Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở thành phố hồ chí minh hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.59 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN MINH TRÍ

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN S CHỦ NGH A UY VẬT IỆN
CHỨNG VÀ CHỦ NGH A UY VẬT LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Vũ Ngọc Lanh
TS. Lê Quang Quý

Phản biện độc lập 1: ............................................
Phản biện độc lập 2: ............................................


Phản biện 1:..................................................................
Phản biện 2:..................................................................
Phản biện 3:..................................................................

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh
Vào lúc .......... giờ .......... ngày ...........tháng ...........năm 2018

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Đại học quốc gia TP. HCM.
- Thư viện Trường Đại học KHXH & NV, TP. HCM.
- Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.


ANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG Ố
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN

1. Nguyễn Minh Trí (2017), “Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở Thành
phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học Đại học
Sài Gòn, số 33 (58)-Tháng 10/2017, ISSN: 1859-3208, tr.95-101.
2. Nguyễn Minh Trí (2016), “Chính sách an sinh xã hội trong quá trình đổi
mới ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Chính trị, ISSN: 1859-0187, số
6/2016, tr.50-56.
3. Nguyễn Minh Trí (2017), “Tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội ở Thành
phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Chính trị, ISSN 1859-0187, số
3/2017, tr.76-81.
4. Nguyễn Minh Trí (2016), “Quan điểm Hồ Chí Minh thực hiện chính
sách an sinh và sự vận dụng của Đảng trong quá trình đổi mới”,Tạp chí
Khoa học Trẻ, ISSN: 2354-1105 số 2 (2)/2016, tr.16-21.

5. Nguyễn Minh Trí (2016), “Tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội ở Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, ISSN:
1895-428X, số 30 (40)/2016, tr.3-8.
6. Nguyễn Minh Trí - Vũ Văn Thành (2017), “Nhân tố tạo nên những thành
tựu nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới”, Xây dựng
Đảng, ISSN:0886-8442, số 8/2017, tr.43-46.
7. Nguyễn Minh Trí - Vũ Văn Thành (2017), “Thành tựu nổi bật về an sinh
xã hội ở Thành phố Hồ Chí”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, ISSN: 1895428X, số 35-36 (45-46), tr. 207-214.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với các vấn đề khác của sự phát triển xã hội như: kinh tế, chính trị,
văn hóa, đạo đức, pháp luật… thì mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
chính sách an sinh xã hội đóng vai trò quan trọng đến sự hưng thịnh của mỗi
quốc gia dân tộc. Bởi lẽ, tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội suy
cho cùng là vì con người - chủ thể của quá trình phát triển. Điều này đã được
C.Mác chỉ rõ “Lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con người theo đuổi
mục đích của bản thân mình”1, chính con người tạo ra điều kiện, nắm lấy cơ
hội và biến thành động lực để hiện thực hóa mục tiêu phát triển của mình, đến
lượt nó sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn, một trung tâm lớn về kinh tế, văn
hóa, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu quốc tế, có vị trí chính trị quan
trọng của cả nước được Đảng và Nhà nước tin giao trọng trách “nâng cao chất
lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành phố, gắn tăng
trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng
cuộc sống nhân dân. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng cuộc

sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”2. Chính vị trí và trách nhiệm như
vậy, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Thành phố luôn phấn đấu đạt
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10,05% (giai đoạn 1986 - 2015), cao
gấp 1,66 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước, góp phần quan
trọng hàng đầu, không chỉ để đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một
Thành phố hiện đại, mà còn làm tiền đề “thực hiện chính sách an sinh xã hội
đạt nhiều kết quả thiết thực”3, cải thiện đời sống nhân dân, đời sống của người
lao động. Song “tăng trưởng kinh tế chưa cao và bền vững, chất lượng tăng
trưởng và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập chưa cao; chuyển dịch
cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế còn chậm, hàm lượng khoa học - công nghệ
1
2
3

C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.141.
Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, tr.119.
Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, tr.33.


2

trong giá trị sản phẩm còn thấp. Tiềm năng, lợi thế khai thác chưa đạt hiệu
quả cao”4; lợi ích mang lại từ tăng trưởng kinh tế chưa cao; chất lượng lao
động có chiều hướng giảm so với yêu cầu; khoảng cách giàu nghèo có xu
hướng gia tăng; nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội chủ yếu dựa
vào ngân sách, với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa được điều chỉnh kịp
thời. Đây là những thách thức trong quá trình thực hiện mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Vì vậy, việc làm rõ cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với chính sách an sinh xã hội, từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế, trên cơ

sở đó đưa ra phương hướng và những giải pháp nhằm thực hiện tốt mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội bền vững ở Thành phố Hồ
Chí Minh là hết sức cần thiết. Với những lý do đó, nghiên cứu sinh đã chọn vấn
đề “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có thể khái quát
theo các hướng cụ thể sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu
như: Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hóa của Bruno Palier, Louis Charles Viossat (chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Công
bằng và phát triển, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2005; Social Security,
the Economy and development (An sinh xã hội, kinh tế và phát triển), của tác
giả James Midgley, California, Berkeley and Kwong-Leung-Tang, 2008;
Economic Growth and Social Welfare; Operationalizing Normative Social
Choice Theory (Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội; Lý thuyết lựa của xã
hội), của Clark, M. và Islam, S, Victoria University, Australia, 2004; Social
Security: The Phony Crisis (An sinh xã hội: Cuộc khủng hoảng giả mạo) của
4

Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày
27/10/2016 của Thành ủy TPHCM về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X
về Chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành phố
đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016 – 2020.


3

Dean Baker, Mark Weisbrot, University Of Chicago Press, 2005… Riêng ở
Việt Nam, theo hướng trên có thể phân thành các nhóm chủ đề cơ bản như

sau: Một là, các công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng
kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam của Trần Thọ Đạt, Hà Nội, 2010; Mô hình
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay - lý luận và thực tiễn của
Nguyễn Văn Hậu, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012; Những vấn đề đặt
ra trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020, của Lê Quốc Lý,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; Mô hình tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu của của tập
thể tác giả do Hà Văn Hiền, Phạm Hồng Chương (đồng chủ biên), Nxb.
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2013… Hai là, các công trình nghiên
cứu về chính sách an sinh xã hội, tiêu biểu như: Một số vấn đề về chính sách
xã hội ở nước ta hiện nay của Hoàng Chí Bảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1993; Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách bảo đảm xã hội ở
nước ta hiện nay của Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1996; Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp
của Phạm Xuân Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; Mai Ngọc
Cường với cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh
xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009; Lý thuyết và mô
hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) của tập thể tác giả:
Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Hiên, Nguyễn Anh Dũng, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009; Vũ Văn Phúc, An sinh xã hội ở Việt Nam
hướng tới 2020, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012;…Ba là,
các công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội, có các công trình: Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội ở một số nước Châu Á và Việt Nam của Lê Bộ Lĩnh, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998; Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội
ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay - Kinh nghiệm
của các nước ASEAN của Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (chủ biên,
2001), Nxb. Lao động; Triết lý phát triển ở Việt Nam - Mấy vấn đề cốt yếu
của Phạm Xuân Nam (chủ biên, 2005), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005;



4

Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ
đổi mới - vấn đề và giải pháp, của Nguyễn Thị Nga, Nxb. Lý luận Chính trị,
Hà Nội, 2007;... Thứ hai, các công trình nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể khái quát các công trình thành bốn nhóm cơ bản: Một là, các công
trình nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, xã hội của vùng đất Sài Gòn - Gia Định
- Thành phố Hồ Chí Minh: công trình Gia Định thành thông chí của Trịnh
Hoài Đức, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai, 2006; Địa chí văn hóa
Thành phố Hồ Chí Minh do GS. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, GS.
Nguyễn Công Bình chủ biên, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1978, gồm 4
tập; 300 năm Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1998,… Hai là, các công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế ở
Thành phố Hồ Chí Minh, tiêu biểu theo hướng này có: Viện Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh, Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb. Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
khu vực dịch vụ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của Trương Thị Minh Sâm (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2007; Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô tăng
trưởng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng cạnh tranh của Đào Duy
Huân - Lương Minh Cừ (đồng chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2015… Ba là, nghiên cứu chính sách an sinh xã hội ở Thành phố
Hồ Chí Minh, tiêu biểu: Diễn biến mức sống dân cư, phân hoá giàu nghèo
và các giải pháp xoá đói giảm nghèo trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế
Việt Nam nhìn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Cành
(chủ biên), Nxb. Lao động, 2001; Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí
Minh trong qúa trình chuyển đổi nền kinh tế và kết quả điều tra doanh
nghiệp về nhu cầu lao động của Nguyễn Thị Cành (chủ biên), Nxb. Thống

kê, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Đô thị hóa và vấn đề giảm nghèo ở
Thành phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn, của nhóm tác giả Nguyễn
Thế Nghĩa, Mạc Đường, Nguyễn Quang Vinh (đồng chủ biên), Nxb khoa
học xã hội, Hà Nội, 2005. Bốn là, các tài liệu, đề tài, công trình nghiên cứu


5

về thực trạng tăng trưởng kinh tế với những vấn đề về chính sách an sinh xã
hội trong quá trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ở nhóm chủ đề này
có thể kể đến một số công trình nổi bật: Thành phố Hồ Chí Minh - 35 năm
xây dựng và phát triển của Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012; Tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội lý thuyết và thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh của Đỗ
Phú Trần Tình, Nxb. Lao động, 2010; Thành phố Hồ Chí Minh - 40 năm xây
dựng, phát triển và hội nhập, của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, 2015; các Văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ
Chí Minh, đặc biệt tại lần thứ VI, VII, VIII, IX và lần thứ X.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án: Từ những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội, luận án nhằm đánh
giá thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh
xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số
phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt mối quan hệ tăng trưởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện
những nhiệm vụ sau: Một là, trình bày và phân tích những vấn đề lý luận
chung về tăng trưởng kinh tế, chính sách an sinh xã hội và mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội. Hai là, phân tích

và đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa trưởng kinh tế với chính sách an
sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Ba là, đề xuất phương
hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt mối quan hệ tăng trưởng
kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay, với những chính sách an sinh xã hội như: chính sách giải quyết
việc làm; chính sách BHXH; chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách


6

trợ giúp xã hội và chính sách ưu đãi xã hội
Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu về mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp của luận án
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp lịch sử và logic, phương pháp so sánh, phân tích, tổng
hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp điều
tra xã hội học, phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa từ các nguồn tài liệu
tham khảo để phục vụ trong việc nghiên cứu và trình bày luận án.
6. Đóng góp mới của luận án
Một là, trên cơ sở lý luận chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với chính sách an sinh xã hội, luận án góp phần rõ làm rõ thực trạng mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay.
Hai là, từ những phân tích, đánh giá về thực trạng mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, luận án
đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt mối quan hệ tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý
luận chung về mối quan hệ giữa tăng trương kinh tế với chính sách an sinh xã
hội đối sự phát triển con người; những nhân tố tác động và thực trạng mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.
Về ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận án về thực
trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở


7

Thành phố Hồ Chí Minh; phương hướng và giải pháp mà luận án đưa ra sẽ
góp phần làm luận cứ khoa học cho chính quyền Thành phố trong việc thực
hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 3 chương với 6 tiết.
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI
1.1. QUAN ĐIỂM VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
AN SINH XÃ HỘI


1.1.1. Quan điểm về tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng quy mô và tốc độ sản lượng của một
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Quy mô tăng trưởng kinh tế phản
ánh sự gia tăng nhiều hay ít; còn tốc độ tăng trưởng kinh tế được sử dụng với
ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm của các
thời kỳ. Ngày nay, để đo lường quy mô của một nền kinh tế người ta thường
dùng các chỉ tiêu như: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính
bằng tiền của những hàng hoá và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu
tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài); Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá
và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù nó thuộc
về người trong nước hay nước ngoài); GDP/người hay GNP/người hoặc tthu
nhập bình quân đầu người, là chỉ tiêu phản ánh một các tổng quan mức sống
dân cư và được tính tỷ số giữa GDP hoặc GNP với dân số của một quốc gia
trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà khoa học, quan điểm mácxít
về tăng trưởng kinh tế, tác giả luận án quan niệm: Tăng trưởng kinh tế là khả


8

năng duy trì quy mô, tốc độ nhanh và hiệu quả gắn với thực hiện chính sách
an sinh xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển bảo
đảm tiến bộ, công bằng xã hội.
1.1.2. Quan điểm về chính sách an sinh xã hội
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tổ chức trên thế
giới, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam về chính sách an sinh xã hội, chúng tôi quan niệm: Chính sách
an sinh xã hội là hệ thống các chính sách của Nhà nước và các nguồn lực xã

hội nhằm phòng ngừa, hạn chế, khắc phục những rủi ro do tác động bất
thường về kinh tế - xã hội, môi trường, bảo đảm ổn định, phát triển và công
bằng xã hội.
Bản chất của chính sách an sinh xã hội là tạo ra “mạng lưới” an toàn cho
mọi thành viên trong cộng đồng xã hội trước những rủi ro trong cuộc sống.
Chức năng cơ bản của chính sách an sinh xã hội là bảo vệ sự an toàn và duy
trì thu nhập cho các thành viên trong xã hội thông qua các chính sách, biện
pháp của Nhà nước và cộng đồng xã hội nhằm nâng cao năng lực tự sinh của
người dân và cộng đồng.
Cấu trúc hệ thống chính sách an sinh xã hội. Trong Chiến lược an sinh
xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Bộ LĐTB&XH và Nghị quyết số
15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Một số
vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, thì cấu trúc của hệ thống
chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam bao gồm các bộ phận như: Chính sách
giải quyết việc làm; chính sách BHXH, BHYT, BHTN; chính sách xóa đói
giảm nghèo; chính sách trợ giúp xã hội; chính sách tiếp cận dịch vụ xã hội cơ
bản; chính sách ưu đãi xã hội.
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH
SÁCH AN SINH XÃ HỘI

Trong lịch sử phát triển xã hội thế giới, có nhiều quan điểm khác nhau
dẫn đến cách thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách
an sinh xã hội khác nhau. Tựu trung lại có những quan điểm: Một là, tăng
trưởng kinh tế bằng mọi giá. Hai là, nhấn mạnh công bằng xã hội và chính


9

sách an sinh xã hội là động lực của tăng trưởng kinh tế. Ba là, gắn tăng
trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội.

Giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội có mối quan hệ
biện chứng, trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện
chính sách an sinh xã hội, còn chính sách an sinh xã hội vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế, là nhân tố tạo lập sự phát triển bền
vững đất nước.
1.2.1. Vai trò của tăng trƣởng kinh tế đối với chính sách an sinh xã hội
Trong quan điểm mácxít, vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với chính
sách an sinh xã hội được thể hiện gián tiếp qua những nội dung sau:
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo
điều kiện vật chất thực hiện chính sách an sinh xã hội vì con người, phải tiến
hành xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Theo quan điểm của các nhà kinh điển để tăng trưởng kinh tế phải tăng
năng suất lao động - tiền đề thực hiện chính sách an sinh xã hội.
- Theo Hồ Chí Minh mục tiêu của chế độ mới phải gắn tăng trưởng kinh
tế với cải thiện đời sống vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng cao cho nhân
dân, bảo đảm công bằng xã hội. Với điểm xuất phát từ một nước nông nghiệp
lạc hậu, hậu quả chiến tranh để lại nặng nề, đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư
bản chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh phải phát triển kinh tế nhiều thành phần;ra
sức thi đua sản xuất, đồng thời thực hiện phân phối phải đảm bảo tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển vì mục tiêu phát triển toàn
diện con người.
Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, và
dựa trên bài học kinh nghiệm thực tiễn thế giới và của dân tộc, Đại hội lần thứ
VI của Đảng (1986) khẳng định: “trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật
chất để thực hiện chính sách xã hội, những mục tiêu xã hội là mục đích của
các hoạt động kinh tế… Trên cơ sở phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập
quốc dân, từng bước mở rộng quỹ tiêu dùng xã hội, làm cho nó giữ vị trí ngày
càng lớn trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa và các sự



10

nghiệp phúc lợi xã hội”5.
Từ việc nghiên cứu quan điểm mácxít về vai trò của tăng trưởng kinh tế
đối với chính sách an sinh xã hội, chúng tôi rút ra những nhận định: Một là,
tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất thực hiện chính sách an sinh xã hội
bền vững. Hai là, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện thực hiện quyền an
sinh xã hội của con người. Ba là, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao góp phần
tăng thu nhập của người lao động, tăng tích lũy ngân sách nhà nước, từ đó
Nhà nước có sức mạnh vật chất (tài chính) phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế, xã hội cơ bản vào các vùng, các địa phương tạo điều kiện phát triển, rút
ngắn khoảng cách giữa các vùng, địa phương.
1.2.2. Sự tác động của chính sách an sinh xã hội đến tăng trƣởng
kinh tế
Vai trò của chính sách an sinh xã hội đối với tăng trưởng kinh tế thể hiện
chính sách an sinh xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của tăng trưởng
kinh tế vì con người với tư cách là chủ thể và mục tiêu của sự phát triển.
Thứ nhất, chính sách an sinh xã hội là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế.
Chính sách an sinh xã hội là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế. Chính sách an
sinh xã hội là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế vì chính sách an sinh xã hội
góp phần thực hiện tái phân phối lại của cải xã hội bảo đảm tiến bộ, công
bằng xã hội; chính sách an sinh xã hội góp phần ổn định chính trị - xã hội.
Thứ hai, chính sách an sinh xã hội là động lực của tăng trưởng kinh tế vì
nó góp phần phát triển nguồn nhân lực. Chính sách an sinh xã hội xây dựng
khoa học vì con người chính là động lực của tăng trưởng kinh tế vì nó góp
phần phát triển nguồn nhân lực. Để tăng trưởng kinh tế phải có các yếu tố
như: nhân tốc tự nhiên, con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra
(công nghệ, vốn,…). Trong đó phát triển nhân tố con người (nguồn nhân lực)
đóng vai trò quan trọng.
Nhận thức tầm quan trọng của chính sách an sinh xã hội đối với sự

tăng trưởng kinh tế bền vững, xuất phát từ thực tiễn đất nước, Đảng Cộng
5

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật,
Hà Nội, tr.86.


11

sản Việt Nam đã đề ra những chủ chương: Một là, chính sách thực hiện
việc làm là chính sách đóng quan trọng hàng đầu của hệ thống chính sách
an sinh xã hội mang tính chất phòng ngừa rủi ro cho người lao động tốt
nhất, nó hướng tới can thiệp và bao phủ toàn bộ dân cư. Hai là, chính sách
BHXH, BHYT, BHTN có chức năng phòng ngừa những rủi ro trong cuộc
sống. Khi chính sách bảo hiểm được mở rộng và bao phủ toàn dân không
chỉ góp phần đảm bảo điều kiện vật chất cho người lao động, mà còn đảm
bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập do bị giảm hoạt mất khả năng
lao động. Ba là, sách xóa đói giảm nghèo. Xét về phía người nghèo, do thu
nhập thấp và mức sống thấp nên tình trạng sức khỏe và giáo dục kém, dẫn
đến giảm cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế, và do đó trực tiếp hay gián
tiếp ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Bốn là, chính sách trợ giúp xã
hội và ưu đãi xã hội, đảm bảo những điều kiện cơ bản nhất để phát huy hết
khả năng của mình mà không có bất kỳ sự phân biệt và loại trừ nào.
Kết luận chƣơng 1
Giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội là mối quan hệ
biện chứng khách quan. Tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất thực hiện
chính sách an sinh xã hội. Ngược lại, chính sách an sinh xã hội vừa là mục
tiêu vừa là động lực cho tăng trưởng kinh tế bền vững vì con người và cho
con người. Thực hiện hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
chính sách an sinh xã hội là kết tinh cuối cùng của sự phát triển, mục tiêu

của sự phát triển xã hội đích thực không có gì khác chính là mục tiêu vì con
người. Qua đó, có thể khai thác, phát huy cao nhất mọi khả năng tiềm ẩn
của mỗi cá nhân, của cộng đồng và toàn xã hội góp phần xây dựng và bồi
dưỡng nguồn lực nội sinh ấy, đồng thời tạo ra trạng thái cân bằng, ổn định
đời sống xã hội, hình thành động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội của xã
hội. Vì vậy, ý nghĩa phương pháp luận rút ra cho mỗi quốc gia dân tộc
trong quá trình phát triển là phải thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với chính sách an sinh xã hội bền vững, kết tinh cuối cùng của sự
phát triển vì con người.


12

Chƣơng 2
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH
XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

2.1.1. Tác động của yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế - văn hóa xã đến tăng
trƣởng kinh tế và chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Đặc điểm về địa lý tự nhiên: Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm
kinh tế của cả nước với diện tích đất tự nhiên khoảng 2.095,03 km2, có vị trí
tiếp giáp phía Nam và Đông Nam là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản
lớn cả nước; phía Bắc và Tây Bắc là vùng cây công nghiệp của Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên. Với đặc điểm vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi có ý nghĩa
quan trọng để Thành phố phát triển các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch
vụ thương mại trọng yếu

Đặc điểm về kinh tế: Giai đoạn 1986 - 2016 đạt mức bình quân trên
10,07%/năm. Tốc độ tăng trưởng cao, quy mô mở rộng, cơ cấu chuyển dịch
đúng hướng; cùng với nỗ lực cải cách của Trung ương và Thành phố Hồ Chí
Minh đã cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư theo hướng tích cực... đã
làm cho thu nhập bình quân đầu người hàng năm từ 586 USD (năm 1986) lên
5.538 USD (năm 2015), cao gấp 2,62 lần so với mức bình quân chung của cả
nước (Mức tăng GDP bình quân đầu người cao đã tạo nguồn lực vật chất dồi
dào cho người dân và Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Đặc điểm về văn hóa: Với đặc điểm về địa lý, lịch sử, kinh tế đã tôi luyện
và tôn tạo nên giá trị văn hóa của con người Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí
Minh, vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Có thể thấy được chân dung con người Thành phố với những phẩm chất đặc
sắc: Trước hết, là phẩm chất hào hiệp, nghĩa tình, khoan dung của người dân
vùng châu thổ sông nước sớm được hình thành và thể hiện trong giao tiếp


13

cuộc sống cộng đồng. Thứ hai, là tinh thần năng động, sáng tạo. Thứ ba, là
tính phóng khoáng, cởi mở. Những phẩm chất trên đã tạo nên một nét văn hóa
đặc trưng trong tính cách của dân tộc Việt Nam và thể hiện đậm nét ở con
người Thành phố.
2.1.2. Tác động của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ
nghĩa và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đến mối quan hệ
giữa tăng trƣởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh
Thứ nhất, tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Thành phố. Để có đánh giá đầy đủ, toàn diện những tác động của
kinh tế thị trường đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an
sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, trước hết cần chỉ ra những đặc điểm

của nền kinh tế thị trường ở Thành phố hiện nay, đó là: 1) Thành phố Hồ Chí
Minh sớm phát triển kinh tế thị trường. 2) Thành phố Hồ Chí Minh là địa
phương ảnh hưởng sâu sắc nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một trung tâm lớn về mọi mặt, do đó,
những tác động (tích cực lẫn tiêu cực) của kinh tế thị trường diễn ra mạnh mẽ
hơn so với các địa phương của cả nước. Một mặt, với chính sách phát triển
kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã đẩy mạnh phân
công lao động xã hội, phát triển nhiều ngành nghề mới, mở rộng giao lưu kinh
tế giữa Thành phố với những địa phương trong và ngoài nước thúc đẩy kinh
tế tăng trưởng nhanh, thu nhập tăng, người lao động có điều kiện thỏa mãn
nhu cầu an sinh xã hội đóng - hưởng nhằm quản lý rủi ro cho người lao động.
Mặt khác, cơ chế thị trường có xu hướng làm suy yếu mối liên hệ giữa cá
nhân với tập thể, cộng đồng, xã hội.
Thứ hai, tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa - kinh tế thuận lợi, quá trình toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế đã thu hút nguồn vốn ODA để xây dựng và phát
triển, góp phần thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách
an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những tiêu cực của quá
trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình


14

thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội
như các thế lực thù địch, phản động có thể lợi dụng chính sách mở cửa hội
nhập thúc đẩy hoạt động phá hoại kinh tế xã hội thông qua hợp tác, đầu tư
vào nội bộ thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”…
2.1.3. Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ và chủ trƣơng
chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đến mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ nhất, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học - công nghiệp đến mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới với lực lượng lao động có trình độ thì việc tiếp cận thành tựu cách
mạng khoa học - công nghệ sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp Thành phố tạo
nhiều sản phẩm công nghệ, tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu và đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố. Tuy nhiên, mô hình
kinh tế Thành phố chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ thì
tác động của cuộc khoa học - công nghệ với sự phát triển trí tuệ nhân tạo, lao
động tự động hóa tăng thay thế lao động giản đơn của con người, các kỹ năng
và phẩm chất của người lao động truyền thống đã từng chiếm vai trò không
thể thay thế, thì giờ đây dần bị người máy thay thế, điều này sẽ tác động đến
thu nhập của lao động giản đơn và gia tăng thất nghiệp.
Thứ hai, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn hơn
30 đổi mới, hệ thống chính sách thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội được Nhà nước thể chế hóa bằng những văn
bản có giá trị pháp lý qua từng chặng đường phát triển trong quá trình đổi
mới và hội nhập. Khẳng định vai trò quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội
Thành phố từ năm 2002 đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành hai nghị quyết
quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố, đó là: Nghị
quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày
10/8/2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020 và ngày 24/11/2017 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV thông


15

qua Nghị quyết Về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố
Hồ Chí Minh.

2.2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY

2.2.1. Thực trạng sự tác động của tăng trƣởng kinh tế đến chính
sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, thực trạng tăng trưởng kinh tế tác động đến chính sách giải
quyết việc làm ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, được thể hiện nổi bật ở
một số mặt sau: Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thành phố Hồ Chí
Minh tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Hai là, xây dựng và phát
triển các KCX - KCN góp phần tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm.
Thứ hai, thực trạng tăng trưởng kinh tế tác động đến chính sách bảo
hiểm xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: Một là, thực hiện chính sách
BHXH, Thành phố Hồ Chí Minh với tăng trưởng kinh tế nhanh, thu nhập ổn
định dẫn đến tỷ lệ tham gia BHXH của người dân tăng cao. Hai là, thực hiện
chính sách BHYT, đi vào cuộc sống, số người tham gia BHYT ở Thành phố
đã tăng lên đáng kể. Ba là, thực hiện chính sách BHTN tăng nhanh. Việc mở
rộng đối tượng tham gia chính sách BHTN đã có mang lại hiệu quả tích cực,
giúp người lao động vượt qua những khó khăn trong lúc mất việc và đang tìm
công việc mới.
Thứ ba, thực trạng tăng trưởng kinh tế tác động đến chính sách xóa đói
giảm nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện: Một là, tăng trưởng kinh tế
góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Hai là, tăng trưởng kinh tế góp phần cải thiện
chi tiêu cho người dân Thành phố.
Thứ tư, thực trạng tăng trưởng kinh tế tác động đến chính sách trợ giúp
xã hội và chính sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một là, về
chính sách trợ giúp xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đông dân nhất
cả nước, với tốc độ phát triển cao về nhiều mặt đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã
hội; và nhiều mô hình trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp đột xuất được
xây dựng phù hợp với nhu cầu đa dạng và phong phú của các đối tượng. Hai



16

là, chính sách ưu đãi xã hội, đảm bảo100% xã, phường, thị trấn đã hoàn thành
mục tiêu đảm bảo mức sống gia đình của người có công ngang bằng với mức
sống chung của người dân địa phương
Sở dĩ Thành phố đạt được những thành tựu như vậy là do Thành phố đã
vận dụng linh hoạt, sáng tạo những chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần phù hợp với xu thế khách quan của thời đại, từ đó tạo ra sức mạnh
tổng hợp “đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh trạnh”6 [23, tr.47] và “chủ động tái cấu trúc kinh
tế Thành phố, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều
rộng sang phát triển theo chiều sâu, từ chủ yếu phát triển dựa vào vốn đầu tư,
sử dụng nhiều lao động sang phát trển các yếu tố năng suất tổng hợp, tiến bộ
khoa học - công nghệ” 7 [23, tr.47].
Tuy nhiên sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến chính sách an sinh xã
hội ở Thành phố Hồ Chí Minh còn những thách thức cần khắc phục:
Một là, các chính sách, giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Thành phố vừa qua chưa đủ mạnh, chưa tạo được bước đột phá.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác BHXH, BHYT, BHTN
tuy đã được quan tâm đẩy mạnh hơn trước nhưng chưa được sâu rộng,
thường xuyên
Ba là, lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại chưa được phân bổ đều
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội,
Bốn là, hoạt động trợ giúp xã hội còn gặp nhiều khó khăn, do ngân
sách và nguồn kinh phí Thành phố cho công tác này chưa đáp ứng được
với thực tế
Sở dĩ còn những hạn chế trên là vì: Thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa chưa hoàn chỉnh. Do sự tác động mặt trái của cơ chế

6

Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Thành phố Hồ Chí
Minh, tr.47
7
Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ IX, Thành phố Hồ Chí
Minh, tr.47


17

thị trường, quá trình toàn cầu hóa đã tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế và
thực hiện chính sách an sinh xã hội.
2.2.2. Thực trạng tác động của chính sách an sinh xã hội đến tăng
trƣởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, thực trạng tác động của chính sách việc làm đến tăng trưởng
kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện: Một là, chính sách giải quyết
việc làm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố hàng đầu của
lực lượng sản xuất. Hai là, chính sách giải quyết việc làm góp phần giảm tỷ lệ
thất nghiệp.
Thứ hai, thực trạng tác động của chính sách bảo hiểm xã hội đến tăng
trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: Một là, chính sách BHXH,
BHYT, BHTN góp phần tạo sự bình đẳng giữa người lao động trong các
thành phần kinh tế. Hai là, chính sách BHXH, BHYT, BHTN là một công cụ
đắc lực của Nhà nước thực hiện tái phân phối lại nhập quốc dân.
Thứ ba, thực trạng tác động của chính sách xóa đói giảm nghèo đến
tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Một là, chính sách xóa đói
giảm nghèo góp phần tích cực hỗ trợ thực hiện việc làm, nâng cao năng lực

sản xuất của nhân dân. Hai là, chính sách xóa đói giảm nghèo góp phần bảo
đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
Thứ tư, thực trạng tác động của chính sách trợ giúp xã hội và chính sách
ưu đãi xã hội đến tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần
thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống là biện pháp kinh tế đẩy lùi nghèo khổ,
khắc phục rủi ro, bảo đảm công bằng xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, sự tác động của chính sách an sinh
xã hội đến tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh còn những hạn chế:
Một là, nguồn nhân lực chưa đáp mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của
Thành phố. Hai là, việc thực hiện đúng chế độ chính sách an sinh xã hội
theo quy định của pháp luật còn hạn chế. Ba là, thu nhập của người lao động
còn thấp. Bốn là, thực hiện chính sách trợ giúp xã hội mới dừng lại ở quan
niệm “lá lành đùm lá rách”, chưa chú ý đúng mức đến sự giúp đỡ lâu dài để
đối tượng ổn định cuộc sống, hòa nhập vào cộng đồng.


18

Còn tồn tại những hạn chế trên là do: Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực
chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn do nội dung, phương pháp giáo dục còn chậm
đổi mới, nặng về lý thuyết, thiếu gắn kết với thực tiễn, cơ cấu ngành nghề đào
tạo mất cân đối nghiêm trọng, Bên cạnh đó, sự tác động của kinh tế thị trường,
hội nhập quốc tế cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn đến tình trạng hoạt
động kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không sản xuất kinh doanh.
Kết luận chƣơng 2
Trong những năm qua, với tinh thần năng động, bản lĩnh, nghĩa tình cao
cả của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố đã không ngừng thực
hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội và
đạt được nhiều thành tựu thiết thực. Trong đó, sự tác động của tăng trưởng
kinh tế đã tạo điều kiện thực hiện chính sách an sinh xã hội bền vững ở Thành

phố Hồ Chí Minh góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và thực hiệnviệc làm
bền vững bền vững; đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN; tỷ lệ hộ
nghèo giảm nhanh và cải thiện thu nhập cho người dân Thành phố; mức
chuẩn trợ cấp xã hội và công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối
tượng chính sách mang lại ý nghĩa tích cực đối với xã hội. Ngược lại, thực
hiện chính sách an sinh xã hội bền vững đã góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực - yếu tố hàng đầu quyết định tăng trưởng kinh tế của Thành
phố và tỷ lệ thất nghiệp giảm; chính sách BHXH, BHYT, BHTN góp phần
tạo sự bình đẳng giữa người lao động trong các thành phần kinh tế tạo sự bình
đẳng giữa người lao động trong các thành phần kinh tế và là một công cụ đắc
lực của Nhà nước thực hiện tái phân phối lại nhập quốc dân; chính sách xóa
đói giảm nghèo góp phần tích cực hỗ trợ giải quyết việc làm, nâng cao năng
lực sản xuất của nhân dân và bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ và công bằng xã hội Thành phố. Nguyên nhân của những thành tựu
trên là do Thành phố nỗ lực phấn đấu, vân dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với đặc thù của Thành phố trong
việc thực hiện tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên
chiều sâu của mối quan hệ này đến nay vẫn còn những hạn chế, thách thức


19

chưa tương xứng với tiềm năng, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân
giao phó. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc nền kinh tế diễn
ra còn chậm, chất lượng chưa cao; thực hiện việc làm chưa bền vững, tỷ lệ
thất nghiệp cao; tỷ lệ bảo phủ bảo hiểm còn thấp; giảm nghèo chưa thật vững
chắc; mức trợ giúp xã hội còn thấp, chưa bao phủ hết mọi đối tượng; nhiều
quận huyện chưa thực sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với chính
sách an sinh xã hội. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh cần có những phương
hướng đúng đắn và những giải pháp thiết thực nhằm thực hiện hài hòa giữa

tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội trong quá trình phát triển,
sớm đạt được mục tiêu “Thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện
đại, nghĩa tình”.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG CƠ ẢN THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY

Để đạt được mục tiêu phát triển ở Thành phố, luận án đề xuất ba phương
hướng cơ bản nhằm thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính
sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí hiện nay.
3.1.1. Tăng trƣởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội xuất phát từ
mục tiêu chiến lƣợc phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh
xã hội xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển của Thành phố Hồ Chí
Minh, bởi, mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng bộ Thành
phố đặt ra là cơ sở định hướng để các sở, ban, ngành Thành phố xây dựng
phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội, được thể hiện qua nội dung:
Một là, thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh


20

xã hội phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu
lao động, kết hợp thực hiện việc làm với nâng cao đời sống nhân dân Thành
phố. Hai là, thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an

sinh xã hội, tất yếu phải phát triển nguồn nhân lực. Ba là, thực hiện mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố cần
tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội. Bốn là, thực hiện mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội cần phát huy vai trò
quản lý và điều tiết của chính quyền Thành phố. Năm là, thực hiện mối quan
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội phải khuyến khích
làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa nghèo bền vững.
3.1.2. Gắn kết giữa tăng trƣởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội
cần dựa vào đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh Thành phố, đồng thời khai
thác các nguồn lực xã hội và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển
Một là, thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an
sinh xã hội cần dựa vào đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh ở Thành phố phải dựa
trên đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của mình để xây dựng phương hướng phát
triển phù hợp với đặc trưng riêng của Thành phố, nhằm phát huy nguồn lực,
thế mạnh, khác phục hạn chế, tồn đọng. Hai là, huy động các nguồn lực xã
hội và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ
của các quốc gia phát triển trong việc thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với chính sách an sinh xã hội là vô cùng cấp thiết.
3.1.3. Thực hiện mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với chính sách
an sinh xã hội ngay trong từng bƣớc và từng chính sách phát triển ở
Thành phố Hồ Chí Minh
Thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh
xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển là cơ sở, điều kiện
và động lực quan trọng trong xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất
lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Để quan điểm trên được cụ thể
hóa trong quá trình phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh cần phải: Thứ nhất
là, cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của mối quan hệ tăng trưởng kinh tế
với chính sách an sinh xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát
triển đối với các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ



21

Chí Minh. Thứ hai là, thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
chính sách an sinh xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,
Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tiếp tục hoàn thiện quan hệ phân phối.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN MỐI QUAN
HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ
HỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ HIỆN NAY

Thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh
xã hội là một yêu cầu cấp thiết ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Để thực
hiện thắng lợi những mục tiêu nêu trên, Thành phố cần tập trung vào một số
giải pháp chủ yếu sau:
3.2.1. Nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế
với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Để phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính
sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh cần phải nâng cao nhận thức
đúng đắn, toàn diện về mối quan giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an
sinh xã hội cho tất cả các chủ thể trong xã hội, từ đó tạo sự thống nhất nhận
thức để cùng hành động hướng đến mục tiêu vì con người cần phải: Một là,
nâng cao nhận thức đối với cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền Thành phố Hồ
Chí Minh. Hai là, nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với chính sách an sinh xã hội đối với các doanh nghiệp và người dân Thành
phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thực hiện mối quan hệ giữa tăng
trƣởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ, công bằng
xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Để thực hiện có hiệu quả trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thực
hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở

Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung vào một số nội dung sau: Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với chính sách việc làm ở Thành phố. Thứ hai, hoàn thiện cơ chế,
chính sách thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách
BHXH, BHYT, BHTN. Thứ ba, hoàn thiện thể chế, chính sách thực hiện mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách xóa đói giảm nghèo; đẩy


22

mạnh các biện pháp giảm nghèo bền vững. Thứ tư, hoàn thiện cơ chế, chính
sách thực hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách trợ giúp
xã hội và chính sách ưu đãi xã hội; và huy động các nguồn lực thực hiện thật
tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp đối tượng yếu thế, neo đơn.
3.2.3. Gắn giữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình
tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững với việc thực hiện tốt chính sách an
sinh xã hội và phúc lợi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Với mục tiêu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi có chất
lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình thì Thành phố cần “phát triển
nhanh, bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế
tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực
cạnh tranh”8, cơ sở thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí
Minh, cụ thể: Một là, đẩy nhanh tái cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả. Hai là, tăng đầu tư vào vùng nông thôn
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi
nông nghiệp, tạo ra những ngành nghề mới, năng cao kỹ năng mềm để người
lao động thích nghi trong những môi trường khác nhau. Ba là, thực hiện mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố
Hồ Chí Minh trong mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và cả nước.

3.2.4. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy, đội ngũ cán
bộ trong việc thực hiện mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với chính
sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Để khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh trong việc thực hiện mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh xã hội ở Thành phố Hồ Chí
Minh, trước hết, cần phải nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý,
theo chúng tôi cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Trước hết, Thành phố tiếp
tục rà soát, bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đô thị lớn với quy
mô dân số trên 10 triệu dân. Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ thực thi công
quyền hiệu quả, có trách nhiệm. Ba là, Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục
8

Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, tr.122.


×