Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lụa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.73 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---------------------

HUỲNH THỊ CẨM NHUNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
---------------------

HUỲNH THỊ CẨM NHUNG

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH


Người hướng dẫn khoa học: GS TS. TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng – Năm 2015


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................................. 2
4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................................................ 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................................... 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN...............5
1.1. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH K Ế TOÁN ĐỐI VỚI VI ỆC
ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN......................................................................................................................... 5
1.1.1. Chính sách kế toán.......................................................................................................................... 5
Chính sách kế toán của doanh nghiệp là những nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp
kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo
tài chính........................................................................................................................................................... 5
Lựa chọn chính sách kế toán là việc chọn lựa có cân nhắc nằm trong khuôn khổ của
chuẩn mực kế toán về các nguyên tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán mà doanh
nghiệp có thể áp dụng trong các trường hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích
chủ quan của nhà quản trị. Các chính sách kế toán của doanh nghiệp phân thành các
loại sau:........................................................................................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của chính sách kế toán đối với việc điều chỉnh lợi nhuận..........................21
1.2. CÁC MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH
SÁCH KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP................................................................................................ 23

1.2.1. Mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp................................................................................23
1.2.2. Mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp......................................................................... 24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ..........25
1.3.1. Mức độ phức tạp của các chuẩn mực.................................................................................. 26
1.3.2. Tính độc lập về nghề nghiệp.................................................................................................. 26
1.3.3. Trình độ của kế toán viên......................................................................................................... 27
1.3.4. Ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán hay vai trò của công tác thanh tra, ki ểm tra 27
1.3.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp................................................................................................. 28
Như ta đã biết, giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có sự khác biệt. Sự khác
biệt này do quy định về đo lường, ghi nhận doanh thu, thu nhâp và chi phí trong kế
toán và thuế khác nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Công Phương, ở nước ta tồn tại một


mối liên hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, luật thuế can thiệp mạnh mẽ vao lĩnh vực
kế toán để quy định các nguyên tắc đánh giá, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài
chính. Các nguyên tắc kế toán bị áp đặt để xác định lợi nhuận chịu thuế. Từ đó, các
phương pháp kế toán được sử dụng để xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp. Lợi nhuận chịu thuế chính là lợi nhuận kế toán được điều chỉnh lại một số
khoản chi phí được cho là không hợp lý, hợp lệ. Mối quan hệ chặt chẽ này cho thấy
rằng, khi một nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận kế toán, trong
mức độ nào đó lợi nhuận chịu thuế cũng bị ảnh hưởng. Hay nói cách khác, nhà quản
trị có thể thực hiện hành động quản trị lợi nhuận để tiết kiệm thuế thu nhập khi có
cơ hội............................................................................................................................................................. 28
Các yếu tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập chịu thuế
thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Mà thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp được luật thuế quy định có tính bắt buộc chung đối với
từng loại hình doanh nghiệp, nên nếu cố định thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp trong năm, thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phụ thuộc vào thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
càng nhỏ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp càng thấp và ngược lại. Vì thế

doanh nghiệp bằng mọi phương cách để điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế. Thu
nhập chịu thuế phụ thuộc vào doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí
tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, về mặt lý thuyết, để điều chỉnh gi ảm thu
nhập chịu thuế, doanh nghiệp có thể vận dụng các chính sách kế toán để đi ều chỉnh
giảm doanh thu hoặc tăng chi phí khi các doanh thu, chi phí này có liên quan ch ặt chẽ
với doanh thu, chi phí kế toán............................................................................................................. 29
Tùy theo mục tiêu khác nhau của các nhà quản trị, có thể mục tiêu của nhà quản trị
là điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Mục
tiêu của nhà quản trị có thể là tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư, bán cổ phiếu ra
thị trường,… mà họ sẽ lựa chọn điều chỉnh giảm hoặc tăng lợi nhuận. Cụ thể lựa
chọn chính sách kế toán như sau:..................................................................................................... 29
Lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi
phí. Lựa chọn phương pháp kế toán làm cho việc ghi nhận doanh thu sớm hơn và ghi
nhận chi phí chậm hơn sẽ làm tăng lợi nhuận, hoặc ngược lại sẽ làm lợi nhuận gi ảm
đi. Ví dụ: doanh nghiệp có thể điều chỉnh thời điểm lập hóa đơn lệch vài ngày có thế
làm gia tăng hoặc giảm doanh thu trong kỳ, các phương pháp xác định giá tr ị hàng
xuất kho cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ghi nhận chi phí trong kỳ, với mỗi phương
pháp khác nhau có ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán ra từ đó ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể như việc lựa chọn phương pháp LIFO sẽ làm tăng
giá trị vật chất dung trong kỳ, có nghĩa là tăng chi phí trong kỳ. Lựa chọn phương
pháp khấu hao tài sản cũng cho phép dịch chuyển lợi nhuận giữa các niên độ, lựa
chọn phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và chi phí theo ti ến
độ thực hiện hợp đồng,… Tất cả các phương pháp này đều có thể tùy theo ý muốn
chủ quan của nhà quản trị để lựa chịn và điều chỉnh lợi nhuận.........................................30
Tiếp theo việc lựa chọn phương pháp kế toán, các nhà quản trị cũng có thể vận dụng
các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn thời điểm ghi nhận chi phí và các
ước tính kế toán. Nhà quản trị có thể dịch chuyển một vài chi phí từ niên độ này về
các niên độ sau hoặc ngược lại sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí của niên độ hiện hành,



từ đó lợi nhuận được điều chỉnh tăng hoặc giảm đi. Ví dụ: việc lựa chọn phương
pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ xuất dung nhiều kỳ, phân bổ chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ, việc xác định mức trích trước chi phí bao gồm trích trước chi phí bảo hành,
trích trước chi phí tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép (đối với các doanh
nghiệp sản xuất). Ngoài ra, các nhà quản trị còn lựa chọn thời điểm nào ghi nhận các
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng
giảm giá chứng khoán, khi nào các khoản dự phòng này được hoàn nhập với mức
trích lập bao nhiêu và mức hoàn nhập bao nhiêu? Các nhà quản trị cũng có thể ước
tính lãi suất ngầm của hợp đồng thuê tài sản để vốn hóa tiền thuê trong hợp đồng
thuê tài chính.............................................................................................................................................. 31
Lựa chọn thời điểm mua hoặc bán tài sản cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán.
Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể quyết định khi nào và ở mức bao nhiêu các chi
phí quảng cáo, chi phí sữa chữa, chi phí nâng cấp cải tạo TSCĐ được chi ra. Các chi
phí này có thể tính hết vào niên độ hiện hành hoặc phân bổ dần cho các niên độ sau,
với quyết định khác nhau của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến chi phí và từ đó ảnh
hưởng đến lợi nhuận của niên độ hiện hành. Mặc khác, nhà quản trị cũng có thể
quyết định thời điểm thanh lý, nhượng bán TSCĐ để đẩy nhanh hoặc làm chậm lại
việc ghi nhận chi phí và thu nhập khác của doanh nghiệp. Từ đó, làm cho lợi nhuận
trong niên độ hiện hành có thể tăng hoặc giảm đi....................................................................32
1.3.6. Nhận thức của chủ doanh nghiệp......................................................................................... 32
1.3.7. Quy mô của doanh nghiệp........................................................................................................ 32
1.3.8. Khả năng sinh lời.......................................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2.................................................................................................................................................. 34
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU......................................................................................................................... 34
2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 35
2.2.1. Nghiên cứu định tính................................................................................................................... 35
2.2.2. Nghiên cứu định lượng............................................................................................................... 36
2.2.3. Quy trình nghiên cứu................................................................................................................... 43
CHƯƠNG 3.................................................................................................................................................. 44
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................................................................... 44

3.1. MÔ TẢ MẪU......................................................................................................................................... 44
3.2. XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO...................................................................................... 46
3.2.1. Xây dựng mô hình và đề ra các giả thuyết nghiên cứu.................................................46
3.2.2. Lựa chọn các biến cho mô hình.............................................................................................. 47
3.2.3. Phân tích độ tin cậy..................................................................................................................... 56
3.2.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến................................61
3.2.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.............................62
3.2.6. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng
nhân tố.......................................................................................................................................................... 64


CHƯƠNG 4.................................................................................................................................................. 71
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................. 71
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 nhân tố được sử dụng (1) mức độ phức tạp của
các chuẩn mực, (2) tính độc lập về nghề nghiệp, (3) trình độ của kế toán viên, (4)
ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán hay vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, (5)
anh hưởng của thuế đối với công tác kế toán, (6) nhận thức của chủ doanh nghiệp,
(7) quy mô của doanh nghiệp, và (8) khả năng sinh lời. Các nhân t ố này được l ấy t ừ
mô hình nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên coi 8 nhân tố nói trên là bi ến độc
lập và chúng có ảnh hưởng đến lợi ích vận dụng tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS).
Phân tích định lượng cho thấy có 6 nhóm được trích trong đó nhân tố mức độ phức
tạp của các chuẩn mực và tính độc lập về nghề nghiệp được nhóm chung vào một
nhóm và nhân tố quy mô của doanh nghiệp bị loại do không đạt tiêu chuẩn của phân
tích độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ có nhóm mức độ phức tạp của
chuẩn mực và tính độc lập về nghề nghiệp, nhận thức của chủ doanh nghiệp, và khả
năng sinh lời có ý nghĩa thống kê đến lợi ích vận dụng VAS của các doanh nghi ệp xây
lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Theo chuẩn mực kế toán đã ban hành, doanh nghiệp có
quyền lựa chọn các phương pháp kế toán sử dụng cho phù hợp với đặc điểm của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài đặc điểm của doanh nghiệp thì kế toán phải l ựa
chọn các phương pháp kế toán dựa vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác,

như: yêu cầu quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp, chính sách thuế của Nhà nước,
thông tin cung cấp ra bên ngoài và chính khả năng của các kế toán viên. .......................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 1


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thông tin cơ bản của doanh nghiệp............................................................................ 44
Bảng 3.2: Phân tích đơn biến cho nhân tố mức độ phức tạp của các................................48
chuẩn mực................................................................................................................................................... 48
Bảng 3.3: Phân tích đơn biến cho nhân tố tính độc lập về nghề nghiệp.........................49
Bảng 3.4: Phân tích đơn biến cho nhân tố trình độ của kế toán viên................................49
Bảng 3.5: Phân tích đơn biến cho ảnh hưởng của tổ chức kiểm toán...............................51
Bảng 3.6: Phân tích đơn biến cho nhân tố ảnh hưởng của thuế đối với công tác kế
toán................................................................................................................................................................. 52
Bảng 3.7: Phân tích đơn biến cho nhân tố nhận thức của chủ.............................................53
doanh nghiệp............................................................................................................................................. 53
Bảng 3.8: Phân tích đơn biến cho nhân tố quy mô của doanh nghiệp..............................54
Bảng 3.9: Phân tích đơn biến cho nhân tố khả năng sinh lời................................................54
Bảng 3.10: Phân tích đơn biến cho nhân tố lợi ích của vận dụng VAS..............................55
Bảng 3.11: Kết quả phân tích độ tin cậy........................................................................................ 56
Bảng 3.12: Hệ số KMO và Kiểm định Barlett................................................................................ 58
Bảng 3.13: Ma trận xoay nhân tố....................................................................................................... 59
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu.............................................................64


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................................. 46
Hình 3.2: Đồ thi phân tán...................................................................................................................... 62



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán, là
mục tiêu của bộ phận kế toán để cung cấp thông tin tài chính cho các
đối tượng bên trong và bên ngoài công ty. Do tính đa dạng của đối
tượng sử dụng thông tin nên báo cáo tài chính cung cấp thông tin gì,
mức độ chính xác và chi tiết của thông tin luôn là chủ đề được nhiều
đối tượng quan tâm
Với mỗi phương pháp kế toán được lựa chọn thì thông tin trình bày
trên báo cáo tài chính sẽ khác nhau. Các nghiên cứu trước đây cho thấy,
sự vận dụng các chính sách kế toán khác nhau của mỗi công ty phục
thuộc vào nhiều yếu tố : nhận thức của người sở hữu, né tránh thuế, thu
hút vốn đầu tư mới, kỳ vọng tăng lợi nhuận… Chính mỗi tác nhân này
ít nhiều ảnh hưởng đến hành vi khác nhau trong việc điều chỉnh lợi
nhuận một cách có thể chấp nhận được
Nhận thấy được ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán, tác giả đã chọn đề
tài “ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lụa chọn chính sách kế
toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
2. Tổng quan tài liệu
•Việc lựa chọn chính sách kế toán bị chi phối bởi nhiều nhân tố và nhìn
chung được xem xét dựa trên các ảnh hưởng kinh tế (economic consequences)
mà các chính sách này mang lại (Dhaliwal et al., 1982). Ảnh hưởng kinh tế ở
đây, theo Holthausen và Leftwich (1983), là một sự thay đổi trong CSKT sẽ



2
làm thay đổi cách thức tính toán, do đó sẽ làm thay đổi các chỉ tiêu kinh tế
của DN như sự phân phối dòng tiền hoặc quyền lợi của các bên sử dụng
những thông tin này cho việc ký kết hợp đồng hay ra quyết định. Từ các vào
ảnh hưởng kinh tế trên đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp. Tuy
nhiên đa số các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu một nhân tố nhất
định cơ bản, như: Cloyd et al. (1996), Bosnyák (2003, theo Nguyễn Thị Kim
Oanh 2012), Christos Tzovas (2006)... thì chỉ nghiên cứu về nhân tố thuế;
Watts và Zimmerman (1990), Steven Young (1998)... thì chỉ nghiên cứu về
nhân tố nhận thức của chủ doanh nghiệp; hoặc nghiên cứu của PGS.TS Trần
Đình Khôi Nguyên (2010) về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận
dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam,
và nghiên cứu của Th.s Nguyễn Thị Minh Trang (2010) về vấn đề lựa
chọn chính sách kế toán nhằm giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp tại Việt Nam lại chủ yếu đi vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Việt Nam. Đến hiện tại chưa có nghiên cứu nào cụ thể cho các doanh
nghiệp tại Đà Nẵng nói chung và doanh nghiệp xây lắp tại Đà Nẵng nói
riêng. Luận văn đã đi sâu hơn vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa
chọn chính sách kế toán, đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao
tính hiệu quả trong việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh
nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm:
• Nghiên cứu thực trạng áp dụng chính sách kế toán tại các công
ty xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


3
•Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến

việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa
bàn TP. Đà Nẵng
•Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc
lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn
TP. Đà Nẵng
4. Câu hỏi nghiên cứu
Căn cứ trên mục tiêu nghiên cứu đề xuất, câu hỏi nghiên cứu bao
gồm:
• Thực trạng áp dụng chính sách kế toán tại tại các công ty xây
lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng?
• Các yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách
kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng như thế
nào?

•Các khuyến nghị nào có thể đưa ra nhằm nâng cao tính hiệu quả

trong việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp
trên địa bàn TP. Đà Nẵng?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại TP. Đà Nẵng và phạm vi nghiên
cứu là các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động xây lắp trong thành
phố. Chủ doanh nghiệp và giám đốc tài chính sẽ có cơ sở để đưa ra các
quyết định giúp cho việc quản trị tài chính tốt hơn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết này là nghiên cứu
định lượng dựa trên các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả, phân tích độ


4
tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy.

Mục tiêu là tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp
dụng chính sách và chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp xây lắp
trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Để thực hiện được các phân tích này, tác giả
quyết định sử dụng kỹ thuật điều tra phỏng vấn với mẫu các doanh
nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố. Bảng hỏi được xây dựng dựa
trên thang đo Likert 5 mức độ, trong đó [1] là Rất không đồng ý và [5]
là Rất đồng ý. Việc chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu xác suất
với mẫu dự kiến là 100 doanh nghiệp xây lắp đang có hoạt động kinh
doanh tại TP. Đà Nẵng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn trong công tác kế toán tài
chính tại các doanh nghiệp xây lắp trong TP. Đà Nẵng.
Kết quả nghiên cứu này cũng cung cấp thông tin hữu ích cho các
nhà hoạch định chính sách, các nhà thực thi chính sách để điều chỉnh và
vận dụng chính sách kế toán trong điều hành và tác nghiệp.


5
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
1.1. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH
KẾ TOÁN ĐỐI VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN
1.1.1. Chính sách kế toán
Chính sách kế toán của doanh nghiệp là những nguyên tắc, cơ sở
và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong
quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
Lựa chọn chính sách kế toán là việc chọn lựa có cân nhắc nằm
trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán về các nguyên tắc, cơ sở và các

phương pháp kế toán mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong các trường
hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà quản trị.
Các chính sách kế toán của doanh nghiệp phân thành các loại sau:
a. Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp và được
các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp, bởi lẽ doanh thu chính là nguồn tiềm năng đem lại lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên các nhà đầu tư cần hiểu rằng theo nguyên tắc kế toán
doanh thu được ghi nhận khi lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp
được ghi nhận và xác định. Điều này có nghĩa là nguyên tắc kế toán


6
không yêu cầu doanh thu được ghi nhận trùng với thời điểm tiền mặt
được chi trả. Do đó Công ty có thể thổi phồng hoặc làm giảm lợi nhuận của
mình bằng cách ghi nhận doanh thu sớm hơn hay muộn hơn thời điểm thực tế.
Có bốn tiêu chí để doanh thu có thể được ghi nhận như sau:


Có bằng chứng rõ ràng về thỏa thuận mua bán giữa bên khách hàng và

bên Công ty cung cấp sản phẩm hay dịch vụ.
• Sản phẩm, dịch vụ của Công ty đã được chuyển giao cho khách hàng.
• Giá cả sản phẩm, dịch vụ đã được xác định
• Công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ có thể tương đối chắc chắn về khả
năng thu tiền thanh toán từ khách hàng
Doanh thu thường được ghi nhận khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã được
chuyển giao đầy đủ cho khách hàng. Tuy nhiên đối với các hợp đồng cung cấp
sản phẩm, dịch vụ dài hạn doanh thu có thể được ghi nhận từng phần trước khi

việc chuyển giao toàn bộ sản phẩm được hoàn tất hoặc ghi nhận một lúc sau khi
việc chuyển giao sản phẩm đã hoàn tất.
b. Chính sách kế toán về TSCĐ
TSCĐ thường là bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản và đóng vai
trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc xác định một tài sản có được ghi nhận là TSCĐ hay là một
khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ sẽ có ảnh hưởng đáng kể
đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


7
b1. Chính sách ghi nhận TSCĐ
•Đối với TSCĐ hữu hình
Để ghi nhận là TSCĐ hữu hình đơn vị phải xác định mực độ chắc
chắn của viêc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai dựa trên các bằng
chứng hiện có tại thời điểm ghi nhận ban đầu và phải chịu mọi rủi ro
liên quan. Khi xác định các bộ phận cấu thành TSCĐ hữu hính, doanh
nghiệp phải áp dụng các tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình cho từng trường
hợp cụ thể. Doanh nghiệp có thể hợp nhất các bộ phận riêng biệt không
chủ yếu như: khuôn đúc, công cụ, khuôn dập, và áp dụng các tiêu chuẩn
TSCĐ hữu hình và tổng giá trị đó. Các phụ tùng và thiết bị phụ trợ
thường được coi là tài sản lưu động và được hạch toán vào chi phí khi
sử dung. Các phụ tùng chủ yếu và các thiết bị bảo trì được xác định là
TSCĐ hữu hình khi doanh nghiệp ước tính thời gian sử dụng chúng
nhiều hơn một năm. Nếu phụ tùng và thiết bị bảo trì chỉ đươc dung gắn
liền với TSCĐ hữu hình và việc sử dụng chúng là không thường xuyên
thì chúng trong thời gian ít hơn thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
hữu hình liên quan.
Trong từng trường hợp cụ thể, có thể phân bổ tổng chi phí của tài
sản cho bộ phận cấu thành của nó và hạch toán riêng biệt cho mỗi bộ

phận cấu thành. Trường hợp này được áp dụng khi từng bộ phận cấu
thành tài sản có thời gian sử dụng hữu ích khác nhau, hoăc góp phần tạo
ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp theo những tiêu chuẩn quy định


8
khác nhau nên được sử dụng các tỷ lệ và các phương pháp khấu hao
khác nhau.

•Đối với TSCĐ vô hình
Doanh nghiệp cần phân biệt các chi phí ban đầu liên quan đến
TSCĐ vô hình, chi phí nào được ghi tăng nguyên giá, chi phí nào ghi
tăng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Việc phân biệt này ảnh
hưởng đến chi phí phát sinh trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận
trong kỳ của doanh nghiệp có thể làm cho lợi nhuận trong kỳ của doanh
nghiệp tăng lên hoặc giảm đi. Ngoài những chi phí phát sinh liên quan
trực tiếp từ khâu thiết kế, triển khai, xây dựng đến khâu chuẩn bị đưa
tài sản vào trạng thái sử dụng được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ.
Trong đó, chi phí của giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô
hình nếu thỏa mãn 7 điều kiện:
- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa
tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;
- Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai
- Có đầy đủ cac nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực
khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô
hình đó;


9

- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong
giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó.
Trong 7 điều kiện để ghi nhận chi phí giai đoạn triển khai vào
nguyên giá TSCĐ vô hình, tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà
quản trị, có thể lựa chọn thỏa mãn 7 điều kiện này. Hoặc không thỏa
mãn 1 trong 7 điều kiện này, nhưng nếu không thỏa mãn 1 trong 7 điều
kiện trên thì toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn này được ghi
nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Điều này ảnh hưởng
trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. Các chi phí
khác phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệ
nhưng không được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình thì được ghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Bao gồm: chi phí thành
lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát
sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập,
chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được
ghi nhận vào chi phí sản xuấ, kinh doanh trong thời gian tối đa không
quá 3 năm. Đối với các khoản chi phí đã đươc doanh nghiệp ghi nhận là
chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ trước đó thì không
đươc tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.
b2. Chính sách khấu hao TSCĐ
Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống
giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử
dụng. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh


10
doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố
định liên quan đến việc hao mòn tài sản, đó là sự giảm dần về giá trị và
giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, do hao
mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Các phương pháp tính khấu hao:
•Khấu hao theo đường thẳng:
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng là phương pháp tính khấu
hao trong đó định mức khấu hao tài sản cố định là như nhau trong suốt
thời gian sử dụng. Ví dụ, một tài sản cố định có giá trị 1,2 tỉ đồng, thời
gian sử dụng là 6 năm, khấu hao hết giá trị trong thời gian sử dụng. Giá
trị khấu hao theo từng năm sẽ bằng nhau là 200 triệu/năm.
•Khấu hao theo số dư giảm dần: Khấu hao được tính theo công
thức: Giá trị khấu hao hàng năm bằng nguyên giá của tài sản tại năm
tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao.
b3. Chính sách về sửa chữa TSCĐ
Có thể thực hiện kế hoạch sản xuất đúng thời hạn và sử dụng tối ưu
nguyên vật liệu ngay từ khi lập kế hoạch chất lượng hỗ trợ kỹ thuật và
sửa chữa TSCĐ của doanh nghiệp. Khi sử dụng các tính năng của phân
hệ quản lý sửa chữa, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch và kế toán các
hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và sửa chữa thiết bị: (1) lập cơ sở định mức
đối với việc bảo dưỡng TSCĐ; (2) lập kế hoạch bảo dưỡng TSCĐ và
nguyên vật liệu để thực hiện; (3) tính toán các kết quả bảo dưỡng
TSCĐ; (4) phân tích sai lệch theo thời hạn và khối lượng bảo dưỡng
TSCĐ.


11
Phân hệ tự động hóa tất cả các giao dịch kế toán điển hình TSCĐ:
(1)

tiếp nhận vào kế toán; (2) thay đổi trạng thái; (3) tính khấu hao;

(4) thay đổi tham số và phương pháp định khoản chi phí khấu hao; (5)
kế toán sản lượng thực tế của TSCĐ; (6) nâng cấp, điều chuyển, hiện

đại hóa, ghi giảm và bán TSCĐ;
Khi hạch toán khấu trừ công nợ, có thể thiết lập không chỉ phương
pháp hạch toán mà còn sử dụng lịch biểu phân bổ tổng số khấu hao
hàng năm theo các tháng. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng phân
hệ nhận thông tin chi tiết về tình trạng TSCĐ, phân tích mức hao mòn
và kìm hãm thực hiện công việc bảo dưỡng thiết bị.
c. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho
c1. Vấn đề tính giá thành sản phẩm
Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp nông nghiệp rất đa dạng,
bên cạnh các hoạt động sản xuất chính như trồng trọt, chăn nuôi, chế
biến còn có các hoạt động sản xuất phụ được tổ chức ra để phục vụ cho
sản xuất chính hoặc tận dụng năng lực thừa của sản xuất chính để tăng
thêm thu nhập. Do tính chất đa dạng như vậy nên trong tổ chức kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành cần phải chi tiết hoá theo ngành sản
xuất, theo từng bộ phận sản xuất, theo từng loại hoặc nhóm cây trồng
và theo từng loại súc vật nuôi. Việc theo dõi như vậy sẽ giúp doanh
nghiệp kiểm tra chặt chẽ các loại chi phí và có căn cứ đánh giá đúng
đắn chất lượng, hiệu quả sản xuất của từng bộ phận và đối tượng sản
xuất.


12
Chi phí sản xuất cấu thành nên giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp nông nghiệp cũng bao gồm 3 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tuy
nhiên, việc phát sinh và hình thành các loại chi phí này có một số điểm
đặc thù: phát sinh không đều đặn mà thường tập trung vào những
khoảng thời gian nhất định, gắn liền với việc luân chuyển sản phẩm nội
bộ; việc chuyển tải cũng như chuyển hoá chi phí gắn liền với những cơ
thể sống có quy luật phát sinh, phát triển riêng biệt.

Sản xuất mang tính thời vụ nên thời điểm tính giá thành của ngành
trồng trọt và ngành chăn nuôi chỉ thực hiện một lần vào cuối năm; trong
năm việc hạch toán sản phẩm hoàn thành đựơc thực hiện theo giá thành
kế hoạch và sẽ tiến hành điều chỉnh theo giá thành thực tế vào cuối năm
c2. Xác định giá vốn hàng tồn kho
Sự phát triển theo hướng quốc tế hoá các chuẩn mực kế toán là hết
sức cần thiết nhằm tạo ra ngôn ngữ chung và sân chơi đạt tiêu chuẩn sẽ
làm tăng hiệu quả thị trường thế giới và tăng khả năng hợp tác tìm kiếm
vốn góp phần cạnh tranh có hiệu quả.
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập
có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán
mà các doanh nghiệp và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập Báo
cáo tài chính. Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm đại
diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả
các thành viên của uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế đều là các chuyên


13
gia kế toán hàng đầu thuộc liên đoàn kế toán quốc tế (IAFC). Uỷ ban
chuẩn mực kế toán quốc tế đã xây dựng được hệ thống các chuẩn mực
kế toán cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu
chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt
là hài hoà và thống nhất trong việc lập và trình bày các báo cáo tài
chính. Vì vậy có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây
dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế xem xét chuẩn mực kế toán quốc tế về hàng
tồn kho IAS 2 là căn cứ để có thể so sánh với chuẩn mực kế toán Việt
Nam (VAS 2) và những quy định kế toán hàng tồn kho hiện nay từ đó
có những phương hướng hoàn thiện.
Mục đích của chuẩn mực kế toán quốc tế số 2 (IAS 2) - Hàng tồn

kho là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán
hàng tồn kho, gồm: xác định giá trị và kế toán hàng tồn kho vào chi phí;
ghi giảm giá hàng tồn kho cho phù hợp với giá trị thuần có thể thực
hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm cơ sở ghi sổ kế
toán và lập báo cáo tài chính.
Hàng tồn kho đề cập trong chuẩn mực này gồm:
• Hàng hoá mua về để bán, gồm hàng hoá tồn kho, hàng mua đang
đi trên đường, hàng gửi đi bán.
• Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
• Sản phẩm dở dang, gồm sản phẩm chưa hoàn thành hoặc đã
hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho.
• NVL, công cụ, dụng cụ tồn kho và đã mua đang đi trên đường.
• Chi phí dịch vụ dở dang


14
Theo chuẩn mực, hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp
giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì được tính
theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong đó giá trị thuần có thể
thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất,
kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí
ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến
và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn
kho ở địa điểm và trạng thái hiệu quả.
Chi phí thu mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế
không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá
trình mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng
tồn kho. Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do
hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.

Về phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, theo chuẩn mực gồm 4
phương pháp: phương pháp tính theo giá đích danh, phương pháp bình
quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước và phương pháp
nhập sau - xuất trước.
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn
giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn
kho.
c3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho


15
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được quy định cụ thể trong Thông
tư 228 của Bộ Tài Chính. Trong đó, doanh nghiệp cần thực hiện trích
trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp,
giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy
ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho
doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu
tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các
khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời
điểm lập báo cáo tài chính. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự
phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp
được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm
dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời
điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm
tài chính.
Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập
dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.
Bên cạnh đó, Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật

tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh.
Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của
từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi
công nợ. Bộ Tài Chính nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích
lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ
căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố


16
tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp
luật hiện hành.
Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các
khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho,
các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi
theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan.
Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa,
công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách
hàng.
Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế
toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia
(nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định
thành lập Hội đồng.
d. Chính sách kế toán về chi phí đi vay
Chính sách kế toán về chi phí đi vay là một trong những chuẩn
mực kế toán của VAS. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và
hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán đối với chi phí đi
vay, gồm: ghi nhận chi phí đi vay vào chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ; vốn hoá chi phí đi vay khi các chi phí này liên quan trực tiếp
đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang làm cơ sở ghi
sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Chi phí đi vay bao gồm:


17
• Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay
trên các khoản thấu chi;
• Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên
quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu;
• Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá
trình làm thủ tục vay;
• Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.
e. Chính sách kế toán về lợi thế thương mại
Lợi thế thương mại được xem như một tài sản vô hình trong bản
cân đối kế toán bởi vì nó không phải một tài sản thực tế như nhà xưởng
hay trang thiết bị. Lợi thế thương mại thường phản ánh giá trị của tài
sản vô hình như thương hiệu mạnh, mối quan hệ tốt với khác hàng, mỗi
quan hệ tốt với nhân viên hoặc bất cứ bằng sáng chế hay công nghệ phù
hợp nào.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 (“VAS 11″), lợi thế
thương mại phát sinh khi việc hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản
thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ước tính thu được
trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không
xác định được một cách riêng biệt.
Chuẩn mực kế toán số 11 cũng nêu rõ thêm, lợi thế thương mại là
phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua
trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được
và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định.



×