Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tạị ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.09 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ NHƢ NGỌC

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân

Đà Nẵng - Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Nhƣ Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ 3


4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ............................................... 4
6. Bố cục của luận văn................................................................................. 5
7 . Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................. 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHO VAY NGẮN
HẠN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI.............................................................................................. 12
1.1. CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH: .......... 12
1.1.1. Khái niệm và vai trò của cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh ......................................................................................................... 12
1.1.2. Phân loại cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh ................ 13
1.1.3. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh của NHTM 14
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh tại NHTM........................................................................................ 14
1.2. PHÂN TÍCH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI: ............................................. 20
1.2.1. Mục tiêu của phân tích cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh tại NHTM........................................................................................ 20
1.2.2. Nội dung phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh của NHTM ...................................................................................... 20
1.2.3. Phƣơng pháp phân tích .................................................................... 39


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ....................................................... 41
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ............................................................................... 41
2.1.1. Sự hình thành và phát triển.............................................................. 41

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức ......................................... 43
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm
2014 – 2016 ............................................................................................... 47
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ................................................................... 58
2.2.1. Phân tích bối cảnh và mục tiêu cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh tại NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam – CN Đà Nẵng. ....... 58
2.2.2. Phân tích công tác tổ chức cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh tại NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam-CN Đà Nẵng ................... 60
2.2.3. Phân tích các biện pháp ngân hàng đã tiến hành để cho vay ngắn
hạn đối với cá nhân kinh doanh tại NH TMCP Công Thƣơng Việt NamCN Đà Nẵng .............................................................................................. 64
2.2.4. Phân tích kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh tại VietinBank – CN Đà Nẵng ........................................................ 67
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ....................................... 78
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 78
2.3.2. Những hạn chế................................................................................. 79


2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong cho vay ngắn hạn đối với cá
nhân kinh doanh ........................................................................................ 80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 83
CHƢƠNG 3. CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHO VAY NGẮN
HẠN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ....................... 84
3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ, ĐỊNH HƢỚNG CHO VAY NGẮN
HẠN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG: ......................... 84

.......................................................................... 84
ắn hạn đối vớ
hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam– Chi nhánh Đà Nẵng .................... 85
3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁ
NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG: .................................................................. 87
ắn hạn .................................... 87

................................................................................ 91
ắn hạn đối với cá nhân kinh doanh ....... 91
3.2.4. H
................................................................................... 93
ủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh ................................................................................................. 95
3.2.6. Giải pháp bổ trợ ............................................................................... 98
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 101
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ....................................... 101


3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam ..... 102
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 104
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG (BẢN SAO)
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN (BẢN SAO)
BẢNG GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt tiếng

Nội dung

Việt
CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

KHCN

Khách hàng cá nhân

CNKD

Cá nhân kinh doanh

NH

Ngân hàng

NHCT

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

NHNN


Ngân hàng Nhà nƣớc

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

TSBĐ

Tài Sản bảo đảm

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam

Vietinbank Đà Nẵng

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng - Chi nhánh Đà
Nẵng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Trang


Tên bảng

hiệu
2.1.

Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Đà Nẵng

48

2.2.

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đà Nẵng

52

2.3.
2.4.
2.5.

Các hoạt động khác của NHTMCP Công Thƣơng VN - CN
Đà Nẵng năm 2014 – 2016
Kết quả hoạt động kinh doanh tại NH TMCP Công
Thƣơng VN-CN Đà Nẵng năm 2014 - 2016
ắn hạn đối với cá nhân kinh doanh của

T

Vietinbank Đà Nẵng từ 2012-2014
ắn hạn đối vớ


2.6.
2.7.

ừ 2014-2016
ắn hạn đối vớ
Vietinban

54
56
67
68
69

Dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối vớ
2.8.

ề tại VietinBank – CN Đà Nẵng giai đoạn

70

2014-2016
Dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với cá nh
ảo đảm tiền vay tại VietinBank – CN Đà Nẵng

2.9.

72

giai đoạn 2014-2016
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với cá

2.10. nhân kinh doanh tại VietinBank – CN Đà Nẵng giai đoạn

75

2014-2016
2.11

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể các khoản vay trên tổng dƣ
nợ từ năm 2014 – 2016

76

Thu nhập từ hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
2.12. kinh doanh tại VietinBank – CN Đà Nẵng giai đoạn
2014-2016

77


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu
2.1.

Tên hình
Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công
thƣơng Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng (2014-2016)

Trang
50


Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP
2.2.

Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
(2014-2016)

55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh của cơ chế thị trƣờng
thì hoạt động tín dụng ngân hàng càng trở nên đa dạng. Để có thể tồn tại và
phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh, các ngân hàng buộc phải tìm ra những
hƣớng đi mới, những sản phẩm mới phục vụ tốt hơn khách hàng của mình.
Trƣớc áp lực cạ

ệ thống ngân hàng hiện nay, Ngân hàng TMCP

Công Thƣơng Việt Nam đã lựa chọn định hƣớng phát triển lâu dài và bền
vững, đó là phát triển dịch vụ bán lẻ mà chú trọng là dịch vụ tín dụng bán lẻ.
Do đó, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng đã và
đang tích cực triển khai các hoạt động phù hợp với định hƣớng phát triển đó,
trong đó tập trung đẩy mạnh cho vay đối với cá nhân kinh doanh. Đây chính
là nguồn lực có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế cả nƣớc, có lực
lƣợng sản xuất kinh doanh đông đảo, tạo ra một lƣợng sản phẩm hàng hóa lớn
cho xã hội và đang có nhu cầu tín dụng cao.
Bên cạnh đó, sau khi hoàn tất việc tái cấu trúc, từ năm 2016, các NH

bắt đầu tập trung nhiều hơn vào các khoản vay ngắn hạn. Sự dịch chuyển cho
vay ngắn hạn nhiều hơn cho thấy các NH đã đầu tƣ nhiều hơn vào chất lƣợng
tín dụng, và đòi hỏi bên vay sử dụng đúng mục đích và tăng chu kỳ sản xuất
kinh doanh trên một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Việc sử dụng nguồn vốn
ngắn hạn để cho vay ngắn hạn sẽ giúp các Ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất cân
đối nguồn vốn do nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn.
Trong những năm qua, hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng đã
có mức tăng trƣởng khá, đạt đƣợc nhiều thành công nhƣng vẫn còn tồn tại
những hạn chế nhất định, cần có giải giáp khắc phụ


2
ắn hạn đối vớ

ọn đề tài “Phân
tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
ệt Nam, Chi nhánh Đà Nẵng” để

T
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến phân tích hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại các NHTM.
Phân tích thực trạng tình hình cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng để
đƣa ra những nhận định về những thành công và hạn chế cũng nhƣ nguyên
nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh.

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằ

ệp vụ cho vay

ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng
Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian tới.
* Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu trên đi vào thực hiện cụ thể luận văn sẽ giải quyết các
câu hỏi nghiên cứu đặt ra nhƣ sau:
- Phân tích cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh của NHTM bao
gồm những nội dung gì? Có thể sử dụng những tiêu chí gì để đánh giá kết quả
cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh của NHTM
- Tình hình cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng nhƣ thế nào, đã đạt đƣợc
những kết quả gì, có những hạn chế gì và nguyên nhân của chúng?


3
- Để hoàn thiện việc cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh chi
nhánh cần thực hiện những giải pháp nào?
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận về phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh.
- Thực tiễn hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam-Chi nhánh Đà Nẵng.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài không nghiên cứu toàn bộ hoạt động cho vay của
Ngân hàng, mà chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn đối với

cá nhân kinh doanh.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh
Đà Nẵng
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở khảo sát thực trạng với dữ
liệu giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Quá trình thực hiện nghiên cứu, hệ thống hóa các cơ sở lý luận, tác
giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sau :
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết : thu thập các nguồn tài
liệu khoa học về cho vay đối với cá nhân kinh doanh, phân tích, chọn lọc tổng
hợp những vấn đề lý luận quan trọng.
- Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết đƣợc sử dụng để xây dựng một kết
cấu chặt chẽ, trình bày rõ ràng logic cơ sở lý luận của hoạt động cho vay ngắn
hạn đối với cá nhân kinh doanh tại NHTM.


4
* Quá trình thực hiện phân tích thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn
đối với cá nhân kinh doanh, tác giả kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học sau :
- Phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu đƣợc tác giả sử dụng để thu
thập các dữ liệu thứ cấp tại đơn vị nghiên cứu, các cơ quan chức năng có
nhiệm vụ tổng hợp thống kê để thu thập và phân tích các số liệu từ các phòng
ban, các báo cáo định kì về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình cho vay
và cụ thể cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại đơn vị nghiên cứu.
Kết hợp toán học thống kê và phƣơng pháp so sánh xây dựng các bảng biểu,
biểu đồ từ đó đƣa ra những đánh giá về sự vận động của hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh trong thực tiễn tại Vietinbank Đà Nẵng
trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2016.

- Phƣơng pháp phân tích lịch sử để phân các dữ liệu đã thu thập, đề chỉ
ra những tác động môi trƣờng và các nguyên nhân khác dẫn đến những điểm
hạn chế tồn tại trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh
tại đơn vị.
* Quá trình nghiên cứu để đƣa ra những khuyến nghị cho hoạt động cho
vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tác giả có sử dụng các phƣơng pháp
khoa học sau :
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm đƣợc tác giả sử dụng nghiên cứu
các chính sách mà chi nhánh đã vận dụng có hiệu quả trong hoạt động cho
vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh để tiếp tục duy trì những thành tựu
đạt đƣợc, bên cạnh đó vận dụng giải quyết một số tồn tại tiêu cực trong quá
trình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Đề tài góp phần làm rõ, hệ thống hóa cơ sở lý luận phân tích cho vay ngắn
hạn đối với cá nhân kinh doanh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP


5
- Đánh giá những mặt đạt đƣợc và hạn chế của hoạt động cho vay ngắn
hạn đối với cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt
Nam - CN Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cũng nhƣ kiến
nghị có khả năng ứng dụng vào hoạt động của Chi nhánh, đồng thời có thể để
các ngân hàng khác có cùng điều kiện tham khảo nhằ
cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh.
6. Bố cục của luận văn
Để giải quyết các vấn đề trên, luận văn đƣợc chia làm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phân tích cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng.

Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng.
7 . Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề

ản xuất kinh doanh đối với cá nhân kinh doanh

không phải là đề tài mới. Tuy nhiên, với mảng đề tài này có nhiều góc độ nhìn
nhận để đánh giá, phân tích và đề tài có ý nghĩa thực tiễn lớn đối các NHTM
nhất là trong thời kỳ kinh tế hiện nay cũng nhƣ thời gian tới.
Để tạo nền tảng cho việc thực hiện luận văn, bản thân tôi đã tiến hành
tìm tòi, đọc các công trình , các đề tài nghiên cứu có liên quan nhƣ sau:
Các luận văn có liên quan:
[1] Đề tài “Mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đông Hà Nội” của tác giả
Nguyễn Thị Minh Phƣơng, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Đại học
Thăng Long, năm 2015. Luận văn hƣớng đến các mục tiêu: nghiên cứu những
vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay trong Ngân hàng thƣơng mại;


6
phân tích, đánh giá, nhận xét những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và
nguyên nhân của hạn chế đó trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Đông Hà Nội; đề xuất những giải
pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng Công thƣơng chi nhánh Đông Hà Nội. Tuy nhiên, với địa bàn kinh
doanh đa dạng ngành nghề, cạnh tranh gay gắt tác giả chú trọng các giải pháp
mở rộng cho vay đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, nhƣng chƣa đề ra đƣợc những
giải pháp tƣơng ứng để đảm bảo an toàn và phù hợp với nhu cầu về con ngƣời
và nguồn lực của chi nhánh. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về đối tƣợng

khách hàng cá nhân chứ không giới hạn loại hình vay và thời hạn vay nên
phạm vi nghiên cứu rộng hơn so với đề tài của tác giả.
[2] Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á- Chi nhánh Buôn Ma
Thuột” của tác giả Trần Thị Hƣơng Thảo, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh
doanh tại Đại học Đà Nẵng, năm 2015. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý
luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, những tác động trong cho
vay ngắn hạn đối với KHCN tác động lên công tác quản trị rủi ro của NHTM;
đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn
đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Việt Á - Chi nhánh Buôn Ma Thuột, tuy
nhiên chƣa chú trọng đến việc khắc phục các yếu tố tác động từ môi trƣờng
kinh doanh, đặc điểm tự nhiên của địa bàn nghiên cứu, một số giải pháp hoàn
thiện quy trình cho vay, thẩm định chƣa đƣợc rõ ràng cụ thể.
[3] Đề tài “Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương- Chi nhánh Quảng Ngãi” của tác giả
Trƣơng Thùy Liên, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Đại học Đà Nẵng,
năm 2015. Đề tài hệ thống hóa, tổng hợp những vấn đề lý luận về hoạt động
cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng; phân tích tình hình cho


7
vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng - Chi
nhánh Quảng Ngãi. Đề tài nghiên cứu mảng cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp có nhiều đặc điểm khác biệt so với cho vay đối với cá nhân kinh doanh,
phạm vi nghiên cứu cũng không trùng với đề tài cần nghiên cứu.
[4] Đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn
hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn” của tác giả Nguyễn
Thị Lan Phƣơng, luận văn tốt nghiệp tại Đại học Thăng Long, năm 2014. Đề
tài khái quát và hệ thống hóa các lý thuyết về chất lƣợng tín dụng ngắn hạn
của ngân hàng thƣơng mại. Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng chất

lƣợng công tác cho vay ngắn hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân
nhằm rút ra ƣu, nhƣợc điểm của hoạt động này. Đƣa ra giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao chất lƣợng cho vay ngắn hạn của Chi nhánh. Tuy nhiên, luận
văn chƣa chú trọng khâu thẩm định và những rủi ro đến từ yếu tố bên trong
ngân hàng, do đó chƣa đề ra những giải pháp hoàn thiện kiểm tra trong quy
trình cho vay một cách cụ thể.
[5] Đề tài “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Kon Tum” của tác giả Nguyễn
Văn Phƣơng, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Đại học Đà Nẵng, năm
2014. Đề tài hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chất lƣợng dịch vụ và hoạt
động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; xác định các yếu tố
tác động tác động đến chất lƣợng dịch vụ cho vay ngắn hạn của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Kon Tum; xây dựng mô hình nghiên cứu,
phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ cho vay
ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy đã chú trọng phân tích các
chỉ tiêu nghiên cứu khá cụ thể nhƣng khi đánh giá các mặt tồn tại trong hoạt
động cho vay tác giả đa phần đề cập các vấn đề yếu tố bên ngoài mà chƣa


8
nhìn nhận cụ thể các vấn đề bên trong đơn vị. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu
mảng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều đặc điểm
khác biệt so với cho vay đối với cá nhân kinh doanh, phạm vi nghiên cứu
cũng không trùng với đề tài cần nghiên cứu.
[6] Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn
tại Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh Đắc Lắc” của tác giả Nguyễn Thị
Diệu, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Đại học Đà Nẵng, năm 2016.
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn
hạn tại NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong

cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh
Đắk Lắk; từ đó rút ra điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại trong việc quản trị rủi
ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Tuy nhiên, do không giới
hạn nghiên cứu hoạt động cho vay ngắn hạn đối với chủ thể là cá nhân hay là
doanh nghiệp nên những giải pháp quản trị rủi ro của đề tài trên mang tính
chung, chƣa cụ thể đối với chủ thể khách hàng cá nhân kinh doanh mà tác giả
đang nghiên cứu.
[7] Đề tài “ Phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng” của tác
giả Đoàn Thị Xuân Vinh, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Đại học Đà
Nẵng, năm 2015. Luận văn đƣa ra cơ sở lý luận, một số chỉ tiêu cần phân tích
trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh của NHTM. Tác giả đánh giá kết quả
kinh doanh cùng một số chỉ tiêu nghiên cứu đã đề ra, từ đó đƣa ra các kiến
nghị, giải pháp.
[8] Đề tài “Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Sơn Tây” của tác giả Nguyễn
Thanh Hà, luận văn thạc sỹ Kinh doanh và quản lý tại Đại học Thăng Long,
năm 2015. Đề tài hƣớng đến các mục tiêu: hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho


9
vay đối với khách hàng cá nhân, phân tích thực trạng kinh doanh mà cụ thể là
mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Sơn Tây, từ đó đánh giá
những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại trong cho vay
khách hàng cá nhân, đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách
hàng cá nhân tại BIDV Sơn Tây. Song quá trình vẫn còn tồn tại khiếm khuyết
khi luận văn đi sâu vào các giải pháp mở rộng mà chƣa đi cùng với việc kiểm
soát, hạn chế rủi ro trong quá trình tăng trƣởng. Bên cạnh đó, đề tài nghiên
cứu đối tƣợng cho vay là khách hàng cá nhân nhƣng giới hạn là loại hình vay
là vay sản xuất kinh doanh hay vay tiêu dùng nên những biện pháp mở rộng

cho vay là rộng so với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu.
Ngoài các luận văn, các bài báo sau đây cũng đã đƣợc tham khảo:
[9] Bài viết “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở
Việt Nam” của ThS. Đƣờng Thị Thanh Hải tại Tạp chí Tài Chính 4 năm 2014,
tác giả đƣa ra những đặc điểm của tín dụng cá nhân, đồng thời đƣa ra những
nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân. Theo đó, tín dụng cá nhân
chịu sự tác động của 3 nhân tố chính là ngân hàng, khách hàng và ngoài ngân
hàng, là một nguồn thông tin có thể tham khảo.
[10] Bài viết “Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng” của
THS. Nguyễn Thị Hồng Yến và THS. Nguyễn Chí Dũng tại Tạp chí Tài
Chính kỳ 1 số tháng 3 năm 2017, tác giả đƣa ra kinh nghiệm phát triển dịch
vụ của một số ngân hàng nƣớc ngoài và phát triển dịch vụ ngân hàng của một
số ngân hàng ở Việt Nam, là một nguồn thông tin có thể tham khảo.
Hai bài viết đƣa ra những nghiên cứu về tín dụng cá nhân và phát triển
dịch vụ ngân hàng nói chung, chứ không đi sâu vào phân tích hoạt động cho
vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân. Qua quá trình tổng hợp tài liệu, ở
các tạp chí khoa học khác nhƣ Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Phát triển,… không có thêm những bài viết


10
về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh trong suốt giai
đoạn 2014 – 2016
Những khoảng trống nghiên của các đề tài nghiên cứu trên:
- Đa phần giải pháp của các nghiên cứu trƣớc đều chú trọng vào mục tiêu
mở rộng, phát triển thị phần trong tƣơng lai, ít quan tâm đến việc kết hợp
những giải pháp đảm bảo tăng trƣởng đi kèm với hạn chế rủi ro.
- Những nghiên cứu trƣớc đây nhìn chung tập trung vào phân tích hoạt
động nghiệp vụ, kết quả kinh doanh, những vấn đề nội tại của các ngân hàng,
chƣa phân tích nhiều về các yếu tố môi trƣờng bên ngoài nhƣ môi trƣờng

pháp lý, kinh tế xã hội, ….là những tác nhân quan trọng trong hoạt động cho
vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh giữa bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh
gay gắt.
- Trong bối cảnh tình trạng rủi ro do chƣa tuân thủ quy định pháp lý, bên
cạnh đó là vấn đề đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà đặc biệt
là hoạt động cho vay đang có những tồn tại nhức nhối chƣa đƣợc các luận văn
quan tâm đúng mực và có các khuyến nghị xử lý cụ thể.
- Chịu ảnh hƣởng từ môi trƣờng tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, nên
đặc điểm hoạt động của các cá nhân kinh doanh tại các địa bàn khác nhau
cũng có khá nhiều điểm khác biệt. Riêng thành phố Đà Nẵng với đặc thù là
thành phố trực thuộc Trung ƣơng, thành phố trọng điểm phát triển kinh tế của
khu vực Miền Trung, hoạt động của các cá nhân kinh doanh trên địa bàn là rất
đa dạng ngành nghề và có tỷ trọng cơ cấu khác biệt lớn so với những địa
phƣơng khác tại khu vực nhƣng các đề tài nghiên cứu về cho vay ngắn hạn
đối với cá nhân kinh doanh tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn
những năm gần đây còn rất ít và có nhiều hạn chế.
Trên cơ sở những khoảng trống của các đề tài đi trƣớc cùng với việc
tham khảo các tài liệu và căn cứ vào tình hình cho vay ngắn hạn đối với cá


11
nhân kinh doanh, đề tài tập trung nghiên cứu nội dung “Phân tích tình hình
cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Công thƣơng Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng”.


12
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI

VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1 CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KINH DOANH:
1.1.1. Khái niệm và vai trò của cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh
a. Khái niệm
Cho vay cá nhân kinh doanh là cho các khách hàng cá nhân, bao gồm cá
nhân đó và hộ kinh doanh, doanh nghiệp tƣ nhân mà cá nhân đó là chủ hộ
kinh doanh, chủ doanh nghiệp tƣ nhân vay để thực hiện một hoặc một số công
đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc kinh doanh
dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh là cho các khách hàng cá
nhân, bao gồm cá nhân đó và hộ kinh doanh, doanh nghiệp tƣ nhân mà cá
nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tƣ nhân vay để thực hiện một
hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc kinh doanh dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trong
thời gian tối đa 01 năm.
b. Vai trò cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh
Cho vay cá nhân kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân để duy trì
quá trình sản xuất liên tục và có cơ hội đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô,
tăng hiệu quả kinh doanh, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó, cho vay cá nhân
kinh doanh giúp cho ngân hàng phát triển quy mô kinh doanh, mở rộng thị
trƣờng, phát triển quan hệ khách hàng, tăng thu nhập và cuối cùng là góp
phần thúc đẩy tăng trƣởng nền kinh tế.


13
1.1.2. Phân loại cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh
Phân loại cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh dựa vào các căn
cứ sau đây:

- Căn cứ theo cơ cấu lĩnh vực SXKD:
Dựa vào lĩnh vực SXKD cá nhân hoạt động, cho vay ngắn hạn đối với cá
nhân kinh doanh gồm các loại cho vay trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp;
lĩnh vực tiểu thủ CN, chế biến; lĩnh vực vận tải, xây dựng; lĩnh vực thƣơng
mại- dịch vụ;…
- Căn cứ tài sản bảo đảm
+ Cho vay đảm bảo bằng tài sản: Là hình thức cấp tín dụng mà điều kiện
để khách hàng đƣợc cấp tín dụng là phải có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm
có thể là bất động sản, động sản, máy móc thiết bị, khách hàng và ngân hàng
phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và của ngân hàng
trƣớc hoặc sau khi khách hàng nhận vốn vay.
+ Cho vay đảm bảo không bằng tài sản: Ngân hàng chủ động lựa chọn
khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện cấp tín dụng không có bảo đảm của
ngân hàng. Ngân hàng sẽ đánh giá trên năng lực tài chính, cũng nhƣ những
yếu tố phi tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng để đƣa ra những ứng xử
tín dụng phù hợp. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận áp dụng các biện pháp
bảo đảm hoặc thu hồi nợ trƣớc hạn trong trƣờng hợp khách hàng đƣợc ngân
hàng khách hàng đã vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Căn cứ vào phương thức cho vay:
Phƣơng thức cho vay áp dụng cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh gồm ba phƣơng thức là cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín
dụng (HMTD) và cho vay trả góp.


14
1.1.3. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh của
NHTM
- Cho vay cá nhân kinh doanh để khách hàng là cá nhân kinh doanh sử
dụng vốn vay với mục đích tạo ra lợi nhuận
- Khách hàng cá nhân vay kinh doanh thƣờng ngành nghề kinh doanh

thuần túy, nguồn trả nợ của khách hàng là lợi nhuận tạo ra từ việc kính doanh
và các nguồn thu hợp pháp có liên quan đến việc kinh doanh của khách hàng
- So với cho vay doanh nghiệp, số lƣợng khách hàng cá nhân kinh doanh
thƣờng lớn nhƣng các khoản vay của đối tƣợng này thƣờng nhỏ
- Khoản vay của cá nhân kinh doanh thƣờng đƣợc bảo đảm bằng tài sản.
- Thời gian giải quyết thủ tục hồ sơ và quy trình cho vay thƣờng ngắn
gọn hơn
- Kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay mất nhiều thời gian công sức
hơn cho vay doanh nghiệp
- Tổn thất do rủi ro cho vay cá nhân kinh doanh thƣờng không lớn vì các
khoản vay thƣờng có tài sản đảm bảo và dƣ nợ không lớn.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh tại NHTM
a. Các nhân tố bên ngoài
- Môi trường kinh tế vĩ mô
Bối cảnh vĩ mô của nền kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động tín
dụng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh
của tất cả ngân hàng thƣơng mại nói riêng.
Các yếu tố cơ bản thuộc về kinh tế vĩ mô có tác động lớn đến hoạt động
cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thƣơng mại bao
gồm: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tốc độ tăng trƣởng GDP; chu kỳ


15
kinh tế; tỷ lệ lạm phát; cán cân thanh toán quốc tế; tỷ giá hối đoái; biến động
lãi suất...
Ngoài ra, các chính sách của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế, bao gồm
chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách về cơ cấu kinh tế, chính
sách kinh tế vùng... có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng của các
Ngân hàng thƣơng mại. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều kiện, môi trƣờng thuận

lợi để các cá nhân kinh doanh hoạt động sản xuất kinh doanh và thu đƣợc lợi
nhuận cao, từ đó góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân
hàng, đó cũng là cơ sở để nâng cao chất lƣợng cho vay của NHTM.
- Môi trường pháp lý
Hoạt động kinh doanh của NHTM chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy
định pháp luật và văn bản hƣớng dẫn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc, các
Bộ Ban Ngành, hệ thống văn bản nội bộ của từng ngân hàng ….Nế
ất quán và đầy đủ thì sẽ tạo điều
kiện thúc đẩy hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh phát
triển lành mạ
Mặt khác, khi có sự thay đổi những chủ trƣơng, chính sách về tài chính –
tiền tệ để bình ổn nền kinh tế cũng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động SXKD của
các chủ thể trong nền kinh tế, khi đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển
tín dụng của NHTM cũng nhƣ chất lƣợng nợ.
Hiện tại có rất nhiều quy định pháp luật chồng chéo nhau gây mâu thuẫn
và không hỗ trợ cho các NHTM trong việc thanh lý TSĐB, thu hồi nợ... Điều
này ảnh hƣởng đến việc phát triển tín dụng và quản lý chất lƣợng dƣ nợ của
ngân hàng
- Môi trường chính trị - xã hội
Môi trƣờng chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong
kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh NH. Tính ổn định về


16
chính trị trong nƣớc sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các cá nhân
kinh doanh hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Đặc điểm của địa bàn hoạt động của ngân hàng
Điều kiện tự nhiên của địa bàn hoạt động, tức là thị trƣờng mục tiêu của
NH bao gồm các yếu tố cơ bản nhƣ: khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhƣỡng,
vị trí địa lý…có khả năng chi phối lớn đến quy mô, cơ cấu cho vay, mức sinh

lời cũng nhƣ rủi ro trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh
doanh của ngân hàng.
Các đặc điểm về kinh tế - xã hội của địa bàn mà ngân hàng hoạt động là
một nhân tố có ảnh hƣởng quyết định đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
cá nhân kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, những yếu tố cơ bản có ảnh
hƣởng lớn đến hoạt động cho vay ngắn hạn đối với cá nhân kinh doanh của
ngân hàng bao gồm:
+ Mức độ phát triển kinh tế của địa bàn thể hiện qua chỉ tiêu tổng thu
nhập trên địa bàn, thu nhập bình quân đầu ngƣời.
+ Cơ cấu kinh tế (tỷ trọng của các ngành, các lĩnh vực)
+ Sự phát triển của các loại thị trƣờng nhƣ: thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ;
thị trƣờng lao động; thị trƣờng bất động sản; ..
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân kinh doanh
Nhu cầu vay vốn quyết định quy mô cũng nhƣ cơ cấu về kỳ hạn, cơ cấu
về đối tƣợng vay vốn; cơ cấu về ngành...trong cho vay ngắn hạn đối với cá
nhân kinh doanh.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường cho vay ngắn hạn đối với cá nhân
kinh doanh
Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lƣợng cho vay nói
riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Dƣới sự tác động này, ngân
hàng luôn phải quan tâm tới đầu tƣ trang thiết bị tốt, tăng cƣờng đội ngũ nhân


×