Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.23 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ 03

HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
3.1. NGUYÊN TẮC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
3.1.1. Khái niệm hợp đồng xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là hợp đồng xây dựng) là sự
thoả thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu về việc xác lập, thay dổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng dể thực hiện toàn bộ hay
một số công việc trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng xảy dung là văn bản pháp lý ràng
buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp dồng. Các tranh chấp giữa các bên tham gia
hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã kỷ kết có hiệu lực pháp luật.
Hợp đồng xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là
căn cứ để thanh toán và phân xử các tranh chấp (nếu có) trong quan hệ hợp đồng.
Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu
theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
3.1.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu
phải dựa trên cơ sở sau đây:
+ Kết quả đấu thầu được duyệt.
+ Mẫu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu.
+ Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.
+ Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà
thầu trúng thầu (nếu có).
+ Các nội dung cần được thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa bên mời thầu và
nhà thầu trúng thầu.
Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến
hành ký kết hợp đồng.
Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư
phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo.



Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo
người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng phải phù hợp với quy định tại Khoản 2
Điều 138 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, đó là:
+ Tự nguyện, bình đẳng và không trái với đạo đức xã hội.
+ Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo hợp đồng.
+ Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu, kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.
+ Trường hợp bên nhận thầu là liên danh thì phải có thỏa thuận liên danh.
Ngoài các nguyên tắc nêu ở trên, còn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực
hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với nhà thầu
liên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợp
với năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh. Đối với nhà thầu chính nước
ngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dự
kiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
+ Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều
nhà thầu chính để thực hiện công việc. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà
thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong
quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả
đầu tư của dự án đầu tư xây dựng.
+ Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ,
nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này
phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà
thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã
ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
+ Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán,
thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của
gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
3.2. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

(tham khảo điều 3 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP)


3.2.1. Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau
a) Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện
một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng;
b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây
dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình
hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công
xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của
một dự án đầu tư;
c) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là
hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế
công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị
cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
d) Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng
công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công
trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư
xây dựng;
đ) Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để
lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và
cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả
các công trình của một dự án đầu tư xây dựng;
e) Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng
Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng
thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp
thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây
dựng;
g) Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình

(tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC) là hợp đồng để


thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng
công trình, hạng mục công trình;hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu
tư xây dựng;
h) Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các
công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình
của một dự án đầu tư xây dựng;
i) Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để
cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương
tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu
hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng;
k) Các loại hợp đồng xây dựng khác.
3.2.2. Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau
a) Hợp đồng trọn gói;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định;
c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
d) Hợp đồng theo thời gian;
đ) Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá
hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này.
3.2.3. Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có
các loại sau:
a) Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà
thầu chính hoặc tổng thầu.
b) Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc
tổng thầu với nhà thầu phụ.
c) Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu
thuộc một cơ quan, tổ chức.
d) Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết

giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.


3.3. NỘI DUNG VÀ HỒ SƠ CỦA HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
3.3.1 Nội dung của hợp đồng xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch
xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình,
giám sát, thi công xây dựng công trình, quản lý dự án xây dựng công trình và các công
việc khác trong hoạt động xây dựng. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập
bằng văn bản phù hợp với quy định của Luật xây dựng và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
Theo điều 142 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13, thì nội dung của một hợp
đồng xây dựng bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý áp dụng;
b) Ngôn ngữ áp dụng;
c) Nội dung và khối lượng công việc;
d) Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
đ) Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
e) Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp
đồng xây dựng;
g) Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
h) Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
i) Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
k) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
l) Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
m) Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
n) Rủi ro và bất khả kháng;
o) Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
p) Các nội dung khác.

Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định tại khoản 1
Điều này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây
dựng.


Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
3.3.2. Hồ sơ của hợp đồng xây dựng
Theo điều 143 của Luật xây dựng số 50/2014/QH13, thì nội dung của một hợp
đồng xây dựng bao gồm:
1. Hồ sơ hợp đồng xây dựng gồm hợp đồng có nội dung theo quy định tại Điều 141
của Luật này và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
2. Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các tài liệu sau:
a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu;
b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng hoặc Điều khoản tham chiếu đối với hợp đồng tư
vấn xây dựng;
c) Điều kiện chung của hợp đồng;
d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu;
đ) Các bản vẽ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật;
e) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu;
g) Biên bản đàm phán hợp đồng, văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
h) Các phụ lục của hợp đồng;
i) Các tài liệu khác có liên quan.
3. Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng do các bên
tham gia hợp đồng thỏa thuận. Trường hợp các bên tham gia hợp đồng không thoả thuận
thì áp dụng theo thứ tự quy định tại khoản 2 điều này.
3.4. QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG
(Tham khảo Nghị định 209/2004 NĐ – CP và Nghị định 46/2015 NĐ – CP)
Trong một hợp đồng thi công xây dựng công trình sẽ nêu ra rất nhiều các điều
khoản ký kết giữa hai bên. Do đó, bên nhận thầu (nhà thầu) phải có trách nhiệm thực hiện
các phần công việc và đảm bảo thực hiện theo đúng các điều khoản đã ký kết với bên giao

thầu như: bảo đảm tiến độ thi công, đảm bảo khối lượng công việc, thực hiện theo đúng
như thiết kế, đảm bảo chất lượng của công trình, các vấn đề về nghiệm thu - bàn giao
công trình.
3.4.1. Quản lý tiến độ thi công công trình


- Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xây dựng. Tiến
độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê
duyệt.
- Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây
dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.
- Nhà thầu thi công xây dụng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xây dựng chi
tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với
tổng tiến độ của dự án.
- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liên quan có
trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình và điều chỉnh tiến độ
trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không
được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.
- Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người
quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
- Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng trên cơ sở bảo đảm chất lượng công
trình.
- Trường hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì nhà
thầu xây dựng được xét thướng theo hợp đồng. Trường hợp kéo dài tiến độ xây dựng gây
thiệt hại thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và bị phạt vi phạm hợp đồng.
3.4.2. Quản lý khối lượng thi công công trình
- Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế
được duyệt.
- Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi
công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu

với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.
- Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì
chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình
sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây
dựng công trình làm vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định
đầu tư đé xem xét, quyết định.


Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê
duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.
- Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham
gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán
3.4.3. Quản lý chất lượng thi công công trình
Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua
sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị
được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm
thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm
thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:
1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho
công trình xây dựng.
2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu
công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.
5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình
thi công xây dựng công trình.
6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây
dựng (nếu có).
7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác,
sử dụng.

8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn
giao công trình xây dựng.
Nội dung cụ thể đối với từng giai đoạn có thể tham khảo tại Nghị định 46/2015/
NĐ – CP của Chính phủ.
3.4.4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công
trình


Việc giám sát tác giả của nhà thầu thiết nhằm đảm bảo đơn vị nhà thầu thi công
xây dựng công trình phải thực hiện theo đúng như thiết kế đã được phê duyệt.
1. Nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế ba bước, nhà thầu lập thiết kế
bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết kế một bước hoặc hai bước có trách nhiệm thực
hiện giám sát tác giả theo quy định của hợp đồng xây dựng.
2. Nội dung thực hiện:
a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu
tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát
sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế
thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ
đầu tư;
c) Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện
việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;
d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư.
Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện
nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.
3.4.5. Nghiệm thu công việc, giai đoạn thi công và các hạng mục công trình xây
dựng
3.4.5.1. Nghiệm thu công việc xây dựng

1. Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và
tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và
người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực
hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công. Kết quả nghiệm thu được
xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công
trình theo trình tự thi công.
2. Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ
thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng,
các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá


trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc
xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
3. Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây
dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo
nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng.
Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi
công xây dựng.
3.4.5.2. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng công trình, chủ đầu tư và nhà thầu thi công
xây dựng có thể thỏa thuận về việc nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc một bộ
phận công trình xây dựng trong các trường hợp sau:
a) Khi kết thúc một giai đoạn thi công hoặc một bộ phận công trình cần phải thực
hiện kiểm tra, nghiệm thu để đánh giá chất lượng trước khi chuyển sang giai đoạn thi
công tiếp theo;
b) Khi kết thúc một gói thầu xây dựng.
2. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có liên quan thỏa thuận về thời điểm
nghiệm thu, trình tự và nội dung nghiệm thu, thành phần tham gia nghiệm thu; kết quả
nghiệm thu được lập thành biên bản,
3.4.5.3. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử

dụng
1. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây
dựng.
2. Điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
a) Các công việc xây dựng đã thực hiện được nghiệm thu theo quy định tại Điều
27, Điều 30 Nghị định này. Kết quả thí nghiệm, kiểm tra, chạy thử đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật theo quy định của thiết kế xây dựng;
b) Không còn tồn tại lớn về chất lượng thi công xây dựng làm ảnh hưởng đến an
toàn khai thác, sử dụng công trình;
c) Được cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ra văn bản nghiệm thu về
phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; được


cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cấp giấy xác nhận hoàn thành
công trình bảo vệ môi trường của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
và văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có
liên quan, nếu có.
3. Chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu từng phần công trình hoặc
nghiệm thu có điều kiện để đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp còn một số tồn
tại về chất lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng
của công trình và bảo đảm công trình, đủ điều kiện khai thác an toàn. Biên bản nghiệm
thu phải nêu rõ các các tồn tại về chất lượng cần khắc phục hoặc các công việc xây dựng
cần được tiếp tục thực hiện và thời gian hoàn thành các công việc này. Chủ đầu tư phải tổ
chức nghiệm thu hoàn thành công trình sau khi các tồn tại về chất lượng đã được khắc
phục hoặc các công việc xây dựng còn lại đã được hoàn thành.
4. Điều kiện để đưa công trình, hạng mục công trình vào sử dụng:
a) Công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo quy định;
b) Đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 32 Nghị định này, phải được
cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định này kiểm tra công tác
nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư nêu tại Điểm a

Khoản này. Riêng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài
ngân sách, chủ đầu tư chỉ được quyết toán hợp đồng thi công xây dựng sau khi có văn bản
chấp thuận kết quả nghiệm thu nêu trên.
5. Chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan thỏa thuận về thời điểm nghiệm thu,
trình tự và nội dung nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản.



×