Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Khảo sát trình tự tiến hành nghi thức đón khách quốc tế của nhà nước khi đón khách quốc tế là đoàn cấp chính phủ một nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.16 KB, 24 trang )

Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
MỤC LỤC

Lời mở đầu...........................................................................................................1
PHẦN 1 MỞ ĐẦU...............................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài:.......................................................................................2
2.Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
5 Tài liệu tham khảo:......................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG..........................................................................................3
I.KHÁI QUÁT VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC............................................3
1.1 Khái niệm Nghi thức Nhà nước................................................................3
1.2 Đặc điểm và vai trò của Nghi thức nhà nước...........................................3
II. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHI THỨC ĐÓN KHÁCH CỦA NHÀ
NƯỚC KHI ĐÓN KHÁCH QUỐC TẾ LÀ ĐOÀN CẤP CHÍNH PHỦ MỘT
NƯỚC.............................................................................................................4
2.1 Trình tự tiến hành nghi thức đón khách quốc tế của Nhà nước khi đón
đoàn khách quốc tế là đoàn cấp Chính phủ một nước thăm chính thức.........4
2.1.1 Đón tiếp tại sân bay...............................................................................5
2.1.2 Lễ đón....................................................................................................8
2.1.3 Hội đàm.................................................................................................9
2.1.4 Tiếp xúc với đoàn khách......................................................................13
2.1.5 Tiệc chiêu đãi.......................................................................................14
2.1.6 Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ đặt vòng
hoa tại Ðài Tưởng niệm................................................................................16
2.1.7 Lễ tiễn..................................................................................................16
2.2 Trình tự nghi thức tiếp đón của Nhà nước đối với đoàn khách Chính phủ
thăm, làm việc..............................................................................................17


2.3 Ðón tiếp đoàn khách Chính phủ nước ngoàithăm cá nhân, quá cảnh.....17
2.3.1 Thăm cá nhân......................................................................................17
2.3.2 Quá cảnh..............................................................................................17
PHẦN III TỔNG KẾT......................................................................................18
PHỤ LỤC...........................................................................................................19

Phạm Thị Nga

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Lời mở đầu
Như chúng ta đã biết hoạt động quản lý nhà nước có vai trò rất quan trọng
đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Hoạt động này cũng cần phải có những hình
thức thể hiện tương ứng. Đó là Nghi thức Nhà nước, bao gồm những nghi lễ
được quy định phải thực hiện trong các hoạt động mang tính chính thức của nhà
nước. Nội dung của chúng liên quan đến những vấn đề sử dụng quốc hiệu, quốc
huy, quốc kỳ, quốc ca, lễ tân, khánh tiết, tiếp khách, chiêu đãi…
Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam ta ngày càng
được bạn bè quốc tế biết đến thì Nghi thức nhà nước không chỉ đóng vai trò
quan trọng đối với nội bộ quốc gia mà nó còn đóng vai trò then chốt trong việc
mở rộng quan hệ, nâng tầm đất nước ta trên trường quốc tế.
Nắm bắt được tầm quan trọng này trường Đại học Nội vụ Hà Nội mà đặc
biệt là khoa Quản trị Văn phòng đã đưa bộ môn Nghi thức Nhà nước vào giảng
dậy. Bộ môn này đã giúp chúng em thêm hiểu biết và nắm được những kiến thức
về Nghi thức nhà nước để áp dụng một cách chính xác cho những công việc

trong tương lai.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của môn học và thể hiện những gì đã được thầy,
cô truyền đạt em xinn được trình bày bài tiểu luận với đề tài “ Khảo sát trình tự
tiến hành nghi thức đón khách quốc tế của Nhà nước khi đón khách quốc tế
là đoàn cấp Chính phủ một nước”

Phạm Thị Nga

1Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
- Hiện nay Việt Nam đang mở rộng quan hệ quốc tế và ngày càng có
nhiều các đoàn khách quốc tế là đoàn cấp Chính phủ một nước đến thăm Việt
Nam để thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước. Trong đó Nghi thức đón tiếp của Nhà
nước ta là rất quan trọng.
- Trong khi đó thông thường chúng ta chỉ được biết và thấy các thông tin
đón tiếp này trên các phương tiện thông tin đại chúng mà chưa có cơ hội tìm
hiểu sâu về trình tự tiến hành nghi thức của Nhà nước khi đón đoàn khách là cấp
Chính phủ một nước.
- Đề tài mang tính thiết thực đối với sinh viên đặc biệt là sinh viên ngành
quản trị văn phòng
2.Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm hiểu biết sâu rộng hơn về quy trình cụ thể để đón tiếp đoàn khách
quốc tế là đoàn cấp Chính phủ một nước của Nhà nước ta. Từ đó áp dụng cho

công việc của bản thân trong tương lai.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trình tự các nghi thức được tiến hành khi đón tiếp đoàn khách quốc tế cấp
Chính phủ một nước của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết (qua các văn bản pháp luật,
sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng…)
5 Tài liệu tham khảo:
- Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 về nghi lễ
Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài.
- Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 quy định chế độ
chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các
hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
- Đề cương giới thiệu công tác lễ tân ngoại giao của Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao.
- Sổ tay công tác ngoại vụ, Bộ Ngoại giao 2008.
Phạm Thị Nga

2Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
PHẦN 2. NỘI DUNG

I.KHÁI QUÁT VỀ NGHI THỨC NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm Nghi thức Nhà nước.
Nghi thức nhà nước là: Là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý
nhà nước nói chung được quy định trong văn bản pháp luật của nhà nước và tập
quán truyền thống của dân tộc hoặc quốc tế mà các bên quan hệ phải tham gia

và thực hiện. Bao gồm 5 nội dung:
- Biểu tượng quốc gia
- Kỹ năng giao tiếp thi cử, lời ăn tiếng nói, trang phục công sở
- Công tác lễ tân, tiếp khách
- Công tác tổ chức hội nghị
- Công tác trong vấn đề hình thức, nội thất
1.2 Đặc điểm và vai trò của Nghi thức nhà nước.
Nghi thức nhà nước có 3 đặc điểm chính:
-Được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia và công pháp quốc tế:
+ Phong tục, tập quán, dân tộc.
+ Hệ thống VB pháp quy, quốc gia.
+ Hệ thống VB luật quốc gia.
+ Công pháp quốc tế
-Thể hiện chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế:
+ Là công cụ đảm bảo quyền bình đẳng giữa các quốc gia, ít nhất là về
mặt hình thức.
+ Đây là cơ hội để các quốc gia thể hiện tiếng nói, lập trường của mình
đối với các vấn đề mà các bên quan tâm.
+ Thể hiện bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế.
-Là sự điều chỉnh, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động ngoại giao:
+ Ban hành hệ thống chính sách, pháp luật định hướng chính sách ngoại
giao quốc gia trong quan hệ quốc tế.
+ Thành lập hệ thống các cơ quan thực hiện hoạt động ngoại giao chuyên
trách để triển khai các chính sách ngoại giao của mình.
Phạm Thị Nga

3Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận


Môn: Nghi thức Nhà nước

+ Thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của lĩnh vực
ngoại giao.
II. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH NGHI THỨC ĐÓN KHÁCH CỦA NHÀ
NƯỚC KHI ĐÓN KHÁCH QUỐC TẾ LÀ ĐOÀN CẤP CHÍNH PHỦ MỘT
NƯỚC
Việc đón tiếp đoàn khách quốc tế là đoàn cấp Chính phủ của Nhà nước ta
có vai trò hết sức to lớn.
Đây là cuộc đón tiếp cấp cao, nó thể hiện sự tôn trọng của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với nước bạn. Không chỉ vậy nó còn thể hiện sự
mong muốn được hợp tác, thiện chí, long hiếu khách và yêu chuộng hòa bình
của dân tộc Việt Nam ta.
Từ những cuộc đón tiếp này sẽ mở ra những cơ hội hợp tác cùng phát
triển giữa hai bên đặc biệt là một đất nước đang phát triển như Việt Nam.
Đón tiếp đoàn khách quốc tế cấp Chính phủ một nước thành công tốt đẹp
sẽ mở ra những cơ hội hợp tác với nước bạn, việc hợp tác này có vai trò quan
trọng cho sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… của nước ta.
Để có thể tạo ra những cơ hội hợp tác ấy thì nghi thức đón tiếp đoàn
khách quốc thế cấp chính phủ một nước là vô cùng quan trọng. Nó đóng vai trò
then chốt cho hợp tác song phương lâu dài. Nghi thức đón tiếp phải trọng thị
phải được tuân thủ theo công ước, luật pháp quốc tế và luật pháp của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phải đảm bảo đúng quy tình, đúng nghi thức thể
hiện sự tôn trọng, bình đẳng giữa hai quốc gia.
Nghi thức đón khách quốc tế của Nhà nước khi đón khách quốc tế là
đoàn Chính phủ một nước được chia thành hai loại:
- Đón đoàn thăm chính thức
- Đón đoàn tới thăm, làm việc
- Thăm cá nhân, quá cảnh tới Việt Nam

2.1 Trình tự tiến hành nghi thức đón khách quốc tế của Nhà nước khi
đón đoàn khách quốc tế là đoàn cấp Chính phủ một nước thăm chính thức
Việc đón tiếp đoàn khách cấp Chính phủ một nước của nước ta được quy
Phạm Thị Nga

4Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

định trong :
- Nghị định số: 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính
phủ về Nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài
Trình tự tiến hành đón tiếp phải đầy đủ các buớc:
- Đón tiếp tại sân bay
- Lễ đón
- Hội đàm
- Tiếp xúc
- Chiêu đãi
- Lễ viếng và đặt vòng hoa tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đài tưởng
niệm
- Lễ tiễn
2.1.1 Đón tiếp tại sân bay

- Thành phần đón:
+ Chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm Văn phòng chủ tịch nước
+ Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
+ Đại sứ Việt Nam tại nước khách

+ Vụ trưởng Vụ đối ngoại Văn phòng chủ tịch nước
Phạm Thị Nga

5Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

+ Vụ trưởng vụ lễ tân – ngoại giao
+ Vụ trưởng vụ khu vực Bộ ngoại giao
+ Phó trưởng ban đối ngoại trung ương
+ Đoàn tháp tùng
- Tại sân bay
+ Treo cờ hai nước trang trí cờ, khẩu hiệu chào mừng đoàn
+ Đoàn đón tiếp đứng tại cửa thang máy bay, giới thiệu nhữnng người ra
đón tiếp (theo vị trí từ cao xuống thấp)
+ Tặng hoa trưởng đoàn và phu nhân (nếu có)
+ Đưa đoàn khách ra xe, sắp xếp chỗ ngồi trên ô tô (nhìn theo hướng nhìn
của người ngồi trong xe):
 Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi danh dự
bên phải ghế sau xe (chếch với lái xe). Nếu treo cờ thì cờ của nước khách treo bên
phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái.
 Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe. Nếu có 3 người cùng ngồi chung ghế sau
lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng.
 Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe. Nếu
cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước.
 Nếu xe ôtô có ghế phụ (ghế gấp), thì xếp người thứ 3 ngồi ghế phụ. Không
nên xếp 3 người cùng ngồi ghế sau.

 Nếu trong đoàn có cả vợ lẫn chồng, chủ và khách sẽ lên xe đầu, xe tiếp theo
sẽ là xe của vợ (hoặc chồng).Trường hợp theo yêu cầu của khách cả vợ và chồng
cùng ngồi một xe thì vị trí vợ chồng khách sẽ là vị trí thứ nhất và thứ ba.
Những điều cần lưu ý:
 Khách chính có phu nhân đi cùng, có thể xếp phu nhân ngồi bên phải và
khi xe đỗ, phu nhân xuống trước chồng và bắt tay chủ nhà trước tiên.

Phạm Thị Nga

6Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Chỗ ngồi trong xe ô tô:
(trường hợp 3 người)
Chủ 2

Lái xe

Khách 1

3
(bảo vệ/phiên dịch)

........................................................................
(trường hợp 4 người có ghế phụ)
Chủ 2


3

Lái xe

Phiên dịch
Khách 1

4
(bảo vệ)

Có một xe ô tô dẫn đường và 08 xe mô tô hộ tống đoàn.
Tại đường phố gần nơi đón tiếp đoàn Chính phủ nước bạn được treo dây
cờ, biển cờ, biểu ngữ chào mừng bằng tiếng Việt và tiếng nước có đoàn đến Việt
Nam
- Người tháp tùng không bao giờ xuống xe trước khách, trừ người phiên dịch
hoặc lái xe, bảo vệ phải nhanh chóng xuống xe để mở cửa cho khách.
- Người lái xe bao giờ cũng phải đỗ xe phía người khách chính ngồi, trước
cửa nhà khách, cửa ga... để khách xuống xe là trực diện với chủ nhà đón khách và là
người bắt tay chủ nhà trước tiên.

Phạm Thị Nga

7Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước


2.1.2 Lễ đón

- Người chủ trì :Chủ tịch nước hoặc Tổng Bí thư hoặc Thủ tướng Chính
phủ chủ trì lễ đón
- Địa điểm đón: Đón tại Phủ Chủ tịch

Phạm Thị Nga

8Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Thành phần tham dự lễ đón có Phu nhân (hoặc phu quân) Nguyên thủ
quốc gia, nếu Phu nhân (hoặc phu quân) Người đứng đầu Chính phủ nước
khách đi cùng, Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội, Người tháp tùng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ
quán Việt Nam tại nước khách, các quan chức Việt Nam có chức vụ tương ứng
với thành viên của Đoàn khách, Đại sứ và cán bộ ngoại giao Đại sứ quán nước
khách.
- Nghi thức đón:
+ Người đứng đầu và Phu nhân (hoặc phụ quân) đón Người đứng đầu và
Phu nhân (hoặc phu quân) nước khách tại nơi đỗ xe. Có hai hàng tiêu binh
danh dự đứng trước thềm.
+ Thiếu nhi tặng hoa Người đứng đầu Chính phủ nước khách và Phu nhân
(hoặc Phu quân)
+ Hai Nguyên thủ Quốc gia đứng trên bục danh dự.
+ Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước ( Quốc thiều của nước khách trước).

+ Đội trưởng Đội danh dự chào, báo cáo và mời người đứng đầu Chính
pgur nước khách đi duyệt đội danh dự.
+ Đội danh dự chúc sức khỏe trưởng đoàn nước khách
+ Nguyên thủ quốc gia giới thiệu người đứng đầu Chính phủ nước khách
các quan chức Việt Nam. Người đứng đầu Chính phủ nước khách giới thiệu với
Nguyên thủ Quốc gia nước ta các thành viên trong Đoàn khách.
2.1.3 Hội đàm
Mục đích của Hội đàm: đàm thoại cấp cao giữa Chính phủ hai nước,
thông qua buổi hội đàm Đại diện hai bên sẽ trao đổi và thống nhất sự hợp tác
giữa chính phủ hai nước và ký kết hợp đồng hoặc bản cam kết về sự hợp tác
giữa hai bên. Qua cuộc hội đàm các bộ, ngành, doanh nghiệp lớn của quốc gia sẽ
ký và trao những hợp đồng hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau như: Công
nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, giáo dục…
Thành phần tham dự hội đàm
+Hai người đứng đầu Chính phủ tham dự hội đàm
Phạm Thị Nga

9Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

+Thành phần tham dự hội đàm phía ta tương ứng với các thành viên chính
của Đoàn khách, nếu có yêu cầu thì hai người đứng đầu có thể gặp riêng trước
khi diễn ra hội đàm.
- Trước khi diễn ra Hội đàm phải chuẩn bị tài liệu bao gồm:
 Danh sách khách, đại diện phía Việt Nam tham dự buổi tiếp
 Tóm tắt các nội dung liên quan đến tổ chức, đơn vị xin gặp (lịch sử quá

trình hợp tác với Việt Nam)
 Tài liệu chuyên môn do các Bộ cung cấp
 Chương trình làm việc tại Việt Nam của khách
 Chuẩn bị phiên dịch
- Được diễn ra trọng thị tại Phủ Chủ tịch
- Trang trí phòng Hội đàm
Phòng diễn ra Hội đàm phải thoáng khí, sạch sẽ, yên tĩnh, gam màu hài
hòa không được lòe loẹt. Được trang trí bằng cây cảnh và hoa tươi và phải được
sắp xếp hài hòa

- Sắp xếp bàn ghế trong phòng hội đàm: Bàn ghế hội đàm thường được
kê theo kiểu bàn dài
- Sắp xếp vị trí ngồi
Trong phòng khách, bố trí để chủ và khách ngồi hướng ra phía cửa chính
Phạm Thị Nga

10

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

(khách ngồi bên tay phải chủ nhà). Trong phòng làm việc thì bố trí hai đoàn ngồi đối
diện. Trường hợp đông người có thể bố trí hàng ghế phía sau. Trên bàn làm việc,
trước mặt mỗi người, nên có tên, giấy trắng, bút chì/bút bi, chai nước và cốc, tránh
để người phục vụ vào phòng phục vụ trong khi hai đoàn đang phát biểu, hay bàn
thảo những vấn đề bí mật hoặc nhạy cảm.

Cách sắp xếp chỗ ngồi cụ thể (xem phụ lục 1)
- Trang trí cờ:
+ Cờ lớn được treo ngang bằng nhau, cờ của đoàn chính phủ khách nằm
bên phải cờ chủ nhà.
+ Cờ nhỏ hai nước trong buổi hội đàm được đặt trên bàn vị trí của hai
trưởng đoàn ngồi (tránh để cờ che mất mặt của khách), khách sẽ được ngồi tại
vị trí trang trọng nhất là bên phải của chủ nhà.
- Quy trình diễn ra trong hội đàm
+ Trước tiên người đứng đầu hai bên sẽ bắt tay và chụp ảnh trước báo giới
+ Người đứng đầu nước chủ nhà sẽ giới thiệu các thành viên trong đoàn
tiếp với người đứng đầu Chính phủ nước đến thăm, sau đó lần luợt các thành
viên trong đoàn sẽ bắt tay nhau.
+ Hai bên vào vị trí ngồi được sắp xếp
+ Hai bên trao đổi trong hội đàm
+Ký kết trong Hội đàm
Đây là khâu quan trọng và là mục đích chính của buổi Hội đàm, trong hội
đàm hai bên bày tỏ quan điểm và mong muốn hợp tác thông qua việc ký kết các
văn bản liên quan đến các vấn đề như viện trợ kinh tế, tôn trọng chủ quyền lãnh
thổ của nhau và ủng hộ nhau trên trường quốc tế.

Phạm Thị Nga

11

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước


Sắp xếp bàn ký kết

Đoàn Chính phủ nước bạn ngồi bên phải của đoàn Chính phủ nước ta. Tại
vị trí ngồi giành cho hai người đứng đầu sẽ được đặt cờ ngỏ của hai nước.
Khi ký văn bản trong hội đàm thường thì khách sẽ được ký trước và sau
đó sẽ chuyển cho trưởng đoàn nước ta ký. Văn bản sẽ được dịch ra tiếng của hai
nước và mỗi bên sẽ giữ một bản.
Trong văn bản được trình bày như sau:
nếu ký 2 cột thì vị trí ưu tiên nằm phía trên cột bên trái người đọc, vị trí thứ 2
phần trên bên phải người đọc, vị trí thứ 3 nằm phần dưới của cột bên phải.
Vị trí số 1------------------ Vị trí thứ 2
Vị trí thứ 3
Nếu ký theo hàng dọc thì vị trí ưu tiên tất nhiên là ở hàng đầu.
Nếu ký theo hàng ngang thì vị trí ưu tiên ở bên trái tờ giấy, tức là phía phải
người ký.
- Trong việc ký kết các văn kiện quốc tế, người ta áp dụng luật luân phiên ký
đầu, nghĩa là tên các Nguyên thủ hoặc đại diện toàn quyền nằm ở vị trí ưu tiên trong
các văn kiện dành cho họ. Trong phần mở đầu, tên quốc gia đó được ghi trên tên tất
Phạm Thị Nga

12

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước


cả các quốc gia khác, các nhà thương thuyết của quốc gia đó được ký ở vị trí số 1
trong các văn kiện sẽ giao cho họ. Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia tham gia ký kết
lần lượt giữ vị trí số 1 trong các văn kiện quốc tế. Đây là tập quán đã có từ lâu và
không thay đổi.
- Tặng quà
Sau khi các văn bản đã được ký kết và kết thúc buổi hội đàm Đoàn chính phủ
nước chủ nhà sẽ tặng quà cho đoàn khách Chính phủ.
Qùa mang ý nghĩa đặc trưng của dân tộc Việt Nam thể hiện tình cảm của
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với đoàn khách quốc tế.
Qùa tặng trưởng đoàn sẽ được người đứng đầu Chính phủ nước chủ nhà tặng
trực tiếp trước truyền thông. Qùa của từng cá nhân sẽ do ban lê tân ngoại giao phụ
trách gửi tặng đến từng người.
2.1.4 Tiếp xúc với đoàn khách
Các cuộc tiếp xúc của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với
đoàn khách cấp Chính phủ của một quốc gia thường có các cuộc tiếp xúc của:
- Tổng bí thư tiếp tùy theo mức độ quan hệ và nguyện vọng của khách
- Chủ tịch nước tiếp tại Phủ Chủ tịch
- Chủ tịch Quốc Hội tiếp nếu khách có nguyện vọng
Nghi thức tiếp được tổ chức trọng thị và nồng hậu, được công bố rộng rãi trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
Các cuộc tiếp xúc thể hiện sự tôn trọng, long hiếu khách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam với mong muốn được phát triển mối quan hệ giữa hai bên được ổn
định, hữu nghị và dài lâu.
- Cách sắp xếp vị trí trong một buổi tiếp xúc

Phạm Thị Nga

13

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C



Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

Sắp xếp vị trí ngồi (phụ lục 2)
- Quy trình nghi thức trong buổi tiếp xúc
+ Người đứng đầu hai bên bắt tay, chụp ảnh
+ Người đứng đầu đón tiếp bên phía chủ nhà giới thiệu đoàn đón tiếp của bên
mình sau đó hai đoàn vào vị trí ngồi.
+ Hai người đứng đầu trao đổi quan điểm
Người đứng đầu đoàn tiếp xúc của nước ta cảm ơn chuyến thăm của đoàn, ôn
lại lịch sử hợp tác và mong muốn với nước khách
Trưởng đoàn nước khách cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của nước chủ nhà (có
thể mời nước chủ nhà đến thăm nước mình, thời gian thống nhất qua đường ngoại
giao)
+ Kết thúc cuộc gặp, đoàn Chính phủ nước chủ nhà đưa đoàn Chính phủ
khách ra xe về nhà khách và chào tạm biệt.
2.1.5 Tiệc chiêu đãi
Tiệc chiêu đãi là một loại hình hoạt động ngoại giao quan trọng và phổ
biến. Tiệc ngoại giao không những mang tính chất chính trị mà còn thể hiện tính
văn hoá. Tổ chức một bữa tiệc chiêu đãi khách là một dịp để bày tỏ sự trọng thị,
mến khách nhằm tăng cường mối quan hệ và giới thiệu văn hoá ẩm thực
- Hình thức tiệc: Tiệc ngồi
Phạm Thị Nga

14

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C



Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

- Địa điểm: Tổ chức trọng thị tại Phủ Chủ tịch
* Về thực đơn trong tiệc chiêu đãi
+ Chú ý những điều cấm kỵ trong tôn giáo của khách, dự trữ những món
ăn kiêng dành cho những vị khách có chế độ ăn kiêng đặc biệt.
+ Không nên phục vụ khách nước ngoài những món ăn dân tộc của họ.
Tuy nhiên đôi khi có thể đưa vào thực đơn một món ăn phản ánh nền văn hoá
dân tộc của khách.
+Trong một bữa tiệc chỉ nên có một hoặc hai món ăn dân tộc (đặc sản)
song không nên cho khách ăn những món ăn quá độc đáo như rắn, thịt chó, thịt
sống, cá sống…
+ Thực đơn được in ra sẽ giúp cho những khách mời đang phải theo một
chế độ ăn đặc biệt chọn món ăn phù hợp.
Sắp xếp chỗ ngồi trong tiệc chiêu đãi: Tùy vào hình dạng của bàn tiệc là hình
chữ nhật, hình tròn, chữ u… để sắp xếp chỗ cho đoàn khách
(xem phụ lục 3)
- Người chủ trì: trong tiệc chiêu đãi đoàn khách cấp Chính phủ một nước có
thể là Tổng bí thư và Chủ tịch nước hoặc Tổng Bí thư và Thủ tướng Chính phủ.
- Thành phần tham dự
+ Phía Việt Nam có các vị tham gia hội đàm, đón, tiễn, có thể có thêm một số
quan chức hoặc nhân sĩ có quan hệ với khách cùng tham dự.
+ Về phía đoàn khách: Mời các thành viên chính thức của Đoàn, một số quan
chức tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao Đại sứ quán.
- Nghi thức trong cuộc chiêu đãi
+ Trước tiên người chủ trì là Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam đọc diễn văn chào mừng Đoàn khách Chính phủ nước bạn đã đến
thăm Việt Nam.
+ Sau đó người đứng đầu Chính phủ nước khách sẽ đọc diễn văn đáp từ.
+ Nhập tiệc: hai bên dùng tiệc và chúc rượu.
- Sau tiệc có chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng tại phủ chủ tịch
(Nếu tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Nhà hát thành phố hoặc một địa điểm khác
Phạm Thị Nga

15

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

thì mời Ðoàn Ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Hà Nội
dự)
2.1.6 Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và lễ đặt
vòng hoa tại Ðài Tưởng niệm.
- Tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh đón và hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
- Tại Ðài Tưởng niệm, lãnh đạo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
đón và hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa; có hai hàng tiêu binh danh dự. Khi mặc
niệm, Quân nhạc cử nhạc "Chiêu hồn tử sĩ”

2.1.7 Lễ tiễn
Được diễn ra trọng thể tại Phủ chủ tịch

Nguyên thủ quốc gia và Phu nhân (hoặc Phu quân) chia tay khách tại nơi
xe đỗ; tặng hoa Nguyên thủ Quốc gia nước khách và Phu nhân (hoặc Phu quân);
có hai hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.
Thành phần phía Việt Nam dự lễ tiễn tại Phủ Chủ tịch và tiễn tại sân bay
như khi đón.
Phạm Thị Nga

16

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

2.2 Trình tự nghi thức tiếp đón của Nhà nước đối với đoàn khách
Chính phủ thăm, làm việc
Ðối với các Ðoàn khách Chính phủ nước ngoài thăm làm việc, mức độ
đón, tiễn tại sân bay, hội đàm, chiêu đãi, tiếp xúc áp dụng như thăm chính thức;
không tổ chức lễ đón, lễ tiễn; tại chiêu đãi không có diễn văn, chỉ chúc rượu;
không trang trí thành phố; lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí
Minh và đặt vòng hoa tại Ðài Tưởng niệm được thu xếp theo thoả thuận với phía
khách.
2.3 Ðón tiếp đoàn khách Chính phủ nước ngoàithăm cá nhân, quá
cảnh
2.3.1 Thăm cá nhân.
- Vụ trưởng Vụ Lễ tân hoặc Vụ Khu vực Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên
thủ Quốc gia, Người đứng đầu Chính phủ tại sân bay. Không có nghi thức đón
và tiếp xúc chính thức. Chủ tịch nước tiếp xã giao và mời cơm thân Nguyên thủ

Quốc gia nước khách; Thủ tướng Chính phủ tiếp xã giao và mời cơm thân
Người đứng đầu Chính phủ nước khách.
- Vụ trưởng Vụ Ðối ngoại Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc
hội nước khách tại sân bay. Không có nghi thức đón và tiếp xúc chính thức. Chủ
tịch Quốc hội tiếp xã giao và mời cơm thân Chủ tịch Quốc hội nước khách.
2.3.2 Quá cảnh.
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đón, tiễn Nguyên thủ Quốc gia, Người đứng
đầu Chính phủ tại sân bay. Nếu Ðoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi
lại. Nếu Ðoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đón tiếp Ðoàn.
- Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hay
Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đón, tiễn Chủ tịch Quốc
hội nước khách tại sân bay. Nếu Ðoàn có yêu cầu ở lại, ta giúp thu xếp ăn, ở, đi
lại. Nếu Ðoàn quá cảnh tại một địa phương, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân cấp
tỉnh đón tiếp Ðoàn.

Phạm Thị Nga

17

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
PHẦN III TỔNG KẾT

Qua việc học môn Nghi thức Nhà nước và đặc biệt thực hiện bài tiểu luận này
đã giúp em phần nào hiểu hơn nữa tầm quan trọng của Nghi thức Nhà nước trong

việc đón khách là đoàn khách quốc tế cấp Chính phủ một nước.
Việc thực hiện đầy đủ, chính xác, linh hoạt các nghi thức là thể hiện sự tôn
trọng, bình đẳng hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Từ đó mở ra cơ hội hợp tác
phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ vậy nó còn tạo được lòng tin và sự đánh
giá cao của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam, là tiền đề để có những chuyến thăm
tiếp theo ở cấp cao hơn.
Những nghi thức của Nhà nước đối với việc đón tiếp đoàn khách quốc tế cấp
Chính phủ một nước phải tuân theo công ước và luật pháp quốc tế, luật pháp của
Việt Nam trên tinh thần bình đẳng và bác ái.
Qua đây em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới hai thầy cô:
- Thầy Nguyễn Mạnh Cường - Trưởng Khoa Quản trị Văn phòng
- Cô Đinh Thị Hải Yến – Gỉang viên khoa Quản trị Văn Phòng
Đã trực tiếp giảng dạy tận tình bộ môn Nghi thức Nhà nước cho chúng em.
Trên đây là bài tiểu luận của em, vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, rất
mong quý thầy cô xem xét và góp ý chỉnh sửa để bài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Phạm Thị Nga

18

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
PHỤ LỤC 1
Sơ đồ bàn tổ chức Hội đàm


Phạm Thị Nga

19

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước
PHỤ LỤC 2
Sơ đồ vị trí chỗ ngồi buổi tiếp xúc

KC: Khách chính (Trưởng đoàn khách)
CC: Chủ chính (Trưởng đoàn chủ nhà)
PD: Phiên dịch
K: Khách

Phạm Thị Nga

C: Chủ

20

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

PHỤ LỤC 3
Sơ đồ sắp xếp vị trí ngồi trong bàn tiệc chiêu đãi

1. Kiểu bàn tròn

2. Bàn hình chữ nhật

Phạm Thị Nga

21

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Môn: Nghi thức Nhà nước

3. Bàn chữ nhật danh dự và một số bàn tròn

hình

4

Bàn

chữ

U


(Nguồn sưu tầm phụ lục: internet)

Phạm Thị Nga

22

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C


Bài tiểu luận

Phạm Thị Nga

Môn: Nghi thức Nhà nước

23

Lớp: Quản trị Văn phòng K1C



×