Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của TRIỀU NGUYỄN đối với các nước ĐÔNG NAM á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.47 KB, 9 trang )

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRIỀU NGUYỄN VỚI XIÊM (THÁI LAN)
VỀ VẤN ĐỀ LÀO VÀ CAMPUCHIA TRONG 30 ĐẦU THÊ KỶ XIX
PGS.TS. LÊ VĂN ANH - TS.
ĐẶNG VĂN CHƯƠNG*
1. Từ nửa sau thế kỷ XV, chế đô phong kiến Campuchia bước vào giai đoạn khủng

hoảng và ngày càng suy yếu. Vào đầu thế kỷ XVIII, nước Lào bị phân chia thành ba tiểu
quốc. Đại Việt đang ở trong trình trạng phân liệt Đàng Trong với Đàng Ngoài và nôi
chiên gay gắt giữa Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ - Tây Son ở Đàng Trong vào cuối thế kỷ
XVHI. Trong khi đó vưong quốc Xiêm lại đang tiên đà phục hưng và phát triển sau khi
chiến thắng quân Miến Điện (Myanmar) xâm lược vào cuối năm 1767. Đây là nét đặc thù
của lịch sử Xiêm so với các nước trong khu vực lúc bấy giờ. Lợi dụng tình hình đó,
vưong quốc Xiêm dưới thời Taksin (767-1782) và thời kỳ đầu của triều đại Chakri đã tiếp
tục thực hiện chính sách bành trướng mang tính truyền thống. Họ đã tiến hành xâm chiếm
Lào, Campuchia và cả Hà Tiên của Việt Nam. Cả ba tiểu quốc của Lào lần lượt trở thành
chư hầu của Xiêm từ sau năm 1778; tỉnh Battambang và Xiêm-Riệp (Ang-Co) giàu có
của Campuchia bị sát nhập vào lãnh thổ của Xiêm (l795). Ang Eng được vua Xiêm,
Rama I nuôi dưỡng đưa lên ngôi vua Campuchia vào năm 1794 lúc mới 5 tuổi. Nhìn
chung cuối thế kỷ XVIII, Xiêm đã chi phối và thống trị cả Lào và Campuchia.
Việt Nam dưới thời Tây Son - Nguyễn Huệ với "thắng lợi của kháng chiến
chống Xiêm, chống Thanh làm tăng thanh thế của Đại Việt khắp khu vực” xđã có ảnh
huởng lớn lao đối với các nước láng giềng chung quanh vì nó góp phần đè bẹp sự bành
trướng của nhà Thanh xuống các nước Đông Nam Á. Nhưng tiếc rằng ảnh hưởng này
chưa có đủ thời gian để làm thay đổi cục diện chính trị ở khu vực. Xiêm vẫn chi phối tình
hình chính trị ở Lào và Campuchia.
2. Tuy nhiên cục diện chính trị khu vực nói trên đã thay đổi sau khi cuôc nôi chiến

ở Việt Nam kết thúc vào đầu thế kỷ XIX. Sau khi chiến thắng Tây Son, Nguyễn Ánh lên
ngôi vua lấy hiệu là Gia Long (1802), được nhà Thanh chính thức

12



phong vương1 (1803)

1* Đại học Sư phạm Huế
2 Phan Huy Lê, Tác động và ảnh hưởng của phong trào Tây Son trong bối cảnh khu vực cuối thế kỷ XVIII, Kỷ


và đổi tên nước thành Việt Nam (1804). Đối với triều Nguyễn việc nhà Thanh sắc phong
cho Gia Leng là một thắng lợi to lớn về mặt ngoại giao trong việc củng cố quyền lực
trong nước cũng như trong quan hệ đối ngoại, mà trước hết đối với các nước Đông Nam
Á láng giềng. Các nư ớc Vạn Tượng, Campuchia và Xiêm đã sai sứ đến chúc mừng và
thiết lập quan hệ bang giao với triều Nguyễn.
Từ Gia Long lên ngôi, các phái bộ ngoại giao giữa hai nước Xiêm -Việt ngày càng
tăng cường đi lại thăm viếng lẫn nhau. Hai nước thường xuyên cử phái bộ qua lại, tặng
quà giao hiếu thể hiện mối liên hệ mật thiết, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước “ngang
bằng thế lực” ở khu vực để giải quyết những vân đề trong quan hệ song ph ương cũng nh
ư đa phương. Theo Đại Nam Thực Lục dưới thời Gia Long Xiêm cử 12 phái bộ sang triều
Nguyễn, Việt Nam cử 5 phái bộ sang Xiêm 3 4. Chính xuất phát từ mối bang giao tốt đẹp
giữa hai triều đình cũng như sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa Gia Long và Rama I
đã góp phần củng cố quan hệ láng giềng thân thiện giữa hai nước. Lịch sử Xiêm cho rằng
đây là thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử quan hệ giữa hai nước trong thời đại phong kiến.
Mối quan hệ này đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc giải quyết bằng con đường
hòa bình về các vấn đề liên quan đến Lào và Campuchia trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ
XIX .
Dưới thời Gia Long, hai nước Lào và Campuchia mặc dù vốn là chư hầu của Xiêm
cũng đã xin thần phục và triều cống Việt Nam. Điều đó chứng tỏ Việt Nam có một vị thế
mới5, góp phần làm thay đổi tương quan lực lượng ở bán đảo Đông Dương trong quan hệ
giữa Việt Nam và vương quốc Xiêm vào đầu thế kỷ XIX. Mối quan hệ này đã ảnh hưởng
và chi phối trực tiếp đến các nước chư hầu của Xiêm mà cụ thể là các tiểu quốc Lào và
Campuchia.

yếu Hôi Ihảo khoa học Phú Xuân Thuận Hoá thời Tây Son, Huế, tháng 12-2001, tr. 21.
3 Trong quan hệ với Trung Quốc thời bấy giờ, Xiêm và Việt Nam đều thần phục Trung Quốc, nên việc lên ngôi của
các vua Xiêm cũng như Việt Nam đều phải tranh thủ sự công nhận của các triều đình Trung Quốc.
4 Đặng Văn Chương, Quan hệ Xiêm - Việt từ 1782 đến 1847, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2003, tr.
84-85.
5 Đến thời Gia Long các nước Lào và Campuchia mới thực sự xin thần phục và triều cống Việt Nam. Việt Nam thực
sự chi phối tình hình ở Lào và Campuchia cùng với Xiêm. Như vậy là Gia Long đã kế' thừa ảnh hư ởng của Việt
Nam thời Tây Sơn trong quan hệ với các nước trong khu vực, trước hết đối với Lào và Campuchia. Từ đó, Việt
Nam và Xiêm trở thành hai cực quyền lực chi phối tình hình chính trị ở bán đảo Đông Dương.


3.

Đối với Lào, năm 1778, lợi dụng sự chia rẽ nghiêm trọng giữa các tiểu quốc

Lào cũng như tình hình chính trị khu vực có lợi cho Xiêm, Taksin đã mở các cuộc tấn
công xâm lược Lào, biến các tiểu quốc Lào thành chư hầu của mình. Xiêm lập lại ngôi
vua cho In-tha-vông (Sử Việt Nam thường gọi là Chiêu Ân) ở Vạn Tượng (Viên Chăn),
chư hầu của Xiêm. In-tha-vông, người đã có quan hệ quen biết với Nguyễn Ánh trong
thời kỳ trú ngụ ở Băng Cốc đã tích cực ủng hộ Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn, với sự
đổng ý của vua Xiêm.
Nguyễn Ánh sau khi chiếm đuợc Bình Định (năm 1794) đã sai Nguyễn Văn Thụy
và Luu Phuớc Tuờng đến vận đông và liên kết với các bản muờng của Vạn Tuợng để
chống Tây Sơn. Vua In-tha-vông đã tiếp đãi quan quân rât nồng hậu và còn hứa sẽ đem
quân cùng liên kết đánh thành Nghệ An. Ngoài ra, vua In-tha-vông còn sai sứ đến dâng
voi đực cho quân Nguyễn. Mùa hạ năm 1800, quân Vạn Tuợng cùng Nguyễn Văn Thụy
tân công quân Tây Sơn ở Bá Đồn, Giám Đồn. Năm 1801, Vạn Tuợng cung cấp "địa đồ
Phú Xuân và Nghệ An” đồng thời hứa sẽ phối hợp với quân Nguyễn cùng tân công quân
Tây Sơn. Do vậy Nguyễn Ánh đã tặng cho In-tha-vông 4 lạng kỳ nam, hai cây súng chim,
chì và thiếc mỗi thứ 100 cân. Và sau đó, vua In-tha- vông cũng đã nhiều lần cho quân

giúp Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn.
Nguyễn Ánh lên ngôi, In-tha-vông cho sứ dâng quốc thu chúc mừng. Vua Gia
Long khen ngợi công lao truớc đây của Vạn Tuợng và đã “thuởng cho đất Trân Ninh"' 1.
Qua các sự kiện trên chứng tỏ vua In-tha-vông rất nhiệt tình công tác, giúp đỡ Nguyễn
Ánh - Gia Leng và mong muốn liên kết với Việt Nam.
Vào năm 1803, sau khi vua In-tha-vông chết, Xiêm đã cử em của ông ta là Châu
Anụ, nguời có nhiều công lao đối với triều đình Băng Cốc nhất là trong việc giúp Xiêm
đánh thắng Miên Điện ở Chiengsen (1793) và rât đuợc vua Rama I tin tuởng, đua lên làm
vua nuớc Vạn Tuợng (l804).
Truớc uy thế mới của Việt Nam, tháng 12 năm 1805 (có tài liệu ghi là năm 1806),


Châu Anụ sai sứ mang lễ vật 6 7 đến triều cống vua Gia Long tại kinh đô Huế. Trong thu
bày tỏ mong muốn đuợc thiết lập quan hệ và xin chịu thần phục triều Nguyễn. Thu có
đoạn viết: "Xua ở đời liệt thánh, nuớc họ có 3 năm cống môt lần, đời đời xung phiên
thần... sau theo nuớc Xiêm, lại bị nguời Xiêm làm khổ. Nay uy vũ của nhà vua nổi dậy
Man Di đều quy phục cả, xin theo lệ cũ tiến cống nhu xua” 8. Sau khi tiếp sứ giả, Gia
Long đã cho phái bô luu lại ở Huế trong khoảng 1 tháng rồi mới về. Và từ đó cứ 3 năm 1
lần (vào các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuẩt) sứ bô của Vạn Tuợng lại sang triều cống triều
Nguyễn. Lễ vật triều cống là: voi đực 2 con, sừng tê 2 tòa, ngà voi 2 chiếc, vỏ quế 5 cân.
Phái bô đuợc qui định gồm: chánh, phó sứ 1 nguời, tù truởng 3 ng uời, phiên dịch 2
nguời, nguời đi theo 30 nguời. Lô trình đi theo đuờng Nghệ An đến kinh đô Huế, chứ
không đ uợc đi theo đuờng Cam Lô (Quảng Trị)9.
Việc vua Vạn Tuợng muốn thiết lập quan hệ, liên minh với Việt Nam, có thể vì các
lý do sau:
Các vua của Vạn Tuợng nhu ln-tha-vông và Châu Anụ đều thiết tha mong muốn
liên kết với triều Nguyễn nhu để tìm môt chỗ dựa nhằm hạn chế và ngầm chống lại sự ức
hiếp, ng ược đãi của Xiêm, tìm một đổng minh phía Đông để chống lại sự bành trướng
thường xuyên của thế lực phía Tây. Đó là nguyên nhân sâu xa về mặt chính trị và ngoại
giao.

Để góp phần lý giải rõ ràng và sâu sắc về vân đề này, Mayoury và Pheuiphanh, hai
tiến sĩ sử học người Lào đã nhân mạnh sự đối lập về thái độ ứng xử của triều Nguyễn và
triều đình Chakri đối với Vạn Tượng nói chung và đối với vua In-tha-vông nói riêng. Họ
viết: "Về phưong diên nghi lễ giao tiếp In-tha-vông được triều đình Huế đối xử như là
một quốc vưong, ngang hàng với địa vị của Rama I (của Xiêm). Dù bất cứ động co nào
đằng sau nghi lễ hoàng đế đó, nó vẫn tổn tại một thực tế là vua Lào được triều đình Huế

6Nguyễn Thị Lệ Thi (sưu tầm), Thư tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam á, phần Láo, Nxb Khoa học Xã hôi,'
1977, tr. 131.
7Lễ vật gồm có: voi đực 2 con, sừng tê 2 toà, nhục quế' 800 cân.
8Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thực lục, tập 3, Nxb Sử học, Hà Nôi, tr. 260.
9Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thực lục, tập 3, Nxb Sử học, Hà Nôi, tr. 260.


cư xử tốt hon triều đình Băng Cốc. Xiêm chỉ trao cho vua Lào tước hiệu Chao1 mà thôi"10
11

.
Như vậy trong thực tế Xiêm luôn coi Lào như là một chư hầu, lãnh thổ phụ thuộc

của họ. Ngược lại, trong quan hệ với Vạn T ượng, Nguyễn Ánh - Gia Long đã khôn khéo
đối xử với In-tha-vông như một quốc vưong, đứng đầu một nước. Cách xử sự này của
Gia Long đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và tình cảm của vua Vạn Tượng đối với
triều Nguyễn. Chính điều này làm cho In-tha-vông rất cảm kích và mong muốn quan hệ
mật thiết hon với Việt Nam. Từ năm 1802 cho đến trước cuộc khởi nghĩa Châu Anụ
(1827) quan hệ giữa Việt Nam và Vạn Tượng diễn ra tốt đẹp.
4.

Đối với Campuchia, từ giữa thế kỷ XIV đã trở thành một mục tiêu quan trọng


trong chính sách bành trướng về phía Đông của Xiêm. Do vậy, họ luôn tìm cách duy trì
quyền lực của mình ngay trong triều đình Campuchia. Sau khi quan nhiếp chính Pok,
người do Xiêm đưa lên để điều hành ở Campuchia chết (1805), vào ngày 26-7-1806, tại
Băng Cốc Rama I làm lễ phong vưong chính thức cho Ang Chan (lúc ông 16 tuổi). Một
tháng sau, Ang Chan đã trở về Uđông (kinh đô của Campuchia lúc bấy giờ) để điều hành
đất nước. Như vậy Xiêm đã đưa một người thân Xiêm lên làm vua ở Campuchia nhằm
duy trì uy thế và quyền lợi của họ ở đất nước này. Theo cách suy tính của Xiêm, việc Ang
Chan lên ngôi vua Campuchia cùng với quan hệ láng giềng Xiêm - Việt ổn định là dấu
hiệu yên ổn ở biên giới phía Đông vì Xiêm đang phải đối phó với Miêh Điện ở biên giới
phía Tây. Tuy nhiên giữa Campuchia và Xiêm vẫn tổn tại một mâu thuẫn là các tỉnh ở
phía Tây (Battambang và Xiêm-Riệp) giàu có vẫn còn bị Xiêm chiếm đóng. Đó là một
trong những nguyên nhân quan trọng mà Ang Chan đã đi tìm một chỗ dựa mới là Việt
Nam nhằm "làm giảm áp lực và sự o ép của Xiêm" đối với nền độc lập của họ. Bởi vì lúc
bấy giờ vị trí, uy thế của Việt Nam đã và đang được khẳng định ở Đông Nam Á lục địa.
Chính vì mục đích trên, vào tháng 9-1807 1 chỉ một năm sau khi được Xiêm đưa
lên ngôi vua Campuchia, vua Ang Chan đã sai sứ giả tên là Oc NhaVi Bôn Rạch đến triều
10Năm tước hiệu cũng là 5 bậc thang đẳng cấp trong xã hội của Xiêm từ cao đến thấp lúc bấy giờ đó là:
Chaophraya, Phraya, Phra, Luang và Khun.
11Mayoury Ngaosyvathn and Pheuiphanh Ngaosyvathn (1998), Paths to conflagration, fifty years of diplomacy and
Warfare in Laos, Thailand and Vietnam, 1778-1828, Cornell University, Ithaca, Newyork, p. 102.


đình Huế để dâng tặng lễ vật và xin vua Gia Long phong vương. Vua Gia Long đổng ý và
đã "sai tham tri Binh bộ là Ngô Nhân Tĩnh làm chánh sứ, ký lục Vĩnh Thanh là Trần
Công Đàn làm phó sứ, mang sắc ân phong Chân (Ang Chan) làm quốc vương Cao Miên
(ấn bạc, mạ vàng, núm làm hình lạc đà, lễ tuyên phcng làm tại thành gỗ La-Bích" 12 13. Đây
là phái bộ mang tính chất quan trạng đầu tiên của Việt Nam dưới thời Gia Long đến
phong vương cho vua Campuchia - Ang Chan (lịch sử Việt Nam thường gọi là Nặc Chăn
hay Nặc Ông Chăn). Vì vậy, triều đình Campuchia tổ chức đón tiếp hết sức long trọng.
Để tiếp đón phái bộ, triều đình Campuchia đã cho xây dựng "5 lễ đài ở Kompong

Luong, 5 lễ đài ở Po Baampong và 5 lễ đài khác đối diện với dinh thự hoàng gia. Mỗi
một lễ đài đều được làm bằng gỗ có hương thơm và mỗi nơi đều đốt lên hai cây nến thờ
rất đổ sộ"14. Các quan chức Khơ-me ăn mặc chỉnh tề, cỡi voi hoặc ngựa rời Uđông đến
đón phái bộ Việt Nam đang dừng chân ở Kompong Luong. Phái bộ Việt Nam gổm 93
thành viên được hướng dẫn đi vào kinh đô U đông và họ chào vua Ang Chan theo nghi lễ
hoàng gia. Cuối buổi lễ, Campuchia đã gửi quà 400 dâmling bạc (tương đương 1,5 kg)
đến vua Gia Long.
Việc vua Gia Long phong vương cho Ang Chan và việc Ang Chan tặng quà bằng
bạc15 cho vua Gia Long đã khẳng định Campuchia chịu thần phục Việt Nam nhằm để cân
bằng và "đối trọng với ảnh hưởng của Xiêm ở Campuchia và nhằm để giải quyết những
cuộc cải vã trong nội bộ hoàng gia Campuchia”. Từ đó, cũng như Vạn T ượng, cứ ba năm
một lần Campuchia lại sang triều cống16 cho Việt Nam.
Việc Ang Chan nhận vương miện từ vua Xiêm, thần phục và triều cống cho Xiêm,
đổng thời lại xin triều Nguyễn phong vương và nộp cống cho triều Nguyễn là một bước
đi mới của triều đình Campuchia. Chính sách “chư hầu kép” này của Campuchia vốn đã
12Theo Khin Sok sự kiện này diễn ra vào “ngày 15 tháng Kadoeuk năm con Bò, có thể là ngày thứ tư 6-11-1805.
13Quốc sử quán triều Nguyễn (1963), Đại Nam thực lục, tập 3, Nxb Sử học, Hà Nội, tr. 347.
14Khin Sok (1991), Le Cambodge entre le Siam et le Vietnam (de 1775 à 1860), école francaise d’ExtrêmeOrient, Paris, tr. 68.
15Tặng bạc, được hiểu là sự thần phục của nư ớc nhỏ đối với nước lớn.
16Qui định ba năm một lần cống, cống phẩm là hai thớt voi đực, hai toà sừng tê, hai chiếc ngà voi, 20 bình sơn đen,
đậu khấu sa nhân, sáp ong cánh kiến, trần hoàng, mỗi thứ đều 50 cân. Sứ bộ gổm một chánh sứ, một phó chánh sứ,
cứ tháng 4 tới Gia Định thành thần uỷ người đưa đến kinh; số người đi theo: đường bộ 10 người, đường thuỷ 20
người. Rổi sau mộ dân Hán (Việt) lập nên 2 đội cường bộ và an bộ lệ vào thành La Bích để thông dịch tiếng Phiên.


được thực hiện từ thế kỷ XVII dưới thời vua Chey Chestha II (1618-1625) trong việc liên
minh với Chúa Nguyễn17 để hạn chế các cuộc tân công xâm lược của Xiêm.
Chính sách này của Ang Chan nhằm làm giảm sức ép của Xiêm và tạo sự cân bằng
trong quan hê với hai nước láng giềng lớn mạnh để giữ hoà bình và nền tự chủ của mình.
Tuy nhiên việc này đã làm cho vai trò của Xiêm ở Campuchia bị suy giảm và làm mểch

lòng triều đình Băng Cốc. Vì thế từ năm 1810 đến năm 1814, Xiêm đã lợi dụng sự mâu
thuẫn trong nôi bô anh em Ang Chan để đưa quân can thiệp vào Campuchia làm cho Ang
Chan phải cầu cứu triều Nguyễn. Tuy nhiên Gia Long đã vượt qua mọi cản trở để giải
quyết vân đề trên bằng con đường ôn hòa, góp phần ổn định tình hình chung, đảm bảo
hòa bình giữa các nước. Trong suốt thời trị vì của vua Ang Chan (1806-1834) ở
Campuchia, chính sách "chư hầu kép” có lúc nghiêng ngã trước sự tranh giành ảnh hưởng
của Xiêm và Việt Nam tại Campuchia nh ưng về đại thể là Ang Chan đã thành công, duy
trì đất nước hòa bình, phát triển trong vòng 30 năm. Chính sách này cũng được lập lại ở
Campuchia dưới thời Ang-Đuông (1847- 1860).
Theo D.GE Hall, việc vua Ang Chan không để đất nước của họ bị biển thành bãi
chiên trường giữa hai thế lực Tây và Đông như trước đây là "lối ứng xử khôn khéo" 18 19.
Việc "vua Rama I chấp thuận quyền đô hô của mình bị xén bớt môt phần" ở Campuchia,
đó cũng là môt cách khôn khéo của ông ta để phù hợp với thực tế là Xiêm đang phải đối
phó với sự đe dọa xâm lược của Miến Điện.
5.

Tuy Lào và Campuchia là chư hầu của Xiêm, nhưng lại xin thần phục và triều

cống cho triều Nguyễn là điều ngoài ý muốn của Xiêm, nhưng Xiêm không thể ngăn cản
được xu thế nói trên. Điều này có thể giải thích vì ba lý do sau đây:
Một là, Xiêm đang phải tập trung hầu hết lực l ượng ở phía Tây để đối phó với các
cuôc tân công xâm lược của Miến Điện nên lúc bấy giờ Rama I không thể phản đối mối
liên kết và sự thần phục của Vạn Tượng và Campuchia đối với triều Nguyễn; Hai là, do
17Sau khi thất bại trong việc tìm chỗ dựa từ Tây Ban Nha ở Philipines, lần đầu tiên vua Campuchia tìm cách liên
minh với Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phước Nguyên
18gả con gái của mình là Ngọc Vạn cho vua Campuchia Chey Cheslha II (1618-1625). Từ đây, Chúa Nguyễn ở
Đàng Trong đã bước đầu xác lập được ảnh hưởng với triều đình Campuchia. Và cũng bắt đầu từ đây Chúa Nguyễn
dính líu với Xiêm về vấn đề Campuchia.
19D.GE.Hall, Đông Nam á sử lược, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1968, tr. 539.



sự hùng mạnh của lực lượng quân Nguyễn đối trọng với quân Xiêm nên tương quan lực
lượng và ảnh hưởng của Xiêm lẫn Việt Nam đã đạt được sự quân bình ở hai nước đệm
Lào và Campuchia; Ba là, xuất phát từ lợi ích và nhu cầu ổn định của cả hai phía Xiêm và
Việt Nam trang điều kiện tương quan lực lượng cân bằng, ngoài ra giữa cá nhân Rama I
và Gia Long đã có mối quan hệ thân thiết từ trước nên cả Rama I và Gia Long đều muốn
duy trì quan hệ láng giềng giao hảo giữa hai nước.
Như vậy, từ sau 1802 hai nước chư hầu của Xiêm đã lần lượt xin thần phục và
triều cống đối với Việt Nam. ảnh hưởng của Việt Nam đã tăng lên ở Lào và Campuchia,
phản ánh tương quan lực lượng giữa hai nước Xiêm và Việt Nam trong quan hệ với Lào
và Campuchia. Trước cục diện mới, hai nước Lào và Campuchia phải đổng thời chịu ảnh
hưởng và thần phục cả Xiêm lẫn Việt. Rõ ràng uy thế và địa vị của Việt Nam được nâng
cao trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Không chỉ Lào và Campuchia mà ngay cả Miên
Điện không ngại đường sá xa xôi, gửi phái bô đến tìm cách liên minh với Đại Nam vào
năm 1823 để chống Xiêm, nhưng Minh Mạng không đổng ý để giữ mối quan hệ giao hảo
láng giềng với Xiêm (như di chúc của vua cha Gia Long đã căn dạn).
Kể từ 1802 triều Nguyễn đã bình đẳng "ngang quyền” với triều đình Chakri
(Rattanakosin) trong quan hệ song phưong, cũng như quan hệ giữa hai nước Xiêm và
Việt Nam về vân đề Lào và Campuchia do đạt được sự quân bình về lực lượng. Trước khi
lên ngôi vua, Nguyễn Ánh không chỉ "n ưong nhờ, ở đợ" tại Xiêm mà còn không ít hon
hai lần gửi cây vàng, cây bạc 20 cho triều đình Chakri. Chính vì vậy, lịch sử Xiêm cho rằng
từ năm 1802 "Việt Nam ngang quyền và không còn phụ thuộc vào Xiêm nữa... và từ đấy
Việt Nam có cái nhìn về địa vị của mình tại Campuchia". Cũng chính vì vậy mà Hall,
giáo sư Sử học người Anh, chuyên gia về lịch sử Đông Nam Á đã viết rằng: từ năm 1802
Xiêm môt lần nữa lại gặp môt đối thủ cạnh tranh (Gia Long) trong vấn đề quyền thống trị
ở Campuchia.
Xuất phát từ sự tưong quan lực lượng giữa hai n ước cũng như nhu cầu ổn định
trong quan hệ giữa hai nước và khu vực, Gia Long và Rama I cũng như ng ười kế vị
20Đối với các chư hầu của Xiêm như Lào, Campuchia, các tiểu quốc Hổi giáo ở bán đảo Mã Lai hằng năm hay ba
năm tuỳ theo từng nước phải nôp cống cây vàng, cây bạc cho Xiêm.

* Viện Sử học


Rama II (1809-1824) cũng đã nhiều lần thỏa hiệp với nhau trong việc dàn xếp và giải
quyết những bất đổng trong quan hệ giữa Xiêm và Việt và về hai nước phụ thuộc Lào và
Campuchia chủ yếu bằng con đường ngoại giao, hoà bình. Nhờ vậy mối quan hệ giao hảo
giữa hai nước Xiêm, Việt Nam được duy trì trong khoảng 30 năm đầu của thế kỷ XIX.
Đây là nhân tố có tính chất quyết định mang lại hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực trong
môt thời gian dài đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, Xiêm và Việt Nam thoả hiệp với nhau về
quyền lợi trong vấn đề Lào và Campuchia nh ưng cũng chính vì vấn đề Lào và
Campuchia mà hai nước đã nghi kỵ và mâu thuẫn với nhau có lúc dẫn đến xung đôt,
chiến tranh. Chính vì vậy, sự thoả hiệp này bị phá vỡ hoàn toàn sau khi Xiêm đưa quân
tấn công Việt Nam vào cuối năm 1833 đầu 1834 ở Hà Tiên.
Từ đầu thế kỷ XIX triều Nguyễn làm chủ môt n ước Việt Nam rông lớn, thống
nhất từ Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Từ đây, ảnh hưởng và uy thế mới của Việt Nam
không những đã tác đông mà còn chi phối mạnh mẽ đến tình hình chính trị của hai nước
chư hầu, phụ thuộc của Xiêm là Lào và Campuchia; mở ra môt thời kỳ mới trong quan hệ
giữa Xiêm và Việt Nam, hai quốc gia phong kiến, hùng mạnh bậc nhất ở khu vực Đông
Nam Á lục địa lúc bấy giờ. Nhìn chung quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực Đông nam Á lục địa nửa đầu thế kỷ XIX về co bản là đảm bảo chiến lược
an ninh biên giới phía tây và tây nam của tổ quốc, theo đuổi mục đích “không bỏ bạn tìm
thù”, góp phần mang lại hòa bình, ổn định cho khu vực; đổng thời cũng thể hiện vị thế
mới của mình trong quan hệ với các nước trong khu vực, nâng cao thanh thế của Việt
Nam.



×