Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ MÂY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ PHÚC HÀ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI THỊ MÂY

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TẠI XÃ PHÚC HÀ, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý Đất đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Văn Minh


Thái Nguyên - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Mây


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học của học viên, trước hết học viên xin
chân thành cảm ơn các thầy, cô giảng viên khoa Quản lý Tài Nguyên, phịng Đào
tạo (Khoa Sau đại học) trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên đã quan tâm, tạo
điều kiện giúp đỡ học viên trong khóa học cao học. Đặc biệt, học viên xin cảm ơn
GS. TS Đặng Văn Minh người trực tiếp hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn
thạc sỹ của mình.
Học viên xin cảm ơn lãnh đạo, nhân viên cơng ty Cổ phần Trắc địa địa chính
và Xây dựng Thăng Long, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Thái
Nguyên, UBND xã Phúc Hà nơi học viên thu thập số liệu để thực hiện luận văn.
Học viên xin cảm ơn gia đình, bạn bè những người ln ở bên động viên,
giúp đỡ học viên trong thời gian 2 năm học tập và nghiên cứu luận văn Thạc sỹ của
học viên./.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Học viên


Bùi Thị Mây


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài .................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về đất đai.......................................................................................... 3
1.1.2. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ........................................................ 3
1.2. Hồ sơ địa chính trong quản lý Nhà nước về đất đai ............................................. 4
1.2.1. Khái niệm hồ sơ địa chính................................................................................. 4
1.2.2. Thành phần hồ sơ địa chính .............................................................................. 4
1.2.3. Vai trị của hồ sơ địa chính................................................................................ 5
1.3. Thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta .............................. 6
1.3.1. Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết ............................................ 6
1.3.2. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý ...................................... 7
1.3.3. Cơ sở dữ liệu địa chính số ............................................................................... 11

1.4. Hệ thống hồ sơ địa chính một số nước trên thế giới .......................................... 12
1.4.1. Hồ sơ địa chính của Austraylia ....................................................................... 13
1.4.2. Hồ sơ địa chính của Thụy Điển ....................................................................... 13
1.4.3. Hồ sơ địa chính của Pháp ................................................................................ 14
1.5. Hệ thống hồ sơ địa chính tại Việt Nam .............................................................. 15
1.6. Tình hình xây dựng CSDL địa chính số thành phố Thái Nguyên ..................... 19
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 24
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 24


iv
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 24
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phúc Hà ................................ 24
2.2.2. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Phúc Hà ........................................... 24
2.2.2.1. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Phúc Hà năm 2013 ....................... 24
2.2.2.2. Khó khăn trong cơng tác quản lý hồ sơ địa chính ........................................ 24
2.2.3. Xây dựng CSDL địa chính số ......................................................................... 24
2.2.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính không gian ............................................. 24
2.2.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính ............................................................... 24
2.2.3.3. Xây dựng hồ sơ quét .................................................................................... 24
2.2.4. Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ quản lý đất đai ......................... 24
2.2.4.1. Khai thác CSDL địa chính xã Phúc Hà ........................................................ 24
2.2.4.2. Kết quả xây dựng CSDL địa chính xã Phúc Hà ........................................... 24
2.2.5. Tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính cấp xã đã xây dựng với hệ thống hồ sơ
địa chính cấp huyện, cấp tỉnh .................................................................................... 24
2.2.6. Đề xuất một số giải pháp hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính số .................. 24
2.2.6.1. Giải pháp về pháp lý .................................................................................... 24
2.2.6.2. Giải pháp về kỹ thuật ................................................................................... 24

2.3. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 24
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 24
2.3.2. Phương pháp đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính ............................................. 25
2.3.3. Phương pháp ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 ................................................ 25
2.3.4. Phương pháp kế thừa ....................................................................................... 25
2.3.5. Phương pháp tổng hợp, so sánh và viết luận văn ............................................ 26
2.3.6. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế ................................................................. 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 27
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .................................................... 27
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 27
3.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 27
3.1.1.2. Địa hình ........................................................................................................ 27
3.1.1.3. Khí hậu ......................................................................................................... 27
3.1.1.4. Tài nguyên nước ........................................................................................... 27
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 28


v
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế ........................................................................ 28
3.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................. 30
3.1.2.3. Văn hóa xã hội ............................................................................................. 31
3.1.2.4. Y tế và giáo dục............................................................................................ 31
3.1.2.5. Dân số và lao động ....................................................................................... 32
3.1.3. Nhận xét .......................................................................................................... 32
3.2. Hệ thống hồ sơ địa chính xã Phúc Hà ................................................................ 33
3.2.1. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính xã Phúc Hà ........................................... 33
3.2.2. Khó khăn trong cơng tác quản lý hồ sơ địa chính ........................................... 40
3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số .................................................................. 41
3.3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian ................................................................ 41
3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính .................................................................. 44

3.3.3. Xây dựng hồ sơ quét ....................................................................................... 51
3.4. Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính số phục vụ quản lý đất đai ............................ 57
3.4.1. Khai thác CSDL địa chính xã Phúc Hà ........................................................... 57
3.4.1.1. Phục vụ kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận ....................................... 59
3.4.1.2. Phục vụ lập các loại sổ ................................................................................. 61
3.4.1.3. Phục vụ đăng ký biến động và quản lý biến động ....................................... 61
3.4.2. Kết quả xây dựng CSDL địa chính xã Phúc Hà .............................................. 65
3.4.2.1. Sản phẩm hoàn thành ................................................................................... 65
3.4.2.2. Đánh giá cơ sở dữ liệu địa chính mới hồn thiện ........................................ 65
3.5. Tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính cấp xã đã xây dựng với hệ thống hồ sơ
địa chính cấp huyện, cấp tỉnh .................................................................................... 71
3.6. Đề xuất một số giải pháp hồn thiện hệ thống hồ sơ địa chính số. .................... 73
3.6.1. Giải pháp về pháp lý ....................................................................................... 73
3.6.2. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................................... 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 75
1. Kết luận ................................................................................................................. 75
2. Đề nghị .................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ từ, cụm từ viết tắt

Giải nghĩa từ, cụm từ viết tắt


1

Bộ TN & MT/BTNMT

Bộ Tài Nguyên và Môi trường

2

CSDL

Cơ sở dữ liệu

3

ĐGHC

Địa giới hành chính

4

GCN QSD đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5

HSĐC

Hồ sơ địa chính


6

TNMT

Tài ngun và Mơi trường

7

UBND

Ủy ban nhân dân

8

ViLIS

Viet Nam Land Information System


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tiến độ cấp GCN QSD đất của xã Phúc Hà giai đoạn 2014-2016 ...........33
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai giai đoạn 2014-2016 .....34
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất xã phúc hà (tính đến 31/12/2016) .......................35
Bảng 3.4. Kết quả cấp GCN QSD đất xã Phúc Hà (đến 31/12/2016) .......................37
Bảng 3.5. Thống kê tình hình hồ sơ địa chính xã Phúc Hà .......................................38
Bảng 3.6. Kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính.................................................41
Bảng 3.7. Khối lượng CSDL địa chính xã Phúc Hà .................................................65



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tra cứu thơng tin đất đai trên mạng Internet của tỉnh Vĩnh Long ............ 15
Hình 1.2. Giao diện phần mềm Vilis 2.0 .................................................................. 20
Hình 3.1. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Phúc Hà năm 2016 ............................. 36
Hình 3.2. Thành phần của cơ sở dữ liệu địa chính số ............................................... 41
Hình 3.3. Bản đồ tổng tồn xã Phúc Hà (dạng shap file) .......................................... 43
Hình 3.4. Sơ đồ quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính .................................... 44
Hình 3.5. Mối quan hệ giữa các thực thể trong CSDL thuộc tính ViLIS 2.0 ........... 46
Hình 3.6. Các bước cập nhật thơng tin vào cơ sở dữ liệu thuộc tính ........................ 47
Hình 3.7. Cơng cụ nhập dữ liệu từ Excel của ViLIS 2.0 .......................................... 49
Hình 3.8. Trích xuất trường dữ liệu thuộc tính từ ViLIS 2.0 .................................... 49
Hình 3.9. Dữ liệu khơng gian địa chính xã Phúc Hà ................................................ 50
Hình 3.10. Kết quả hồn thiện cơ sở dữ liệu địa chính xã Phúc Hà, thành phố
Thái Nguyên đưa vào phục vụ công tác quản lý đất đai.......................... 50
Hình 3.11. Quy trình xây dựng hồ sơ quét ................................................................ 51
Hình 3.12. Giao diện phần mềm Light Image Resizer 4........................................... 53
Hình 3.13. Chuyển file ảnh từ file *.JPG sang file *.PDF ........................................ 54
Hình 3.14. Kết nối CSDL kho hồ sơ quét qua phần mềm FileZilla.......................... 55
Hình 3.15. Đăng nhập hệ thống hồ sơ quét và kết nối vào CSDL quản lý đất
đai “LIS” .................................................................................................. 55
Hình 3.16. Kho CSDL hồ sơ quét ............................................................................. 56
Hình 3.17. Modul Kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính ...................................... 57
Hình 3.18. Sơ đồ chức năng của Modul Đăng ký biến động và quản lý biến động ..... 58
Hình 3.19. Quy trình kê khai đăng ký và cấp Giấy chứng nhận ............................... 59
Hình 3.20. Đơn đăng ký cấp GCN QSD đất của ViLIS 2.0 ..................................... 59
Hình 3.21. Chức năng cập nhật thơng tin tài sản của ViLIS 2.0............................... 60
Hình 3.22. Quy trình thực hiện biến động tách thửa ................................................. 62

Hình 3.23. Cơng cụ tra cứu thửa trên bản đồ của ViLIS 2.0 .................................... 62


ix
Hình 3.24. Kết quả tìm kiếm thửa đất của ơng Nguyễn Thành Nguyên trên bản
đồ, thửa đất 469 (10) ................................................................................ 62
Hình 3.25. Chỉnh lý biến động tách thửa đất tách thành 2 thửa mới là thửa 549
(10) và thửa 550 (10) ............................................................................... 63
Hình 3.26. Thửa số 469 (10) sau khi thực hiện biến động tách thành 2 thửa là
thửa 549 (10) và thửa 550 (10) ................................................................ 63
Hình 3.27. Dịng lưu trữ thuộc tính của thửa số 469 (10) trong cơ sở dữ liệu
thuộc tính, sau khi thực hiện biến động tách thành hai dịng mới ........... 64
Hình 3.28. Chức năng quản lý lịch sử biến động của thửa 469 (10) ........................ 64
Hình 3.29. Tìm kiếm thơng tin thửa đất số 21, tờ 21 xã Phúc Hà trên ViLIS 2.0 .... 68
Hình 3.30. Tìm kiếm thơng tin chủ sử dụng đất Đặng Thanh Tư xã Phúc Hà
trên ViLIS 2.0 .......................................................................................... 68
Hình 3.31. Đăng ký cấp GCN QSD đất trên ViLIS 2.0 ............................................ 69
Hình 3.32. Tạo Sổ mục kê trên ViLIS 2.0 ................................................................ 69
Hình 3.33. Cập nhật biến động thửa đất trên ViLIS 2.0 ........................................... 70
Hình 3.34.Mơ hình vận hành CSDL đất đai thành phố Thái Ngun ...................... 72
Hình 3.35. Mơ hình vận hành CSDL đất đai tỉnh Thái Nguyên ............................... 72


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá,
tư liệu sản xuất đặc biệt của mỗi quốc gia, khơng có khả năng tái tạo, hạn chế về
không gian và vô hạn về thời gian sử dụng, là điều kiện tồn tại và phát triển của con
người cùng các sinh vật khác trên trái đất.

Việt Nam có một phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng ba phần tư diện
tích là đồi núi, do vậy quỹ đất đai của nước ta nhìn chung là hạn hẹp. Tuy nhiên nhu
cầu sử dụng đất tăng cao cả về số lượng và chất lượng, điều này tạo ra sức ép rất lớn
đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai, yêu cầu sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và
hiệu quả. Ứng dụng khoa học công nghệ giải pháp hữu hiệu để thiết lập cơ sở dữ
liệu (CSDL) địa chính và vận hành hệ thống thơng tin đất đai. CSDL địa chính được
thiết lập bằng các phương pháp khác nhau như đo đạc thành lập bản đồ địa chính,
xây dựng CSDL địa chính, đăng ký đất đai.
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là yêu cầu cơ bản để xây dựng hệ thống
quản lý đất đai trong khi khối lượng thông tin và dữ liệu đất đai lưu trữ ngày càng
lớn, địi hỏi độ chính xác cao. Do vậy, tin học hóa cơng tác quản lý đất đai là nhiệm
vụ trọng tâm trong quản lý đất đai hiện nay, CSDL đất đai được xem là một trong
những dữ liệu chính của quốc gia, cơ sở pháp lý để thực hiện các công tác quản lý
Nhà nước về đất đai.
Phúc Hà là xã thuộc thành phố Thái Nguyên, thực trạng hệ thống HSĐC còn
nhiều hạn chế, các loại tài liệu chưa được đồng bộ, lưu trữ cồng kềnh, tra cứu thơng
tin gặp nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý và cung cấp thông tin đất đai.
Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được đầy đủ, thiếu tính cập nhật nên cơng tác quản
lý đất đai còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng
cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cơng tác quản lý đất đai tại xã Phúc Hà, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.


2
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Phúc Hà, thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhằm phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai cấp
xã góp phần hoàn thiện hệ thống HSĐC đồng bộ tại 3 cấp (cấp tỉnh, huyện, xã):
- Xây dựng cơ sở dữ liệu khơng gian, dữ liệu thuộc tính và hồ sơ quét cấp xã

ứng dụng tại xã Phúc Hà.
- Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính đã xây dựng tại cấp xã và tích hợp với hệ
thống HSĐC cấp huyện, cấp tỉnh phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Đánh giá CSDL được xây dựng và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính cấp xã.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Xây dựng CSDL địa chính phục vụ cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai
như: Lập hồ sơ, đăng ký cấp GCN QSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất, đăng ký biến động, quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Xây dựng CSDL địa chính hỗ trợ quản lý Nhà nước về đất đai và phục vụ
các lĩnh vực liên quan đến đất đai.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xây dựng hệ thống CSDL địa chính số đồng bộ các loại tài liệu phục vụ
công tác quản lý đất đai tại xã Phúc Hà, ứng dụng công nghệ thông tin, chỉnh lý cập
nhật biến động thường xuyên bằng phần mềm ViLIS 2.0.


3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm về đất đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là người đại diện và thống
nhất quản lý, nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 53, 54 Hiến pháp 2013;
Điều 4 Luật đất đai năm 2013, nội dụng của nguyên tắc được thể hiện (Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm 2013, [10]):
Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất bao gồm các
tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính

trị, hộ gia đình cá nhân, cơ sở tơn giáo…(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Luật đất đai năm 2013, [10]).
1.1.2. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở Việt Nam được quan tâm từ rất
sớm, Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống chính sách về đất đai phù hợp
với tình hình sử dụng đất, Nhà nước đã ban hành Luật đất đai với những điều
luật qui định các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện để quản lý, sử dụng đất đai
một các hợp lý.
Điều 22 Luật đất đai năm 2013 quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về
đất đai.(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm
2013, [10]):
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;


4
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;
7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
8. Thống kê, kiểm kê đất đai;
9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai;
10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất;
11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi đánh giá việc chấp hành quy

định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai;
14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản
lý và sử dụng đất đai;
15. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai.
Đây là cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai.
Thực hiện 15 nội dung này chúng ta đã thiết lập được một cơ chế pháp lý chặt chẽ,
thống nhất từ trung ương tới địa phương đảm bảo việc sử dụng đất đai một cách hợp lý
và hiệu quả.(Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đất đai năm
2013, [10]):
1.2. Hồ sơ địa chính trong quản lý Nhà nước về đất đai
1.2.1. Khái niệm hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và
tình trạng pháp lý của từng thửa đất được thành lập trong phạm vi địa giới hành
chính cấp xã. Tài liệu này được thành lập trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ
địa chính, đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCN QSD đất
(Thái Thị Quỳnh Như, 2010, [9]).
1.2.2. Thành phần hồ sơ địa chính
Thành phần của hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 4 thông tư số
24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định về hồ sơ địa chính cụ thể
như sau:


5
* Địa phương đã xây dựng CSDL địa chính:
CSDL địa chính đã xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa
chính được lập dưới dạng số và lưu trong CSDL đất đai, gồm các tài liệu:
- Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
- Sổ địa chính;
- Bản lưu Giấy chứng nhận.

* Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:
Hồ sơ địa chính gồm các tài liệu:
- Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất
đai (nếu có);
- Sổ địa chính;
- Bản lưu Giấy chứng nhận (nếu có);
- Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
1.2.3. Vai trò của hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính có vai trị rất quan trọng đối với công tác quản lý Nhà nước về
đất đai điều này được thể hiện thông qua sự trợ giúp của hệ thống HSĐC đối với
các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (Thái Thị Quỳnh Như, 2007, [9]).
Trên cơ sở phân tích tình hình biến động đất đai kết hợp với sự phát triển
kinh tế, xã hội của từng cấp Nhà nước sẽ đưa ra các chính sách phù hợp với điều
kiện thực tế từng địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng cấp.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp các cấp quản lý trong việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng đất đai, tổ chức và thi hành các văn bản đó.
Thơng qua hệ thống hồ sơ địa chính mà trực tiếp là sổ đăng ký biến động đất đai
người quản lý sẽ nắm được tình hình biến động đất đai và xu hướng biến động đất
đai từ vi mô đến vĩ mô.
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cơng tác quy hoạch sử dụng đất. Quy
hoạch sử dụng đất là một trong ba công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý đất đai.
Tuy nhiên quy hoạch sử dụng đất không khả thi hiện nay đang là vấn đề cấp thiết.
Nguyên nhân của thực trạng đó xuất phát từ hệ thống hồ sơ địa chính thiếu thơng
tin, khơng cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà quy hoạch, đặc biệt là đối với quy
hoạch sử dụng đất chi tiết.


6
Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp cho cơng tác thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất. Bản đồ địa chính được cập nhật thường xun thì nhà quản lý khái

quát hóa nội dung là thu được bản đồ hiện trạng sử dụng đất với độ chính xác cao.
Cùng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin thì cơng việc này trở nên dễ dàng hơn
rất nhiều và nhà quản lý có thể lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất mỗi năm một lần.
Theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 việc quản
lý, sử dụng đất đai được chi tiết, cụ thể hơn bởi vậy yêu cầu quản lý các nội dung
như: đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất trở nên chặt chẽ. Đặc biệt là vấn đề thu hồi đất đai, giải phóng
mặt bằng để phục vụ cho các dự án liên quan đến đất đai. Nguyên nhân chính của
vấn đề này là do giá đất đền bù của Nhà nước chưa sát với giá đất ngoài thị trường.
Hệ thống hồ sơ địa chính cịn giúp Nhà nước quản lý thị trường bất động sản,
giúp minh bạch hóa thị trường bất động sản. Thị trường bất động sản hiện nay còn
bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố đầu cơ. Tình trạng đầu cơ đã làm cho giá của bất
động sản trên thị trường bị đẩy lên quá cao không đúng với giá trị thực, hệ lụy của
vấn đề là cung và cầu mất cân đối làm cho các giao dịch trên thị trường không được
sôi động như nhu cầu vốn có của nó. Để giải quyết vấn đề này cần có nhiều biện
pháp tổng hợp và có sự tham gia của nhiều cơ quan ban ngành liên quan, trong số
các biện pháp thì xây dựng một hệ thống hồ sơ địa chính với cơ sở dữ liệu hoàn
chỉnh là biện pháp cấp bách cần thực hiện (Thái Thị Quỳnh Như, 2007, [9]).
1.3. Thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta
1.3.1. Hồ sơ tài liệu gốc, lưu trữ và tra cứu khi cần thiết
Hồ sơ tài liệu gốc là căn cứ pháp lý duy nhất làm cơ sở xây dựng và quyết
định chất lượng hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý (Thái Thị
Quỳnh Như, 2007, [9]).
Gồm các loại tài liệu:
- Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đo đạc, thành lập bản đồ địa
chính: tồn bộ thành quả giao nộp sản phẩm theo thiết kế - kĩ thuật dự tốn được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Các tài liệu gốc hình thành trong quá trình đăng ký ban đầu, đăng ký biến
động đất đai và cấp GCN QSD đất gồm:



7
+ Các giấy tờ do chủ sử dụng đất giao nộp khi kê khai đăng ký như: đơn kê
khai đăng ký, các giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất, các giấy tờ có liên
quan đến nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà người sử dụng đất đã thực hiện.
+ Hồ sơ kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đăng ký đất đai, xét cấp
GCN QSD đất.
+ Hồ sơ tài liệu được hình thành trong quá trình xét duyệt, thẩm định đơn kê
khai đăng ký của cấp xã, cấp huyện.
+ Các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền trong thực hiện đăng ký đất
đai, cấp GCN QSD đất như quyết định thành lập Hội đồng đăng ký đất đai, biên bản
xét duyệt của Hội đồng, quyết định cấp GCN QSD đất, quyết định xử lý các vi
phạm pháp luật đất đai.
1.3.2. Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý
Hồ sơ địa chính phục vụ thường xuyên trong quản lý gồm:
* Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu quan trọng nhất. Bởi bản đồ địa chính cung cấp
các thông tin đầu tiên của thửa đất như số tờ, số thửa, vị trí, hình dạng, ranh giới
thửa đất, ranh giới nhà, giáp ranh với các thửa đất liền kề…. Bản đồ địa chính gồm
hai loại: Bản đồ địa chính cơ sở và bản đồ địa chính chính quy.
+ Bản đồ địa chính cơ sở: Bản đồ nền cơ bản để đo vẽ bổ sung thành bản đồ
địa chính. Bản đồ địa chính cơ sở thành lập bằng các phương pháp đo vẽ có sử dụng
ảnh chụp từ máy bay kết hợp với đo vẽ bổ sung ở thực địa. Bản đồ địa chính cơ sở
được đo vẽ khép kín ranh giới hành chính và kín khung mảnh bản đồ (Thái Thị
Quỳnh Như, 2010, [9]).
+ Bản đồ địa chính chính quy: Bản đồ thể hiện chi tiết các thửa đất và các
yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính cấp xã, được cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ địa chính chính quy được thành lập bằng các
phương pháp: đo vẽ trực tiếp ở thực địa, biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở
được đo vẽ bổ xung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại đất của mỗi thửa theo các

chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh
để lập hồ sơ địa chính (Thái Thị Quỳnh Như, 2007, [9]).


8
+ Bản đồ địa chính gồm các thơng tin:
- Khung bản đồ;
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm
khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chơn mốc ổn định;
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
- Mốc giới quy hoạch; chỉ giới hành lang bảo vệ an tồn giao thơng, thủy lợi, đê
điều, hệ thống dẫn điện và các cơng trình cơng cộng khác có hành lang bảo vệ an tồn;
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
- Nhà ở và cơng trình xây dựng khác;
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thơng,
cơng trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác
theo tuyến;
- Địa vật, cơng trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định
hướng cao;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu
cụ thể trong thiết kế kỹ thuật - dự tốn cơng trình);
- Ghi chú thuyết minh;
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
Thơng tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự thửa đất, số
tờ diện tích, loại đất;
Nội dung Bản đồ địa chính được quy định chi tiết tại phụ lục kèm theo thông
tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014.
+ Bản đồ địa chính phải chỉnh lý khi có những thay đổi:
- Thay đổi về chủ sử dụng đất;
- Tạo thửa đất mới;

- Thửa đất bị thay đổi ranh giới thửa đất;
- Có thay đổi số hiệu thửa đất;
- Thay đổi loại đất;
- Có thay đổi về mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và
các ghi chú thuyết minh trên bản đồ;


9
- Đường giao thơng, cơng trình thuỷ lợi theo tuyến, sơng, ngịi, kênh, rạch
suối được tạo lập mới hoặc có thay đổi về ranh giới;
- Có thay đổi về mốc giới hành lang an tồn cơng trình.
* Sổ địa chính
+ Sổ địa chính được lập để ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định
tình trạng pháp lý và giám sát bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Sổ được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã để lưu trữ thơng tin về người sử
dụng đất, các thửa đất đã được cấp GCN QSD đất của người đó đang sử dụng và
tình trạng sử dụng đất của người đó. Sổ địa chính được lập để quản lý việc sử dụng
đất của người sử dụng đất và để tra cứu thông tin đất đai có liên quan đến từng
người sử dụng đất (Bộ TN & MT, 2014, [7]).
+ Sổ địa chính gồm các thông tin:
- Dữ liệu về số hiệu, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất
khơng tạo thành thửa đất;
- Dữ liệu về người sử dụng đất, người được Nhà nước giao quản lý đất;
- Dữ liệu về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất;
- Dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất);
- Dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất, quyền quản lý đất;
- Dữ liệu về sự thay đổi trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền
với đất.

- Những biến động về sử dụng đất trong q trình sử dụng đất.
+ Sổ địa chính phải chỉnh lý khi có những thay đổi:
- Có thay đổi người sử dụng đất, người sử dụng đất được phép đổi tên.
- Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất.
- Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện.
- Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất.
- Chuyển từ hình thức được Nhà nước cho thuê đất sang hình thức được Nhà
nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.


10
- Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất.
- Có thay đổi hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất.
- Cấp đổi, cấp lại GCN QSD đất.
* Sổ mục kê đất đai
+ Sổ mục kê đất đai: sổ được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã được thể
hiện chi tiết từng thửa đất, đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất,
được lập để đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất và các nội dung khác của quản lý
Nhà nước về đất đai (Bộ TN & MT, 2014, [7]).
+ Sổ mục kê đất đai được lập để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin về thửa
đất và phục vụ thống kê, kiểm kê đất đai.
+ Sổ mục kê gồm các thông tin:
- Thửa đất gồm số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, tên người sử dụng, quản
lý đất, diện tích, loại đất theo hiện trạng sử dụng đất, loại đất, diện tích pháp lý của
thửa đất và các ghi chú về việc đo đạc thửa đất.
- Sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và các đối tượng thủy văn khác theo tuyến gồm
tên đối tượng, loại đất và diện tích trên tờ bản đồ.
- Đường giao thơng, cơng trình thuỷ lợi và các cơng trình khác theo tuyến

mà có sử dụng đất hoặc có hành lang bảo vệ an tồn gồm tên cơng trình và diện tích
trên tờ bản đồ.
Tất cả các trường hợp biến động phải chỉnh lý trên bản đồ địa chính thì đều
phải được chỉnh lý trên mục ghi chú của sổ mục kê để tạo sự đồng bộ thông tin.
* Sổ theo dõi biến động đất đai
+ Sổ theo dõi biến động đất đai được lập cho từng đơn vị hành chính cấp xã,
sổ được lập để theo dõi các trường hợp có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi
ranh giới thửa đất, hình dạng thửa đất, người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất,
thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Bộ TN & MT,
2014, [7]).
+ Sổ theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:
- Tên và địa chỉ của người đăng ký biến động;


11
- Thời điểm đăng ký biến động;
- Số hiệu thửa đất có biến động;
- Nội dung biến động về sử dụng đất.
* Sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Sổ cấp GCN QSD đất là sổ được lập để theo dõi các trường hợp đã được
cấp GCN QSD đất và chủ sử dụng đất đã đến nhận GCN QSD đất (Bộ TN & MT,
2014, [7]).
+ Sổ cấp GCN QSD đất gồm các thông tin:
- Họ tên người sử dụng đất;
- Số phát hành giấy chứng nhận;
- Ngày ký giấy chứng nhận;
- Ngày giao giấy chứng nhận;
- Chữ ký của người nhận giấy chứng nhận.
* Bản lưu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản lưu GCN QSD đất dạng số được quét từ bản gốc Giấy chứng nhận trước

khi trao cho người sử dụng đất để lưu trong cơ sở dữ liệu địa chính (Bộ TN & MT,
2014, [7]).
Bản lưu GCN QSD đất thể hiện các thông tin sau:
- Ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất
được cấp GCN QSD đất;
- Thông tin về thửa đất: Số phát hành GCN, số tờ, số thửa, diện tích, mục
đích sử dụng đất, hình thức sử dụng đất chung hay riêng, nguồn gốc sử dụng đất,
thời hạn sử dụng đất, ngày vào sổ GCN QSD đất, quyết định cấp GCN QSD đất, mã
vạch, thơng tin đính chính, thay đổi tình trạng sử dụng đất.
1.3.3. Cơ sở dữ liệu địa chính số
Thơng tin lưu trữ của mỗi thửa đất ngày càng tăng về số lượng bởi vậy hệ
thống cơ sở dữ liệu trên giấy tờ đã xuất hiện nhiều bất cập trong quá trình sử dụng
như: khó khăn khi tra cứu thơng tin, chỉnh lý biến động, thống kê, kiểm kê đất đai.
Những khó khăn này sẽ được khắc phục khi hệ thống CSDL địa chính được tin học
hóa. Để tạo hành lang pháp lý, mở đường cho sự phát triển hệ thống hồ sơ địa chính


12
dạng số trên quy mơ tồn quốc, Bộ TN & MT đã ban hành thông tư số 24/2014/TTBTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 thông tư quy định về hồ sơ địa chính như sau:
(Bộ TN & MT, 2014, [6]).
Bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, bản lưu GCN QSD đất, sổ
theo dõi biến động đất đai, sổ cấp GCN QSD đất có nội dung được lập và quản lý
trên máy tính (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai
ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in GCN QSD đất để phục vụ cho quản lý đất đai ở
cấp xã.
Cơ sở dữ liệu địa chính bao gồm dữ liệu bản đồ địa chính, dữ liệu thuộc tính
địa chính và hồ sơ quét.
- Dữ liệu bản đồ địa chính được lập để mơ tả các yếu tố tự nhiên có liên quan
đến việc sử dụng đất.
- Các dữ liệu thuộc tính địa chính được lập để thể hiện nội dung của sổ mục

kê đất đai, sổ địa chính và sổ theo dõi biến động đất đai quy định tại Điều 96 của
Luật Đất đai 2013.
- Hồ sơ quét được quy định chi tiết tại Điều 8 mục 5 thông tư số 04/2014/TTBTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014.
1.4. Hệ thống hồ sơ địa chính một số nước trên thế giới
Trước xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay
Việt Nam có điều kiện thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới,
đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tại các nước phát triển
trên nhiều lĩnh vực. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT) trong
các lĩnh vực thì ngành Quản lý đất đai phát triển rất sơi động. Trên thế giới có rất
nhiều quốc gia, tổ chức, cơ quan đã đưa CNTT để xây dựng và quản lý dữ liệu đất
nói riêng và đất đai nói chung. Tiêu biểu là hệ thống thông tin địa lý Geographic
Information System (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu Global Positioning System
(GPS). Quản lý đất đai tại các nước phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi
như Austraylia, Thụy Điển, Pháp đã đạt đến mức độ tương đối hồn thiện, đây là
những mơ hình quản lý Việt Nam cần nghiên cứu để tiếp thu các ưu điểm một cách
chọn lọc sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.


13
1.4.1. Hồ sơ địa chính của Austraylia
Torren là hệ thống quản lý đất đai của Austraylia nhìn chung khơng có sự
biến động nhiều trong suốt quá trình phát triển của đất nước. Ngay từ năm 1958 trên
toàn liên bang Austraylia đã áp dụng thống nhất hệ thống kê khai đăng ký Torren.
Việc áp dụng sớm và thống nhất một hình thức kê khai đăng ký đã giúp cho hệ
thống hồ sơ địa chính của Austraylia đến thời điểm hiện tại đảm bảo tính thống nhất
và hồn thiện (Thái Thị Quỳnh Như, 2007, [9]).
Hệ thống quản lý đất đai của Austraylia tổng thể khơng có sự biến động
nhiều trong suốt q trình phát triển của đất nước, điều này tạo điều kiện thuận tiện
cho việc kế thừa các thành quả phát triển của thời kỳ trước và tiếp tục hoàn thiện hệ
thống hồ sơ địa chính vào thời kỳ tiếp theo.

Hệ thống quản lý đất đai của Austraylia có những ưu điểm sau:
- Không quy định hạn điền tạo điều kiện cho người sử dụng đất tích tụ đất
đai để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp.
- Công nhận quyền sở hữu đất đai của tư nhân và không tách biệt giữa nhà và
đất đai.
- Khi đã được cấp giấy chứng nhận thì chủ sở hữu sẽ được Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu vĩnh viễn.
- Ngay từ năm 1958 trên toàn liên bang Austraylia đã áp dụng thống nhất hệ
thống kê khai đăng ký Torren. Việc áp dụng sớm và thống nhất một hình thức kê
khai đăng ký đã giúp cho hệ thống hồ sơ địa chính của Austraylia đến thời điểm
hiện tại đảm bảo tính thống nhất và hoàn thiện.
- Austraylia đã thiết lập được hệ thống thơng tin đất đai tương đối hồn chỉnh
bằng hệ thống West Australia Land Information System (WALIS) - Hệ thống thơng
tin đất đai Austraylia. Trung bình trong một ngày hệ thống này đã giúp xử lý
khoảng 4.500 trường hợp tra cứu giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và tài sản gắn
liền với đất.
1.4.2. Hồ sơ địa chính của Thụy Điển
Thụy Điển là Quốc gia phát triển thuộc vùng Bắc Âu. Hệ thống hồ sơ địa
chính của Thụy Điển có những thế mạnh:


14
- Công nhận quyền sở hữu đất đai là người dân nên chỉ cần có một loại giấy
chứng nhận quyền sở hữu bất động sản đăng ký cả đất, nhà, tài sản gắn liền với đất.
Do vậy công tác đăng ký bất động sản và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu bất
động sản thủ tục hành chính sẽ rút gọn đi rất nhiều so với việc đăng ký quyền sử
dụng đất và đăng ký quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất ở Việt Nam (Thái
Thị Quỳnh Như, 2007, [9]).
Ngân hàng dữ liệu đất đai tại Thụy Điển được thành lập năm 1995, trong đó
mỗi loại tài sản có các thơng tin sau:

- Đơn vị hành chính nơi có bất động sản, địa chỉ, vị trí trên trích lục bản đồ
địa chính, toạ độ của bất động sản và các cơng trình xây dựng;
- Diện tích của bất động sản;
- Giá trị tính thuế;
- Tên, địa chỉ và sổ đăng ký công dân của chủ sở hữu, thơng tin về việc có
bất động sản đó khi nào và như thế nào;
- Sơ đồ cơng trình xây dựng và các quy định được áp dụng cho trường hợp
cụ thể đó;
- Số lượng thế chấp;
- Thơng tin về quyền thông hành địa dịch;
- Các biện pháp kỹ thuật và chính thức được thực hiện, số tra cứu đến các
bản đồ và các tài liệu lưu trữ khác.
- Đăng ký bất động sản đã được cụ thể hóa thành luật mang tính bắt buộc và
người có tài sản sau mua phải đăng ký quyền sở hữu trong vòng 3 tháng. Quy định
này sẽ giúp nhà quản lý nắm bắt rõ các giao dịch liên quan đến bất động sản, đồng
thời đảm bảo được các quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu tài sản (Thái Thị Quỳnh
Như, 2007, [9]).
1.4.3. Hồ sơ địa chính của Pháp
Ở Pháp hệ thống hồ sơ địa chính được cập nhật, bổ sung từ những năm 1970
- 1974 trên cơ sở sử dụng tư liệu ảnh hàng không và thiết lập cơ sở dữ liệu trong hệ
thống thông tin đất đai MAJIC. Hệ thống MAJIC được đưa vào các Sở địa chính để
xử lý các thông tin được tổ chức và tập hợp dưới dạng những tư liệu địa chính tập


×