xếp hạng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su ........................................ 30
Bảng 1.7. Chỉ số chẩn đoán dinh dưỡng lá cao su ......................................................... 30
Bảng 1.8. Xếp hạng dưỡng chất cung cấp từ đất trong vườn cao su .............................. 31
Bảng 1.9. Bảng tham khảo ngưỡng hàm lượng dinh dưỡng trong lá cao su................... 33
Bảng 1.10. Diện tích, năng suất và sản lượng cao su của Quảng Trị qua các năm ......... 39
Bảng 1.11. Quy hoạch tổng thể diện tích trồng cao su của tỉnh Quảng Trị ................... 41
Bảng 3.1. Quy mô vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ........................ 52
Bảng 3.2. Chất lượng vườn cây cao su tiểu điền kinh doanh ở Quảng Trị ................... 54
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh .......... 56

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Gio Linh ............ 57
Bảng 3.5. Tình hình sử dụng phân bón và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ ............. 59
Bảng 3.6. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Vĩnh Linh................... 62
Bảng 3.7. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Gio Linh..................... 63
Bảng 3.8. Lượng phân bón vô cơ và năng suất cao su ở huyện Cam Lộ ...................... 64
Bảng 3.9. Lượng phân bón hữu cơ và năng suất cao su ở Quảng Trị ........................... 65
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế đầu tư phân bón cho cao su kinh doanh ở Quảng Trị ...... 67
Bảng 3.11. Tình hình sử dụng chất kích thích mủ cho cao su ở Quảng Trị .................. 69
Bảng 3.12. Tính chất hóa học đất của các vùng trồng cao su ở Quảng Trị ................... 71
Bảng 3.13. Hàm lượng các dưỡng chất tích lũy trong lá cao su ở Quảng Trị ............... 73
Bảng 3.14. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong đất với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị ............................................................................................ 77


viii
Bảng 3.15. Tương quan giữa hàm lượng một số dưỡng chất trong lá với năng suất cao
su kinh doanh ở Quảng Trị ............................................................................................ 80
Bảng 3.16. Thang dinh dưỡng khoáng qua lá cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 83
Bảng 3.17. Tỷ lệ các nguyên tố khoáng trong lá và năng suất cao su ở Quảng Trị ...... 85
Bảng 3.18. Tính chất hóa học của đất trước thí nghiệm ở huyện Gio Linh .................. 89
Bảng 3.19. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm ở
huyện Gio Linh .............................................................................................................. 90
Bảng 3.20. Tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm ở huyện Gio Linh ..................... 92
Bảng 3.21. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Gio Linh ........ 94
Bảng 3.22. Năng suất mủ khô cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh ............................ 95
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cao su ở huyện Gio Linh ............. 98
Bảng 3.24. Tính chất hóa học của đất trước thí nghiệm ở huyện Cam Lộ .................... 99
Bảng 3.25. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong lá cao su trước thí nghiệm ở
huyện Cam Lộ ............................................................................................................. 100

Bảng 3.26. Tính chất hóa học của đất sau thí nghiệm ở huyện Cam Lộ ..................... 103
Bảng 3.27. Dinh dưỡng khoáng trong lá cao su sau bón phân ở huyện Cam Lộ ........ 104
Bảng 3.28. Năng suất mủ khô cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ ............................ 106
Bảng 3.29. Hiệu quả kinh tế của việc bón phân cho cao su ở huyện Cam Lộ ............ 108


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ
Biểu đồ 1.1. Tình hình nhập khẩu cao su của Việt Nam năm 2015 ............................... 23
Biểu đồ 1.2. Diện tích cao su của tỉnh Quảng Trị phân theo đơn vị hành chính .............. 40
Hình vẽ
Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của tỉnh Quảng Trị....................... 38
Hình 1.2. Bản đồ vị trí các khu vực nghiên cứu của đề tài ........................................... 42
Hình 3.1. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong đất với năng suất cao su kinh doanh
ở Quảng Trị.................................................................................................................... 74
Hình 3.2. Tương quan giữa hàm lượng lân trong đất với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 75
Hình 3.3. Tương quan giữa hàm lượng kali trong đất với năng suất cao su kinh doanh
ở Quảng Trị.................................................................................................................... 75
Hình 3.4. Tương quan giữa hàm lượng mùn trong đất với năng suất cao su kinh doanh
ở Quảng Trị.................................................................................................................... 76
Hình 3.5. Tương quan giữa hàm lượng đạm trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 78
Hình 3.6. Tương quan giữa hàm lượng lân trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 78
Hình 3.7. Tương quan giữa hàm lượng kali trong lá với năng suất cao su kinh doanh ở
Quảng Trị ....................................................................................................................... 79
Hình 3.8. Tương quan giữa hàm lượng các dưỡng chất thiết yếu trong lá với hàm

lượng các dưỡng chất thiết yếu trong đất trồng cao su ở Quảng Trị ............................. 81
Hình 3.9. Sơ đồ DRIS chẩn đoán dinh dưỡng cho cây cao su kinh doanh ở Quảng Trị86
Hình 3.10. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Gio Linh trong năm ........ 97
Hình 3.11. Biến thiên năng suất cao su thí nghiệm ở huyện Cam Lộ trong năm........ 107


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Là loại cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cây cao su cung cấp
mủ và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp. Phạm vi phân bố của cao su hoang dại
trong khoảng từ vĩ độ 50 Bắc đến vĩ độ 50 Nam, mọc trên địa bàn rộng đến 5 – 6 triệu
km2 thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và vùng kế cận. Cây cao su lần đầu tiên được
ông Alexande Yersin đưa vào Việt Nam trồng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương và Suối
Dầu, Nha Trang năm 1897, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cao su ngày càng khẳng
định vai trò của mình trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, góp phần cải thiện môi
trường sinh thái.
Hiện nay, cao su đã trở thành một trong bốn nguyên liệu chính của ngành công
nghiệp thế giới, chỉ đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ (theo thống kê có đến
50.000 công dụng của mủ cao su) [21]. Ở Việt Nam, cao su đã trở thành 1 trong 7 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất (năm 2011 đạt 2,9 tỷ đô la Mỹ), đứng vị trí thứ
3 giá trị kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp sau các sản phẩm gỗ và gạo,
Việt Nam đang là nước đứng vị trí thứ 3 về sản lượng và thứ 3 về xuất khẩu cao su
thiên nhiên trên thế giới [11].
Việt Nam có nhiều vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đối
thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ cao su đã
trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và là nguồn thu nhập chính ổn định
cho người nông dân. Tuy nhiên, ngành cao su Việt Nam nói chung vẫn còn nhiều hạn

chế ở tất cả các khâu từ sản xuất – thu mua – chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù Việt Nam là nước có năng suất cao su cao (đứng thứ 3 thế giới) nhưng cao su
tiểu điền ở nước ta năng suất lại còn thấp (bình quân chỉ khoảng 1,3 – 1,5 tấn/ha/năm
so với các nước khác trên 2 tấn/ha/năm), các biện pháp kỹ thuật đối với cây cao su tiểu
điền còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa có những nghiên cứu, đánh
giá để định hướng cho việc phát triển bền vững cây cao su [49].
Tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.737,44 km2, có các điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội tương đối thuận lợi cho việc phát triển cây cao su. Quảng Trị
hiện có diện tích cao su tiểu điền chiếm 3/4 diện tích cao su toàn tỉnh (14.828
ha/20.689 ha). Tuy nhiên, đến nay việc phát triển cao su tiểu điền bộc lộ nhiều bất cập,
hạn chế như năng suất thấp, cây sinh trưởng, phát triển không đồng đều, chưa được
quản lý một cách chặt chẽ, đặc biệt là mỗi năm người dân sử dụng hàng chục nghìn tấn
phân để bón cho cây cao su nhưng việc sử dụng phân bón đang mang tính tự phát,
thiếu cơ sở, hiệu quả chưa cao [62].


2
Một trong những công cụ quan trọng để bón phân cân đối và hợp lý là bón phân
theo chẩn đoán dinh dưỡng, đây được coi là một trong những tiến bộ to lớn của ngành
khoa học phân bón và khoa học cây trồng. Cơ sở khoa học của phương pháp này là
dựa trên phân tích đất, lá như là kết quả tổng hòa các mối quan hệ giữa đất, cây trồng,
khí hậu và các yếu tố khác để đánh giá tình trạng dinh dưỡng vườn cây. Các nhà khoa
học như Beaufils E. R. (1954 – 1973) [79], Pushparajah E. (1972 – 1994) [104] đã có
các công trình nghiên cứu về hàm lượng dinh dưỡng trong lá và đã đưa ra được hàm
lượng dinh dưỡng trong lá cao su chung cho các dòng vô tính thời bấy giờ như PR107,
Tjir, Avros, GI1,... nhưng chưa phân biệt loại hình vườn cây kinh doanh và kiến thiết
cơ bản và trên các loại đất khác nhau.
Ở Việt Nam cũng mới chỉ có công trình của Ngô Thị Hồng Vân (2005) [65]
nhưng chỉ tập trung nghiên cứu trên cao su đại điền ở vùng Đông Nam Bộ, nghiên cứu
cũng mới dừng ở giai đoạn đề xuất thang dinh dưỡng khoáng, chưa ứng dụng hệ thống

tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS). Mặc dù Tiêu chuẩn ngành (số 10TCN của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2005 [9]) và Quy trình kỹ thuật
năm 2012 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam [39] đều quy định phải bón
phân cho cây cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng nhưng thực tế sản xuất cao su tại
Quảng Trị và các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ do nhiều nguyên nhân nên cho đến nay
chưa thấy có tổ chức, cá nhân nào thực hiện bón phân cho cao su theo phương pháp ưu
việt này. Vướng mắc chủ yếu là do các thang của các tác giả trước đây xây dựng trên
cao su đại điền, ở các lập địa khác với khu vực Bắc Trung Bộ, phương pháp thực hiện
phức tạp, chưa có những hướng dẫn chi tiết về phương pháp, trình tự, nội dung cần
làm nên những người trồng cao su, đặc biệt là cao su nông hộ rất khó áp dụng vào thực
tiễn sản xuất. Rất cần có những nghiên cứu để xây dựng thang dinh dưỡng khoáng
trong lá cao su với những dòng vô tính chủ yếu trong điều kiện canh tác, đất đai, lập
địa tại Quảng Trị, ứng dụng DRIS vào bón phân hợp lý cho cây cao su theo yêu cầu
dinh dưỡng của cây, tiết kiệm lượng phân bón, tăng hiệu quả sản xuất, đặc biệt là với
cao su tiểu điền khi người nông dân còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận với các
thành tựu khoa học kỹ thuật.
Từ những vấn đề đặt ra qua thực tiễn sản xuất nêu trên, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài "Nghiên cứu bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho cây
cao su ở Quảng Trị".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần hoàn thiện phương pháp bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng
lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ cho cây cao su thời kỳ kinh doanh
trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.


3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng vườn cây, sử dụng phân bón và sử dụng chất kích
thích mủ cho cao su tiểu điền thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.

- Đánh giá được hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, trong lá và mối quan
hệ với năng suất cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được thang dinh dưỡng khoáng qua lá cho cao su thời kỳ kinh doanh
ở Quảng Trị.
- Xác định được chỉ số hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo (DRIS) cho
cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị.
- Xây dựng được các tổ hợp phân bón cho cao su thời kỳ kinh doanh ở Quảng Trị
theo chẩn đoán dinh dưỡng lá trong điều kiện có sử dụng chất kích thích mủ.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về sự tương
quan của các nguyên tố khoáng N, P, K trong đất, trong lá với năng suất cao su thời kỳ
kinh doanh, là cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng dinh dưỡng của vườn cây cao su
thông qua thang hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong lá cao su kinh
doanh vào đầu mùa mưa hướng tới dinh dưỡng tối ưu để đạt được năng suất 1,5 – 2 tấn
mủ/ha đồng thời với việc đưa vào áp dụng Hệ thống tích hợp chẩn đoán và khuyến cáo
(DRIS) để điều khiển bón phân cho cao su kinh doanh.
- Bổ sung, hoàn thiện phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cho
cây cao su thời kỳ kinh doanh, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình bón phân cho
cây cao su, đặc biệt là cao su tiểu điền.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc giảng
dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng bón phân hợp lý dựa theo chẩn đoán dinh
dưỡng lá trong điều kiện sử dụng chất kích thích mủ không chỉ cho cây cao su mà còn
cho các cây trồng khác nữa.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm giới thiệu rộng rãi đến nông dân đang sản
xuất cao su tiểu điền một biện pháp bón phân tiên tiến cho cao su kinh doanh, đó là
phương pháp bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng qua lá trong điều kiện đồng thời sử
dụng chất kích thích mủ để tăng năng suất.
- Kỹ thuật này cho phép người sản xuất đánh giá tình hình dinh dưỡng của cây

theo từng giai đoạn, có thể bón phân đúng lúc và sát với yêu cầu của cây, vừa sử dụng


Luận án đầy đủ ở file: Luận án full












×