Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

khảo sát đánh giá vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nguồn nhân lực tại viettel vinh phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.29 KB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN
Có được bài tập lớn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
tới đến Viettel Vĩnh Phúc – Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội ; Phòng
Tổng hợp Chi nhánh và đặc biệt là các anh chi trong phòng đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai,
nghiên cứu và hoàn thành bài tập lớn về đề tài “Khảo sát, đánh giá về vai trò của
nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự của Viettel Vĩnh
Phúc- Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội” Xin chân thành cảm ơn các
Ths.Nguyễn Đăng Việt đã trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức khoa học
chuyên ngành văn phòng cho bản thân tôi trong những bài học qua.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài tập lớn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để nghiên cứu. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện tiểu luận này và các thông tin trích dẫn trong tiểu luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

1

ATLĐ

2



CBCNV

3

HĐLĐ

4

NLĐ

5

SXKD

6

WTO

7

CĐBR

Nghĩa Tiếng Anh

Tên cụm từ viết tắt
An toàn lao động
Cán bộ công nhân
viên
Hợp đồng lao động

Người lao động
Sản xuất kinh doanh

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại
Thế giới
Cố định băng rộng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................2
BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................3
MỤC LỤC.........................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
5. Ý nghĩa đóng góp đề tài............................................................................2
6. Cấu trúc đề tài..........................................................................................3
CHƯƠNG 1.......................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI..............................................................................4
1.1. Lịch sử hình thành..................................................................................4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Viettel Vĩnh Phúc.........................4
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động.............................................................................4

1.2. Cơ cấu tổ chức........................................................................................5
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức...........................................................................5
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ..........................................................................7
CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG TRONG
CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ TẠI VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI
NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI........................................23
2.1.. Khái quát về công tác quản trị nhân lực tại VIETTEL Vĩnh Phúc – Chi
nhánh Tập đoàn viễn thông Quân đội..........................................................23
2.1.1. Bộ máy quản trị nhân lực của Chi nhánh.........................................23
2.1.2. Thực tiễn hoạt động chức năng về quản trị nhân lực tại Chi nhánh..23


2..2. Vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nhân sự
.....................................................................................................................24
2.2.1. Tổ chức thu thập thông tin làm căn cứ hoạch định...........................24
2.2.2. Tổ chức thiết lập mục tiêu.................................................................25
2.2.3. Tổ chức xây dựng và thực hiện các giải pháp...................................27
2.2.3.1. Tuyển dụng nhân sự.......................................................................27
2.2.3.2. Đào tạo, phát triển nhân sự.............................................................29
2.2.3.3. Bố trí sử dụng nhân sự...................................................................31
2.2.3.4. Đãi ngộ nhân sự..............................................................................32
2.2.3.5. Kiểm tra, đánh giá nhân sự.............................................................33
TIỂU KẾT...................................................................................................36
CHƯƠNG 3 :..................................................................................................37
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
TRONG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH NHÂN SỰ VIETTEL VĨNH PHÚCCHI NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI................................37
3.1. Nhận xét, đánh giá................................................................................37
3.1.1. Ưu điểm.............................................................................................37
3.1.2. Nhược điểm.......................................................................................38
3.2. Nguyên nhân........................................................................................39

3.3. Các giải pháp nâng cao vai trò nhà quản trị văn phòng trong công tác
tuyển dụng nhân sự......................................................................................41
KẾT LUẬN.....................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................43


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, trình độ phát
triển của Nguồn nhân lực là lợi thế phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong lĩnh vực
nào thì con người cũng đứng ở vị trí trung tâm. Quan tâm đến sự phát triển con người
sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển đất nước bởi vì quá trình phát triển nguồn nhân
lực là thước đo đánh giá sự phát triển về kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, các doanh nghiệp được mở ra nhiều cơ hội phát
triển. Sự phát triển của Doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của cả quốc gia. Tuy nhiên
đây cũng là thách thức đối với doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
phải cạnh tranh, điều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp phải phát huy lợi thế của mình.
Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế hàng đầu bởi con người là một tài nguyên vô giá.
Vì vậy, công tác hoạch định nguồn nhân lực là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ của
một doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của cả một đất nước. Công tác hoạch định
nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí. Nhưng thực hiện tốt công
tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp
phát triển bền vững.
Công tác hoạch định nguồn nhân lực là một khâu quan trọng trong công tác
quản trị nhân lực có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng nhân lực của doanh
nghiệp.Vì vậy tôi chọn đề tài này với mong muốn làm rõ “khảo sát đánh giá vai trò
của nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định nguồn nhân lực tại
VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI”
cho bài tập lớn của mình
2. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về vai trò của nhà quản trị văn phòng trong công tác
hoạch định nguồn nhân lực tại VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Tìm hiểu thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực tại đơn vị từ
2013 – 2017.
- Không gian: Đề tài chỉ tập trung ngiên cứu trong phạm vi VIETTEL VĨNH
PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI

1


4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu như sau:
Một là: Phương pháp luận duy vật biện chứng
Hai là: Phương pháp phỏng vấn
Để có thông tin thực tế phục vụ cho bài báo cáo tôi đã phỏng vấn một số nhân
viên trong đơn vị tôi thực tập như: Phụ trách văn phòng, nhân viên TCLĐ và nhân viên
hành chính. Các câu hỏi như: Hình thức hoạt động của đơn vị? Số lượng nhân viên
trong đơn vị? Công tác và vai trò của nhà quản trị văn phòng tại đơn vị?
Ba là: Phương pháp quan sát
Để nắm bắt được quy trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của đơn vị tác giả
đã quan sát bằng hình ảnh và tôi được tham dự khóa đào tạo do đơn vị tổ chức.
Ngoài ra, để phục vụ cho nghiên cứu đề tài tôi cũng đã sử dụng phương pháp:
So sánh, phân tích số liệu,…
5. Ý nghĩa đóng góp đề tài
- Về mặt lý luận:

Ý nghĩa thực tiễn:

- Tuyển dụng nhân viên là yếu tố chủ yếu của chính sách quản lý
nguồn nhân lực, bởi vì nó ảnh hưởng quyết định đến tình trạng nhân lực của
doanh nghiệp.
- Qua công tác hoạch định nhân sự mới, một mặt lực lượng lao động của
nó được trẻ hoá, và mặt kia, trình độ trung bình của nó được nâng lên.
Công tác hoạch định nhân lực tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên
có trình độ, kinh nghiệm để giúp tổ chức tồn tại và phát triển tốt, có tính cạnh
tranh cao. Ngược lại có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực, làm cho hoạt động
kinh doanh kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực dẫn đến phá sản.
Thống kê được số lương, chất lượng và tình hình của đội ngũ nhân lực
trong đơn vị.
Công tác hoạch định nhân lực tốt thì sẽ giúp xã hội sử dụng hợp lý tốt đa
nguồn lực. Là đầu ra của đào tạo nguồn nhân lực. Nó có thể giải quyết vấn đề
việc làm xã hội.
2




Ý nghĩa lý luận:

Góp phần nâng cao chất lượng công tác hoạch định nhân sự đối với nhà quản trị
văn phòng
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài mục lục, bảng chú thích từ viết tắt, phần mở đầu, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục báo cáo thực tập gồm 3 chương:

Chương 1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của VIETTEL VĨNH PHÚC
– CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
Chương 2. Vai trò của Nhà quản trị văn phòng trong công tác hoạch định

nhân sự tại VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI
Chương 3. Giải pháp,nâng cao vai trò của nhà quản trị văn phòng tại
VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN
ĐỘI

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN
VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI
1.1. Lịch sử hình thành
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Viettel Vĩnh Phúc

Được thành lập ngày 15/4/2004 với tên gọi Trung tâm Viễn thông Vĩnh
Phúc. Ngày 1/6/2004, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Công ty Viễn
thông Quân đội vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng phần thưởng Huân
chương lao động Hạng Nhất
Ngày 15/11/2005 theo Quyết định số: 2982/QĐ-BQP, của Thượng tướng
Nguyễn Văn Rinh – Thứ trưởng – Bộ Quốc phòng về việc thành lập 61 Chi
nhánh trên toàn quốc. Do đó Trung tâm Viễn thông Vĩnh Phúc đổi tên thành Chi
nhánh Vĩnh Phúc. Theo quyết định số 2716/QĐ-TCT-TCLĐ ngày 07/10/2009
của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội về việc “ Thành lập 64
Chi nhánh Viettel tỉnh, trên cơ sở sáp nhập 64 Chi nhánh Kinh doanh và 64 Chi
nhánh Kỹ thuật tại 63 tỉnh/TP thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội”: Chi
nhánh Kỹ thuật và Chi nhánh kinh doanh Vĩnh Phúc sáp nhập thành Viettel Vĩnh
Phúc – Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Loại hình kính tế: Công ty trách nhiệm hữu hạn NN 1 thành viên 100%
vốn của Nhà nước

Tên công ty: Viettel Vĩnh Phúc – Chi nhánh Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Giấy phép kinh doanh: 0100109106-013 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh
Phúc cấp
Mã số thuế: 0100109106-013
Địa chỉ: Số 01 Khu đô thị Hà Tiên – TP. Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: 0211.6255.000; Fax: 0211.6251.102 Website: www.viettel.com.vn
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động
VIETTEL VĨNH PHÚC – CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN
ĐỘI là chi nhánh trực thuộc tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp nhà nước
với phương châm xuất sắc – khác biệt – Bền vững. Cụ thể các ngành kinh doanh chính
của chi nhánh như sau :

4


1. Hoạt động viễn thông có dây chi tiết hoạt động viễn thông có dây, không dây,
vệ tinh và viễn thông khác
2. Kinh doanh các loại dịch vụ bưu chính viễn thông
3. Phát triển các sản phầm phần mềm trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, công
nghệ thông tin, Internet
4. Mua bán máy tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm trong các cửa hàng chuyên
doanh
5. Mua bán thiết bị viễn thông, thiêt bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên
doanh.
6. Mua bán thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.
7. Lập trình máy tính, dịch vụ tư vấn và hoạt động khác liên quan đến máy vi
tính, xuất bản phần mềm, xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan, công
thông tin, dịch vụ thông tin khác.
8. Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng máy
9. Mua bán thiết bị công nghệ thông tin liên lạc trong các cửa hàng chuyên

doanh.
10. Sửa chữa máy vi tính và thiết bị liên lạc.
11. Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị
12. Bưu chính
13. Chuyển phát
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

5


6


1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

1.1.2.1. Ban Giám đốc tỉnh:
a) Giám đốc Viettel Tỉnh/Thành phố:
- Quản lý điều hành các hoạt động SXKD tại Tỉnh theo ủy quyền của
Tổng Giám đốc Tập đoàn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty;
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động SXKD tại Tỉnh;
- Là Chủ tài khoản của Chi nhánh, Chủ tịch các Hội đồng: Thi đua, Kỷ
luật, tiền lương và các Hội đồng khác theo thực tế.
- Chỉ đạo điều hành hoạt động chung tại các Quận/Huyện.
- Quan hệ với các cơ quan, chính quyền, đối tác trên địa bàn.
- Chỉ đạo nghiệp vụ kế hoạch kinh doanh và công tác về tổ chức, xây
dựng lực lượng.
- Trực tiếp quản lý, điều hành Phòng Tổng hợp, Phòng Tài chính, Phòng
bán hàng Doanh nghiệp và Chính phủ.
b) Phó Giám đốc Kinh doanh:

- Trực tiếp điều hành công tác kinh doanh Khách hàng cá nhân & Hộ gia
đình tại Tỉnh.
- Quản lý điều hành trực tiếp công tác:
+ Nghiên cứu thị trường, xây dựng các kế hoạch kinh doanh đối tượng
Khách hàng cá nhân & Hộ gia đình tại Tỉnh.
+ Hướng dẫn các Quận/ huyện xây dựng kế hoạch kinh doanh đảm bảo
các chỉ tiêu được giao.
+ Tổ chức các hoạt động quảng cáo truyền thông, xây dựng và duy trì
hình ảnh Viettel trên địa bàn Tỉnh;
+ Xây dựng hệ thống kênh bán trên địa bàn Tỉnh.
+ Hướng dẫn các nghiệp vụ bán hàng các dịch vụ được giao đối với các
Quận/Huyện ;
+ Đảm bảo hàng hóa kinh doanh cho các Quận/Huyện
- Trực tiếp kiêm nhiệm vụ Trưởng Phòng Khách hàng Cá nhân & Hộ gia
đình.
7


- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Giám đốc.
c) Phó Giám đốc Kỹ thuật:
- Trực tiếp quản lý điều hành công tác công tác kỹ thuật (cơ điện, truyền
dẫn, vô tuyến, CĐBR, CNTT), hạ tầng tại tỉnh gồm:
Trực tiếp quản lý điều hành công tác công tác kỹ thuật (cơ điện, truyền
dẫn, vô tuyến, CĐBR, CNTT), hạ tầng tại tỉnh gồm:
- Công tác khai thác, vận hành, tổ chức ƯCTT, hạ tầng mạng lưới (bao
gồm cả CĐBR) trên địa bàn tỉnh theo các quy trình, quy định của Tập đoàn,
Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng mạng.
- Công tác thiết kế tối ưu nâng cao chất lượng mạng lưới bao gồm chất
lượng mạng vô tuyến, truyền dẫn, cơ điện, CĐBR (bao gồm cả internet và
truyền hình), các hệ thống CNTT. Đảm bảo chất lượng mạng tốt hơn 15% so với

đối thủ tốt nhất trên địa bàn tỉnh.
- Công tác hạ tầng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Tỉnh và Tổng Công ty
Mạng lưới Viettel trực tiếp điều hành xây dựng, quản lý hạ tầng mạng lưới trên địa
bàn tỉnh theo các quy trình, quy định đảm bảo tiến độ, chất lượng (bao gồm các
công trình di động và công trình CĐBR); chịu trách nhiệm về tiến độ nghiệm thu,
hoàn công, quyết toán các công thi công trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm về công
tác bảo quản, bảo dưỡng hạ tầng mạng lưới trên địa bàn tỉnh.
- Công tác quản lý kho vật tư và quản lý tài sản của tỉnh.
- Phó Giám đốc kỹ thuật kiêm trưởng phòng kỹ thuật hoặc trưởng phòng
hạ tầng Tỉnh/Thành phố.
d) Một số nhiệm vụ đặc thù:
- Công tác Đảng, công tác Chính trị do đồng chí Bí thư Chi bộ/Đảng bộ
phụ trách.
1.1.2.2. Phòng ban Chi nhánh.
a) Phòng Tổng hợp:
- Nhiệm vụ Kế hoạch Tổng hợp:
+ Tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh từ các phòng Kinh doanh dịch
vụ thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tỉnh.
8


+ Tổ chức triển khai, đôn đốc và điều hành nhiệm vụ theo kế hoạch
ngày/tuần/tháng/quý/năm.
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu thực hiện kế hoạch tuần,
tháng, quý, năm từ các đơn vị trong toàn Tỉnh;
+ Chuẩn bị các số liệu, báo cáo tổng hợp và báo cáo trong giao ban;
+ Đôn đốc các kết luận giao ban Tập đoàn, Tổng Công ty, Tỉnh.
+ Tổng hợp, đánh giá chấm điểm thi đua các hoạt động sản xuất kinh
doanh chung của toàn Tỉnh.
- Nhiệm vụ Chính trị:

+ Tổ chức xây dựng Đảng; Công tác cán bộ; chính sách cán bộ;
+ Tuyên huấn, giáo dục, thi đua khen thưởng; Bảo vệ an ninh nội bộ.
- Nhiệm vụ Tổ chức lao động:
+ Đề xuất xây dựng, triển khai thực hiện mô hình tổ chức;
+ Quản lý lao động, tuyển dụng; Quản lý tiền lương (cả việc tính và thanh
toán tiền lương);
+ Thực hiện các chính sách, BHXH;
+ Thực hiện các hoạt động đào tạo.
- Nhiệm vụ hành chính, văn phòng:
+ Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo công tác hành chính, văn phòng;
+ Thực hiện nhiệm vụ văn thư bảo mật theo qui định;
+ Đảm bảo hạ tầng CNTT (IT) cho các hoạt động sản xuất kinh doanh tại
Tỉnh.
- Quản lý đội xe.
- Đảm bảo hàng hóa kinh doanh:
+ Lập đơn hàng tháng gửi Tổng Công ty căn cứ theo chỉ tiêu và nhu cầu của Tỉnh.
+ Thực hiện theo dõi và phân bổ hàng hóa cho các Quận/Huyện .
+ Điều phối hàng hóa giữa các Quận/Huyện đảm bảo kế hoạch kinh
doanh.
+ Hàng tháng rà soát, đánh giá kết quả kinh doanh các mặt hàng, đề xuất
hướng xử lý đối với các mặt hàng tồn kho lâu ngày kinh doanh chậm.
9


+ Quản lý sử dụng các kho số thuộc phạm vi quản lý của Tỉnh.
+ Quyết toán vật tư, thu hồi vật tư, thiết bị của khách hàng rời mạng vi
phạm hợp đồng.
+ Xuất bán hàng thẻ cào cho Đại lý Tổng Công ty đối với các tỉnh đã ký
Hợp đồng đại lý của VTT.
+ Hỗ trợ nghiệp vụ về điều chuyển hàng hóa và quản lý kho hàng.

- Nhiệm vụ mua sắm:
+ Lập và triển khai kế hoạch mua sắm hàng hóa công cụ dụng cụ, vật tư sửa chữa,
lắp đặt trang thiết bị phụ vụ sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi được phân cấp, ủy quyền
của Tỉnh.
+Tham gia thực hiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, lựa chọn đối tác thi
công tại Tỉnh đối với các gói thầu được phân cấp uỷ quyền.
+Theo dõi chặt chẽ tiến độ thực hiện hợp đồng của đối tác.
+Phối hợp thực hiện các thủ tục tạm ứng, thanh quyết toán hợp đồng cho
các đối tác.
+Thẩm định pháp lý của các hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê khoán dịch vụ,
hợp đồng xây dựng, hồ sơ mời thầu, các dự án, các quyết định phê duyệt kết quả, biên
bản đàm phán...được phân cấp ủy quyền.
+Tiếp nhận và phối hợp các đơn vị liên quan giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong hợp đồng nếu có.
- Quản lý hồ sơ chứng từ các hợp đồng mua bán được phân cấp.
- Tham mưu cho Ban giám đốc các vấn đề về pháp lý tại Tỉnh.
- Nhiệm vụ quản lý kho hàng hóa, vật tư phát triển thuê bao CĐBR:
+ Thực hiện xuất, nhập kho hàng hóa, vật tư phát triển thuê bao CĐBR theo lệnh.
+ Quản lý, bảo quản hàng hóa, vật tư trong kho theo qui định.
+ Rà soát tổng hợp vật tư, thiết bị hỏng, tồn lâu không sử dụng, đề xuất tái
sử dụng, thanh lý.
1. Phòng Tài chính.
-

Quản lý, kiểm soát công tác tài chính tại tỉnh và huyện.

-

Đảm bảo kinh phí phục vụ hoạt động SXKD tại Tỉnh/huyện.


10


-

Chịu trách nhiệm quản lý các khoản chi cho hoạt động của Tỉnh/huyện đảm bảo

đúng quy chế, quy định của pháp luật và đúng phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc
Tập đoàn.
-

Chịu trách nhiệm quản lý công nợ doanh thu, hàng hóa các dịch vụ tại Tỉnh/

huyện không để thất thoát.
-

Lập báo cáo tài chính hàng quý, năm phục vụ công tác lập báo cáo hợp nhất của

Tập đoàn theo quy định của Bộ Tài chính, phân tích báo cáo tài chính, báo cáo quản trị
theo yêu cầu.
-

Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm với pháp luật, trước Tổng Giám đốc

Tập đoàn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty, Giám đốc Tỉnh về việc quản lý công tác tài
chính tại Tỉnh.
2. Phòng Khách hàng Cá nhân & Hộ gia đình:
-

Giao chỉ tiêu bán hàng đa dịch vụ cho các kênh bán tại huyện.


-

Hướng dẫn, giám sát thực hiện triển khai qui hoạch, đảm bảo hình ảnh,

công cụ cho kênh.
-

Đào tạo, hỗ trợ nghiệp vụ cho các kênh.

-

Giám sát và đôn đốc bán hàng, thu cước trên kênh.

-

Thực hiện đánh giá, kiểm soát, nghiên cứu các hoạt động chống rời mạng

các dịch vụ.
-

Triển khai làm việc với các viễn thông tỉnh phối hợp thực hiện các nội

dung về triển khai kết nối, cung cấp dịch vụ.
-

Thực hiện các hoạt động truyền thông, quảng cáo giới thiệu sản phẩm

dịch vụ tại Tỉnh.
-


Nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng theo đặc thù địa phương.

-

Đề xuất các sản phẩm dịch vụ phù hợp.

-

Đánh giá hiệu quả sản phẩm, chính sách, chỉ ra bất cập và đề xuất điều chỉnh.

- Xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng tại tỉnh.
- Thực hiện và hướng dẫn huyện thực hiện.
- Giải quyết khiếu nại.
- Đánh giá chất lượng các điểm tiếp xúc.
11


- Đánh giá độ hài lòng Khách hàng cá nhân & Hộ gia đình.
3. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và Chính phủ:
a) Nhóm bán hàng (Sale):
- Tìm hiểu thông tin và thu thập thông tin KHDN & CP trên địa bàn.
- Lập kế hoạch bán hàng.
- Tiếp xúc với khách hàng.
- Giới thiệu và tư vấn sản phẩm/giải pháp.
- Đánh giá cơ hội bán hàng.
- Ghi nhận nhu cầu của khách hàng và đề xuất sản phẩm may đo.
- Ký hợp đồng.
- Hỗ trợ khách hàng, đôn đốc triển khai hợp đồng.
- Chăm sóc khách hàng và đầu mối giải quyết các vấn đề của khách hàng.

- Quản lý việc thu cước của khách hàng thuộc phạm vi quản lý.
b) Nhóm tư vấn giải pháp:
- Cùng với nhóm bán hàng tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
- Thiết kế giải pháp may đo phù hợp với nhu cầu KH dựa trên các SP sẵn có.
- Trình bày và tư vấn giải pháp/sản phẩm với khách hàng.
- Viết các đề xuất kỹ thuật cho khách hàng, chuẩn bị hồ sơ tham gia thầu
(nếu cần).
- Hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện triển khai các giải pháp.
- Là đầu mối phối hợp và đôn đốc việc xử lý các sự cố kỹ thuật nghiêm
trọng (mà đội Chăm sóc khách hàng không xử lý được) cho khách hàng.
- Xây dựng các sản phẩm giải pháp CNTT may đo theo nhu cầu khách hàng
tại địa phương.
4. Phòng Kỹ thuật:

a a Nhiệm vụ Điều hành Viễn thông - NOC:
- Giám sát lớp 1: Giám sát cảnh báo, trạng thái hoạt động của tất cả các
thiết bị viễn thông lắp đặt trên địa bàn tỉnh 24/7.
- Điều hành công tác ƯCTT trên địa bàn tỉnh đạt các chỉ tiêu được giao.

12


- Phân tích sự cố, hỗ trợ chuyên môn cho lực lượng kỹ thuật tại
Quận/Huyện.
- Điều phối công việc triển khai mới và xử lý sự cố các dịch vụ có dây
(PSTN, ADSL, FTTX, GPON, AON, truyền hình…) theo phân cấp.
- Xây dựng các phương án ứng cứu thông tin, phòng chống thiên tai và diễn
tập ứng cứu thông tin theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ: Báo cáo, đối soát thời gian chạy máy phát,
xăng/dầu ƯCTT mất điện (1 lần/tháng).

- Tổ chức thực hiện các bài test dịch vụ theo yêu cầu.
- Tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu cụ thể
công việc.
- Điều phối công tác đảm bảo vật tư thiết bị dự phòng tại tỉnh.
a a Nhiệm vụ Thiết kế Tối ưu.
- Thực hiện thiết kế mạng lưới theo Guideline của TCT: Đề xuất các giải
pháp phủ sóng, thay đổi thiết kế. Tạo, quản lý CDD/Call off trạm mới. Thực
hiện các nhiệm vụ phát sóng, hủy trạm/thiết bị Vô tuyến theo quy trình.
- Giám sát chất lượng mạng: Thông qua KPI, PAKH, Driving test Viettel và
đối thủ. Thực hiện báo cáo chất lượng mạng theo phân cấp.
- Xử lý suy giảm chất lượng mạng: Xử lý cell tồi từ PM CBS, xử lý
KPI/KQI theo phân cấp
- VHKT mạng Vô tuyến: Nâng/hạ cấu hình mềm (carrier, licence…). Rà
soát xóa rác và đồng bộ tham số BTS/Node B theo quy định. Rà soát Relation,
trung tần/BSIC/PSC. Tính toán nâng/hạ cấp và điều chuyển tài nguyên nội tỉnh.
Tính toán đảm bảo tài nguyên và tối ưu chất lượng mạng cho các LHSK
- Tối ưu chất lượng mạng: Phối hợp với TTKTKV trong công tác tối ưu
tổng thể chất lượng mạng lưới tại tỉnh.
- Kiểm tra và duy trì nề nếp công tác TKTƯ cấp tỉnh/Huyện.
- Xây dựng vào đào tạo các nghiệp vụ TKTƯ cho nhân viên tuyến huyện.
- Tham gia hỗ trợ thị trường nước ngoài trong công tác TKTƯ khi có yêu cầu.

a a Nhiệm vụ Truyền dẫn:
13


- Quản lý cập nhật cơ sở dữ liệu mạng truyền dẫn toàn Tỉnh và vận hành
khai thác mạng truyền dẫn nhánh gồm: Cáp quang, viba, thiết bị truyền dẫn và
các sơ đồ đấu nối.
- Xây dựng thiết kế call off trạm phát triển mới (quang/viba/VSAT), đưa ra

phương án thiết kế phục vụ việc di dời, nắn dịch, hạ ngầm tuyến cáp.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch tối ưu đảm bảo tài nguyên truyền dẫn đáp ứng
nhu cầu kinh doanh tại tỉnh: Nâng cấp dung lượng, kiểm soát tài nguyên hệ
thống, đưa ra các yêu cầu về việc dồn dịch, thu hồi tài nguyên. Lập kế hoạch vu
hồi, quang hóa các tuyến truyền dẫn.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện cho Nhân viên Kỹ thuật tại các Quận/Huyện,
Đội Kỹ thuật: Sử dụng các công cụ đo quang, hàn quang, xử lý lỗi thiết bị viba,
truyền dẫn, các phần mềm và quy trình, quy định.
- Đảm bảo cấp luồng cho phát triển mạng lưới (cho BTS, Note A&P mới),
cho phát triển khách hàng, dự án (khách hàng FTTH, Leased Line, truyền hình
cáp...).
- Quy hoạch node mạng truyền dẫn, thiết kế các tuyến viba, lập kế hoạch vu
hồi, quang hóa các tuyến truyền dẫn.
- Đưa ra các phương án quy hoạch mới, quy hoạch nắn chuyển, hạ ngầm, di
dời cáp quang trong nhà trạm.
- Đưa ra CR tác động mạng lưới về truyền dẫn: Phân tích, đánh giá mức độ
ảnh hưởng của CR đối với mạng lưới, phương án back up; tổng hợp đánh giá kết
quả thực hiện và hiệu quả của CR đưa ra sau khi thực hiện.
- Đảm bảo vật tư thiết bị phục vụ cho kế hoạch định kỳ và đột xuất.
- Hỗ trợ Quận/Huyện trong việc ƯCTT, khắc phục lỗi Performent đối với
các sự cố khó.
- Đảm bảo tài nguyên mạng lưới phục vụ cho công tác phát triển thuê bao
cố định: Kiểm soát tài nguyên hệ thống, đưa ra các yêu cầu về việc dồn dịch, thu
hồi tài nguyên cố định.
- Điều hành triển khai các tuyến kênh theo đúng yêu cầu và đảm bảo tiến
độ.
14


- Đảm bảo luồng truyền dẫn cho phát triển trạm mới, khách hàng mới.

- Kiểm soát KPI truyền dẫn mức tỉnh: Số sự cố truyền dẫn, công suất thu
của các tuyến viba, công suất thu của ME và SDH tại tỉnh, hiệu suất sử dụng
ring SRT, độ trễ từ CV-SRT, cell*h do nguyên nhân truyền dẫn.

a a Nhiệm vụ Cơ điện:
- Thực hiện thiết kế call off cơ điện cho trạm BTS phát triển mới và nâng
cấp theo hướng dẫn, trình cấp thẩm quyền thẩm định phê duyệt.
- Kiểm soát, chịu trách nhiệm về việc lắp đặt hệ thống cơ điện (hệ thống
nguồn AC, DC, ắc quy, điều hòa, máy phát điện, các thiết bị phụ trợ) tại các trạm
BTS, trụ sở văn phòng, cửa hàng.
- Theo dõi, đánh giá và duy trì công tác vận hành, khai thác toàn bộ hệ
thống cơ điện tại Tỉnh.
- Tính toán, hướng dẫn các quận/huyện thực hiện các phương án tối ưu hệ
thống nguồn tại từng trạm theo hướng dẫn, quy định, kế hoạch của Tập đoàn,
TCT VTNet.
- Chủ trì công tác bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế nhà trạm, nguồn AC, DC,
máy phát điện, điều hòa không khí tại Tỉnh/huyện; phân loại acquy cấp bổ sung
lên trạm để khai thác; kịp thời phục hồi, phân loại acquy kém từ trên mạng lưới;
đảm bảo ac quy phục vụ công tác phát triển trạm mới và bổ sung cho trạm back
up kém.
- Quản lý, cập nhật dữ liệu chính xác về cơ điện qua phần mềm cơ điện.
- Nghiệm thu chất lượng các công trình liên quan đến cơ điện trên địa bàn
gồm: Nguồn điện AC, bảo dưỡng nhà trạm, cột anten, nhà để máy phát điện, tiếp
địa, thoát sét…
- Tiếp nhận và triển khai, hướng dẫn cho các Đội Kỹ thuật thực hiện các
mệnh lệnh, chỉ thị, hướng dẫn, quy trình, quy định của các cơ quan cấp trên.
- Kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ đối với các Đội
Kỹ thuật liên quan tới công tác cơ điện như vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng thiết
bị, vỏ nhà trạm, cột, dây co…


15


- Kiểm soát KPI cơ điện: Số sự cố cơ điện; số cảnh báo nhiệt độ cao tồn
quá 12h; số cảnh báo do thực hiện sai quy trình quy định, số trạm có chi phí
năng lượng cao, cell*h do nguyên nhân cơ điện.

a a Nhiệm vụ CĐBR:
- Thiết kế chi tiết công suất cung cấp đến từng trạm CĐBR, quy hoạch
tuyến cáp, thiết bị đấu nối.
- Rà soát, khảo sát, thiết kế tuyến cáp khép ring theo thực tế, đề xuất tuyến
cáp kéo mới đảm bảo không tồn tại điểm chết trên mạng lưới.
- Khai báo, tích hợp thiết bị, đấu nối khép ring, đo kiểm tín hiệu lớp phân
phối (bao gồm SHE, khuếch đại quang, bộ chia quang).
- Cập nhật cơ sở dữ liệu triển khai lớp phân phối lên phần mềm quản lý
(QLCT, NIMS, so đồ thiết kế visio).
- Lập kế hoạch, tổ chức bảo dưỡng, duy tu nâng cao chất lượng mạng ngoại
vi CĐBR.
- Vẽ sơ đồ profile đấu nối thiết bị treo trong nhà trạm CĐBR.
- Quản lý vận hành khai thác hệ thống mạng CĐBR&TH.
-

Tổ chức giám sát 24/7 hệ thống mạng CĐBR&TH

- Điều hành xử lý sự cố mạng CĐBR&TH và phản ánh khách hàng theo
phân cấp.
- Chịu trách nhiệm quản lý số lượng thiết bị lắp đặt lớp phân phối.

aa


Nhiệm vụ KCS và Quản lý tài sản:

- KCS đánh giá chất lượng vật tư thiết bị và tài sản.
- Quản lý kho vật tư thiết bị mạng lưới tại Tỉnh.
- Quản lý tài sản tại Tỉnh.
- Bảo hành, sửa chữa công cụ kỹ thuật.
5. Phòng Hạ tầng:
a) Nhiệm vụ Phát triển Hạ tầng (di dộng, truyền dẫn):
• Triển khai hạ tầng:
- Khảo sát thiết kế: Bàn giao tuyến và nghiệm thu công tác khảo sát cho các
đơn vị tư vấn thiết kế do Tổng Công ty hoặc Tỉnh lựa chọn.
16


- Xin cấp phép thi công: Chủ trì và phối hợp với đơn vị thi công xin phép
thủ tục thi công thuộc các sở ban ngành tại địa bàn khi có yêu cầu.
- Tiếp nhận hợp đồng, đơn vị thi công do Tổng Công ty lựa chọn để triển
khai công trình.
- Đảm bảo thiết bị, vật tư: Lập phiếu yêu cầu, theo dõi tình trạng nhập và
xuất kho bàn giao vật tư thiết bị cho đơn vị thi công.
- Điều hành thi công: Bàn giao mặt bằng thi công, điều hành tiến độ thi
công, kiểm soát chất lượng công trình, nghiệm thu sơ bộ, đối soát vật tư, cập
nhật phần mềm.
- Nghiệm thu đưa vào sử dụng, hoàn thiện hồ sơ hoàn công.
• Các công việc khác:
b) Thực hiện các công việc củng cố, nâng cấp, kéo mới các công trình Tỉnh
được ủy quyền: Thực hiện các thủ tục pháp lý từ lựa chọn đơn vị tư vấn
thiết kế... đến hoàn công quyết toán theo đúng trình tự, thủ tục.
c) Đàm phán thuê mới, thanh lý, gia hạn các hợp đồng thuê nhà trạm.
- Quản lý hợp đồng nhà trạm, hợp đồng điện...

- Làm các thủ tục về mua bán điện, chuyển điểm đấu điện...
o

Chủ trì công tác phát triển quỹ đất, xin cấp phép xây dựng…thuộc phạm vi
Tỉnh được ủy quyền.

o

Thực hiện các thủ tục, hồ sơ pháp lý theo quy định của Tập đoàn cho các công
trình cải tạo, sửa chữa trụ sở văn phòng, cửa hàng thuộc phạm vi Tỉnh quản
lý theo ủy quyền.
d) Nhiệm vụ phát triển hạ tầng mạng CĐBR:
Là phần cáp gốc từ nhà trạm (từ thiết bị SRT/SWL2 hoặc OLT) kéo ra

đến các hộp cáp cuối (ODF hoặc Splitter).
- Khảo sát và thiết kế thi công mạng cáp ngoại vi CĐBR.
- Điều hành lắp đặt thiết bị lớp Access của mạng CĐBR (DSLAM, Site
Router, Switch Layer2, OLT, EDFA...)
- Tổ chức điều hành triển khai mạng ngoại vi CĐBR (phần cáp gốc và cáp
nhánh).
17


- Giám sát thi công mạng ngoại vi CĐBR.
- Thực hiện đo kiểm nghiệm thu hạ tầng ngoại vi trước khi bàn giao cho
kinh doanh bán hàng.
- Quản lý hạ tầng mạng ngoại vi CĐBR trên phần mềm NIMS.
- Hoàn công, quyết toán các công trình, dự án... theo hướng dẫn, chỉ đạo
của TCT VTNet ;
e) Nhiệm vụ Hoàn công:

Thực hiện giai đoạn kết thúc dự án (hoàn công, quyết toán):
- Đôn đốc, tiếp nhận hoàn công từ các đối tác, đơn vị thi công (từ phần hợp
đồng xây lắp trở đi).
- Kiểm tra, rà soát hồ sơ hoàn công của các đơn vị thi công theo quy trình,
hướng dẫn của Tổng Công ty VTNet và Tập đoàn đảm bảo bộ hồ sơ đủ điều
kiện quyết toán.
f) Nhiệm vụ Quản lý giám sát chất lượng công trình:
Chịu trách nhiệm đào tạo, đôn đốc, kiểm tra công tác giám sát chất lượng
công trình của nhân viên giám sát tuyến huyện:
- Đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ giám sát tuyến huyện.
- Đôn đốc, kiểm tra công tác giám sát triển khai mới công trình di động,
truyền dẫn, cố định băng rộng.
- Đôn đốc, kiểm tra công tác giám sát chất lượng công trình bảo dưỡng.
- Trực tiếp giám sát các công trình đặc biệt triển khai trên địa bàn Tỉnh
(tổng trạm, công trình có giá trị đầu tư lớn: cột tự đứng,…).
g) Nhiệm vụ xây dựng cơ bản:
- Tổ chức thực hiện từ lập dự án, thiết kế… đến thi công xây lắp, hoàn công
quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng các công trình xây dựng cơ bản, cải tạo
sửa chữa, xây mới trụ sở, văn phòng, cửa hàng thuộc phạm vi Tỉnh/Thành phố
được phân cấp thực hiện.
II. Viettel quận/huyện:
1. Giám đốc Viettel quận/huyện:

18


- Nhiệm vụ quản lý: Quản lý mọi hoạt động liên quan đến công tác kế hoạch, lao
động, chính trị, hành chính, tài chính, quản lý vật tư hàng hóa, tài sản tại
Quận/Huyện.
- Nhiệm vụ kinh doanh: Chủ trì phân tích tìm kiếm cơ hội kinh doanh và

khảo sát nhu cầu và hành vi người dùng để lập kế hoạch kinh doanh toàn Huyện.
Phân bổ chỉ tiêu, cho các lực lượng bán hàng thực hiện. Tổ chức bán hàng,
CSKH trực tiếp và qua các kênh bán.
- Nhiệm vụ kỹ thuật: Chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện các nhiệm
vụ kỹ thuật theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Là đại diện của Viettel thực hiện các nhiệm vụ quan hệ với chính quyền
địa phương trên địa bàn huyện.
2. Phó giám đốc Viettel quận/huyện phụ trách kỹ thuật:
- Trực tiếp quản lý, điều hành, chịu trách nhiệm trước Giám đốc huyện,
Giám đốc Tỉnh về toàn bộ công tác kỹ thuật, hạ tầng tại Quận/Huyện gồm cả
phát triển thuê bao, sửa chữa sự cố các dịch vụ trên địa bàn.
- Thực hiện quan hệ với chính quyền và nhân dân địa phương để giải quyết
các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
3. Lực lượng kỹ thuật:
Lực lượng kỹ thuật (CNKT đội):
* Nhiệm vụ kỹ thuật nhà trạm:
- Lắp đặt, thông tuyến, tích hợp thiết bị.
- Khảo sát thiết kế tuyến truyền dẫn (quang/viba/VSAT) triển khai mới.
- Thực hiện ƯCTT cho hệ thống truyền dẫn quang, viba,visat, cơ điện.
- Thực hiện sữa lỗi phần cứng, lỗi tuyến vi ba; nâng cấp, hạ cấp trạm BTS,
NodeB.
- Thực hiện lắp đặt, thông tuyến tín hiệu cho các thiết bị mạng CĐBR (thiết
bị internet, thiết bị truyền hình).
- Nghiệm thu các giải pháp phủ sóng.
- Tiếp nhận và xử lý phản ánh khách hàng về CLM 2G, 3G.

19


- Thực hiện các hành động tối ưu vùng phủ như: Điều chỉnh tilt, azimuth

trạm BTS/Node B, lắp đặt các thiết bị vô tuyến phụ trợ…
- Nắm các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, đo kiểm phát hiện vùng lõm về chất lượng
mạng trên địa bàn quản lý, thường xuyên khảo sát, kiểm tra chất lượng mạng.
- Chịu trách nhiệm phát hiện và báo cáo các sự kiện, lễ hội thường niên và
đột xuất trên địa bàn Quận/Huyện lên TKTƯ cấp Tỉnh/Thành phố.
- Thực hiện các công tác khai thác thiết bị theo CR.
- Tuần tra, vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng hạ tầng mạng lưới.
- Thực hiện quản lý tài sản tại các vị trí trạm, tuyến cáp, công cụ, dụng cụ,
phương tiện phục vụ công tác kỹ thuật theo quy trình quy
- Triển khai phát triển hạ tầng mạng lưới theo kế hoạch: Khảo sát sơ bộ vị
trí, thuê vị trí nhà trạm, giám sát thi công các công trình thi công trên địa bàn…
- Cập nhật cơ sở dữ liệu NIMS cho phát triển mới và khai thác; đảm bảo
tính chính xác về CSDL hạ tầng mạng lưới (vô tuyến, truyền dẫn, cơ điện,
CĐBR…) của Viettel và các đối thủ.
- Phát hiện và cập nhật CSDL về lễ hội sự kiện, CSDL tòa nhà và CSDL
các khu vực quan trọng (đền, chùa, sân bay, cửa khẩu, bên tàu/xe, trung tâm
thương mại…) trên địa bàn quản lý.
- Rà soát nguy cơ trạm bị che chắn.
- Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng công trình trên địa
bàn huyện theo phân công.
* Nhiệm vụ kỹ thuật CĐBR:

- Về nhiệm vụ phát triển hạ tầng CĐBR:
+

Trực tiếp Khảo sát, thiết kế địa bàn đăng ký kinh doanh mạng GPON, AON

+

Giám sát thi công, lắp đặt, tích hợp thiết bị trong trạm mạng GPON, AON.


+

Đo kiểm tuyến cáp, đấu nối khép ring lớp phân phối mạng truyền hình.

+

Đo kiểm, lấy sợ đấu nối khép ring lớp phân phối mạng truyền hình.

+

Về nhiệm vụ vận hành khai thác mạng CĐBR mức huyện: Nâng cấp, tối ưu,
bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, tuần tra, củng cố, bảo dưỡng mạng cáp truy nhập,
xử lý sự cố thiết bị, trực tiếp tham gia xử lý các sự cố trên hạ tầng mạng truy
20


×