Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

ĐỖ HỒNG PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ
CỦA HỘ NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––

ĐỖ HỒNG PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH TẾ
CỦA HỘ NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT
NÔNG NGHIỆP ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP
TẠI HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thu Hương

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Những tư liệu được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc và trích
dẫn rõ ràng.
Tác giả luận văn

Đỗ Hồng Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa
Sau đại học và Khoa Kinh tế & PTNT - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
UBND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cùng các ban ngành khác có liên quan.
TS. Kiều Thi Thu Hương, giáo viên hướng dẫn đề tài đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và PTNT, Khoa Sau đại học - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu trong
quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Lãnh đạo và cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Ninh; UBND
huyện Quế Võ đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập thông tin, số liệu để

tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, cũng như hỗ trợ,
động viên tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn về tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả luận văn

Đỗ Hồng Phương


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 5
1.1.1. Tổng quan về khu công nghiệp ............................................................... 5
1.1.2. Kinh tế hộ nông dân ............................................................................... 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ .................................. 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 19
1.2.1. Kinh nghiệm về vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho nông dân

trong phát triển các khu công nghiệp ở một số nước trên thế giới ................. 19
1.2.2. Chủ trương, biện phát của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề giải
quyết việc làm và sinh kế cho hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông
nghiệp phục vụ quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam ....................................... 22
1.2.3. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ
nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam............................. 24
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 30
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 30


iv

2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 30
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin ............................................ 31
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .... 34
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên............................................................. 34
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 37
3.1.3. Tiềm năng, lợi thế và những tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế ....... 46
3.2. Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ảnh hưởng đến kinh tế của
người dân trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh .................................... 48
3.2.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp của huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh .......................................................................................................... 48
3.2.2. Thực trạng thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp .................... 52
3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sau khi thu hồi
đất nông nghiệp ............................................................................................... 70

3.2.4. Chuyển đổi sinh kế địa phương sau thu hồi đất .................................... 75
3.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng đến kinh tế của hộ nông dân sau khi
thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp tại huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ................................................................................... 80
3.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 80
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 80
3.4. Một số hướng giải pháp cơ bản nhằm ổn định và nâng cao đời sống hộ
dân vùng bị ảnh hưởng của các khu công nghiệp trên địa bàn nghiên cứu .......... 83
3.4.1. Giải pháp chung .................................................................................... 83
3.4.2. Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ ...................................................... 93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 95
1. Kết luận ....................................................................................................... 95
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế


BQ

Bình quân

BTHT

Bồi thường hỗ trợ

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CTXH


Chính trị xã hội

DT

Diện tích

dt

Dựa theo

ĐTH

Đô thị hóa

DV

Dịch vụ

GT

Giá trị

HĐND

Hội đồng nhân

HTX

Hợp tác xã


KCN

Khu công nghiệp

KDSX

Kinh doanh sản xuất

KH

Khoa học

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KSK

Khung sinh kế

KTCT

Kinh tế chính trị

KTNT


Kinh tế nông thôn

KTXH

Kinh tế xã hội

KV

Khu vực

LLSX

Lực lượng sản xuất


vi

LN

Lâm nghiệp

NK

Nhập khẩu

NN

Nông nghiệp


NS

Năng suất

PT

Phổ thông

PTNT

Phát triển nông thôn

QPAN

Quốc phòng an ninh

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TĐC

Tái định cư

TLSX


Tư liệu sản xuất

TM

Thương mại

TMDV

Thương mại dịch vụ

TNTT

Thu nhập thực tế

TS

Thủy sản

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XK

Xuất khẩu



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Quế Võ qua 3 năm
2014 - 2016 .............................................................................................38
Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện qua 3 năm 2014 - 2016 ......41
Bảng 3.3: Cơ cấu sử dụng đất của Khu công nghiệp Quế Võ ..................................49
Bảng 3.4: Quy mô phát triển khu, cụm công nghiệp ................................................50
Bảng 3.5: Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các khu, cụm công nghiệp .................51
Bảng 3.6: Tình hình nhân khẩu, lao động trong các nhóm hộ điều tra ở 3 xã ..........54
Bảng 3.7: Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra ở 3 xã...................................57
Bảng 3.8: Tình hình thu hồi đất của các hộ điều tra .................................................58
Bảng 3.9: Tình hình thu nhập từ đền bù của các hộ điều tra ....................................59
Bảng 3.10: Các khoản chi tiêu bằng tiền đền bù của các hộ điều tra ........................60
Bảng 3.11: So sánh tỷ lệ số người có việc làm trước và sau thu hồi đất ..................62
Bảng 3.12: Sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất ..................66
Bảng 3.13: Số liệu các công trình CSHT xã hội tại các khu dân cư nông thôn
năm 2016 .................................................................................................68
Bảng 3.14: Tổng hợp đánh giá cơ sở hạ tầng ở địa phương .....................................69
Bảng 3.15: Sự thay đổi cơ sở hạ tầng khi có KCN ...................................................70
Bảng 3.16: Nguồn vốn của các hộ điều tra ...............................................................72
Bảng 3.17: Kết quả quan trắc môi trường tại cụm công nghiệp sau thu hồi đất .......75
Bảng 3.18: Phân tích SWOT trong sinh kế người nông dân sau khi bị thu hồi đất .......79


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Sơ đồ 1.1: Khung sinh kế bền vững ...................................................................17

Hình 2.1: Bản đồ Khu công nghiệp Quế Võ ......................................................29


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra khá
mạnh mẽ tại các trung tâm kinh tế lớn của đất nước và nhanh chóng lan tỏa ra các
vùng phụ cận và vùng nông thôn xung quanh.
Tính đến tháng 11/2010, cả nước đã có 250 khu công nghiệp (KCN), khu chế
xuất và khu kinh tế được thành lập ở 57 tỉnh, thành phố, trong đó có 170 khu đã đi
vào hoạt động, các khu này thu hút 8500 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng
vốn đăng ký lên tới khoảng 70 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
là 52 tỷ USD để tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm là 25 tỷ USD, chiếm
trên 30% giá trị công nghiệp của cả nước [10].
Để phát triển các khu công nghiệp, không thể không thu hồi đất mà người dân
đang sử dụng. Trong thời gian 10 năm trở lại đây, việc thu hồi đất phục vụ cho việc
xây dựng các khu công nghiệp và các cơ sở hạ tầng cho quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đã trở thành mối quan tâm “đặc biệt”, là yêu cầu phát triển khách quan
của đất nước. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn,
bình quân mỗi năm có khoảng 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi để phục vụ
cho việc xây dựng này. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp - dịch
vụ, tạo điều kiện thu hút đầu tư, đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
đất nước. Thế nhưng, quá trình này cũng đặt ra nhiều vấn đề bất cập liên quan đến
đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất. Trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi có
12 lao động mất việc làm, phải chuyển đổi nghề mới, ảnh hưởng đến thu nhập cũng
như khiến đời sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết các vấn đề cấp bách nhằm đảm bảo đời sống cho người dân tốt
hơn trước khi thu hồi đất, nhà nước ta phải có những biện pháp và chiến lược như

thế nào đang là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp hợp lý cho người nông dân.
Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm và tam giác tăng trưởng của đất nước, gần các khu công nghiệp lớn của khu


2

vực Bắc Bộ, có những “ưu ái” của nhà nước để phát triển kinh tế về mọi mặt. Trong
những năm qua, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Bắc Ninh diễn ra rất
mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp được hình thành: Khu công nghiệp Quế Võ; Khu
công nghiệp Yên Phong; Khu công nghiệp Thuận Thành; Khu công nghiệp VSIP...
đem lại lợi ích kinh tế và nguồn thu khá lớn cho tỉnh. Nhưng cũng không thể không
nhắc đến những vấn đề liên quan đến chất lượng đời sống của người dân sau khi bị
nhà nước thu hồi đất. Đây là vấn đề giải quyết lâu dài cần được nghiên cứu và có
những giải pháp chiến lược cụ thể cho người dân.
Vấn đề thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng KCN trên toàn tỉnh Bắc Ninh nói
chung và thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Quế Võ nói riêng đã làm cho diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, kèm theo đó là sự thay đổi về chỗ ở, việc làm
và điều kiện sống, ảnh hưởng đến kinh tế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất.
Từ những thực tế trên, để làm rõ những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế
của người dân, nhằm giải quyết những khó khăn và vướng mắc của họ sau khi bị
thu hồi đất một cách lâu dài, tôi lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế
của hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công
nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hộ nông dân sau khi
sau khi thu hồi đất nông nghiệp tại KCN Quế Võ. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc
phục vấn đề kinh tế hộ cho người nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn trong thời
gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng về kinh tế của các hộ dân sau khi thu hồi đất nông
nghiệp cho dự án xây dựng khu công nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh trong
giai đoạn 2010 - 2015.


3

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế của hộ dân sau khi bị thu hồi
đất nông nghiệp, bao gồm các hộ bị thu hồi đất và các hộ không bị thu hồi đất tại
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh qua đó xác định được nguyên nhân và các yếu tố ảnh
hưởng đến kinh tế của hộ dân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình kinh tế hộ của các hộ dân sau
khi bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tiếp theo.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu đề tài giúp học viên củng cố lại kiến thức cơ bản và những kiến
thức đào tạo chuyên môn trong quá trình học tập tại nhà trường, đồng thời tạo điều
kiện cho học viên có cơ hội tiếp cận với những kiến thức ngoài thực tế.
- Nghiên cứu đề tài nhằm phát huy cao tính chủ động của mỗi học viên. Nâng cao
tinh thần tìm tòi, sáng tạo và khả nặng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Có được cái nhìn tổng thể về đời sống của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất
trên địa bàn huyện Quế Võ.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ cơ sở thực tiễn và lý luận
để phân tích kinh tế hộ nông dân tại địa bàn bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng
khu công nghiệp.
- Là cơ sở khoa học cho việc định hướng các giải pháp cải thiện đời sống các
hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc tìm hiểu và phân tích những ảnh
hưởng trực tiếp của việc thu hồi đất nông nghiệp tới kinh tế của người nông dân tại
KCN Quế Võ - Bắc Ninh. Từ đó đưa ra giải pháp giải hợp lý giúp ổn định đời sống
cho các hộ dân này. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu ta có thể phát hiện ra


4

điểm mạnh điểm yếu trong công tác quản lý, giải quyết đền bù giải tỏa, vấn đề việc
làm cho các hộ dân của cơ quan chức năng từ đó đưa ra một số kiến nghị để ổn định
đời sống cho các hộ sau khi thu hồi đất sao cho phù hợp với định hướng phát triển
trong thời gian tới.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ trong 3 xã thuộc
huyện Quế Võ. Từ đó, nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của các hộ và đề ra các
giải pháp giải quyết các nhu cầu trước mắt của người dân. Góp phần thúc đẩy kinh
tế - xã hội, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người dân trên địa bàn.


5

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Tổng quan về khu công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về khu công nghiệp
Trên thế giới loại hình KCN đã có một quá trình lịch sử phát triển hơn 100
năm nay bắt đầu từ những nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ cho đến những
nước có nền kinh tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,…và
hiện nay vẫn đang được các quốc gia học tập và kế thừa kinh nghiệm để tiến hành
công nghiệp hóa. Tùy điều kiện từng nước mà KCN có những nội dung hoạt động

kinh tế khác nhau và có những tên gọi khác nhau nhưng chúng đều mang tính chất
và đặc trưng của KCN. Hiện nay trên thế giới có hai mô hình phát triển KCN, cũng
từ đó hình thành hai định nghĩa khác nhau về KCN như sau:
- KCN là khu vực lãnh thổ rộng lớn, có ranh giới địa lý xác định, trong đó chủ
yếu là phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp và có đan xen với nhiều hoạt
động dịch vụ đa dạng; có dân cư sinh sống trong khu. Ngoài chức năng quản lý kinh
tế, bộ máy quản lý các khu này còn có chức năng quản lý hành chính, quản lý lãnh
thổ. KCN theo quan điểm này về thực chất là khu hành chính - kinh tế đặc biệt như
các công viên công nghiệp ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu.
- KCN là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh
nghiệp công nghệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống và
được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực lãnh thổ
khác Theo quan điểm này, ở một số nước và vùng lãnh thổ như Malaysia,
Indonesia, ….đã hình thành nhiều KCN với qui mô khác nhau và đây cũng là loại
hình KCN nước ta đang áp dụng hiện nay [1].
Chức năng chủ yếu của KCN là sản xuất và cung cấp dịch vụ trực tiếp phục vụ
sản xuất. Trong những trường hợp cụ thể KCN có thể có khu dịch vụ công cộng,
khu nhà ở… trong KCN có thể có khu chế xuất, khu kỹ thuật cao. Các KCN ở Việt


6

Nam do Chính phủ quyết định thành lập và quản lý phát triển theo một quy chế
riêng. Nguồn nhân lực chủ yếu là lao động trong nước và tại chỗ.
Tóm lại, KCN là đối tượng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế trong các
giai đoạn phát triển với các đặc điểm về mục tiêu thành lập, giới hạn hoạt động tập
trung vào công nghiệp, ranh giới địa lý và thẩm quyền ra quyết định thành lập.[16]
1.1.1.2. Vai trò của xây dựng KCN
KCN hình thành và phát triển gắn liền với công cuộc đổi mới, mở cửa nền
kinh tế đất nước, xuất phát từ chủ trường đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong việc

xây dựng một mô hình mang tính đột phá trong thu hút đầu tư, tăng trưởng công
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Qua nhiều năm xây
dựng và phát triển, thành tựu của các KCN đã được chứng minh sống động bằng
những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đát nước, thể hiện qua các mặt
kinh tế, môi trường và xã hội như sau:
+ Thu hút vốn đầu tư trên quy mô lớn của các thành phần kinh tế trong và
ngoài nước phục vụ công cuộc CNH - HĐH của đất nước
+ Tăng trưởng ngành sản xuất công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức
cạnh tranh của nền kinh tế
+ Hình thành và phát triển một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ và
có giá trị lâu dài.
+ Chuyển giao công nghệ mới.
+ Phát triển hệ thống doanh nghiệp vừa và nhở đảm bảo sự phát triển kinh tế
xã hội trong vùng.
+ Kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường, góp phần tích cực vào việc bảo
vệ môi trường sinh thái
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng
CNH - HĐH.
+ KCN đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển kinh tế quốc dân, là đầu tầu
tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự phát triển ở những vùng lân cận và những vùng
khác của đất nước


7

+ Giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và
trình độ của người lao động
1.1.1.3. Tính tất yếu phải phát triển các khu công nghiệp ở vùng nông thôn
Trong những năm qua, các KCN tập trung trong vùng là động lực đóng góp
quan trọng cho sự nghiệp phát triển KTXH của vùng. Cơ cấu chuyển dịch theo

hướng tăng tỷ trọng CN và DV, giảm tỷ trọng NN trong GDP với tốc độ khá nhanh.
Bộ mựt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều nhà máy, xí
nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy trình sản xuất CN hiện đại, công
nghệ cao được xây dựng và phát triển, thu hút hàng chục tỷ USD và hàng nghìn tỷ
đồng từ các nhà đầu tư trong nước. Các KCN đã và đang thu hút hàng trăm nghìn
lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng
mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm.
Nông thôn là khu vực đông dân cư nhất, có trình độ phát triển nhìn chung tháp
nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế. Nhưng khu vực nông nghiệp, nông thôn
lại có tài nguyên lớn về đất đai và các tiềm năng thiên nhiên khác nên nó giữ vai trò
chủ đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển cụm CNDV.
Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và trong khu vực đều cho chúng ta thấy
CNH -HĐH nông nghiệp nông thôn là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu phát triển KT
đất nước [7].
1.1.1.4. Tác động của các khu công nghiệp tới đời sống của các hộ nông dân
a. Tác động đến đất đai
Quá trình phát triển các khu công nghiệp đã làm diện tích đất nông nghiệp bị
thu hẹp, nhu cầu về sử dụng đất chuyên dùng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và
đất đô thị tăng nhanh. Việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động đén đời sống của hộ
dân vì họ thiểu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống.
Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bình quân
mỗi năm có 73 nghìn ha đất nông nghiệp được thu hồi. Điều đó tác động đến đời
sống khoảng 2.5 triệu người tương đương với 630 nghìn hộ nông dân. Số liệu cho


8

thấy, trung bình cứ mỗi ha đất thu hồi, sẽ làm hơn 10 lao động nông dân mất việc.
Do thiếu trình độ, sau khi thu hồi đất có tới 67% số nông dân vẫn giữ nguyên nghề

sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 20% không có việc làm hoặc có
việc làm không ổn định, 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập sụt giảm so
với trước đây nên đời sống gặp nhiều khó khăn.
b. Tác động đến môi trường
Thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp tồn tại tình trạng nhập dây chuyền công
nghệ lạc hậu hàng chục năm. Điều này khiến hoạt động sản xuất không ổn định, gây
ô nhiễm môi trường.
Việc xử lý chất thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường đang làm
ảnh hưởng rất xấu đến môi trường xung quanh. Theo ước tính, mỗi KCN thải
khoảnh 3000 - 10000 m³ nước thải/ngày đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải CN
của các KCN trên cả nước lên khoảng 500.000 - 700.000 m³/ngày đêm. Ngay cả
những khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải thì thực tế chất lượng vẫn hạn
chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định gây ô nhiễm môi trường (Các ngành
công nghiệp dệt may, thuộc da, hóa chất....)
Bên cạnh đó, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó kiểm soát và
không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả
trực tiếp vào môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân quanh vùng.
Hơn thế nữa, người dân phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát
triển khu công nghiệp ở địa phương, sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, sự thoái hóa
đất đai do nhiều chất thải độc từ khu công nghiệp gây ra...
Phải kể đến công tác quy hoạch các KCN không hợp lý mới dẫn đến sự gia
tăng ô nhiễm môi trường trong KCN. Việc bố trí một số KCN gần đường giao
thông, quá gần khu dân cư càng dễ gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường xung
quanh. Thêm vào đó là nhận thức bảo vệ mội trường trong các KCN của các cấp
chính quyền địa phương chưa cao. Nhà nước chưa có chế tài và giám sát chặt chẽ
việc xây dựng KCN theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt trước đó. Mặt khác, chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải cùng


9


với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thỏa đáng từ phía Nhà nước, là một trong những
nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này.
Chất thải CN cũng đang là mối nguy cơ đe dọa tới cuộc sống của một số địa
phương có KCN. Chất thải CN chưa được xử lý kỹ càng sẽ gây ô nhiễm trầm trọng
tới nguồn nước, không khí, tiếng ồn…đời sống nhân dân bị đe dọa.
c. Tác động đến lao động
Việc phát triển các khu công nghiệp đã tạo ra một kênh thu hút lao động rất có
tiềm năng và hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho lao
động địa phương và lao động nhập cư. Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn
ít, thiếu đồng bộ, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực thấp, tạo nên rào cản cho việc
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Tại các KCN, phần
lớn lao động vừa mới thoát khỏi đồng ruộng hoặc các trường PT chưa qua đào tạo
ngành nghề cơ bản. Tình trạng thiếu việc làm trong thời vụ đang là khó khăn hiện
nay ở nông thôn. Mức thụ hưởng của người nông dân còn thấp, khoảng cách thu
nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn nagyf càng tăng.
d. Tác động đến kinh tế hộ nông dân
Sản xuất nông nghiệp ở các địa phương vẫn theo phương thức nhỏ lẻ, phân tán
nên hiệu quả kinh tế thấp và có nguy cơ kém bền vững trước thiên tai, dịch bệnh và
biến động của thị trường. Diện tích nông nghiệp giảm quá nhanh làm hạn chế cơ hội
nâng cao thu nhập từ ngành chính là trồng trọt trong khi khả năng phát triển khu
vực chăn nuôi, thủy sản và các ngành nghề phi nông nghiệp còn hạn chế. Người dân
bị rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi trong khi chưa có điều kiện
để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nông dân có tiền (tiền đền bù do bị thu hồi
đất) cũng khó tìm được phương án hiệu quả để sử dụng cho KDSX.
e. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển của khu công nghiệp đã đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cơ cấu ngành theo hướng giảm
tỉ trọng khu vực nông nghiệp và gia tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp và
dịch vụ. Đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng góp phần làm thay đổi cơ cấu diện



10

tích gieo trồng và cơ cấu giá trị sản xuất.Trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp thì xu hươngs chung là giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng
ngành chăn nuôi.
f. Tác động đến xã hội nông thôn
Mức hưởng thụ của người nông dân còn thấp, khoảng cách thu nhập và đời
sống giữa thành thị và nông thôn ngày càng cao. Nhà nước chưa quan tâm giải
quyết đúng mức ngay từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội hỗ trợ thiết yếu (y tế, văn
hóa, giáo dục...) dẫn đến tình trạng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân
cư mới và công nhân ở trọ xung quanh các khu công nghiệp thực sự bức xúc, đôi
khi trở thành nơi sản sinh ra các loại tệ nạn xã hội.
Việc tổ chức triển khai xây dựng các dự án đều theo đúng trình tự, đúng qui
định của Chính phủ về BTHT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, do giá
cả thị trường bất động sản luôn biến động tăng, cùng với sự lôi kéo kích động của
các phần tử xấu nên việc khiếu kiện đông người vượt cấp kéo dài, nội dụng chủ yếu
là đòi nâng giá BTHT, giảm giá đất TĐC…làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Sự tập trung cao của lao động tại các KCN đang khiến cho vấn đề xã hội ngày
càng trở thành áp lực đối với chính quyền địa phương và người dân xung quanh
KCN. Đó là tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn, giá cả hàng hóa
tiêu dùng tăng và đáng lo ngại nhất là tệ nạn xã hội nảy sinh rất nhiều[8].
1.1.2. Kinh tế hộ nông dân
1.1.2.1. Tổng quan về kinh tế nông thôn
Nông thôn theo định nghĩa truyền thống là một khái niệm chỉ một bộ phận của
đất nước dùng để phân biệt với khái niệm thành thị. Đó là một địa bàn không gian
rộng lớn mà đại bộ phận dân cư là những người nông dân, sản xuất nông nghiệp là
chủ yếu; quan hệ xã hội chủ yếu trong lũy tre làng, trên cơ sở huyết thống, dòng

họ… Tuy nhiên ngày nay cùng với quá trình phát triển của xã hội những yếu tố
truyền thống có sự biến động. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan
hệ sản xuất về nông thôn cũng có sự thay đổi.


11

Trước đây, khi nói tới nông thôn, ta thường nghĩ đến địa bàn mà ở đó hoạt
động sản xuất nông nghiệp bao trùm. Nhưng ngày nay, với sự phát triển của LLSX
và phân công lao động thì khu vực nông thôn không đơn thuận chỉ có hoạt động
nông nghiệp mà còn có cả CN và DV. KTNT là khu vực kinh tế quan trọng, là khu
vực sản xuất vật chất cung cấp tư liệu tiêu dùng thiết yếu để đảm bảo cho sự tồn tại
và phát triển của con người, để tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội, cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp…Quá trình phát triển của mỗi quốc gia đều gắn liền
với quá trình đô thị hóa, nhưng không vì vậy mà khu vực KTNT mất đi, mà trái lại
nó luôn tồn tại và phát triển.
Qua đây, khái niệm KTNT được định nghĩa như sau: “ Kinh tế nông thôn là
một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn, kinh tế nông thôn vưà
mang tính chất đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, về cơ chế kinh tế...vừa có những đặc điểm riêng biệt gắn liền với nông
nghiệp và nông thôn.”
- Xét về mặt kinh tế nông thôn bao gồm nhiều ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp,
tiêu thụ công nghiệp, dịch vụ....Xét về mặt kinh tế xã hội kinh tế nông thôn bao gồm
nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế hộ gia đình, kinh tế tập thể....[13]
1.1.2.2. Hộ nông dân và đặc trưng cơ bản
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo định nghĩa
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các
nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia
đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về
cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với

một trình độ hoành chỉnh không cao[15].
Đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong
đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của
chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung; mọi
quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy thuộc và chủ hộ, được nhà


12

nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển. Do vậy, hộ không thuê lao
động nên hộ không có khái niệm về tiền lương và không tính được lợi nhuận, địa tô,
địa tức. Nông hộ chỉ có thu nhập trung của tất cả các hoạt động kinh tế. Đó là sản
lượng thu được hàng năm của hộ trừ các chi phí mà hộ đã bỏ ra để phục vụ sản
xuất. Đặc trưng cơ bản của hộ nông dân:
+ Sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu quản lý và sử dụng các yếu tố sản
xuất. Sở hữu trong kinh tế hộ là sở hữu chung, tất cả mọi thành viên trong hộ đều có
quyền sở hữu tư liệu sản xuất vốn có cũng như các tài sản khác của hộ. Mặt khác,
do dựa trên cơ sở kinh tế chung và có ngân quỹ nên các thành viên trong hộ có ý
thức trách nhiệm cao và bố trí sắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp
ls cho từng người, từng việc tạo nên việc thống nhất cao trong tổ chức sản xuất hộ.
+ Sự gắn bó giữa lao động quản lý và lao động sản xuất. Trong nông hộ, mọi
thành viên thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyết thống. Hơn nữa,
kinh tế hộ quy mô nhỏ, người quản lý điều hành và đồng thời cũng là người tham
gia lao động sản xuất. Cho nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động là
rất cao.
+ Kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao. Do kinh tế hộ có
quy mô nhỏ nên bao giờ cũng thích nghi nhanh hơn so với các hình thức sản xuất
khác có quy mô sản xuất lơn hơn, vậy nên có thẻ mở rộng sản xuất khi có điều kiện
thuận lợi và thu hẹp quy mô khi gặp điều kiện bất lợi.

+ Sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của những người lao
động. Trong khi kinh tế hộ, mọi người gắn bó với nhau không chỉ trên cơ sở cùng
huyết thống mà còn dựa trên cơ sở kinh tế nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực xây dựng
và phát triển kinh tế hộ, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa kết quả sản xuất và lơi ích
của người lao động. Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân,
là nhân tố nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế hộ.
+ Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả. Sản xuất với
quy mô nhỏ không đồng nghĩa với lạc hậu và năng suất thấp. Kinh tế hộ nông dân
vẫn có khả năng cho năng suất lao động cao hơn các xí nghiệp nông nghiệp có quy
mô lớn. Hơn nữa kinh tế nông dân là hình thức kinh tế hợp nhất với đặc điểm sản


13

xuất nông nghiệp mà đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng và vật nuôi. Thực tế
phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã chứng minh cho chúng ta thấy: Kinh
tế nông hộ có quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng lao động gia đình gắn bó với vật nuôi
và cây trồng, là đơn vị sản xuất có hiệu quả.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ
1.1.3.1. Nhân tố về các yếu tố sản xuất.
Thứ nhất là đất đai.
Các HND sản xuất kinh doanh và thu hoạch các sản phẩm chủ yếu từ ruộng
đất do đó đất đai có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất của kinh tế HND cả về
số lượng lẫn chất lượng. Quy mô đất đai càng lớn càng lớn càng phản ánh rõ quy
mô sản xuất kinh doanh của hộ và ngược lại.
Đất đai các tỉnh miền núi phía Bắc chủ yếu là đất đỏ vàng, tầng canh tác dầy,
độ phì tương đối cao rất thích hợp với cây chè, cây mía đường, cây ăn quả ôn đới,
nhiệt đới, cây cà chè… đây được coi như một lợi thế của vùng này.
Tuy nhiên quy mô đất đai bình quân mỗi hộ còn thấp đặc biệt là các hộ sản
xuất hàng hoá cần nhiều đất để phát triển trang trại.

Vì vậy, để phát triển quy mô ruộng đất các hộ có thể nhận thầu đất của các
hộ khác, khai hoang đất trống đồi núi trọc.
Thứ hai là vốn.
Vấn đề vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp là đặc biệt quan trọng. Hiện
nay phần lớn các HND ở các tỉnh miền núi còn nghèo vì vậy họ rất cần vốn để sản
xuất. Vốn được coi như nhân tố quyết định sự phát triển của kinh tế HND. Muốn
vậy cần có biện pháp thích hợp đáp ứng mong muốn cho các HND để họ có vốn sản
xuất cần có sự điều chỉnh về cường độ cho vay vốn và thời điểm vay vì sản xuất
nông nghiệp có tính thời vụ.
Thứ ba là lao động.
Quá trình sản xuất được thành lập trên cơ sở kết hợp các tư liệu sản xuất và
con người. Vì vậy lao động có vai trò rất quan trọng với quá trình phát triển của
kinh tế HND. Nếu không có con người thì không thể tiến hành sản xuất được. Nếu
lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng thành thạo, có khả
năng hiệp tác và đạo đức nghề nghiệp thì quá trình sản xuất có hiệu quả hơn, năng


14

suất lao động cao hơn ngược lại nếu lao động không có trình độ hoặc có trình độ
chuyên môn thấp quá trình sản xuất sẽ kém hiệu quả. Các tỉnh phía Bắc bao gồm
nhiều dân tộc có phong tục, tập quán rất đa dạng, trình độ dân trí thấp, trình độ canh
tác lạc hậu, lao động chưa qua đào tạo là chủ yếu. Đây coi như một cản trở cho sự
phát triển của kinh tế HND. Vì vậy, nâng cao chất lao động được coi như giải pháp
cơ bản và lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế HND.
1.1.3.2. Nhân tố về cơ sở hạ tầng
Địa hình các tỉnh phía Bắc đa phần là đồi núi, do đó cơ sở hạ tầng vùng này
rất phức tạp và kém phát triển.
Đường giao thông còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Số đường được
giải nhựa rất ít, đường nhỏ, hẹp, nhiều dốc điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đi

lại, vận chuyển hàng hoá của các HND. Nó làm cho quá trình tiêu thụ nông sản gặp
nhiều khó khăn và hạn chế sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác vào vùng này.
Hệ thống thuỷ lợi thiếu hệ thống mương máng nội đồng cũng làm ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất của các HND đặc biệt trong mùa khô nhiều nơi vùng cao khô
ng có nước tưới làm nhiều diện tích gieo trồng bị hạn hán. Do thiếu kênh dẫn nước
nội đồng nên các HND không chủ động được trong sản xuất, ảnh hưởng đến thời vụ
gieo trồng làm cho kết quả sản xuất giảm.
Hệ thống điện, trường học, thông tin liên lạc còn yếu kém về nhiều mặt ảnh
hưởng đến quá trình tiếp cận thông tin của các HND, chữa trị bệnh không kịp thời,
tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ trẻ em chưa được đến trường còn cao.
Vấn đề xã hội ở các tỉnh phía Bắc cũng rất phức tạp do tập quán sinh hoạt
của các dân tộc khác nhau. Đa phần các HND còn nghèo, đời sống khó khăn, thu
nhập thấp các hoạt động văn hoá xã hội không được quan tâm, các tệ nạn xã hội
ngày một gia tăng, sinh đẻ không có kế hoạch.
1.1.3.3. Nhân tố về chính sách vĩ mô
Nhân tố này thể hiện sự tác động của Nhà nước đến sự phát triển của kinh tế
HND. Nếu chính sách đúng, hợp lý tác động vào đúng trạng thái của kinh tế HND
thì sẽ góp phần thúc đẩy, kích thích sự phát triển của kinh tế HND. Ngược lại, nếu
chính sách không đúng, không hợp lý thì sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển
của kinh tế HND bao gồm:


15

+ Chính sách nhiều thành phần kinh tế: Đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế có nhân tố nước ngoài. Điều đó, nói
lên kinh tế HND phát triển trong mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các
thành phần kinh tế nhằm sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Trong đó kinh tế
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
+ Chính sách đầu tư và hỗ trợ cho các tỉnh miền núi.

Với những điều kiện về sản xuất không được thuận lợi vì vậy sự ưu tiên đầu tư
của Nhà nước cho các tỉnh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát của kinh tế HND. Đầu
tư trước hết vào việc xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông,
điện, các cơ sở chế biến, đưa tiến bộ khoa hộc công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các nghành nghề mới, khôi phục các làng nghề
truyền thống. Hỗ trợ các tỉnh trong việc xoá đói, giảm nghèo.
+ Các chính sách liên quan khác như chính sách thuế, chính sách giá cả,
chính sách vốn.
1.1.4. Khái niệm và nội dung sinh kế
1.1.4.1. Khái niệm về sinh kế
Ý tưởng về sinh kế đã được Robert Chambers đưa vào những tác phẩm của
mình từ những năm 80. Dựa vào ý tưởng của ông, một số cơ quan phát triển đã tiếp
nhận khái niệm về sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Từ đó, khái niệm về sinh
kế được bao quát như sau: “Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản
(bao gồm cả tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm
sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước
tác dộng của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những
năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy
thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên” - Chambers, R. And G. Conway, 1992[15].
Phương pháp tiếp cận sinh kế dã được phát triển và hoàn hiện ở các nước
phát triển trên thế giới, dựa trên khuôn khổ cam kết hỗ trợ của Bộ phát triển quốc tế
Anh (DFID) về “Những chính sách và hành động cho việc xúc tiền các loại hình
sinh kế bền vững”.


×