Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đánh giá tình hình ứng dụng của bộ tiêu chuẩn này ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.67 KB, 46 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đánh giá
tình hình ứng dụng của bộ tiêu chuẩn này ở Việt Nam” là công trình do chính
tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép bất cứ một bài viết nào đã được
công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ sai sót nào tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
SINH VIÊN


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng
nhanh và hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 trong nhiều lĩnh vực khác
nhau như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ...
Hòa nhập với bối cảnh xu thế thời đại, để tăng cường sự hội nhập nền
kinh tế nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, yều cầu sự đổi mới nhận
thức, cách tiếp cận và xây dựng mô hình quản lý chất lượng mới, phù hợp với
các doanh nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi cấp bách.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước sự lựa chọn “ chất lượng hay
là chết” trong sân chơi và luật chơi quốc tế một cách bình đẳng, chấp nhận sự
cạnh tranh gay gắt không khoan nhượng đối với mọi đối thủ cạnh tranh trên
thương trường.
Doanh nghiệp Việt Nam sớm nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc
xây dựng mô hình quản lý chất lượng nên đã áp dụng chúng trong các hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi và
xây dựng mô hình quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp còn gặp phải


nhiều khó khăn, bất cập.
Trong số mô hình quản lý chất lượng mà các doanh nghiệp Việt Nam đã
và đang áp dụng thì mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là mô
hình phổ biến.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về mô hình quản lý chất
lượng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đánh giá
tình hình ứng dụng của bộ tiêu chuẩn này ở Việt Nam”
2. Lịch sử nghiên cứu
Tìm hiểu về công tác xây dựng mô hình quản lý chất lượng nói chung, tìm
hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 nói riêng là một hướng nghiên cứu được mọi
người rất quan tâm trong đó có sinh viên khoa Quản trị văn phòng.
Hiện nay, vấn đề này được một số nhà quản lý, giản viên, các sinh viên,
-

học viên tiếp cận ở cấp độ khác nhau, cụ thể:
Giáo trình: quản lý chất lượng trong các tổ chức, quản lý chất lượng quốc tế tác
3


giả Lưu Thanh Tâm. Các giáo trình đã đưa ra hệ thống lý luận chung về quản lý
chất lượng và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 để làm cở đánh giá so
-

sánh với thực tế áp dụng tại các doanh nghiệp
Một số bài viết đăng trên “ Tạp chí” như: Kinh tế Việt Nam số 114, kinh tế và
phát triển số (32+34+35+116), Tiêu chuẩn đo lòng chất lượng...Nhìn chung các
bài viết đã đề cập đến bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tuy nhiên chưa đi sâu vào tìm

-


hiểu cặn kẽ tình hình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO tại các doanh nghiệp.
Những đề tài nghiên cứu của các sinh viên, cùng với các trang web, qua đó các
tác giả đưa ra nhận xét, đánh giá, kiến nghị để công tác áp dụng ISO 9000 được

-

tốt hơn, thông qua đó giúp tôi hiểu rõ đề tài nghiên cứu của mình.
Kế thừa những công trình, các đề tài nghiên cứu nói trên, đề tài của tôi sẽ tập
trung phản ánh thực trạng áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9000 ở Việt Nam hiện nay, phân tích những ưu điểm hạn chế của công tác
này tại các doanh nghiệp và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng
dụng bộ tiêu chuẩn này ở Việt Nam.
3. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu về bộ tiêu chuẩn ISO
9000.
Phạm vi đề tài tập trung phản ánh tình hình ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO
tại các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước ở Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích cơ bản của đề tài nghiên cứu:
Một là, tìm hiểu thực trạng ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ở Việt Nam.
Từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của công tác này.
Hai là, đưa ra đề xuất, kến nghị góp phần nâng cao hiệu quả việc ứng
dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Thứ hai, tìm hiều thực trạng ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại các
doanh nghiệp và cơ quan nhà nước
Thứ ba, nhận xét đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm hiểu nguyên
nhân hạn chế. Từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị, nhằm góp phần nâng cao
hiệu quả việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO tại các doanh nghiệp và cơ quan nhà

4


nước.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng một số phương pháp:
Phương pháp quan sát : Để hoàn thành bài tập tiểu luận này, tôi đã tập
trung quan sát và ghi chép lại từng cơ quan triển khai ứng dựng bộ tiêu chuẩn
ISO 9000 như thế nào? Hiệu quả ra sao? Trong công tác hành chính cơ quan.
Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được vận dụng để khảo
sát về tình hình ứng dụng bộ tiêu chuẩn iso tại các đơn vị. Từ cái nhìn tổng thể
và nắm bắt được tình hình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 của từng cơ quan.
Phương pháp thu thập tài liệu từ cơ quan
Phương pháp so sánh: Giúp tôi có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về
vấn đề cần đưa ra so sánh, đối chiếu giữa các cơ quan khác nhau khi cùng áp
dụng bộ tiêu chuẩn iso 9000 ở Việt Nam hiện nay.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu làm tốt việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại các doanh nghiệp
và cơ quan nhà nước sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị
giúp hoạt động kiểm soát quản lý tốt hơn, đồng thời sẽ có giá trị quảng cáo, giới
thiệu công ty đối với xã hội và thế giới.
7. Ý nghĩa và thực tiễn của đề tài
Thứ nhất giúp tôi có thêm kiến thức lý luận về bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Thứ hai qua quá trình tìm hiểu tình hình bộ tiêu chuẩn iso 9000 được ứng
dụng ở Việt Nam hiện nay, giúp cho tôi hiểu thêm sâu sắc về thực trạng ứng
dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong dịch vụ hành chính nhà nước và các doanh
nghiệp. Từ đó đưa ra nhận xét đánh giá tình hình thực hiện công tác này tại các
doanh nghiệp và cơ quan nhà nước một cách chân thực và khách quan nhất.
Thứ ba giúp tôi thêm mạnh dạn để đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ
thể nhằm năng cao hiệu quả việc Ứng dụng tiêu chuẩn ISO 9000 tại các cơ quan.

Thứ tư thông qua đề tài này giúp tôi có thêm kinh nghiệm về vấn đề áp
dụng tiêu chuẩn ISO trong công việc tương lai sau này.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận bài tiểu luận được chia thành 3 chương:
Chương 1. Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
5


Chương 2. Tình hình ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại các doanh
nghiệp và cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng bộ tiêu
chuẩn ISO 9000 tại các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước ở Việt Nam hiện
nay.

6


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
KHÁI QUÁT BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000
1.1. Giới thiệu về ISO 9000
1.1.1. Tổ chức ISO
ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời từ năm 1947, trụ sở chính tại
GENEVE-THỤY SỸ. Ngôn ngữ sử là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nga. Theo
tiếng Anh là ISO, theo tiếng Pháp là OZN.
Pham vi hoạt động của ISO là tất cả các lĩnh vực. Với nhiệm vụ thúc đẩy
sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan, trao
đổi hàng hóa, dịch vụ và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực khoa hoc, kỹ
thật và mọi hoạt động kinh tế khác.
Cơ cấu tổ chức của ISO có 3 hình thức thành viên của ISO:

- Tổ chức thành viên (Member Bodies) là các nước lớn.
- Thành viên thông tấn (Correspondent Member) các nước chỉ có tổ chức
đại diện.
- Thành viên đăng ký (Subcribes) gồm các nước nhỏ chưa phát triển.
ISO có các cơ quan kỹ thuật như Ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật, nhóm
công tác, nhóm nghiên cứu đặc biệt chuyên lập dự thảo tiêu chuẩn quốc tế gọi
tắt là DIS.
Việt nam là thành viên thứ 72, gia nhập vào năm 1977 với tư cách là tổ
chức thành viên quan sát (Observer Member) và được bầu vào ban chấp hành
năm 1996.
Hiện nay có hơn 160 nước tham gia vào tổ chức này. Hơn 13000 bộ tiêu
chuẩn ISO đã được xuất bản. Các Bộ tiêu chuẩn ISO được xem xét lại ít nhất
năm năm một lần. Có hơn 400000 chứng nhận tại hơn 160 quốc gia.
1.1.2. Khái niệm ISO 9000
ISO là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức
tiêu chuẩn hóa quốc tế ( ISO )ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi
hai lần vào năm 1994 và 2000.
7


ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, không
phải tiêu chuẩn cho sản phẩm
ISO 9000 có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ… và cho mọi vi mô hoạt động.
1.1.3. Lịch sử hình thành ISO 9000
Năm 1955, Hiệp ước Bắc Đại tây dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất
lượng cho tàu APOLO của Nasa, máy bay Concorde của Anh – Pháp….
Năm 1956, Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL-Q9858, nó được
thiết kế như là một chương trình quản trị chất lượng.
Năm 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 (Allied Quality Assurance

Publiacation 1- AQAP-1).
Năm 1969 Anh, Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng với
các hệ thống đảm bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các than viên
của NATO.
Năm 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hợp Anh chấp nhận những điều khoản
của AQAP- 1, trong chương trình quản trị tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN
05-8.
Năm 1972, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành BS 4891 – Hướng dẫn đảm bảo
chất lượng.
Năm 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (Briitish Standards Institute-BSI)
đã phát triển thành BS5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên
trong thương mại.
Năm 1987, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO chấp nhận hầu hết các
tiêu chuẩn BS5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như
nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị.
Năm 1994, Bộ ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000 khuyến cáo áp dụng
trong các nước than viên và trên toàn thế giới.
Năm 2000, Bộ ISO 9000 được tu chỉnh nói trên lại được sửa đổi lân nữa
và ban hành.
Tại Việt Nam,Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất Lượng Việt Nam gọi
8


tắt là STAMEQ-Directorate Management for Standards and Quality) thuộc Bộ
Khoa Học và Công Nghệ cũng đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào hệ thống tiêu chuẩn
với ký hiệu TCVN ISO-9000.
Không phân biệt loại hình - quy mô - hình thức sở hữu của doanh nghiệp.
ISO hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng mô hình quản
lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã
chọn, nhằm đưa ra các chuẩn mực về tổ chức, biện pháp, quản lý, nguồn lực…

cho một hệ thống chất lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Nói
tóm lại, đây không phải là những tiêu chuẩn về nhãn mác liên quan tới sản phẩm
hay quá trình sản xuất mà là tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương
thức quản lý.
Ngay sau khi ra đời, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được các quốc gia hưởng
ứng mạnh mẽ. Cuộc điều tra thường niên lần thứ 15của tổ chức Tiêu Chuẩn hóa
quốc tế ISO đã cho thấy một cái nhìn mới về vai trò của các tiêu chuẩn ISO về
hệ thống quản lý chất lượng và môi trường trong quá trình toàn cầu hóa. Từ khi
ra đời đến nay ISO 9000 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 1994
và 2000. Tuy nhiên, thay đổi mang tính bước ngoặt là từ phiên bản ISO
9000:2000 với việc chuyển từ khái niệm “đảm bảo chất lượng” sang “quản lý
chất lượng” và khái niệm “sản phẩm là cái do doanh nghiệp sản xuất ra” sang
“sản phẩm là cái mà TC/DN có thể mang đến cho khách hàng”. Với sự thay này,
ISO 9000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức muốn nâng cao
hiệu quả hoạt động của mình và để áp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
1.1.4. Quá trình xây dựng tiêu ISO.
Quá trình xây dựng cần nguyên tắc cơ bản, đó là sự nhất trí của các bên liên
quan, quy mô rộng lớn trên toàn thế giới và trên tinh thần tự nguyện của các bên tham
gia. Quá trình xây dựng trải 5 giai đoạn:
Thứ nhất là đề nghi cần xác nhận nhu cầu ban hành một tiêu chuẩn mới, các ủy
ban và tiểu ủy ban kỹ thuật có liên quan thảo luân và lựa chọn các tiêu chuẩn đó bên
cạnh đó có ít nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án.

Bước tiếp theo là bước chuẩn bị, các chuyên gia trong nhóm cộng tác xây
9


dựng, khi nhóm cho rằng bản dự thảo đã tường đối hoàn thiện thì nó đưa ra thảo
luận trong các ủy ban và tiểu ban.
Bước thảo luận là bước đạt được sự nhất trí về nội dung, sau đó là giai

đoạn dự thảo tiêu chuẩn quốc tế.
Bản dự thảo tiêu chuẩn quốc tế được chuyển tới tất cả các cơ quan thành
viên của ISO để thu thập ý kiến trong 6 tháng, đó là bước phê chuẩn, trong bước
này ¾ thành viên của ủy ban hay tiểu ủy ban kỹ thuật đồng ý và chỉ có dưới ¼
phiếu chống thì tiêu chuẩn được ban hành
Công bố bằng văn bản chính thức được gửi tới ban thư ký trung tâm của
ISO. Cơ quan này sẽ công bố.
1.1.5. Triết lý của ISO 9000
Hệ thống chất lượng quản trị quyết định chất lượng sản phẩm, sản phẩm
tạo ra là một quá trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá trình biến đầu vào
thành đầu ra đến tay người tiêu dùng, không chỉ có các thông số kỹ thuật bên sản
xuất mà còn là sự hiệu quả của bộ phận khác như ộ phận hành chính, nhân sự,
tài chính.
Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. Chú trọng phòng
ngừa ngay từ ban đầu đảm bảo giảm thiểu sai hỏng không đáng có, tiết kiệm
thời gian, nhân lực...Có các hoạt động điều chỉnh trong quá trình hoạt động, đầu
cuối của quá trình này là đầu vào của quá trình kia.
Như đã nói ở trên, mỗi thành viên có công việc khác nhau tạo thành
chuỗi móc xích liên kết với nhau, đầu ra của người này là đầu vào của người.
Làm đúng ngay từ đầu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất.
Quản trị theo quá trình và ra quyết đinh dựa trên sự kiện, dữ liệu. Mỗi quá
trình có một hoạt động riêng, nhưng đều hướng tới một mục tiêu chung của tổ
chức.
1.2. Các nguyên tắc của quản lý chất lượng theo ISO 9000
Gồm 07 nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng.
Việc quản lý chất lượng phải hướng tới sự thỏa mãn các yêu cầu, mong
10



đợi của khách hang.Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng, chất lượng sản
phẩm dịch vụ lại do khách hàng thỏa mãn phải là công việc trọng tâm của hệ
thống quản lý. Muốn vậy cần thấy hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của
khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và nổ lực vượt cao hơn sự
mong đợi của họ.
Nguyên tắc 2: Coi trọng con người trong quản lý chất lượng
Con người giữ vị trí quan hàng đầu trong quá trinh hình thành, đảm bảo,
nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy trong công tác quản trị chất lượng cần áp
dụng các biện pháp và phương pháp thich hợp để huy động hết nguồn lực, tài
năng của con người ở mọi cấp, mọi ngành vào việc đảm bảo và nâng cao chất
lượng. Và đây cũng là một trong những nguyên tăc quan trọng nhất của quản lý
chất lượng.
Nguyên tắc 3: Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng bộ, toàn diện
Chất lượng sản phẩm là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, tổ
chức, kỹ
thuật, xã hội... liên quan đến các hoạt động như nghiên cứu thị trường,
xây dựng chính sách chất lượng, thiết kế, chế tạo, kiểm tra, dịch vụ sau khi bán.
Nó là kết quả của những cố gắng, nỗ lực chung của các ngành, các cấp địa
phương và từng con người. Do vậy, đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và sự
đồng bộ trong các mặt hoạt động liên quan đến đảm bảo nâng cao chất lượng,
Nguyên tắc 4: Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các
yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng
Đảm bảo và cải tiến chất lượng là sự phát triển liên tục, không ngừng
của công tác quản lý chất lượng.
Đảm bảo chất lượng bao hàm việc duy trì và cải tiến để đáp ứng nhu cầu
khác hàng.
Cải tiên chất lượng bao hàm việc đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu
quả, hiệu suất của chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải đảm bảo
chất lượng và cải tiến chất lượng không ngừng.

11


Nguyên tắc 5: Quản lý chất lượng phải đảm bảo tính quá trình
Việc quản lý chất lượng phải được tiếp cận theo quá trình. Kết quả mong
muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có
liên quan đều được quản lý theo quá trình.
Quá trình là tập hợp những hoạt động có quan hệ lẫn nhau và tương tác để
biến đầu vào thành đầu ra. Để cho quá trình có ý nghĩa, giá trị của đầu ra phải
lớn hơn đầu vào, có ý nghĩa là quá trình làm gia tăng giá trị.
Trong một tổ chức, đầu vào của quá trình này là đầu ra của quá trình trước
đó và toàn bộ các quá trình trong một tổ chức lập thành một hệ thống các quá
trình. Quản lý các hoạt động của một tổ chức thực chất là quản lý các quá trình
và mối quan hệ giữa chúng. Quản lý tốt hệ thống các quá trình cùng với sự bảo
đảm đầu vào nhận được từ người cung ứng bên ngoài, sẽ đảm bảo chất lượng
đầu ra để cung cấp cho khách hàng.
Nguyên tắc 6: Kiểm tra
Kiểm tra là khâu rất quan trọng của bất kỳ một hệ thống quản lý nào.
Không
có kiểm tra sẽ không có hoàn thiện, không có đi lên.
Mục đích kiểm tra nhằm hạn chế sai xót, tìm biện pháp khắc phục
khâu yếu, phát huy cái mạnh để đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm ngày
một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Những nguyên tắc nêu trên được coi là kim chỉ nan cho quản lý chất lượng để
các cơ quan, tổ chức có thể áp dụng một cách đúng đắn nhất, đạt hiệu quả tốt nhất khi
áp dụng các hoặc các phương pháp quản lý chất lượng.

Nguyên tăc 7: nguyên tắc cải tiến liên tục
Việc quản lý chất lượng phải được thường xuyên cải tiến. Cải tiến liên tục các
kết quả thực hiện là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi tổ chức vì muốn

có được mức độ chất lượng cao nhất, tổ chức phải liên tục cải tiến công việc của mình.
Sự cải tiến có thể được thực hiện theo từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt. Cách thức cải tiến
cần phải bám chắc vào công việc của tổ chức.

1.3. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000
ISO 9000 có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp
12


trên các phương diện tiếp thị, đối tác cung cầu, hoạt động nội bộ, sản phẩm,
khách hàng...
• Cải thiện tình trạng tài chính từ việc hoạch định và đạt được các kết quả

thông qua các quá trình có hiệu quả và hiệu lực.
• Cải thiện uy tín của Doanh nghiệp nhờ nâng cao khả năng thoả mãn

khách hàng của Doanh nghiệp.
• Tăng lượng hàng hoá/dịch vụ bán ra nhờ nâng cao khả năng thoả mãn

các nhu cầu của khách hàng của Doanh nghiệp.
• Giảm chi phí nhờ các quá trình được hoạch định tốt và thực hiện có hiệu

quả.
• Nâng cao sự tin tưởng nội bộ nhờ các mục tiêu rõ ràng, các quá trình có

hiệu lực và các phản hồi với nhân viên về hiệu quả hoạt động của hệ thống.
• Các nhân viên được đào tạo tốt hơn.
• Nâng cao tinh thần nhân viên nhờ sự hiểu rõ đóng góp với mục tiêu chất

lượng, đào tạo thích hợp, trao đổi thông tin hiệu quả và sự lãnh đạo.

• Khuyến khích sự cởi mở trong tiếp cận các vấn đề chất lượng, nhờ đó

khả năng lặp lại ít hơn.
• Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận chứng chỉ.

1.4. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Cam kết.
Cam kết của nhà lãnh đạo cao nhất của tổ chức là điều kiện quan trọng
nhất để có thể xây dựng và thực hiên có hiêu quả. Cam kết của lãnh đạo thể hiện
-

Hiểu rõ yêu cầu và tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000.
Đảm bảo điều kiện thuận lợi, xác định phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các
hoạt động

-

Lập văn bản giải thích mục đích dự án.
Giai đoạn 2, Lập kế hoạch tổ chức.
Thiết lập cơ cấu, hướng dẫn và các chỉ đạo quá trình thực hiện hiệu quả về
: mục tiêu, cơ cấu dự án, trách nhiệm liên quan, đánh giá hiện trang, kế hoạch thi
13


công, nhu cầu nguồn lực cần thiết. Việc áp dụng ISO 9000 là một dự án lớn, vì
vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh
đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm
Đại diện lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ
thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động

chất lượng.
Giai đoạn 3. Xác định và phân tích các quá trình
Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh với tiêu chuẩn. Cần rà
soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp
dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc
đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung
để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết Từ đó xác đinh và lập biểu đồ quy
trình sử dụng để sản xuất và phân phối sản phẩm.
Giai đoạn 4. Xây dựng kế hoạch chất lượng.
Tạo ra, ghi lại quan điểm chung, thống nhất giữa các phòng ban về cách
thức kết hợp và thứ tự công việc. Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất
lượng . Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu
của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của doanh nghiệp bao gồm:
-

Sổ tay chất lượng .

-

Các qui trình và thủ tục liên quan.

-

Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết.
Giai đoạn 5. Lập các bước cơ bản.
Áp dụng hệ thống chất lượng theo các bước:

-

Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000.


-

Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây
dựng.

-

Xác định rõ trách nhiệm , quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui
trình cụ thể
Giai đoạn 6. Lập tài liệu các bước cơ bản của HTCL.
Ðánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:
14


- Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống
và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.
- Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ
tổ chức Chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO
9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp .
- Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn
sàng của hệ thống chất lượng cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường
do tổ chức Chứng nhận thực hiện.
Giai đoạn 7. Thực hiện các bước cơ bản của HTCL.
Tổ chức cần triển khai theo kế hoạch, đảm bảo sự phù hợp liên tục, chứng
minh tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống.
Giai đoạn 8. Công nhận phương án thực hiện.
Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các
vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục
duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không

ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng
tiêu chuẩn ISO 9004 để cải tiến hệ thống chất lượng của mình.
Khẳng định hệ thống chất lượng bao quát các hoạt động QLCL, phù hợp
với các tiêu chuẩn đăng ký.
1.5. Yêu cầu khi áp dụng ISO 9000
- Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và
việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự
thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.
- Sự tham gia của nhân viên: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi
thành viên trong công ty đối với ISO 9000 giữ vai trò quyết định.
- Công nghệ hỗ trợ: ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp
không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công
nghệ.
- Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại hơn (thiết bị tiến
tiến, ứng dụng công nghệ thông tin,..) thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn
15


tất một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. Chú trọng Cải tiến liên tục: các
hành động cải tiến từng bước hay những hoạt động đổi mới đều mang lại lợi ích
thiết thực nếu được thực hiện thường xuyên. Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp:
Ðây không phải là điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối
với tiến độ và mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9000 tại các doanh nghiệp.
Tiểu kết:
Nội dung chương 1 là hệ thống toàn bộ lý luận về bộ tiêu chuẩn ISO
9000, thông qua nội dung chương này cho chúng ta biết về ISO là gì? Nội dung
bộ tiêu chuẩn ISO , cũng như các nguyên tắc và lợi ích của bộ tiêu chuẩn ISO
9000... nội dung chương 1 sẽ là cơ sở để triển khai tiếp chương 2 về tìm hiểu
thực trạng ứng dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại các doanh nghiệp và cơ quan

nhà nước.

16


Chương 2.
TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1. Sự tiếp cận của các doanh nghiệp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9000.
Từ sau năm 1986 đến nay, với quá trình chuyển nhanh sang cơ chế thị
trường đang được mở rộng, các tiềm năng con người được khơi dậy, quyền lợi
người tiêu dùng và khách hàng được đề cao và pháp luật bảo vệ. Tình hình mới
đòi hỏi sự thay đổi nội dung và phương pháp tiến hành quản lý chất lượng sản
phẩm cungc có vai trò quan trọng.
Văn bản đầu tiên là chỉ thị ngày 6/8/1989 của chủ thịch HĐBT về các
biện pháp nhằm củng cố và tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về chất
lượng sản phẩm hàng hóa. Trong đó nêu rõ biểu dương những tiến bộ về chất
lượng và quản lý chất lượng trong những năm gần đây, đồng thời phê phán chất
lượng kém, không đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tiếp theo là pháp lệnh do Hội đồng nhà nước ban hành ngày 16/7/1990 và
pháp lệnh chất lượng hàng hóa được công bố 02/01/1991 là những văn bản quan
trọng thể hiện nhận thức các nhà lãnh đạo. Đặc biệt cuối năm 1999 và đầu năm
2000, cùng với việc đổi mới sâu sắc hệ thống văn bản Pháp lệnh Nhà nước đã bổ
sung, sửa đổi hai văn bản, pháp lệnh chất lượng hàng hóa và pháp lệnh đo lòng.


Những cải tiến bước đầu quản lý chất lượng tại những cơ quan nhà nước và cơ
sở kinh doanh theo tinh thần pháp lệnh trên đã đem lại những sắc thái mới, tạo
sự phong phú đa dạng cho thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển biến




về nhận thức các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý, các nhân viên các doanh nghiệp.
Trước những đòi hỏi cần thiết phải nâng cao nhận thức và hiểu biết, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp hiện nay tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, Tổng cục
tiêu chuẩn – đo lòng chất lương đã phối hợp các tổ chức quốc tế, cũng đã rút ra
nhiều chương trình đào tạo, huấn luyện các cuộc hội thảo, các hội nghị chất
lượng. Các chương trình xoay quanh việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cho
các doanh nghiệp Việt Nam. Qua các chương trình đào tạo, huấn luyện này đã
17


phổ cập tuyên truyền quảng bá những kiến thức, cách tiếp cận mới các cấp quản
lý, các giới chuyên môn, nhân viên trong các doanh nghiệp. Đồng thời qua đó
các doanh nghiệp, các cơ quan cũng có điều kiện áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO
9000 vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
2.2. Cách tổ chức và áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong các doanh
nghiệp


Nhận thức về bộ tiêu chuẩn ISO
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được biết đến ở Việt Nam vào năm 1989, 1990,
tuy
nhiên việc tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền phổ biến và áp dụng vào các
doanh nghiệp Việt Nam có thể nói là chậm chạp. Cho đến năm 1995 – 1996 từ
khi bộ tiêu chuẩn có mặt tại Việt Nam mà các doanh nghiệp không biết làm như
thế nào để áp dụng tiêu chuẩn này, hay ai là người tư vấn, tổ chức nào sẽ cấp
giấy chứng nhận cho họ.
Thực trạng nhận thức được thể hiện qua kết quả điều tra ban đầu nhận

thức về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 của Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái
Bình Dương trong chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc
áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như sau:
Bảng 1: kết quả điều tra ban đầu nhận thức về tiêu chuẩn ISO 9000
TT Tên doanh nghiệp
1
2
3
4

Sản phẩm chính

Số lao Nhận thức về
động
ISO 9000
Xí nghiệp dệt len Sài Gòn Quần áo len dệt
400
0
Công ty Thiên Tân
Chăn len mỏng
80
0
HTX may mặc tiến bộ
Quần áo may sẵn
200
Rất ít
Nhà máy dệt Tân tiến
Khăn ăn, khăn mặt
60
Rất ít

Qua kết quả điều tra trên thì yêu cầu cấp bách đối với nhận thức của các

doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi. Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ
nhất do Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam phối hợp với tổ chức
tiêu chuẩn Quốc tế, các chuyên gia nước ngoài tổ chức vào tháng 8 – 1995 được
xem như cột mốc đánh dấu thay đổi nhật thức trong hoạt động quản lý chất
lượng tại Việt Nam
Quá trình xây dựng và áp dung bộ tiêu chuẩn ISO 9000 càng được xúc
18


tiến mạnh mẽ nhờ các hoạt động sôi nổi, tích cực của phong trào chất lượng.
Diễn đàn ISO 9000 đã xúc tiến mạnh mẽ việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này trong
các doanh nghiệp.


Kết quả áp dụng
Bảng 2. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO
9000
Thời gian
Số doanh nghiệp áp dụng ISo
1995
1
8/1996
3
12/1997
11
12/1998
21
12/1999

95
4/2000
130
6/2000
156
2003
Gần 1200
2004
Gần 1500
Qua kết quả điều tra ở bảng trên thì số lượng doanh nghiệp tính tới 2004
thì số doanh nghiệp áp dụng ISO qua các năm có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên
xét trên bình diện chung thì các doanh nghiệp được chứng nhận tiêu chuẩn quốc
tế ISO 9000 rất ít, đặc biệt các công ty được chứng nhận đều là các công ty liên
doanh có vốn đầu tư nước ngoài.
2.3. Kết quả tổng hợp về tình hình áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000
trong các doanh nghiệp Việt Nam
Đến cuối năm 2004, cả nước có khoảng 8000 doanh nghiệp Nhà nước,
trên 4000 công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân,
2,2 triệu hộ kinh doanh cá thể. Tham gia hoạt động xuất khẩu hiện nay cả nước
có khoảng 12000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.
Bức tranh chung về doanh nghiệp Việt Nam và năng lực cạnh tranh rất
thấp, ngay cả trên thị trường trong nước và quốc tế. sau đây tôi đi vào nghiên
cứu một số doanh nghiệp cụ thể:
2.3.1. Tình hình áp dụng

bộ tiêu chuẩn ISO 9000 tại công ty

VIMECO
Việc xây dựng ISO 9000 tại công ty VIMECO được tiến hành theo các
19



bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn tiêu chuẩn
Công ty cần tìm hiểu và xác định xem có thể áp dụng tiêu chuẩn vào hệ
thống chất lượng và quá trình phát triển của công ty như thế nào. Công ty có thể
chọn một trong 3 tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002 hoặc ISO 9003 để áp dụng.
Nếu như công ty có thực hiện thiết kế thì chọn ISO 9001, nếu chỉ áp dụng cho
sản xuất, lắp đặt, dịch vụ thì áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002, nếu chỉ áp dụng cho
việc kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng thì chọn tiêu chuẩn ISO 9003. Phạm vi áp
dụng tùy thuộc vàp quyết định của công ty. Hệ thống chất lượng theo chuẩn ISO
9000 có thể áp dụng cho toàn bộ hoạt động của công ty hoặc chỉ sử dụng cho
một số hoạt động đặc thù. Công ty đã lựa chọn tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Bước 2: Đánh giá thực trạng của công ty và so sánh với tiêu chuẩn
Đối với công ty đã có các quá trình và thủ tục được thiết lập và đã được
viết ra một cách đầy đủ, thì các bước này có thể tiến hành đơn giản. Việc đánh
giá quá trình và thủ tục sẽ do người có kiến thức về ISO thực hiện. Thông
thường ở các công ty, các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một cách phù
hợp hoặc chưa được lập thành văn bản đầy đủ. Thậm chí đôi khi không có thủ
tục hoặc có thủ tục nhưng chưa được tuân thủ. Trong trường hợp các quá trình
và thủ tục đã được thiết lập và được viết ra thì người đánh giá sẽ xem xét và đối
chiếu với tiêu chuẩn. Còn trong trường hợp công ty chưa có hệ thống văn bản thì
cần tiến hành xây dựng hệ thống văn bản.
Sau đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay
đổi và bổ sung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

20


Bước 3: Thiết lập hệ thống tổ chức chỉ đạo cho việc áp dụng ISO 9000

Việc áp dụng ISO 9000 có thể xem như là một dự án lớn, vì vậy công ty
cần tổ chức thành dự án sao cho có hiệu quả. Nói chung, nên có một ban chỉ đạo
ISO 9000 tại công ty, bao gồm đại diện lãnh đạo và các bộ phận nằm trong phạm
vi ápdụng của ISO 9000.
Bước 4: Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000
Thực hiện những thay đổi hoặc bổ sung xác lập trong giai đoạn đánh giá
thực trạng để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001. Nếu hệ
thống của công ty chưa có những hoạt động sau thì cần phải tiến hành trong
bước này:
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn công ty phải chỉ định đại diện lãnh đạo về
chất lượng có trách nhiệm đối với chứng nhận hệ thống chất lượng. Đây là
người quản lý có quyền ra quyết định và huy động những nguồn lực khi cần
thiết. Cần bổ nhiệm vào vị trí này một cán bộ có phẩm chất và năng lực đồng
thời có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm trong công việc điều hành bộ máy chất
lượng.
Xây dựng sổ tay chất lượng bằng văn bản, trong đó bao gồm cả chính
sách chất lượng.
Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan.
Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9001
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu
lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cần thực hiện các hoạt động sau:
Phổ biến cho tất cả mọi cán bộ công nhân viên trong công ty nhận thức
về ISO 9000.
Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các qui trình, thủ
tục đã được viết ra.
Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức
năng, nhiệm vụ, và thủ tục được mô tả.
Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để đánh giá sự phù hợp của hệ thống và
đề ra các hành động khắc phục dối với sự không phù hợp.
21



Bước 6: Chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận.
Việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
-

Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định xem hệ thống chất lượng của
công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách
hiệu quả không, xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá
trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do tổ chức bên ngoài
thực hiện.

-

Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Tổ chức chứng nhận hay đánh giá của bên thứ ba
là tổ chức đã công nhận cho việc thực hiện đánh giá và cấp chứng nhận phù hợp
với tiêu chuẩn ISO 9000. Về nguyên tắc, mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị
như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp. Công ty có quyền lựa chọn

-

bất kỳ tổ chức nào để đánh giá và cấp chứng chỉ.
Chuẩn bị về mặt tổ chức và nguồn lực để tiến hành đánh giá.
Bước 7: Tiến hành đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận đã được công ty lựa chọn tiến hành đánh giá chứng
nhận chính thức hệ thống chất lượng của công ty.
Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận
Ở giai đoạn này cần tiến hành khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện
qua đánh giá chứng nhận và tiếp tục thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của
tiêu chuẩn để duy trì và không ngừng cải tến hệ thống chất lượng của công ty.

Trên đây là một số các bước công việc cơ bản cần phải tiến hành để tiến
tới chứng nhận ISO 9000. Thời gian và khối lượng công việc phải làm phụ thuộc
rất nhiều vào thực trạng và phạm vi áp dụng của ISO 9000 tại doanh nghiệp.
Bên cạnh kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch chi tiết cho
các bước cụ thể, trong đó có việc phân công bộ phận hay con người chịu trách
nhiệm chính và thời gian biểu chi tiết.

22


Cam kết của
lãnh đạo và DN

Lựa chọn ISO
Đào tạo
TQM - ISO 9000
IQA(*)

9000 hay ISO
9002

Bổ nhiệm đại
diên lãnh đạo
Xây dựng nhóm
ISO 9000
Đào tạo

TQM – ISO 9000

Xây dựng chính

sách chất lượng

Xác định trách nhiệm
của mỗi người

Sự tham gia của mọi
người – các nhóm
chất lượng

Viết thủ tục hướng
dẫn công việc
23

Sổ tay chất lượng ISO
10013


Huấn luyện

Thiết lập hệ thống
chất lượng

ISO 10011 – 1/2/3
Đánh giá hệ thống
Chất lượng nội bộ

Đánh giá và xem
xét của lãnh đạo

Đăng ký xin chứng nhận


Đào tạo IQA (*)
TMQ – Cải tiến chất lượng
SPC -PDCA

Lưu đồ áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp

24


2.3.1.1. Ưu điểm, thuận lợi
Công ty cổ phần VIMECO cơ khí và thương mại là đơn vị thành viên
thuộc Công ty cổ phần VIMECO. Công ty có tên giao dịch quốc tế là VIMECO
MECHANICAL AND TRADING JOINT STOCK COMPANY (VIMECO M&T). Công ty hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103022275 ngày
01/02/2008 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Ban đầu khi mới được thành lập phạm vi hoạt động của Công ty chủ yếu
trong các lĩnh vực gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí sản xuất gioăng phớt
thủy lực. Sau hai năm thành lập để mở rộng qui mô , hòa nhập cùng với xu thế
phát triển chung của đất nước và cũng để phát huy khả năng , năng lực của
mình, công ty đã mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động sang các lĩnh vực như
xây lắp các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, lắp đặt các công trình
đường dây tải điện và trạm biến áp đến 220KV;
Chủ trương của công ty là luôn cố gắng để kiện toàn công tác quản lý chất
lượng sản phẩm. Sau hơn ba năm áp dụng hệ thống ISO 9002:1994. Với xu
hướng phát triển chung của hệ thống, Công ty đã thực hiện việc chuyển đổi nâng
cấp hệ thống quản lý chất lượng sang tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Công ty
không chỉ chú tâm vào cải tiến công nghệ, thiết bị thi công mà còn quan tâm đến
việc xây dựng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, đội ngũ công nhân có
tay nghề cao với kỹ thuật chuyên sâu.
2.3.1.2. Nhược điểm, hạn chế

Tuy những năm qua Công ty đã đầu tư rất lớn để đào tạo công nhân kỹ
thuật và nâng cao năng lực các trạm trộn bê tông thương phẩm nhưng do yêu
cầu dồn dập của các dự án lớn nên Trạm bê tông VIMECO vẫn còn gặp nhiều
khó khăn về nhân lực và thiết bị, xe máy sản xuất.
Với dự án Bút Sơn II, để sớm triển khai kế hoạch cung cấp bê tông cho
các dự án xi măng,Trạm đã báo cáo với lãnh đạo Công ty, kết hợp với các phòng
ban chức năng, đề xuất phương án sử dụng thiết bị có sẵn để giảm chi phí mua
sắm thiết bị mới như : đề xuất di chuyển trạm trộn KYC – 90 từ Cẩm Phả về Bút
Sơn- Hà nam ; cải tạo trạm KYC – 60 ở Trung Hoà II và di chuyển về Bút Sơn,
25


×