Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

CHỬ CÔNG QUYỀN

ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

CHỬ CÔNG QUYỀN

ĐÁNH GÍA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Thị Lan

THÁI NGUYÊN - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam luận văn thạc sỹ khoa học dưới đây là của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là những số liệu trung thực, chưa từng được báo cáo, đăng
hay công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi không sao chép
với bất kỳ hình thức nào.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Chử Công Quyền


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Thị Lan, người đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ, các
xưởng sản xuất của Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 10 – Urenco 10.
Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ Công ty TNHH MTV môi trường đô
thị Hà Nội – Chi nhánh Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo
sát, thu thập, tổng hợp số liệu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Đồng thời, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn
thể các thầy cô giáo của Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm đã tận tình
dạy bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu tại
trường để hoàn thành khóa học và giúp tôi có đủ kiến thức để tôi hoàn thành bài luận
văn này.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Chử Công Quyền


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài ....................................................................................3
2.1. Mục tiêu ..............................................................................................................3
2.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................................................3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế (CTRYT) ...........................................................4
1.1.1. Cơ sở khoa học ..................................................................................................4
1.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................6

1.1.3. Tổng quan nghiên cứu chất thải rắn y tế trên thế giới ......................................6
1.1.4. Tổng quan nghiên cứu chất thải rắn ở Việt Nam ..............................................8
1.2. Tác hại và nguy cơ của chất thải rắn y tế ...........................................................23
1.2.1. Tác hại và nguy cơ của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng
trên thế giới. ..............................................................................................................23
1.2.2. Tác hại và nguy cơ của chất thải rắn y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng tại Việt Nam. ....................................................................................................25
1.2.3. Nhân lực và kinh phí quản lý chất thải y tế tại các Bệnh viện. .......................27
1.3. Đánh giá chung ..................................................................................................28
1.3.1. Tại Việt Nam hiện nay ....................................................................................28
1.3.2. Tại một số nước trên thế giới ..........................................................................28
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........30
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu. .........................................................................................30
2.2.1. Tổng quát chung. .............................................................................................30
2.2.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. .....30
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................31
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. ............................................................31
2.3.2. Phương pháp sơ cấp. .......................................................................................31
2.3.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn y tế. ..............32


iv

2.3.4. Phương pháp đánh giá, so sánh. ......................................................................33
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu, trình bày kết quả..................................................34
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .....................................35
3.1. Khái quát về tình hình hoạt động của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. ..............35
3.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. .......36
3.3.2. Thực trạng vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện hữu nghị

Việt Đức. ...................................................................................................................44
3.4. Các vấn đề liên quan đến quản lý CTR y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức 48
3.4.1. Nhân lực phục vụ trực tiếp công tác quản lý CTR y tế tại Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức. ...................................................................................................................48
3.4.2. Thực trạng vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức. ...................................................................................................................53
3.5. Đánh giá thực trang quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức. ...................................................................................................................54
3.5.1. Khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh. .........................................................54
3.5.2. Công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế .................56
3.5.3. Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn y tế. ........................57
3.5.4. Trang thiết bị phục vụ thu gom chất thải rắn y tế. ..........................................59
3.6. Các giải pháp nhằm tăng hiệu quả công tác quản lý CTRYT tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức. ...........................................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................65


v

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

CTYT

: Chất thải y tế


CTR

: Chất thải rắn

KQ PT

: Kết quả phân tích

NSNN

: Ngân sách nhà nước

PX

: Phóng xạ

TB

: Trung bình

TCCP

:Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Chất thải rắn y tế theo giường bệnh trên thế giới năm 2015 ......................7
Bảng 1.2: Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các loại đô thị trên cả nước ...................9
Bảng 1.3: Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các tuyến Bệnh viện ............................11
Bảng 1.4: Tác nhân gây bệnh của các dạng nhiễm khuẩn trong bệnh viện ..............25
Bảng 3.1 Thực trạng quản lý CTR y tế nguy hại tại BV Hữu nghị Việt Đức..........37
Bảng 3.2 Thực trạng quản lý CTR y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ..............38
Bảng 3.3: Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại Bệnh viện
Việt Đức. ...................................................................................................................42
Bảng 3.4 Thực trạng vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại Bệnh viện hữu nghị
Việt Đức ....................................................................................................................43
Bảng 3.5 Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế. ...........................................44
Bảng 3.6: Tỷ lệ số người tập huấn công tác QL CTR y tế tại BV Hữu nghị
Việt Đức ....................................................................................................................48
Bảng 3.7: Tỷ lệ nhân viên y tế và vệ sinh viên được tập huấn quy chế quản lý chất
thải y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức................................................................49
Bảng 3.8: Phân loại chất thải theo nhóm chất thải ....................................................49
Bảng 3.9 : Tình hình thực hiện quy chế quản lý chất thải y tế .................................50
Bảng 3.11 : Hiểu biết của nhân viên y tế và vệ sinh viên về các đối tượng dễ bị ảnh
hưởng bởi CTR y tế ...................................................................................................52
Bảng 3.12 : Liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân với thực hành bỏ rác
đúng quy định ............................................................................................................52
Bảng 3.13: Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển CTR y tế tại
bệnh viện ...................................................................................................................53
Bảng 3.14 : Thực trạng nhà lưu giữ chất thải rắn y tế. .............................................54


vii


DANH MỤC CÁC HÍNH

Hình 1.1: Thành phần chất thải rắn y tế phát sinh ....................................................12
Hình 1.2: Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa .........................................13
Hình 1: Biến động của Chất thải lây nhiễm và chất thải hóa học tại BV Việt Đức..36
Hình 2 : Khối lượng phát sinh CTRYT NH tại BV Hữu nghị Việt Đức. .................37


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc sống con người càng được nâng cao thì công tác chăm sóc sức khỏe cho
bản thân càng được chú trọng. Các dịch vụ y tế ngày càng được cải thiện cả về số
lượng lẫn chất lượng. Cả dịch vụ y tế công và y tế tư nhân cạnh tranh nhau nhằm đem
lại dịch vụ tốt nhất cho người dân. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của hệ thống
y tế nhất là các Bệnh viện đã phát sinh ra môi trường nhiều loại chất thải và một phần
không nhỏ trong đó là chất thải nguy hại cần phải được quản lý chặt chẽ.
Chất thải y tế bao gồm chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại,
trong đó chiếm phần lớn (khoảng 80-90%) là chất thải y tế thông thường, chỉ khoảng
10-20% là chất thải y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải hóa học
nguy hại yêu cầu phải quản lý đúng quy định để bảo đảm an toàn với con người và
môi trường. Theo Tổ chức y tế thế giới, trong thành phần chất thải bệnh viện có
khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải không nhiễm khuẩn
nhưng độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, các hoá chất độc hại phát sinh
trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Vì vậy chất thải rắn y tế (CTRYT) được xác
định là chất thải nguy hại, nằm trong danh mục A các chất thải nguy hại có mã số
A4020 - Y1.
Khoa học kỹ thuật trong y học phát triển, các bệnh viện không chỉ phát triển về
quy mô mà còn phát triển theo hướng chuyên khoa sâu nên chất thải y tế cũng tăng

nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Đây là nguy cơ gây ra ô nhiễm môi
trường, là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn, vi rút gây bệnh ký sinh, lây lan, lây
chéo các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng dân cư.
Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau các cơ sở y tế, dịch vụ y tế ở Việt Nam
vẫn đang quản lý chất thải rắn tế một cách chưa triệt để. Nhiều cơ sở còn bỏ ngỏ về
vấn đề này, môi trường các Bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh ngày càng xấu đi,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Theo báo
cáo của Sở Y tế Hà Nội, trung bình mỗi năm, tổng lượng rác thải y tế thải ra từ 41
bệnh viện công lập, 52 phòng khám đa khoa, 4 nhà hộ sinh, gần 600 trạm y tế ước


2

tính khoảng 600.000 kg chất thải y tế nguy hại; 3 triệu kg chất thải thông thường và
khoảng 1,8 triệu m3 nước thải. Trong đó, hơn 90% bệnh viện thực hiện phân loại chất
thải rắn (CTR) y tế ngay tại nơi phát sinh, nhưng chỉ 50% trong số này thực hiện phân
loại đúng từng loại chất thải theo quy định của Bộ Y tế. Mới đây Sở Y tế Hà Nội đã
thành lập 2 đoàn kiểm tra, giám sát về công tác quản lý chất thải y tế, quản lý vệ sinh
lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp tiến hành kiểm tra tại 32 đơn
vị, bao gồm 30 Trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã và Bệnh viện đa khoa Đức
Giang, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.
Qua kiểm tra được biết với các bệnh viện việc chấp hành công tác quản lý chất
thải bảo vệ môi trường thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên với khối TTYT, mới chỉ
có 7/30 đơn vị thực hiện đánh giá tác động môi trường, 2/30 đơn vị quan trắc môi
trường định kỳ, 2/30 đơn vị đăng ký chủ nguồn xả thải nguy hại.
Với chất thải rắn y tế ngay tại nơi phát sinh, tất cả 32 đơn vị tổ chức phân loại,
thu gom tại nguồn, tuy nhiên một số đơn vị thu gom chưa đúng mã màu quy định.
Việc xử lý chất thải rắn nguy hại có 6 đơn vị có lò đốt để xử lý tại chỗ, còn lại 26 đơn
vị ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý. Về phương tiện vận chuyển chuyên dụng
chất thải y tế nguy hại cũng chỉ có 2 đơn vị là TTYT Sóc Sơn, Bệnh viện đa khoa

quốc tế Vinmec có đầy đủ theo đúng quy định. Về lưu giữ rác thải, mới chỉ có 14/32
đơn vị có nhà lưu giữ rác song 5 trong số đó nhà lưu giữ rác còn thiếu cửa và thiếu
khóa.
Đối với chất thải lỏng ở bệnh viện được kiểm tra có hệ thống xử lý còn lại 27
TTYT quận, huyện, thị xã chưa có hệ thống xử lý nước thải hiện đại mà chỉ xử lý tại
chỗ bằng cloramin B hoặc vôi bột sau đó xả thải ra môi trường. 43/51 phòng khám
đa khoa ở 30 TTYT quận, huyện đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, 3/4 nhà hộ sinh
được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhà hộ sinh còn lại sử dụng phương pháp xử lý
bằng hóa chất trước khi thải ra môi trường.
Để góp phần giảm thiểu tác hại của Chất thải rắn y tế, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Hữu nghị
Việt Đức”.


3

2. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện hữu nghị Việt
Đức.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp các số liệu thống kê và đánh giá chính xác, khách quan của
luận văn về thưc trạng phát sinh, phân loại, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải
rắn y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ là nguồn tài liệu cơ sở cho các nghiên
cứu tiếp theo về chất thải rắn y tế tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Luận văn còn cung cấp cơ sở khoa học, các giải pháp thực tiễn giúp cải thiện
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức và quản lý chất thải rắn y tế bệnh viện từ đây đến các năm sau.

- Đề xuất những biện pháp khả thi cho công tác thu gom, xử lý rác thải y tế một
cách khoa học, hiệu quả, phù hợp hơn với điều kiện của Bệnh viện.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế (CTRYT)
1.1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1.1. Tổng quan về Chất thải rắn và quản lý chất thải rắn
+ Khái niệm chất thải:
Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2014 thì: “Chất thải là vật
chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác". Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ
dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế, ... mà mọi người không dùng nữa và thải
bỏ đi.
+ Nguồn gốc phát sinh và thành phần của chất thải
Chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau:
Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cư tách rời.
Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,... còn có
một số chất thải nguy hại
Từ các động thương mại: Quầy hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng cơ quan, khách
sạn,...Các nguồn thải có thành phần tương tự như đối với các khu dân cư (thực phẩm,
giấy, catton,..)
Các cơ quan, công sở: Trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính: lượng
rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư và các hoạt động thương mại nhưng khối
lượng ít hơn.
Từ xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ các
công trình cũ. Chất thải mang đặc trưng riêng trong xây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ,

các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
Dịch vụ công cộng của các đô thị: Vệ sinh đường xá, phát quan, chỉnh tu các
công viên, bãi biển và các hoạt động khác,... Rác thải bao gồm cỏ rác, rác thải từ việc
trang trí đường phố.


5

Các quá trình xử lý nước thải: Từ quá trình xử lý nước thải, nước rác, các quá
trình xử lý trong công nghiệp. Nguồn thải là bùn, làm phân compost,...
Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các
hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng
gói sản phẩm,... Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt của nhân viên làm
việc.
Từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Nguồn chất thải chủ yếu từ các cánh
đồng sau mùa vụ, các trang trại, các vườn cây,... Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa,
phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch
sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
1.1.1.2. Chất thải rắn y tế
+ Khái niệm:
Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2015 thì Chất thải y tế được định nghĩa như sau:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế,
bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.
+Phân loại:
-

Theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế.




Chất thải lây nhiễm



Chất thải hóa học nguy hại



Bình chứa áp suất



Chất thải thông thường

-

Theo thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT – BYT - BTNMT ký ngày 31/12/2015

về việc quản lý chất thải y tế.


Chất thải lây nhiễm sắc nhọn



Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn




Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao



Chất thải giải phẫu



Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn


6



Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng



Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế



Chất thải thông thường phục vụ mục đích tái chế

+ Quy trình quản lý chất thải y tế
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Các văn bản, luật, nghị định, thông tư ban hành từ trước đến nay:
Luật bảo vệ MT số 55/2014/QH 13 thông qua ngày 23/6/2014.
Nghị định số 18/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về thi hành luật

BVMT.
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30/6/2015 về quy định quản lý
chất thải của Bộ TNMT.
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCN-BYT ngày 9/6/2014 hướng dẫn
thực hiện an toàn bức xạ trong y tế.
Thông tư ban hành quy chuẩn VN 02:2012/BTNMT-LĐCTYT.
Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT – BYT - BTNMT ký ngày 31/12/2015 về
việc quản lý chất thải y tế.
1.1.3. Tổng quan nghiên cứu chất thải rắn y tế trên thế giới
- Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới
Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở
các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan tâm đến
nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp
làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của
các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện
pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải
nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan
truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương
nhiễm khuẩn ở y tá, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm
khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng; người
phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế. ( Báo cáo môi trường của ngành y
tế năm 2015 )


7

- Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Khối lượng CTYT phát sinh thay đổi theo khu vực địa lý, theo mùa và phụ thuộc
vào các yếu tố khách quan như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, loại, quy mô bệnh viện,
phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc

bệnh nhân và thải rác của bệnh nhân ở các khoa phòng.
Bảng 1.1. Chất thải rắn y tế theo giường bệnh trên thế giới năm 2015
Tổng lượng CTYT

CTYT nguy hại

Bệnh viện trung ương

(kg/GB)
4,4 - 9,6

(kg/GB)
0,5 - 1,7

Bệnh viện tỉnh

2,6 - 4,8

0,4 - 1,3

Bệnh viện huyện

0,7 - 1,9

0,3 - 0,6

Tuyến bệnh viện

( Nguồn: Báo cáo của Bộ y tế về tình hình hoạt động của bệnh viện tại Hà Nội – 2015)


+ Phân loại chất thải y tế
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (2012), ở các nước đang phát
triển có thể phân loại CTYT thành các loại sau: Chất thải không độc hại (chất thải
sinh hoạt gồm chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại); chất thải sắc nhọn
(truyền nhiễm hay không truyền nhiễm); chất thải nhiễm khuẩn (khác với các vật
sắc nhọn nhiễm khuẩn); chất thải hoá học và dược phẩm (không kể các loại thuốc
độc đối với tế bào); chất thải nguy hiểm khác (chất thải phóng xạ, các thuốc độc tế
bào, các bình chứa khí có áp suất cao).
Ở Mỹ phân loại chất thải y tế thành 8 loại: Chất thải cách ly (chất thải có khả
năng truyền nhiễm mạnh); Những nuôi cấy và dự trữ các tác nhân truyền nhiễm và
chế phẩm sinh học liên quan; Những vật sắc nhọn được dùng trong điều trị, nghiên
cứu...; Máu và các sản phẩm của máu; Chất thải động vật (xác động vật, các phần
của cơ thể...); Các vật sắc nhọn không sử dụng; Các chất thải gây độc tế bào; Chất
thải phóng xạ.
+ Quản lý chất thải y tế tại 1 số quốc gia trên thế giới: Anh, Srilanka...
Theo Tổ chức Y tế thế giới, có 20 - 68% cơ sở y tế chưa có biện pháp xử lý
chất thải đúng cách. Tại các cơ sở Y tế, 13,8% công nhân xử lý chất thải bị tổn


8

thương do kim đâm xảy ra trong quá trình xử lý CTYT. Tổn thương này cũng là
nguồn phơi nhiễm nghề nghiệp, với máu phổ biến nhất, chủ yếu là dùng hai tay tháo
lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn. Có khoảng 50% số bệnh viện trong diện
điều tra vận chuyển CTYT đi qua khu vực bệnh nhân và không đựng trong xe thùng
có nắp đậy. (Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 2015)
Ở các nước phát triển đã có công nghệ xử lý CTYT đáng tin cậy như đốt rác
bằng lò vi sóng, tuy nhiên đây không phải là biện pháp hữu hiệu được áp dụng ở các
nước đang phát triển, vì vậy, các nhà khoa học ở các nước Châu Á đã tìm ra một số
phương pháp xử lý chất thải khác để thay thế như Philippin đã áp dụng phương pháp

xử lý rác bằng các thùng rác có nắp đậy; Nhật Bản đã khắc phục vấn đề khí thải độc
hại thoát ra từ các thùng đựng rác có nắp kín bằng việc gắn vào các thùng có những
thiết bị cọ rửa; Indonexia chủ trương nâng cao nhận thức trước hết cho các bệnh viện
về mối nguy hại của CTYT gây ra để bệnh viện có biện pháp lựa chọn phù hợp. (Theo
Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 2015)
1.1.4. Tổng quan nghiên cứu chất thải rắn ở Việt Nam
a. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại Việt Nam
- Tổng lượng chất thải y tế phát sinh.
Hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn quốc được
phân cấp quản lý theo tính chất chuyên khoa. Cụ thể,
Bộ Y tế quản lý 13 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 26bệnh viện chuyên
khoa tuyến trung ương; địa phương quản lý 748 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh/thành phố,
241 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh/thành phố, 598 bệnh viện đa khoa quận/huyện/thị
xã và 11.822 trung tâm y tế các cấp; các đơn vị khác quản lý 92 Trung tâm/Nhà điều
dưỡng/ bệnh viện tư nhân. (Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 2015).
Theo Tổng cục thống kê năm 2015 thì mức độ đáp ứng nhu cầu chữa trị tính
chung trong cả nước tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, năm 2010 là 18,8
giường bệnh/1 vạn dân, đến năm 2020 là 28 giường bệnh/1 vạn dân . Việc tăng số
lượng giường bệnh thực tế do tăng nhu cầu về khám chữa bệnh đồng nghĩa với việc
tăng khối lượng chất thải y tế cần phải xử lý.


9

Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như:
trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám sản phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám
ngoại trú, trung tâm lọc máu...; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu y sinh học;
ngân hang máu... Hầu hết các CTR y tế đều có tính chất độc hại và tính đặc thù khác
với các loại CTR khác. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là ở các khu vực
xét nghiệm, khu phẫu thuật.

Bảng 1.2: Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các loại đô thị trên cả nước
Loại
đô

Tỉnh/Tp.

thị
Đắc Lắc

CTR y tế
(tấn/năm)

Loại
đô

Tỉnh/Tp.

thị

278,9

Bạc Liêu

CTR y tế
(tấn/năm)

Loại
đô

Tỉnh/Tp.


thị

146,9

CTR y tế
(tấn/năm)

Quảng Trị

284,67

Sóc Trăng

281,2

Sơn La

192

Trà Vinh

441 (*)

Vĩnh Long

362,3

Yên Bái


121,5

Hà Nội

~5400

Tp. HCM

2962

Tỉnh


Khánh

đô

Hòa

thị

Lâm Đồng

loại I

Nam Định

496

Tỉnh


Hà Giang

446

Nghệ An

196,8

có đô

Hà Nam

983

An Giang

342,6

Hậu Giang

646,4

Cà Mau

164,6

Kiên Giang

665,4


Dương
Điện Biên

215

Tỉnh


Bình

373

thị

1.432
79,1

III

loại
III

Đô
thị

Đồng Nai

443,6


Long An

375

đặc
biệt

loại
II

thị

loại

đô
thị

Đô

Phú Thọ

130,5

Quảng
Nam

622,5

(Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường địa phương 2010-2015, Sở TN&MT các
địa phương, 2015)

Theo nghiên cứu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế và
Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng, năm 2014 -2015,
tổng lượng CTR y tế trong toàn quốc khoảng 115-165 tấn/ngày, trong đó có 17-32
tấn/ngày là CTR y tế nguy hại. Lượng CTR trung bình là 0,92 kg/giường/ ngày,
trong đó CTR y tế nguy hại tính trung bình là 0,16 - 0,27 kg/giường/ngày. CTR y


10

tế phát sinh ngày càng gia tăng ở hầu hết các địa phương, xuất phát từ một số
nguyên nhân như: gia tăng số lượng cơ sở y tế và tăng số giường bệnh; tăng cường
sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế; dân số gia tăng, người dân ngày
càng được tiếp cận nhiều hơn với dịch vụ y tế.
Tính riêng cho 38 bệnh viện thuộc Bộ Y tế quản lý, theo khảo sát năm 2015,
tổng lượng CTR y tế phát sinh trong 1 ngày là 32,72 tấn, trung bình là 1,6 kg/giường/
ngày. Lượng chất thải phát sinh tính theo giường bệnh cao nhất là bệnh viện Chợ Rẫy
3,98 kg/giường/ngày, thấp nhất là bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung
ương và bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 với 0,12 kg/giường/ngày. Lượng CTR y
tế phát sinh trong ngày khác nhau giữa các bệnh viện tùy thuộc số giường bệnh, bệnh
viện chuyên khoa hay đa khoa, các thủ thuật chuyên môn được thực hiện tại bệnh
viện, số lượng vật tư tiêu hao được sử dụng... (Theo Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế,
2015).
Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh từ chất thải y tế đang là
mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội hiện nay. Thời gian qua, để hạn chế những tác
động xấu từ chất thải y tế, nhiều nguồn lực đã được đầu tư cho công tác bảo vệ môi
trường . Tuy nhiên thực tế cho thấy công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực y tế
vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại.
Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi tập trung đông dân cư vì thế công tác bảo vệ
sức khỏe của người dân luôn là trách nhiệm hàng đầu. Kéo theo đấy là lượng chất
thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội hằng ngày luôn đứng đầu cả nước.

Nếu công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại nếu không được thực hiện tốt ngay
từ các Bệnh viện thì hậu quả đối với môi trường sống và sức khỏe của người dân sẽ
không được đảm bảo.


11

Bảng 1.3: Khối lượng CTR y tế phát sinh ở các tuyến Bệnh viện
Tổng lượng chất thải phát sinh
(kg/giường/ngày)

Khoa
BV TW

BV Tỉnh

BV Huyện

Bệnh viện

1,2

0,94

0,81

Khoa hồi sức cấp cứu

1,23


1,32

1,31

Khoa nội

0,72

0,62

0,62

Khoa Nhi

0,61

0,71

0,74

Khoa ngoại

1,09

0,87

0,79

Khoa sản


0,95

1,1

0,83

Khoa mắt/TMH

0,75

0,65

0,51

Khoa cận lâm sàng

0,19

0,19

0,12

Trung bình

0,91

0,9

0,72


Trung bình

0,93

Nguồn: Quy hoạch quản lý chất thải y tế, Bộ Y tế, 2015
Hiện nay trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 55 bệnh viện tuyến tỉnh và Trung
ương, 17 bệnh viện tuyến Trung ương và bộ ngành. Bệnh viện trực thuộc Trung
Ương với 12.730 giường bệnh, 40 bệnh viện thuộc Sở Y tế, với 7.980 giường bệnh.
Đây là 2 tuyến bệnh viện phát sinh nhiều chất thải rắn y tế nguy hại nhất của Thành
phố Hà Nội. (Cục Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, 2015)
Số lượng bệnh viện đã đăng ký chất thải rắn nguy hại với Chi cục bảo vệ môi
trường - Sở Tài nguyên Môi trường là: 23/55 bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương có
khối lượng chất thải rắn nguy hại là 45.451 kg/tháng, 10/40 bệnh viện thuộc Sở y tế
có khối lượng CTR y tế nguy hại là 25.152kg/tháng, 8/25 bệnh viện và phòng khám
tư nhân có khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại là 7.258,6 kg/tháng. Các cơ sở y tế
còn lại không đăng ký chất thải rắn nguy hại với Chi cục bảo vệ môi trường, hợp
đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý.


12

- Thành phần và phân loại chất thải rắn y tế.
+ Theo Thuyết minh Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỷ lệ, thành phần chất thải rắn y tế phát sinh tại các
bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như sau:

CTR y tế thông
thường
42%
CTR y tế thông thường

Tổng lượng
CTR y tế
50%

CTR y tế nguy hại
CTR y tế nguy
hại
8%

Tổng lượng CTR y tế

Hình 1.1: Thành phần chất thải rắn y tế phát sinh
(Nguồn: Theo Thuyết minh Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2050)
+ Theo Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) thì tổng
khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các bệnh viện trên địa bàn thành
phố Hà Nội hiện tại đã được thu gom và xử lý gần như 100%.
Hầu hết các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù so
với các loại CTR khác. Các loại chất thải này nếu không được phân loại cẩn thận
trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ gây ra những nguy hại đáng kể.
Xét về các thành phần chất thải dựa trên đặc tính lý hóa thì tỷ lệ các thành phần có
thể tái chế là khá cao, chiếm trên 25% tổng lượng CTR y tế, chưa kể 52% CTR y tế
là các chất hữu cơ. Trong thành phần CTR y tế có lượng lớn chất hữu cơ và thường
có độ ẩm tương đối cao, ngoài ra còn có thành phần chất nhựa chiếm khoảng 10%, vì
vậy khi lựa chọn công nghệ thiêu đốt cần lưu ý đốt triệt để và không phát sinh khí
độc hại.


13


Đất đá và các loại vật
rắn khác
Đất đá và các loại
vật rắn khác
22%

Giấy các loại
3%

Rác hữu cơ
51%

Giấy các loại
Kim loại, vỏ hộp
1%
Thủy tinh, ống tiêm,
chai lọ thuốc, bơm
kim tiêm
3%

Bệnh phẩm
1%
Chai, túi nhựa các
loại
10%

Bông băng, bột bó
gãy xương
9%


Kim loại, vỏ hộp
Thủy tinh, ống tiêm,
chai lọ thuốc, bơm kim
tiêm
Bông băng, bột bó gãy
xương
Chai, túi nhựa các loại
Bệnh phẩm

Hình 1.2: Thành phần CTR y tế dựa trên đặc tính lý hóa Rác hữu cơ
(Nguồn: Báo cáo Bộ TNMT năm 2010)
Thành phần hoá học của chất thải rắn y tế.
- Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất thuốc thử.
- Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa...
Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phẩm: C, H, O, N, S, P, Cl
và một phần tro.
Thành phần hoá học điển hình của các loại chất thải y tế ước tính khoảng 50%
cacbon, 20% ôxy, 6% hydro và nhiều nguyên tố khác.
Thành phần sinh học của chất thải rắn y tế.
Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm đặc biệt
là những vi trùng gây bệnh.
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hoá học, sinh học và tính chất nguy hại, chất
thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm:
* Chất thải lây nhiễm: Nhóm này gồm các loại chất thải:
- Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc
thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,


14


lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thuỷ tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác
sử dụng trong các hoạt động y tế.
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm
dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng
xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
- Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người;
rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
* Chất thải hoá học nguy hại: Nhóm này gồm các loại chất thải sau:
- Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
- Chất hoá học nguy hại sử dụng trong y tế
- Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc
gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hoá trị liệu.
- Chất thải chứa kim loại nặng: thuỷ ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thuỷ ngân bị
vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc
chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh,
xạ trị).
* Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh
từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế Ban hành và hướng
dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm
y tế
* Bình chứa áp suất: Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung.
Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
* Chất thải thông thường: là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá
học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
- Chất thải sinh hoạt từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
- Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh,
chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất
thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.



15

- Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
- Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
b. Quản lý chất thải rắn y tế tại một số Bệnh viện.
- Theo Kết quả khảo sát 856 bệnh viện của Viện Y học Lao động và Vệ sinh
Môi trường năm 2015 và báo cáo của các Sở Y tế từ các địa phương từ 2013-2015,
có 97,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải trong đó 93,7% đã sử dụng dụng
cụ tách riêng vật sắc nhọn. Theo báo cáo kiểm tra của các tỉnh và nhận xét của đoàn
kiểm tra liên Bộ, còn có hiện tượng phân loại nhầm chất thải, một số loại chất thải
thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại gây tốn kém trong việc xử lý. Có
67,8% sử dụng túi nhựa làm bằng nhựa PE, PP. Chỉ có 31,5% sử dụng túi có thành
dày theo đúng quy chế. Chất thải y tế đã được chứa trong các thùng đựng chất thải.
Tuy nhiên, các bệnh viện có các mức độ đáp ứng yêu cầu khác nhau, chỉ có một số ít
bệnh viện có thùng đựng chất thải theo đúng quy chế (bệnh viện trung ương và bệnh
viện tỉnh). Hầu hết ở các bệnh viện (96,3%) CTR được thu gom hàng ngày, một số
bệnh viện có diện tích chật hẹp nên gặp khó khăn trong việc thiết kế lối đi riêng để
vận chuyển chất thải. Chỉ có 61% số bệnh viện chất thải được vận chuyển trong xe
có nắp đậy. Có 61,2% bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải có mái che, trong đó có
47,8% đạt yêu cầu theo quy chế quản lý chất thải y tế. (Báo cáo của Bộ Y tế, 2015).
Theo kết quả khảo sát mới đây của Bộ Y tế đối với gần 421 bệnh viện trên toàn
quốc, khoảng 2/3 chưa áp dụng phương pháp tiêu huỷ chất thải đảm bảo hợp vệ sinh.
Trong khi đó, theo Luật Bảo vệ môi trường: Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của
bệnh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm trước
khi chuyển về cơ sở xử lý tập trung.
Tại các cơ sở y tế 19,7% số công nhân xử lý chất thải bị tổn thương do kim tiêm
đâm xảy ra trong quá trình xử lý chất thải y tế. Tổn thương này cũng là nguồn phơi

nhiễm nghề nghiệp với máu phổ biến nhất, xảy ra chủ yếu do nguyên nhân là dùng
hai tay tháo lắp kim và thu gom tiêu huỷ vật sắc nhọn không an toàn. (Cục Khám
chữa bệnh - Bộ Y tế, 2015)
- Phân loại chất thải rắn y tế.


16

Việc phân loại chất thải phải được thực hiện ngay tại các buồng bệnh hoặc nơi
phát sinh ra chất thải rắn y tế. Các chất thải khác nhau phải được đựng trong các túi
và thùng có mã mầu kèm biểu tượng khác nhau theo đúng quy định.
- Mã màu sắc của túi đựng chất thải y tế:
+ Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
+ Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ.
+ Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
+ Mầu trắng đựng chất thải tái chế.
- Túi đựng chất thải:
+ Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa
PVC.
+ Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp
với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1 m3.
+ Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ "Không
được đựng quá vạch này".
+ Các túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định của Quy chế và
sử dụng đúng mục đích.
- Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn:
+ Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu huỷ cuối
cùng.
+ Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn: Thành và đáy cứng
không bị xuyên thủng, có khả năng chống thấm, kích thước phù hợp, có nắp đóng mở

dễ dàng, miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy, có
dòng chữ "Chỉ đựng chất thải sắc nhọn" và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có
dòng chữ "Không được đựng quá vạch này", mầu vàng, có quai hoặc kèm hệ thống
cố định, khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.
+ Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy huỷ kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp
đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng
lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy huỷ, cắt bơm kim.


×