Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

đồ án thiết kế bãi chôn lấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 121 trang )

Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................5
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................6
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................6
PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................7
CƠ SỞ TÍNH TOÁN...........................................................................................7
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................................7

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỄM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN CÁI NƯỚC,
TỈNH CÀ MAU.........................................................................................................9
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.....................................................................................9
1.1.1 Vị Trí Địa Lý.............................................................................................9
1.1.2 Địa Hình Và Địa Chất Công Trình.........................................................10
1.1.3 Khí Hậu..................................................................................................10
1.1.4 Thủy Văn.................................................................................................11
2.2 KINH TẾ XÃ HỘI............................................................................................13
2.2.1 Kinh Tế....................................................................................................13
2.2.2 Xã Hội......................................................................................................13
2.2.3 Văn Hóa...................................................................................................14


2.2.4 Giáo Dục và đào tạo................................................................................15
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT......................19
2.1 ĐẶT TRƯNG CHẤT THẢI RẮN..........................................................................19
2.1.1 Chất Thải Rắn Là Gì...............................................................................19
2.1.2 Chất Thải Rắn Sinh Hoạt........................................................................19
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm
dịch vụ thương mại...........................................................................................19
2.1.3 Nguồn Phát Sinh Và Thành Phần Của Chất Thải Rắn Sinh Hoạt..........19
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG..............................28
2.2.1 Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Nước.......................................................28
2.2.2 Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Đất..........................................................29
2.2.3 Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Không Khí..............................................29
2.2.4 Ảnh Hưởng Đến Cảnh Quan Và Sức Khỏc Con Người........................30
2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT. 31
GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 1


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
2.3.1 Phương Pháp Xử Lý Cơ Học:..................................................................31
2.3.2 Phương Pháp Hóa Học:...........................................................................32
2.3.3 Phương Pháp Xử Lý Sinh Học:...............................................................34
2.3.4 Phương Pháp Tái Chế:.............................................................................34
2.3.5 Đổ Thành Đống Hay Bãi Hở:..................................................................35
2.3.6. Bãi Chôn Lấp Hợp Vệ Sinh....................................................................36
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN

SINH HOẠCH Ở HUYỆN CÁI NƯỚC TỈNH CÀ MAU......................................46
3.1. NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU......................................................46
3.2. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT.................................................47
3.3. HIỆN TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT HUYỆN
CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU....................................................................................49
3.4. DỰ ĐOÁN KHỐI LƯỢNG CTR SINH HOẠT HUYỆN CÁI NƯỚC ĐẾN NĂM
2037......................................................................................................................52
3.4.1. Dự Đoán Dân Số, Khối Lượng Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Huyện Cái
Nước Đến Năm 2037........................................................................................53
CHƯƠNG IV: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BÃI CHÔN
LẤP HỢP VỆ SINH QUI HOẠCH ĐỀN NĂM 2025 Ở HUYỆN CÁI NƯỚC
TỈNH CÀ MAU.......................................................................................................55
4.1. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM....................................................................................55
4.1.1. Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng khu xử lý.......55
4.1.2 Quy mô diện tích bãi chôn lấp................................................................55
4.1.3 Vị Trí Bãi Chôn Lấp...............................................................................56
4.1.4 Địa Chất Công Trình Và Thủy Văn........................................................58
4.1.5 Khía Cạnh Môi Trường..........................................................................59
4.1.6 Phân Tích Lựa Chọn Địa Điểm Xây Dựng Bãi Chôn Lấp CTR Sinh Hoạt
Hợp Vệ Sinh Cho Huyện Cái Nước.................................................................59
4.2.1. Lựa Chọn Quy Mô Công Suất Bãi Chôn Lấp.....................................61
4.2.2. Chọn Phương Pháp Chôn Lấp............................................................62
4.2.3. Tính Toán Diện Tích Các Ô Chôn Lấp...............................................64
4.2.9 Thiết kế hệ thống thu khí bãi chôn lấp....................................................90
Hệ thống thu gom khí bãi rác...........................................................................98
4.3 BỐ TRÍ MẶT BẰNG CỦA BCL........................................................................103
4.4 VẬN HÀNH BÃI CHÔN LẤP............................................................................104
GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02


Trang 2


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
4.4.1. Giai đoạn hoạt động của bãi chôn lấp...................................................104
4.4.2. Giai đoạn đóng cửa bãi chôn lấp.......................................................106
4.4.3. Quan trắc môi trường bãi chôn lấp...................................................106
4.4.4. Tái sử dụng diện tích bãi chôn lấp.......................................................109
4.5 DỰ TRÙ KINH TẾ BÃI CHÔN LẤP..................................................................109
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................113
KẾT LUẬN:.......................................................................................................113
KIẾN NGHỊ:......................................................................................................114

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 3


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
PHẦN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Tp.HCM, ngày…… tháng…. năm 2017
NHẬN XÉT CỦA GVHD
PGSTS THÁI VĂN NAM

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 4


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và sự phát
triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch…kéo theo mức sống của
người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác bảo
vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những hoạt
động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại
hơn về tính chất.
Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại hầu hết các thị xã, thuộc các tỉnh ở

nước ta hiện nay đều chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường. Hiện
nay chất thải rắn ở các tỉnh và huyện thì chủ yếu là thu gom, sau đó được chôn lấp một
cách sơ sài, phát sinh nhiều vấn đề môi trường. Huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau vấn đề chất
thải rắn cũng là vấn đề mà các nhà quản lý môi trường rất quan tâm.
Chôn lấp hợp vệ sinh. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia
phát triển. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp ở nước ta không được qui hoạch và thiết kế
theo qui định của bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí
độc, mùi hôi và nước rỉ.
Một trong những phương pháp xừ lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư
ban đầu cũng như quá trình vận hành là xử lý chất thải rắn theo phương pháp chôn lấp
hợp vệ sinh, rác là nguồn lây nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khi.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Để
thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng bảo vệ môi trường thì
hiện nay vấn đề xử lý chất thải rắn tại tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Cái Nước nói
riêng cũng đã và đang được chính quyền thành phố Cà Mau và các cơ quan chức năng
quan tâm. Song với thực tế hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật và cả về khả năng
quản lý mà tình hình xử lý chất thải rắn của thành phố Cà Mau cũng như huyện Cái Nước
GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 5


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
chưa cải thiện được bao nhiêu. Hiện tại ở thành phố Cà Mau công tác xử lý chất thải rắn
được thực hiện theo một trong những cách thô sơ nhất là đổ đống lộ thiên. Có phun rải
định kỳ và thường xuyên hỗn hợp hóa chất chống ruồi bọ. Do đó các bãi rác trên địa bàn
Thành phố Cà Mau cũng như ở huyện Cái Nước đang có khả năng làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm, nước mặt, cũng như ô nhiễm không khí các khu vực xung quanh. Vì vậy với

đề tài: “Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh tại huyện
Cái Nước Tỉnh Cà Mau quy hoạch đến 2037” là một việc làm hết sức cần thiết để giảm
thiểu sức ép đối với một lượng rác lớn mà hiện nay và trong tương lai Huyện đang và sẽ
phải đối mặt.
Trên cơ sở thu thập số liệu, kết hợp với tài liệu sẵn có trong những nghiên cứu gần đây
của Huyện, chuyên đề tập trung giải quyết những vấn đề sau:
 Thu thập số liệu về hiện trạng nguồn rác và hiện trạng quản lý chất thải rắn trên
địa bàn.
 Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cái Nước từ 2018-2037
 Thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện Cái Nước giai đoạn 2017
– 2037

1.2 Mục Tiêu Của Đề Tài
Nhằm mục đích quản lý và xử lý triệt để mọi vấn đề ô nhiễm môi trường từ CTR sinh
hoạt, bảo vệ sức khỏc cho người dân cũng như bảo vệ môi trường xung quanh huyện
được tốt hơn.

1.3 Nội Dung Nghiên Cứu
Nội dung chuyên đề thiết kế bãi chôn lấp:
 Tìm hiểu về quy trình, thu gom vận chuyển và chôn lấp ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà
Mau.
 Tìm hiểu về các điều kiện tự nhiên – xã hội của huyện Cái Nước
GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 6


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037

 Các văn bản pháp quy như quy hoạch của tỉnh Cà Mau cũng như huyện Cái Nước.
 Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp.
 Phân tích số liệu tính toán thiết kế.
 xác định lượng rác chôn lắp.
 Xác định diện tích bãi chôn lấp.
 Tính toán mạng lưới thu khí và xử lý khí.
 Tính toán lượng phát sinh và hệ thống xử lý nước rỉ rác.
 Tính toán các công trình phụ như: đường nội bộ, vành đai xanh, nhà chứa vật liệu
phủ, trạm điều hành….

1.4 Phạm Vi Nghiên Cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới quá trình thu gom, vận chuyển và xử
lý CTRSH bằng phương pháp xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Cái
Nước, tỉnh Cà Mau.

1.5 Cơ Sở Tính Toán
 Tiêu chuẩn thiết kế và xây dựng bãi chon lấp hợp vệ sinh
 Thành phần và tính chất rác thải
 Các số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.
 Hiện trạng rác thải hiện nay tại huyện Cái Nước. Quy hoạch chung của tỉnh Cà Mau
cũng như huyện Cái Nước….

1.6 Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài
 Góp phần bảo vệ môi trường và giải quyết vấn đề rác thải tại huyện Cái Nước.
 Góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư trong vấn đề chất thải rắn

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 7



Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
 Khi bãi chôn lấp đi vào hoạt động nó sẽ nơi mà sinh viên, các nhà nghiên cứu tham
quan…

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 8


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỄM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN
CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU
1.1 Đặc Điểm Tự Nhiên
1.1.1 Vị Trí Địa Lý

BẢN ĐỒ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ HUYỆN CÁI NƯỚC
Huyện Cái Nước nằm ở phía Nam tỉnh Cà Mau, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30 km. Vị
trí địa lý của huyện từ 8,51 - 9,10 độ vĩ Bắc và từ 104,57 - 105,10 độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau
Phía Nam giáp huyện Năm Căn
Phía Tây giáp huyện Phú Tân và huyện Trần Văn Thời
Phía Đông giáp huyện Đầm Dơi.

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02


Trang 9


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
Các xã phía Bắc của huyện tiếp giáp với thành phố Cà Mau nên sẽ là vùng tiếp nhận sự
lan tỏa các yếu tố phát triển từ thành phố Cà Mau khá nhanh, nhất là dọc theo tuyến Quốc
Lộ 1A từ cầu Lương Thế Trân đến Rau Dừa. Là giao điểm 2 trục giao thông quan trọng
của tỉnh Cà Mau: Trục giao thông Bắc- Nam (tuyến quốc lộ 1A) và trục giao thông
Đông- Tây (tuyến đường Cái Đôi Vàm- Vàm Đình, Cái Nước- Đầm Dơi- Gành Hào). Vì
vậy Cái Nước có điều kiện thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế- xã hội với bên ngoài.
Cái Nước là địa bàn trọng điểm nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh Cà Mau, diện tích tự
nhiên của huyện 41.709 ha, bằng 7,83% diện tích tự nhiên của tỉnh Cà Mau, dân số thời
điểm năm 2016 là 138845 người (số liệu tổng điều tra dân số, nhà ở), huyện được xem là
vùng kinh tế nội địa trọng điểm ở cửa ngõ Nam Cà Mau, có khả năng phát triển mạnh các
ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ, gắn với phát triển sản xuất đa canh và du lịch
sinh thái.
1.1.2 Địa Hình Và Địa Chất Công Trình
Là huyện nằm trong vùng Bán Đảo Cà Mau nên địa hình của huyện tương đối bằng
phẳng, phần lớn hơi thấp, trũng.
Độ dốc bề mặt tương đối nhỏ, hướng dốc không rõ ràng, độ cao trung bình 0,5- 0,7 m so
với mặt nước biển, trừ những liếp vườn trồng dừa, trồng cây ăn trái có độ cao từ 1,5- 1,5
m.
Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông, kênh, rạch.
1.1.3 Khí Hậu
Huyện Cái Nước mang những đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Nam Bộ có chế độ
khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt cao đều quanh năm, lương mưa lớn
phân hóa theo mùa.
a. Nhiệt Độ


GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 10


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26,90C. Nhiệt độ trung bình cao nhất trong
năm vào tháng 4 khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng giêng khoảng
250C.
b. Độ Ẩm Không Khí

Độ ẩm

trung bình năm là 85,6% và có sự biến đổi theo mùa khá rõ, chênh lệch độ ẩm theo mùa
khoảng 6- 7%. Độ ẩm cao nhất vào mùa mưa (80- 95%), thấp nhất vào các tháng mùa
khô (80-85%).
c. Chế Độ Gió
Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa khô hướng gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc
và Đông, với vận tốc trung bình khoảng 1,6 - 2,8m/s. Mùa mưa gió thịnh hành theo
hướng Tây - Nam hoặc Tây, với tốc độ trung bình 1,8 - 4,5m/s. Vào mùa mưa, thỉnh
thoảng có giông hay lốc xoáy lên đến cấp 7 - cấp 8.Tỉnh Cà Mau ít bị ảnh hưởng của bão,
cơn bão số 5 đổ bộ vào Cà Mau cuối năm 1997 là một hiện tượng đặc biệt sau gần 100
năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long.
d. Lượng Mưa

Lượng mưa trung bình ở Cái Nước cũng như ở Cà Mau có 165 ngày mưa/năm, với 2.360
mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả

năm. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm thường từ tháng 8 đến 10 với lượng mưa
395 mm.
e. Độ Bốc Hơi
Lượng bốc hơi trung bình khoảng 1.022 mm/năm; mùa khô có lượng bốc hơi cao. Độ ẩm
trung bình năm 85,6%, mùa khô độ ẩm thấp, thấp nhất vào tháng 3, khoảng 80%.
1.1.4 Thủy Văn
a. Nước Mặt

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 11


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
Nguồn nước mặt: Có 2 nguồn nước chủ yếu có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng mạnh
mẽ đến quá trình khai thác sử dụng đất.
- Nước mưa: Là huyện có lượng nước mưa hàng năm lớn, cung cấp khoảng trên 200 triệu
m3 nước, nước mưa là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và
đời sống dân sinh.
Tuy nhiên do phân bố mưa theo mùa và không đều gây ra tình trạng ngập úng cục bộ
trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Cần phải khắc phục hai yếu tố hạn chế
ngược chiều này bằng khơi thông kênh rạch để tiêu thủy và rửa phèn vào mùa mưa, đắp
đập và bờ bao để giữ nước ngọt trong mùa khô một cách phù hợp để bảo vệ nguồn nước
ngọt một cách hiệu quả nhất.
- Nước sông rạch: Do có nhiều cửa sông tiếp giáp với biển nên nước sông rạch đều bị
nhiễm mặn vào mùa khô, trong mùa mưa độ mặn của nước sông giảm nhanh, nhưng do
chưa có các hệ thống thủy lợi ngăn mặn phù hợp nên những ngày không có mưa nên độ
mặm lại tăng cao rất nhanh. Khi chuyển đổi sang nuôi tôm và nuôi tôm kết hợp với trồng

lúa, nguồn nước mặn là tài nguyên cho nuôi tôm, nhưng mâu thuẫn với yêu cầu luân canh
1 vụ lúa. Vì vậy cần có các biện pháp ngăn mặn, rửa mặn hợp lý để có thể kết hợp hài
hòa giữa nuôi tôm và luân canh 1 vụ lúa.
b. Nước Ngầm
Tầng nước ngầm phổ biến ở huyện có độ sâu từ 72- 154 m, là nước ngầm có trữ lượng
lớn và chất lượng khá tốt, không bị nhiễm mặn, thuộc nhóm nước mềm, có hàm lượng
kim loại nặng thấp. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là nguồn nước sạch quan trọng
phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp chế biến. Vì vậy trong quá trình khai thác sử dụng
phải được chặt chẽ, tránh các hiện tượng gây ô nhiễm và lãng phí nguồn nước ngầm. Dự
báo đến năm 2037 nhu cầu khai thác sử dụng nước ngầm tăng cao, Vì vậy đối với các
khu dân cư tập trung cần khai thác tổng hợp 2- 3 tầng nước nhằn hạn chế sự thay đổi các
tầng nước ngầm.

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 12


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
2.2 Kinh Tế Xã Hội
2.2.1 Kinh Tế
Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long
trong những năm qua, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được
những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng cơ sở tiếp tục phát triển như giao
thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện và các công trình văn hóa phúc lợi, đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.
Về yêu cầu phát triển: giai đoạn vừa qua kinh tế huyện Cái Nước đã có mức tăng trưởng
cao (ngang bằng bình quân toàn tỉnh), cơ cấu kinh tế chuyển dịch và đạt mức tương cân

bằng giữa 3 khu vực nông nghiệp – công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; thu nhập bình
quân đầu người bằng mức bình quân toàn tỉnh là thành tựu rất quan trọng. Nhưng để bắt
kịp với mức tăng trưởng chung của tỉnh trong thời gian tới thì huyện Cái Nước phải tiếp
tục phấn đấu phát triển với nhịp độ cao (toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 dự kiến tăng
trưởng kinh tế là 13,5% trở lên, giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 14%).
2.2.2 Xã Hội
Nằm ở địa bàn trung tâm của tỉnh, Cái Nước có thể giao thương với các nơi trong cả
nước một cách dễ dàng thông qua hệ thống giao thông thủy bộ, đặc biệt là vận chuyển,
trao đổi hàng hoá. Đối với giao thông bộ, huyện Cái Nước có tuyến quốc lộ 1A đi qua địa
bàn 7 xã, thị trấn với tổng chiều dài 38 km. Ngoài trục đường chiến lược nêu trên, huyện
Cái Nước còn có các trục đường Đông - Tây quy mô đường cấp V đồng bằng, nối liền
quốc lộ 1A với các huyện trong tỉnh như: Tuyến Cái Nước - Đầm Dơi, Tuyến Rau Dừa Rạch Ráng nối với huyện Trần Văn Thời, Tuyến cầu Lương Thế Trân đi huyện Đầm Dơi,
Tuyến Cái Nước - Vàm Đình đi Cái Đôi Vàm. Tổng chiều dài các tuyến giao thông
đường bộ của huyện hiện nay hơn 290 km.

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 13


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, kết cấu hạ tầng nông thôn của
huyện còn nhiều khó khăn, yếu kém, đặc biệt là các tuyến giao thông liên xã, ấp. Từ năm
2004, huyện Cái Nước đã xác định “bê tông hoá cầu lộ nông thôn” là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu quyết định cho nền kinh tế xã hội phát triển. Từ đó, huyện
tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng giao thông nông thôn. Năm 2008, toàn huyện đã
xây dựng được hơn 275 km lộ bê tông và gần 300 cây cầu cơ bản, tổng kinh phí đầu tư
hơn 75 tỷ đồng. Qua đó, trên 71% các trục lộ chính liên xã và khóm ấp theo quy hoạch

được nối liền bằng bê tông nối với quốc lộ 1A và các trục lộ liên huyện nằm trên địa bàn.
Từ đó, mạng lưới giao thông nông thôn của huyện Cái Nước đã có sự chuyển biến quan
trọng, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện trong việc giao lưu
và đi lại của nhân dân được dễ dàng hơn.
2.2.3 Văn Hóa
Hoạt động văn hóa thông tin và thể dục thể thao có nhiều chuyển biến tích cực, công tác
quản lý nhà nước được tăng cường; nội dung, hình thức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa
thông tin ngày càng thiết thực, hiệu quả, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị
của huyện và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” từng bước tiến triển và đạt nhiều kết quả tốt. đến cuối năm
2009 trên địa bàn huyện có 28.258 số hộ được công nhận gia đình văn hóa, 78 khóm ấp
đạt chuẩn văn hóa, 3 xã thị trấn được công nhận đạt chuẩn văn hóa.
Các hoạt động thể dục thể thao được đẩy mạnh, rộng khắp trên phạm vi toàn huyện, đặc
biệt là phong trào“Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Toàn huyện
hiện có 71 câu lạc bộ thể dục thể thao. Số người thường xuyên tham gia tập luyện thể
thao đạt 71,08% dân số, các môn thể thao phổ biến như bóng đá, bóng chuyền, cầu long,
võ thuật… được đông đảo quần chúng tham gia dự giải của tỉnh, huyện đạt kết quả.
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động văn hóa thông tin, thể thao được tỉnh, huyện
quan tâm đầu tư, đang triển khai xây dựng Trung tâm văn hóa Thể thao huyện Cái Nước
GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 14


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
với tổng vốn đầu tư trên 23 tỷ đồng và xây dựng các Trung tâm Văn hóa- Thể thao xã, thị
trấn, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần ngày càng cao của nhân dân
trong huyện.

2.2.4 Giáo Dục và đào tạo
a. Mạng lưới trường học các cấp của huyện tương đối hoàn chỉnh và phân bố khá
hợp lý, đến cuối năm học 2009- 2010 gồm có:
- Khối mầm non có 10 trường mầm non với 154 lớp, tổng số trẻ là 3.624 cháu,
trong đó mẫu giáo là 2.528 cháu; tăng 3 trường so với năm 2005; hiện nay còn 2 xã chưa
có trường mầm non là xã Đông Thới và xã Đông Hưng (đang được tỉnh Cà Mau đầu tư
xây dựng trong năm 2010 theo chủ trương xóa xã trắng trường mầm non).
- Khối tiểu học có 32 trường với 676 lớp, tăng 1 trường và 52 lớp so với năm
2005;
- Khối trung học cơ sở có 11 trường với 186 lớp; giảm 18 lớp so với năm 2005;
- Khối trung học phổ thông có 3 trường là THPT Cái Nước, THPT Nguyễn Mai và
THPT Phú Hưng.
Như vậy, mạng lưới trường học các cấp của huyện Cái Nước được phân bố khá
hợp lý, đồng thời do giao thông nông thôn đã phát triển khá nên mật độ trường như vậy là
đảm bảo về khoảng cách đến trường của học sinh. Số trường khối trung học phổ thông
đạt tỷ lệ 3,5 đơn vị cấp xã/trường (bình quân các huyện của tỉnh Cà Mau là 5 - 6 đơn vị
cấp xã/trường).
b. Quy mô học sinh: Tổng số học sinh cuối năm học 2009-2010 là 25.068 em,
giảm 1.812 em so với năm 2005, trong đó học sinh mầm non 3.624 em, tăng 680 em; học
sinh tiểu học 13.525 em, giảm 545 em so với năm 2005; học sinh trung học cơ sở 5.324
em, giảm 1.233 em, số học sinh THPT 2.595 em. Về nguyên nhân giảm số lượng học

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 15


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037

sinh tiểu học và học sinh trung học cơ sở là do không còn số học sinh quá độ tuổi, đây là
kết quả tiến bộ và là tình hình chung của tỉnh Cà Mau.
c. Giáo viên và cán bộ quản lý các cấp được bố trí đủ về số lượng và đạt chuẩn,
đảm bảo yêu cầu giảng dạy, quản lý giáo dục. Năm học 2009-2010, toàn huyện Cái Nước
có 1.979 cán bộ giáo viên các cấp (tăng 182 người so với năm 2005), trong đó có 125 cán
bộ quản lý và nhân viên phục vụ. Bao gồm: giáo viên mầm non 169 người (tăng 51 người
so với năm 2005), giáo viên tiểu học 1.064 người (tăng 32 người), giáo viên trung học cơ
sở 509 người (tăng 34 người) và giáo viên trung học phổ thông là 237 người, tăng 65
người.
d. Cơ sở vật chất và thiết bị trường học được quan tâm đầu tư, đặc biệt là nguồn
vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học. Cuối năm
học 2009-2010, toàn huyện có 813 phòng học các cấp (mẫu giáo 126 phòng, tiểu học 458
phòng, THCS 152 phòng, THPT 77 phòng). Các phòng học đều được xây dựng kiên cố
và bán kiên cố, không còn phòng học tạm và phòng học 3 ca; các trường đều đã được đầu
tư hệ thống nước sạch và nhà vệ sinh; có phòng chức năng và thiết bị giảng dạy. Nhưng
do nhiều trường không đủ diện tích sân chơi, sân thể thao… nên số trường đạt chuẩn
quốc gia còn rất thấp; đến cuối giữa năm 2010 có 5 trường đạt chuẩn quốc gia (3 trường
THCS và 2 trường tiểu học), bằng 9% tổng số trường trong toàn huyện.
e. Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, các trường đều chú trọng cả về văn, thể,
mỹ; thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Ngành giáo
dục của huyện đã thực hiện khá tốt chủ trương “nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”. Huyện đã được công nhận hoàn thành mục tiêu phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ
sở vào thời điểm tháng 12/2008. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm hơn trước nhưng vẫn còn
khá cao, năm học 2009-2010 tỷ lệ học sinh bỏ học ở các cấp học như sau: tiểu học 2,6%

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 16



Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
(toàn tỉnh Cà Mau 2,19%), trung học cơ sở bỏ học 9,04% (toàn tỉnh 6,52%), trung học
phổ thông bỏ học 7,26% (toàn tỉnh 5,97%).
Chủ trương thực hiện xã hội hoá sự nghiệp giáo dục được nhân dân hưởng ứng,
nhiều hộ dân đã hiến đất xây dựng trường học, vai trò của hội đồng giáo dục địa phương
và hội cha mẹ học sinh đã được phát huy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của
huyện. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2009-2010 trường PTTH Phú Hưng đạt 98,8%
(xếp hạng 5 toàn tỉnh), trường PTTH Cái Nước đạt 88,96% (xếp hạng 19/27), trường
PTTH Nguyễn Mai đạt 77,43% (xếp hạng 25/27).
Trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện có 15 cán bộ nhân viên, giáo viên,
năm 2009 tổ chức 12 lớp bậc Trung học phổ thông cho 298 học viên và một số lớp về tin
học, ngoại ngữ.
Giáo dục chuyên nghiệp của huyện còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực. Trung tâm dạy nghề huyện mới đào tạo ngắn hạn trình độ sơ cấp
nghề, các nghề đơn giản như cắt may, sửa chữa xe máy, tin học với quy mô hàng năm
khoảng trên 500 lượt người tham dự. Ngoài ra huyện còn có các trung tâm học tập cộng
đồng tổ chức các lớp học, truyền đạt về thời sự, pháp luật, văn hóa thể thao với 76 lớp, có
2.311 học viên tham gia.
2.2.5 Y Tế
Hệ thống y tế của huyện bao gồm: bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cái Nước có
quy mô 350 giường, là bệnh viện quy mô phục vụ liên huyện các huyện phía nam của
tỉnh Cà Mau. Bệnh viện này đang được đầu tư xây dựng theo chương trình nâng cấp bệnh
viện đa khoa tuyến huyện, nhưng tiến độ triển khai còn chậm. Mạng lưới y tế tuyến xã
được tăng cường, 10/11 xã đã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã (còn lại xã Lương Thế Trân
do mới chia tách đang được đầu tư xây dựng).

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM

SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 17


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
Toàn huyện hiện có 331 cán bộ y tế và 34 cán bộ dược, trong đó số bác sỹ là 75
người, dược sỹ cao cấp 1 người, bình quân có 5,5 bác sỹ/1 vạn dân, tương đương với bình
quân của toàn tỉnh Cà Mau. Các trạm y tế xã đều có bác sỹ phục vụ. Các cơ sở khám
chữa bệnh, quầy thuốc tư nhân được quản lý đúng quy định.
Nhìn chung, ngành Y tế huyện đã cơ bản bảo đảm yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân; công tác y học dự phòng, các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các
bệnh xã hội, công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình được coi trọng đã xử
lý kịp thời các ổ dịch, không để bùng phát diện rộng, góp phần giảm tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đạt 96%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
của trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 17,45%.

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 18


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT
2.1 Đặt trưng chất thải rắn

2.1.1 Chất Thải Rắn Là Gì
Chất thải rắn (Solid Waste) được hiểu là những vật ở dạng rắn do hoạt động của con
người (sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng…) và động vật gây ra. Đó là những vật đã bỏ đi,
thường ít được sử dụng hoặc ít có ích và không có lợi cho con người.
Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là
chất thải rắn phát sinh từ hoạt động thường ngày của con người.
Vd: giấy báo, rác sân vườn, đồ đạc đã sử dụng, đồ nhựa, rác sinh hoạt và bất cứ những gì
con người loại ra môi trường.
2.1.2 Chất Thải Rắn Sinh Hoạt.
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người,
nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ
thương mại.
2.1.3 Nguồn Phát Sinh Và Thành Phần Của Chất Thải Rắn Sinh Hoạt
a. Nguồn Phát Sinh
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay nơi
khác. Chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân loại
các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR.
CTR sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội
như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng , khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy
công nghiệp. Một cách tổng quát CTRSH được phát sinh từ các nguồn sau:
GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 19


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
Có nhiều cách phân loại nguồn gốc phát sinh chất thải rắn khác nhau, nhưng phân
loại theo cách thông thường nhất theo bảng 1.1

Bảng 1.1. Nguồn gốc phát sinh CTR đô thị
Nguồn gốc phát sinh

Hoạt động và vị trí phát
sinh chất thải rắn

Loại chất thải rắn
- Thực phẩm, giấy, carton,
plastic, gỗ, thuỷ tinh, can

Khu dân cư

- Các hộ gia đình, các biệt

thiếc, nhôm, các kim loại

thự, và các căn hộ chung

khác, tro, các “chất thải

cư.

đặc biệt” (bao gồm vật
dụng to lớn, đồ điện tử gia

Khu thương mại

- Cửa hàng bách hoá, nhà

dụng, rác vườn, vỏ xe,… )

- Giấy, carton, plastic, gỗ,

hàng, khách sạn, siêu thị,

thực phẩm, thuỷ tinh, kim

văn phòng giao dịch, nhà

loại, chất thải đặc biệt,

máy in, chợ,…

chất thải độc hại.
- Các loại chất thải giống

Trường học, bệnh viện,
Cơ quan, công sở

nhà tù, văn phòng cơ quan
nhà nước.

như khu thương mại. Chú
ý, hầu hết CTR y tế được
thu gom và xử lý tách
riêng bởi vì tính chất độc
hại của nó.

- Nơi xây dựng mới, sửa
Công trình xây dựng


đường, san bằng các công

Dịch vụ đô thị

trình xây dựng,...
- Quét dọn đường phố,
làm sạch cảnh quan, bãi

- Gỗ, thép, bê tông , thạch
cao, gạch, bụi,…
- Chất thải đặc biệt, rác
quét đường, cành cây và lá

đậu xe và bãi biển, khu vui cây, xác động vật chết,…

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 20


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
chơi giải trí.
- Nhà máy xử lý nước cấp,
Trạm xử lý

nước thải, chất thải công

- Bùn, tro


nghiệp khác.
- Các nhà máy sản xuất

Công nghiệp

vật liệu xây dựng, hoá

- Chất thải sản xuất công

chất, lọc dầu, chế biến

nghiệp, vật liệu phế thải,

thực phẩm, các ngành

chất thải độc hại, chất thải

công nghiệp nặng và nhẹ,

đặc biệt.


- Các hoạt động thu hoạch
trên đồng ruộng, trang trại,
Nông nghiệp

nông trường và các vườn
cây ăn quả, sản xuất sữa
và lò giết mổ súc vật.


- Các loại sản phẩm phụ
của quá trình nuôi trồng và
thu hoạch chế biến như
rơm rạ, rau quả, sản phẩm

thải của các lò giết mổ…
(Nguồn:Giáo trình Quản lý chất thải rắn – TS.Nguyễn Văn Phước)
b) Phân loại theo quan điểm thông thường
- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự
trữ, nấu ăn…
- Rác bỏ đi: bao gồm các chất thải cháy và không cháy sinh ra từ các hộ gia đình, công
sở, hoạt động thương mại…
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở các gia đình, nhà
hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp…
- Chất thải xây dựng: rác từ các nhà đổ vỡ, hư hỏng gọi là rác đổ vỡ, còn rác từ các công
trình xây dựng, sửa chữa nhà cửa…là rác xây dựng.
- Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét phố, rác từ các thùng rác công cộng,
xác động vật, vôi gạch đổ nát…
GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 21


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà
máy xử lý chất thải công nghiệp.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ,

cây trồng, chăn nuôi…
- Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng
xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật.
Trong nhiều trường hợp thống kê người ta phân chia thành 3 loại: chất thải rắn từ sinh
hoạt gia cư gọi là rác sinh hoạt, chất thải y tế và chất thải công nghiệp
c) Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Bao gồm các chất cháy được, các chất không cháy được và các chất hỗn hợp. Các
CTR được phân loại trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phân loại CTR theo công nghệ xử lý
Thành phần
Các chất cháy được

Định nghĩa
- Các vật liệu làm từ giấy

- Giấy

Ví dụ
- Các túi giấy, các mảnh
bìa, giấy vệ sinh,…

- Có nguồn gốc từ các sợi

- Vải len, bì tải, bì nilon,…

- Hàng dệt

- Các chất thải từ đồ ăn,

- Các cọng rau, vỏ quả,...


- Rác thải

thực phẩm.

- Cỏ, gỗ củi, rơm rạ,…

- Các vật liệu và sản phẩm

- Đồ dùng bằng gỗ như

được chế tạo từ gỗ tre và

bàn, ghế, đồ chơi, vỏ dừa,

rơm,…



- Các vật liệu và sản phẩm
- Chất dẻo
- Da và cao su

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

được chế tạo từ chất dẻo

- Phim cuộn, túi chất dẻo,


- Các vật liệu và sản phẩm

chai, lọ chất dẻo, nilon,…

được chế tạo từ da và cao

- Giầy, dép, bì, băng caosu,

su


Trang 22


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037

2. Các chất không cháy
được

- Các loại vật liệu và sản

- Các kim loại sắt

phẩm được chế tạo từ sắt
- Các vật liệu không bị

- Các kim loại không phải

nam châm hút


là sắt

- Các vật liệu và sản phẩm

- Thủy tinh

được chế tạo từ thủy tinh
- Các loại vật liệu không

- Đá và sành sứ

cháy khác ngoài kim loại
và thủy tinh
- Tất cả các loại vật liệu

- Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, dao, nắp lọ,…
- Vỏ hộp nhôm, giấy bao
gói, đồ đựng
- Chai lọ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn,…
- Vỏ trai, ốc, xương, gạch,
đá, gồm,…

khác không phân loại, đều

3. Các chất hỗn hợp

thuộc loại này. Loại này


- Đá cuội, cát, đất, tóc,…

chia thành 2 phần: lớn hơn
5mm và nhỏ hơn 5mm.
(Nguồn: Quản lý CTR – tập 1: CTR đô thị, GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng,
TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội – 2010)
d) Thành phần – tính chất chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý học, hóa học của CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương,
vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.



Thành phần vật lý
Thành phần vật lý của CTR sinh hoạt được liệt kê trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Thành phần riêng biệt của CTR sinh hoạt

1

- Thực phẩm

Khối lượng (%)
Khoảng dao động
Giá trị trung bình
6 – 26
15

2


- Giấy

25 - 45

STT

Thành phần

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 23

40


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
3

- Carton

3 - 15

4

4

- Plastic


2-8

3

5

- Vải

0-4

2

6

- Cao su

0-2

0,5

7

- Da

0-2

0,5

8


- Rác làm vườn

0 – 20

12

9

- Gỗ

1–4

2

10

- Thủy tinh

4 – 16

8

11

- Đồ hộp

2-8

6


12

- Kim loại màu

0-1

1

13

- Kim loại đen

1-4

2

14
- Bụi, tro, gạch
0 - 10
4
(Nguồn: Quản lý CTR – tập 1: CTR đô thị, GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS.
Nguyễn Thị Kim Thái, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội – 2001)

 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của rác bao gồm những chất dễ bay hơi khi đốt ở nhiệt độ
920 0C, thành phần tro sau khi đốt và dễ nóng chảy. Tại điểm nóng chảy thể tích
của rác giảm 95%. Thành phần hóa học của CTR sinh hoạt được liệt kê trong
bảng 1.4.

Bảng 1.4. Thành phần hoá học của rác sinh hoạt

Thành phần

Tính theo % trọng lượng khô
Carbon

Hydro

Oxy

Nitơ

Lưu huỳnh

Tro

Loại rác
Thực phẩm

48,0

6,4

37,5

2,6

0,4

5,0


Giấy

3,5

6,0

44,0

0,3

0,2

6,0

Carton

4,4

5,9

44,6

0,3

0,2

5,0

Plastic


60,0

7,2

22,8

Vải

55,0

6,6

31,2

Caosu

78,0

10,0

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

10,0
4,6
2,0

Trang 24

0,15


2,45
10,0


Tính Toán Thiết Kế Bãi Chôn Lắp CTR Sinh Hoạt Hợp Vệ Sinh Cho
Huyện Cái Nước Tỉnh Cà Mau Đến Năm 2037
Da

60,0

8,0

11,6

10,0

0,4

10,0

Rác làm vườn

47,8

6,0

42,7

3,4


0,1

4,5

Gỗ

49,5

6,0

42,7

0,2

0,1

1,5

Bụi, tro, gạch
26,3
3,0
2,0
0,5
0,2
68,0
(Nguồn: Quản lý CTR – tập 1: CTR đô thị, GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, TS. Ứng Quốc Dũng, TS.
Nguyễn Thị Kim Thái, Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội – 2001)

2.1.4 Tính Chất Của CTRSH

2.1.4.1 Tính Chất Vật Lý
 Độ Ẩm
Độ ẩm của CTR được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị trọng lượng chất
thải ở trong traang5 thái nguyên thủy.
Độ ẩm của rác phụ thuộc vào mùa mưa hay nắng. CTR đô thị ở Việt Nam thường có độ
ẩm từ 50- 70%.
 Tỷ Trọng
Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng lượng để xác định tỉ lệ giữa
trọng lượng của mẫu với thể tích của nó, có đơn vị là kg/m3 (hoặc ib/yd3).
Tỷ trọng được dùng để đánh giá khối lượng tổng cộng và thể tích CTR. Tỷ trọng rác phụ
thuộc vào các mùa trong năm, thành phần riêng biệt, độ ẩm không khí.
Đối với nước ta do khí hậu nóng ẩm của CTR rất cao, thành phần rất phức tạp và chứa
nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy do đó tỷ trọng của rác khá cao, khoảng 1100- 1300 kg/m 3.
Trọng lượng riêng và độ ẩm các thành phần của CTR đô thị được liệt kê trong bảng 1.5.

Bảng 1.5. Trọng lượng riêng và độ ẩm các thành phần của CTR đô thị

Chất thải thực

Khối lượng riêng (Ib/yd3)
Dao động
Trung bình
220 – 810
490

Độ ẩm(% trọng lượng)
Dao động
Trung bình
50 – 80
70


phẩm

70 – 220

150

4 – 10

6

Giấy

70 – 135

85

4–8

5

Bìa cứng

70 – 220

110

1–4

2


Loại chất thải

GVHD: PGSTS THÁI VĂN NAM
SVTH: Nhóm 2- Lớp 16HMT02

Trang 25


×