Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá thực trạng chất lượng môi trường không khí tại các đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ LÊ ÁNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG
KHƠNG KHÍ TẠI CÁC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ LÊ ÁNH
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG
KHƠNG KHÍ TẠI CÁC ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60.44.03.01

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: P.GS.TS. Lê Sỹ Trung


Thái Nguyên - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Lê Sỹ Trung.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa hề được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Phần trích dẫn tài liệu
tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Yên Bái, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Người cam đoan

Đỗ Lê Ánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tơi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện
cho tơi hồn thành bản luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Phịng Đào tạo, tập thể các
thầy cơ giáo trong và ngồi Khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tơi hồn thành q
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Lê Sỹ Trung đã hết lòng tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ động viên tôi hồn

thành tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, cơ quan, đồng nghiệp và bạn bè đã
động viên và cổ vũ tơi trong suốt q trình học tập.
Do thời gian có hạn, lại là bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những
kiến thức đóng góp của các thầy cơ giáo cùng tồn thể các bạn để khóa luận
này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày 30 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

ĐỖ LÊ ÁNH


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3

1.1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 3
1.1.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 5
1.2. Thực trạng môi trường trên thế giới và Việt Nam ..................................... 7
1.2.1.Thực trạng môi trường trên Thế giới ....................................................... 7
1.2.2.Thực trạng mơi trường khơng khí tại Việt Nam .................................... 10
1.3. Một số nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam .... 13
1.3.1. Những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới ..................... 13
1.3.2. Những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ....................... 16
1.4 Đánh giá chung ......................................................................................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 21
2.1. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu ............................................. 21


iv

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 21
2.1.2. Phạm vị nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Địa điểm và thời gian ............................................................................... 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.2.1. Thực trạng chất lượng môi trường khơng khí tại tỉnh n Bái ............ 21
2.2.2. Đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí tại các đô thị,
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái .............................................. 21
2.2.3. Đề xuất giải pháp quản lý mơi trường khơng khí trên địa bàn tỉnh
n Bái ............................................................................................................ 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: .................................................. 22
2.3.2.Phương pháp điều tra, phỏng vấn .......................................................... 22
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường ............................................... 23
2.3.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ................................... 25

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 27
3.1. Thực trạng chất lượng mơi trường khơng khí tại tỉnh Yên Bái. .............. 27
3.1.1 Hoạt động GTVT ................................................................................... 27
3.1.2 Hoạt động sản xuất công nghiệp ............................................................ 29
3.1.3. Hoạt động xây dựng và dân sinh ........................................................... 33
3.1.4. Hoạt động nông nghiệp và làng nghề ................................................... 34
3.1.5 Chôn lấp và xử lý chất thải .................................................................... 35
3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí tại các đơ thị,
các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái .............................................. 36
3.2.1 Đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí tại các đơ thị ..... 36
3.2.2 Chất lượng khơng khí xung quanh các khu công nghiệp ....................... 46


v

3.3. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường không khí trên địa bàn tỉnh
Yên Bái ............................................................................................................ 51
3.3.1. Các giải pháp về kỹ thuật - công nghệ .................................................. 51
3.3.2. Các giải pháp đến các ngành, lĩnh vực.................................................. 52
3.3.3. Các giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho BVMT .............................. 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 56
1. Kết luận ....................................................................................................... 56
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và môi trường

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

CCN

:

Khu dân cư


CTR

:

Chất thải rắn

ĐTM

:

Báo cáo đánh giá tác động môi trường

ĐDSH

:

Đa dạng sinh học

GTVT

:

Giao thông vận tải

KCN

:

Khu công nghiệp


KT - XH

:

Kinh tế xã hội

NTSH

:

Nước thải sinh hoạt

ONMT

:

Ô nhiễm môi trường

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ-TTg

:

Quyết định thủ tướng


QTTN&MT

:

Quan trắc Tài nguyên và Môi trường

SXCN

:

Sản xuất công nghiệp

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

TP

:

Thành phố

TN&MT

:

Tài nguyên và Môi trường


TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VLXD

:

Vật liệu xây dựng

XLNT

:

Xử lý nước thải


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các điểm quan trắc môi trường khơng khí ..................................... 23

Bảng 2.2: Phương pháp lấy mẫu ngồi hiện trường ....................................... 25
Bảng 2.3: Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ............................ 25
Bảng 3.1: Số lượng các phương tiện GTVT đường bộ và đường thủy .......... 28
Bảng 3.2: Tổng số lượng nhiên liệu tiêu thụcủa các phương tiện GTVT
đường bộ ......................................................................................... 28
Bảng 3.3: Thải lượng các chất ô nhiễm phát sinh do các phương tiện giao
thông đường bộ ............................................................................... 29
Bảng 3.4. Nhóm ngành sản xuất và khí thải phát sinh điển hình.................... 30
Bảng 3.5: Sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu và nhiên liệu hoá thạch sử dụng ....... 31
Bảng 3.6: Thải lượng một số thông số ô nhiễm khơng khí từ hoạt động
SXCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái .................................................... 32
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc môi trường bui TSP tại thành phố Yên Bái....... 37
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trường bui NO2 tại thành phố Yên Bái ...... 38
Bảng 3.9. Kết quả quan trắc môi trường bui CO tại thành phố Yên Bái ........ 39
Bảng 3.10. Kết quả quan trắc môi trường bui SO2 tại thành phố Yên Bái ..... 40
Bảng 3.11. Kết quả quan trắc môi trường bui (TSP) tại trung tâm các huyện ....... 41
Bảng 3.12 Kết quả quan trắc môi trường bui (NO2) tại trung tâm các huyện...... 42
Bảng 3.13. Kết quả quan trắc môi trường bui (CO) tại trung tâm các huyện......... 44
Bảng 3.14. Kết quả quan trắc môi trường bui (SO2) tại trung tâm các huyện ....... 45
Bảng 3.15. Kết quả quan trắc môi trường bui (TSP) tại các KCN ................. 47
Bảng 3.16. Kết quả quan trắc môi trường bui (SO2) tại các KCN .................. 48
Bảng 3.17. Kết quả quan trắc mơi trường khí (NO2) tại các KCN ................. 49
Bảng 3.18. Kết quả quan trắc mơi trường khí (CO) tại các KCN................... 50


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1: Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng tổng số (TSP) trong khơng
khí tại TP Yên Bái, năm 2015 - 2016 ....................................... 37

Biểu đồ 3.2:Diễn biến nồng độ khí NO2 trong khơng khí tại TP Yên Bái,
tỉnh Yên Bái năm 2015 - 2016 .................................................. 38
Biểu đồ 3.3: Diễn biến nồng độ khí CO trong khơng khí tại khu vực
thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái năm 2015 - 2016 ................ 39
Biểu đồ 3.4: Diễn biến nồng độ khí SO2 trong khơng khí tại khu vực
thành phố Yên Bái - tỉnh Yên Bái năm 2015 - 2016 ................ 40
Biểu đồ 3.5: Diễn biến nồng độ bụi lơ lửng tổng số (TSP) trong khơng
khí tại trung tâm các huyện năm 2015 - 2016 .......................... 41
Biểu đồ 3.6: Diễn biến nồng độ khí NO2 trong khơng khí tại trung tâm
các huyện năm 2015 - 2016 ...................................................... 43
Biểu đồ 3.7: Diễn biến nồng độ khí CO trong khơng khí tại trung tâm các
huyện năm 2015 - 2016 ............................................................. 45
Biểu đồ 3.8: Diễn biến nồng độ khí SO2 trong khơng khí tại trung tâm
các huyện năm 2015 - 2016 ...................................................... 46
Biểu đồ 3.9: Diễn biến nồng độ TSP một số KCN trên địa bàn tỉnh Yên
Bái năm 2015 - 2016................................................................. 47
Biểu đồ 3.10: Diễn biến nồng độ SO2 một số KCN trên địa bàn tỉnh Yên
Bái năm 2015 - 2016................................................................. 48
Biểu đồ 3.11: Diễn biến nồng độ NO2 một số khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2015 - 2016 ..................................... 49
Biểu đồ 3.12: Diễn biến nồng độ CO một số KCN trên địa bàn tỉnh Yên
Bái năm 2015 - 2016................................................................. 50


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung
du Bắc bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía
Đơng giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng

diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 688.627,64 ha, bằng 2% diện tích tự
nhiên của cả nước và bằng 10,4% diện tích vùng Đơng Bắc. Cùng với cả
nước, Yên Bái đang từng bước phấn đấu phát triển KT-XH nhằm đưa tỉnh trở
thành một tỉnh phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển
KT-XH mạnh mẽ là những nguy cơ không nhỏ về ô nhiễm môi trường.
Trong những năm qua, Yên Bái đang từng bước khai thác có hiệu quả
những tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế; song cũng phải đối mặt với
nguy cơ ô nhiễm môi trường. Kết hợp với một thành phố đang trên đà hội
nhập và phát triển kinh tế, với các khu vực dân cư; khu, cụm, cơ sở sản xuất
công nghiệp và hoạt động du lịch dần dần hồn thiện và đi vào hoạt động, các
khu đơ thị, trung tâm thương mại được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng đã gây tác động tiêu cực, diễn
biến môi trường xảy ra phức tạp, nguy cơ ô nhiễm rất cao, làm suy giảm chất
lượng môi trường, dẫn đến môi trường sống của người dân sẽ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Ngồi ra vấn đề ơ nhiễm sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với các
nhà quản lý môi trường. Do vậy nếu không được quan tâm theo dõi chặt chẽ,
thường xun và có giải pháp bảo vệ mơi trường kịp thời thì tác hại đối với
mơi trường là lớn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tơi nghiên cứu đề tài
“Đánh giá thực trạng chất lượng mơi trường khơng khí tại các đô thị,
khu công nghiệp ở tỉnh Yên Bái” là rất cần thiết nhằm đánh giá thực trạng
chất lượng mơi trường của tỉnh, để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, đảm
bảo phát triển kinh tế và hạn chế ô nhiễm môi trường.


2
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí tại các đô thị và các
khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái và đề xuất một số giải pháp

nhằm góp phần giảm thiểu ơ nhiễm và cải thiện môi trường trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng và diễn biến chất lượng môi trường khơng khí các
đơ thị và khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế diễn biến mơi trường khơng khí ở đơ
thị và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp dữ liệu khoa học về hiện trạng mơi trường khơng khí tại các
đô thị và khu công nghiệp. Là thông tin quan trọng góp phần vào cơng tác
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những đề xuất giải pháp trong quản lý bảo vệ mơi trường khơng khí
trên địa bàn nghiên cứu giúp các nhà quản lý địa phương tham khảo, hoạch
định những giải pháp quản lý hiệu quả, thực tiễn hơn.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khái niệm môi trường:
Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi
trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật”. [13]
- Khái niệm ô nhiễm môi trường:

Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trương Việt Nam 2014: “Ơ nhiễm
mơi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật” [13].
- Khái niệm Quan trắc môi trường: Là quá trình đo đạc thường xuyên
một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hố học và sinh học của môi
trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, khơng gian, phương pháp và
quy trình đo lường, để cung cấp các thơng tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính
xác cao và có thể đánh giá đựơc diễn biến chất lựơng môi trường nước [8].
- Khái niệm Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt năm 2014: “Quy
chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất
thải, các u cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường” [13].
- Khái niệm tiêu chuẩn môi trường:
Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường Việt Nam năm 2014:


4
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ơ nhiễm có trong chất thải,
các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức
công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” [13].
1.1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
“Khơng khí trong khí quyển mà chúng ta đang hít thở là khơng khí ẩm, bao
gồm hỗn hợp các chất ở dạng khí có thể tích gần như khơng đổi và có chứa một
lượng hơi nước nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển. Ở điều
kiện bình thường, khơng khí (chưa bị ơ nhiễm) gồm các thành phần cơ bản là
78% Nitơ, 21% Ôxy, 1% Argon, và một số khí khác như CO2, Neon, Helium.
Xenon, Hydro, Ozơn, hơi nước... Ơ nhiễm khơng khí khơng phải vấn đề mới

phát hiện ra, nó đã được nói đến cách đây hàng thế kỷ. Hơn 300 năm trước
đây, nhà khoa học Jonh Evalyn, chuyên bút ký và ghi chép khoa học đã minh
hoạ với độ chính xác cao về tác động của ơ nhiễm mơi trường khơng khí do
sự đốt cháy của nhiên liệu gây ra như làm đục bầu trời, giảm bớt bức xạ mặt
trời chiếu xuống Trái đất, làm con người bị đau yếu và tử vong, phiền muộn
và lo âu vì hít thở phải bụi, khói, khí độc và nó còn gây ra han gỉ vật liệu
(Katyal và Satake, 1989). [12]
Năm 1961 - 1967 ở Yokaichi (Nhật) môi trường không khí bị ơ nhiễm
do khí thải (chủ yếu từ SO2) từ các liên hiệp hóa dầu đã làm cho hàng ngàn
người chết và nhiễm nhiều loại bệnh. [15]
Tháng 12 năm 1930: Thung lũng sông Meuse (Bỉ) bị bao trùm bởi màn
sương mù do khói thải cơng nghiệp dẫn đến hàng ngàn người bị nhiễm độc
đường hô hấp và 600 người bị chết. [24]
Vào những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, ơ nhiễm khơng khí chỉ là hiện
tượng địa phương, diễn ra chủ yếu ở nơi có nguồn ơ nhiễm như các thành phố
và khu công nghiệp. Cho đến năm 70 và 80, người ta nhận thấy, ô nhiễm
không khí có thể tác động rất xa, từ khu vực này đến khu vực khác, từ nhà


5
máy đến khu dân cư, từ thành thị đến nông thơn, từ quốc gia này sang quốc
gia khác, thậm chí từ châu lục này tới khu vực khác. Công ước Giơnevơ
(1979) đã khẳng định điều này. [21]
Hiện nay, ô nhiễm khơng khí là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới
chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Mơi trường khí quyển đang có
nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng
năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.
Đồng thời, cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác
nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. [17]
“Ơ nhiễm mơi trường khơng khí là hiện tượng làm cho khơng khí sạch

thay đổi thành phần và tính chất dưới bất kỳ nguyên nhân nào, có nguy cơ
gây tác hại tới thực vật và động vật, gây hại đến sức khỏe con người và mơi
trường xung quanh. Khí quyển có khả năng tự làm sạch để duy trì sự cân
bằng giữa các quá trình. Những hoạt động của con người vượt quá khả năng
tự làm sạch, có sự thay đổi bất lợi trong mơi trường khơng khí thì được xem
là ơ nhiễm mơi trường khơng khí”. [22]
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Các căn cứ pháp lý trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở
Việt Nam liên quan đến nhiều văn bản pháp luật hiện hành, trong đó có
những văn bản quan trọng là:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, thơng qua ngày 23 tháng 6
năm 2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ
Việt Nam quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 27/5/2015 của Chính phủ Việt Nam
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;


6
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Quyết định số 16/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về ban hành Quy chuẩn Quốc gia về Môi trường;
- Quyết định 166/QĐ-TTg ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược bảo
vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
- Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên

và Mơi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc mơi trường khơng khí
xung quanh và tiếng ồn;
- Thơng tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày

01/8/2011 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc mơi trường
nước mặt lục địa;
- Thông tư số 30/2011/TT-BTNMT ngày 01/8/2011 của Bộ Tài
ngun và Mơi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường
nước dưới đất;
- Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT ngày6 01/8/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định quy trình kỹ thuật quan trắc mơi trường đất;
- Thơng tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19/12/2012 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định việc đảm bảo chất lượng và kiểm sốt chất lượng
trong quan trắc mơi trường;
Căn cứ thơng tư số 43/2015/TT - BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về báo cáo hiện Trạng môi trường, bộ chỉ thị môi
trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/1/2017 của Bộ Tài
chính về hướng dẫn quản lý sự nghiệp kinh phí mơi trường;


7
Căn cứ thông tư số 20/2017/TT - BTNMT ngày 08/8/2017 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động
quan trắc môi trường;
Căn cứ Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định kỹ thuật quan trắc
môi trường;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
1.2. Thực trạng môi trường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.Thực trạng môi trường trên Thế giới
Trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển tình trạng
phát thải khí cơng nghiệp đang ở tình trạng báo động. Cơng cụ để quản lý loại
hình khí thải này đang được sử dụng trên thế giới là thu phí bảo vệ mơi
trường đối với khí thải như Mỹ, Đan Mạch, Pháp, Thụy Điển, Phần Lan...) và
các nước đang phát triển (Ba Lan, Cộng hịa Séc, Hungari, Nga...). Về đối
tượng chịu phí, nhìn chung phổ biến vẫn là các loại khí SO2, NOx, CO, riêng
ở Thụy Điển và một số nước khác còn đánh thuế cả CO2, điều này rất có ý
nghĩa trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gia tăng như hiện nay. [10]
Viện Blacksmith - một cơ quan giám sát mơi trường có trụ sở tại Mỹ,
phối hợp với Tổ chức Chữ thập Xanh của Thụy Sĩ vừa công bố danh sách
mới “10 địa điểm ô nhiễm nhất thế giới”. Danh sách này dựa trên cơ sở tập
hợp, nghiên cứu và kết luận rút ra từ hơn 2.000 báo cáo đánh giá về các khu
vực ô nhiễm ở 49 nước trên thế giới. Tại các thành phố này, hơn 10 triệu
người có nguy cơ bị nhiễm trùng, ung thư phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị
lở loét do ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm môi trường, 10 thành phố
này gồm:
+ Thành phố Dzerzhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hóa học
lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh.


8
+ Thành phố Lâm Phần, Trung tâm công nghiệp than đá của Trung
Quốc
+ Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại
trong đó có cả chì.
+ Thành phố Haina ở Cộng hịa Dominica, nơi táo chế và nấu chảy pin
người dân nơi đây có nồng độ chì trong cơ thể rất cao.

+ Thành phố Rannipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu người bị ảnh hưởng
bởi các chất thải từ các xưởng thuộc da.
+ Thành phố Chernobyl ở Ukraine một khu vực nổi tiếng bởi thảm họa
phóng xạ 20 năm trước.
+ Thành phố Mayluu-Suu ở Kyrgyzstan
+ Thành phố La Oroya ở Peru
+ Thành phố Norilsk ở Nga
+ Thành phố Rudnaya ở Nga.
Theo báo cáo của viện này, các khu vực ô nhiễm nhất trên thế giới là
những khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nước.
Những nước có thành phố bị ô nhiễm môi trường, phần lớn là các nước đang
phát triển, thiếu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu
biết của chính quyền địa phương và sự bất lực của người dân trong việc giải
quyết tình trạng ơ nhiễm.
Cơng bố danh sách 10 “điểm đen” ô nhiễm nhất thế giới, ông Richard
Fuller, Giám đốc Viện Blacksmith, đã nhấn mạnh rằng sức khỏe của hơn 200
triệu người đang bị ô nhiễm đe dọa ở các nước đang phát triển. Vì thế, ơng
kêu gọi các nước hãy khẩn cấp hành động, giảm thiểu ô nhiễm, để bảo vệ sức
khỏe người dân.
Cũng theo báo cáo, đa số ô nhiễm của các khu vực này xuất phát từ chì
khơng được kiểm sốt, mỏ than hoặc các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân
chưa được lọc sạch. Ô nhiễm môi trường ở những thành phố này gây ảnh


9
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và tăng nạn nghèo đói. Những
nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường là nơi con người sinh
sống có thuổi thọ thấp nhất, trẻ sơ sinh bị khuyết tật, tỉ lệ hen trẻ em trên 90%
và chậm phát triển trí tuệ.
Nghiên cứu do các cơ quan Liên hiệp quốc tế tiến hành cho thấy khoảng

20% trường hợp chết sớm trên toàn thế giới là do các nhân tố ô nhiễm môi
trường gây nên.
 Tại Chernobyl, báo cáo ước tính 5,5 triệu người vẫn bị đe dọa bởi vật
liệu phóng xạ tiếp tục thấm vào mạch nước ngầm và đất cách đây 20 năm sau
thảm họa nổ nhà máy điện hạt nhân.
 Người dân ở Lâm Phần, trung tâm tỉnh Sơn Tây nơi chuyên khai thác
than của Trung Quốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi do
chất lượng khơng khí kém.
 Khoảng 300.000 người ở Dzherzhinsk (thuộc Nga), một khu vực sản
xuất vũ khí hóa học trong thời kỳ chiến tranh lạnh, tuổi thọ chỉ bằng một nửa
so với người dân các nước giàu nhất. tuổi thọ đàn ông ở Dzherzhinsk là 47 và
phụ nữ là 42.
 Trên thực tế, Viện Blacksmith đã tham gia các chương trình khắc phục
tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở 5 trong số 10 thành phố nói trên có mơi trường
bị ô nhiễm. Trước hết là lắp đặt máy lọc nước, đồng thời tiến hành giáo giục
mọi người đặc biệt là trẻ em tích cực tham gia các hoạt động về bảo vệ môi
trường, thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả tình trạng ơ nhiễm nói
trên trong điều kiện có thể.
- Theo cảnh báo của Viện Blacksmith, ngồi 10 thành phố trên bị coi là
ơ nhiễm nhất thế giới cịn 25 thành phố khác trên tồn cầu cần sớm triển khai
nhanh các hoạt động bảo vệ môi trường. [24]


10
1.2.2.Thực trạng mơi trường khơng khí tại Việt Nam
Ở Việt Nam ơ nhiễm mơi trường khơng khí đang là một vấn đề bức xúc
đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ơ nhiễm mơi trường
khơng khí không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người. Cơng nghiệp
hóa càng mạnh, đơ thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ơ nhiễm mơi
trường khơng khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng môi trường theo

chiều hướng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp, các trục
đường giao thông lớn đều bị ơ nhiễm khơng khí với các cấp độ khác nhau,
nồng độ các chất ơ nhiễm trong khơng khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Trong quá trình phát triển, nhất là trong thập kỷ vừa qua, các đô thị lớn
như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã gặp phải những vấn đề về ơ nhiễm
mơi trường khơng khí ngày càng nghiêm trọng do các hoạt đọng sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Mơi trường
khơng khí tại các đơ thị tại Việt Nam chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều
nguồn thải.[4,5]
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, chất lượng khơng khí đơ thị chưa có
nhiều cải thiện. Chỉ số chất lượng khơng khí AQI vẫn duy trì ở mức tương đối
cao, điển hình như ở Hà Nội số ngày có AQI ở mức kém (AQI=101÷200)giai
đoạn từ 2010-2013 chiếm tới 40-60%tổng số ngày quan trắc trong năm và có
những ngày chất lượng khơng khí suy giảm đến ngưỡng xấu (AQI=201 ÷300)
và nguy hại (AQI>300). Nhìn chung, nồng độ bụi cao vẫn là vấn đề đáng lon
gại nhất, đặc biệt là đốivới môi trường khơng khí tại các đơ thị. Tại các điểm
quan trắc cạnh đường giao thơng, số ngày có giá trị AQI khơng đảm bảo
ngưỡng khuyến cáo an tồn với sức khỏe cộng đồng do nồng độ bụi PM10
vượt ngưỡng QCVN 05:2013/BTNMT vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó,
nồng độ NOx trong khơng khí cao vượt mức cho phép QCVN cũng góp phần
đáng kể trong những ngày giá trị AQI vượt ngưỡng 100. Ơ nhiễm bụi ở các
đơ thị được phản ánh thông qua các thông số bụi lơ lửng tổng số TSP, bụi


11
PM10 và bụi mịn (PM2,5 và PM1). Đáng lưu ý là các hạt bụi mịn thường
mang tính axit, có kích thước siêu nhỏ nên tồn tại rất lâu trong khí quyển và
có khả năng phát tán xa, 50 mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội là đáng kể so với các hạt bụi thơ (thường
trung tính). Nhìn chung, trong thành phần bụi ở nước ta thì tỷ lệ bụi mịn

(PM2,5và PM10) chiếm tỷ trọng tương đối cao. [4,5]
Đối với Hà Nội, số liệu đo tại trạm quan trắc Nguyễn Văn Cừ từ 20102013 cho thấy tỷ lệ này có sự dao động theo quy luật và ô nhiễm thường tập
trung vào các tháng có nhiệt độ thấp hoặc khơng khí khơ làm cản trở sự phát
tán của các chất ô nhiễm ở tầng mặt. Đây là trường hợp đo được ở Hà Nội,
khu vực có đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới ẩm với mùa hè nóng, mưa nhiều
(tháng 5-9) và mùa đơng lạnh, ít mưa (tháng 11-3). [5]
Khác với khu vực Bắc Bộ, khu vực Nam Trung Bộ nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ổn định, ít biến động quanh năm nên sự
khác biệt về nồng độ bụi PM đo giữa các tháng không rõ rệt. Số liệu đo ở trạm
quan trắc không khí Lê Duẩn, Tp. Đà Nẵng, cho thấy sự ổn định về nồng độ
các loại bụi PM1-PM2,5-PM10 giữa mùa khô và mùa mưa. [5]
Ở khu vực đơ thị, khí SO2 thường phát thải từ đốt than và dầu chứa lưu
huỳnh (như xe bt) cịn CO phần lớn có nguồn gốc từ các động cơ ơtơ xe
máy. Cả hai khí đều có tác động xấu đối với sức khỏe con người. Số liệu đo
liên tục từ trạm Nguyễn Văn Cừ (Hà Nội) cho thấy CO thường có giá trị cực
đại tương ứng với hai khung giờ cao điểm giao thông buổi sáng và chiều.
Hoạt động sản xuất công nghiệp đang là một trong các nguồn chính gây
ơ nhiễm mơi trường khơng khí ở Việt Nam. Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh
tế tăng trưởng chậm lại, các hoạt động sản xuất cơng nghiệp, tiêu thụ nhiên
liệu đang gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, theo các kết quả quan trắc, chất lượng
mơi trường khơng khí xung quanh, điển hình là nồng độ bụi tại các khu sản
xuất, khu công nghiệp từ năm 2009-2011vẫn không thể hiện xu hướng giảm.


12
Vấn đề nổi cộm trong ô nhiễm môi trường không khí hiện nay là vấn đề
ơ nhiễm bụi. Nồng độ bụi TSP tại rất nhiều điểm quan trắc xung quanh các
khu công nghiệp vượt giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013, thậm chí vượt
nhiều lần giới hạn cho phép đối với trung bình 24 giờ và trung bình năm.
Trên phạm vi cả nước, năm 2011 là năm ghi nhận không khí bị ơ nhiễm

bụi cao nhất vì có nhiều giá trị quan trắc vượt chuẩn cao nhất trong 6 năm từ
2008-2013. Nồng độ TSP tại hầu hết các điểm quan trắc xung quanh các khu,
cụm công nghiệp đều vượt ngưỡng quy định, thậm chí tại một số điểm cịn
vượt 3-4 lần. Nồng độ TSP xung quanh một số khu công nghiệp miền Bắc
cao hơn hẳn sovới các khu công nghiệp miền Nam, trong khi nồng độ TSP
xung quanh các khu cơng nghiệp miền Trung và miền Nam có sự chênh lệch
khơng nhiều. Ngun nhân có thể là do đặc điểm cơ cấu loại hình sản xuất,
cơng nghệ, nhiên liệu, vị trí của các khu vực khác nhau. Tại miền Bắc, gần
các khu cơng nghiệp tập trung cũng có nhiều các nhà máy nhiệt điện, sản xuất
xi măng với quy mô lớn tiêu thụ nhiều nhiên liệu (chủ yếu là nhiên liệu hoá
thạch, như than đá, dầu FO) phát thải lượng bụi lớn. Ngoài ra, so với các khu
vực khác, miền Bắc vẫn tồn tại một số khu công nghiệp cũ, công nghệ lạc
hậu, phát sinh nhiều chất ô nhiễm hơn. [5]
Bên cạnh đó, nhiều khu cơng nghiệp miền Bắc cịn nằm gần các khu
dân cư và các trục đường giao thơng lớn, do đó nồng độ TSP tại các vị trí đo
gần các khu cơng nghiệp miền Bắc cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động giao
thông, xây dựng và sinh hoạt của người dân.
Hiện nay, nghiên cứu đánh giá về các vấn đề ơ nhiễm khơng khí liên
quốc gia và ảnh hưởng của chúng đến chất lượng môi trường không khí ở Việt
Nam cịn hạn chế. Tuy nhiên, một số vấn đề như lắng đọng axit, sương mù
quang hóa hay ô nhiễm xuyên biên giới tuy chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng
đã xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nhất định. Một số nghiên cứu của
Châu Âu và Mỹ cho thấy mơi trường khơng khí ở Việt Nam đang chịu ảnh


13
hưởng từ các nguồn ô nhiễm xuyên biên giới với quy luật mức độ ô nhiễm
tăng đáng kể vào các tháng mùa đơng. Đóng góp một lượng khí ơ nhiễm và
bụi mịn trong khơng khí miền Bắc Việt Nam. [5,6]
Ơ nhiễm xuyên biên giới được đánh giá cũng góp phần làm tăng nồng

độ một số kim loại nặng và các khí độc hại trong mơi trường khơng khí. Ở
nước ta, vấn đề ơ nhiễm khơng khí xun biên giới đã bắt đầu được quan tâm,
theo dõi và giám sát. Trên cơ sở bộ số liệu quan trắc của mạng lưới giám sát
lắng đọng axit Đơng Á (EANET), các phân tích đã chỉ ra rằng một số nơi ở
Việt Nam đã có biểu hiện ơ nhiễm. Lắng đọng axit (bao gồm cả lắng đọng
khô và lắng đọng ướt) được tạo thành trong điều kiện khí quyển bị ơ nhiễm do
sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx …từ các nguồn công nghiệp và các
nguồn ô nhiễm khác. [5]
Lắng đọng axit qua q trình lắng đọng khơ được đánh giá chủ yếu dựa
trên nồng độ của 2 sol khí SO2 và HNO3 trong mẫu phân tích. Kết quả quan
trắc cho thấy nồng độ SO2 và nồng độ HNO3 ở trạm Hà Nội thường cao hơn
ở trạm Hịa Bình do mơi trường khơng khí ở Hà Nội chịu tác động ơ nhiễm
nhiều hơn. Tuy nhiên, chưa có đủ số liệu nghiên cứu để đánh giá về mức độ
lắng đọng axit ở Việt Nam có nguồn gốc liên quốc gia. [5,7]
1.3. Một số nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới và Việt Nam
1.3.1. Những nghiên cứu về ô nhiễm môi trường trên Thế giới
Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) gần đây đã đưa ra báo cáo về ô nhiễm
không khí năm vừa qua, dựa trên số liệu về mức độ ô nhiễm của 1.600 thành
phố trên khắp 19 quốc gia. Tổ chức này đã sử dụng hệ thống đánh giá có tên
là PM2.5 và PM10. PM2.5 được coi là hệ thống tốt nhất được dùng để đánh
giá tác động của ơ nhiễm khơng khí lên sức khỏe và xác định nồng độ bụi ơ
nhiễm có đường kính từ 2,5 micromet trở xuống. [24]
Những hạt bụi ơ nhiễm này có thể là khói, bụi bẩn, nấm mốc hoặc phấn
hoa, được tổng hợp từ những kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ độc hại.


14
Đây được coi là những mối nguy hiểm lớn cho cơ thể con người nếu bị “tích
lũy” trong hệ thống hô hấp. Theo WHO, chỉ số PM2.5 được coi tạm an tồn
là 25 microgram/m3. Sau đây là những nước ơ nhiễm nhất dựa theo chỉ số

PM2.5 mà Tổ chức Y tế thế giới WHO công bố.
Pakistan chỉ số PM2.5 trung bình: 100 microgram/m3. Một báo cáo của
WHO năm 2014 cho thấy ơ nhiễm khơng khí ở các khu đơ thị của Pakistan
khiến hàng ngàn người chết mỗi năm. Cụ thể, 80.000 ca nhập viện mỗi năm
ở nước này vì các bệnh liên quan đến đường hơ hấp, trong đó có tới 8.000
trường hợp viêm phế quản mãn tính và gần 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc
bệnh đường hô hấp. Lý do mà các chuyên gia đưa ra đó là nhiều nhà máy
cùng ngành công nghiệp chế biến, khai thác khống sản đã khiến mơi trường
ở đất nước này càng thêm trầm trọng. Chỉ tính riêng năm 2005, đã có hơn
22.600 người trưởng thành là nạn nhân của ơ nhiễm khơng khí.
Fghanistan chỉ số PM2.5 trung bình:84 microgram/m3. Chính phủ
Afghanistan ước tính rằng, ơ nhiễm khơng khí là ngun nhân khiến cho 3.000
ca tử vong mỗi năm chỉ riêng tại thủ đô Kabul. Với dân số gần 30 triệu người,
Afghanistan thường xuyên gặp nhiều vấn đề liên quan đến tắc nghẽn giao
thơng, bụi... gây nên ơ nhiễm khơng khí nặng nề. Kích thước “khiêm tốn” của
những thành phố miền núi đã dẫn đến tệ nạn xây dựng nhà bất hợp pháp, đi
kèm với việc sử dụng máy phát điện diesel hoặc tệ hại hơn là nạn đốt lốp xe
hoặc túi nilong để làm nhiên liệu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng
khơng khí của đất nước này.[24]
Bangladesh chỉ số PM2.5 trung bình: 79 microgram/m3. Là ngơi nhà cư
trú của gần 155 triệu người, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng thế giới
(WB), chất lượng khơng khí của Bangladesh đã giảm gần 60% trong vòng 10
năm trở lại đây. Trên thực tế, có đến ba thành phố lớn của Bangladesh nằm
trong danh sách 25 thành phố với chất lượng khơng khí kém nhất trên thế
giới. Một khu thuộc da ô nhiễm nghiêm trọng ở thành phố Dhaka,


15
Bangladesh. Theo báo cáo của WB, ơ nhiễm khơng khí giết chết trung bình
15.000 người Bangladesh hàng năm. Nguyên nhân của sự ô nhiễm này là do

gần 90% trong số 270 nhà máy thuộc da ở Bangladesh ln "nhả khói" ra
khơng khí, kèm với đó là ngàn lít chất thải độc hại. Một số liệu khác cho
thấy, gần bảy triệu người ở Bangladesh bị hen suyễn; hơn một nửa trong số
đó là trẻ em. [24]
Ai Cập chỉ số PM2.5 trung bình: 74 microgram/m3. Theo nghiên cứu
của WHO, một người dân thường sống ở Cairo hít thở khơng khí ơ nhiễm
gấp 20 lần lượng cho phép mỗi ngày. Ô nhiễm tại Ai Cập được xác định là từ
hệ thống giao thông quá tải. Sự gia tăng số lượng xe cộ, công xưởng và nhà
máy nhiệt điện cùng với việc sử dụng các phương pháp sưởi ấm cũ như đốt
than hay gỗ được coi là những tác nhân nhân tạo chính dẫn đến tình trạng ơ
nhiễm khơng khí ở đây.
Mơng Cổ chỉ số PM2.5 trung bình: 64 microgram/m3. Dù chỉ sở hữu số
dân vỏn vẹn 2,7 triệu người nhưng Mông Cổ vẫn nằm trong số những nước
có nền khơng khí ơ nhiễm nhất. Mùa đông lạnh và kéo dài, với nhiệt độ có
lúc xuống tới -40°C khiến cho người dân Mơng Cổ thường xuyên phải đốt
than để nấu nướng và sưởi ấm. Chính điều này là ngun nhân hàng đầu
khiến khơng khí ở đất nước trở nên ô nhiễm trầm trọng với mức đo PM2.5 là
64ug/m3. Thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ là một trong những thành phố ô
nhiễm nhất thế giới. Dựa vào bảng đánh giá chất lượng khơng khí theo thời
gian thực (AQI) thì khơng khí hiện giờ ở đây ô nhiễm ở vào mức độ cao nhất
- nghĩa là đang ở mức báo động và tất cả mọi người đều có nguy cơ bị ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe. [24]
Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất chỉ số PM2.5 trung bình:
61 microgram/m3. Dù cho quốc gia này là một trong những khu vực giàu có
nhất trên thế giới nhưng cũng là một trung tâm ô nhiễm. Các tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất làm giàu từ ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt mà từ


×